Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Quả bòn bon



Quả bòn bon
Lanzones

Bòn bon – Wikipedia tiếng Việt

Lansium parasiticum - Wikipedia, the free encyclopedia


VIDEO




Vườn và cây bòn bon đang ra trái

    Ăn bòn bon giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tốt cho ruột già, phòng ngừa được nhiều bệnh đường ruột nhất là bệnh ung thư ruột kết.
 
    Quả bòn bon (tên gọi của Miền Nam) hay quả dâu da đất (tên gọi của Miền Bắc). Cây kết trái hình tròn, đường kính khoảng 5 cm, vỏ dẻo. Cơm bòn bon màu trắng đục, có khi gần như trong suốt, chia thành 5-6 múi. Mỗi múi có một hột. Vị bòn bon hơi chua, khi chín thì ngọt hơn. Hột bòn bon rất đắng, khó tách khỏi cơm nên người ăn có khi nuốt luôn cả múi để tránh nhằn hột. Bòn bon chín vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

File:Lans dom 061203 1720 mura.jpg
 
    Trái bòn bon còn có hai tên quý phái nữa do Vua Nhà Nguyễn ban: trái nam trân, tức "(trái) quý ở phương nam" và trái trung quân, tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được.
 
    Bòn bon chứa nhiều đường, chất xơ, vitamin A, B1, B2, B3, C, các khoáng tố gồm Ca, Fe và P. Bòn bon thường được ăn dạng quả còn tươi, nhưng đến mùa bội thu  nó cũng được chuyển thành dạng phơi khô hoặc đóng hộp.

Lanzones
 
    Ở các nước Đông Nam Á, toàn cây bòn bon đều được dùng làm thuốc. Vỏ và hạt bòn bon làm thuốc hạ sốt, diệt ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng sốt rét và tiêu chảy, kiết lỵ, vỏ cây còn được dùng chữa côn trùng cắn. Chất xơ trong quả bòn bon còn giúp cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều bệnh ung thư.
 
    Bòn bon được xem là nguồn dinh dưỡng cho cơ thể nhưng lại không chứa nhiều calo, ăn 100g quả bòn bon chỉ cung cấp 70 calo, nhưng lại nhiều xơ. Ăn bòn bon giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tốt cho ruột già, phòng ngừa được nhiều bệnh đường ruột nhất là bệnh ung thư ruột kết, bòn bon còn giúp tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn có lợi trong ruột.


 
- Giàu chất xơ.
Như đã nói ở trên, trong 100g bòn bon có chứa khoảng 2g chất xơ, cung cấp 8-11% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho nữ giới và 6-8% cho nam giới.
Một chế độ ăn giàu chất xơ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
 
- Nguồn vitamin B dồi dào.
Loại quả bổ dưỡng này rất giàu các chất nhóm vitamin B như riboflavin (B2), thiamine (B1). Thiamine giúp loại bỏ lượng đường trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Nó cũng tham gia quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu, đặc biệt quan trọng với những người có số lượng tế bào hồng cầu thấp.

 
- Chất chống oxy hóa.
    Carotene là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất cũng được tìm thấy trong quả bòn bon. Dưỡng chất này giữ cho các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư và một số căn bệnh nghiêm trọng khác.
 
    Ngoài ra, bòn bon còn có một số tác dụng khác như: Nó được sử dụng như một vị thuốc quan trọng. Chúng ta có thể đem đốt vỏ bòn bon khô để xua đuổi muỗi, đồng thời làm chất se và điều trị bệnh lỵ. Nghiền hạt bòn bon lấy bột để điều trị bệnh giun đường ruột, làm hạ sốt. Nhựa cây điều trị dạ dày và đường ruột.
 
Lưu ý

1/. Chúng ta cần lưu ý khi ăn trái bòn bon, những múi chưa có hạt hoặc hạt nhỏ có thể nhai luôn, nhưng một số múi có hạt lớn không nên nhai hoặc nuốt vì nó có vị đắng, trong hạt có chứa một chất xác định là cấu trúc alkaloid độc nhưng chưa đặt tên.
 
2/. Đặc biệt, trong vỏ quả còn chứa một chất gọi là acid lansium, chất này liều cao có thể làm ngừng tim của con ếch. Những người dân ở một vài bộ lạc đôi khi lấy chất độc hại này từ vỏ trái cây và tẩm vào các mũi tên của họ. Vì vậy khi ăn không nên cắn trái bòn bon mà nên dùng tay để tách vỏ quả là tốt nhất./.

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.