Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

QUỐC ẤN THỜI NHÀ NGUYỄN

QUỐC ẤN THỜI NHÀ NGUYỄN
 
Bài này Tô Vũ viết khi giới thiệu tại Paris cuốn sách Chiếc Bảo Ấn Cuối Cùng của Hoàng đế Việt Nam, sách của Bác sĩ Lê Văn Lân viết
Vì bài và hình ảnh chỉ trình bày bằng lời nói với quý thính giả hôm đó không ghi lại trong báo hoặc trong sách nào, nay xin đăng vào Chuyện Cà Kê để ghi lại một tài liệu lịch sử hiếm có do sự tìm tòi đặc biệt của tác giả Tô Vũ. Tìm tòi đặc biệt là vi những tải liệu này là tài liệu sở hữu của tư nhân, là những bản chính do con cháu các vị cầm quyền cao cấp người Pháp làm việc ở nước Nam năm 1884, hiện còn giữ những bản chính, và cho phép Tô Vũ sao lục. Tác giả Tô Vũ xin cảm ơn gia đình quý vị đó.

Đặc biệt trong bài này có đăng hình quốc thư và hai quốc ấn do Tô Vũ sưu tầm được.
***
Ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân (06-06-1884), ông Patenôtre cùng với ba ông Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan ký bản hiệp ước, gọi là Hiệp ước Bảo Hộ (Traité de Protectorat) gồm 19 điểm. (Coi bài 1884, của Tô Vũ in trong sách Muộn Màng, Paris 2004)

Hiệp Ước Bảo Hộ
(Traité de Protectorat)

Kể từ ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân (06-06-1884 )

Chính Phủ cộng hoà Pháp quốc và chính phû cûa nước An Nam mong muốn chấm dứt vĩnh viễn những khó khăn gây ra gần đây, cũng mong muốn thắt chặt dây thân hữu và bang giao tốt đẹp giứa hai nước, quyết định ký một hiệp ước có những vị đại diện toàn quyền như sau: Tổng thống Cộng Hoà Pháp quốc. đại diện bởi ông Patenôtre, Bắc đẩu Bội tinh , đặc sứ đặc mệnh, đại sứ toàn quyền của Cộng hoà Pháp quốc tại Bắc Kinh
và Đức Vua nước An Nam, đại diện bởi các ông

- Ông Nguyễn văn Tường, Phụ Chính đại thần

- Ông Phạm thận Duật, Hộ bộ thượng thư

- Ông Tôn thất Phan Phan, đăc nhiệm ngoại giao, quyền Công bộ thượng thư

Sau khi trao đổi ủy nhiệm thư, các vị đaị diện đã thoả thuận với nhau những điều sau đây (19 điều)

Làm thành hai bản tại Huế ngày mùng 6 tháng 6 năm 1884

Ấn ký : Patenôtre - Triện : Légation de France Huế

- Đại Nam phụ chính đại thần: Nguyễn văn Tường ký

- Đại nam toàn quyền đại thần Phạm thận Duật ký

- Đại nam Phó toàn quyền Đại thần Tôn thất Phan ký

Hiệp ước ký xong , Patenôtre họp tất cả các triều thần chứng kiến việc huỷ bỏ quốc ấn do vua Tàu ban cho vua Gia Long ngày vua lên ngôi để tỏ việc nước Nam chấm dứt thần phục nước Tàu .

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phú Xuân. Vua cử Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định sang Tàu cầu phong. Năm 1804, vua nhà Thanh sai Án sát Quảng Tây là Tế Bồ Sâm sang tuyên phong. Vua Thanh cải quốc hiệu Nam Việt thành Việt Nam lấy cớ rằng nước Nam Vìệt của Nhà Triệu (207-211 trước Tây lịch) gồm cä hai tÌnh Quäng Đông, Quäng Tây và nước Nam, nên vua Nhà Thanh cải quốc hiệu là Việt Nam cho khỏi lầm với tên cũ. Quốc ấn vua Thanh phong cho vua Gia Long là một chiếc ấn bằng bạc mạ vàng , hình vuông, có khắc hai cột chữ nho Nam Quốc Vương Chi Ấn và hai cột chữ Mãn Thanh (không hiểu chữ). Chiếc ấn này sau khi ký hiệp định bảo hộ 6-6-1884, trước sự chứng kiến của triều đình nước Nam, Patenôtre đã bỏ vào lò cho chảy thành kim khí tượng trưng chấm dứt sự thần phục nước Tàu.
***
Phải đợi tới thời vua Minh Mệnh (1820-1840), nhà Nguyễn mới đúc quốc ấn.

Vua Minh Mệnh đúc 4 quốc ấn :

1) (MM-1) Năm Minh Mệnh thứ ba, tháng 10 (Novembre 1822), đúc ấn SẮC MẠNG CHI BỬU (Sắc Mạng Chi Bửu), bằng vàng nặng 8 ký 385 gam, hình vuông mỗi cạnh 137 milimét.

Ấn này để đóng trên bằng sắc, sắc phong và cáo chỉ trong nước.

2) (MM-2) Năm Minh Mệnh thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 1823, đúc ấn HOÀNG ĐẾ CHI BỬU (Hoàng Đế Chi Bửu) , bằng vàng, nặng 10 ký 534 gam, hình vuông, mỗi cạnh 137 milimét.

Ấn này để đóng trên quốc thư giao thiệp với ngoại quốc.

3) (MM-3) ĐẠI NAM HOÀNG ĐẾ CHI BỬU, (Đại Nam hoàng đế chi bửu), bằng ngọc thạch màu xanh lục, không có hình, không có mô tả, không thấy ấn.

4) (MM-4) ĐẠI NAM HIỆP KÝ LỊCH, không rõ làm bằng chất gì không có hình, không có mô tả, không thấy ấn
***
Đời vua sau, vua Thiệu Trị (1841-1847) có đúc thêm hai quốc ấn khác:

1) (TT-1) ĐẠI NAM HOÀNG ĐẾ CHI TỶ (Đại Nam Hoàng đế Chi Tỷ) , bằng ngọc thạch màu xanh lục, tháng 4 năm 1844, hình vuông, cạnh 102 milimét, dùng để đóng trên quốc thư giao thiệp với ngoại quốc

2) (TT-2) ĐẠI NAM HIỆP KÝ LỊCH CHI BỬU (Đại Nam Hiệp Ký lịch chi bửu), bằng váng nặng 4 ký707, đúc tháng 10 năm Thiệu trị thứ 7
***
QUỐC ẤN ĐẠI NAM HOÀNG ĐẾ CHI TỶ (TT-1)

Đến năm 1884, trong một quốc thư đề ngày 3-10-1884 vua Hàm Nghi gửi cho Hoàng đế Pháp quốc, thì ta mới thấy rõ Quốc ấn ĐẠI NAM HÒÀNG ĐẾ CHI TỶ, đóng ở trang đầu và trang cuối quốc thư đó.
Quốc thư này ngoài hai trang bìa trước sau, cò 4 tờ khổ 34 x 28 centimètres, gặp đôi lại thành 8 trang khổ 17-28 cm. Màu vàng đỏ có in hình rồng mây. Trang bià trước, bia sau , cũng có in rồng mây, không viết gì, chỉ có đóng quốc ấn ở bìà trước, màu đỏ son rất đẹp. Ở trong là 8 trang viết một mặt (recto). Tô Vũ nhận xét quốc ấn này là quóc ấn Đại Nam Hoàng Đế chi Tỷ đúc thời Thiệu Trị (TT -1), bề cạnh của chiếc ấn hình vuông là 102 milimét

Quốc thư viết bằng chữ nho (chữ hán), mổi trang viết recto (một mặt trước). Trang cuối cùng trang 8, có ký tên (viết tên Hàm Nghi) và đóng quốc ấn như trang bià 1. Trên đây là hình bìa trước, có đóng quốc ấn Đại Nam Hoàng Đế Chi Tỷ (TT-1)

Hình quốc ấn này chụp thu nhỏ lại, Theo bản chính thì bề canh của chiếc ấn là 102 milimét

Sau đây là photocopie trang đầu của quốc thư đó :

Dịch ra chữ quốc ngữ :

Trang l - Đại nam quốc từ, Hoàng đế Nguyễn Phước Thăng ( Nguyễn Phước Thăng là tên thật của vua Hàm Nghi) túc thư kính vấn Đại Pháp quốc đaị Hoàng đế bệ hạ an hảo vạn phúc lượng giả. Bỉ quốc bổ thần Nguyễn văn Tường, Tôn thất Thuyết đẳng nông bính nhạ sự quôc gia khuynh nguy tệ phiền

Trang 2 - quý quốc hải lượng bao hàm bất nhẫn tuyệt diệt uỷ quả cung nhập kế đaị vị hựu phiền quý đô thống đại thần Cô Hoa Phúc, phó đô thống đại thần Ba di Đảm, khâm sứ đại thần tham thống, thượng thư đại thần Sinh Bích Quý Liệt hiệp lực cán hồi bỉ quốc để thông cảm tạ quý đô thống đại thần, khâm sứ đaị
Trang 3-4 - thần kinh dĩ cần biểu bá thức cung tu quốc thư ai bỉ quốc nhất luật ninh thiếp di sử, quả bí tiền kinh bố Đại a Di, phó đô thống đại thần Ba di Đản, vị kính biểu bá thần giác khiêm nhiên, ứng thỉnh biểu vị Bảo quốc công, tái niệm tỉ triệt thập tam tỉnh, thử niên lai thanh quốc quan, binh giữ Hắc Kỳ Đoàn luyện xâm nhiễu dân bất tụ sinh phiền hữu quý đô thống đại thần Cô Quá quý thât quyến quan thống tham tá đại thần Hoa Ni, quý sứ bộ thượng thư đại thần Sinh Bích , quý liệt tương cơ trù quả Thanh Binh thối triệt Hắc kỳ tán thứ hội kinh trung tao biến dân tình xung xung sự.

Trang 5 - Kham gian dại quý liệt đại thần tốc vi xủ trí tiện tỷ Triệt nhân dân bất chí kinh nhiễu hung ích lợi chi sự, quý liệt đaị thần tất liệt vi chi tợ tỉ huân lao tương hà báo xưng ứng diệc thỉnh biểu quý thất quyến quan thống tham tá đại thần Hoa Ni vi Lập quốc công, quý thượng thư đại thần

Trang 6- Sinh Bích vi Vệ quốc công, lãnh phụng tặng hảo thái trụ lập kim bội bài các nhất tệ quốc sớ bảo di thị dĩ hợp chu huân chương kỳ chung ngoại giáp bố tiếp ngoại quốc nam tỷ lưỡng chiấc đao nhi dân an nhật tấu cường thinh (...) quý quốc bảo hộ chi lực ư vô vùng kim túc (...)

Trang 7 - Không có viết gì

Trang 8 - Hàm Nghi nguyên niên bát nguyệt thập ngũ nhật.

Ấn son : Đại Nam Hoàng Đế Chi Tỷ
***
Theo bản dịch sang tiếng Pháp của các vị thông ngôn thời bấy giờ thì quốc thư này hỏi vua nước Pháp có đồng ý cho vua Hàm Nghi tặng tước Bảo quốc Công cho tướng Prudhomme ( nguyên văn tiếng hán là Phó đô thống đại thần Ba Di Đảm), tưóc Dực quốc công cho tướng Tham mưu trưởng Warnet ( nguyên văn : quan Thống tham tá đại thần Hoa Ni) và tước Vệ quốc công cho cho ông Silvestre giám đốc Nha Chính trị và Dân sự vụ (nguyên văn: quý thượng thư đại thần Sinh Bích).
***
Sau đây là trích một phần bản dịch chữ Pháp thư của Cơ Mật Viện giải thích tờ quốc thư trên của Hàm Nghi. Quý vị độc giả chú ý, thời đó văn thư đều viết tay chứ chưa có máy đánh chữ, do các ông thông ngôn dịch chữ hán, chữ nho ra chữ Pháp cho người Pháp đọc.



QUỐC ẤN SẮC MỆNH CHI BỬU (MM-1)

Quốc ấn SẮC MỆNH CHI BỬU đúc thời Minh Mệnh bằng vàng , nặng 8 ký 385, hình vuông, cạnh 137 milimét, dùng để đóng trên bằng sắc, sắc phong và cáo chỉ, đúc tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 3 (Novembre 1822)

Sắc Mệnh Chi Bửu -
Hình chụp thu nhỏ lại. Trong bản chính, bề cạnh của quốc ấn là 137 milimét.

Chử nho viết :
Bảo Đại nguyên niên chính nguyệt sơ nhị nhật (1927)
Bằng sắc này tặng thân phụ của Tô Vũ, năm 1927
Tóm lại , thời chúa Nguyễn, có 6 loại ấn.

Loại 1 - Trước khi vua Gia Long lên ngôi, đã có một quốc ấn, do Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đúc. Nguyễn Phúc Chu xưng là quốc chúa, năm 1702 đúc ấn Đại Việt Quốc chúa Vĩnh ấn chi bảo, Ấn này không tìm thấy tung tích.

Loại ấn thứ 2, là ấn do nhà Thanh phong cho vua Gia Long năm 1804

Loại thứ 3, là 4 ấn đúc thời vua Minh Mạng

Loại thú 4, là 2 ấn đúc thời vua Thiệu trị

Loại thứ 5, là 2 ấn. đúc thời vua Đồng Khánh

Loại thứ 6, không biết có phải là ấn đúc thiệt không, hay là hình vẽ, trong sách Dragon d'Annam của Bảo Đại, có in hình một chiếc ấn nhỏ đề Việt nam Hoàng đế chi tỷ.

Bốn ấn tỷ nói trên (MM1, MM3, TT1, TT2) vua Bảo Đại năm 1937 đã cho phép ông Pierre Daudin chụp và in hình trên sách của ông xuất bản, sách Syllographie sino-annamite
*
Tất cả những chiếc ấn này, hiện nay không thấy tung tích ở đâu. Mười phần chắc cả mười là bọn cộng sản cướp giữ và nếu may mắn có chiếc ấn nào được một bảo tàng (musée) của ngoại quốc mua được thì là một sự may măn, giữ lại được một bảo vật của nước nhà.

Năm 1945, khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù huy Cận vào Huế để tiếp thu ấn kiếm, biểu hiệu vương quyền. Tài liệu liên can đến vụ tiếp thu đó, tập san Huế Passé et Présent số 37 trang 60 do Etudes Vietnamiennes của Nguyễn khắc Viện xuất bản năm 1973 có nói chiếc bửu ấn nặng khoảng 10 kilô bằng vàng. Như vậy thì trọng lượng trùng hợp với chiếc ấn Hoàng Đế chi Bửu (MM-1) đúc thời vua Minh Mệnh. (Nguyễn khắc Viện, một bác sĩ học ở Pháp, thân cộng, về nước hợp tác với cộng sản, đến cuối đời bị cộng sản vắt hết tranh rồi bỏ vỏ).

Đến nay thì 4 chiếc ấn, không biết ở đâu, ai giữ, nhưng theo Tô Vũ nghĩ thì chắc chắn ở trong tay của bọn cộng sản.

Tuy nhiên cũng có tin đồn rằng Hoàng đế Bảo Đại giữ một chiếc bảo ấn bằng vàng, chiếc ấn Hoàng đế chi Bửu (MM-2) hay chiếc ấn Sắc Mệnh chi Bửu (MM--1), cả hai đều bằng vàng đúc, chiếc trên nặng 10 ký 534 gam, chiếc thứ hai nặng 8 ký 285 gam. Nếu thật như vậy thì sau khi Hoàng đế Bảo đại từ trần, thì hoặc bà vợ người Pháp hoặc anh em con cháu Hoàng tử Bảo Long giữ. Điều này đến giờ vẫn là một nghi vấn.

Hết

Bài viết củaTô Vũ Paris 04052011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.