Báo Người Việt ở California cho hay thi sĩ Du Tử Lê vừa qua đời lúc 8 giờ 6 phút tối thứ hai 7 tháng 10 năm 2019 tại Garden Grove, California ở tuổi 77.
Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (1954), ông di cư vào Nam cùng với gia đình. Ban đầu, ông định cư ở Hội An và sau đó ở Đà Nẵng. Năm 1956, ông vào Sài gòn, học trường Trần Lục, Chu Văn An, rồi vào Đại học Văn khoa. Ông làm thơ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Nam, ông bắt đầu sáng tác nhiều bài thơ với nhiều bút danh khác nhau. Bút danh Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài thơ “Bến tâm hồn”. đăng trên tạp chí Mai.
Ông là sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, làm phóng viên chiến trường, là thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền Phong và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học tại Sài gòn. Năm 1973, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ, với tác phẩm “Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972”.
Ông là sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, làm phóng viên chiến trường, là thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền Phong và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học tại Sài gòn. Năm 1973, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ, với tác phẩm “Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972”.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông di tản, sống tại Garden Grove, miền Nam California (Mỹ). Vào thập niên 1980-1990, thơ ông xuất hiện trên tờ Los Angeles Times và tờ The New York Times. Ông cũng có thơ được dịch trong tuyển tập “Understanding Vietnam”, cuốn sách giáo khoa về văn học Việt Nam dành cho nhiều trường đại học ở châu Âu. Ông cũng là một trong 6 nhà thơ Việt Nam thế kỷ 20 có thơ dịch in trong tuyển tập “World poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time” (1998).
Các tác phẩm:
– Thơ Du Tử Lê (1964)
– Năm sắc diện năm định mệnh (1965)
– Tình khúc tháng mười một (1966)
– Tay gõ cửa đời (1970)
– Chung cuộc (cùng viết với Mai Thảo, 1969)
– Mắt thù (1969)
– Ngửa mặt (tiểu thuyết, 1969)
– Vốn liếng một đời (1969)
– Qua hình bóng khác (tiểu thuyết, 1970)
– Mùa thu hoa cúc (sách thiếu nhi, 1971)
– Sân trường mắt biếc (sách thiếu nhi, 1971)
– Chú Cuội buồn (sách thiếu nhi, 1971)
– Hoa phượng vàng (sách thiếu nhi, 1971)
– Một đời riêng (1972)
– Khóc lẻ loi một mình (1972)
– Chấm dứt luân hồi em bước ra (1993)
– Thơ tình (1996)
– Chỉ như mặt khác tấm gương soi (thơ 1997)
– Trên ngọn tình sầu (tập tuỳ bút, 2011)
– Xương, thịt đời sau, máu rất buồn (tuỳ bút, 2012)
– Biệt khúc (thơ, 2013)
– Tuyển tập thơ Du Tử Lê (2013)
– Giỏ hoa thời mới lớn (2014)
-Tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du,” PhanBooks xuất bản (2018)
-Tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” Saigon Books xuất bản (2018)
-Tuyển tập tùy bút “Giữ Đời Cho Nhau” II, PhanBooks xuất bản (2018).
– Thơ Du Tử Lê (1964)
– Năm sắc diện năm định mệnh (1965)
– Tình khúc tháng mười một (1966)
– Tay gõ cửa đời (1970)
– Chung cuộc (cùng viết với Mai Thảo, 1969)
– Mắt thù (1969)
– Ngửa mặt (tiểu thuyết, 1969)
– Vốn liếng một đời (1969)
– Qua hình bóng khác (tiểu thuyết, 1970)
– Mùa thu hoa cúc (sách thiếu nhi, 1971)
– Sân trường mắt biếc (sách thiếu nhi, 1971)
– Chú Cuội buồn (sách thiếu nhi, 1971)
– Hoa phượng vàng (sách thiếu nhi, 1971)
– Một đời riêng (1972)
– Khóc lẻ loi một mình (1972)
– Chấm dứt luân hồi em bước ra (1993)
– Thơ tình (1996)
– Chỉ như mặt khác tấm gương soi (thơ 1997)
– Trên ngọn tình sầu (tập tuỳ bút, 2011)
– Xương, thịt đời sau, máu rất buồn (tuỳ bút, 2012)
– Biệt khúc (thơ, 2013)
– Tuyển tập thơ Du Tử Lê (2013)
– Giỏ hoa thời mới lớn (2014)
-Tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du,” PhanBooks xuất bản (2018)
-Tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” Saigon Books xuất bản (2018)
-Tuyển tập tùy bút “Giữ Đời Cho Nhau” II, PhanBooks xuất bản (2018).
Nhà thơ Huy Tưởng có nhận định về tình yêu trong cõi thơ của Du Tử Lê: “Trong cõi nhân sinh của Du Tử Lê, tình yêu là nữ hoàng, là thánh nữ, là bảo ngọc, là trân châu, và chỉ con người thi sĩ mới dám sống và chết cho tình yêu ấy”.
Năm 1983, nhạc sĩ Anh Bằng đã chọn một số câu thơ trong bài thơ “Khúc thụy du” của nhà thơ Du Tử Lê để phổ nhạc thành ca khúc “Khúc thụy du”, một trong hai nhạc phẩm ký tên Anh Bằng mà nữ ca sĩ Ngọc Minh cho là sẽ còn mãi với thời gian (nhạc phẩm kia chính là “Anh còn nợ em”). “Khúc thụy du” được trình bày lần đầu tiên bởi nam ca sĩ Việt Dzũng là ca khúc giản lược nội dung một bài thơ rất dài về không khí xáo động của những ngày Tết Mậu Thân và một mối tình vô vọng với một thiếu nữ ở Sài gòn. Du Tử Lê đã kể về thời điểm sáng tác bài thơ và duyên may khiến cho bài thơ này được phổ nhạc:
“Khi biến cố Tết Mậu Thân 1968 xảy ra cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên Trường Dược ở Sài gòn cũng khởi đầu. Đầu tháng 3 năm 1968, tôi được chỉ định đi làm phóng sự về một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đang giải tỏa khu Ngã tư Bảy Hiền. Lúc đó, cả thành phố Sài gòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ Cục Tâm lý chiến ở đầu đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ), gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Sài gòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay chiến binh Cộng sản… Trên đường về, khung cảnh hoang tàn, đổ nát với xương thịt người vung vãi khắp nơi cùng với mùi người chết sình thối khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…
Giữa tháng 3 năm 1968, nhà văn Trần Phong Giao, thư ký tòa soạn tạp chí Văn, gọi điện thoại hỏi tôi có thể viết cái gì đó cho Văn số tục bản. Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mùng 1 Tết xảy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do là các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền Tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Sài gòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại. Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu. Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình hốt hoảng. Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình hay một chuyện tình mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng tôi thấy nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người chết tức tưởi, oan khiên vì chiến tranh nữa…
Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi. Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần sát với nội dung. Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, Bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 bài thơ. Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác ngoài bản in đã kiểm duyệt trên Tạp chí Văn.
Thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên Đại học Dược khoa… Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này cộng với chữ đầu bút hiệu của tôi làm thành nhan đề bài thơ. Bài thơ ấy sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972). Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn chương toàn quốc, bộ môn thi ca (1973). Năm 1983, tôi cho tái bản tập thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975 cho lại.
Một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán cà phê Tay Trái (tọa lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview). Ông nói ông mới phổ nhạc bài “Khúc thuỵ du”. Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh: “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”
Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành quán cà phê Tay Trái có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi cũng là lúc Việt Dzũng có mặt, đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau.
Khi ca khúc “Khúc thụy du” ra đời dưới dạng cassette với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc… Chết chóc hay chiến tranh được hiểu ngầm như một thứ background mờ nhạt. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc thụy du”. Nhưng hôm nay, sau mấy chục năm, nhìn lại, tôi thấy Anh Bằng cũng có cái lý của ông…”
“Khi biến cố Tết Mậu Thân 1968 xảy ra cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên Trường Dược ở Sài gòn cũng khởi đầu. Đầu tháng 3 năm 1968, tôi được chỉ định đi làm phóng sự về một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đang giải tỏa khu Ngã tư Bảy Hiền. Lúc đó, cả thành phố Sài gòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ Cục Tâm lý chiến ở đầu đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ), gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Sài gòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay chiến binh Cộng sản… Trên đường về, khung cảnh hoang tàn, đổ nát với xương thịt người vung vãi khắp nơi cùng với mùi người chết sình thối khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…
Giữa tháng 3 năm 1968, nhà văn Trần Phong Giao, thư ký tòa soạn tạp chí Văn, gọi điện thoại hỏi tôi có thể viết cái gì đó cho Văn số tục bản. Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mùng 1 Tết xảy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do là các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền Tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Sài gòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại. Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu. Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình hốt hoảng. Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình hay một chuyện tình mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng tôi thấy nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người chết tức tưởi, oan khiên vì chiến tranh nữa…
Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi. Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần sát với nội dung. Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, Bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 bài thơ. Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác ngoài bản in đã kiểm duyệt trên Tạp chí Văn.
Thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên Đại học Dược khoa… Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này cộng với chữ đầu bút hiệu của tôi làm thành nhan đề bài thơ. Bài thơ ấy sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972). Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn chương toàn quốc, bộ môn thi ca (1973). Năm 1983, tôi cho tái bản tập thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975 cho lại.
Một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán cà phê Tay Trái (tọa lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview). Ông nói ông mới phổ nhạc bài “Khúc thuỵ du”. Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh: “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”
Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành quán cà phê Tay Trái có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi cũng là lúc Việt Dzũng có mặt, đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau.
Khi ca khúc “Khúc thụy du” ra đời dưới dạng cassette với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc… Chết chóc hay chiến tranh được hiểu ngầm như một thứ background mờ nhạt. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc thụy du”. Nhưng hôm nay, sau mấy chục năm, nhìn lại, tôi thấy Anh Bằng cũng có cái lý của ông…”
Bài thơ “Khúc thụy du” của Du Tử Lê:
KHÚC THỤY DU
1.
như con chim bói cá
trên cọc nhọn trăm năm
tôi tìm đời đánh mất
trong vụng nước cuộc đời
như con chim bói cá
tôi thường ngừng cánh bay
ngước nhìn lên huyệt lộ
bầy quạ rỉa xác người
(của tươi đời nhượng lại)
bữa ăn nào ngon hơn
làm sao tôi nói được
như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay
trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
tôi làm chim bói cá
lặn tìm vuông đời mình
trên mặt đất nhiên lặng
không tăm nào sủi lên
đời sống như thân nấm
mỗi ngày một lùn đi
tâm hồn ta cọc lại
ai làm người như tôi ?
2.
mịn màng như nỗi chết
hoang đường như tuổi thơ
chưa một lần hé nở
trên ngọn cờ không bay
đôi mắt nàng không khép
bàn tay nàng không thưa
lọn tóc nàng đêm tối
khư khư ôm tình dài
ngực tôi đầy nắng lửa
hãy nói về cuộc đời
tôi còn gì để sống
hãy nói về cuộc đời
khi tôi không còn nữa
sẽ mang được những gì
về bên kia thế giới
thụy ơi và thụy ơi
tôi làm ma không đầu
tôi làm ma không bụng
tôi chỉ còn đôi chân
hay chỉ còn đôi tay
sờ soạng tìm thi thể
quờ quạng tìm trái tim
lẫn tan cùng vỏ đạn
dính văng cùng mảnh bom
thụy ơi và thụy ơi
đừng bao giờ em hỏi
vì sao mình yêu nhau
vì sao môi anh nóng
vì sao tay anh lạnh
vì sao thân anh rung
vì sao chân không vững
vì sao anh van em
hãy cho anh được thở
bằng ngực em rũ buồn
hãy cho anh được ôm
em, ngang bằng sự chết
tình yêu như ngọn dao
anh đâm mình, lút cán
thụy ơi và thụy ơi
không còn gì có nghĩa
ngoài tình anh tình em
đã ướt đầm thân thể
anh ru anh ngủ mùi
đợi một giờ linh hiển
(3-1968)
KHÚC THỤY DU
1.
như con chim bói cá
trên cọc nhọn trăm năm
tôi tìm đời đánh mất
trong vụng nước cuộc đời
như con chim bói cá
tôi thường ngừng cánh bay
ngước nhìn lên huyệt lộ
bầy quạ rỉa xác người
(của tươi đời nhượng lại)
bữa ăn nào ngon hơn
làm sao tôi nói được
như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay
trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
tôi làm chim bói cá
lặn tìm vuông đời mình
trên mặt đất nhiên lặng
không tăm nào sủi lên
đời sống như thân nấm
mỗi ngày một lùn đi
tâm hồn ta cọc lại
ai làm người như tôi ?
2.
mịn màng như nỗi chết
hoang đường như tuổi thơ
chưa một lần hé nở
trên ngọn cờ không bay
đôi mắt nàng không khép
bàn tay nàng không thưa
lọn tóc nàng đêm tối
khư khư ôm tình dài
ngực tôi đầy nắng lửa
hãy nói về cuộc đời
tôi còn gì để sống
hãy nói về cuộc đời
khi tôi không còn nữa
sẽ mang được những gì
về bên kia thế giới
thụy ơi và thụy ơi
tôi làm ma không đầu
tôi làm ma không bụng
tôi chỉ còn đôi chân
hay chỉ còn đôi tay
sờ soạng tìm thi thể
quờ quạng tìm trái tim
lẫn tan cùng vỏ đạn
dính văng cùng mảnh bom
thụy ơi và thụy ơi
đừng bao giờ em hỏi
vì sao mình yêu nhau
vì sao môi anh nóng
vì sao tay anh lạnh
vì sao thân anh rung
vì sao chân không vững
vì sao anh van em
hãy cho anh được thở
bằng ngực em rũ buồn
hãy cho anh được ôm
em, ngang bằng sự chết
tình yêu như ngọn dao
anh đâm mình, lút cán
thụy ơi và thụy ơi
không còn gì có nghĩa
ngoài tình anh tình em
đã ướt đầm thân thể
anh ru anh ngủ mùi
đợi một giờ linh hiển
(3-1968)
Lời của ca khúc “Khúc thụy du”:
“Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi !
“Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi !
Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi và tình ơi !
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi và tình ơi !
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao !
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao !
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu?”
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu?”
Ca khúc “Khúc thụy du” với giọng ca Tuấn Ngọc (hát live trong chương trình "Riêng một góc trời"):
https://youtu.be/jbxc3GcQRYE
https://youtu.be/jbxc3GcQRYE
Ca khúc “Khúc thụy du” với giọng ca Tuấn Ngọc (trong CD "Áo lụa Hà Đông" của Trung tâm Diễm Xưa):
https://youtu.be/nlPckWHBypA
https://youtu.be/nlPckWHBypA
Source: https://www.facebook.com/loc.huynhduy/posts/2405961879459584
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.