Kỳ 1:
Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi là lời Tô Đông Pha, người đời Tống, phê bình tài họa và tài thơ của Vương Duy, người đời Đường. Đã có nhiều nhà phê bình văn học Trung Hoa viết về nét họa trong thơ của Vương Duy, nhưng bởi chưa ai tìm ra một bức họa nào đích xác là của Vương Duy, nên người xem tranh chưa ai được thấy thơ trong tranh của Vương Duy. Mối giao duyên giữa thơ và họa, ngày nay người đọc thơ cũng như người xem tranh có dịp thưởng thức qua thơ của Hồ Xuân Hương, nữ sĩ người Việt Nam và trên tranh của Gustave Courbet người Pháp. Đặc biệt là có những bức tranh và những bài thơ, từng bài từng bức họp thành một đôi có chung một đề tài.
Trên một đường hướng khác, trong thập niên 80 vừa qua, nhiều nhà lý thuyết trong cao trào tranh đấu cho nữ quyền, căn cứ trên nhiều họa phẩm và phim ảnh, cũng như trên những thành quả của giới phân tâm học, đã nhấn mạnh trên sự kiện nữ giới bị đàn áp, bị coi như vật sở hữu của nam giới. Nam giới dương mắt nhìn, nữ giới chỉ như một bức tranh bầy ra để nam giới ngắm. Nói cách khác, nam giới chủ động, nữ giới thụ động. Sự phân biệt nam nữ của giới phân tâm học, tiêu biểu là Sigmund Freud và Georges Lacan cũng là một điểm để giới tranh đấu cho nữ quyền đả kích.
Những tác phẩm đáng chú ý trong trào lưu tranh đấu của nữ quyền trong địa hạt hội họa ngày nay con được trích dẫn là cuốn Sexuality in the Field of Vision của Jacqueline Rose, Vesco, London 1986; trong địa hạt phim ảnh có Mary Ann Doan với cuốn Film and Masquerade: Theorising the Female Spectator, trong tạp chí Screen số 23, tháng chín tháng mười năm 1982; trong địa hạt phân tâm học có cuốn The Enigma of Woman: Woman in Freuds Writing của Sarah Kofman, University Press, Ithaca 1985. Trong dịa hạt luật pháp có Catharine MacKinnon, giáo sư kiêm lý thuyết gia về luật học, trong suốt 25 năm qua đã làm thay đổi sâu rộng quan điểm về nữ quyền trước pháp luật, không những khắp năm chục tiểu bang Hoa Kỳ, mà còn lan tràn sang nhiều quốc gia khác.
Trong trào lưu đó, Michael Fried xuất bản cuốn Courbet and Realisme với chủ trương là dầu trong đời tư Gustave Courbet sống như mọi người đồng thời, nhưng trong tranh vẽ, ông thường dùng những cấu trúc nghiêng về phái nữ nhiều hơn nên tranh của ông, nhất là những bức mô tả nữ tính thường vượt ra ngoài lời tố cáo của những nhà tranh đấu cho nữ quyền: trong giấc mơ nữ tính, Courbet đã đổi từ địa vị chủ động sang địa vị thụ động. Gustave Courbet (1818-1877), người Pháp sinh tại Ornans một làng nhỏ gần Besancon, mất tại La Tour de Peilz Thụy Sĩ. Ông chủ trương đưa hội họa ra ngoài ảnh hưởng các trường phái có sẳn và trở thành người dẫn đầu ngành hội họa hiện thực. Ông làm bạn với Proudhon, một nhà lãnh đạo cực đoan phong trào dân quyền đương thời, và Baudelaire một nhà thơ kiêm nhà phê bình hội họa. Ông tham gia vào phong trào cách mạng của Pháp, bị kết tội ra lệnh đánh đổ tháp Vendôme và phải phạt bồi thường tiền tu bổ, khiến ông phải lưu vong sang Thụy Sĩ và mất tại đó. Tranh của Gustave Courbet tiêu biểu cho đường lối hiện thực, réalisme, và có nhiều hình ảnh mở đường cho phái biểu tượng, symbolisme sau đó.
Ngược lại, đối chiếu tranh Courbet với thơ của Hồ Xuân Hương, cho thấy vì bà là một người nữ, nên trong những bài thơ ghi lại những giấc mơ nữ tính; trong thơ tính thụ động trở thành chủ động. Thế nên, đọc tranh Gustave Courbet cũng như đọc thơ Hồ Xuân Hương, không những cho thấy mối giao duyên giữa họa và thơ còn là dịp để người đọc xét lại vấn đề nữ tính, một vấn đề trở thành thời sự hiện nay, khi cao trào nữ quyền lắng đọng vì chưa tìm ra được mục tiêu tranh đấu mới với đủ khả năng thuyết phục như trong thế kỷ vừa qua.
Phụ bản 1. The Hammock
Đọc thơ Hồ Xuân Hương, qua những tác phẩm viết về Hồ Xuân Hương ngày nay là một điều khá khó khăn. Bởi cho tới nay dường như rất ít người nói về thơ Hồ Xuân Hương, và dường như hầu hết bài viết về Hồ Xuân Hương đều bàn về thoại Hồ Xuân Hương. Vấn đề tiểu sử của Hồ Xuân Hương là một vấn đề đặt ra với nhiều giả thiết khác nhau, nhưng chưa ai đề ra được một bằng chứng nào đủ khả năng thuyết phục. Thế nên mỗi bài thơ vốn được coi là thơ của Hồ Xuân Hương là một vấn đề: bài đó của Hồ Xuân Hương nào? Bài đó nên giữ lại hay phải bỏ đi? Bởi vậy cần nói rõ tiêu chuẩn đọc thơ Hồ Xuân Hương trước khi bàn về thơ Hồ Xuân Hương. Trong cảo luận này người đọc thơ Hồ Xuân Hương dùng tiêu chuẩn do Gaston Bachelard đề ra, như ông viết trong chương Rêverie sur la Rêverie, cuốn Poétique de La Rêverie:
Dans notre utopie de lecture, nous abondonnons donc les soucis du métier de biographe, les déterminations usuelles du psychologue [...] Les oeuvres sont là pour justifier nos enquêtes vers lidéalitétes.
Kỳ 2:Theo tiêu chuẩn của Gaston Bachelard trên đây, thơ Hồ Xuân Hương trích dẫn trong bài viết này là thơ Hồ Xuân Hương, mà người đọc thơ nghe được qua lời truyền miệng và tác giả là một nữ sĩ, không rõ tiểu sử .Bức tranh tiêu biểu cho mối giao duyên giữa Gustave Courbet và thơ Hồ Xuân Hương là bức Cái võng, The Hammock, hoàn tất năm 1844, xem phụ bản 1. Bài thơ tương ứng với bức tranh này là bài:Thiếu Nữ Ngủ Ngày
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc lỏng trôi trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong.Trong thơ người thiếu nữ ngủ thoải mái trong cơn gió mát, lược trúc tuột khỏi mái tóc, yếm đào trễ xuống dưới ngực, để thoáng lộ cặp nhũ hoa. Đó chính là những hình ảnh trong tranh Gustave Courbet. Suối tóc chẩy dài ra về phía người xem tranh, làm nổi bật vệt nắng phía sâu trong tranh, tất cả tạo nên nét thoải mái của người trong tranh trong buổi xế trưa muà hè.Câu thơ:Một lạch đào nguyên suối chửa thônghiện ra trong tranh qua hình ảnh đôi chân người thiếu nữ quặp với nhau thả dưới võng.Tiếp tới hai câu kết:Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xongtương ứng với hình ảnh trong tranh là một cánh hồng rớt trên má người thiếu nữ và một nhánh hồng bụi như cố vươn về phía người thiếu nữ, như mơn chớn người thiếu nữ trong giấc bướm. Theo Michael Fried, cánh hồng rớt trên má người thiếu nữ kết hợp với khay mầu trong tay họa sĩ, và nhánh hồng bụi là này biểu trương dục vọng của người vẽ tranh với người trong tranh. Đó là những biểu tượng tạo ra sự khác biệt nam nữ trong lòng họa sĩ với cô gái trong tranh, chứ không phải là giữa họa sĩ với người thiếu nữ kiểu mẫu. Trong bài thơ trên đây, Hồ Xuân Hương, dùng chữ quân tử, cũng như trong nhiều bài khác, chữ đó cần phải rõ mạch thơ của Hồ Xuân Hương mới thấu nghĩa. Để thấu nghĩa chữ này, cần trở lại bức tranh. Vẻ mặt người trong tranh hân hoan, dường như đang mơ một giấc mơ đẹp. Khó có thể biết cảnh giới giấc mơ đó qua tranh, nhưng nếu kết hợp với thơ Hồ Xuân Hương, người xem tranh sẽ tìm được ba bài thơ ghi lại giấc mơ đẹp này. Gaston Bachelard, trong cuốn La Poétique de la Rêverie đã chỉ cho người đọc thơ nẻo vào trong cảnh mơ của người Thiếu Nữ Ngủ Ngày hay người thiếu nữ nằm trên võng trong tranh Gustave Courbet.Gaston Bachelard viết:[...] la rêverie du jours bénificie dune transquillité lucide [...] cette transquillité lucide est la simple conscience de labscence de soucis. [elle se] nourrie par des images de la douceur de vivre, par les illusions du bonheur. La rêverie dun rêveur suffit à faire rênificie d’une transquillité lucideTrong một đoạn khác, Gaston Bachelard viết về nội dung tổng quát giấc mơ:[...]dans la rêverie solitaire nous nous connaissons à la fois au masculin et au feminin. La rêverie qui vit lavenir dune passion idéalise l object de sa passion. Lêtre féminin idéal écoute le rêveur passionné. La rêveuse suscite les déclarations dun homme idéaliséverieVà trong đoạn tiếp:Parfois des désirs dialoguent en nous [...]un homme et une femme parlent dans la solitude de notre être. [...] ils parlent pour savourer leurs désirs, pour communiquer dans la tranquillité dune double nature bien accordétre.Ngôn ngữ của cuộc đối thoại này, theo Gaston Bachelard là một thứ ngôn ngữ không bị kiểm duyệt, langage sans censure. Cảnh mơ như một cuộc đối thoại, dùng ngôn từ không bị kiểm duyệt, nói lên nhưng dục vọng của người nam và người nữ, animus và anima, trong nội tâm Thiếu Nữ Ngủ Ngày của Hồ Xuân Hương ghi rõ trong ba bai tứ tuyệt sau đây:Bánh Trôi Nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Quả Mít
Thân em như quả mít trên cây
Vỏ nó xù xì múi nó dầy
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.Con Ốc Nhồi
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngáy lỗ trôn tôi.Animas và animus hay người nữ và người nam trong nội tâm con người là một khái niệm trừu tượng do nhà phân tâm học Carl Jung đề xướng. Triết gia Gaston Bachelard đưa khái niệm này sang văn học.Ông viết:
Je ne serai jamais qu’un psychologue des livres.Giới phê bình hội họa cũng dùng thuyết này, lấy chiếc bút vẽ trong tay nghệ sĩ là animus, lấy khay mầu trong tay kia làm anima. Sự kết hợp này dùng hình ảnh chiếc bút và khay mầu để diễn tả hai chữ animus và anima. Có lẽ đã từ lâu, từ trước khi Carl Jung đề ra thuyết anima-animus, người Việt Nam thường đã phân biệt Nàng Thơ với Bút Thơ của thi nhân. Rõ ràng Nàng thơ là animas và Bút thơ là animus. Nàng thơ đưa người thơ ra khỏi hoàn cảnh, sang cảnh mộng rồi vào cảnh thơ. Bút Thơ ghi lại nhưng cảm hứng của người thơ trong diễn trình đi theo Nàng Thơ mà thành bài thơ.
Kỳ 3:
Trở lại thơ Hồ Xuân Hương, cả ba bài thơ có cùng một cấu trúc: hai câu đầu người trong thơ ví thân mình với một món đồ ăn: cái bánh trôi, quả mít rồi con ốc nhồi. Hai câu kế tiếp là lời người nữ nói với người nam: người nặn bánh hay người quân tử. Điều đáng chú ý là cả ba món ăn người trong thơ dùng để ví với mình đều cùng có chung một dạng: đó là dạng tròn của viên bánh trôi, quả mít và con ốc nhồi. Theo Gaston Bachelard, dạng tròn là dạng của trái lựu trái cam trái nho. Dạng tròn này tiêu biểu cho cảnh mơ dấy từ người nữ trong người đang mơ. Mầu trắng của viên bánh trôi, theo Wassily Kadinsky, một trong những họa sư tạo ra họa phái trừu tượng, abstrait, là mầu biểu thị chuyển động trong nội tâm con người, chuyển động này là chuyển động ly tâm, tượng trưng cho sự đối kháng mang nhiều hứa hẹn, une résistance pleine de pos- sibilités. Cuộc đối thoại giữa người nữ và người nam trong nội tâm tác giả là lời tự hứa hẹn của người nữ, dầu phải trải qua ba chìm bẩy nổi, vẫn một lòng kiên quyết với bàn tay người nặn, người nam trong nội tâm người thơ.
Trong hai bài Quả Mít và Con Ốc nhồi, hai câu mở đầu rõ là lời người nữ nói rõ thân phận mình, và hai câu kế tiếp là lời nhắn nhủ với người nam ra tay đón mình, và đồng thời nói rõ ý mình về những cử chỉ âu yếm của người nam không hoàn toàn hợp với ý mình. Rõ là cả trong bốn bài thơ của Hồ Xuân Hương trích dẫn trên đây, ngoài bàn tay người nặn, ba lần chữ quân tử được dùng để mô tả người nam trong nội tâm người thơ. Ngôn từ rất phóng túng, không kiểm duyệt, khiến người đọc thơ không khỏi không cho đó là ý ngoài lời của tác giả. Hương vị thanh tao của viên bánh trôi, cùng hương vị đậm đà của miếng mít cũng như hương vị mặn mà của miếng ốc đem sánh với thân phận người nữ cho thấy rõ là vai nữ lúc này giữ vai chủ động gợi lên dục vọng trong lòng phe nam, giữ vai thụ động.
Phụ bản 2. Still life
Tương ứng với dạng tròn của viên bánh trôi, của quả mít, của con ốc nhồi trong thơ Hồ Xuân Hương, là dạng tròn của trái cam, trái táo, trái lựu trong tranh Gustave Courbet. Những trái cây này đều là những trái cây ăn có hương vị thơm ngon. Giới phê bình hội họa thường vin vào dạng tròn đó để liên kết những bức tranh tĩnh vật này với những bức tranh diễn tả vẻ đẹp phụ nữ. Tương ứng với ngôn từ siêu thực của Hồ Xuân Hương là mầu đỏ gợi cảm trong tranh Gustave Courbet dùng để vẽ trái lựu bổ, trong bức tĩnh vật thực hiện vào năm 1871-72 (xem phụ bản 2). Gaston Bachelard cho thấy ý nghĩa của những trái cây trong tranh Gustave Courbet cũng như của viên bánh trôi, của trái mít, của con ốc nhồi trong thơ Hồ Xuân Hương như sau:
Devant cette prodigalité des fruits qui nous invitent à gouter au monde, devant ces Mondes-Fruits qui sollicitent nos rêverie, comment ne pas affirmer que lhomme de la rêverie est cosmiquement heureux. A chaque image correspond un type de bonheur [...] Lhomme de la rêverie baigne dans le bonheur de rêver le monde, baigne dans le bien êverie, comment ne pas
Trong nhiều ngôn ngữ chữ quả thường đi liền với chữ hoa, nên hoa thường hiện trong mơ. Giấc mơ hoa là giấc mơ mang lại hạnh phúc cho người mơ. Gaston Blanchard viết:
[...] le poète nous montre que, dans la rêverie déjà, les fleurs coordonnent des images généralisées. Non pas simplement des images sensibles, des couleurs et des parfums, mais des images de lhomme, des délicatesses de sentiments, des chaleurs de souvenirs, des tentations doffrande, tout ce qui peut fleurir dans une âes. Non
Kỳ 4:
Phụ bản 3. The ladies on the bank of the Seine
Giấc mộng hoa trong nhìn thấy rõ trong bức tranh The Young Ladies on the Banks of the Seine, Thiếu Nữ Bên Bờ Sông Seine. (xem phụ bản 3) Bức tranh vẽ hai thiếu nữ năm nghỉ trong bóng mát. Giữa hai người có một điểm đối trọi: người tóc vàng mặc một áo váy trang trọng, người tóc đen phong phanh trong manh áo déshabillé, thường chỉ mặc trong nhà. Người tóc vàng cầm trong tay một bó hoa dại; người tóc đen cài hoa trên nón treo trên cành cây và cầm trong tay một nhánh dây leo. Những chi tiết đó hòa đồng hoa lá in trên y phục hai người thiếu nữ với cảnh cây lá chung quanh. Những hình ảnh đó như gợi lên không những mầu sắc, hương thơm mà còn gợi lên cả những tế nhị tình cảm, những đầm ấm của kỷ niệm, làm nở hoa trong tâm hồn con người, như Gaston Bachelard viết trong trích dẫn trên đây. Như vậy tranh của Gustave Courbet không còn ý nghĩ lấy phụ nữ làm đối tương tượng tính dục. Người xem tranh dường như bị lôi cuốn về câu truyện hai cô gái trong tranh đang tâm sự với nhau. Chủ ý bài thơ sau đây của Hồ Xuân Hương có thể cho biết nội dung câu chuyện giưa hai tố nữ trong tranh:
Phụ bản 4. Sleeping Blond girl
Tranh Tố Nữ
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
Thiếu mai chi dám tình trăng gió
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Ngàn năm con mãi cái xuân xanh
Hai câu:
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
là truyện người tố nữ vô tri trong tranh, còn truyện người con gái ngoài đời thật là:
Thiếu mai chi dám tình trăng gió
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh
Hai chữ thiếu mai và bồ liễu trong câu thứ năm và thứ sáu gợi cho người đọc thơ hai câu trong bài văn sách Mẹ Ơi Con Muốn Lấy Chồng của Lê Qúy Đôn:
Kìa những kẻ liễu yếu đào tơ, tình vân vũ hãy còn e ấp nguyệt. [...] Nay con tủi là thân bồ liễu, giữ đầu xanh e ấp một buồng không.
Hiểu như vậy bài thơ của Hồ Xuân Hương đặt hai người tố nữ đối mặt với những câu truyện bắt gốc từ nữ tính của chính bản thân. Câu truyện đó phải chăng cũng là câu truyện của hai thiếu nữ bên bờ sông Seine của tranh Gustave Courbet?
Tiếp tới là dòng tranh vẽ phụ nữ khỏa thân của Gustave Courbet. Điểm đặc sắc của Gustave Courbet trong những bức họa này là vẫn là nét hiện thực của họa sĩ, người vẽ không tạo ra những nét biểu thị cái đẹp lý tưởng cho người trong tranh, mà ngược lại tạo cho người trong tranh bằng những dáng diệu nhắm biểu lộ tình cảm của người trong tranh. Một trong những bức tranh đó là bức Sleeping Blond Girl, Gustave Courbet vẽ vào năm 1849 (xem Phụ bản 4). Người trong tranh là một cô gái tóc vàng khỏa thân, nằm ngủ trên chiếc giường hẹp, đầu gối cao, trong một căn phòng mờ tối. phía bên phải là một lọ hoa. Nằm ôm một tấm chăn đơn trắng che nửa ngực bên trái, dưới bụng và ngang đùi đắp một tấm chăn xẫm mầu. Khuôn măt nhìn nghiêng, có vẻ như thiếu thoải mái trong giấc ngủ. Khó mà biết lúc nàng thiêm thiếp ngủ này là lúc nửa đêm hay lúc sớm mai. Nếu là lúc nửa đêm thì người xem tranh chợt nhớ tới bài Tự Tình sau đây của Hồ Xuân Hương:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế nguyệt chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế nguyệt chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Kỳ 5:
Cảnh là cảnh nửa đêm, tiếng trống sang canh đổ dồn, người trong tranh nửa thức nửa ngủ, đem cái hồng nhan sánh nước non, người trong thơ chợt thấy thời gian qua mau, trăng tròn rồi lại khuyết, năm này sang năm khác. Người trong tranh như phơi bầy nữ tính với dòng thời gian, nên thời gian của Hồ Xuân Hương hay người trong tranh khác với thời gian thường gặp trong thơ văn của các đại bút trong hàn lâm. Thời gian này đo bằng cái hồng nhan, khiến người đọc thơ và xem tranh nhớ tới thời gian của người phụ nữ trong văn của nữ sĩ Pháp Marie Cardinal, mới qua đời năm nay, 2001. Đoạn văn trích từ cuốn Autremenet Dit, do nhà Grasset xuất bản tại Paris năm 1977. Đoạn văn như sau:
[...] le temps de la femme est toujours présent, toujours inclus dans ma vie, réglé par ses règles, coupé en tranches par sa fécondité. Pas un seul mot pour traduire ma durée; car je croix que les femmes nont pas de la durée le même sens que les hommes, elles savent vivre la gestion de lintée; car
Nhưng rồi dường không khỏi nghi ngờ sức mạnh của nữ tính, người trong tranh trở thành thụ động: trao tay lèo tay lái con thuyền tình nghĩa vào tay người thăm ván.
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghiã dường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
Ấy ai thăm án cam lòng vậy
Ngán nỗi pôm đàn những tấp tênh.
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghiã dường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
Ấy ai thăm án cam lòng vậy
Ngán nỗi pôm đàn những tấp tênh.
Nếu nhận ra thời điểm trong tranh là lúc về sáng, thì người xem tranh nhớ tới bài sau đây của Hồ Xuân Hương:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên hom
Oán hân trông ra khắp một chòm
Mõ thẳm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe nhưng tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già lom.
Oán hân trông ra khắp một chòm
Mõ thẳm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe nhưng tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già lom.
Tàn đêm về sáng, vẫn trong cảnh nửa ngủ nửa thức, người trong tranh nhìn lại nữ tính của mình mà không khỏi thoáng buồn trong cảnh cô đơn. Nàng vẫn còn chưa chọn được ai xứng mặt tài tử văn nhân, để đón nhận làm prince charmant, làm Mr. Right. nhưng người trong tranh bỗng lấy lại được niềm tự tin ở nữ tính của mình:
Thân này đâu đã bị già lom.
Phụ bản 5. The women with a Parrot
Tiếp tới là bức La Femme au Perroquet, hoàn tất năm 1866 (xem Phụ Bản 5) , cũng là một bằng chứng cho thấy Gustave Courbet muốn dành cho người xem tranh đi tìm ý nghĩa bức tranh ngoài nét vẽ của họa sĩ. Bức vẽ trình bầy hình ảnh một phụ nữ khỏa thân nằm chéo trên giường, tay trái dơ cao, và trên bàn tay có một con vẹt dương cánh mầu sắc rực rỡ. Mái tóc của người trong tranh chiếm gần trọn góc trái bức tranh, tấm khăn giường mầu trắng tương phản với mầu tóc nâu và mầu da ngà của người trong tranh. Cặp đùi mở rộng nhưng một góc chăn trắng phủ trên nửa đùi phải và khúc bụng dưới của người trong tranh. Môi người trong tranh hé mở như đang truyện trò cùng con vẹt. Nửa bên phải góc trên bức tranh dường như bỏ trống, và chìm trong bóng tối tạo cho người trong xem cảm tưởng như người trong tranh có điều gì bí mật muốn nói với con vẹt. Con vẹt này, theo nhiều người bình tranh tượng trưng cho người bạn trai của người trong tranh. Người xem tranh tự hỏi người trong tranh tâm sự gì với con vẹt mang hình ảnh của người vắng mặt. Câu trả lời dường như đọc thấy trong bài thơ dưới đây của Hồ Xuân Hương.
Cả nể cho nên hóa dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đà nẩy nét ngang
Cái nghiã trăm năm chàng nhớ chửa
Mảnh tình một khối thiếp xin mang
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan.
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đà nẩy nét ngang
Cái nghiã trăm năm chàng nhớ chửa
Mảnh tình một khối thiếp xin mang
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan.
Bài thơ tương truyền có tựa đề là Không Chồng mà Chửa. Người trong tranh có điều muốn nói cùng người bạn tình vắng mặt. Nàng tự xưng là thiếp, gọi người vắng mặt là chàng, không còn gọi người nam là quân tử như trong những bài trích dẫn trên đây. Người tình vắng mặt, nàng nói với con vẹt, biết đâu chẳng là món quà mà chàng đã tặng nàng để nàng tâm sự khi chàng không có mặt bên nàng. Nếu bài thơ của Hồ Xuân Hương trên đây là điều nàng muốn tâm sự với con vẹt, thì điều nàng nói với con vẹt chứng tỏ nàng làm chủ hoàn toàn nữ tính của nàng. Nàng không hề hối hận, không tiếc nuối là đã đánh mất cái khôn ba năm để chuốc lấy cái dại một giờ.
Cả nể cho nên sự dở dang
Chữ nể này biểu lộ niềm kính trọng trong yêu thương mà nàng dành cho chàng. Nàng tự ý trao thân cho chàng, để cùng chàng tạo nên cái nghĩa trăm năm giữa hai người. Nàng không oán trách chàng, không buộc tội chàng lợi dụng nàng. Nàng nhận trách nhiệm do tình yêu tạo nên:
Mảnh tình một khối thiếp xin mang
Hãnh diện làm Mẹ, nàng không quản ngại miệng lưỡi thế gian.
Kỳ 6:Chủ đề thứ hai tiêu biểu mối giao duyên giữa tranh Gustave Courbet và thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề về các hang động. Chủ đề này, theo Gaston Bachelard là một chủ đề đã có đông đảo tác giả nổi danh tại nhiều nước Âu Châu khai thác. Tây Ban Nha có Miguel de Cervantès (1547-1616) tác gia bộ Don Quichotte; Pháp có Victor Hugo (1802-1885), Pivert De Sénancour (770-1846), Anh có Virginia Woolf (882-1941), Đức có Ludwig Tieck (1773-1853). Trong phạm vi hội họa có Lucientes Goya (746-1828) cũng vẽ nhiều về hang động. Nhưng chủ đề hang động của Gustave Courbet không cùng một hướng với các tác gia kể trên. Trong nét họa của hang động của Gustave Courbet, người xem tranh thấy ý thơ của Hồ Xuân Hương rõ rệt hơn cả. Dòng văn thơ lấy hang động làm chủ đề, trong văn hoc Việt Nam, quen biết nhất có truyện Động Từ Thức của Nguyễn Dư, tác phẩm này gợi hứng cho Tản Đà viết bài Tống Biệt. Nhưng dòng thơ viết về hang động của Hồ Xuân Hương đứng ngoài dòng thơ hang động mơ cảnh thần tiên nói trên. Trái lại, trong thơ Hồ Xuân Hương, với chủ đề hang động, người xem thơ thấy nét họa của Gustave Courbet.Những bài thơ quen thuộc nhất, với chủ đề hang động của Hô Xuân Hương là bốn bài dưới đây:Động Hương Tích
Bầy đặt kia ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
............................................
Giọt nước vô tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
............................................. tiếp là bài:
Hang Cắc Cớ
Trời đất sinh ra dá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm
Giọt nước hước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
..................................................
rồi tới bài:Kẽm Trống
Hai bên thì núi giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió giật sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang núi còn hơi hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
................................................
và bài:Hang Thánh Hóa:
Khen thay con tạo khéo khéo phàm
Một đố giương ra biết mấy ngoàm
Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp
Lách khe nước rỉ mó lam nham
............................................... Trong chủ đề hang động, những bức tranh của Gustave Courbet thường được giới phê bình hội họa nhắc nhở tới là bức La Source de La Loue, 1863, La Source de La Loue, 1864, (xem Phụ bản 6) và trong tập sơ họa có bức Deme Verte, (xem Phụ Bản 7) là bức Gustave Courbet phác họa từ ngoài hai chục năm trước: năm 1840. Phê bình bức Dame Verte, Werner Hoffman viết:What again and again draws Coubet’s eye into caves, crevices, and grottoes is the fascination that emanates from the hiden, the imprenetrable, but olso the longing for security. What is behind this is a panerotic mode of experience that perceives in nature a femal creature and consequenly projects the experience of cave and grotto into the female body, At this point ‘realism’ turns into symbolism [...]
Phụ bản 6. Thesource of loueLời bình tranh Gustave Courbet trên đây có thể dùng để bình thơ Hồ Xuân Hương. Thật vậy, đọc những bài ngâm vịnh cảnh thiên nhiên như hang, động, kẽm, người đọc thơ không ai không nhận ra ý ngoài lời thơ của Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ ngâm vịnh những bộ phận thâm sâu trên cơ thể phụ nữ với những hình ảnh hiện thực, hiện thực đến mức trở thành những biểu tượng cho người đời sau.Trở lại tranh Gustave Courbet, cảnh cửa hang không có cửa đóng mở theo Charles Baudouin chính là cái khêu gợi:le desir de curiosite est le desir de connaitre le secret de la procréation.
Phụ bản 7. Dame VerteMiệng hang không có cửa đóng như tạo cho con người đứng trước cửa hang như tìm thấy một chốn chú thân đồng thời không có gì kiềm tỏa. Phải chăng đó chính là niềm an lạc mà tranh hang động của Courbet tạo cho người xem tranh? Tranh Gustave Courbet thường có một tiêu điểm, focal point, đó là một khoảng mầu đen đặt gần trung tâm khung vải. Tiêu điểm này trong bức La Source de la Loue, năm 1864 là cửa động. Trên phụ bản 6, người xem tranh thấy một dòng nước từ trong hang chẩy ra ngoài hơi xiên về mé phải. Ngược dòng nước người xem tranh nhìn vào lòng hang. Mờ mờ hiện giữa lòng hang có một cột đá chia lòng hang làm hai phần. Bóng cột đá cũng hiện mờ mờ trên mặt nước, cũng chia dòng nước thành hai. Vách đá cùng mặt nước cùng một mầu đen: giữa vách đá và dòng nước có một sự phân biệt không có gì để tách biệt. Người xem tranh vẫn biết đâu là nước và đâu là đá. Đó là cái khác biệt giữa mầu đen và mầu đen trên khắp tiêu điểm bức tranh. Dòng nước, cũng cùng mầu đen với vách đá, từ lòng hang chẩy ra, trong tranh Gustave Courbet, như tạo ra âm thanh trong tai người xem tranh. Trong bài Hang Cắc Cớ, tiếng nước mô tả bằng hai chừ tượng thanh lõm bõm cũng vần với ba chữ hỏm hòm hom tượng hình mô tả cửa hang. Trong bài Động Hương Tích cửa hang vẽ bằng chữ hỏm hòm hom và tiếng nước mô tả bởi chữ thánh thót. Sang bài Hang Thánh Hóa, cửa hang mô tả bằng chữ ngoàm và tiếng nước đổi thành cảm xúc trên đầu ngón tay: mó lam nham. Phải chăng âm thanh của nước trong lòng hang tối đen, trong tranh Gustave Courbet cũng như trong thơ Hô Xuân Hương có đặc tính đúng như tả bằng chữ ‘ngoàm’.The ears can hear deeper than eyes can see.Nhận thấy hai phụ bản 8 và 9 Origine du Monde và tranh của Andre Masson quá hiện thực, vượt khỏi tầm chấp nhận của đa số độc giả, Ban Thường Vụ Truyền Thông xin thay thế bằng bức tranh trên. Xin trân trọng cáo lỗi cùng bạn đọc cùng tác giả bài cảo luận. Bạn đọc nào muốn xem hai bức họa nói trên, xin vào www.google và tìm Coubert Gustave hoặc Origine du Monde.Trong bóng đêm, con người không những lấy tai nghe thay mắt thấy, mà nhiều khi còn lấy tay quờ quạng để dò đường. Như vậy phải chăng khoảng mầu đen tiêu điểm trên tranh Gustave Courbet, tượng trưong cửa động và dòng nước lòng hang, tương ứng với những chữ tượng hình tượng thanh cùng cùng vần trong thơ Hồ Xuân Hương? Phải chăng đó là mối giao duyên giữa thơ Hồ Xuân Hương và tranh Gustave Courbet? Tiếng nước là ngôn ngữ của nước. Như thơ Paul Eluard:Je tiens le flot de la riviere comme un violon.Gaston Bachelard dùng tiếng nước làm kết luận cuốn LEau et les Rêves. Ôm kết[...] la cascade fracasse ou le ruisseau balbute. Limagination est un bruiteur, elle doit amplifier ou assourdir. Une fois limagination maitresse des correspondances dynamiques, les images parlent vraiment. On comprendra cette correspondance des images et des sons, si lon médite ces vers subtils où une jeune fille, penchée sur le ruisseau, sent passer dans ses traits la beauté [...] la cascade fracasse ouAnd Beauty born of murmuring sound
Shall pass into her face.
Three years she grew.Phải chăng, đúng như lời Gaston Bachelard, từ tiếng nước trong tranh của Gustave Courbet và trong thơ Hồ Xuân Hương đã nẩy ra cái đẹp của nữ tính trong tưởng tượng của người xem tranh và người đọc thơ?
Kỳ 7:
Bài thơ hang động phổ thông nhất của Hồ Xuân Hương là bài:
Đèo Ba Dội
Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn chèo.
Bài thơ đặc biệt vì tác giả phá luật thơ trong câu mở đầu. Theo luật bằng trắc thơ bẩy chữ, chữ thứ hai và chữ thứ sáu phải cùng một vần bằng hay cùng một vần trắc. Trong bài Đèo Ba Dội này chữ thứ hai vần bằng và chữ thứ sáu là vần trắc. Trong một câu bẩy chữ tác giả nhắc lại ba lần chữ đèo, để vẽ lên ba cái đèo liên tiếp nối nhau. Đọc câu thơ thất luật mà người đọc như thấy hơi thở nhẹ nhàng hơn khi người thơ thong thả xuống hết cái đèo thứ ba. Người đọc thơ liên tưởng tới một bài thơ của Ludwig Tieck một nhà thơ người Đức mà Albert Béguin dịch sang tiếng Pháp như sau:
Au loin, cachée dans les buissons
Se trouve une grotte depuis longtemps oubliée
A peine peut-on encore en reconnaitre la porte
Tant elle est profondément ensevelie dans le lièvre
De rouge oeillets sauvages la masquent
A lintérieur des sons légers
Parfois deviennent violents puis s'évanouissent
En une douce musique...
Ou comme des animaux prisonniers
gémissent doucement
C’est la grotte magique de l’enfance
Qu’il soit permis au poète
Se trouve une grotte depuis longtemps oubliée
A peine peut-on encore en reconnaitre la porte
Tant elle est profondément ensevelie dans le lièvre
De rouge oeillets sauvages la masquent
A lintérieur des sons légers
Parfois deviennent violents puis s'évanouissent
En une douce musique...
Ou comme des animaux prisonniers
gémissent doucement
C’est la grotte magique de l’enfance
Qu’il soit permis au poète
Đối chiếu thơ của Ludwig Tieck với thơ Hồ Xuân Hương, cho thấy dường như Ludwig Tieck viết bài thơ trên khi đã xuống hết cái đèo thứ ba, và đứng đối diện với cửa hang. Câu thơ Hồ Xuân Hương:
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
tương ứng với những đóa oeillets che kín lối vào động trong thơ Ludwig Tieck. Tiếp tới câu:
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Dường như tương ứng với tiếng nhạc trong lòng động vang trong tai Ludwig Tieck.
Tới hai câu kết:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
tạm hoãn xét ý ngoài lời trong thơ Hồ Xuân Hương, dường như Ludwig Tieck đã cho biết tại sao người quân tử dầu mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo. Bởi theo Ludwig Tieck trở về với động là trở về với mẹ.
Theo Saintyves, hang động còn là hình ảnh cái dạ con của muôn vật. Câu 13 và câu 18 trong Bài Ca của Ông Mô Sê, Sách Đệ Nhị Luật đoạn 32 chép:
13 Người cho nó nếm mật ong chẩy từ hốc đá,
Nếm dầu từ tảng đá hoa cương
.............................. .............................. ..
18 Núi đá sinh ra ngươi ngươi lại coi thường.
Nếm dầu từ tảng đá hoa cương
..............................
18 Núi đá sinh ra ngươi ngươi lại coi thường.
Núi đá tượng trưng Thiên Chúa trong câu Kinh Thánh trên đây.
Trong văn học, thông thường, trần động tiêu biểu cho trời tròn, mặt động tiêu biểu cho đất vuông. Trong lòng động là chỗ ánh sáng hòa cùng bóng tối. Ánh sáng này tựa như ánh sáng trong những giấc mơ. Ánh sáng này in bóng cảnh vật trên vách đá tạo ra những hình ảnh tựa như hình ảnh trong mơ. Những hình ảnh đó dường như những hình ảnh trong những giấc mơ từ nhiều kiếp trước như trong thơ Baudelaire:
Et que leur grands pillier droits et
majestueux,
Rendraient pareils, le soir, aux grottes
basaltiques,
La Vie Antérieure
majestueux,
Rendraient pareils, le soir, aux grottes
basaltiques,
La Vie Antérieure
Những hình ảnh đó, có thể có những ý ngoài lời như trong bài Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương. Diễn tả ý ngoài lời trong bài đó không gì hơn là bức tranh L'Origine du Monde của Gustave Courbet (xem phụ bản 8) hoàn tất vào năm 1886. Để thấy rõ tương quan giữa Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương và L'Origine du Monde của Gustave Courbet, thiết tưởng cần trở lại cái nhìn vào hang theo quan điểm của Gaston Bachelard. Ông tự đặt câu hỏi và bức tranh
Comment ce simple trou noir peut-il donner une image valable pour un regard profond? Il y faut une masse de rêveries terrestres; une méditation du noir en profondeur du noir sans substance, ou du moins sans autre substance que sa profondeur.
Ông trích lời Guillaume Apollinaire viết về tranh Picasso:
[...]ses lumières lourdes et basses comme celles des grottes. [...] Picasso sest habitué à limmense lumières lourdes et Les Peintres Cubistes.
Trong bức L'Origine du Monde, Gustave Courbet vẽ một phụ nữ khỏa thân, nhưng chỉ có một khúc từ ngang ngực tới ngang đùi. Đúng như câu đầu bài Đề Trong bức L’Origine
Một đèo một đèo lại một đèo
Cũng như trong bức tranh La Source de La Loue, tiêu điểm của bức L'Origine du Monde là một khung tam giác một mầu đen tuyền, tương ứng với hai câu của Hồ Xuân Hương
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Trong tranh L'Origine du Monde, Gustave Courbet không dùng mầu son đỏ, nhưng ông dùng mầu son đỏ hiện thực để vẽ quả lựu trong bức Tĩnh Vật vẽ vào năm 1871-72. Hai câu tiếp, tả về tiếng gió và tiếng nước, cũng cùng một mạch thơ với các bài thơ vịnh hang động xét trên đây. Hay cả trong tranh
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Cả ý trong lời thơ và ý ngoài lời thơ phù hợp với đầu đề bức tranh: L’Origine du Monde.
GS LE PHUNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.