“Ngán thay cái mũi vô duyên,
Câu thơ Thi Xã con thuyền Nghệ An! “
Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh liền phát biểu:
“Tôi là cháu của Tùng Thiện Vương đây, còn chị Qùynh Liên là cháu của Tuy Lý Vương, chúng tôi được mời đến tham dự hội thơ chứ đâu phải là người khởi xướng mà liên quan đến chuyện ngày trước. Dùng danh xưng Ba Lê Thi Xã nghe nó thơ và khiêm tốn, còn dùng Hội Thơ Ba Lê sợ sẽ đụng chạm đến các hội thơ khác.Từ đó nhóm thơ mang tên: Ba Lê Thi Xã, lúc đầu các nhà thơ chỉ đến họp bạn rồi xướng họaĐường Thi mặc dù trong đó chỉ có nhà thơ Đào Trọng Đủ là thực sự theo khuynh hướng Đường Thi nghĩa là ngoài thơ Đường ông không làm một thể loại khác ; những người còn lại đều theo khuynh hướngThơ Mới, nhưng họ làm thơ Đường rất chỉnh và hay ; nhưng rất ít làm, vì sợ đem ra bình phẩm. Thuở ấy tôi chỉ dự thính mà không tham gia vào Hội Thơ, tôi không muốn bị ràng buộc và gò bó trong một thể Thơ, mặc dù lúc ở quê nhà, trước năm 1975 tôi có làm Thơ Đường. Nếu chỉ làm cho đúng luật cũng không khó lắm, nhưng khi đọc lại thấy thơ mình không chuyên chở được cái thi tính của Thơ Đường vì không có khả năng diễn đạt hết những tinh hoa của Thơ Đường ! Dù thuở đó tâm hồn tôi còn tràn đầy nguồn thi hứng, biết thế nên tôi đã dừng lại, và chỉ làm Thơ Mới và thỉnh thoảng ít bài Thơ Tự Do. Mãi đến năm 1990 tôi mới gia nhập Ba Lê Thi Xã, và là người trẻ nhất của hội. Sinh hoạt trong hội một thời gian, tôi đề nghị mỗi lần họp thơ nên theo một đề tài mà làm thơ Cảm Đề, hoặc đưa ra những bài thơ đắc ý nhất không bó buộc ở thể loại. Với đề nghị đó hội thơ trở nên khởi sắc, họ không còn quá thận trọng bị gò bó gượng ép làm những câu vần điệu khung theo quy luật, do đó hội thơ đã mời nhà thơ Hoài Việt tức tiến sĩ Nguyễn Văn Hướng, tác giả 4 thi tập: Tôi yêu (1962), Tình Em Nho Nhỏ (1962), Ngày Mẹ Về (1978) và Quê Người in năm 1987, ngoài ra ông còn là người chủ trương tuyển tập Làng Xưa Phố Cũ, ông là người duy nhất làm thơ Tự Do trong Hội.
Nữ sĩ Minh Châu: Con Đường Không MỏiTôi phải bắt đầu như thế nào khi viết về một người mà tôi quá thân và qúy trọng về nhân cách lẫn tài năng, tôi định sau này dành thời gian sẽ viết về những khuôn mặt làm văn hóa mà tôi đã may mắn được quen biết. Hôm nay sau khi đi thăm bà, nhìn hình dáng như vầng trăng khuyết, sắp tàn, do tuổi đời gần chín mươi. Thấy bà đang cặm cụi trên những bản tranh, những trang bản thảo thơ mà lòng tôi trào dâng xúc động! Có lẽ bà đang cố chống chỏi với thời gian để hoàn thành tác phẩm cuối đời. Do đó tôi quyết định viết về người nữ sĩ này mà chẳng đợi về sau, như một món quà mang chút ân tình tri ngộ. Tôi còn nhớ bài thơ bà viết tặng tôi đã lâu, đó là một đồng cảm về ttình quê hương:
« Ngàn dặm cách biệt cố hương,
Tình quê u uẩn nhớ thương não nề.
Thu đông mấy bận đi về
Hoài trông non nước u ê cõi lòng .“Thanh Hương Các, Ba Lê 1997
(Minh Châu)Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh là một khuôn mặt quen thuộc trong giới sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam tại Paris và hải ngoại. Bà cùng nhà thơ Phương Du là những cột trụ của Ba Lê Thi Xã do gíao sư Cao Văn Chiểu và luật gia Nguyễn Xuân nhẫn đồng sáng lập, một hội quy tụ nhiều trí thức khoa bảng, như giáo sư đại học, bác sĩ, luật gia , học gỉa, dịch gỉa…vv..nhưng có tâm hồn thơ nên có nhiều người đã thành danh trong làng thơ ngày trước và hiện nay. Nhiều người đã khuất như: nhà thơ Ðào Trọng Ðủ, nhà thơ Hương Bình Cao văn Chiểu, nhà thơ Hàm Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn, nhà thơ Bằng Vân Trần Văn Bảng, nhà thơ Ðoàn Ðức Nhân, Nhà thơ Huỳnh Khắc Dụng, nhà thơ Lương Giang Phạm Trọng Nhân, nhà thơ Phượng Linh Ðỗ Quang Trị, nhà thơ Nguyễn Thường Xuân, nhà thơ Việt Hoài, nữ sĩ Liên Trang Phạm thị Ngoạn (Ái nữ cụ Phạm Qùynh), nữ sĩ Thanh Liên. Những người còn sống như: Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền (ngoài cửu tuần), nữ si Minh Châu Thái Hạc Oanh, nữ sĩ Quỳnh Liên Công Tằng Tôn Nữ Quỳnh Liên, nữ sĩ Phạm Thị Nhung, nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nhà thơ Khuê Trai Vũ Quốc Thúc, nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá Hạu, nhà thơ Hương Giang Thái Văn Kiểm, nhà thơ Hoài Việt Nguyễn Văn Hướng, nhà thơ Hồ Trọng Khôi, nhà thơ Ðỗ Bình (ít tuổi nhất)..vv..Nữ sĩ là một trong những ngươì tích cực nhất trong hội chăm lo vườn thơ. Sự nghiệp văn học nghệ thuật của bà trải dài hơn nửa thế kỷ qua những tác phẩm mà chủ đề luôn gắn bó giữa quê hương và tình yêu, bằng ngôn ngữ sắc màu tạo hình. Những tác phẩm tranh Lụa đã đưa tên tuổi của Minh Châu Thái Hạc Oanh vào vị trí tầm vóc hàng đầu trong nền nghệ thuật nước nhà. Bà là giáo sư các trường trung học kỹ thuật Sài Gòn, và cùng bà Trương Thị Thịnh trước năm 1975 là hai nữ họa sĩ và giáo sư chính thức giảng dạy trường Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật. Năm 1971 bà triển lãm tranh lụa tại Ðại Hàn và Nhật Bản. Năm1972 đã trưg bày một cuộc triển lãm tranh lụa và sơn dầu tại Alliance Française Sài Gòn, bức tranh Tứ Ðức được ông Nguyễn Tấn Ðời cựu dân biểu VNCH, cựu chủ tịch phòng thương mại Sài Gòn, chủ tịch tổng giám đốc Tín nghĩa ngân hàng mua với gía 500.000 đồng để tặng bà vợ. Bức tranh Sắc Sắc Không Không đã được Trung tướng Nguyễn Hữu Có mua với gía 70 ngàn thời đó..Năm 1977 tham dự triển lãm salon “ Artistes Française“ ở Grands Palais, tại Paris. Bà vốn là hậu duệ trong một gia đình hoàng tộc, trong đó có rất nhiều danh nhân thi sĩ mà thơ của họ còn truyền tụng mãi hôm nay như Tùng Thiện Vương…Thừa hưởng cái phẩm chất văn học của các bậc tiền bối trong gia tộc, Minh Châu làm thơ ngay từ lúc còn trẻ, khởi đi từ những vần thơ Ðường, Minh Châu đã mạnh dạn bỏ qua những luật quá gò bó của dòng thơ cổ để biến thể hòa vào trào lưu theo sự chuyển xoay của dòng thi ca thời đại, hầu có thể diễn đạt hết những cảm xúc trong tâm hồn. Thỉnh thoảng nữ sĩ vẫn làm những bài thơ xướng họa tạc thù với các bạn thơ nhưng ngôn ngữ trong thơ là những hình tượng mang màu sắc hội họa đầy sáng tạo, mới hơn. Thơ Minh Châu không những đẹp về ý mà còn được thể hiện qua nét họa trong thơ, màu sắc của chất họa được ẩn chứa ở bóng chữ, ý câu trong thơ. Kể từ ngày nữ sĩ lìa xứ sở ra đi, bà đã mang theo quê hương trong tim. Bà sống với ký ức qua thơ nên chẳng cần về chốn cũ mà vẫn có thể sưởi ấm tâm hồn; vì quê hương đã là nỗi nhớ ẩn sâu trong tâm hồn nữ sĩ, giúp nhà thơ dệt lên tác phẩm mang tênThi Họa Hương Lòng.
Có lẽ ít ai biết người đã đồng tâm và đồng hành với nữ sĩ trong sáng tác; đẩy những cảm hứng để bà dệt thành những vần thơ, chất họa; người đó là bác sĩ Hùynh Minh Châu đấng phu quân của bà. Ông là người không làm thơ, vẽ tranh nhưng lại biết cảm nhận cái hay cái đẹp trong thơ, trong họa. Chính ông đã bình những bài thơ của bà, nhờ đó thơ bà ngày càng khởi sắc. Tôi may mắn thường được nghe bà kể chuyện đời và những câu chuyện văn chương nghệ thuật. Bà giải tthích:
“ Thường nhật mỗi khi nói đến tranh lụa người ta hay lẫn lộn loại vẽ batik (vẽ lụa theo phương pháp Javanaise) hay vẽ lụa theo lối trang trí (décoration) trên áo, trên khăn quàng, cà vạtt khăn bàn..vv..khi vẽ xong phần trang trí, lụa được đem hấp để giữ cho khỏi phai. Lối vễ này thường thấy trong mỗi quận Paris, ở đó có những lớp dạy vẽ ngắn hạn, mỗi khóa chừng ba tháng“Tôi hỏi:
“ Theo cô vẽ lụa trong ngành hội họa Việt Nam có gì đặc biệt?”Nữ sĩ Minh Châu cười tỏ vẻ hài lòng về câu hỏi. Bà nhấp tách nước trà thấm giọng và nói tiếp:
“Ðó là môn học chính trong chương trình trường Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật, mà giá trị ngang với các môn học chính khác như: Môn Sơn Dầu, Ðiêu Khắc, Sơn Mài, vì tại nơi đây đã phát xuất lối vẽ lụa và được công nhận như một môn học chính thức.”Ðược biết trường Mỹ Thuật có từ thời Pháp thuộc và được tiếp nối đến sau này. Các sinh viên muốn theo học đều phải có bằng tú tài, và qua kỳ thi tuyển về năng khiếu vẽ. Chương trình học tương tự như những trường Mỹ Thuật tại Pháp, và có thêm vài môn thích hợp với tâm hồn bản xứ là môn vẽ lụa và vẽ sơn mài.
Tôi hỏi:
“ Vẽ lụa và vẽ sơn dầu cái nào khó hơn?”-Bà trả lời:
“Vẽ lụa có phần khó khăn hơn vẽ sơn dầu bởi vẽ lụa cần nhiều chi tiết khi thực hiện như tránh xóa bỏ, sửa đổi đường nét, tránh đổi màu. Trong khi đó vẽ sơn dầu chúng ta có đổi màu thêm hay bớt theo sở thích gam màu của họa sĩ. Theo tài liệu cô đã được đọc khi còn ở VN và khi còn dạy ở trườngthì môn vẽ lụa gia nhập chương trình có thể vào năm 1923, 1924 thuở sơ khai của trường Mỹ Thuật Ðông Dương (Hà Nội). Giáo sư J. TARDIEU là vị giám đốc đầu tiên của trường mỹ thuật. Cô được nghe họa sư Tôn Thất Ðào một trong những người tốt nghiệp các khóa đầu của trường, ông là tác gỉa nhiều họa phẩm lụa giá trị cũng như các vị giáo sư tiền bối Lê Văn Ðệ, Nguyễn Văn Long ..vv.., ông kể lại: Nguồn gốc tranh lụa là do tình cờ của một sinh viên thời đó( xin thuật lại với mọi dè dặt) Khi ông ta thực hiện một tác phẩn theo lối thủy mạc, vẽ xong ông không vừa ý liền đem đi rửa, mong sửa đổi đôi chút. Trong lúc rửa một phần màu thấm vào lụa, một phần trôi bớt, hình nét tự dưng trở thành mờ mờ, ảo ảo, nhẹ nhàng, khiến cho tác phẩm trở nên đặc biệt có một giá trị mới lạ xưa nay chưa từng thấy. Hồi đó ông ta chưa ý thức được sự việc này nên đem tranh thu vào một góc. Ðến lúc thày bảo góp bài, ông đưa bức vẽ ra nhưng trong lòng rất băn khuăn, e dè ! Nhưng khi giáo sư
J. Tardieu nhìn thấy tác phẩm không những đã không rầy la, mà còn ôm choàng lấy học trò tỏ lời khen ngợi đã có được sáng kiến mới mẻ, rồi khuyến khích tiếp tục dựa trên cách thức vễ thường ngày mà bổ túc cho hoàn hảo thành một lối vẽ riêng chỉ có ở Việt Nam. Tranh lụa ra đời từ đó và xem như môn học chính tại trường,và được phổ biến khắp nơi.”Giọng Huế của bà rất êm và nhẹ nhàng như lời ca dẫn tôi vào thế giới đầy sắc màu. Bà thấy tôi im lặng tưởng tôi không muốn nghe nên nói:
“Ðỗ Bình đọc thơ cho cô nghe. ”Tôi vội vàng nói:
“ Thôi ! Cô cứ nói tiếp đi, em đang lạc vào thế giới sắc màu! Theo cô bức tranh lụa nào tuyệt hảo nhất thời ấy?».Bà trả lời liền mà không suy nghĩ :
« Bức tranh lụa tuyệt hảo nhất là bức : Người Ðàn Bà Nằm Võng của họa sĩ Lê Văn Ðệ »Ðôi mắt già mờ mờ ngước ra khung cửa như nuối tiếc một quãng trời xa xăm đã trôi mất. Bà ngậm ngùi than:
“Chiến tranh và thời gian.. bao nhiêu đổi dời tại quê nhà, không biết bức tranh đó còn hay mất ?! »Tôi hỏi :
“Sự khác biệt giữa tranh thủy mạc và trannh lụa ?”Nữ sĩ Minh Châu:
“Tranh thủy mặc là những bức tranh vẽ bằng mực tàu như tranh thủy mạc Trung Hoa, Nhật Bản, Ðại Hàn, nói chung tranh Á Ðông. Màu thường nằm trên mặt lụa, và màu do những chất đá làm ra...Có nhiều đề tài vẽ theo lối học thuộc lòng cho nên chúng ta được chứng kiến ngay trước mắt khhi họa sĩ muốn biểu diễn cho xem. Nét phóng nhanh, bay bướm, cũng thật đẹp. Riêng tranh lụa Việt Nam màu thấm vào sớ lụa, vì trong khi vẽ lụa được rửa nhiều lần nên trông trong suốt. Ðó là những điểm đặc biệt không vẽ theo lối thuộc lòng. Khi sáng tác thì tuần tự theo từng giai đoạn như đã thực hiện cho một bức tranh sơn dầu. Kết luận tranh lụa Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai lối vẽ Á Ðông và Tây Phương, nhưng vẫn gĩư được một sắc thái hoàn toàn Việt Nam.Tôi thấy câu chuyện kéo dài sợ bà mệt định ngưng, nhưng bà hiểu ý tôi liền nói:
“ Ta trối cho em đó ! Gắng nhớ sau mà viết ! »Nghe những lời của bà lòng tôi chùng lại, hồn rưng rưng lệ, thương bà và nhớ mẹ nơi quê nhà.Tôi cố ngăn dòng cảm xúc để hỏi tiếp:
“Cách thức thực hiện một tác phẩm lụa?”Bà nhỏe miệng cười rất tươi nói :
“ Thực hiện một tác phẩm lụa cũng giống như thực hiện một bức tranh sơn dầu phải qua những phần chính sau đây:
Trình bày- Bố cục -Ðường nét,-Màu sắc- Sự sống động toàn diện. Vẽ tranh lụa đòi hỏi người sáng tạo một tâm tình kiên nhẫn, rất công phu, nhiều tỉ mỉ hơn là thực hiện một bức sơn dầu. Vấn đề chọn màu linh động, nhất là lối hòa hợp giữa các màu đạt đến mức độ màu theo ý muốn. Hình ảnh và đường nét trong bức tranh phải tuyệt đối hoàn hảo, bởi lẽ khi thực hiện không thể sửa được. Có thể nói : « Hạ tịch bất hồi »cho lối vẽ lụa thuần túy. Lối vẽ lụa ở các trường Mỹ thuật Sài Gòn, Huế lụa được căng lên khung gỗ, cho một lớp hồ thật mỏng, nếu không khéo « pha hồ » thì lụa khó ăn màu, khi vẽ đường nét nhoè ra, đôi khi màu loang không thấm vào được lụa thay vì hồ đúng mức, màu chấm đến đâu sẽ thấm nhẹ nhàng vào lụa. Họa sĩ bao giờ cũng vẽ trên lụa ướt, đôi khi đợi lụa tiu tiu. Lụa phải chọn thứ dệt đều sợi, tránh nhữg phần có gút vì khi thực hiện màu sẽ đọng lại mất phần gía trị tác phẩm. Có thể nói một tác phẩm lụa hình nét phải thật đúng, không sửa, không tẩy.Ttranh vẽ hoàn tất chỉ còn những mảng màu hòa hợp với nhau một cách thần tình, kỹ thuật thật điêu luyện làm cho khi nhìn bức tranh thêm xúc cảm, thêm hồn (âme), không phân biệt được mặt trái, mặt phải của bức tranh.”Tôi chợt thấy bài thơ trong tập bản thảo, bài: “ Thơ cho Huế ”. Tôi cầm lên rồi ngâm cho nữ sĩ nghe. Tôi thấy khuôn mặt bà lộ những nét hân hoan. Tôi hỏi:
“ Cô xa Huế lâu rồi chắc nhớ Huế lắm phải không?”
Bà còn đang xúc động vì bài thơ của mình, mỉm cười nói:
“ Huế là máu thịt của cô, là tiếng nói luôn theo bên mình,...Nnhưng chao ôi.. thế mà vẫn nhớ Huế da diết chi lạ!”
Bà quên sao được kinh thành Huế năm xưa; thời hoàng kim còn thấp thoáng trong nỗi nhớ được thể hiện qua thơ, trong họa của bà về một ký ức tuổi thơ với biết bao kỷ niệm đẹp của gia đình. Thân phụ của nữ sĩ là một trong những quan nhất phẩm đại triều. Trong số những tấm hình được trưng bày trên bàn, tôi thấy hình của vua Bảo Ðại và Nam Phi hoàng hậu, bên cạnh là tấm hình thân phụ của bà đưa vua Bảo Ðại lúc còn trẻ sang Pháp.
Nữ sĩ Minh Châu thấy tôi im lặng trầm tư liền hỏi :
« Em đang suy nghĩ gì thế ? »
Tôi trả lời:
«Em thoáng nghĩ về ngày lễ cầi siêu cho vua Bảo Ðại khi chợt thấy tấm hình của vua trên bàn. »
Bà Minh Châu bỗng thở dài và khẽ ngâm câu thơ:
« Ðời ví tựa bóng câu qua cửa,
Giàu sang rồi cũng lại sắc không.
Văn chương thi phú bạn lòng,
Rượu vui, trăng ngắm, mơ mòng nàng thơ.»
Cõi thơ là cõi bồng bềnh, nhưng cõi đời lại trầm bổng! Nữ sĩ Minh Châu đã đi khắp đó đây gần thế kỷ, trải qua những thăng trầm của lịch sử, và theo dòng sử mệnh trôi giạt đến Paris, rồi sẽ dừng ở đây. Ngoảnh lại nhìn những chuỗi đường đã qua, nữ sĩ chợt phát hiện chỉ có tâm hồn nghệ sĩ làm cho đời thêm ý nghĩa. Nhà thơ vốn dĩ đã cô đơn, tuổi gìa càng cô quạnh vì không giải được hết nỗi niềm, cho nên nữ sĩ tìm thú vui và tri âm trong những trang bản thảo để nghe lòng mình thổn thức:
« Nhìn trăng, trăng lạnh như tờ,
Nhìn mây, mây cũng hững hờ xa xôi.
Gió đâu thoạt đến liên hồi
Bàng hoàng chợt tỉnh giòng đời trôi nhanh! »
Thời gian trôi lặng lẽ ! Huế và quê hương ở rất xa nhưng tâm tình chốn xưa vẫn còn trên những trang bản thảo. Làm sao kéo chậm lại thời gian để nữ sĩ nhìn thấy tác phẩm cuối đời ? Rồi đây những họa phẩm tranh của bà có cùng chung số phận như những bức tranh nổi tiếng của các vị họa sĩ tiền bối trôi giạt về đâu?!
Mùa thu năm 1990 chúng tôi có tổ chức một buổi tưởng niệm 50 năm ngày mất của thi sĩ Hàm Mạc Tử. Thuở ấy sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt ở Paris thật là khởi sắc, chỗ này ra mắt sách, chỗ kia ca nhạc, thỉnh thoảng có triển lãm tranh ảnh, chỗ nào cũng đông đủ những khuôn mặt trong giới văn nghệ thật là vui. Buổi tưởng niệm thi sĩ Hàn Mạc Tử, hôm đó, ngoài phần đọc những bài thơ chọn lọc trong thi tập : Lệ Thanh, Gái Quê, Đau Thương của Hàn Mạc Tử, các văn nhân thi sĩ còn bàn đến những nét hay đẹp trong thơ, cuộc tranh luận tuy không sôi nổi nhưng rất hào hứng. Nữ sĩ Minh Châu, Gs Thái Hạc Oanh cho rằng trong thơ Hàn Mạc Tử có nhiều bài siêu thực, nhất là giai đoạn ông bị bệnh :
«Gío rít tầng cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô.
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra »
( Say Trăng )
Nhà thơ Song Thái Phạm Công Huyền lại bảo thơ Hàn Mạc Tử nặng chất tình dục :
«Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gío đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi…..
.. Ô kìa ! bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe …»
( Bẽn Lẽn)
Nói đến nhà thơ Song Thái, nhà cựu ngoại giao VNCH, tác giả nhiều tập thơ và nhiều bài biên khảo, luận thơ trên báo. Ông là người mệnh danh làm thơ lục bát nhanh, nhưng ít bài độc đáo. Có lần ông nói chuyện trong một buổi sinh boạt văn hóa về đề tài :Những Phong Tục Tập Quán Việt Nam, thời gian ấn định dành cho mỗi diễn giả 25 phút, bài nói chuyện của nhà thơ Song Thái kéo dài hơn một giờ, khán giả thấy vậy đồng loạt vỗ tay để cho ông ngưng nói, nhưng ông lại nghĩ rằng mọi người thích nghe ông nói nên ông đã cảm ơn và tiếp tục nói đến hết bài ! Nhờ nổi tiếng, ông được nhà báo Bát Vân tức nhạc sĩ Lê Minh Hải ái mộ. Ông Lê Minh Hải qua Pháp vào thập niên 60, là chủ một nguyệt SanTân Dân Xã ở Paris phát hành khắp Âu Châu và Mỹ. Ông rất ngưỡng mộ nữ sĩ Vân Nương và phu quân của bà là Cố luật sư Lê Ngọc Chấn, có thời làm Đại sứ VNCH ở Anh Quốc, nên ông đã tự đặt tên :“Tao Đàn Hải Ngoại ”rồi đưa lên trang báo và phong chức cho chúng tôi: nhà thơ Song Thái là chủ tịch, nữ sĩ Vân Nương Lê Ngọc Chấn là Phó, còn tôi là tổng thư ký. Nói qua về nữ sĩ Vân Nương, tác giả nhiều tập thơ, có những bài nổi tiếng, trong đó có thi tập Mây Viễn Phố viết sau này. Nữ sĩ Vân Nương là nhà thơ nữ duy nhất ở Pháp có chân trong các hội thơ danh tiếng của Việt Nam từ đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Thơ của tôi được bà cảm nên đã chuyển vài bài qua Pháp ngữ và còn làm tặng một ít bài thơ. Nhận được báo của Bát Vân Lê Minh Hải tôi đọc mà rùng mình, sợ bằng hữu hiểu lầm, tôi vội phôn ngay đến nhà báo Bát Vân để hỏi nhưng ông không có nhà ! Hôm sau, nữ sĩ Vân Nưương ở dưới tỉnh Dordogne miền nam nước Pháp gọi lên Paris, bà đọc báo của Lê Minh Hải tưởng tôi đã nhận lời tham gia nên gọi phôn hỏi về chuyện Tao Đàn Hải Ngoại, sau khi hiểu câu chuyện bà quyết liệt đòi tờ báo cải chính, bà còn viết thư cho tôi nhờ nói giúp bỏ tên nữ sĩ ra. Sau khi liên lạc được với nhà báo Lê Minh Hải, tôi yêu cầu ông cải chính. Nhà báo Lê Minh Hải vui vẻ nói : “Điều đó chỉ là do ý tốt của tôi muốn những nhà thơ khắp nơi đứng chung với nhau để thành vườn thơ.”Sau đó ông đã dẹp bỏ ngay cái “Tao Đàn” đó vào bóng tối. Ít lâu sau thì ông qua đời mang theo nhiều tâm huyết và hoài bão ! Nhà thơ Song Thái hiện nay đã gần trăm tuổi nhưng vẫn thuộc nhiều thơ.
Trở lại buổi sinh hoạt, người phát biểu kế tiếp về Hàn Mạc Tử là nhà biên khảo Lương Giang Phạm Trọng Nhân, cựu ngoại giao VNCH, một trong những diễn giả diễn thuyết hay của Paris, ông nói : “Theo tôi thơ Hàn Mạc Tử là thơ trữ tình lãng mạn khởi đi từ quê hương đến tình yêu đôi lứa….Những bài thơ trong thi tập Lệ Thanh, Gái Quê và một số bài trong Đau Thương mang dòng thơ trữ tình lãng mạn: Mùa Xuân Chín, Đây Thôn Vỹ Dạ, Trăng Vàng Trăng Ngọc, Những Giọt Lệ… Ông đọc :
«…Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ… »
(Những Giọt Lệ )
Ông đọc tiếp bài khác : Đây Thôn Vỹ Dạ:
“…Mơ khách đường xa, khách đường xa;
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?”
Nói đến Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử là nói đến cách xử dụng hình ảnh linh động chứa ẩn dụ và mang nhiều ý nghĩa khác nhau :
“ Trăng, trăng, trăng ! Là trăng, trăng trăng !
(Trăng Vàng Trăng Ngọc)
Nhà thơ Hồ Trọng Khôi, cựu ngoại giao VNCH, người nổi tiếng ở Paris về thơ Quê hương trữ tình, còn là nhà biên khảo tác giả cuốn Tận Thế Hay Không ? Nhà thơ Hồ Trọng Khôi đặt câu hỏi : «Tại sao vào những đêm trăng rằm thi sĩ Hàn Mạc Tử lại cảm thấy đau đớn hơn ?Có phải cơ thể người bị phong nan y dị ứng với mùa trăng ?»
Nhà thơ Bằng Vân ngồi im lặng bỗng lên tiếng :
«Chẳng phải mỗi lần trăng lên là hành hạ các vết đau của Hàn Mạc Tử, vì người bị phong nan y các ngón chân tay trong cơ thể đều tắc các mạch máu và tê dại thì làm sao mà đau đớn ! Do đó cơn đau ở đây là nỗi đau trong tâm hồn, chứ không phải đau thể xác. » Nói đến thi sĩ Bằng Vân một con người đặc biệt, năm xưa ông mê thơ hơn chức giáo sư đại học y khoa, chức trưởng phòng nghiên cứu về bệnh cùi (1963-1975) thuộc viện Pasteur :Trung tâm nghiên cứu bệnh nhiệt đới. Ông là thành viên hội thơ Trúc Liên từ đầu thập niên 60, hội quy tụ nhiều nam nữ thi sĩ nổi tiếng như Chung Anh, Vân Nương, Thu Nga, Trùng Quang, Đông Xuyên….vvv… Thi sĩ Bằng Vân đã sống với thơ và thơ đã nhập vào ông thành phong cách sống. Dù say thơ, từng làm thơ xướng họa với các thi nhân nhưng Bằng Vân vẫn xem mình như một nhà thơ tài tử, vì tay phải vẫn cầm ống nghe, tay trái viết theo tiếng lòng. May thay cạnh ông thời trẻ là những văn thi sĩ nổi tiếng như Lãng Nhân, Vũ Hoàng Chương, Tchya. Nguyễn Hiến Lê, Vũ Bằng, Đỗ Đức Thu..vv.. hiểu ông, khuyến khích nên thơ ông càng ngày càng điêu luyện sắc bén. Sau biến cố , ăm 75 thơ ông trở nên độc đáo mang tính phê phán, châm biếm. Nói như nhà thơ Phương Du : «Trong số các nhà thơ châm biếm VN như Tú Xương, Tú Mỡ…thi sĩ Bằng Vân là một Tú Gân.» Với bản tính nghệ sĩ bất cần nên hơi khác người, ông thường bị xem là kẻ bơi ngược dòng, ngông sĩ, thích bông đùa. Đôi khi thấy ông tay xách bao đi chợ đựng sách báo và thức ăn, ông vào nhà hàng gồi chung bàn tiệc với các bạn văn thơ, ông không dùng thức ăn của nhà hàng, ông không ăn chay nhưng mang phần ăn của mình ra ngoài ăn, ông dành tiền phần ăn mua sách ủng hộ các văn thi sĩ. Các bạn thơ ở Paris đều hiểu và phục ông lắm, chẳng ai thắc mắc những lúc ông «hứng» như thế. Ăn xong, vào phần thảo luận văn thơ ông diễn thuyết như sáo. Một số bài thơ trong thi tập Mếu Cười dưới bút hiệu Lưu Văn Vong là ông tự họa để riễu mình và châm biếm đời. Ông rất qúy tình bạn, nhất là tình nghệ sĩ nên viết thi tập Duyên Thơ Tình Bạn, Sợi Tơ Lòng dưới bút hiệu Bằng Vân. Trong số các nhà thơ nữ ở Paris ông qúy nhất nữ sĩ Thanh Thanh Thân Thị Ngọc Quế tác giả thi tập Giọt Nước Cành Sen, và nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương còn ở quê nhà, đa số thơ ông ca ngợi những thi sĩ cùng thời với ông. Hình bìa của thi tập Huyền Thoại Tình Và Thơ, do phu quân của nữ sĩ Thanh Thanh là họa sĩ Dương Cẩm Chương trình bày, người nghệ sĩ này thích vẽ tranh hơn làm bác sĩ khám bệnh.
Có lần chúng tôi họp bạn văn ở nhà hàng Đào Viên để đón nhà thơ Viên Linh từ Hòa Kỳ sang, GS, nhà báo Đặng Văn Nhâm từ Đan Mạch qua. Trong số những người đến sớm có tôi, nhà văn Hồ trường An, nhà thơ Bằng Vân, nhà thơ Phương Du, nữ sĩ Quỳnh Liên, nữ sĩ Thụy Khanh.vv.Nhà thơ Bằng Vân hỏi nhà văn Hồ Trường An : «Sao ông viết về phụ nữ nhiều thế, ca vừa thôi chứ !?» Đang vui bỗng bị hỏi câu đó, nhà văn Hồ Trường An : «Chỉ mình tôi “ca” bộ ông không ca sao ?!» Thi sĩ Bằng Vân cười ha hả : «Thế là chúng ta đồng điệu,… Viết về cái đẹp cái hay của phụ nữ là đề tài mà từ ngàn xưa giới văn học nghệ thuật đã làm, chúng ta chỉ là người đi sau phát hiện ra cái hay, cái đẹp để ca ngợi.».
Thi sĩ Bằng Vân dáng người dong dỏng cao như tây phương, mái tóc dầy trắng như cước bồng bềnh trông rất nghệ sĩ. Khuôn mặt của ông điển trai trông đẹp lão, miệng ông luôn cười, hé chiếc răng nanh làm tăng vẻ duyên dáng. Thi sĩ bằng Vân vốn có một kiến thức rất uyên bác, lại có tài ăn nói. Có lần học gỉa GS Lê Hữu Mục qua Paris diễn thuyết về Truyện Kiều do hội Dược sĩ tổ chức, ông được mời đến hội Thơ để đàm luận thi ca, và giới thiệu vài nét về cuốn Ngục Trung Nhật Ký mà ông vừa viết. Ở Ba Lê Thi Xã ông gặp được thi sĩ Bằng Vân, cặp nghệ sĩ Bằng Vân Lê Hữu Mục hòa nhau diễn thuyết khiến các nhà thơ hiện diện nghe say mê quên cả trình bày thơ mình. Một người nổi tiếng như BS Trần Văn Bảng đến khi lìa đời ở tuổi 88 vào năm 1998. Tiễn ông chỉ ít bạn thơ và gia đình, hôm đó trời lạnh dưới 5 độ C, tuyết rơi phủ ngập đường. Trong băng giá, có một người nghệ sĩ cả đời dùng thi ca để nói lên nỗi đau của thân phận con người, ông ra đi mà nỗi niềm nhân thế vẫn còn vương !
Buổi lễ tưởng niệm Hàn Mạc Tử chấm dứt nhưng đề tài này vẫn kéo dài mãi đến nhiều năm sau. Một lần khác bàn về thơ Tâm Linh nhà thơ Phương Du là một khuôn mặt nổi, từng đảm nhận nhiều trách vụ trong sinh hoạt văn hóa VN ở Paris. Ông tên thật là Nguyễn Bá Hậu, sinh năm Giáp tý, người làng Phương Canh, tỉnh Hà Đông. Tốt nghiệp y khoa bác sĩ năm 1951, sau đó phục vụ trong QLVNCH, là một trong 10 vị bác sĩ đầu tiên trong ngành quân y. Sau khi giải ngũ ông cùng gia đình sang Pháp định cư năm 1971. Nhà thơ Phương Du theo khuynh hướng Thơ Mới nhưng có nhiều bài Đường Thi, nhất là Thơ Xướng Họa. Ông là tác giả của 3 tập Thơ : Tha Hương 1, 2 Tình Thương, và tập biên khảo : Hoa Tâm. Ngoài ra ông còn soạn nhạc và thực hiện 3 CD Thánh Ca. Nhà thơ Phương Du cho rằng thơ Hàn Mạc Tử thiên về tâm linh, ông nói : « Nhà thơ Hàn Mạc Tử vì mắc bệnh nan y bị người đời ruồng bỏ nên đức tin vào Thiên Chúa của ông trở nên vững mạnh,do đó ở những ngày cuối đời nguồn cảm hứng của Hàn Mạc Tử đã chuyển sang tâm linh, đơn cử như bài Thánh Nữ Đồng Trinh Maria. » :
«Maria ! linh hồn tôi ớn lạnh !
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến…”
Nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái được nhóm Ba Lê Thi Xã gọi là “ẩn sĩ”vì ít tham dự đám đông, thỉnh thoảng họp thơ nhưng khi xuất hiện miệng luôn tươi cười và âm thanh tiếng cười vang khắp phòng, kèm theo lời góp ý là những vần thơ độc đáo. Ông là tác giả 4 thi tập:Những Vần Thơ Lưu Niệm, Tình Thơ Paris, Duyên Kiếp Thiên Tình,Nghĩa Nợ Tình. Trước năm 75 với những tác phẩm : Khoa Học và Đức Tin, Giới Thiệu Tư Tưởng của Teilhard de “Chardin”do Kim Lai Ấn Quán xuất bản Sài Gòn 1965. Ông là anh của thi nhạc sĩ Tử Phác, người từng có những nhạc phẩm :Tiếng Hát Quay Tơ ,Tiếng Hát Lênh Đênh…vv.., vang bóng một thời, Tử Phác cũng làn nạn nhân trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm năm xưa với vai trò thơ ký tờ báo.
Nhà thơ Vân Uyên góp ý bằng cách đọc một bài thơ của ông để ca ngợi 4 người “đặc biệt” đã trải qua vòng tử sinh mà nhà thơ gặp trong đời, bài thơ mang tên:Đọc Thơ Bốn Người trong đó có những đoạn về thi sĩ Hàn Mạc Tử:
“Đốt trầm hương tựa án thư, Ý tình sinh tử đọc thơ bốn người. Uống trăng say mộng khóc cười, Hú hồn gánh huyết giữa trời hư vô. ‘ Máu đã khô rồi thơ cũng khô ! Hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ ’
Vân Uyên Nguyễn Văn Ái nguyên là viện trưởng viện Pasteur Việt Nam (Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang 1955 1975 ), giáo sư Y Khoa Đại Học Sài Gòn bộ môn Vi- Sinh- Vật- Học, từ năm 1955- 1975, do đó ông rất rõ căn bệnh phong nan y, ông giải thích hai câu thơ sau của Hàn Mạc Tử: “ Khi làm câu thơ ấy tâm hồn Hàn Mạc Tử đau đớn tột độ vì nguồn thơ sắp cạn, thi sĩ biết mình đã kiệt lực sắp chết trong lúc tuổi đời còn đang kết trái nở hoa ! Hàn Mạc Tử là người công giáo có đức tin mãnh liệt nhưng theo tôi thi sĩ chưa thực sự hiểu đạo. Câu thơ “ Hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ ”; đã minh họa sự vô định của Hồn sau khi lìa xác; thay vì phải về Nước Chúa.”
NGÔN SỨ CỦA NGÔI LỜI
Nhà thơ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái nguyên là viện trưởng viện Pasteur Việt Nam (Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang 1955 1975), giáo sư Y Khoa Đại Học Sài Gòn bộ môn Vi- Sinh- Vật- Học, từ năm 1955- 1975 được nhóm Ba Lê Thi Xã gọi là “ẩn sĩ ”vì ít tham dự đám đông, thỉnh thoảng họp thơ nhưng khi xuất hiện miệng luôn tươi cười và âm thanh tiếng cười vang khắp phòng, kèm theo lời góp ý là những vần thơ độc đáo. Ông là tác giả 4 thi tập:Những Vần Thơ Lưu Niệm, Tình Thơ Paris, Duyên Kiếp Thiên Tình,Nghĩa Nợ Tình. Trước năm 75 với những tác phẩm : Khoa Học và Đức Tin, Giới Thiệu Tư Tưởng của Teilhard de “Chardin”do Kim Lai Ấn Quán xuất bản Sài Gòn 1965. Ông là anh của thi nhạc sĩ Tử Phác, người từng có những nhạc phẩm :Tiếng Hát Quay Tơ ,Tiếng Hát Lênh Đênh…vv.., vang bóng một thời, Tử Phác cũng làn nạn nhân trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm năm xưa với vai trò thơ ký tờ báo.
Giáo sư Nguyễn Văn Ái dù là một nhà Khoa học nhưng mang tâm hồn thi sĩ luôn hướng đến một 'chân trời lãng du'. Tuy rất thích đọc thơ nhất là cổ thi và những bài bình luận thơ nhưng Vân Uyên không bao giờ nghĩ sẽ có ngày làm thơ. Bất ngờ BS Tuyết Lan người ngẫu phối mà Vân Uyên yêu mến, nguyện cùng đồng hành trọn đường trần bỗng phân ly ! Từ khi ‘Song song nhất thể lại rồi chia hai’(năm 1996) Vân Uyên cảm nhận tận cùng nỗi đau của mất mát và thấm thía sự cô đơn nên những lúc tưởng nhớ người bạn đời ngồi ghi lại một vài kỷ niệm tự nhiên thấy thơ từ nỗi đau sâu kín nhất ùa đầy trong tâm hồn Vân Uyên thành dòng suối thơ. Trong một lần Hội Ba Lê Thi Xã hội thảo, bàn về thơ Tâm Linh nhà thơ Vân Uyên góp ý bằng cách đọc một bài thơ của ông để ca ngợi 4 người “đặc biệt” đã trải qua vòng tử sinh mà nhà thơ gặp trong đời, bài thơ mang tên:Đọc Thơ Bốn Người trong đó có những đoạn về thi sĩ Hàn Mạc Tử:
“Đốt trầm hương tựa án thư, Ý tình sinh tử đọc thơ bốn người. Uống trăng say mộng khóc cười, Hú hồn gánh huyết giữa trời hư vô. ‘ Máu đã khô rồi thơ cũng khô ! Hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ ’ do ông rất rõ căn bệnh phong nan y, ông giải thích hai câu thơ sau của Hàn Mạc Tử: “Khi làm câu thơ ấy tâm hồn Hàn Mạc Tử đau đớn tột độ vì nguồn thơ sắp cạn, thi sĩ biết mình đã kiệt lực sắp chết trong lúc tuổi đời còn đang kết trái nở hoa ! Hàn Mạc Tử là người công giáo có đức tin mãnh liệt nhưng theo tôi thi sĩ chưa thực sự hiểu đạo. Câu thơ “ Hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ ”; đã minh họa sự vô định của Hồn sau khi lìa xác; thay vì phải về Nước Chúa.”Trong bài Khói Trầm Bay của Vân Uyên:
« Thiên nhan hẹn ước trời cao
Mặt nào nhìn mặt , tay nào cầm tay »Hai câu thơ này nói lên niềm hy vọng tôn giáo sẽ gặp nhau trước mặt Thiên Chúa , nhưng với những thắc mắc huyền bí về thân phận của hai người ( mặt nào, tay nào). Từ đó cùng với việc viết thơ đời sống đạo của Vân Uyên chuyển hướng về nội tâm, tuy bề ngoài trong khuôn khổ Giáo Hội vẫn là một con chiên ngoan đạo.
Vân Uyên diễn tả nếp sống đạo nội tâm qua những vần thơ, không những trong những bài thuần túy tôn giáo: Cây Thập Tự, Tấm Mồ Không, Người Là Ai, Tình Ta Với Tình, Thiên Chi Đạo, Sách Khải Huyền, nhưng cả trong những bài thơ tả cảnh hay tả tình đời.
Thơ là lời của Người, mà Tình là của Trời, làm liên tưởng tới ‘Ngôi Lời’ nói lên bằng lời của loài người tình yêu thầm kín của Trời ‘Thiên Chúa – Tình Yêu’.
Viết một bài thơ hay đã khó, viết một bài thơ vừa thấm nhuần lẽ đạo, vừa thật là thơ lại còn khó hơn nhiều. Những bài thơ như vậy nâng tâm hồn lên những tầng trời thăm thẳm nghĩa yêu. Đây mới thật là những bài Thơ Tình, vì nói về Tình viết chữ hoa (Tình Đời, Tình Đạo, Tình Người, Tình Trời ). Nhưng tất cả sẽ chỉ là ảo ảnh, là huyền bí, là dấu hỏi,
« Tình Trời duyên Tội lẽ u minh » Bài : Nợ Tình)
Nếu không biết bền bỉ thành khẩn khiêm nhường học hỏi và cầu nguyện đi tìm dấu vết ‘Ngôi Lời’ trong tâm hồn và thể xác của chính mình và của mọi người trong kiếp sống hướng về niềm tin.
Là tín đồ Ki-Tô giáo, đời Sống Đạo của Vân Uyên hầu như có hai giai đoạn. Đoạn đầu từ khi trưởng thành đến năm 1996 ( lúc 76 tuổi), đoạn sau là từ đó đến nay.
Trong giai đoạn đầu Vân Uyên sống đạo như phần đông các con chiên ngoan đạo khác: đi xem lễ, đọc kinh, làm công giáo tiến hành, quỳ trước các Linh mục xin ban phép lành, đọc sách báo đạo, viết bài cho các báo đạo.
Đôi khi theo lời mời của Linh mục Đa Minh Nguyễn Huy Lịch cũng đi thuyết trình về những đề tài: Hôn Nhân và Gia Đình Công Giáo, Hướng Đi của Giáo Hội Việt Nam, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong phần kết luận của đề tài sau có lần Vân Uyên đã nhận định :
« Thiên Chúa thương yêu cách riêng Giáo Hội Việt Nam còn non trẻ nên đã ban ơn cho nhiều người biết yêu Chúa theo đường tử đạo để được nên thánh.» Thời đó là thời Công Đồng Vatican II. Theo Linh mục Nguyễn Huy Lịch : «Từ lời nhận định của BS Nguyễn Văn Ái đã khiến cho một số anh em trong đó có ông Nguyễn Đình Đầu đứng ra làm tờ báo: ‘Sống Đạo’».Trước khi rời Việt nam đi Pháp toàn bộ sách của Teilhard de Chardin và những người khác nói về Teilhard de Chardin, ông đã gửi biếu Linh mục Tuyên úy Trần văn Hiến Minh. Khi tới Pháp nếp sống đạo của ông không có gì thay đổi, mỗi tháng viết một bài cho Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris. Một số bài được chú ý, thí dụ:‘ Quan Niệm về Chữ Trời trong Cung Oán Ngâm Khúc’, ‘Chữ Tình và Chữ Yêu theo Truyền Thống và Trong Thánh Kinh’.Dù là một tín đồ ngoan đạo, nhưng ông không đọc và hiểu Kinh Thánh theo lối từ chương mà hầu như bằng 'cảm nhận' nhiều hơn. Lời Kinh Thánh (Tân Ước) hầu như nhập vào ông để qua cảm nhận ông nhận ra những gì bàng bạc phía bên kia lời. Ông làm thơ từ Kinh Thánh, từ lời Jésus. Có cái gì cao sâu, ẩn kín vừa băn khoăn vừa diệu vợi nên thơ ông không dễ hiểu nếu không dậy lên những 'rung động siêu hình' (frissons métaphysiques) nơi ta. Xin hãy nghe nhà thơ bày tỏ:« ……………… ……….
Thơ xưa vào mộng tới thiên thai
Tỉnh mộng còn chăng tiếng thở dài
Tan biến hư vô người, cảnh, mộng
Ngẩn ngơ mù mịt bụi trần ai.
Thiên thai nằm mộng như không mộng
Mỏi gối thời gian kiếm bóng người
Thoáng ánh sao rơi thêm lạc lối
Thơ nay còn mất mộng ngày mai
Mộng thơ ấp ủ tình không đợi
Chập chùng muôn kiếp lạnh lùng trôi
Mây phủ hoang vu trời trắng mộng
Phương nào đâu nữa mộng thiên thai
Tiếng thơ không mộng tâm tư vắng
Mộng vắng tình thơ mộng vắng người
Một mai thơ mộng tâm tư mới
Mộng gặp tình thơ mộng gặp người.
(Mộng Ngày Mai)Bài thơ nầy tương đối dễ hiểu nhất trong số thơ ông. Với ông, thi ca là những "rung động của tâm tư bắt nguồn từ những 'tín hiệu' (informations) của Ngôi Lời (le Verbe), cái Ngôi Lời đã tạo nên Sự Sống nơi thế gian rồi gọi mời thế gian trở về với cảnh giới Ngôi Lời". Qua thơ của ông, ta có thể nghĩ "Vân Uyên là 'ngôn sứ của Ngôi Lời "
Giáo sư Nguyễn Văn Ái dù là một nhà Khoa học nhưng mang tâm hồn thi sĩ luôn hướng đến một 'chân trời lãng du'. Tuy rất thích đọc thơ nhất là cổ thi và những bài bình luận thơ nhưng Vân Uyên không bao giờ nghĩ sẽ có ngày làm thơ. Bất ngờ BS Tuyết Lan người ngẫu phối mà Vân Uyên yêu mến, nguyện cùng đồng hành trọn đường trần bỗng phân ly ! Từ khi ‘Song song nhất thể lại rồi chia hai’(năm 1996) Vân Uyên cảm nhận tận cùng nỗi đau của mất mát và thấm thía sự cô đơn nên những lúc tưởng nhớ người bạn đời ngồi ghi lại một vài kỷ niệm tự nhiên thấy thơ từ nỗi đau sâu kín nhất ùa đầy trong tâm hồn Vân Uyên thành dòng suối thơ. Trong một lần Hội Ba Lê Thi Xã hội thảo, bàn về thơ Tâm Linh nhà thơ Vân Uyên góp ý bằng cách đọc một bài thơ của ông để ca ngợi 4 người “đặc biệt” đã trải qua vòng tử sinh mà nhà thơ gặp trong đời, bài thơ mang tên:Đọc Thơ Bốn Người trong đó có những đoạn về thi sĩ Hàn Mạc Tử:
“Đốt trầm hương tựa án thư, Ý tình sinh tử đọc thơ bốn người. Uống trăng say mộng khóc cười, Hú hồn gánh huyết giữa trời hư vô. ‘ Máu đã khô rồi thơ cũng khô ! Hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ ’ do ông rất rõ căn bệnh phong nan y, ông giải thích hai câu thơ sau của Hàn Mạc Tử: “Khi làm câu thơ ấy tâm hồn Hàn Mạc Tử đau đớn tột độ vì nguồn thơ sắp cạn, thi sĩ biết mình đã kiệt lực sắp chết trong lúc tuổi đời còn đang kết trái nở hoa ! Hàn Mạc Tử là người công giáo có đức tin mãnh liệt nhưng theo tôi thi sĩ chưa thực sự hiểu đạo. Câu thơ “ Hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ ”; đã minh họa sự vô định của Hồn sau khi lìa xác; thay vì phải về Nước Chúa.”Trong bài Khói Trầm Bay của Vân Uyên:
« Thiên nhan hẹn ước trời cao
Mặt nào nhìn mặt , tay nào cầm tay »Hai câu thơ này nói lên niềm hy vọng tôn giáo sẽ gặp nhau trước mặt Thiên Chúa , nhưng với những thắc mắc huyền bí về thân phận của hai người ( mặt nào, tay nào). Từ đó cùng với việc viết thơ đời sống đạo của Vân Uyên chuyển hướng về nội tâm, tuy bề ngoài trong khuôn khổ Giáo Hội vẫn là một con chiên ngoan đạo.
Vân Uyên diễn tả nếp sống đạo nội tâm qua những vần thơ, không những trong những bài thuần túy tôn giáo: Cây Thập Tự, Tấm Mồ Không, Người Là Ai, Tình Ta Với Tình, Thiên Chi Đạo, Sách Khải Huyền, nhưng cả trong những bài thơ tả cảnh hay tả tình đời.
Thơ là lời của Người, mà Tình là của Trời, làm liên tưởng tới ‘Ngôi Lời’ nói lên bằng lời của loài người tình yêu thầm kín của Trời ‘Thiên Chúa – Tình Yêu’.
Viết một bài thơ hay đã khó, viết một bài thơ vừa thấm nhuần lẽ đạo, vừa thật là thơ lại còn khó hơn nhiều. Những bài thơ như vậy nâng tâm hồn lên những tầng trời thăm thẳm nghĩa yêu. Đây mới thật là những bài Thơ Tình, vì nói về Tình viết chữ hoa (Tình Đời, Tình Đạo, Tình Người, Tình Trời ). Nhưng tất cả sẽ chỉ là ảo ảnh, là huyền bí, là dấu hỏi,
« Tình Trời duyên Tội lẽ u minh » Bài : Nợ Tình)
Nếu không biết bền bỉ thành khẩn khiêm nhường học hỏi và cầu nguyện đi tìm dấu vết ‘Ngôi Lời’ trong tâm hồn và thể xác của chính mình và của mọi người trong kiếp sống hướng về niềm tin.
Là tín đồ Ki-Tô giáo, đời Sống Đạo của Vân Uyên hầu như có hai giai đoạn. Đoạn đầu từ khi trưởng thành đến năm 1996 ( lúc 76 tuổi), đoạn sau là từ đó đến nay.
Trong giai đoạn đầu Vân Uyên sống đạo như phần đông các con chiên ngoan đạo khác: đi xem lễ, đọc kinh, làm công giáo tiến hành, quỳ trước các Linh mục xin ban phép lành, đọc sách báo đạo, viết bài cho các báo đạo.
Đôi khi theo lời mời của Linh mục Đa Minh Nguyễn Huy Lịch cũng đi thuyết trình về những đề tài: Hôn Nhân và Gia Đình Công Giáo, Hướng Đi của Giáo Hội Việt Nam, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong phần kết luận của đề tài sau có lần Vân Uyên đã nhận định :
« Thiên Chúa thương yêu cách riêng Giáo Hội Việt Nam còn non trẻ nên đã ban ơn cho nhiều người biết yêu Chúa theo đường tử đạo để được nên thánh.» Thời đó là thời Công Đồng Vatican II. Theo Linh mục Nguyễn Huy Lịch : «Từ lời nhận định của BS Nguyễn Văn Ái đã khiến cho một số anh em trong đó có ông Nguyễn Đình Đầu đứng ra làm tờ báo: ‘Sống Đạo’».Trước khi rời Việt nam đi Pháp toàn bộ sách của Teilhard de Chardin và những người khác nói về Teilhard de Chardin, ông đã gửi biếu Linh mục Tuyên úy Trần văn Hiến Minh. Khi tới Pháp nếp sống đạo của ông không có gì thay đổi, mỗi tháng viết một bài cho Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris. Một số bài được chú ý, thí dụ:‘ Quan Niệm về Chữ Trời trong Cung Oán Ngâm Khúc’, ‘Chữ Tình và Chữ Yêu theo Truyền Thống và Trong Thánh Kinh’.Dù là một tín đồ ngoan đạo, nhưng ông không đọc và hiểu Kinh Thánh theo lối từ chương mà hầu như bằng 'cảm nhận' nhiều hơn. Lời Kinh Thánh (Tân Ước) hầu như nhập vào ông để qua cảm nhận ông nhận ra những gì bàng bạc phía bên kia lời. Ông làm thơ từ Kinh Thánh, từ lời Jésus. Có cái gì cao sâu, ẩn kín vừa băn khoăn vừa diệu vợi nên thơ ông không dễ hiểu nếu không dậy lên những 'rung động siêu hình' (frissons métaphysiques) nơi ta. Xin hãy nghe nhà thơ bày tỏ:« ……………… ……….
Thơ xưa vào mộng tới thiên thai
Tỉnh mộng còn chăng tiếng thở dài
Tan biến hư vô người, cảnh, mộng
Ngẩn ngơ mù mịt bụi trần ai.
Thiên thai nằm mộng như không mộng
Mỏi gối thời gian kiếm bóng người
Thoáng ánh sao rơi thêm lạc lối
Thơ nay còn mất mộng ngày mai
Mộng thơ ấp ủ tình không đợi
Chập chùng muôn kiếp lạnh lùng trôi
Mây phủ hoang vu trời trắng mộng
Phương nào đâu nữa mộng thiên thai
Tiếng thơ không mộng tâm tư vắng
Mộng vắng tình thơ mộng vắng người
Một mai thơ mộng tâm tư mới
Mộng gặp tình thơ mộng gặp người.
(Mộng Ngày Mai)Bài thơ nầy tương đối dễ hiểu nhất trong số thơ ông. Với ông, thi ca là những "rung động của tâm tư bắt nguồn từ những 'tín hiệu' (informations) của Ngôi Lời (le Verbe), cái Ngôi Lời đã tạo nên Sự Sống nơi thế gian rồi gọi mời thế gian trở về với cảnh giới Ngôi Lời". Qua thơ của ông, ta có thể nghĩ "Vân Uyên là 'ngôn sứ của Ngôi Lời "
Nhà Văn Nguyễn Thùy : Kẻ Đi Tìm Lẽ ĐạoNguễn Thùy sinh 1936 tại Huế, quê nội Quảng Nam. Trước
năm 1975 sống bằng nghề dạy học, mở trường tư. Là tác giả nhiều thể loại : Thơ ,Truyện, Tiểu Luận , Biên Khảo, Phê Bình. Đã xuất bản trên 20 đầu sách. Nguyễn Thùy, dáng người nhỏ bé, tính tình hiền hòa, giản dị thêm có óc khôi hài nhìn cuộc đời dửng dưng bất cần, duy chỉ có chữ tín và sự ngay thẳng là còn tồn tại. Nguyễn Thùy có thói quen hút thuốc liên tục, bằng hữu lo sợ sẽ có hại đến sức khỏe của anh nên khuyên anh bớt hút. Anh nói : «Đời còn một chút vui qua khói thuốc trong lúc viết lách mà bảo đừng hút thì thà chết sướng hơn ! » Nhà văn Nguyễn Thùy có tài hùng biện, thích tranh luận những chủ đề liên quan đến văn học nghệ thuật và chính trị. Điểm đặc biệt mỗi lần nổi hứng là anh đọc thơ, ngồi đâu cũng đọc, anh thích đọc những bài trường thi của mình, đọc một cách say sưa không vấp suốt nhiều tiếng mà không thấy mệt ! Các bạn văn nghệ ở phương xa đến Paris sinh hoạt có dịp gặp Nguyễn Thùy chăc hẳn đã thưởng thức thú đọc thơ của anh ? Nhà văn Nguyễn Thùy ảnh hưởng thi sĩ Bùi Giáng rất nhiều, từ phong cách sống, lối suy tưởng đến văn học nghệ thuật. Tôi nói với nhà văn Nguyễn Thùy:
« Nhiều lúc thấy anh như người cõi trên, anh có sợ những điều mình viết ra người đời không hiểu mà cho là bất thường không? » Nguyễn Thùy:
«Ai hiẻu thì hiểu, không hiểu cũng không sao !.Tôi viết cho tôi !». Tôi hỏi :
«Nguyên nhân nào khiến anh từ một người cầm phấn đứng trên bục giảng lại quay sang cầm bút viết văn ?»
Anh kể: «Có lần đến nhà một người bạn, tình cờ thi sĩ Bùi Giáng cũng ghé qua chơi thấy tôi đang nói về Kiều, thi sĩ Bùi Giáng nạt to : “Chú mày khen Kiều như thế là chửi Nguyễn Du ! Chú mày phải xỉ vả Nguyễn Du, chê truyện Kiều dở ẹt thì Nguyễn Du ở dưới suối vàng sẽ sung sướng cười hả hả vì trên thế gian vẫn còn có người dám chê truyện Kiều, chứ đằng này chú mày khen truyện Kiều quá mà chẳng hiểu gì chết, thì làm sao Nguyễn Du không đau lòng mà khóc ! Bị Bùi Giáng chê dốt mặt tôi nóng lên vì bị tự ái, nhưng tình cảm của chúng tôi vẫn gắn bó cho đến ngày tôi đi Pháp. Trong suốt những năm dài câu mắng của Bùi Giáng vẫn ám ảnh, tôi bỏ thì giờ nghiên cứu về truyện Kiều và các loại sách tư tưởng của Việt Nam và ngoại quốc, nhờ đọc nhiều tôi mới khám phá lời chê đó là đúng, tôi đã không hiểu được cái tinh hoa tư tưởng trongtruyện Kiều ! Nhờ thế sau này tôi mới viết được cuốn sách 443 trang : Đoạn Trường Tân Thanh Tiếng Vui Trong Lời Buồn, và một loạt sách về tư tưởng. Như thế là phải cảm ơn người bạn người anh Bùi Giáng.»Nguyễn Thùy nói tiếp :
« Sau năm 1975, do nỗi buồn đất nước và sự cô đơn đã tạo cảm hứng cho tôi làm thơ và viết văn. Tị nạn qua Pháp năm 1989, tôi tiếp tục viết biên khảo, làm thơ, viết văn và đoạt được một số giải thưởng thơ ở Mỹ và Canada. » Tôi hỏi anh: «Thế gọi anh như thế nào mới đúng, nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, nhà phê bình? » Nguyễn Thùy:
« Mấy năm gần đây tôi đã ngưng hẳn làm thơ vì nghĩ rằng có làm cũng không hay hơn trước, mà còn làm thất vọng những người đã từng ái mộ thơ mình. Do đó tôi không dám nhận mình là nhà thơ, mà chỉ là người nghiên cứu văn học, viết khảo luận phê bình. » Dù tuổi đời đã cao nhưngnhà văn Nguyễn Thùy vẫn còn cảm hứng, năng lực dồi dào nên viết rất nhiều. Anh có lối sống triết chứ không phải triết gia ; mặc dầu anh khá chuyên về tư tưởng. Anh bị ảnh hưởng quá nhiều của Bùi Giáng và nhà triết gia M. Heideggerquá, cứ như thế sợ anh không bước ra khỏi cái bóng của họ ! Có lẽ vì biết thế, nhà văn Nguyễn Thùyđã viết nhiều hơn cố đưa ra những điều khám phá mới về tư tưởng, tôn giáo nhưng anh vẫn lay hoay đi tìm lẽ đạo cho riêng mình, vì người đời cũng chưa thật hiểu anh !
Một lần họp bạn văn thơ, học gỉa GS Võ Thu Tịnh, tác giả nhiều bộ sách viết về văn hóa VN, ông Sanh ngày: 2 07 1920, tại làng Long Phước, phủ Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Bút hiệu : Thu Tâm, chuyên biên khảo về văn học V.N cho các tạp chí Pháp ngữ, Việt ngữ tại Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thụy Điển. Đã xuất bản 20 đầu sách PHÁP VIỆT. Nguyên Giám Đốc Thông tin Trung phần (Huế 1955-56), rồi Nam phần (Saigon 1955- 1961). Trong thời gian ấy, làm trưởng phái đoàn Báo chí Cộng Hòa Miền Nam VN dự hội nghị Ban Dung (Nam Dương 1955) với tư cách quan sát viên. Năm 1961 từ chức Giám đốc, làm giáo sư các tư thục Saigon (Hưng Đạo, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Công Trứ, Thăng Long...). Sáng lập viên và chủ nhiệm tạp chí văn hóa chính trị Mùa Lúa Mới (Huế 1955-56) với sự cộng tác của Võ Phiến, Nguyễn Văn Xuân, Đỗ Tấn.
Năm 1966, di cư sang Vientiane, Lào, làm Hiệu Trưởng các Trung học tư thục Aurore và Trung học Việt kiều Ai Lao tại Vientiane.
Biên tập viên các báo Lao Sapada, Vientiane News, Vientiane 1967-1975), Sáng lập viên và Chủ bút tạp chí biên khảo về văn hóa Lào Bulletin des Amis du Royaume Lao (BARL, Vientiane 1970-1975), được sự hổ trợ của Tòa Đại sứ Pháp tại Lào và Thủ tướng Hoàng thân Souvana Phouma, (Bộ Ngoại giao Lào, mỗi kỳ mua 300 số gửi cho các Sứ quán Lào khắp thế giới. Ông làm thơ rất nhiều nhưng nói với chúng tôi :“Tôi chỉ làm vần những ‘đoản văn’, không dám nhận mình là nhà thơ !” Ông còn cho tôi và nhà văn Nguyễn Thùy xem những bài thơ nào là Đường Thi , nào là Thơ Mới từ nửa thế kỷ trước đến nay. Mặc dù GS Võ Thu Tịnh mang tâm hồn thi sĩ, làm thơ đã từ lâu, có những bài rất hay, rất lãng mạn, nhưng lại ngại tiếng đời nên ông nén nguồn thơ ấy vào cái khung, không đeo đuổi nghiệp thơ . GS Võ Thủ Tịnh rất uyên bác về kiến thức từng nghiên cứu về Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo; khảo luận về văn chương, nhưng lại không muốn vượt qua khuynh hướng hàn lâm để chuyên tâm về mặt sáng tác thơ văn như bao nghệ sĩ khác. Ông là một học giả, một người thầy hơn là một nghệ sĩ, do đó tôi không ngạc nhiên khi ông không nhận mình là thi sĩ. Hôm đó Gs Võ Thu Tịnh kể một câu chuyện: “ Có một lần, buổi họp thơ vào giữa mùa đông, tuyết phủ trắng xóa Paris, nhưng những nhà thơ vẫn dầm tuyết đến hội. Tôi không phải nhà thơ nhưng vì nể lời mời nên đến. Hôm đó có người đưa ra bài thơ cũ tả phong cảnh mùa hạ Paris để các bạn họa, thế là những bài họa tả về mùa hạ thật hay ; dù ngoài trời tuyết giăng đầy. Tôi tự hỏi các nhà thơ đã lấy nguồn cảm hứng từ băng giá mùa đông để viết về mùa hạ, hay do hoài niệm ? ”Sau khi nghe câu chuyện kể không khí trong phòng bỗng im lặng vì có một số người hiện diện tham dự buổi hội thơ hôm ấy. Thấy vậy tôi góp ý vào câu chuyện GS Tịnh vừa kể để không khí bớt nhột nhạt: “Theo thiển ý tôi, bài họa “vội vã” dễ trở thành bản sao; nên khó có sự đồng cảm để đồng điệu vì thiếu ngoại cảnh gây cảm xúc thật, nhất là bài họa nếu chỉ dựa vào vần mà quên phần cốt lõi tứ thơ thì bài họa đó sẽ thành một bài thơ khác, như thế người họa phải vịn vào vần của kẻ khác mà đi thì còn đâu sáng tạo của thi sĩ ?! Nhưng nếu bài thơ được một thi sĩ họa thì bài họa đó sẽ có sự đồng cảm, cộng hưởng để thành bài thơ hay. ”
Nhà thơ Phương Du tiếp lời: “ Thời xưa các nhà nho đều là giới khoa bảng, giỏi thơ phú vì thi cử cũng bằng thi phú. Do đó khi các nhà thơ xướng họa đều phải tuyệt tác họ mới dám khoe nhau. ”
Nhà văn Nguyễn Thùy tiếp lời: “Thời nay đã khác với thời xưa từ đời sống vật chất đến ngoại cảnh, nhất là người làm thơ trình độ không đều nhau ảnh hưởng đến những bài họa. Nếu bài thơ được đông người họa thì bài họa sẽ có nhiều câu chữ giống nhau ? Chắc hẳn điều đó không do sự đồng điệu mà do niêm luật bó buộc nên câu chữ được chọn cho không sai luật. Tuy nhiên sẽ có những bài họa tuyệt hay, hay hơn cả bài xướng.” Từ đó những buổi họp thơ trở nên ít xướng họa.
Trong một lần họp thơ của Ba Lê Thi Xã nhà thơ Phương Du phát biểu:“Trong thi ca những loại thơ như thơ tình, thơ quê hương …nhà thơ có thể tưởng tượng, cường điệu để câu thơ bóng bảy, ý thơ thêm phong phú, duy chỉ có thơ viết về lịch sử là không được hư cấu, vì một khi hư cấu tính trung thực của lịch sử sẽ không còn.”
Nhà thơ Hàm Thạch: “ Tính trung thực trong thơ là cảm xúc, vì không có cảm xúc thật thì bài thơ sẽ không hồn.” Ông đơn cử bài Vịnh Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, câu : “ Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nà …” Sau khi đọc xong bài thơ nhà thơ Hàm Thạch hỏi : “Đâu là tính trung thực‘Chợ’hay‘rợ’?Tôi đã đi qua nơi này chẳng thấy có nhà !” Thế là cuộc tranh cãi sôi nổi người thì bảo là chợ là vài túp lều tranh của những tiều phu, người cho rằng rợ là túp lều tranh dựng tạm để che nắng mưa của người miền núi. Rồi các nhà thơ tha hồ đem chữ nghĩa ra phân tích mà vẫn chẳng ai giải đáp được ! Đỗ Bình
năm 1975 sống bằng nghề dạy học, mở trường tư. Là tác giả nhiều thể loại : Thơ ,Truyện, Tiểu Luận , Biên Khảo, Phê Bình. Đã xuất bản trên 20 đầu sách. Nguyễn Thùy, dáng người nhỏ bé, tính tình hiền hòa, giản dị thêm có óc khôi hài nhìn cuộc đời dửng dưng bất cần, duy chỉ có chữ tín và sự ngay thẳng là còn tồn tại. Nguyễn Thùy có thói quen hút thuốc liên tục, bằng hữu lo sợ sẽ có hại đến sức khỏe của anh nên khuyên anh bớt hút. Anh nói : «Đời còn một chút vui qua khói thuốc trong lúc viết lách mà bảo đừng hút thì thà chết sướng hơn ! » Nhà văn Nguyễn Thùy có tài hùng biện, thích tranh luận những chủ đề liên quan đến văn học nghệ thuật và chính trị. Điểm đặc biệt mỗi lần nổi hứng là anh đọc thơ, ngồi đâu cũng đọc, anh thích đọc những bài trường thi của mình, đọc một cách say sưa không vấp suốt nhiều tiếng mà không thấy mệt ! Các bạn văn nghệ ở phương xa đến Paris sinh hoạt có dịp gặp Nguyễn Thùy chăc hẳn đã thưởng thức thú đọc thơ của anh ? Nhà văn Nguyễn Thùy ảnh hưởng thi sĩ Bùi Giáng rất nhiều, từ phong cách sống, lối suy tưởng đến văn học nghệ thuật. Tôi nói với nhà văn Nguyễn Thùy:
« Nhiều lúc thấy anh như người cõi trên, anh có sợ những điều mình viết ra người đời không hiểu mà cho là bất thường không? » Nguyễn Thùy:
«Ai hiẻu thì hiểu, không hiểu cũng không sao !.Tôi viết cho tôi !». Tôi hỏi :
«Nguyên nhân nào khiến anh từ một người cầm phấn đứng trên bục giảng lại quay sang cầm bút viết văn ?»
Anh kể: «Có lần đến nhà một người bạn, tình cờ thi sĩ Bùi Giáng cũng ghé qua chơi thấy tôi đang nói về Kiều, thi sĩ Bùi Giáng nạt to : “Chú mày khen Kiều như thế là chửi Nguyễn Du ! Chú mày phải xỉ vả Nguyễn Du, chê truyện Kiều dở ẹt thì Nguyễn Du ở dưới suối vàng sẽ sung sướng cười hả hả vì trên thế gian vẫn còn có người dám chê truyện Kiều, chứ đằng này chú mày khen truyện Kiều quá mà chẳng hiểu gì chết, thì làm sao Nguyễn Du không đau lòng mà khóc ! Bị Bùi Giáng chê dốt mặt tôi nóng lên vì bị tự ái, nhưng tình cảm của chúng tôi vẫn gắn bó cho đến ngày tôi đi Pháp. Trong suốt những năm dài câu mắng của Bùi Giáng vẫn ám ảnh, tôi bỏ thì giờ nghiên cứu về truyện Kiều và các loại sách tư tưởng của Việt Nam và ngoại quốc, nhờ đọc nhiều tôi mới khám phá lời chê đó là đúng, tôi đã không hiểu được cái tinh hoa tư tưởng trongtruyện Kiều ! Nhờ thế sau này tôi mới viết được cuốn sách 443 trang : Đoạn Trường Tân Thanh Tiếng Vui Trong Lời Buồn, và một loạt sách về tư tưởng. Như thế là phải cảm ơn người bạn người anh Bùi Giáng.»Nguyễn Thùy nói tiếp :
« Sau năm 1975, do nỗi buồn đất nước và sự cô đơn đã tạo cảm hứng cho tôi làm thơ và viết văn. Tị nạn qua Pháp năm 1989, tôi tiếp tục viết biên khảo, làm thơ, viết văn và đoạt được một số giải thưởng thơ ở Mỹ và Canada. » Tôi hỏi anh: «Thế gọi anh như thế nào mới đúng, nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, nhà phê bình? » Nguyễn Thùy:
« Mấy năm gần đây tôi đã ngưng hẳn làm thơ vì nghĩ rằng có làm cũng không hay hơn trước, mà còn làm thất vọng những người đã từng ái mộ thơ mình. Do đó tôi không dám nhận mình là nhà thơ, mà chỉ là người nghiên cứu văn học, viết khảo luận phê bình. » Dù tuổi đời đã cao nhưngnhà văn Nguyễn Thùy vẫn còn cảm hứng, năng lực dồi dào nên viết rất nhiều. Anh có lối sống triết chứ không phải triết gia ; mặc dầu anh khá chuyên về tư tưởng. Anh bị ảnh hưởng quá nhiều của Bùi Giáng và nhà triết gia M. Heideggerquá, cứ như thế sợ anh không bước ra khỏi cái bóng của họ ! Có lẽ vì biết thế, nhà văn Nguyễn Thùyđã viết nhiều hơn cố đưa ra những điều khám phá mới về tư tưởng, tôn giáo nhưng anh vẫn lay hoay đi tìm lẽ đạo cho riêng mình, vì người đời cũng chưa thật hiểu anh !
Một lần họp bạn văn thơ, học gỉa GS Võ Thu Tịnh, tác giả nhiều bộ sách viết về văn hóa VN, ông Sanh ngày: 2 07 1920, tại làng Long Phước, phủ Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Bút hiệu : Thu Tâm, chuyên biên khảo về văn học V.N cho các tạp chí Pháp ngữ, Việt ngữ tại Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thụy Điển. Đã xuất bản 20 đầu sách PHÁP VIỆT. Nguyên Giám Đốc Thông tin Trung phần (Huế 1955-56), rồi Nam phần (Saigon 1955- 1961). Trong thời gian ấy, làm trưởng phái đoàn Báo chí Cộng Hòa Miền Nam VN dự hội nghị Ban Dung (Nam Dương 1955) với tư cách quan sát viên. Năm 1961 từ chức Giám đốc, làm giáo sư các tư thục Saigon (Hưng Đạo, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Công Trứ, Thăng Long...). Sáng lập viên và chủ nhiệm tạp chí văn hóa chính trị Mùa Lúa Mới (Huế 1955-56) với sự cộng tác của Võ Phiến, Nguyễn Văn Xuân, Đỗ Tấn.
Năm 1966, di cư sang Vientiane, Lào, làm Hiệu Trưởng các Trung học tư thục Aurore và Trung học Việt kiều Ai Lao tại Vientiane.
Biên tập viên các báo Lao Sapada, Vientiane News, Vientiane 1967-1975), Sáng lập viên và Chủ bút tạp chí biên khảo về văn hóa Lào Bulletin des Amis du Royaume Lao (BARL, Vientiane 1970-1975), được sự hổ trợ của Tòa Đại sứ Pháp tại Lào và Thủ tướng Hoàng thân Souvana Phouma, (Bộ Ngoại giao Lào, mỗi kỳ mua 300 số gửi cho các Sứ quán Lào khắp thế giới. Ông làm thơ rất nhiều nhưng nói với chúng tôi :“Tôi chỉ làm vần những ‘đoản văn’, không dám nhận mình là nhà thơ !” Ông còn cho tôi và nhà văn Nguyễn Thùy xem những bài thơ nào là Đường Thi , nào là Thơ Mới từ nửa thế kỷ trước đến nay. Mặc dù GS Võ Thu Tịnh mang tâm hồn thi sĩ, làm thơ đã từ lâu, có những bài rất hay, rất lãng mạn, nhưng lại ngại tiếng đời nên ông nén nguồn thơ ấy vào cái khung, không đeo đuổi nghiệp thơ . GS Võ Thủ Tịnh rất uyên bác về kiến thức từng nghiên cứu về Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo; khảo luận về văn chương, nhưng lại không muốn vượt qua khuynh hướng hàn lâm để chuyên tâm về mặt sáng tác thơ văn như bao nghệ sĩ khác. Ông là một học giả, một người thầy hơn là một nghệ sĩ, do đó tôi không ngạc nhiên khi ông không nhận mình là thi sĩ. Hôm đó Gs Võ Thu Tịnh kể một câu chuyện: “ Có một lần, buổi họp thơ vào giữa mùa đông, tuyết phủ trắng xóa Paris, nhưng những nhà thơ vẫn dầm tuyết đến hội. Tôi không phải nhà thơ nhưng vì nể lời mời nên đến. Hôm đó có người đưa ra bài thơ cũ tả phong cảnh mùa hạ Paris để các bạn họa, thế là những bài họa tả về mùa hạ thật hay ; dù ngoài trời tuyết giăng đầy. Tôi tự hỏi các nhà thơ đã lấy nguồn cảm hứng từ băng giá mùa đông để viết về mùa hạ, hay do hoài niệm ? ”Sau khi nghe câu chuyện kể không khí trong phòng bỗng im lặng vì có một số người hiện diện tham dự buổi hội thơ hôm ấy. Thấy vậy tôi góp ý vào câu chuyện GS Tịnh vừa kể để không khí bớt nhột nhạt: “Theo thiển ý tôi, bài họa “vội vã” dễ trở thành bản sao; nên khó có sự đồng cảm để đồng điệu vì thiếu ngoại cảnh gây cảm xúc thật, nhất là bài họa nếu chỉ dựa vào vần mà quên phần cốt lõi tứ thơ thì bài họa đó sẽ thành một bài thơ khác, như thế người họa phải vịn vào vần của kẻ khác mà đi thì còn đâu sáng tạo của thi sĩ ?! Nhưng nếu bài thơ được một thi sĩ họa thì bài họa đó sẽ có sự đồng cảm, cộng hưởng để thành bài thơ hay. ”
Nhà thơ Phương Du tiếp lời: “ Thời xưa các nhà nho đều là giới khoa bảng, giỏi thơ phú vì thi cử cũng bằng thi phú. Do đó khi các nhà thơ xướng họa đều phải tuyệt tác họ mới dám khoe nhau. ”
Nhà văn Nguyễn Thùy tiếp lời: “Thời nay đã khác với thời xưa từ đời sống vật chất đến ngoại cảnh, nhất là người làm thơ trình độ không đều nhau ảnh hưởng đến những bài họa. Nếu bài thơ được đông người họa thì bài họa sẽ có nhiều câu chữ giống nhau ? Chắc hẳn điều đó không do sự đồng điệu mà do niêm luật bó buộc nên câu chữ được chọn cho không sai luật. Tuy nhiên sẽ có những bài họa tuyệt hay, hay hơn cả bài xướng.” Từ đó những buổi họp thơ trở nên ít xướng họa.
Trong một lần họp thơ của Ba Lê Thi Xã nhà thơ Phương Du phát biểu:“Trong thi ca những loại thơ như thơ tình, thơ quê hương …nhà thơ có thể tưởng tượng, cường điệu để câu thơ bóng bảy, ý thơ thêm phong phú, duy chỉ có thơ viết về lịch sử là không được hư cấu, vì một khi hư cấu tính trung thực của lịch sử sẽ không còn.”
Nhà thơ Hàm Thạch: “ Tính trung thực trong thơ là cảm xúc, vì không có cảm xúc thật thì bài thơ sẽ không hồn.” Ông đơn cử bài Vịnh Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, câu : “ Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nà …” Sau khi đọc xong bài thơ nhà thơ Hàm Thạch hỏi : “Đâu là tính trung thực‘Chợ’hay‘rợ’?Tôi đã đi qua nơi này chẳng thấy có nhà !” Thế là cuộc tranh cãi sôi nổi người thì bảo là chợ là vài túp lều tranh của những tiều phu, người cho rằng rợ là túp lều tranh dựng tạm để che nắng mưa của người miền núi. Rồi các nhà thơ tha hồ đem chữ nghĩa ra phân tích mà vẫn chẳng ai giải đáp được ! Đỗ Bình
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.