Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Đọc & Suy Gẫm


From: kimanh nguyenthi
Hình ảnh
Ðây là lời kể lại của một người đàn ông làm việc ở Sở cảnh sát thành phố NewYork. Một hôm anh gọi điện thoại cho ai đó, nhưng lại gọi nhầm một số khác. Một giọng nói lạnh lùng, khô cứng của một người đàn ông lớn tuổi trong điện thoại đã gây sự tò mò trong anh, anh quyết định gọi lại cho ông ta tìm hiểu và cuối cùng cũng làm quen được với ông ấy, biết được nhiều điều thú vị về ông ấy. Ðó là Adolf Meth, 88 tuổi, trước đây cũng làm việc lâu năm tại Sở cảnh sát thành phố NewYork, không gia đình, không bạn bè, những người thân thuộc với ông đều đã không còn, Adolf đã sống trong sự cô đơn của tuổi già suốt 20 năm như thế. Cho đến khi ông nhận được cú điện thoại nhầm số... Họ đã nhận thấy ở nhau nhiều điểm tương đồng, họ cảm thấy thân thuộc và cần nhau, dù chỉ là qua điện thoại. Anh xem Adolf như là cha của mình, học hỏi nhiều điều từ ông ấy. Adolf cũng vậy, cuộc sống của ông đột nhiên như có một nguồn sáng mới, như ngọn đèn được tiếp thêm dầu, bừng lên rực cháy....

Ðã qua 4 tháng anh nói chuyện với Adolf qua điện thoại mà chưa hề gặp mặt. Một tối nọ, Adolf nói với anh rằng sinh nhật lần thứ 89 của ông sắp đến. Sau khi chuẩn bị các món quà cho ông, bánh sinh nhật với 89 ngọn nến và tự tay làm cho ông tấm thiệp và nhờ tất cả các nhân viên trong phòng cảnh sát nơi anh làm việc ký tên tặng ông, anh quyết định làm ông bất ngờ bằng cách tự tìm đến nhà ông để được gặp mặt, để được tận tay gửi ông món quà...

Anh tìm đến căn hộ 1H, là nhà của ông. Nhìn và tên trên hòm thư trước cổng, anh biết anh đã tìm đúng chỗ.

Trái tim anh lúc này thật sự xúc động và hồi hộp... Anh gõ lên cửa nhà Adolf, không có tiếng trả lời, anh lại gõ mạnh hơn...

Người đưa thư gần đó nhìn anh và nói: "Không có ai sống ở đó đâu"

"Vâng", anh trả lời như không biết, vì anh nghĩ, Adolf là người sống cô độc, ít giao tiếp nên không ai biết ông, giống như cách ông nói chuyện trong điện thoại vậy.

"Anh là họ hàng hay là gì của ông ấy?"

"Không, chỉ là một người bạn"

"Tôi rất tiếc, " anh ta nói nhỏ, "nhưng ông Meth đã mất ngày hôm kia rồi."

Chết? Adolf? Trong phút chốc, tôi chết lặng. Tôi đứng đó... sốc và không tin vào những gì mình nghe. Sau đó, tôi trấn tĩnh lại một chút, cám ơn người đưa thư và quay bước trong ánh mặt trời xế trưa. Tôi bước về phía xe, mắt mờ đi...

Ði một đoạn, suy ngẫm, anh chợt cảm thấy thấm thía tình cảm bạn bè. Cuộc sống có những giây phút làm cho ta bừng tỉnh, cảm nhận được những tình cảm quý báu mà bấy lâu ta dường như lãng quên....

Lần đầu tiên, anh thật sự cảm thấy rất thân thuộc, gần gũi với Adolf...

Từ từ, anh cảm thấy luồng hơi nóng dâng lên trong anh. Anh nghe lại giọng nói Adolf vang lên, "Nhầm số!", anh nghe tiếng ông hỏi tại sao anh muốn gọi ông lại lần nữa...

"Bởi vì ông rất quan trọng, Adolf", anh đứng đó và nói lớn vào khoảng không. "Bởi vì tôi là bạn ông."

Tình bạn đẹp không cần phải là "tay bắt mặt mừng" khi gặp mặt , hay là "sụt sùi đau khổ" khi chia ly , phải không các bạn ???

Hình ảnh
Nhân tháng vu lan báo hiếu, chạnh lòng nghĩ đến những ngừơi gìa trong gia tộc(trong đó chắc có cả mình) ...
Một trong những điều đáng sợ nhất của con người là sự cô độc, là thiếu những tâm hồn đồng điệu, vắng người cảm thông. Đặc biệt với tuổi già thì vấn đề trên luôn thường trực và đẩy đến cao độ. Họ thường cảm thấy mình bất lực vì không giúp đở được cho con cháu. Họ luôn có ý nghĩ “mình hết thời rồi”. Những ưu tư suy nghĩ của họ thường bị thế hệ sau cho là lạc hậu, lẩm cẩm. Thực tại chối từ, họ quay về với quá khứ dẫu biết rằng hoài cổ là viễn vông.

Kiểu gia đình truyền thống Việt Nam là tam đại: ông bà, cha mẹ, con cái cùng chung mái nhà. Đây là một mô hình đầy tính nhân văn: giúp người già bớt cô độc và người trẻ bớt lạc lối, có chỗ tựa nương. Thật hạnh phúc đầm ấm khi trong bữa ăn ba mẹ biết gắp những thức ăn ngon ngọt cho ông bà và đêm về đàn con cháu được sà vào vòng tay ông bà để nghe chuyện cổ tích. Tiếc thay, những hình ảnh trên không còn nữa! Không phải vì thiếu thức ăn ngon để gắp cho nhau, không phải vì ông bà không có chuyện cổ tích để kể cho con cháu. Mà bởi quỹ thời gian mà chúng ta dành cho nhau không đủ! Ba mẹ quần quật suốt ngày vì chuyện miếng cơm, tài chánh. Đàn cháu con bù đầu vào những bài vở và những cua học kín giờ. Như vậy, tuy ba thế hệ cùng ở dưới mái nhà nhưng chưa thật sự sống chung một tổ ấm.

Vậy chúng ta phải làm gì để giúp người già bớt cô độc? Theo thiển ý của tôi, chúng ta cần làm ba điểm sau:
1. Yêu thương kính trọng (họ). Là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta vì họ là những người đã gây dựng nên cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay. Họ đã mớm cho chúng ta sự sống, tình yêu và bao điều tốt đẹp khác.
2. Lắng nghe họ trong trạng thái cảm thông. Những điều họ nói có thể không hợp “gu”, nhưng hãy cảm thông họ. Hãy luôn nhớ rằng: tuổi già là một kho kinh nghiệm. Những kinh nghiệm đã được trả giá bằng máu và độ dài thời gian, không như những bài học suông từ sách vở. Nên thường xuyên thăm hỏi ý kiến họ.
3. Tạo điều kiện cho họ an dưỡng tuổi già một cách tốt nhất. Giúp họ sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi hợp lý, bổ ích. Cố gắng thu xếp thời gian để gần gủi họ nhiều hơn, nghe họ nói chuyện, tâm sự. Phải tôn trọng mối quan hệ giữa họ với các bậc trưởng lão khác. Đừng ngần ngại, từ chối khi họ muốn giúp đở chúng ta trong một vài công việc vặt hợp tuổi già. 

Và sau cùng xin chép ra đây câu nói của học giả Nguyễn Hiến Lê để bạn đọc ngẫm nghĩ: “Hồi trẻ ta đối với cha mẹ ra sao thì về già con cái ta cũng đối với ta như vậy.”

Hình ảnh
Có lần, tôi đọc một câu trích dẫn của Hugh Downs nói rằng, “Người hạnh phúc không phải là người sống trong hoàn cảnh vững vàng, ổn định, mà là người có thái độ vững vàng trước mọi hoàn cảnh”. Chúng ta có thể so sánh hai người sống trong cùng một hoàn cảnh giống nhau. Một người luôn miệng than thở, nhìn đâu cũng thấy khó khăn, thử thách, chưa hành động đã nản lòng.
Một người thì lại sẵn sàng đón nhận cuộc sống với cái nhìn lạc quan và nỗ lực làm việc để cải thiện nỗi vất vả; rõ ràng, anh ta mới chính là người cảm nhận được hạnh phúc cuộc sống. Có thể từ trước đến nay, chúng ta không có thói quen suy nghĩ về những điều tích cực. Vậy thì, ngay lúc này đây, chúng ta hãy nuôi dưỡng những ý nghĩ tốt đẹp, rèn luyện cho mình những thói quen, hành vi tích cực, để cuộc đời mỗi người trở nên hạnh phúc hơn trong từng giây phút sống, trong từng thời khắc cảm nhận và hưởng thụ sự sống trên hành tinh này

“Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến chúng ta trở nên bất hạnh, đó là chúng ta cứ nghĩ người khác phải đáp ứng mọi nhu cầu của mình. Một thái độ như vậy chỉ mang lại sự nghèo nàn, tù túng, chật hẹp cho tâm hồn. Hạnh phúc phải là do chính mình kiếm tìm và xây đắp.”

Hạnh phúc phải là do bản thân mỗi người tự tìm kiếm lấy. Sẽ thật vô lý khi mình cứ đòi hỏi người khác phải làm cho mình hạnh phúc, trong khi bản thân chẳng hề cố gắng làm điều gì tốt đẹp cho cuộc sống cả! Tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi người. Ta không có quyền đòi hỏi hay chờ đợi người khác mang lại hạnh phúc cho ta. Chính bản thân ta phải biết tìm kiếm hạnh phúc cho mình và cho người khác! Khi ta biết mình phải quan tâm đến người khác trước, thì người khác mới có thể biết quan tâm đến ta!

Hình ảnh
Một người đàn ông đang thất vọng cùng cực nói với một học giả: "Thế là hết! Tôi đã mất tất cả!". Nhà học giả hỏi: "Thế anh vẫn còn nhìn thấy, nghe thấy, đi lại...được đấy chứ?". Người đàn ông đáp:"Vâng!?". Nhà học giả nói: "Vậy thì tôi cho là cái gì anh cũng còn, chỉ có tiền là mất!".

Một câu thật hay, phải không bạn?

Chỉ với một cách nhìn nhận khác hẳn mà cuộc đời một người thay đổi: từ chỗ bi quan, tưởng chừng mọi thứ đã kết thúc, sang chỗ lạc quan, có thể sẵn sàng bắt tay vào làm lại từ đầu...

Hình ảnh
Nếu chúng ta không thể thay đổi được chiều dài của cuộc sống, chúng ta có thể thay đổi được bề ngang. Trong xã hội con người đầy nhiễu nhương này, có bao nhiêu điều còn tinh khiết và có bao nhiêu điều đã mất hẳn tính chất của nó?

Những vật thuộc về bạn bạn sẽ có. Những điều bạn đã làm, nó sẽ xảy ra lại và làm lại. Tất cả đều là những sắp đặt lập lại tuần tự của đời sống. Trân quý những thiên duyên. Sự gặp gỡ của chúng ta tại nơi này, hôm nay cũng là một phần của chữ duyên vơi nhau! Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?


Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.