Cà phê vốn cùng đi với con đường lịch sử.
Hồi xửa hồi xưa . . . có một Sàigòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. .Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao thì gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt. . . .
TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ
Năm một ngà n chín trăm . . hồi đó người Sàigòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp sòng” của ngành kinh doanh. . .có khói này là do các xếnh xáng A Hoành. A Coón. chú Xường, chú Cảo. . .chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.
Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc dợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê này sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi . . .”kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách. Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu này mà dân ghiền cà phê còn gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.
Có mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê hù tíu. Ở Chợ Cũ có đường MacMahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuổi (nay là Cách Mạng Tháng 8) cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.
Ở bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm.. Còn nếu ai đi lạc vào khu Chợ lớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dò-chả-quải đến tận sáng hôm sau. .
TRANG TRÍ CHUNG CỦA CÁC TIỆM CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU
Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía. A Hoành. A Koón . . . thì đều chọn các nơi này làm chỗ kinh doanh. Tuy Sàigòn, Chợ lớn, Gia Định. Phú Nhuận, Đa Kao hàng trăm tiệm cà phê hủ tíu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô-típ -made in China” khá giống nhau tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt. Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà – con – mà!”
UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH
Như đã nói ớ trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu . Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng.
Cà phê được mang ra dân “sành điệu”, hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.
Ông Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong cách này, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải “, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy thằng phổ-ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miếng giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.
Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chìu khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà con hô lên “xà lẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu lại không uống bằng ly mà đi húp cà phê bằng đĩa, ông Sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệư” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy thôi vậy mới là. . . sành điệu!
CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ “NỒI TRÊN CỐC”
Dòng cà phê . . . với cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.
Một người tên ông Chín “cù lủ” một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng. . . “bột” lục hục thường tình không đáng kết giao.
Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới . . . “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.
Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi-Nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện.văn chương và. . . rửa con mắt. Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Paris (Pháp).
Theo lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ thư giản hoàn toàn vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê đặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mạn như hoa “com-phét-ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên. . . “mộng mị” và thơ. . .
Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.
Thời điểm này những nhà văn, nhà báo. các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ giao lưu cửa giới thượng lưu Sàigòn.
CÀ PHÊ TÂY
Cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghê gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sàigòn. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cùng mở một không gian cà phê sang trọng . đúng phong cách “Phăng-se”. Đối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.
Còn một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế trang trí nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường này là quán cà phê Brodard. Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thế thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện hương thơm.
Có thể nói từ giai đoạn này người Việt Nam ở Sàigòn “thức tĩnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đã bỏ bê và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường. . . tự do khai thác.
Khi qua tay người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm những cái “đuôi” mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao . . . nữa mà nó thuần túy chi có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn . . .
CAFÉTÉRIA CA NHẠC
Để gần gũi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria.
Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental. . . nơi đây không phải chỗ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chỗ vui chơi giải trí.
Trên đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tiếng tăm được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái . . Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sàigòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bỗng đêm đêm sáng lên rực rỡ ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.
Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên Phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria này. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu – Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã.
Rồi tiếp theo là Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đầy “Nền văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày.
Một Phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết với bài hát “Ánh đèn màu”.
Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico” , ca sĩ Ánh Tuyết mỗi lần trình diễn “Ánh đèn màu” là bà hát với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người.mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn. . . Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng còn thì Ánh Tuyết xin lỗi từ chối khéo.
LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI
Những quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế gỗ lùn làm chỗ tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc mới.
Vòng quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu có hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên nhau.
Chỉ có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới thấy được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phà bên ly cà phê vớ nhưng để phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi . . . “bốc – lăn – se” tức thuốc vấn. Anh nào cũng thu sẵn một bọc trong túi xách để sẵn sàng bày ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì phèo nhả khói.
Cà phê quán cóc (nhảy nay chỗ nay mai chỗ khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của nền . . . văn hóa ẩm thực cà phê cóc Sàigòn. Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà phê, mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, thanh bình, yên ả nhất của đời mình.
VÀ CÀ PHÊ ĐƯƠNG ĐẠI
Bây giờ là thời kinh tế thị trường, nghề kinh doanh cà phê không còn ở giai đoạn cà phê Tàu ngồi chân trên chân dưới mà húp cà phê vớ trong chiếc đĩa sứ cũ kỷ hay kiểu cà phê lề đường tuy vui nhưng vi phạm luật giao thông lấn chiếm lòng lề đường.
Kinh doanh cà phê bây giờ phải có vốn hàng tỷ bạc. Vì nó không còn ở dạng Cafétéria nữa mà nó là Bar café, bề thế hơn, sang trọng hơn. Cơ ngơi kinh doanh mỗi nơi mỗi thể hiện một phong cách riêng để lưu giữ một số khách hàng riêng. .
Chỉ cần đến Bar café Gió Bắc, Ciao café, Window’s café, Sửa café ở vòng quanh hồ Con Rùa thôi đủ thấy người kinh doanh phải bỏ ra một số tiền lớn cỡ nào để kinh doanh dịch vụ buôn bán món hàng đơn giản từ những hạt cà phê đen tuyền thơm ngát đó. Ngoài việc uống cà phê khách còn có thể nhăm nhi một ly Cocktail thấm mát đầu lưỡi hay một cốc rượu nhỏ Martell, Hennessy nồng nàn vào những buổi chiều. Cà phê Sàigòn cua "Thành Hồ" bây giờ sang hơn, thời thượng hơn dành cho một thành phần của cư dân có thu nhập cao hơn .
Và bạn có bao giờ thử một buổi chiều đi vào một Bar café chưa? Đó sẽ là một không gian mát rượi chờ đón bạn. Gọi cà phê hay một cốc rượu nhỏ ngồi đó nghe tiếng nhạc nho nhỏ và bạn cũng chẳng cần nhìn ra khung cảnh bên ngoài làm chi. Ở đây có biết bao “cánh hoa” đẹp: các cô phục vụ bàn, các em PR và những người đẹp từ bốn phương trời “đáp nhẹ” về đây.
Cà phê và rượu sẽ còn phê hơn khi bạn sẽ mãn nhãn với những đôi chân dài chập chờn trong thứ ánh đèn mờ ảo như ru bạn vào những giấc mơ đến dại khờ. . . Giá cà phê ở những nơi này tất nhiên là hơi đắc không biết vì tại chỗ ngồi sang, vì cà phê sản xuất từ trên Sao Hỏa hay tại các chiếc áo lửng hai dây và những cái chân dài . . .
SÀIGÒN DĨ VÃNG VÀ SÀIGÒN BOLSA
Sàigòn một thuở là Hòn ngọc Viễn Đông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu Á, tới hôm nay, lại mang một cái tên khác lạ, chẳng đẹp đẽ chi, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Bởi thế nên người ta vẫn gọi tên cũ chính danh là Sàigòn. Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn. Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở thành phố đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới..
Người Sàigòn không nhất thiết phải sinh ra tại đó, có bao nhiêu đời Ông Bà Cha Mẹ từng lập nghiệp lâu năm bền vững. Một người, bất cứ ai, cũng có thể nhận chính mình là dân Sàigòn, dù chỉ ở đây một ngày, một tuần hay một tháng, một năm. Chỉ sống một ngày ở Sàigòn, nhưng yêu Sàigòn mãi mãi, và mang Sàigòn ở trong tim, như một phần của thân xác, linh hồn mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể ngẩng cao đầu, tự hào vỗ ngực tuyên xưng, tôi chính là dân Sà gòn.
Tóm lại, Sàigòn là của tất cả mọi người suốt giải giang sơn, từ Bắc qua Trung tới Nam. Sàigòn như một hiền mẫu, dang vòng tay ôm thương yêu quảng đại tới con người tứ xứ, không phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay cả người ngoại quốc nữa.
Một người Pháp sinh ra ở Paris, bỗng dưng một hôm tuyên bố, từ nay tôi không còn là một Parisien, cư dân ở Paris nữa. Tôi là người Sàigòn và sẽ ở lại đây cho tới cuối đời. Thế là dân Sàigòn bèn gọi chàng Tây là anh Hai, hoặc anh Tư gì đó. Tinh thần người Sàigòn là như vậy đó, thiệt là cởi mở và phóng khoáng.
Một nhạc sỹ sáng tác nhạc gửi: “Sàigòn ơi! Ta hứa rằng ta sẽ trở về” . Rồi chàng cũng đã trở về thật, sau hơn chục năm xa cách. Nhưng chàng khám phá ra mình thực sự mất Sàigòn trong thực tại. Thế nên, nếu có sự trở lại, thì chỉ còn một hành hương về Sàigòn trong quá khứ với ngọc ngà dĩ vãng..
Hãy cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi. Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài Đại Thế Giới, Chợ Lớn, một Las Vegas thu nhỏ. Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau đùa rỡn, hiện nay Las Vegas vẫn còn trò chơi này. Khu văn nghệ khác như phòng trà vũ trường. Con đường Trần Hưng Đạo Galliéni, Đồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút dẫn khách tới sòng bài, lưu thông hàng ngàn chiếc xe hơi nối đuôi nhau, đèn pha sáng chói, chẳng khác gì đại lộ Champs Elyseé tại Paris.
Đường Richaud Phan Đình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân. Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh. Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng yên hùng. Cũng tại đường Phan Đình Phùng với quán phở Con Gà sống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc. Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay. Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một chàng Cử Văn Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si. Phan Đình Phùng còn thêm café quán Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm thêm Sàigòn có một chút Paris.
Sàigòn by night đã là những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn đêm Thành Đô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền thoại. Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ. Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này. Thanh Thúy ở tuổi mượt mà thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, làm mê say bao tao nhân mặc khách. Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca trầm buồn. Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vưốt cây micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh. Ban CBC thuở Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu, bảy mà thôi. Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Điệp Sàigòn, khi một chàng Tây lai bị giết. vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân. Tuyết là một giai nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị tử nạn trong chiến tranh. Phòng trà Kim Điệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông. bị đóng cửa để trở thành Nhà sách.
Quán café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành “Hầm Gió”, thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu. Người đẹp ngồi cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá ngoạn mục. Ca sỹ Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây
Chính những phòng trà đêm Sàigòn đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn lên đỉnh cao. Nhiều ca khúc phản chiến cấm hát ở Đài phát thanh nhưng tại phòng trà thì vẫn được trình diễn tự do.
Vũ trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ, khi nữ ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì . . . bị một nam ca sỹ bỏ rơi. Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài năm. Đêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai Thảo và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca khác.
Đêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những tiếng hát vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ danh ca này lên tới một triệu. Trong khi đó, lương một Đốc sự, Phó Quận trưởng tới năm 1975 chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.
Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch Đằng. Thuở đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì ban đêm có gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh. Nàng chuyên hát những tinh khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn, mờ ảo như “Dang dở ” “Nỗi Lòng”. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã thu hồn một Bác Sỹ trở thành phu quân của nàng.
Đêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ Bal Famille có khi kéo dài từ đêm suốt sáng. Ai có ngờ cô bé Mai đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú, sau này lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay. Phú mệnh danh là Phú chuột, trắng trẻo, mũm mĩm xinh như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn trai. Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.
Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony Khánh, thường nhảy cặp với vợ. Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi người đều ngừng khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết.
Hòn ngọc Viễn Đông Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, Sàigòn đổi tên và Sàigòn ngọc nát châu chìm. Những cột đèn tuy không biết đi, nhưng đã chắp cánh bay xa, thành bao nhiêu Little Sàigòn rải rác khắp hải ngoại . Và dân Sàigòn năm xưa, những chàng trai hào hoa phong nhã, bao giai nhân ca sỹ lừng danh, nay đã thất thập cổ lai hy, hay gần mấp mé tuổi hạc. Thế nhưng trái tim chằng bao giờ già. Bởi vậy nói như Thi sỹ Thanh Tâm Tuyền ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ. Hỡi những Đêm Mầu Hồng, Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng, Tự Do . . . Những đêm vui thắp sáng kỷ niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, để làm thành một Thủ Đô Sàigòn bất tử, ta yêu lắm và yêu mãi mãi. Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của ta có đi khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của ta ngày hôm qua dĩ vãng cũng như Sàigòn mai sau, khi hết Cộng sản.
Bây giờ tuy chưa có Sàigòn mai sau, nhưng ta tạm có Little Sài gon Bolsa tại Nam Cali, Thủ đô ty nạn của người Việt hải ngoại – chỉ tại Little Sàigòn mới giống Sàigòn năm xưa được .
Sàigòn Bolsa mùa xuân pháo nổ tưng bừng qua phố phường Westminster, Bolsa, Brookhurst, Euclid. . . trong khi ấy nay Sàigòn ở Việt Nam làm sao có pháo ? Thế nên người có tiền ở Sàigòn bây giờ, Tết đến lại thích đi du lịch sang Mỹ để đón xuân thực sự như Sàigòn thuở xưa, và tìm lại Sàigòn đích thực.
Sàigòn đã ra đi và Sàigòn tung cánh chim viễn xứ, quy tụ quây quần tại Mỹ, Canada, Úc, Pháp. Đức v v . Ba triệu người Việt lưu vong là ba triệu trái tim nồng nàn vẫn yêu thương Việt Nam và thắp sáng mãi Sàigòn Hòn Ngọc Viễn Đông nay thắp sáng ở xứ người. Sàigòn đã ra đi và tương lai sẽ có lúc, Sàigòn trở lại, như một Châu Về Hiệp phố. Sàigòn khi ấy sẽ rực sáng tin yêu của Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.
Tâm Triều
Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011
Đẹp Và Xấu
Đẹp Và Xấu
Có những đêm không ngủ, nằm vắt chân lên trán mà suy gẫm chuyện đời, gã nhận thấy:
Cục diện thế giới đôi khi chỉ là trò chơi của trẻ nít, cũng kéo bè kéo cánh mà… uỵch nhau. Còn thói đời nhiều lúc chỉ là một cái vòng lẩn quẩn, đi từ thái cực này đến thái cực khác.
Thực vậy, hồi CS mới giải phóng, nhà nước CSVN đã cấm tiệt đua ngựa và xổ số vì cho đó là một thứ cờ bạc trá hình, cấm tiệt khiêu vũ hay nhảy đầm vì cho đó là đồi trụy, cấm tiệt thi hoa hậu vì cho đó là lạm dụng thân xác phụ nữ…
Thế nhưng, cùng với thời gian và nhất là cùng với chính sách cởi mở, những cái bị “cấm tiệt” trên kia lại được phục hồi, và bành trướng một cách mạnh mẽ như nấm mọc sau cơn mưa, đồng thới được khoác vào một danh nghĩa mới để “chiềng làng”.
Xổ số là để kiến thiết là để xây dựng quốc gia, nên tỉnh nào cũng tranh thủ để mở, rồi xuất hiện thêm loại vé số “cào” như một thứ mì ăn liền, chỉ cần cào ra là liền biết có trúng hay không. Ấy là chưa kể đến nạn số đề, số đuôi ăn theo và tràn nan khắp nơi khắp chốn.
Khiêu vũ được gọi là múa đôi, dù có cọ quẹt thì cũng là một hình thức nghệ thuật.
Sau cùng, thi hoa hậu được mệnh danh là một hoạt động văn hóa, nhằm nâng cao cái “gu” thẩm mỹ của quảng đại quần chúng. Vì thế, từ hoa hậu của báo Tiền Phong, gã ghi nhận rất nhiều thứ hoa hậu khác nữa, chẳng hạn như hoa hậu các tỉnh, hoa hậu áo tắm, hoa hậu áo dài, rồi nữ sinh duyên dáng, bà mẹ thanh lịch…
Vậy thế nào là hoa hậu và người ta đi tìm sự gì qua những cuộc thi hoa hậu ?
Trong một cuộc trình diễn văn nghệ tại viện Đại học Công giáo ở Đàlạt hồi trước năm 1975, có màn chọn hoa hậu.
Một số nữ sinh viên bước lên sân khấu. Người dẫn chương trình bèn hỏi ý kiến cha viện trưởng:
Theo ý kiến riêng thì cha bàu ai làm hoa hậu ?
Bị chộp bất ngờ, cha viện trưởng đỏ mặt tía tai, thế nhưng sau cơn bối rối trong giây lát, cha viện trưởng đã ung dung tuyên bố:
Tôi chọn cô này.
Tại sao ?
Theo tôi nghĩ thì hoa là bông, hậu là sau. Cô này đúng là hoa hậu, vì có một bông hồng được thêu vào vạt sau áo dài của mình.
Cả hội trưởng đều nhiệt liệt vỗ tay không phải để tán thương câu định nghĩa “chày cối” của cha viện trưởng, nhưng để khen ngợi sự nhanh trí của cha trong một tình huống tế nhị và rất… khó nói.
Theo sách vở, hoa hậu là người con gái được về nhất trong cuộc thi sắc đẹp, chẳng hạn: hoa hậu thế giới, hoa hậu Châu Á, hoa hậu Việt Nam…
Trong những cuộc thi này, người ta đi tìm một cái đẹp khách quan. Vì thế, người ta phải công bố số đo vòng một , vòng hai, vòng ba, chiều cao và trọng lượng. Còn thí sinh thì ít ra cũng phải một lần lên sân khấu trong bộ áo tắm để cho thiên hạ… chiêm ngưỡng.
Người ta còn treo những giải thưởng khuyết khích cho những “miss” nào có nụ cười duyên, có mái tóc đẹp, có cặp giò thon và có tấm ảnh bắt mắt.
Để sửa sang và chỉnh đốn cho cái hình dong bên ngoài này, người ta đã tốn không biết bao nhiêu công sức và tiền bạc. Đây quả là một nghệ thuật xứng đáng với đồng tiền bát gạo.
Trước hết, giới thày thuốc đã nhảy vào vòng chiến. Với lưỡi dao giải phẫu, các vị đã cắt chỗ này xẻ chỗ kia và bơm chỗ nọ theo nhu cầu thẩm mỹ và theo sự đòi hỏi của khách hàng.
Thế nhưng, chuyện đời nhiều lúc oái ăm, những người muốn làm đẹp chẳng may gặp phải những ông lang băm, những vị thày thuốc dổm, thì chẳng những tiền mất tật mang, mà hơn thế nữa cái sắc đẹp ít ỏi của mình lại sớm tàn phai, ấy là chưa kể tới những bệnh tật và đau đớn như hậu quả tất nhiên của sự trục trặc này.
Chẳng hạn như bị rò rỉ chất silicon, được dùng để độn cho bộ ngực thêm phần gồ ghề và nhức nhối hay vì tác dụng của kem mà làm cho khuôn mặt bị nám đen…
Người ta thường bảo:
Nhân sao vật vậy.
Thế nhưng, trong lãnh vực làm đẹp thì lại không phải vậy.
Nơi loài vật, con đực thường hay làm đẹp và làm dỏm để lấy le và lấy điểm với con gái. Vì thế trong tiếng Pháp, danh từ ‘’Coquetterie’’ có nghĩa là sự làm dáng, bắt nguồn từ chữ ‘’coq’’ có nghĩa là anh gà trống!
Nơi loài người thì khác, đờn bà con gái vốn được coi là phái đẹp, và nghệ thuật làm đẹp vốn là nghề của quí nường. Thậm chí có kẻ đã tuyên bố một cách hung hăng con bọ xít như sau:
Là đờn bà con gái, mà nếu không biết làm đỏm mí lại ăn quà vặt thì hỏng còn là đờn bà con gái nữa.
Xét về những nơi những chốn được làm đẹp, gã nhận thấy rằng:
Hễ hở ra chỗ nào thì quí nường liền vội trang điểm chỗ ấy liền tù tì.
Từ cái răng cái tóc là góc con người, đến cái môi cái miệng để mà mần duyên thậm chí đến cả cái móng chân móng tay đều được quí nường trau chuốt một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
Chỉ có các nhà chế tạo mỹ phẩm là hốt bạc. Nguyên dầu gội đầu mà thôi thi cũng đã có biết bao nhiêu thứ, đến quỉ thần cũng không nhớ nổi. Nếu có dịp, gã sẽ phệu ra một bài về nghệ thuật làm đẹp của quí nường.
Chỉ tội nghiệp cho cánh đờn ông con giai như gã có khi phải ngồi chờ cả giờ cho cô em gái bé bỏng trang điểm, hay anh chàng gà tồ bị người yêu nhõng nhẽo cho trễ hẹn vài tiếng đồng hồ chỉ vì những việc lỉnh kỉnh ấy, thì cũng chỉ là…chuyện thường ngày ở huyện.
Chớ có dại mồm dại miệng mà thở dài thở vắn, mặt xệ xuống như bánh bao chiều, hay đùng đùng tức tối như ‘’tặc dăng’’ nổi giận. Hãy tự an ủi lấy mình:
Đây là một dịp thuận tiện để ta tập đức kiên nhẫn, luyện nội công cho mạnh. Ai bền đỗ tới cùng thì sẽ được cứu thoát.
Thế nhưng, cái đẹp khách quan, cái đẹp có cân đo đong điếm này thì lại rất hiếm và kéo dài chẳng được bao lâu, vì có tuổi trẻ nào mà lại không già, có sắc đẹp nào mà không bị tàn phai.
Hay như dân Đức vốn thường bảo:
Phàm trên cõi đời này có ba thứ phù du hơn hết: đó là tiếng dội, mống trời và nữ sắc.
Vì thế, khi nói đến cái đẹp, chúng ta thường hiểu là cái đẹp chủ quan, cái đẹp ‘’hợp nhãn’’ với mình.
Đúng vậy, Voltaire đã tự hỏi:
Thế nào là đẹp ?
Và ông đã mày mò đưa ra một câu trả lời bất hủ và hóm hỉnh. Ông nói:
Đẹp chính là con cóc cái dưới mắt con cóc đực.
Thực vậy, một khi tình yêu đã thấm vào hai bên đã ‘’chịu đèn’’ mí nhau, thì cái nhìn chủ quan sẽ tô hồng mọi sự:
Yêu nhau trăm sự chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Thậm chí ngay cả đến những chỗ khuyết điểm, người ta vưỡn cứ thấy tuyệt vời:
Yêu nhau củ ấu cũng tròn,
Trái bồ hòn cũng ngọt.
Ngay cả đến những chỗ xấu, người ta vưỡn cứ thấy đẹp tuốt luốt:
Mũi nàng những tám gánh lông
Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng thương chồng bảo gáy cho vui nhà.
Đi chợ mất tám tiền quà
Chồng thương chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Vì thế, có những cô nường xét về ngoại hình, với cái nhìn khách quan, thì sẽ bị xếp vào hàng thị Nở trong Chí phèo của Nam Cao, hay Chung vô Diện trong kiếm hiệp của Kim Dung, nghĩa là dưới điểm trung bình xa lắc xa lơ, thế mà vẫn đắt giá, vớ được những ông chồng ngon lành cả về thể xác xác lẫn tinh thần, cả về tiền bạc lẫn địa vị, khiến cho thiên hạ phát thèm, nằm mơ cũng chẳng được, chỉ vì những cô nường này có được những nét duyên… thầm.
Còn khi tình yêu đã chắp cánh bay đi, thì cô nường xinh đẹp thưở ban đầu liền trở thành ‘’cái con mụ nọ”, “cái con mẹ kia”, để rồi anh chồng đi lang thang tìm kiếm của lạ, theo kiểu:
Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.
Hoặc:
Vợ là địch,
Bồ bịch mới thật là ta.
Khi chiến sự xảy ra,
Ta buộc về với địch,
Nằm trong lòng địch,
Ta vẫn nhớ đến ta.
Khi không còn say men tình yêu nữa, thì cái ngày xưa người ta bảo là “cho vui nhà”, thì bây giờ lại trở thành nguyên nhân gây nên đổ vỡ. Người ta lôi nhau ra ba tòa quan lớn để ly dị chỉ vì ông chồng hay bà vợ có tật…”kéo gỗ” mỗi khi nằm ngủ.
Hay như tục ngữ đã diễn tả:
Còn duyên anh cưới ba heo,
Hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi.
Xem như vậy, cái đẹp khách quan cũng như chủ quan đều khó lòng đứng vững với thời gian. Vì thế, đờn ông con giai và nhất là đờn bà con gái cần phải tìm kiếm cho mình một cái đẹp vượt thời gian, một cái đẹp tự bên trong, xuất phát bởi những nhân đức, chứ không phải là cái đẹp hời hợt bên ngoài, dù có mặn mòi đến đâu chăng nữa cũng không thể đi xa hơn…làn da!
Chính những nhân đức mới tạo nên cho chúng ta một cái đẹp vượt thời gian, một nét duyên thầm làm cho người khác phải cảm phục và say đắm.
Các cụ ta ngày xưa đã sớm nhận ra nét duyên ngầm vượt thời gian này, nên đã bảo:
Cái nết đánh cái đẹp.
Hay như một câu tục ngữ khác đã nói:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.
Sách “Cổ học tinh hoa” có kể lại một mẩu chuyện như thế này.
Dương Chu sang nước Tống, đến trọ ở một nhà kia. Chủ nhà trọ có hai người thiếp. Một người đẹp và một người xấu. Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí mến người thiếp xấu mà khinh chê người thiếp đẹp.
Lấy làm lạ, Dương Chu bèn dò hỏi một đứa nhỏ trong nhà trọ.
Nó trả lời:
Người thiếp đẹp tự tôn là đẹp nên mất đẹp, tôi chẳng biết cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết là xấu, nên quên xấu, tôi chẳng biết cái xấu của nàng nữa.
Bấy giờ Dương Chu gọi đám học trò lại và bảo:
Các con hãy nhớ lấy câu ấy. Kẻ giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đến đâu cũng được mọi người tôn trọng và yêu mến.
Kể lại câu chuyện này, tác giả sách “Cổ học tinh hoa” đã góp thêm lời bàn của mình như sau:
Đờn bà đẹp mà tự cao tự đắc, người ngoài chỉ thấy cái bộ khoe khoang đáng ghét, chứ không còn thấy vẻ đẹp đáng yêu nữa. Trái lại, đờn bà xấu, tự thẹn mình là xấu, thì người ngoài chỉ thấy cái nét dịu dàng đáng thương, chứ không còn thấy cái xấu xí đáng ghét của nàng nữa. Người đẹp mà bị khinh, còn kẻ xấu mà được quí là như thế đó.
Cũng từ câu chuyện trên, gã nhớ lại một câu tục ngữ:
Người xấu duyên lặn vào trong,
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài.
Phàm cái gì đã bong ra ngoài thì khó mà bền. Còn cái gì đã thấm vào trong thì càng lâu lại càng thắm.
Viết tới đây, thì hình ảnh mẹ Têrêxa thành Calcutta bỗng tỏa sáng trước mặt gã. Mẹ Têrêxa đứng bên vương phi Diana, quả là hai thái cực trái ngược nhau.
image
Vương phi Diana là một cô gái cao ráo, đẹp đẽ. Gã chỉ nói đến cái “hình dong bên ngoài”, chứ chả dám đá động tới những khía cạnh khác, chẳng hạn như: địa vị xã hội, tình cảm cá nhân…
Trong khi đó, mẹ Têrêxa chỉ là một bà lão không hơn không kém. Thân hình thì thấp bé, họa chăng có cao hơn ông Giakêu được một tí xíu. Còn mặt mũi thì nhăn nheo, mang nặng dấu ấn của thời gian. Áo quần thì thùng tha thùng thình…
Thế mà lúc còn sống, mẹ đã được biết bao nhiêu người quí mến và khi nằm xuống, mẹ đã được biết bao nhiêu người thương tiếc. Sở dĩ như vậy cũng chỉ vì cái đức của mẹ.
Phải, cái đức của mẹ chính là nét duyên thầm thu hút mọi người và làm cho cả và thế giới phải khẩu phục tâm phục mẹ hôm qua, hôm nay và mãi mãi.
Hình như có một câu danh ngôn, đại khái khuyên chúng ta như thế này:
Con ơi, ngày con mở mắt chào đời, mọi người đều vui mừng hớn hở, còn con lại cất tiếng khóc. Con hãy sống thế nào, để khi con nhắm mắt buông tay, mọi người sẽ khóc thương, còn con sẽ vui mừng hớn hở.
Nét duyên thầm vượt thời gian này ai cũng có thể thực hiện được mà chẳng tốn đồng xu cắc bạc để chạy ra cửa tiệm, lôi về đủ thứ mỹ phẩm lỉnh kỉnh. Đúng thế, ai cũng có thể và phải làm được miễn là biết kiên nhẫn và cố gắng.
Để kết luận, tôi xin kể lại mẩu chuyện về một người vợ xấu.
Nguyễn Thị là vợ của Hứa doãn, nhan sắc thuộc loại ma chê quỉ hờn.
Khi cưới về, thấy nàng xấu quá, Hứa doãn muốn bỏ đi bèn nói:
Đờn bà có tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh. Nàng được mấy ?
Nguyễn Thị liền thưa:
Thiếp chỉ kém có dung mà thôi.
Rồi nàng hỏi lại:
Kẻ sĩ có bách hạnh, chàng được mấy ?
Hứa doãn đáp:
Ta có đủ cả.
Nguyễn Thị nói:
Trong bách hạnh thì đức là đầu. Chàng là kẻ hiếu sắc chứ không hiếu đức, sao lại bảo là có đủ cả bách hạnh được ?
Nghe vậy, Hứa Doãn lấy làm xấu hổ và từ đó luôn yêu thương kính trọng vợ mình.
Thái độ của Hứa Doãn có lẽ chưa đủ để đánh thức những kẻ háo sắc hôm nay. Bởi vì rất nhiều người vẫn cắm đầu cắm cổ chạy theo cái đẹp bên ngoài mà quên cái đẹp bên trong.
Và mỗi lần đọc trên báo thấy những mẫu quảng cáo tìm người:
Cần tuyển nữ nhân viên có ngoại hình đẹp.
Gã lại ngậm ngùi cho thói đời và xót xa cho những cô “em-gái-trời-bắt-xấu”.
Thế rồi, gã bèn thở dài thườn thượt và mặt lại cứ dài thoòng ra như…mặt ngựa.
Chuyện phiếm của Gã Siêu.
Có những đêm không ngủ, nằm vắt chân lên trán mà suy gẫm chuyện đời, gã nhận thấy:
Cục diện thế giới đôi khi chỉ là trò chơi của trẻ nít, cũng kéo bè kéo cánh mà… uỵch nhau. Còn thói đời nhiều lúc chỉ là một cái vòng lẩn quẩn, đi từ thái cực này đến thái cực khác.
Thực vậy, hồi CS mới giải phóng, nhà nước CSVN đã cấm tiệt đua ngựa và xổ số vì cho đó là một thứ cờ bạc trá hình, cấm tiệt khiêu vũ hay nhảy đầm vì cho đó là đồi trụy, cấm tiệt thi hoa hậu vì cho đó là lạm dụng thân xác phụ nữ…
Thế nhưng, cùng với thời gian và nhất là cùng với chính sách cởi mở, những cái bị “cấm tiệt” trên kia lại được phục hồi, và bành trướng một cách mạnh mẽ như nấm mọc sau cơn mưa, đồng thới được khoác vào một danh nghĩa mới để “chiềng làng”.
Xổ số là để kiến thiết là để xây dựng quốc gia, nên tỉnh nào cũng tranh thủ để mở, rồi xuất hiện thêm loại vé số “cào” như một thứ mì ăn liền, chỉ cần cào ra là liền biết có trúng hay không. Ấy là chưa kể đến nạn số đề, số đuôi ăn theo và tràn nan khắp nơi khắp chốn.
Khiêu vũ được gọi là múa đôi, dù có cọ quẹt thì cũng là một hình thức nghệ thuật.
Sau cùng, thi hoa hậu được mệnh danh là một hoạt động văn hóa, nhằm nâng cao cái “gu” thẩm mỹ của quảng đại quần chúng. Vì thế, từ hoa hậu của báo Tiền Phong, gã ghi nhận rất nhiều thứ hoa hậu khác nữa, chẳng hạn như hoa hậu các tỉnh, hoa hậu áo tắm, hoa hậu áo dài, rồi nữ sinh duyên dáng, bà mẹ thanh lịch…
Vậy thế nào là hoa hậu và người ta đi tìm sự gì qua những cuộc thi hoa hậu ?
Trong một cuộc trình diễn văn nghệ tại viện Đại học Công giáo ở Đàlạt hồi trước năm 1975, có màn chọn hoa hậu.
Một số nữ sinh viên bước lên sân khấu. Người dẫn chương trình bèn hỏi ý kiến cha viện trưởng:
Theo ý kiến riêng thì cha bàu ai làm hoa hậu ?
Bị chộp bất ngờ, cha viện trưởng đỏ mặt tía tai, thế nhưng sau cơn bối rối trong giây lát, cha viện trưởng đã ung dung tuyên bố:
Tôi chọn cô này.
Tại sao ?
Theo tôi nghĩ thì hoa là bông, hậu là sau. Cô này đúng là hoa hậu, vì có một bông hồng được thêu vào vạt sau áo dài của mình.
Cả hội trưởng đều nhiệt liệt vỗ tay không phải để tán thương câu định nghĩa “chày cối” của cha viện trưởng, nhưng để khen ngợi sự nhanh trí của cha trong một tình huống tế nhị và rất… khó nói.
Theo sách vở, hoa hậu là người con gái được về nhất trong cuộc thi sắc đẹp, chẳng hạn: hoa hậu thế giới, hoa hậu Châu Á, hoa hậu Việt Nam…
Trong những cuộc thi này, người ta đi tìm một cái đẹp khách quan. Vì thế, người ta phải công bố số đo vòng một , vòng hai, vòng ba, chiều cao và trọng lượng. Còn thí sinh thì ít ra cũng phải một lần lên sân khấu trong bộ áo tắm để cho thiên hạ… chiêm ngưỡng.
Người ta còn treo những giải thưởng khuyết khích cho những “miss” nào có nụ cười duyên, có mái tóc đẹp, có cặp giò thon và có tấm ảnh bắt mắt.
Để sửa sang và chỉnh đốn cho cái hình dong bên ngoài này, người ta đã tốn không biết bao nhiêu công sức và tiền bạc. Đây quả là một nghệ thuật xứng đáng với đồng tiền bát gạo.
Trước hết, giới thày thuốc đã nhảy vào vòng chiến. Với lưỡi dao giải phẫu, các vị đã cắt chỗ này xẻ chỗ kia và bơm chỗ nọ theo nhu cầu thẩm mỹ và theo sự đòi hỏi của khách hàng.
Thế nhưng, chuyện đời nhiều lúc oái ăm, những người muốn làm đẹp chẳng may gặp phải những ông lang băm, những vị thày thuốc dổm, thì chẳng những tiền mất tật mang, mà hơn thế nữa cái sắc đẹp ít ỏi của mình lại sớm tàn phai, ấy là chưa kể tới những bệnh tật và đau đớn như hậu quả tất nhiên của sự trục trặc này.
Chẳng hạn như bị rò rỉ chất silicon, được dùng để độn cho bộ ngực thêm phần gồ ghề và nhức nhối hay vì tác dụng của kem mà làm cho khuôn mặt bị nám đen…
Người ta thường bảo:
Nhân sao vật vậy.
Thế nhưng, trong lãnh vực làm đẹp thì lại không phải vậy.
Nơi loài vật, con đực thường hay làm đẹp và làm dỏm để lấy le và lấy điểm với con gái. Vì thế trong tiếng Pháp, danh từ ‘’Coquetterie’’ có nghĩa là sự làm dáng, bắt nguồn từ chữ ‘’coq’’ có nghĩa là anh gà trống!
Nơi loài người thì khác, đờn bà con gái vốn được coi là phái đẹp, và nghệ thuật làm đẹp vốn là nghề của quí nường. Thậm chí có kẻ đã tuyên bố một cách hung hăng con bọ xít như sau:
Là đờn bà con gái, mà nếu không biết làm đỏm mí lại ăn quà vặt thì hỏng còn là đờn bà con gái nữa.
Xét về những nơi những chốn được làm đẹp, gã nhận thấy rằng:
Hễ hở ra chỗ nào thì quí nường liền vội trang điểm chỗ ấy liền tù tì.
Từ cái răng cái tóc là góc con người, đến cái môi cái miệng để mà mần duyên thậm chí đến cả cái móng chân móng tay đều được quí nường trau chuốt một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
Chỉ có các nhà chế tạo mỹ phẩm là hốt bạc. Nguyên dầu gội đầu mà thôi thi cũng đã có biết bao nhiêu thứ, đến quỉ thần cũng không nhớ nổi. Nếu có dịp, gã sẽ phệu ra một bài về nghệ thuật làm đẹp của quí nường.
Chỉ tội nghiệp cho cánh đờn ông con giai như gã có khi phải ngồi chờ cả giờ cho cô em gái bé bỏng trang điểm, hay anh chàng gà tồ bị người yêu nhõng nhẽo cho trễ hẹn vài tiếng đồng hồ chỉ vì những việc lỉnh kỉnh ấy, thì cũng chỉ là…chuyện thường ngày ở huyện.
Chớ có dại mồm dại miệng mà thở dài thở vắn, mặt xệ xuống như bánh bao chiều, hay đùng đùng tức tối như ‘’tặc dăng’’ nổi giận. Hãy tự an ủi lấy mình:
Đây là một dịp thuận tiện để ta tập đức kiên nhẫn, luyện nội công cho mạnh. Ai bền đỗ tới cùng thì sẽ được cứu thoát.
Thế nhưng, cái đẹp khách quan, cái đẹp có cân đo đong điếm này thì lại rất hiếm và kéo dài chẳng được bao lâu, vì có tuổi trẻ nào mà lại không già, có sắc đẹp nào mà không bị tàn phai.
Hay như dân Đức vốn thường bảo:
Phàm trên cõi đời này có ba thứ phù du hơn hết: đó là tiếng dội, mống trời và nữ sắc.
Vì thế, khi nói đến cái đẹp, chúng ta thường hiểu là cái đẹp chủ quan, cái đẹp ‘’hợp nhãn’’ với mình.
Đúng vậy, Voltaire đã tự hỏi:
Thế nào là đẹp ?
Và ông đã mày mò đưa ra một câu trả lời bất hủ và hóm hỉnh. Ông nói:
Đẹp chính là con cóc cái dưới mắt con cóc đực.
Thực vậy, một khi tình yêu đã thấm vào hai bên đã ‘’chịu đèn’’ mí nhau, thì cái nhìn chủ quan sẽ tô hồng mọi sự:
Yêu nhau trăm sự chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Thậm chí ngay cả đến những chỗ khuyết điểm, người ta vưỡn cứ thấy tuyệt vời:
Yêu nhau củ ấu cũng tròn,
Trái bồ hòn cũng ngọt.
Ngay cả đến những chỗ xấu, người ta vưỡn cứ thấy đẹp tuốt luốt:
Mũi nàng những tám gánh lông
Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng thương chồng bảo gáy cho vui nhà.
Đi chợ mất tám tiền quà
Chồng thương chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Vì thế, có những cô nường xét về ngoại hình, với cái nhìn khách quan, thì sẽ bị xếp vào hàng thị Nở trong Chí phèo của Nam Cao, hay Chung vô Diện trong kiếm hiệp của Kim Dung, nghĩa là dưới điểm trung bình xa lắc xa lơ, thế mà vẫn đắt giá, vớ được những ông chồng ngon lành cả về thể xác xác lẫn tinh thần, cả về tiền bạc lẫn địa vị, khiến cho thiên hạ phát thèm, nằm mơ cũng chẳng được, chỉ vì những cô nường này có được những nét duyên… thầm.
Còn khi tình yêu đã chắp cánh bay đi, thì cô nường xinh đẹp thưở ban đầu liền trở thành ‘’cái con mụ nọ”, “cái con mẹ kia”, để rồi anh chồng đi lang thang tìm kiếm của lạ, theo kiểu:
Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.
Hoặc:
Vợ là địch,
Bồ bịch mới thật là ta.
Khi chiến sự xảy ra,
Ta buộc về với địch,
Nằm trong lòng địch,
Ta vẫn nhớ đến ta.
Khi không còn say men tình yêu nữa, thì cái ngày xưa người ta bảo là “cho vui nhà”, thì bây giờ lại trở thành nguyên nhân gây nên đổ vỡ. Người ta lôi nhau ra ba tòa quan lớn để ly dị chỉ vì ông chồng hay bà vợ có tật…”kéo gỗ” mỗi khi nằm ngủ.
Hay như tục ngữ đã diễn tả:
Còn duyên anh cưới ba heo,
Hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi.
Xem như vậy, cái đẹp khách quan cũng như chủ quan đều khó lòng đứng vững với thời gian. Vì thế, đờn ông con giai và nhất là đờn bà con gái cần phải tìm kiếm cho mình một cái đẹp vượt thời gian, một cái đẹp tự bên trong, xuất phát bởi những nhân đức, chứ không phải là cái đẹp hời hợt bên ngoài, dù có mặn mòi đến đâu chăng nữa cũng không thể đi xa hơn…làn da!
Chính những nhân đức mới tạo nên cho chúng ta một cái đẹp vượt thời gian, một nét duyên thầm làm cho người khác phải cảm phục và say đắm.
Các cụ ta ngày xưa đã sớm nhận ra nét duyên ngầm vượt thời gian này, nên đã bảo:
Cái nết đánh cái đẹp.
Hay như một câu tục ngữ khác đã nói:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.
Sách “Cổ học tinh hoa” có kể lại một mẩu chuyện như thế này.
Dương Chu sang nước Tống, đến trọ ở một nhà kia. Chủ nhà trọ có hai người thiếp. Một người đẹp và một người xấu. Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí mến người thiếp xấu mà khinh chê người thiếp đẹp.
Lấy làm lạ, Dương Chu bèn dò hỏi một đứa nhỏ trong nhà trọ.
Nó trả lời:
Người thiếp đẹp tự tôn là đẹp nên mất đẹp, tôi chẳng biết cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết là xấu, nên quên xấu, tôi chẳng biết cái xấu của nàng nữa.
Bấy giờ Dương Chu gọi đám học trò lại và bảo:
Các con hãy nhớ lấy câu ấy. Kẻ giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đến đâu cũng được mọi người tôn trọng và yêu mến.
Kể lại câu chuyện này, tác giả sách “Cổ học tinh hoa” đã góp thêm lời bàn của mình như sau:
Đờn bà đẹp mà tự cao tự đắc, người ngoài chỉ thấy cái bộ khoe khoang đáng ghét, chứ không còn thấy vẻ đẹp đáng yêu nữa. Trái lại, đờn bà xấu, tự thẹn mình là xấu, thì người ngoài chỉ thấy cái nét dịu dàng đáng thương, chứ không còn thấy cái xấu xí đáng ghét của nàng nữa. Người đẹp mà bị khinh, còn kẻ xấu mà được quí là như thế đó.
Cũng từ câu chuyện trên, gã nhớ lại một câu tục ngữ:
Người xấu duyên lặn vào trong,
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài.
Phàm cái gì đã bong ra ngoài thì khó mà bền. Còn cái gì đã thấm vào trong thì càng lâu lại càng thắm.
Viết tới đây, thì hình ảnh mẹ Têrêxa thành Calcutta bỗng tỏa sáng trước mặt gã. Mẹ Têrêxa đứng bên vương phi Diana, quả là hai thái cực trái ngược nhau.
image
Vương phi Diana là một cô gái cao ráo, đẹp đẽ. Gã chỉ nói đến cái “hình dong bên ngoài”, chứ chả dám đá động tới những khía cạnh khác, chẳng hạn như: địa vị xã hội, tình cảm cá nhân…
Trong khi đó, mẹ Têrêxa chỉ là một bà lão không hơn không kém. Thân hình thì thấp bé, họa chăng có cao hơn ông Giakêu được một tí xíu. Còn mặt mũi thì nhăn nheo, mang nặng dấu ấn của thời gian. Áo quần thì thùng tha thùng thình…
Thế mà lúc còn sống, mẹ đã được biết bao nhiêu người quí mến và khi nằm xuống, mẹ đã được biết bao nhiêu người thương tiếc. Sở dĩ như vậy cũng chỉ vì cái đức của mẹ.
Phải, cái đức của mẹ chính là nét duyên thầm thu hút mọi người và làm cho cả và thế giới phải khẩu phục tâm phục mẹ hôm qua, hôm nay và mãi mãi.
Hình như có một câu danh ngôn, đại khái khuyên chúng ta như thế này:
Con ơi, ngày con mở mắt chào đời, mọi người đều vui mừng hớn hở, còn con lại cất tiếng khóc. Con hãy sống thế nào, để khi con nhắm mắt buông tay, mọi người sẽ khóc thương, còn con sẽ vui mừng hớn hở.
Nét duyên thầm vượt thời gian này ai cũng có thể thực hiện được mà chẳng tốn đồng xu cắc bạc để chạy ra cửa tiệm, lôi về đủ thứ mỹ phẩm lỉnh kỉnh. Đúng thế, ai cũng có thể và phải làm được miễn là biết kiên nhẫn và cố gắng.
Để kết luận, tôi xin kể lại mẩu chuyện về một người vợ xấu.
Nguyễn Thị là vợ của Hứa doãn, nhan sắc thuộc loại ma chê quỉ hờn.
Khi cưới về, thấy nàng xấu quá, Hứa doãn muốn bỏ đi bèn nói:
Đờn bà có tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh. Nàng được mấy ?
Nguyễn Thị liền thưa:
Thiếp chỉ kém có dung mà thôi.
Rồi nàng hỏi lại:
Kẻ sĩ có bách hạnh, chàng được mấy ?
Hứa doãn đáp:
Ta có đủ cả.
Nguyễn Thị nói:
Trong bách hạnh thì đức là đầu. Chàng là kẻ hiếu sắc chứ không hiếu đức, sao lại bảo là có đủ cả bách hạnh được ?
Nghe vậy, Hứa Doãn lấy làm xấu hổ và từ đó luôn yêu thương kính trọng vợ mình.
Thái độ của Hứa Doãn có lẽ chưa đủ để đánh thức những kẻ háo sắc hôm nay. Bởi vì rất nhiều người vẫn cắm đầu cắm cổ chạy theo cái đẹp bên ngoài mà quên cái đẹp bên trong.
Và mỗi lần đọc trên báo thấy những mẫu quảng cáo tìm người:
Cần tuyển nữ nhân viên có ngoại hình đẹp.
Gã lại ngậm ngùi cho thói đời và xót xa cho những cô “em-gái-trời-bắt-xấu”.
Thế rồi, gã bèn thở dài thườn thượt và mặt lại cứ dài thoòng ra như…mặt ngựa.
Chuyện phiếm của Gã Siêu.
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011
THẾ SỰ ĐUA TRANH - NÓI DẠI KHÔN
THẾ SỰ ĐUA TRANH
NÓI DẠI KHÔN
HƯƠNG GIANG THÁI VĂN KIỂM
Trên đời này, chúng ta cứ mải nghe thiên hạ khen người này khôn, chê người kia dại, mà chẳng mấy ai tự xét mình khôn hay là dại. Xét cho kỹ: người khôn thì ít mà người dại thì nhiều. Không những dại mà còn điên khùng nữa! Tuy nhiên, khi mà mình biết tự xét và tự nhận là dại, tức là mình còn có trí khôn, còn có thể cải tiến. Ngược lại, có những kẻ không chịu nhận mình là khờ dại, mà cứ ngoan cố tiếp tục hành động một cách khờ dại, thì chỉ rước hại cho mình mà thôi.
Từ xưa, những bậc thức giả không ngớt bàn tán, suy luận về hai chữ khôn và dại. Ngày nay, chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu hai chữ khôn và dại, thế nào là khôn và thế nào là dại, rồi xét xem trong trường hợp nào, cái khôn có thể thành cái dại, và cái dại có thể thành cái khôn.
Chúng ta sẽ duyệt xét nhiều trường hợp điển hình và nhiều quan điểm của các bậc triết gia và thức giả, để làm sáng tỏ vấn đề.
I. Quan điểm của đức Khổng Tử.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm của đức Khổng Tử, vạn thế sư biểu, trong câu truyện sau đây:
Ngày xưa, vua Ai Công nước Lỗ hỏi đức Khổng Tử:
- Người khôn có sống lâu không?
Đức Khổng Tử đáp:
- Có khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao được!
Người ta có thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chớ không phải số mệnh đáng chết mà chết! Thí dụ như:
a. Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.
b. Phận làm người dưới, mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không chán, người thế thì phải chết về hình pháp.
c. Mình ngu mà kình địch với người khôn, mình yếu mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng sức mình, mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết về binh đao.
Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi.
Quan điểm của đức Khổng Tử rõ ràng, minh bạch, chẳng cần bày tỏ thêm.
II. Quan điểm của Trang Tử:
Trang Tử, kế nghiệp triết gia Lão Tử, đã tỏ ra cao siêu uyên thâm và có phần khoáng đạt trong nghệ thuật hành xử và xuất thế của mình. Câu truyện sau đây sẽ chứng minh sự suy luận sâu sắc của Trang Tử:
“Trang Châu thường giao du mật thiết với người nước Tống tên là Huệ Thu và hai ông cùng nhau tranh luận rất sôi nổi. Sách Trang Tử có ghi lại những lời vấn nạn và biện luận của Trang Châu và Huệ Thu khá nhiều.
Trang Tử và Huệ Tử đứng chơi trên cầu sông Hào. Trang Tử nói: Đàn cá xanh bơi lội thung dung. Cá vui đó. Huệ Tử nói: Ông không là cá, sao lại biết cá vui? Trang Tử nói: Ông không phải tôi, sao biết tôi không biết? Huệ Tử nói: Tôi không phải ông nên không thể biết được ông, còn ông không phải cá, ông cũng hẳn không sao biết được cái vui của cá! Trang Tử nói: Xin xét lại câu hỏi đầu: Ông hỏi tôi làm sao biết cá vui. Đã biết là tôi biết, ông mới có hỏi “làm sao mà biết”. Thì đây, làm như vầy: Tôi đứng trên cầu sông Hào mà biết đó (Thu Thủy thiên).
Về sau, Huệ Tử mất, khi đi ngang qua mộ, Trang Tử than thở: Từ khi ông mất, tôi không cùng ai bàn bạc, chất vấn được nữa.
Sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử bàn về hành động Tam Nguyên (trilogisme) như sau:
“Trang Tử đi trên núi, thấy một cây lớn, cành lá rườm rà. Người thợ đốn cây đứng một bên mà không đốn. Hỏi duyên cớ, thì thưa rằng:
—Cây này không dùng được cái gì hết.
Trang Tử nói với các đệ tử:
— Cây này vì bất tài mà được hưởng tận tuổi trời.
Ra khỏi núi Trang Tử ghé nghỉ nơi một nhà người quen. Người này mừng rỡ, hối trẻ giết nhạn đãi khách.
Trẻ thưa:
— Một con biết gáy, một con không biết gáy, giết con nào?
Chủ nhà nói:
— Giết con không biết gáy!
Bữa sau đệ tử hỏi Trang Tử:
— Hôm qua cái cây trong núi nhờ bất tài mà sống tận tuổi trời. Nay con nhạn của chủ nhơn vì bất tài mà chết! Như ở vào địa vị của tiên sinh, phải xử như thế nào?
Trang Tử cười bảo:
- Châu này thì xử vào giữa khoảng tài và bất tài. Tài và bất tài cũng như nhau. Cả hai đều không có cái nào phải (tuyệt đối) cả, nên làm sao mà phải lụy thân? Nếu biết cỡi lên Đạo và Đức mà ngao du thì đâu còn lụy như thế: không màng khen, không sợ chê, khi lên như rồng khi bò như rắn, cùng hóa với chữ “Thời” mà không chịu khư khư theo một thái độ nào nhất định. Khi lên cao, khi xuống thấp, lấy chữ “Hòa” làm cân lượng, ngao du nơi Tổ của vạn vật, thì làm sao mà có thể bị lụy?
Đó là phép tắc của Thần Nông, Hoàng Đế. Đến như lấy cái tình của vạn vật mà truyền dạy về nhơn luân, thì không thế. Hễ có hợp phải có tan, hễ có thành phải có hủy, hễ ngay thẳng thì bị chống đối, được tôn quý thì bị chê bai, có làm thì có sót. Giỏi thì bị mưu lật, mà dở thì bị khinh khi, vậy có thể nào mà quyết hẳn được bên nào. Thương thay! Các đệ tử hãy ghi lấy: “Chỉ có Đạo và Đức là nền tảng vững vàng để theo đó mà hành động thôi” (Sơn Mộc).
Cái thuật xử thế theo Tam Nguyên (trilogisme) là có thể theo ba (3) lối: tả, hữu và trung. Các triết gia đặc biệt là Khổng Tử xem cái trung đạo, trung dung (voie médiane) là tốt hơn hết, cũng như người La Tinh đã nói Inmedium state virtus (la vertu demeure au milieu), cũng giống như cái dây đàn trong bài giảng của đức Phật: căng quá thì đứt, dùn quá thì không kêu, căng vừa phải, thì khảy ra tiếng, ra âm thanh nghe êm tai!
Cái đường ở giữa này không có nghĩa là không theo phe nào hết. Trong trường hợp chỉ có hai phe tốt và xấu, thì đương nhiên là ta phải theo phe nào tốt, bỏ phe xấu, đi theo đường tốt, bỏ đường xấu. Nhất là trong thời loạn, thời biến thì phải biết: “Xử biến tòng quyền, xử thường nghi chấp kinh” gặp nguy biến thì phải dùng quyền thuật, gặp việc tầm thường thì xử sự theo kinh nghiệm thông thường. Cũng như Tây phương nói: “Aux petits maux, les remèdes de grande mère, aux grands, maux, les remèdes déléphant!”
Nhắc lại việc Trang Tử cùng đệ tử đi chơi trên núi.
Thấy một cây to, cành lá rườm rà. Một tên thợ trừng đứng bên nó mà không đốn.
Hỏi tại sao, nó nói: “Không dùng đặng nó chỗ nào hết”. Trang Tử nói: “Cây này vì bất tài mà đặng sống lâu”.
Ra khỏi núi, Trang Tử ghé nhà người quen. Chủ nhà mừng rỡ hối trẻ làm thịt chim mòng để nấu ăn.
Thằng nhỏ thưa: “Có một con biết gáy, một con không biết gáy, giết con nào?” Chủ nhà nói: “Giết con không biết gáy”.
Bữa sau, đệ tử hỏi Trang Tử: “Hôm qua, cái cây trong núi vì bất tài mà sống, còn chim mòng, vì bất tài mà chết. Giá như Thầy phải xử trí như thế nào?”
Trang Tử cười nói: “Tài và bất tài, cũng như nhau, đều là quấy cả, nên không thể tránh khỏi lụy thân... Chỉ có kẻ nào biết... là sống mà thôi...”. Thế là:
KHÔN, chết...
DẠI, chết...
BIẾT, sống...
III. Quan điểm của Phạm Lãi:
Bây giờ đến lượt chúng ta xét kỹ cách xử thế của Phạm Lãi, Tướng Quốc của nước Việt trong Bách Việt ngày xưa. Sau khi đã giúp Việt Câu Tiễn diệt Ngô, bèn đi ở ẩn ở đất Đào, lấy tên là Đào Chu Công, theo Sử Ký của Tư Mã Thiên.
Phạm Lãi bỏ Việt Câu Tiễn, vượt bể sang Tề, đổi họ tên tự gọi là Chi Di Tử Bi... Sau sang ở đất Đào. Ở đó làm giàu hàng mấy vạn vạn. Thiên hạ gọi là Đào Chu Công. Ở Đào, người con trai thứ của Chu Công giết người bị bắt cầm tù ở Sở.
Chu Công lấy nghìn nén vàng sai người con út đi lo. Cậu con cả cũng xin đi, Chu Công không nghe. Người con trưởng nói: Nhà có con cả gọi là kẻ độc xuất trong nhà. Nay em có tội, Người chẳng sai mà lại sai em út. Thế ra con chả ra gì!
Nói rồi toan tự sát. Người mẹ cũng nói hộ. Cực chẳng đã Chu Công mới sai người con cả. Viết phong thư đưa cho người bạn cũ là Trang Sinh và căn dặn con:
— Đến là dâng nghìn lượng vàng vào nhà Trang Sinh. Mặc ông ta làm gì thì làm. Cẩn thận đấy! Đừng có tranh khôn với ông ta!
Người con cả khi đi cũng tự đem riêng vài trăm nén vàng sang Sở. Trang Sinh nhà ở kề bên ngoài thành, giữa đám rau cỏ. Tới cửa coi vẻ rất nghèo. Nhưng người con cả cũng đưa thư, dâng nghìn vàng, theo lời căn dặn. Trang Sinh nói:
— Thôi anh nên đi ngay! Đừng ở lại đây. Dù em có ra được cũng đừng hỏi tại sao!
Người con cả ra, không qua lại Trang Sinh nữa, nhưng ngầm ở lại, lấy của riêng dâng cho một quý nhân có quyền thế ở Sở.
Trang Sinh tuy ở một xóm hẻo lánh, song có tiếng liêm và thẳng với cả nước. Từ vua Sở trở xuống đều tôn là bậc thầy.
Trang Sinh thong thả vào ra mắt vua Sở, nói:
— Ngôi sao Mỗ đóng chỗ mỗ, cái đó hại cho Sở.
Vua Sở vốn tin Trang Sinh, liền hỏi:
— Giờ phải làm sao?
Trang Sinh nói:
— Chỉ có cách dùng Đức là có thể trừ được.
Vua Sở nói:
— Thưa Thầy về nghỉ! Quả nhân sẽ làm theo. Bèn sai sứ giả niêm phong ba kho, phòng ngừa thiên tai thủy nạn, mà phát cho dân.
Quý nhân nước Sở kinh ngạc, bảo người con cả của Chu Công:
— Nhà vua sắp đại xá.
— Thưa sao biết ạ?
— Mỗi lần nhà vua sắp đại xá, thường cho niêm phong ba kho tiền. Chiều qua nhà vua đã sai sứ đi niêm phong.
Người con của Chu Công cho là: Nếu đại xá thì thế nào em cũng được tha. Tiếc ngàn vàng đem cho lão Trang Sinh mà không được việc gì, bèn lại ra mắt Trang Sinh. Trang Sinh giựt mình:
— Anh chưa về à?
Người con cả nói:
— Thưa vẫn chưa! Trước kia vì việc thằng em. Nay em nó may được hưởng lệnh đại xá, vậy lại đây chào cụ để về.
Trang Sinh biết ý muốn lấy lại vàng, bèn nói:
— Anh vào trong nhà lấy lại vàng!
Người con trưởng liền tự vào nhà lấy vàng đem ra, lòng mừng khấp khởi.
Trang Sinh tuy đã nói có ý trả vàng cho Chu Công, nhưng xấu hổ vì bị đứa trẻ con nó đánh lừa, bèn ra mắt vua Sở mà nói rằng:
— Tôi trước có nói chuyện về ngôi sao mỗ. Nhà vua nói sẽ sửa đức mà bù lại. Nay tôi ra đường đâu cũng đồn rằng: Đứa con Chu Công là một nhà giàu ở Đào. Giết người bị tù ở Sở. Nhà nó đem vàng đút lót các quan hầu nhà vua. Vậy nhà vua không phải vì biết thương nước Sở mà ra lệnh đại xá đâu, chỉ vì chuyện con Chu Công đó thôi!
Vua Sở cả giận, liền làm án giết con Chu Công. Ngày mai bèn xuống lệnh ân xá. Con cả Chu Công sót lại, được đưa đám táng em trở về. Người mẹ và người làng đều lấy làm xót thương. Chỉ có Chu Công cười một mình mà rằng:
— Ta cũng biết thế nào nó cũng giết em nó, không phải nó không yêu em nó đâu, nhưng có điều là nó không thể dửng dưng nổi. Nó từ nhỏ đã cũng chịu khổ cùng ta, thấy việc làm ăn khó, cho nên bỏ của thì tiếc. Đến như thằng út nó đẻ ra là thấy giàu: Cưỡi xe bền, rong ngựa tốt, theo đuổi cẩu cáo, nào có biết từ đâu mà đến, cho nên phung phí, thường chẳng biết tiếc rẻ gì cả. Hôm trước ta sở dĩ muốn sai thằng Út, chỉ vì cớ nó biết coi thường tiền bạc đó mà thôi. Thằng Cả thì không biết thế, vì vậy mà làm chết em nó. Lẽ đời là thế, có gì đáng thương. Thì ngày đêm ta vẫn mong nó đưa đám tang em nó về...”.
IV. Quan điểm của Trần Kế Xương
Trần Kế Xương, quê quán làng Vị Xuyên tỉnh Nam Định, thường gọi là ông Tú Xương. Đỗ tú tài sớm, nổi tiếng là một người hay chữ mà thi mãi không đậu Cử nhân. Ở nhà dạy học, ngâm vịnh rất nhiều. Ông sở trưởng nhất về lối văn phúng thế, bài nào cũng có giọng chua cay mai mỉa, lại có tài xuất khẩu thành chương, nên nhiều bài thơ văn của ông rất tự nhiên là hay.
Tú Xương để lại cho hậu thế nhiều bài thơ trào phúng, châm biếm, lộng ngôn, hài hước, như bài thơ “Dại Khôn” sau đây:
Dại Khôn
Thế sự đua nhau nói dại khôn.
Biết ai là dại, biết ai khôn?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
Dại chốn văn chương ấy dại khôn.
Mấy kẻ nên khôn đều có dại,
Làm người có dại mới nên khôn.
Cái khôn ai cũng khôn là thế.
Mới biết trần gian kẻ dại khôn.
Trong bài thơ trên, có sáu câu đầu trình bày sự khôn dại của người đời một cách sâu sắc và chí lý, còn hai câu sau gần như thừa, có lẽ nhà thơ muốn thêm vào cho đủ tám câu, cho trọn một bài thất ngôn bát cú, chứ thật ra hai câu đó chẳng có ý tứ gì mới lạ cả.
Hai câu có nghĩa nhất là:
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
Dại chốn văn chương ấy dại khôn.
Trong hai lãnh vực đó: văn chương và cờ bạc, thì Tú Xương đã chọn văn chương làm thú vui và hoạt động của mình. Và ông cũng tự nghĩ rằng văn chương tuy không đem lại tiền của, nhưng cũng có thể mở mang trí tuệ và đem lại vinh quang.
V. Quan điểm của Phan Bội Châu
Nói về khôn và dại, cụ Phan Sào Nam đã viết như sau: “Khôn sống bống chết” là một câu thành ngữ ở đầu miệng người ta. Nhưng có ai biết đâu! Khôn mà đã chắc gì sống đâu! Vụng bống mà đã chắc gì khôn, kia những người chết đó, cũng vị tất thảy là người vụng. “Than ôi! Cơ đời biến chuyển, tránh né pháo mã, lại e mắc phải pháo đầu, đường đời nhiêu khê, “thấy được đường quang, e bước quàng đường rậm!” Có lúc vì khôn mà sống, lại có lúc vì khôn mà chết! Có lúc vì dại mà chết, nhưng có lúc nhờ dại mà sống!
“Xưa ông Ninh Võ Tử gặp lúc nước hữu đạo thì thấy ra một người khôn, gặp lúc nước vô đạo thì lại thấy ra một người dại. Mà đức Khổng Tử phán đoán ra rằng: “Cái khôn của ông, người ta có thể bằng được, còn cái dại của ông người ta không thể bằng được”.
Chúng ta mở đôi mắt xem đời, đem một bộ óc xét việc khôn hay dại, dại hay khôn, biết lấy gì làm bằng cớ ư? Nếu ta biết được thập phần chắc chắn cái nên khôn mà khôn, thì khôn là sống, cái nên dại mà dại, thì dại là sống. Sống chẳng phải chết ở nhãn tiền, mà e chết ở thân hậu. Muốn cầu cho hoàn toàn sự sống, có gì hơn một chữ biết nữa đâu! Hay đáo để! Mà cũng tinh thấu đáo để. Chỉ có sáu chữ: “Khôn chết, dại chết, biết sống”.
Ta còn tìm thấy cổ ngữ “bống” trong câu ca dao lịch sử:
Lênh đênh qua bể Thân Phù
Khéo tu thì sống, bống tu thì chìm!
Ám chỉ việc Nguyễn Hữu Chỉnh, tức là Bằng Quận Công, tức là “con sáo sang sông” chở vàng bạc châu báu từ Bắc Hà vào Nam, ngang tới cửa bể Thần Phù thì bị sóng to gió lớn mà chìm thuyền, bao nhiêu của cải bị rơi xuống vực sâu! Đó là kho vàng Sầm Sơn đã từng làm náo động công luận nước ta vào thời tiền chiến. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Chỉnh nhờ “Trời còn ngó lại” mà thoát nạn, rồi còn vùng vẫy một thời gian nữa trước khi bị Nguyễn Huệ trị tội.
VI. Quan niệm của Tản Đà
Cái “biết” của Trang Tử có phần giống với cái “Thiên Lương” của Tản Đà, đã từng có cái mộng làm “nhà văn học kiêm triết học ở Đông Dương” được Trời trao cho sứ mạng xuống trần để truyền bá Thiên Lương:
Trời định sai con một việc này;
Là việc Thiên Lương của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay.
Tản Đà giải thích: Thuật “Thiên Lương” là cái hay của Trời cho, tự nhiên trong lòng người, phàm người ai cũng có”.
1. Lương tri là cái trí giác của trời cho, để cảm biết sự vật.
2. Lương tâm là cái bụng dạ của trời cho, để tiếp nhận các sự vật.
3. Lương năng là cái tài giỏi của trời cho để làm theo các sự vật.
Thiên Lương có “sức vận động khỏe hay yếu là bởi Thiên Lương lớn hay bé. Phương hướng vận động tùy theo khí lực của mỗi người”.
Thiên Lương có công dụng: “Người ta hơn vật là nhờ có thiên lương. Các người hơn người được là nhờ có thiên lương hơn người. Thế giới mỗi ngày được tiến hóa là nhờ có thiên lương của những người hơn người”.
Theo tôi, Thiên Lương là lẽ phải (le bon sens, la sapience), mà lẽ phải là điều do Trời ban đồng đều (la chose la mieux partagée du monde).
Trần Thái Tông (1198-1258), tác giả Khóa Hư Lục, chủ trương rằng người ta sinh ra trên đời này, có kẻ khôn, người dại, hết thảy đều nhờ vào sự giác ngộ cả: “Đạo Phật không chia ra phương Nam phương Bắc, ở đâu cũng lấy sự tu hành để tìm. Tính người ta có kẻ khôn, kẻ ngu, hết thảy đều nhờ vào sự giác ngộ cả. Cho nên việc dẫn dụ đám mê muội, vạch rõ con đường sống chết, ấy là tôn chỉ chính của Phật. Đến việc cầm cân nẩy mực cho hậu thế noi theo, làm khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau, ấy là trách nhiệm trọng yếu của các tiên thánh Khổng Nho. Bởi vậy mà Lục Tổ Huệ Năng có nói:
“Tiên thánh và đại sư không có khác nhau, nên biết rằng giáo lý của Phật tổ lại phải mượn tay thánh nhân xưa để truyền bá ra cho đời. Nay ta sao lại có thể lấy trách nhiệm của Thánh Nhân xưa làm trách nhiệm của mình, giáo lý của Phật làm giáo lý của mình được”.
Kết luận
Lại có kẻ bàn về sự sống chết cho rằng: Người ta xưa nay ta vẫn cho khôn ngoan thì chóng già, ngu xuẩn thì sống lâu (ngu si an hưởng thái bình), gỗ tốt hay bị đẽo gọt (danh mộc năng khắc), còn “hủ mộc nan điêu” (gỗ mục khó chạm). Người khôn dùng trí, dùng sức nhiều thì chóng suy yếu. Người ngu chỉ ăn no ngủ kỹ, không lo lắng gì thì sống lâu. Tây phương cũng có câu tục ngữ “Heureux les pauvres desprit!”.
Nhưng xét một cách khác thì trái lại hẳn: “Khôn thì sống, dại thì chết, khôn ăn người, dại người ăn”.
Ngạn ngữ La Tinh có câu: “Homo hominem lupus” (lhomme est un loup pour lhomme), người là chó sói của người!
Lời đáp của đức Khổng Tử với Ai Công chỉ đề cập hai điều khôn và dại mà thôi. Nay, Phan Sào Nam dựa trên tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử thêm vào một điều nữa là biết. Biết đây đồng nghĩa với Trí của Hán Tự, còn Tây Phương thì dùng những chữ: intelligence, clairvoyance, discernement, clear-sightedness... Trí là một trong năm đức tính mà đạo Khổng gọi là ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Ta cũng nên hiểu thêm rằng Trí rất gần với Khôn, rất xa với Dại. Ngoài ra, nhiều lúc cũng phải giả dại để cho được việc, để thoát thân, để tự cứu mình ra khỏi nguy khốn, cho nên mới có thành ngữ: giả dại qua ải. Và dại đó tức là khôn vậy.
Về phần cụ Trạng Trình, ai khôn hơn cụ? Nhưng cụ vẫn tự cho mình là dại:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao!
Cũng như Đào Uyên Minh (372-427) đời Đông Tấn, đương làm tri huyện Bành Trạch, mà quan trên buộc phải mang đai ra đón, bèn treo ấn từ quan, rút về vườn cũ, ca ngâm “Qui khứ lai từ” như là để nhắn nhủ với người đời rằng “Nay khôn rồi chẳng dại như xưa":
Ăn năn thì sự đã rồi,
Từ đây nghĩ lại biết thôi mới là.
Lối đi lạc chửa xa là mấy,
Nay khôn rồi chẳng dại như xưa.
Con thuyền thuận nẻo gió đưa,
Gió hây hẩy áo, thuyền lơ lửng chèo.
Dealing with Insult - Buddha
Buddha was not upset by these insults. Instead he asked the young man "Tell me, if you buy a gift for someone, and that person does not take it, to whom does the gift belong?"Lord Buddha explained how to handle insult and maintain compassion.One day Buddha was walking through a village. A very angry and rude young man came up and began insulting him. "You have no right teaching others," he shouted. "You are as stupid as everyone else. You are nothing but a fake."
The man was surprised to be asked such a strange question and answered, "It would belong to me, because I bought the gift."
The Buddha smiled and said, "That is correct. And it is exactly the same with your anger. If you become angry with me and I do not get insulted, then the anger falls back on you. You are then the only one who becomes unhappy, not me. All you have done is hurting yourself."
"If you want to stop hurting yourself, you must get rid of your anger and become loving instead. When you hate others, you yourself become unhappy. But when you love others, everyone is happy."
The young man listened closely to these wise words of Lord Buddha. "You are right, Enlightened One, "he said. "Please teach me the path of love. I wish to become your follower."
Lord Buddha answered kindly, "Of course. I teach anyone who truly wants to learn. Come with me."
Beautiful Quotes
If you are right then there is no need to get angry
And if you are wrong then you don't have any right to get angry.
Patience with family is love,
Patience with others is respect,
Patience with self is confidence, and
Patience with GOD is faith.
Never Think Hard about PAST,
It brings Tears...
Don't Think more about FUTURE,
It brings Fears...
Live this Moment with a Smile,
It brings Cheers.!!!!
Every test in our life makes us bitter or better,
Every problem comes to make us or break us,
Choice is ours whether we become victim or victorious !!!
Search a beautiful heart not a beautiful face.
Beautiful things are not always good
but good things are always beautiful.
Remember me like pressed flower in your Notebook.
It may not be having any fragrance
but will remind you of my existence forever in your life.
Do you know, why God created gaps between fingers?
So that someone who is special to you, comes and fills those gaps by holding your hands forever.
CUỘC ĐỤNG ĐỘ GIỮA HAI NỀN VĂN MINH “HÁN – HỒI”
CUỘC ĐỤNG ĐỘ GIỮA HAI NỀN VĂN MINH “HÁN – HỒI” SẮP BÙNG NỔ?
I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ XUNG ĐỘT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH:
Nhà chánh trị học SAMUEL P. HUNTINGTON, giáo sư Đại học Harvard Hoa Kỳ. Năm 1993, ông xuất bản tác phẩm “THE CLASH OF CIVILZATIONS AND THE REMAKING OF WORLD ORDER” (Sự đụng độ, của các nền văn minh và sự sắp xếp lại trật tự thế giới) do nhà xuất bản Simon & Schuster (New York) ấn hành. Quan điểm của ông rất gần gũi với Quincy Wright: “Xung đột giữa hai lực lượng vũ trang của những nền văn hóa và của những tình cảm khác biệt”. Hungtinton, trong tác phẩm nầy, 2 từ “văn minh” và “văn hóa” gần như đồng nghĩa với nhau. Nhưng, theo Oswald Spengler xem “văn minh” là giai đoạn phát triển cuối cùng của một nền “văn hóa”. Giải thích chi tiết hơn thì có Alfred Weber & Robert M. Mclver như sau:
• Văn minh chỉ phần thực tiễn và điều kiện vật chất bao gồm cả khoa học và kỹ thuật.
• Văn hóa chỉ phần giá trị tinh thần bao gồm tôn giáo, triết lý, tư tưởng, văn học, nghệ thuật…
Theo Samuel P. Huntington, thế giới bị phân chia bởi 6 nền văn minh sau đây:
• Nền văn minh Phương Tây gồm Âu Châu và Bắc Mỹ trên cơ sở TÔN GIÁO (Thiên Chúa Giáo và Tin Lành)
• Nền văn minh Phương Đông (Trung Hoa và các nước Đông Á như Việt Nam, Đại Hàn) dựa trên cơ sở Khổng giáo.
• Nền văn minh Nhật Bản dựa trên cơ sở đạo Shinto Nhật, Phật giáo và Khổng giáo.
• Nền văn minh Hồi giáo (Á Rập, Thổ Nhỉ Kỳ, Malaysia)
• Nền văn minh Hindou của Ấn Độ.
• Nền văn minh Slavo (Nga và Đông Âu)
Quan điểm của Huntington cho rằng: “văn hóa” là lối sống chung của con người trong cộng đồng và “văn minh” là những tập hợp văn hóa (culture groups) của con người trong cộng đồng và bản sắc văn hóa được xác định bởi: ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, phong tục tập quán. Vì vậy, ông cho rằng chiến tranh giữa nước nầy với nước nọ không phải là xung đột giữa các quốc gia mà chính là “SỰ ĐỤNG ĐỘ GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH”. Nguyên nhân của những cuộc xung đột nầy là xuất phát từ những khác biệt về giá trị văn hóa, tôn giáo, bản sắc dân tộc, nhân quyền…giữa các nền văn minh. Xung đột không những chỉ xảy ra giữa các nền văn minh chính mà còn diễn ra bên trong các nước cùng chung một nền văn minh như trường hợp của Trung Hoa và Việt Nam. Ông còn đánh giá Trung Cộng và Hồi giáo là hai THẾ LỰC THÁCH THỨC LỚN NHẤT cho nền văn minh Phương Tây trong thế kỷ XXI.
Sự kiện 9/11 /2001, thế lực “Hồi Giáo” dưới sự lãnh đạo của Osma bin Laden đã đem chiến tranh từ bên ngoài tiến hành trên lãnh thổ Hoa Kỳ, đó là gốc rễ của sự xung đột giữa hai nền “văn minh Hoa Kỳ – Hồi Giáo” dưới dạng CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ. Nguyên nhân của sự xung đột nầy bắt nguồn từ những khác biệt về giá trị văn hóa, tôn giáo, dân tộc tính, nhân quyền giữa các nền văn Phương Tây và Hồi giáo. Thực tế, lịch sử đã có những cuộc xung đột giữa những nền văn minh vào thời trung cổ, điển hình là những cuộc THẬP TỰ CHINH vào thế kỷ XI – XIII và sự đàn áp Phật Giáo của người Hồi giáo Phương Bắc trong thời thống trị Ấn Độ hồi thế kỷ XII đến đầu thế kỷ thứ XVI.
II. CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH “HOA KỲ + PHƯƠNG TÂY – HỒI GIÁO”:
Tổ chức khủng bố Al Qaeda được lãnh đạo bởi hai tên lãnh tụ tối cao Osama bin Laden và Khalid Sheik Mohammed (KSM) mà chủ trương của tổ chức Al Qaeda là tấn công Hoa Kỳ (Al Qaeda aims at at the American Homeland) và các nước Phương Tây. Tên trùm KMS đi khắp thế giới để tổ chức và phát triển mạng lưới khủng bố toàn cầu từ Âu Châu , Trung Đông, Nam Mỹ và riêng tại Á Châu có trùm khủng bố Phi là Raoul Sayyaf tham gia tổ chức khủng bố Al Qaeda.
Khi nghe tin Osama bin Laden bị giết ở Pakistan làm cho nhiều người liên tưởng đến cái chết của Trotzky. Tại sao Staline không giết Trotzky ngay mà chỉ bị lưu đày sống lưu vong tại Mexico mãi cho đến hơn 10 năm sau, khi Đức phát động chiến tranh vào đất Nga thì việc phải giết Trotzky, Staline cho thi hành gấp.
Đọc lại báo cáo viết bởi CALVIN WOODWARD ngày 28/11/2009 với tựa đề “Bin Laden was within reach” (Osama bin Laden nằm trong tầm tay): Trùm khủng bố Osama bin Laden nằm trong tầm tay của lực lượng Hoa Kỳ tại vùng núi Tora Bora của Afghanistan khi cấp chỉ huy quân sự Hoa Kỳ chọn quyết định quan trọng là không truy kích trùm khủng bố bằng quân số đông (massive force).
Phúc trình của Thượng viện khẳng định rằng, thất bại trong việc bắt sống hay giết bin Laden vào lúc có cơ hội cao nhất vào tháng 12 năm 2001. Vẫn theo phúc trình của Thượng viện viết: Việc trừ khử tên trùm khủng bố trên chiến trường 8 năm trước là đã loại bỏ nguy cơ toàn cầu của chủ nghĩa cực đoan (worldwide extramist threat).
Quyết định mở cửa cho bin Laden trốn sang Pakistan là cho phép hắn nổi bật lên như một biểu tượng có sức thuyết phục để tiếp tục thu hút đều đặn nguồn tài chánh từ những tên cuồng tín trên khắp thế giới. Sự thất bại không hoàn thành sứ mạng cho thấy đã mất đi vĩnh viễn nhiều cơ hội làm thay đổi cục diện cuộc xung đột ở Afghanistan và phong trào khủng bố quốc tế trong tương lai. (The dicisions that opened the door for his escape to Pakistan allowed bin Laden to emerge as a potent symbolic figure who continues to attract a steady flow of money and inspire fanatics world-wide. The failure to finish the job represents a lot opportunity that forever altered the course of conflict in Afghanistan and the future of international terrorism).
Sự thất bại trong chiến dịch tóm cổ bin Laden không phải là chuyện không thể tránh được. Vào thời điểm đầu tháng 12/ 2001, sau một thời gian dài bin Laden và tên phụ tá Ayman Zawahiri bị lực lượng Mỹ truy lùng săn đuổi liên tục và bị không quân oanh tạc tả tơi. Đường cùng, phải trốn vào trong một dãy hang động và đường hầm trong một địa thế hiểm trở ở phía Đông Afghanistan chỉ cách biên giới Pakistan dài dặm mà thôi. Rõ ràng, bin Laden và đồng bọn bị đuổi dồn vào chân tường và chắc chắn sẽ bị lực lượng Mỹ và đồng minh bao vây và tràn ngập vào hang động nầy bất cứ lúc nào. Theo Steve Coll cho biết về gia đình của bin Laden thì Osama bin Laden đã viết sẵn di chúc vào ngày 14/12 /2001.
Nhưng, cuộc tấn công tràn ngập cuối cùng mà bin Laden lo sợ bị tóm cổ đã không xảy ra, bởi những lý do sau đây:
• Có mặt tại Tora Bora chỉ có hơn 100 lực lượng đặc biệt, không đủ sức đánh đánh bại quân phòng thủ Al Qaeda. Yêu cầu tăng thêm quân bị từ chối.
• Yêu cầu điều động lực lượng phục kích, chặn con đường rút lui của bin Laden và đồng bọn rút chạy về phía biên giới Pakistan chỉ cách đó vài dặm đường không được chấp thuận.
• Lúc đó có hơn 1.000 quân thuộc hai đơn vị viễn thám Mỹ đang đóng quân gần vùng Kandahar. Nhưng, yêu cầu của người chỉ huy xin được tăng cường thêm quân để xiết chặt vòng vây bin Laden đều bị khước từ.
Tháng 6 năm 2010, chương trình tối mật của Cơ quan Trung ương Tình báo Hoa Kỳ CIA nhằm bắt sống và ám sát thành phần lãnh đạo Al Qaeda đã bị giám đốc CIA là Leon Panetta hủy bỏ. Cả ông Giám đốc CIA và Quốc hội Hoa Ky đều không cho biết chi tiết lý do tại sao? Cũng giống như cái chết của nhân vật Trotzky, phải mất 10 năm sau, sinh mạng của Osama bin Laden mới được định đoạt như chúng ta đã biết.
Điểm cùng của biến cố 9/11 là thu phục nhân tâm cộng đồng Hồi giáo trên Thế giới để hóa giải cuộc ĐỤNG ĐỘ GIỮA HAI NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY – HỒI GIÁO chớ không phải giết Osama bin Laden. Nếu giết Osama bin Laden vào 10 năm trước còn gây nhiều rắc rối hơn, gây nhiều hận thù hơn và Trung Cộng thủ vai trò ngư ông đắc lợi dài dài. Nếu giết Osama bin Laden mà chấm dứt được khủng bố thì đâu cần đến quân đội làm gì? Vì vậy, không tiêu diệt bin Laden trái lại còn dung dưỡng. Không giết lúc nầy, nhưng sẽ giết vào dịp khác, đúng lúc phải giết giống như thân phận của Trotzky.
Thế giới Hồi Giáo Á Rập là một thế giới phức tạp. Từ thập niên 1960, có 4 khuynh hướng khác nhau:
• Chống Tây Phương, thân Đệ tam QTCS: Nasser của Egypt, Syria và Yamen.
• Chống Tây Phương, chống Cộng sản, theo XHCN Maoism: Gaddafi của Libya.
• Thân Tây Phương: Marốc, Tunisia, Algeria…
• Nghiêng hẳn về Hoa Kỳ & Phương Tây: Iran với vua Shah, Saudi Arabia, Jordan và Kuwait.
Đừng quên chi tiết nầy: gần 6 năm, bin Laden sống cuộc đời vương giả trong tòa lâu đài xây năm 2005 với các tường cao từ 12 – 16 ft ngay thành phố quân sự Abbottabad, cách thủ đô gần 2 giờ lái xe, cách trường Võ Bị Quốc Gia Pakistan khoảng 1 km và cách đó không xa là doanh trại của một Lữ đoàn thuộc Sư đoàn 2 bộ binh của Pakistan. Làm sao Quân trấn trưởng của thành phố nầy không biết nhân vật nào sống trong lâu đài đó? Không lẽ CIA cũng không biết nốt? Trung ương tình báo Hoa Kỳ còn tìm ra chính xác hang động mà bin Laden và người phụ tá Ayman Zawahiri trốn trong bước đường cùng, huống hồ gì bin Laden đang sống giữa thanh thiên bạch nhật trong một quân trấn của QĐ Pakistan?
Trong quá khứ, Pakistan đã từng giúp CIA tóm cổ được Ramzi bin al – Shibh trong một cao ốc ở Karachi, bắt được Abu Zubaydah tại Faisalbad và Kalid Sheikh Mohammaed, người chỉ huy vụ đánh 9/11 rồi giao cho Hoa Kỳ khai thác. Tình báo QĐ Pakistan (ISI) đâu có tệ. Trên thực tế, chính quyền Obama phải thừa nhận chánh phủ Pakistan đã giúp Mỹ bắt nhiều tay khủng bố quan trọng nhiều hơn bất cứ quốc gia khác.
Trong Thế chiến thứ II, TT Franklin D. Roosevelt ra lệnh cho Bộ Trưởng Hải Quân lúc bấy giờ là Frank Knox: “Tóm Yamamoto!” (Get Yamamoto!). Tình báo Mỹ đã theo dõi đường đi nước bước của con rồng Thái Bình Dương Yamamoto trong 16 tháng liền. Ngày 18/4/ 1943, tình báo Mỹ biết chính xác chi tiết giờ giấc chiếc phi cơ chở Yamamoto bay vào gần đảo Bougainville. Một phi đội Mỹ được điều động tới vùng trời nầy chận đầu và chiếc phi cơ chở Yamamoto bị bắn hạ. Osama bin Laden gần như bị giam lỏng ở lâu đài của hắn ở thị xã Abbottabad trong suốt thời gian dài trên 6 năm. Hoa Kỳ với nền khoa học kỷ thuật hiện đại mà CIA không phát hiện được bin Laden ở đấy mới là chuyện lạ?
III. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA OSAMA BIN LADEN TRONG CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH “PHƯƠNG TÂY – HỒI GIÁO”:
Khi Đế Quốc Liên Xô chiếm đóng Afghanistan biến nước nầy thành một nước Hồi Giáo Cộng Sản”. Osama bin Laden được CIA và lực lượng quân sự Hoa Kỳ huấn luyện trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Liên Xô tại chiến trường Afghanistan. Bin Laden là người đầu tiên hô hào “Hồi Giáo Thánh Chiến” chống Liên Xô. Osama gặp Zawahiri như hổ thêm cánh, cả hai qua Afghanistan kết hợp với lãnh tụ Taliban và thành lập một đội quân Á Rập và xây dựng chiến khu ở Tora Bora. Lực lượng vũ trang Liên Xô mở những cuộc tấn công qui mô vào vùng Tora Bora nhiều lần nhưng thất bại. Cuối cùng Đế quốc Liên Xô thất bại và tháo chạy khỏi Afghanistan.
Đầu thập niên 1990, Al Qaeda chuyển mục tiêu từ kháng chiến chống Liên Xô ở Afghanistan với sự trợ giúp của Hoa Kỳ qua mục tiêu mới là chống Hoa Kỳ và Phương Tây sau khi Hoa Kỳ và Đồng minh đánh Iraq, giải phóng Kwait. Mở đầu cuộc thánh chiến là đánh bom tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Kenya và Tanzania. Đánh bom tuần dương hạm USS Cole bỏ neo tại cảng Aden, Yemen. Al Qaeda với sự yểm trợ hàng triệu USD của Trung Cộng; vì vậy, Trung Cộng rảnh tay tổ Thế Vận Hội tại Bắc kinh năm 2008 mà không sợ nhóm Hồi Giáo quá khích Taliban và Al Qaeda phá hoại và bin Laden đã làm ngơ để cho Trung Cộng đã thẳng tay đàn áp và tàn sát dã man các cuộc nổi dậy của dân Hồi Giáo Tân Cương mà không lên tiếng chống đối. Trong khi đó, nhóm Al Qaeda trong tổ chức ISLAMIC MAGHREB (AQIM) – một chi nhánh của Al Qaeda ở Bắc Phi – tuyên bố bằng lời lẽ sắt máu: “Thề sẽ tấn công vào lực lượng 50 ngàn công nhân Trung Cộng đang làm việc ở Algeria và hàng trăm ngàn công nhân TC khác đang lao động rải rác trên lục địa Phi Châu, mục đích là để trả thù cho sự đàn áp đẫm máu của Bắc Kinh đối với người Hồi Giáo anh em ở Tân Cương.” Còn một nhóm LYIAN ISMALIC FIGHTING GROUP (LIFG) cũng phản đối đường lối của tổ chức khủng bố của bin Laden. Rõ ràng, nội bộ Al Qaeda do Osama bin Laden lãnh đạo đã phân hóa trầm trọng. Thổ Nhỉ Kỳ cũng phản ứng quyết liệt, báo chí đồng loạt tố giác BẮC KINH TÀN SÁT NHỮNG NGƯỜI UIGHURS ANH EM CỦA HỌ. Hội đồng tối cao Al Qaeda có khoảng từ 6 đến tám lãnh đạo trong vùng biên giới Afghanistan – Pakistan. Một nguồn tin không chính thức của ông Benotman nói với CNN rằng, ông Saif al Adel, còn có tên là Muhamad Ibrahim Makkawi thuộc nhóm chiến binh Hồi Giáo LIHG được chọn làm lãnh tụ tạm thời của tổ chức Al Qaeda.
IV. NHẬN ĐỊNH SAU CÁI CHẾT CỦA OSAMA BIN LADEN:
Uy tín của Osama bin Laden càng ngày càng giảm sút rõ rệt. Không một quốc gia nào trong Thế Giới Hồi Giáo coi bin Laden như một anh hùng. Trái lại, họ coi Jihad al Qaeda đi ngược lại với chân lý hài hòa của Islam và coi bin Laden là kẻ phá đạo Islam. Thế giới Hồi Giáo đã thay đổi một chiều hướng khác, hoàn toàn đối lập với lý tưởng của Osama bin Laden. Một phong trào đòi hỏi của giới trẻ, đa số là sinh viên, học sinh, giới trí thức…họ đòi hỏi “Tự do – Dân chủ” đang trổi dậy mạnh mẽ trong thế giới Hồi giáo. Họ mong muốn có một cuộc sống tự do, no ấm, bình đẳng và phát triển kinh tế thị trường theo mô hình của các nước Phương Tây để mọi người dân có công việc làm. Điều đó có nghĩa: cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “HOA KỲ + PHƯƠNG TÂY VÀ HỒI GIÁO” sẽ cáo chung theo cái chết của Osama bin Laden. Giới trẻ của Thế Giới Hồi Giáo đã thức dậy và câu hỏi chính của họ là Osama bin Laden có cống hiến một mô hình chánh trị lý tưởng gì cho Thế giới Hồi Giáo? Ngoại trừ tổ chức mạng lưới khủng bố toàn cầu mà mục tiêu của nó tấn công Hoa Kỳ (Al Qaeda aims at the American homeland). Giới trẻ trong thế giới Hồi giáo quan niệm rằng, không nhất thiết phải xem Mỹ là kẻ thù phải tiêu diệt mà quên đi ưu tiên hàng đầu là nhu cầu canh tân xã hội theo mô hình của Mỹ và Phương Tây. Họ đã đã chọn con đường tiến về phía trước khác hẳn với con đường mà Osama bin Laden đã vạch ra.
Tiến sĩ JACK A. GOLDSTONE của Trường Đại Học George Mason, Virginia nhận định trong bài viết “THE NEW ARAB REVOLT” do tạp chí Foreign Affairs phát hành tháng 5/2011: Nguyên nhân cuộc nổi dậy của cách mạng Ả rập khá đơn giản nhưng rất mạnh mẽ “tức nước vỡ bờ”. Giới trẻ là động lực chính, vượt qua khỏi giới hạn tôn giáo Islam. Phụ nữ là một yếu tố mới và một động lực mới rất quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử Hồi Giáo Thế Giới đã nổi dậy, họ là thành phần có học thức…
Theo phúc trình đặc biệt của tờ báo The Economist: WALKING FROM ITS SLEEP – A SPECIAL REPORT ON THE ARAB WORLD, July 25 – 2009 đã tiên liệu từ 2 năm trước. Cách mạng sẽ nổ ra như một định luật tất yếu theo dây chuyền từ Bắc Phi, qua Egypt, Libya, Bahrain, Yamen, Syria… dù ngoan cố, cứng rắn tới đâu các chế độ độc tài dưới bất cứ hình thức nào như Qaddafi Libya hay Asad Syria cũng phải sụp đổ, không thể tránh khỏi và Osama bin Laden phải chết đúng lúc để chấm dứt cuộc xung đột giữa hai nền văn minh “Hoa Kỳ + Phương Tây – Hồi Giáo” và nó sẽ mở đầu cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “HÁN – HỒI”, đó là điều Trung Cộng lo sợ nhất phải đương đầu với cuộc “KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA HỒI GIÁO TÂN CƯƠNG” với sự yểm trợ của Jihad al Qaeda giúp một dân tộc Hồi Giáo anh em đấu tranh giành độc lập . Chắc chắn dân Hồi giáo Tân Cương sẽ liên kết với dân Tây Tạng và Mông Cổ thành một mặt trận thống nhất chống Trung Cộng ở biên giới Phía Bắc. Chắc chắn Jihad al Qaeda sẽ kêu gọi mạng lưới khủng bố toàn cầu tấn công trừng phạt các công nhân Trung Cộng sống tập trung tại Bắc Phi, Trung Cận Đông, Đông Nam Á, những nơi đại diện cho quyền lợi của Trung Cộng như Đại Sứ Quán, Tổng Lãnh sự, khu thương mãi sầm uất ở nước ngoài. Al Qaeda sẽ tấn công thẳng vào nền kinh tế Trung Cộng bằng cách phá hoại các đường ống dẫn dầu Nga – Trung Cộng chạy giữa Siberia và những thành phố miền Đông Bắc Trung Cộng.
Chưa chi Trung Cộng đã la hoảng, đang kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp chống điều họ gọi là vấn đề khủng bố trong nước, hầu hết xảy ra trong tỉnh Tân Cương với đa số là người Hồi giáo. Trung Cộng lên án khối dân sắc tộc thiểu số Uighurs muốn ly khai đòi độc lập bằng bạo lực, trong khi người Uighurs qui lỗi cho Bắc Kinh đàn áp văn hóa và tôn giáo của họ (nguồn VOA 17/5/ 2011). Nữ phát ngôn Khương Du thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Cộng nói dối không ngượng mồm rằng: “Trung Cộng là một trong nhiều nạn nhân của nạn khủng bố”? Cả thế giới ai cũng biết hai dân tộc Tây Tạng & Tân Cương là nạn nhân của chánh sách đàn áp dã man và thật tàn bạo trên qui mô lớn của nhà cầm quyền Trung Cộng. Phản ứng hoảng hốt của bọn lãnh đạo Trung Nam Hải, đã được bà Ngoại Trưởng Mỹ đánh giá khi trả lời cuộc phỏng vấn của Jeffrey Goldberg nói về viễn tượng sụp đổ của Trung Cộng như một định mệnh: “Chế độ của Trung Cộng chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Cộng giờ đây đang làm những việc vô ích như những tên HỀ.”
Cả thế giới đều biết biến cố cuộc nổi dậy ngày 5/7/ 2009 của người UIGHURS tại URUMQI bị lực lượng an ninh Trung Cộng đã ra tay đàn áp dã man, khiến khoảng 200 người thiệt mạng và gần 2.000 người bị thương và còn không biết bao nhiêu ngàn người Uighurs bị ta tấn dã man đến chết ở trong tù? Tại “HỘI NGHỊ UIGHURS THẾ GIỚI” do bà REBYA KADEER làm chủ tịch đã nhiều lần lên tiếng báo động trước cộng đồng Thế giới, tố cáo bọn Bắc Kinh đang theo đuổi chánh sách diệt chủng dân Uighurs rất thậm độc để Hán hóa. Bà đã báo động: gần 10.000 người Uighurs tại Urumqi mất tích trọn một đêm 5/7/ 2009 và từ đó đến nay Trung Cộng không ngừng chiến dịch đàn áp và khủng bố tàn bạo người Uighurs tại Tân Cương. Sau cái chết của Osama bin Laden, cuộc đối đầu giữa hai nền văn minh “HÁN – HỒI” chắc chắn sẽ nổ ra; nếu như “Hội Đồng Tối Cao AL QAEDA” chọn một lãnh tụ của chi nhánh AQIM hoặc LIFG làm lãnh tụ của tổ chức Al Qaeda.
Bất cứ một tân lãnh tụ nào của Al Qaeda cũng nhận định rằng, Hoa Kỳ là một quốc gia luôn luôn mở rộng vòng tay đón nhận mọi tôn giáo tự do truyền giáo mà không hề cấm đoán. Một sự kiện đáng ghi nhớ vào tháng 4 năm nay tại San Jose, California, Thống Đốc California Jerry Brown và Thị trưởng San Jose Chuck Reed đã cùng với các chức sắc tôn giáo đến tham dự lễ khánh thành ngôi đền SIHK GURDWARA thật vĩ đại tại San Jose. Hàng ngàn tín đồ đạo Sihk từ miền Bắc California kéo về tham dự ngày đại lễ nầy. Trên toàn nước Mỹ, có biết bao nhiêu nhà thờ Hồi Giáo mọc nhan nhản khắp nơi được chánh quyền địa phương bảo vệ chu đáo.
Ngược lại, tính đến năm 1966, Hồng Quân Trung Cộng đập phá hơn 151 đền Thánh Hồi Giáo tại Kashgar, giáp biên giới với Kirghizie và biến một thánh đường đẹp đẻ thành một chuồng nuôi heo. Dân Tây Tạng cũng cùng chung số phận với dân Tân Cương, có hơn 6.000 cơ sở văn hóa, đền đài, chùa chiềng, tu viện cổ kính bị Hồng quân Trung Cộng đốt sạch, phá sạch cùng với những bộ kinh Phật vô cùng quý giá. Mức độ đàn áp Phật Giáo cũng như Hồi Giáo ngày càng tinh vi và ác liệt. Chánh sách di dân Hán đã cưỡng bách diệt sinh đối với phụ nữ Tây Tạng và Tân Cương để hủy diệt tính thuần nhất chủng tộc và bản sắc dân tộc.
V. KẾT LUẬN:
Theo báo the Economist số ra ngoài 2/4/ 2011 với chủ đề : “Tôn giáo là một lực lượng chèo chống vươn lên trong thế giới Á Rập thức tỉnh.” (Relegion is a rowing force in a Arab awakening). Giới trẻ trí thức Á Rập đã bừng tỉnh, nhận thức rằng HỒI GIÁO – TỰ DO – DÂN CHỦ là những mục tiêu lựa chọn của cách mạng Á Rập. Nhìn vào phản ứng đầy phẩn nộ của thế giới Hồi Giáo sau biến cố Tân Cương năm 2009. Nhưng, những tên bạo ngược, khát máu đầy tham vọng Bắc Kinh vẫn không nao núng vì Osama bin Laden vẫn còn đó và bọn khủng bố Al Qaeda vẫn quyết liệt chống Mỹ và Phương Tây. Trung Cộng dùng bin Laden chống Mỹ, cũng giống như Mỹ đã dùng bin Laden chống Liên Xô trước đây.
Sau cái chết của bin Laden, cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “HOA KỲ + PHƯƠNG TÂY – HỒI GIÁO” sẽ cáo chung và nó sẽ chuyển biến thành cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “HÁN – HỒI” để yểm trợ cuộc “KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC UIGHURS”. Tân Cương, Tây Tạng và Mông Cổ sẽ liên minh thành một mặt trận giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng ở phía Bắc và ở phía Tây, Ấn Độ đang chờ cơ hội phản công lục địa, tái chiếm lại phần lãnh thổ ở biên giới đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm trước đây. Đó là chiến lược “tấn công gián tiếp” (indirect approach) của Hoa Kỳ để giải tỏa áp lực của Trung Cộng tại Biển Đông. Trung Cộng sẽ không còn đóng vai trò “ngư ông đắc lợi” nữa và lâm vào thế tứ bề thọ địch để chờ ngày sụp đổ…wait and see!
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ XUNG ĐỘT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH:
Nhà chánh trị học SAMUEL P. HUNTINGTON, giáo sư Đại học Harvard Hoa Kỳ. Năm 1993, ông xuất bản tác phẩm “THE CLASH OF CIVILZATIONS AND THE REMAKING OF WORLD ORDER” (Sự đụng độ, của các nền văn minh và sự sắp xếp lại trật tự thế giới) do nhà xuất bản Simon & Schuster (New York) ấn hành. Quan điểm của ông rất gần gũi với Quincy Wright: “Xung đột giữa hai lực lượng vũ trang của những nền văn hóa và của những tình cảm khác biệt”. Hungtinton, trong tác phẩm nầy, 2 từ “văn minh” và “văn hóa” gần như đồng nghĩa với nhau. Nhưng, theo Oswald Spengler xem “văn minh” là giai đoạn phát triển cuối cùng của một nền “văn hóa”. Giải thích chi tiết hơn thì có Alfred Weber & Robert M. Mclver như sau:
• Văn minh chỉ phần thực tiễn và điều kiện vật chất bao gồm cả khoa học và kỹ thuật.
• Văn hóa chỉ phần giá trị tinh thần bao gồm tôn giáo, triết lý, tư tưởng, văn học, nghệ thuật…
Theo Samuel P. Huntington, thế giới bị phân chia bởi 6 nền văn minh sau đây:
• Nền văn minh Phương Tây gồm Âu Châu và Bắc Mỹ trên cơ sở TÔN GIÁO (Thiên Chúa Giáo và Tin Lành)
• Nền văn minh Phương Đông (Trung Hoa và các nước Đông Á như Việt Nam, Đại Hàn) dựa trên cơ sở Khổng giáo.
• Nền văn minh Nhật Bản dựa trên cơ sở đạo Shinto Nhật, Phật giáo và Khổng giáo.
• Nền văn minh Hồi giáo (Á Rập, Thổ Nhỉ Kỳ, Malaysia)
• Nền văn minh Hindou của Ấn Độ.
• Nền văn minh Slavo (Nga và Đông Âu)
Quan điểm của Huntington cho rằng: “văn hóa” là lối sống chung của con người trong cộng đồng và “văn minh” là những tập hợp văn hóa (culture groups) của con người trong cộng đồng và bản sắc văn hóa được xác định bởi: ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, phong tục tập quán. Vì vậy, ông cho rằng chiến tranh giữa nước nầy với nước nọ không phải là xung đột giữa các quốc gia mà chính là “SỰ ĐỤNG ĐỘ GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH”. Nguyên nhân của những cuộc xung đột nầy là xuất phát từ những khác biệt về giá trị văn hóa, tôn giáo, bản sắc dân tộc, nhân quyền…giữa các nền văn minh. Xung đột không những chỉ xảy ra giữa các nền văn minh chính mà còn diễn ra bên trong các nước cùng chung một nền văn minh như trường hợp của Trung Hoa và Việt Nam. Ông còn đánh giá Trung Cộng và Hồi giáo là hai THẾ LỰC THÁCH THỨC LỚN NHẤT cho nền văn minh Phương Tây trong thế kỷ XXI.
Sự kiện 9/11 /2001, thế lực “Hồi Giáo” dưới sự lãnh đạo của Osma bin Laden đã đem chiến tranh từ bên ngoài tiến hành trên lãnh thổ Hoa Kỳ, đó là gốc rễ của sự xung đột giữa hai nền “văn minh Hoa Kỳ – Hồi Giáo” dưới dạng CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ. Nguyên nhân của sự xung đột nầy bắt nguồn từ những khác biệt về giá trị văn hóa, tôn giáo, dân tộc tính, nhân quyền giữa các nền văn Phương Tây và Hồi giáo. Thực tế, lịch sử đã có những cuộc xung đột giữa những nền văn minh vào thời trung cổ, điển hình là những cuộc THẬP TỰ CHINH vào thế kỷ XI – XIII và sự đàn áp Phật Giáo của người Hồi giáo Phương Bắc trong thời thống trị Ấn Độ hồi thế kỷ XII đến đầu thế kỷ thứ XVI.
II. CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH “HOA KỲ + PHƯƠNG TÂY – HỒI GIÁO”:
Tổ chức khủng bố Al Qaeda được lãnh đạo bởi hai tên lãnh tụ tối cao Osama bin Laden và Khalid Sheik Mohammed (KSM) mà chủ trương của tổ chức Al Qaeda là tấn công Hoa Kỳ (Al Qaeda aims at at the American Homeland) và các nước Phương Tây. Tên trùm KMS đi khắp thế giới để tổ chức và phát triển mạng lưới khủng bố toàn cầu từ Âu Châu , Trung Đông, Nam Mỹ và riêng tại Á Châu có trùm khủng bố Phi là Raoul Sayyaf tham gia tổ chức khủng bố Al Qaeda.
Khi nghe tin Osama bin Laden bị giết ở Pakistan làm cho nhiều người liên tưởng đến cái chết của Trotzky. Tại sao Staline không giết Trotzky ngay mà chỉ bị lưu đày sống lưu vong tại Mexico mãi cho đến hơn 10 năm sau, khi Đức phát động chiến tranh vào đất Nga thì việc phải giết Trotzky, Staline cho thi hành gấp.
Đọc lại báo cáo viết bởi CALVIN WOODWARD ngày 28/11/2009 với tựa đề “Bin Laden was within reach” (Osama bin Laden nằm trong tầm tay): Trùm khủng bố Osama bin Laden nằm trong tầm tay của lực lượng Hoa Kỳ tại vùng núi Tora Bora của Afghanistan khi cấp chỉ huy quân sự Hoa Kỳ chọn quyết định quan trọng là không truy kích trùm khủng bố bằng quân số đông (massive force).
Phúc trình của Thượng viện khẳng định rằng, thất bại trong việc bắt sống hay giết bin Laden vào lúc có cơ hội cao nhất vào tháng 12 năm 2001. Vẫn theo phúc trình của Thượng viện viết: Việc trừ khử tên trùm khủng bố trên chiến trường 8 năm trước là đã loại bỏ nguy cơ toàn cầu của chủ nghĩa cực đoan (worldwide extramist threat).
Quyết định mở cửa cho bin Laden trốn sang Pakistan là cho phép hắn nổi bật lên như một biểu tượng có sức thuyết phục để tiếp tục thu hút đều đặn nguồn tài chánh từ những tên cuồng tín trên khắp thế giới. Sự thất bại không hoàn thành sứ mạng cho thấy đã mất đi vĩnh viễn nhiều cơ hội làm thay đổi cục diện cuộc xung đột ở Afghanistan và phong trào khủng bố quốc tế trong tương lai. (The dicisions that opened the door for his escape to Pakistan allowed bin Laden to emerge as a potent symbolic figure who continues to attract a steady flow of money and inspire fanatics world-wide. The failure to finish the job represents a lot opportunity that forever altered the course of conflict in Afghanistan and the future of international terrorism).
Sự thất bại trong chiến dịch tóm cổ bin Laden không phải là chuyện không thể tránh được. Vào thời điểm đầu tháng 12/ 2001, sau một thời gian dài bin Laden và tên phụ tá Ayman Zawahiri bị lực lượng Mỹ truy lùng săn đuổi liên tục và bị không quân oanh tạc tả tơi. Đường cùng, phải trốn vào trong một dãy hang động và đường hầm trong một địa thế hiểm trở ở phía Đông Afghanistan chỉ cách biên giới Pakistan dài dặm mà thôi. Rõ ràng, bin Laden và đồng bọn bị đuổi dồn vào chân tường và chắc chắn sẽ bị lực lượng Mỹ và đồng minh bao vây và tràn ngập vào hang động nầy bất cứ lúc nào. Theo Steve Coll cho biết về gia đình của bin Laden thì Osama bin Laden đã viết sẵn di chúc vào ngày 14/12 /2001.
Nhưng, cuộc tấn công tràn ngập cuối cùng mà bin Laden lo sợ bị tóm cổ đã không xảy ra, bởi những lý do sau đây:
• Có mặt tại Tora Bora chỉ có hơn 100 lực lượng đặc biệt, không đủ sức đánh đánh bại quân phòng thủ Al Qaeda. Yêu cầu tăng thêm quân bị từ chối.
• Yêu cầu điều động lực lượng phục kích, chặn con đường rút lui của bin Laden và đồng bọn rút chạy về phía biên giới Pakistan chỉ cách đó vài dặm đường không được chấp thuận.
• Lúc đó có hơn 1.000 quân thuộc hai đơn vị viễn thám Mỹ đang đóng quân gần vùng Kandahar. Nhưng, yêu cầu của người chỉ huy xin được tăng cường thêm quân để xiết chặt vòng vây bin Laden đều bị khước từ.
Tháng 6 năm 2010, chương trình tối mật của Cơ quan Trung ương Tình báo Hoa Kỳ CIA nhằm bắt sống và ám sát thành phần lãnh đạo Al Qaeda đã bị giám đốc CIA là Leon Panetta hủy bỏ. Cả ông Giám đốc CIA và Quốc hội Hoa Ky đều không cho biết chi tiết lý do tại sao? Cũng giống như cái chết của nhân vật Trotzky, phải mất 10 năm sau, sinh mạng của Osama bin Laden mới được định đoạt như chúng ta đã biết.
Điểm cùng của biến cố 9/11 là thu phục nhân tâm cộng đồng Hồi giáo trên Thế giới để hóa giải cuộc ĐỤNG ĐỘ GIỮA HAI NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY – HỒI GIÁO chớ không phải giết Osama bin Laden. Nếu giết Osama bin Laden vào 10 năm trước còn gây nhiều rắc rối hơn, gây nhiều hận thù hơn và Trung Cộng thủ vai trò ngư ông đắc lợi dài dài. Nếu giết Osama bin Laden mà chấm dứt được khủng bố thì đâu cần đến quân đội làm gì? Vì vậy, không tiêu diệt bin Laden trái lại còn dung dưỡng. Không giết lúc nầy, nhưng sẽ giết vào dịp khác, đúng lúc phải giết giống như thân phận của Trotzky.
Thế giới Hồi Giáo Á Rập là một thế giới phức tạp. Từ thập niên 1960, có 4 khuynh hướng khác nhau:
• Chống Tây Phương, thân Đệ tam QTCS: Nasser của Egypt, Syria và Yamen.
• Chống Tây Phương, chống Cộng sản, theo XHCN Maoism: Gaddafi của Libya.
• Thân Tây Phương: Marốc, Tunisia, Algeria…
• Nghiêng hẳn về Hoa Kỳ & Phương Tây: Iran với vua Shah, Saudi Arabia, Jordan và Kuwait.
Đừng quên chi tiết nầy: gần 6 năm, bin Laden sống cuộc đời vương giả trong tòa lâu đài xây năm 2005 với các tường cao từ 12 – 16 ft ngay thành phố quân sự Abbottabad, cách thủ đô gần 2 giờ lái xe, cách trường Võ Bị Quốc Gia Pakistan khoảng 1 km và cách đó không xa là doanh trại của một Lữ đoàn thuộc Sư đoàn 2 bộ binh của Pakistan. Làm sao Quân trấn trưởng của thành phố nầy không biết nhân vật nào sống trong lâu đài đó? Không lẽ CIA cũng không biết nốt? Trung ương tình báo Hoa Kỳ còn tìm ra chính xác hang động mà bin Laden và người phụ tá Ayman Zawahiri trốn trong bước đường cùng, huống hồ gì bin Laden đang sống giữa thanh thiên bạch nhật trong một quân trấn của QĐ Pakistan?
Trong quá khứ, Pakistan đã từng giúp CIA tóm cổ được Ramzi bin al – Shibh trong một cao ốc ở Karachi, bắt được Abu Zubaydah tại Faisalbad và Kalid Sheikh Mohammaed, người chỉ huy vụ đánh 9/11 rồi giao cho Hoa Kỳ khai thác. Tình báo QĐ Pakistan (ISI) đâu có tệ. Trên thực tế, chính quyền Obama phải thừa nhận chánh phủ Pakistan đã giúp Mỹ bắt nhiều tay khủng bố quan trọng nhiều hơn bất cứ quốc gia khác.
Trong Thế chiến thứ II, TT Franklin D. Roosevelt ra lệnh cho Bộ Trưởng Hải Quân lúc bấy giờ là Frank Knox: “Tóm Yamamoto!” (Get Yamamoto!). Tình báo Mỹ đã theo dõi đường đi nước bước của con rồng Thái Bình Dương Yamamoto trong 16 tháng liền. Ngày 18/4/ 1943, tình báo Mỹ biết chính xác chi tiết giờ giấc chiếc phi cơ chở Yamamoto bay vào gần đảo Bougainville. Một phi đội Mỹ được điều động tới vùng trời nầy chận đầu và chiếc phi cơ chở Yamamoto bị bắn hạ. Osama bin Laden gần như bị giam lỏng ở lâu đài của hắn ở thị xã Abbottabad trong suốt thời gian dài trên 6 năm. Hoa Kỳ với nền khoa học kỷ thuật hiện đại mà CIA không phát hiện được bin Laden ở đấy mới là chuyện lạ?
III. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA OSAMA BIN LADEN TRONG CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH “PHƯƠNG TÂY – HỒI GIÁO”:
Khi Đế Quốc Liên Xô chiếm đóng Afghanistan biến nước nầy thành một nước Hồi Giáo Cộng Sản”. Osama bin Laden được CIA và lực lượng quân sự Hoa Kỳ huấn luyện trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Liên Xô tại chiến trường Afghanistan. Bin Laden là người đầu tiên hô hào “Hồi Giáo Thánh Chiến” chống Liên Xô. Osama gặp Zawahiri như hổ thêm cánh, cả hai qua Afghanistan kết hợp với lãnh tụ Taliban và thành lập một đội quân Á Rập và xây dựng chiến khu ở Tora Bora. Lực lượng vũ trang Liên Xô mở những cuộc tấn công qui mô vào vùng Tora Bora nhiều lần nhưng thất bại. Cuối cùng Đế quốc Liên Xô thất bại và tháo chạy khỏi Afghanistan.
Đầu thập niên 1990, Al Qaeda chuyển mục tiêu từ kháng chiến chống Liên Xô ở Afghanistan với sự trợ giúp của Hoa Kỳ qua mục tiêu mới là chống Hoa Kỳ và Phương Tây sau khi Hoa Kỳ và Đồng minh đánh Iraq, giải phóng Kwait. Mở đầu cuộc thánh chiến là đánh bom tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Kenya và Tanzania. Đánh bom tuần dương hạm USS Cole bỏ neo tại cảng Aden, Yemen. Al Qaeda với sự yểm trợ hàng triệu USD của Trung Cộng; vì vậy, Trung Cộng rảnh tay tổ Thế Vận Hội tại Bắc kinh năm 2008 mà không sợ nhóm Hồi Giáo quá khích Taliban và Al Qaeda phá hoại và bin Laden đã làm ngơ để cho Trung Cộng đã thẳng tay đàn áp và tàn sát dã man các cuộc nổi dậy của dân Hồi Giáo Tân Cương mà không lên tiếng chống đối. Trong khi đó, nhóm Al Qaeda trong tổ chức ISLAMIC MAGHREB (AQIM) – một chi nhánh của Al Qaeda ở Bắc Phi – tuyên bố bằng lời lẽ sắt máu: “Thề sẽ tấn công vào lực lượng 50 ngàn công nhân Trung Cộng đang làm việc ở Algeria và hàng trăm ngàn công nhân TC khác đang lao động rải rác trên lục địa Phi Châu, mục đích là để trả thù cho sự đàn áp đẫm máu của Bắc Kinh đối với người Hồi Giáo anh em ở Tân Cương.” Còn một nhóm LYIAN ISMALIC FIGHTING GROUP (LIFG) cũng phản đối đường lối của tổ chức khủng bố của bin Laden. Rõ ràng, nội bộ Al Qaeda do Osama bin Laden lãnh đạo đã phân hóa trầm trọng. Thổ Nhỉ Kỳ cũng phản ứng quyết liệt, báo chí đồng loạt tố giác BẮC KINH TÀN SÁT NHỮNG NGƯỜI UIGHURS ANH EM CỦA HỌ. Hội đồng tối cao Al Qaeda có khoảng từ 6 đến tám lãnh đạo trong vùng biên giới Afghanistan – Pakistan. Một nguồn tin không chính thức của ông Benotman nói với CNN rằng, ông Saif al Adel, còn có tên là Muhamad Ibrahim Makkawi thuộc nhóm chiến binh Hồi Giáo LIHG được chọn làm lãnh tụ tạm thời của tổ chức Al Qaeda.
IV. NHẬN ĐỊNH SAU CÁI CHẾT CỦA OSAMA BIN LADEN:
Uy tín của Osama bin Laden càng ngày càng giảm sút rõ rệt. Không một quốc gia nào trong Thế Giới Hồi Giáo coi bin Laden như một anh hùng. Trái lại, họ coi Jihad al Qaeda đi ngược lại với chân lý hài hòa của Islam và coi bin Laden là kẻ phá đạo Islam. Thế giới Hồi Giáo đã thay đổi một chiều hướng khác, hoàn toàn đối lập với lý tưởng của Osama bin Laden. Một phong trào đòi hỏi của giới trẻ, đa số là sinh viên, học sinh, giới trí thức…họ đòi hỏi “Tự do – Dân chủ” đang trổi dậy mạnh mẽ trong thế giới Hồi giáo. Họ mong muốn có một cuộc sống tự do, no ấm, bình đẳng và phát triển kinh tế thị trường theo mô hình của các nước Phương Tây để mọi người dân có công việc làm. Điều đó có nghĩa: cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “HOA KỲ + PHƯƠNG TÂY VÀ HỒI GIÁO” sẽ cáo chung theo cái chết của Osama bin Laden. Giới trẻ của Thế Giới Hồi Giáo đã thức dậy và câu hỏi chính của họ là Osama bin Laden có cống hiến một mô hình chánh trị lý tưởng gì cho Thế giới Hồi Giáo? Ngoại trừ tổ chức mạng lưới khủng bố toàn cầu mà mục tiêu của nó tấn công Hoa Kỳ (Al Qaeda aims at the American homeland). Giới trẻ trong thế giới Hồi giáo quan niệm rằng, không nhất thiết phải xem Mỹ là kẻ thù phải tiêu diệt mà quên đi ưu tiên hàng đầu là nhu cầu canh tân xã hội theo mô hình của Mỹ và Phương Tây. Họ đã đã chọn con đường tiến về phía trước khác hẳn với con đường mà Osama bin Laden đã vạch ra.
Tiến sĩ JACK A. GOLDSTONE của Trường Đại Học George Mason, Virginia nhận định trong bài viết “THE NEW ARAB REVOLT” do tạp chí Foreign Affairs phát hành tháng 5/2011: Nguyên nhân cuộc nổi dậy của cách mạng Ả rập khá đơn giản nhưng rất mạnh mẽ “tức nước vỡ bờ”. Giới trẻ là động lực chính, vượt qua khỏi giới hạn tôn giáo Islam. Phụ nữ là một yếu tố mới và một động lực mới rất quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử Hồi Giáo Thế Giới đã nổi dậy, họ là thành phần có học thức…
Theo phúc trình đặc biệt của tờ báo The Economist: WALKING FROM ITS SLEEP – A SPECIAL REPORT ON THE ARAB WORLD, July 25 – 2009 đã tiên liệu từ 2 năm trước. Cách mạng sẽ nổ ra như một định luật tất yếu theo dây chuyền từ Bắc Phi, qua Egypt, Libya, Bahrain, Yamen, Syria… dù ngoan cố, cứng rắn tới đâu các chế độ độc tài dưới bất cứ hình thức nào như Qaddafi Libya hay Asad Syria cũng phải sụp đổ, không thể tránh khỏi và Osama bin Laden phải chết đúng lúc để chấm dứt cuộc xung đột giữa hai nền văn minh “Hoa Kỳ + Phương Tây – Hồi Giáo” và nó sẽ mở đầu cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “HÁN – HỒI”, đó là điều Trung Cộng lo sợ nhất phải đương đầu với cuộc “KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA HỒI GIÁO TÂN CƯƠNG” với sự yểm trợ của Jihad al Qaeda giúp một dân tộc Hồi Giáo anh em đấu tranh giành độc lập . Chắc chắn dân Hồi giáo Tân Cương sẽ liên kết với dân Tây Tạng và Mông Cổ thành một mặt trận thống nhất chống Trung Cộng ở biên giới Phía Bắc. Chắc chắn Jihad al Qaeda sẽ kêu gọi mạng lưới khủng bố toàn cầu tấn công trừng phạt các công nhân Trung Cộng sống tập trung tại Bắc Phi, Trung Cận Đông, Đông Nam Á, những nơi đại diện cho quyền lợi của Trung Cộng như Đại Sứ Quán, Tổng Lãnh sự, khu thương mãi sầm uất ở nước ngoài. Al Qaeda sẽ tấn công thẳng vào nền kinh tế Trung Cộng bằng cách phá hoại các đường ống dẫn dầu Nga – Trung Cộng chạy giữa Siberia và những thành phố miền Đông Bắc Trung Cộng.
Chưa chi Trung Cộng đã la hoảng, đang kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp chống điều họ gọi là vấn đề khủng bố trong nước, hầu hết xảy ra trong tỉnh Tân Cương với đa số là người Hồi giáo. Trung Cộng lên án khối dân sắc tộc thiểu số Uighurs muốn ly khai đòi độc lập bằng bạo lực, trong khi người Uighurs qui lỗi cho Bắc Kinh đàn áp văn hóa và tôn giáo của họ (nguồn VOA 17/5/ 2011). Nữ phát ngôn Khương Du thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Cộng nói dối không ngượng mồm rằng: “Trung Cộng là một trong nhiều nạn nhân của nạn khủng bố”? Cả thế giới ai cũng biết hai dân tộc Tây Tạng & Tân Cương là nạn nhân của chánh sách đàn áp dã man và thật tàn bạo trên qui mô lớn của nhà cầm quyền Trung Cộng. Phản ứng hoảng hốt của bọn lãnh đạo Trung Nam Hải, đã được bà Ngoại Trưởng Mỹ đánh giá khi trả lời cuộc phỏng vấn của Jeffrey Goldberg nói về viễn tượng sụp đổ của Trung Cộng như một định mệnh: “Chế độ của Trung Cộng chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Cộng giờ đây đang làm những việc vô ích như những tên HỀ.”
Cả thế giới đều biết biến cố cuộc nổi dậy ngày 5/7/ 2009 của người UIGHURS tại URUMQI bị lực lượng an ninh Trung Cộng đã ra tay đàn áp dã man, khiến khoảng 200 người thiệt mạng và gần 2.000 người bị thương và còn không biết bao nhiêu ngàn người Uighurs bị ta tấn dã man đến chết ở trong tù? Tại “HỘI NGHỊ UIGHURS THẾ GIỚI” do bà REBYA KADEER làm chủ tịch đã nhiều lần lên tiếng báo động trước cộng đồng Thế giới, tố cáo bọn Bắc Kinh đang theo đuổi chánh sách diệt chủng dân Uighurs rất thậm độc để Hán hóa. Bà đã báo động: gần 10.000 người Uighurs tại Urumqi mất tích trọn một đêm 5/7/ 2009 và từ đó đến nay Trung Cộng không ngừng chiến dịch đàn áp và khủng bố tàn bạo người Uighurs tại Tân Cương. Sau cái chết của Osama bin Laden, cuộc đối đầu giữa hai nền văn minh “HÁN – HỒI” chắc chắn sẽ nổ ra; nếu như “Hội Đồng Tối Cao AL QAEDA” chọn một lãnh tụ của chi nhánh AQIM hoặc LIFG làm lãnh tụ của tổ chức Al Qaeda.
Bất cứ một tân lãnh tụ nào của Al Qaeda cũng nhận định rằng, Hoa Kỳ là một quốc gia luôn luôn mở rộng vòng tay đón nhận mọi tôn giáo tự do truyền giáo mà không hề cấm đoán. Một sự kiện đáng ghi nhớ vào tháng 4 năm nay tại San Jose, California, Thống Đốc California Jerry Brown và Thị trưởng San Jose Chuck Reed đã cùng với các chức sắc tôn giáo đến tham dự lễ khánh thành ngôi đền SIHK GURDWARA thật vĩ đại tại San Jose. Hàng ngàn tín đồ đạo Sihk từ miền Bắc California kéo về tham dự ngày đại lễ nầy. Trên toàn nước Mỹ, có biết bao nhiêu nhà thờ Hồi Giáo mọc nhan nhản khắp nơi được chánh quyền địa phương bảo vệ chu đáo.
Ngược lại, tính đến năm 1966, Hồng Quân Trung Cộng đập phá hơn 151 đền Thánh Hồi Giáo tại Kashgar, giáp biên giới với Kirghizie và biến một thánh đường đẹp đẻ thành một chuồng nuôi heo. Dân Tây Tạng cũng cùng chung số phận với dân Tân Cương, có hơn 6.000 cơ sở văn hóa, đền đài, chùa chiềng, tu viện cổ kính bị Hồng quân Trung Cộng đốt sạch, phá sạch cùng với những bộ kinh Phật vô cùng quý giá. Mức độ đàn áp Phật Giáo cũng như Hồi Giáo ngày càng tinh vi và ác liệt. Chánh sách di dân Hán đã cưỡng bách diệt sinh đối với phụ nữ Tây Tạng và Tân Cương để hủy diệt tính thuần nhất chủng tộc và bản sắc dân tộc.
V. KẾT LUẬN:
Theo báo the Economist số ra ngoài 2/4/ 2011 với chủ đề : “Tôn giáo là một lực lượng chèo chống vươn lên trong thế giới Á Rập thức tỉnh.” (Relegion is a rowing force in a Arab awakening). Giới trẻ trí thức Á Rập đã bừng tỉnh, nhận thức rằng HỒI GIÁO – TỰ DO – DÂN CHỦ là những mục tiêu lựa chọn của cách mạng Á Rập. Nhìn vào phản ứng đầy phẩn nộ của thế giới Hồi Giáo sau biến cố Tân Cương năm 2009. Nhưng, những tên bạo ngược, khát máu đầy tham vọng Bắc Kinh vẫn không nao núng vì Osama bin Laden vẫn còn đó và bọn khủng bố Al Qaeda vẫn quyết liệt chống Mỹ và Phương Tây. Trung Cộng dùng bin Laden chống Mỹ, cũng giống như Mỹ đã dùng bin Laden chống Liên Xô trước đây.
Sau cái chết của bin Laden, cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “HOA KỲ + PHƯƠNG TÂY – HỒI GIÁO” sẽ cáo chung và nó sẽ chuyển biến thành cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh “HÁN – HỒI” để yểm trợ cuộc “KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC UIGHURS”. Tân Cương, Tây Tạng và Mông Cổ sẽ liên minh thành một mặt trận giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng ở phía Bắc và ở phía Tây, Ấn Độ đang chờ cơ hội phản công lục địa, tái chiếm lại phần lãnh thổ ở biên giới đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm trước đây. Đó là chiến lược “tấn công gián tiếp” (indirect approach) của Hoa Kỳ để giải tỏa áp lực của Trung Cộng tại Biển Đông. Trung Cộng sẽ không còn đóng vai trò “ngư ông đắc lợi” nữa và lâm vào thế tứ bề thọ địch để chờ ngày sụp đổ…wait and see!
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
NGÃ TÂM LINH
NGÃ TÂM LINH
Thích Trí Siêu.
Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng "Phật tử" như thế mới giúp cho chùa khá giả.
Người Việt Nam hiểu Ðạo hơn nên "Tu" cũng khá hơn, đến chùa tụng kinh lễ Phật, học Ðạo nghe pháp, làm công quả. Tụng kinh nhiều thì cho là mình tu nhiều, tu khá, hết tụng kinh bổn đến tụng kinh bộ, hết bộ này đến bộ khác. Lạy Phật thì lạy xong ngũ bách danh, đến tam thiên rồi vạn Phật, cho rằng lạy nhiều chừng nào thì tiêu tội chừng nấy. Học Ðạo nghe pháp cốt để áp dụng tu tâm sửa tánh, nhưng không như thế mà lại dùng kiến thức để phân biệt Thầy này hay Thầy kia dở. Thay vì làm công quả để học hạnh xả thí, lại làm công quả để kiếm điểm với Thầy trụ trì.
Khá hơn là những bậc xuất gia, từ bỏ nhà cửa vợ con đi tu. Nhưng một thời gian sau lại bám víu vào ngôi vị đạo đức của mình. Nói đến đây tôi nhớ lại chuyện của Tổ Huệ Khả. Trong 33 vị Tổ Thiền Tông, tôi thán phục nhất vị Tổ này, dám xả thí thân mạng, chặt tay cầu Ðạo. Là người kế thừa Tổ Ðạt Ma, sau cùng dám xả luôn ngôi chùa, bỏ luôn chức Tổ, chức Hoà Thượng, lăn xả vào chợ, đi vào cuộc đời để tự thử thách mình, tự chứng nghiệm và độ một tầng lớp khác. Người tu không khéo thường hay mắc phải bệnh "ngã tâm linh" (égo spirituel). Mới biết tu một chút tự cho là mình đạo đức. Tu hành chăm chỉ, được bao nhiêu công đức đều bị cái ngã hốt hết.
Tuy là một tu sĩ nhưng tôi không ưa chữ tu chút nào. Tôi đã một lần bày tỏ trong quyển Bố thí ba la mật. Tu đâu phải là làm những điều hình thức bên ngoài, đâu phải tính năm cộng tháng vào chùa. Khoác áo cà sa mà không hiểu bài học thương yêu, giảng nói từ bi mà chỉ biết ích kỷ củng cố địa vị đạo đức của mình. Ngạn ngữ có câu: "Chiếc áo không làm nên Thầy tu" kia mà! Ðối với tôi, tu là tập sống với tâm linh. Chữ tâm linh (spirituel) khác với vật chất (matériel). Tâm linh là tánh linh thiêng của con người, có thể gọi đó là Thượng Ðế, Phật tánh hay Chân ngã... Nhưng điều đó không quan trọng. Ðiều quan trọng đầu tiên là ta có biết đến tâm linh của mình hay không?
Biết sống thật với tình cảm, nội kết của mình hay không? Hay là chỉ thích đóng kịch, mượn danh nghĩa chữ tu để ngầm khoe khoang mình là người có tu, có đạo đức! Tôi tu vì tôi không phải là người đạo đức. Tôi tu vì tôi còn nhiều nội kết chưa được giải tỏa, còn nhiều bài học ở đời mà tôi chưa hiểu. Tôi tu vì tôi hãy còn phân biệt tốt xấu, ưa ghét. Hơn nữa bây giờ tôi không chắc là tôi còn tu theo ý nghĩa phổ thông nữa không, nhưng tôi biết là tôi muốn sống thật. Sống thật với chính mình, với cả tâm hồn và thể xác của mình. Tôi không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn thì chỉ làm Thầy chính mình mà thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)