Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

VÀI NÉT CĂN BẢN VỀ THƠ CỔ ĐIỂN



TRẦM THY

Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại nói chung và tại Úc nói riêng - sau hơn 25 năm về sắc thái đã nở rộ, tạo thành một vườn hoa đầy màu sắc rực rỡ, đó là điều đáng mừng về sự đóng góp tích cực cho nền văn học nghệ thuật nước nhà trong mai hậu.

Bài viết này, người viết muốn đặc biệt trình bày những nguyên tắc rất căn bản trong thơ cổ điển - nhân dịp thi tập Ở BÊN TRỜI được dự định để tái bản lần thứ hai.

Khi nói đến thơ - thì; ngoài hồn thơ, ý thơ (tứ thơ) người ta đặc biệt chú ý đến niêm luật của bài thơ đó nếu là thơ cổ điển (giống như khi chúng ta đánh cờ tướng - thì chúng ta cũng phải tuân theo các luật lệ ràng buộc phải có của nó, chứ chúng ta không thể cho tướng sĩ ra ngoài cung, tượng qua bên kia sông, chốt đi ngược...được). Ở đây, người viết không nhằm ủng hộ hay không ủng hộ bất kỳ một thể loại thơ nào, mà chỉ nhằm đề cập đến những chi tiết rất căn bản về thơ cổ điển mà thôi.



Trong thể loại cổ điển mà chúng ta thường gặp nhất, là những loại thơ như: thất ngôn bát cú, thất ngôn liên hoàn, thất ngôn tràng thiên, thất ngôn tứ tuyệt, thơ phân đoạn...v...v...(thơ phân đoạn là thơ gồm nhiều bài thất ngôn tứ tuyệt tạo thành; như bài “Hai sắc hoa Tigôn” của T.T.Kh chẳng hạn).

Thời tiền 75; ở bên nhà - trong chương trình Việt văn cho bậc trung học đệ nhất cấp có dạy về cách làm thơ, viết văn..v..v...và “Niêm luật, bằng trắc...” cho loại Thơ thất ngôn bát cú như sau: (B là bằng, T là trắc)

Thất ngôn bát cú vần trắc:
T T B B T T B,
B B T T T B B.
B B T T B B T,
T T B B T T B.
T T B B B T T,
B B T T T B B.
B B T T B B T,
T T B B T T B.

Thất ngôn bát cú vần bằng: 
B B T T T B B,
T T B B T T B.
T T B B B T T,
B B T T T B B.
B B T T B B T,
T T B B T T B.
T T B B B T T,
B B T T T B B.

Như thế là niêm thì; câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, và câu 6 niêm với câu 7 (niêm ở đây có nghĩa là giống nhau về bằng trắc) và được chia làm 4 cặp là: cặp đề (Câu 1 và 2)- cặp trạng (còn gọi là thực - câu 3 và 4)- cặp luận (câu 5 và 6) - cặp kết (câu 7 và 8) và nếu để ý thì ta thấy chữ cuối cùng của những câu một, hai, bốn, sáu và tám đều là vần bằng và chữ cuối cùng của những câu ba, năm và bảy đều là vần trắc. (trừ trường hợp trốn vần, khi trốn vần thì chữ cuối cùng của câu một không theo vần và có thể là vần trắc...v...v..hoặc Thơ phá thể thì ngược lại, tức là chữ cuối của những câu 1, 2, 4, 6 và 8 là trắc và chữ cuối của những câu 3, 5 và 7 là vần bằng ...v...v... )

Thơ thất ngôn tứ tuyệt (và dĩ nhiên cả thơ phân đoạn nữa) là loại thơ không có hai cặp câu đối ở giữa (tức là cặp trạng và cặp luận) mà chỉ dùng cặp đề và cặp kết để tạo thành mà thôi và niêm thì câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3.

(thất ngôn tứ tuyệt - Vần bằng [chữ màu xanh]) 

B B T T T B B,
T T B B T T B.

T T B B B T T,
B B T T T B B.
B B T T B B T,
T T B B T T B.
T T B B B T T,
B B T T T B B.




(thất ngôn tứ tuyệt - Vần trắc [chữ màu xanh]) 
T T B B T T B,
B B T T T B B.

BB T T B B T,
T T B B T T B.
T T B B B T T,
B B T T T B B.
B B T T B B T,
T T B B T T B.




Trong chữ Việt; những chữ mang dấu huyền và không có dấu là vần bằng, còn những chữ mang dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng là vần trắc. (nghĩa là ngoài những chữ không có dấu và những chữ có dấu huyền là vần bằng, còn những chữ có những dấu còn lại là vần trắc).

Bây giờ chúng ta nói đến những điều căn bản tối thiểu cần phải giữ trong thơ cổ điển (như những luật lệ phải giữ khi đánh cờ tướng vậy):

1/ Nhất tam ngũ bất luận - nhị tứ lục phân minh: nghĩa là trong mỗi câu của bài thơ thì chữ thứ nhất, chữ thứ ba và chữ thứ năm không nhất thiết phải giữ theo luật bằng trắc. Còn những chữ thứ hai, chữ thứ bốn và chữ thứ sáu thì nhất định phải giữ theo luật bằng trắc của nó. Phải giữ như vậy trong mỗi câu thơ. (nếu cả nhất tam ngũ và nhị tứ lục đều “phân minh” thì tốt, còn không thì chỉ giữ nhị tứ lục thôi là đủ; chứ nhất tam ngũ và cả nhị tứ lục đều “bất phân minh” cả thì mình đã làm sai niêm luật của thơ cổ điển!!!)

Ta có thể lấy hai bài thơ (đã đi vào văn học sử dân tộc) của Bà Huyện Thanh-Quan làm tiêu biểu; đó là bài “Thăng Long Thành Hoài Cổ” (vần trắc) và bài “Chiều Hôm Nhớ Nhà” (vần bằng) để làm hai bài thơ mẫu; đại loại như sau:

THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ” 
(vần trắc)

Tạo hoá gây chi cuộc  trường,
Đến nay thấm thoát mấy thu sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền  lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn sau gương  soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống&nb sp;đoạn trường.



Và bài “ CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
(vần bằng)

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng mục tử lại  thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn chương đài người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi&nbsp ;hàn ôn.



Những chữ có gạch đít và in đậm là những chữ đã (phải) giữ đúng “luật bằng trắc” (nhị tứ lục phân minh). Người viết [đề nghị] dùng hai bài thơ này làm “Hai bảng mẫu” để đối chiếu niêm luật cho thơ cổ điển - vì nó dễ nhớ hơn “Hai bảng mẫu bằng trắc” (như đã ghi ở trên) và dĩ nhiên hai bài thơ này “Nhị tứ lục rất phân minh” lại ở dạng thất ngôn bát cú - chữ nghĩa, đối đáp rất vững vàng dùng để kiểm soát những bài thơ cổ điển chung quanh rất dễ dàng, nhanh chóng.

Để kiểm soát niêm luật của thơ thất ngôn tứ tuyệt (và dĩ nhiên cả thơ phân đoạn nữa) thì ta dùng cặp đề và cặp kết của “hai bảng thơ mẫu” này. Ta hãy thử đọc lại một vài đoạn trong bài “Hai Sắc Hoa Tigôn” của T.T.Kh:

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn,
Nhặt cánh hoa rơi, chẳng thấy buồn.
Nhuộm ánh nắng  qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu thương.
...

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi.
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim một bóng người.
...

Ta thấy hai đoạn này, đoạn đầu là vần bằng, đoạn sau là vần trắc và dĩ nhiên nhị tứ lục rất phân minh, được kết thành bởi cặp đề và cặp kết của thơ thất ngôn bát cú (tnbc).

2/ Điệp tự: là những chữ đồng âm và đồng nghĩa, tức là trong một bài thơ không nên có những chữ giống nhau về âm thanh và giống nhau cả về nghĩa. Còn những chữ đồng âm dị nghĩa thì không gọi là điệp tự (tức là những chữ giống nhau về âm thanh nhưng khác nghĩa) và “chữ láy” cũng không gọi là điệp tự thí dụ như cặp trạng của bài “Quỳnh Hoa Công Chúa” của cố thi sĩ Đông-Hồ:

- tuyết băng trinh  ngọc chuốt,
-Chút vàng hương điểm chút hương say.

Trong trường hợp này; chữ là và chữ chút là láy không phải là điệp tự. (điệp tự nếu có trong một bài thơ thì không phải là bài thơ đó sai).

*Thơ thất ngôn liên hoàn là nhiều bài thất ngôn bát cú (tnbc) dính vào nhau tạo thành một bài liên hoàn (không giống như thơ thất ngôn tràng thiên cũng gồm nhiều bài tnbc để tạo thành nhưng mỗi bài tnbc là một bài riêng biệt). Thí dụ: tam thủ liên hoàn là có ba bài tnbc dính vào nhau - bởi câu cuối cùng của bài thứ nhất là câu đầu của bài thứ hai, câu cuối cùng của bài thứ hai là câu đầu của bài thứ ba và câu cuối cùng của bài thứ ba là câu đầu tiên của bài thứ nhất. Lại không nên có “điệp vần” (?) tức là vần thơ của bài thứ nhất không nên dùng lại trong vần thơ của bài thứ hai và bài thứ ba...v...v...(bởi tuy là nhiều bài tnbc tạo thành nhưng là một bài liên hoàn). Như vậy mới hay, trọn vẹn, khó lạc đề và công phu. (vần thơ: chữ cuối cùng của những câu một, hai, bốn, sáu và tám. Thí dụ như trong bài “Chiều Hôm Nhớ Nhà” của Bà Huyện Thanh-Quan là những chữ hôn, đồn, thôn, dồn và ôn). Tuy nhiên nếu có “điệp vần” trong thơ liên hoàn thì cũng không phải là bài thơ đó sai.

3/ Câu đối: (cặp trạng và cặp luận) ta nên dùng cùng một loại tự để đối với nhau thí dụ; danh từ đối với danh từ, tĩnh từ đối với tĩnh từ, động từ đối với động từ ...v...v... hay màu sắc đối với màu sắc...hoặc chữ ngoại ngữ đối với chữ ngoại ngữ...(thí dụ chữ gốc Hán, chữ Anh, chữ Pháp...v...v...) nhưng nếu không đối hay đối không chỉnh hoặc là có điệp tự hay “điệp vần” mà chỉ giữ đúng niêm luật thôi thì bài thơ đó không sai nhưng kém về giá trị.

Nếu hiểu như thế, thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy một bài thơ cổ điển được làm đúng quy cách - mà bài thơ đó ý tứ không xuất sắc lắm, hồn thơ không hay lắm mà lại có người cứ đọc đi, đọc lại như ngắm một bức tranh lập thể rồi tấm tắc khen hay. Bởi vì bài thơ đó khó có thể (hay không có thể) tìm được những chữ hay hơn để thay vào mà không thay đổi ý thơ và không sai niêm luật.



Thật ra thơ cổ điển bây giờ cũng có nhiều người làm và nhiều người thưởng thức - nhưng loại “thơ cổ điển bất niêm luật”(?) làm thì cũng được, nhưng chỉ nên làm để đọc chơi hay cùng lắm là xuất hiện trên báo chí mà thôi, chứ không nên in ấn thành sách để phát hành như người viết đã từng đọc được đâu đó rải rác ở Úc và cả các nơi khác trên thế giới. Vì như thế có thể là “điều đáng tiếc” cho người đọc, người làm và cả cho văn học nữa?!

Những bài thơ được làm theo thể cổ điển trong thi tập Ở BÊN TRỜI của Đông Hải đã giữ được tất cả những điều căn bản như đã trình bày ở trên; duy có điệp vần trong bài “Hư Vô” (gồm đoạn đầu là thơ phân đoạn và được nối tiếp với tứ thủ liên hoàn) vốn được hoạ từ bài thơ “Một Thoáng Tâm Sầu” của Trần Thiện Hiếu và một điệp tự “tơi” (chữ thứ sáu, dòng thứ hai, đoạn thứ hai) trong bài “Từ Thu Ấy” - Điệp tự này có lẽ tác giả đã không loại bỏ được! Ngoài ra Đông Hải còn phá niêm trong bài ‘’Xuân Xưa’’. (chữ ‘’lờ’’ - chữ thứ sáu, câu thứ ba)

TRẦM THY
 - 2000

(*)Bài viết trên đây đã được đăng tải nhiều lần từ năm 2000-2008 trên báo chí, tập san… tại NSW – Úc. 


                                                                              ********
 
TRẦM THY TRANG
*
Ngàn vàng không kết mối tri âm,
Bởi mến ngũ cung, chuộng áng trầm.
Mặc khách có duyên xin đáo lại,
Chung trà lữ thứ tải chân tâm.
*
TRẦM THY + ĐÔNG HẢI - Úc
***
Kính mời quý vị ghé thăm
Trang chủ:
 www.tramthytrang.net
Trang văn [ngắn gọn]:ĐÔNG HẢI: Tâm  Người Viễn Xứ. Nguyên bản: Trầm Thy Trang: Văn
Trang thơ [ngắn gọn]: ĐÔNG HẢI: Tâm Sự Người Viễn Xứ. Nguyên bản: Trầm Thy Trang: Thơ
                                                                                      ********
 
Nếu nhân loại đã chạy nạn Cộng Sản từ năm 1917; thì nhân loại cũng đã chạy nạn quân phiệt - độc tài - từ trước đó, cho đến bây giờ và mãi về sau nữa... Mọi chế độ phi nhân, phi nghĩa...[mọi lý tưởng, chủ nghĩa...] đều có giai đoạn. Dân tộc là trường tồn. Họ sẽ phải trả lại cho dân tộc những gì thuộc về dân tộc…[trích tiểu thuyết CẦU TRE LẮC LẺO]

Mời quý vị đọc qua đường dẫn:
 ĐÔNG HẢI: Tâm Tư Người Viễn Xứ.
Trân trọng.
*********
ĐÔNG HẢI
TRƯỜNG CA - LỜI RU CỦA MẸ
(đề cập sơ lược đến lịch sử dân tộc; khởi từ thời
Hồng Bàng cho đến nhà hậu Lê với vua Lê Lợi...)***
Ngày xưa không mấy xa xưa
Ngày tôi chưa lớn cũng chưa biết buồn
Chẳng buồn chiều hạ mưa tuôn
Chỉ riêng đôi mắt mẹ buồn sang thu
Ngày xưa đông đến sương mù
Hết đông vui nhộn mỗi mùa xuân qua
Giãi dầu giông bão nắng mưa
Đong đưa chiếc võng năm xưa mỗi chiều
Mẹ ru trong gió hiu hiu
Lời ru trong cõi tiêu điều gian nan
Giọng ru trong tiếng võ vàng
Hôm nay như vẫn ẩn tàng trong tôi
Ru tôi từ thuở nằm nôi
Đến khi khôn lớn thành người Việt Nam
Việt Nam- Mẹ bảo Việt Nam
Việt Nam Bách Việt họ hàng chi tông
Bách Việt con cháu Thần Nông
Cùng trong một giống Tiên Rồng mà ra
Bách Việt trăm họ một nhà
Thời xưa Âu Việt sau là Quảng Tây
Dương Việt ắt đất Giang Tây
Ngày xưa U Việt sau này Triết Giang
Quảng Đông: Đông Việt rõ ràng
Mân Việt: Phúc Kiến nối giang san nhà
Lạc Việt tức bắc Việt ta
Việt Thường: Thanh-Nghệ-Tĩnh là hôm nay
Năm mươi thế kỷ cách nay
Dần dà đất nước về tay người Tàu
Mẹ ru trong tiếng thương đau
Mẹ thương Bách Việt mất nhau phũ phàng
- Việt Nam; mẹ bảo Việt Nam
Việt Nam sau gọi Văn Lang, Hồng Bàng
Văn Lang với họ Hồng Bàng
Hồng Bàng dựng nước Văn Lang: Vua Hùng
Văn Lang mười tám đời Hùng
Một thời con Lạc cháu Hồng hoan ca
Một thời non nước thái hòa
Văn minh, văn hóa khởi đà từ đây
Yêu thương, đùm bọc, xum vầy
Yêu thương như việc: Giây, cây, cau, trầu
Ẩn trong sự tích trầu cau
Sau thành tục lệ ăn trầu nhuộm răng
Con ơi có nhớ hay chăng
Cũng trong huyền sử Văn Lang, vua Hùng
Ta còn sự tích bánh chưng
Mặt trời, trái đất: Bánh chưng, bánh dày
Lưu truyền cho đến hôm nay
Khúc quanh lịch sử sau ngay thời này
Tổ tiên Bách Việt loay hoay
Loay hoay đoàn kết để xoay cuộc thời
Thế là Âu Lạc ra đời
Hùng Vương hết nghiệp đến thời Thục lên (*)
(*) Văn Lang nhà Thục và vua An Dương Vương 257-207 trước Tây lịch (ttl). Đóng đô ở đất Phúc Yên (Phong Khê) Cổ Loa được dựng để yên sơn hà
Vì Tần xâm chiếm nước ta
Tần không thắng được chúng đà lui binh
Bách Việt tái thống nhất mình
Triệu Đà dựng nghiệp dấy binh ngập trời
Thế là Nam Việt ra đời
Một trời, một đất, một thời mênh mông
Quảng Tây, bắc Việt, Quảng Đông
Tuy chưa đủ đất cha ông giống nòi
Nhưng là nước Việt hẳn hòi
Đến khi Tần phải vào thời cáo chung
Lưu Bang, Hạng Võ tranh hùng
Lưu Bang thắng Hạng vẫy vùng bắc phương
Nam Việt với Triệu Vũ Vương
Khởi suy từ buổi Vũ Vương băng hà
Hán xua quân đánh nước ta
Nước ta tể tướng Lữ Gia kiên cường
Nhưng không chống nổi bạo cường
Vua, tôi bị giết quê hương thuộc Tàu (*) 
(*) Văn Lang nhà Triệu 207-111 ttl
Thời kỳ bắc thuộc lần thứ nhất từ năm 111-39 ttl
 
Con ơi khởi sự thương đau
Ngàn năm bắc thuộc khởi đầu từ đây
Hơn trăm năm trước lịch Tây
Đau thương, oan nghiệt đắng cay cho mình
Cái thằng Tô Định yêu tinh
Nó làm Thái thú đất mình gian tham
Gian tham, ác độc, bạo tàn
Thế nên Thi Sách mưu toan dựng cờ
Nhưng ông chẳng đặng thời cơ
Bị giặc bắt giết, mưu cơ không thành
Vợ ông: Trưng Trắc xuân xanh
Cùng em, Trưng Nhị dấy thành động binh
Tô Định thất vía hoảng kinh
Nó cùng bè lũ yêu tinh tan tành
Hai Bà cứu nước công thành
Đóng đô ở đất kinh thành Mê Linh (*)
(*) Hai bà Trưng: 40-43 stl. Hai Bà ở tại ngôi được gần hai năm. 
Một năm đất nước yên bình
Nào ngờ Đông Hán xua binh đánh mình
Mã Viện là tướng cầm binh
Nó bao vây đất Mê Linh đánh bà
Thế cô, lực cạn quân ta
Hai Bà thua trận, nước nhà tan hoang
Trầm mình khi đến Hát Giang
Trưng Vương liệt nữ danh vang một trời
Hò ơi con hỡi, con ơi
Thế là non nước tái hồi gian nan (*) 
(*) Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai: 43-544 stl Dân ta xuống biển lên ngàn
Để tìm châu báu bạc vàng mà dâng
Dâng cho cái lũ ma quân
Để thằng Mã Viện về dâng Hán triều
Con ơi non nước tiêu điều
Suốt hai thế kỷ Hán triều trị ta
Chúng mưu diệt chủng dân ta(*)
(*)Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt.

Chúng mưu đồng hoá nước ta với Tàu
Trầm luân, tang tóc, bể dâu
Tiếng than dân Việt niềm đau của mình
Nhưng mưu chúng dệt chửa thành
Hán triều tan rã; tưởng lành cho ta
Cục diện Tam quốc bày ra
Đông Ngô, Thục, Nguỵ chia ba nước Tàu
Dân ta thống khổ thương đau
Máu xương tang tóc bể dâu trội phần
Đông Ngô nối tiếp Hán, Tần
Giữ nguyên chánh sách nô dân nước mình
Nữ hùng họ Triệu tên Trinh
Cùng anh: Quốc Việt dấy binh phạt Tàu
Cỡi voi xuất trận đi đầu
Đánh cho bọn chúng về Tàu mấy phen
Nhưng Ngô vẫn giữ mộng hèn
Truyền cho Lục Dận, một tên bạo tàn
Binh đông, tướng dữ dẫn sang
Nhuỵ Kiều nữ tướng hiên ngang vẫy vùng
Quyết là giữ lấy non sông
Nhưng không chống nổi thế công giặc thù
Hờn này mang đến thiên thu
Bà hy sinh bởi quân thù Đông Ngô(*) 
(*) Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu: 248 stl Con ơi một mảnh cơ đồ
Bao nhiêu thế kỷ tựa hồ diệt vong
Mẹ tri mối hận quốc vong
Người mình giống Việt long đong bởi Tàu
Đến thời Nam-Bắc bên Tàu
Nước ta vẫn cảnh thương đau tủi hờn
Có người họ Lý tên Bôn (*)
(*) Lý Bôn khởi nghĩa năm 541. Chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai.
Nước ta được tự chủ từ năm 544-602 stl 
Anh hùng đứng dậy rửa hờn quê hương
Đánh tan lũ giặc nhà Lương
Dẹp yên Lâm Ấp biên cương thu hồi
Vạn Xuân: Tên nước một thời
Minh quân Nam Đế, vua, tôi một lòng
An dân thái quốc những mong
Xây chùa dựng điện nối công nhân hiền
Kiên cường nối nghiệp tổ tiên
Giang sơn một mối, Rồng Tiên một nhà
Một năm thịnh trị hoan ca
Một năm tự chủ, vua ta, quan mình
Những đâu khói lửa đao binh
Giặc thù phương bắc tướng, binh dẫn vào
Chúng gieo máu lửa thương đau
Vua, tôi nước Vạn lao đao bởi thù
Sáu năm mai phục chiến khu
Việt Vương họ Triệu rửa thù quê hương (*)
(*) Năm 544, Lý Nam Đế lên ngôi, chưa đầy một năm thì giặc nhà Lương
lại sang đánh. Ông thua nhiều trận, sắp mất nước. Ông giao binh cho
tả tướng quân Triệu Quang Phục. Lý Nam Đế mất; Triệu Quang Phục đánh bại
quân địch và lên ngôi vua. Cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử không phục. 
Nội chiến xảy ra.
 Vẫn thời đất bắc nhà Lương
Loạn ly đến mất nghiệp vương đế Tàu
Nhà Trần nối tiếp theo sau
Vạn Xuân thoát cảnh quan Tàu, dân ta
Nhưng là nội chiến xảy ra
Việt Vương thua trận, khởi đà quốc suy (*) 
(*) Lý Phật Tử đầu hàng nhà Tuỳ. Mở đầu cho thời kỳ
Bắc thuộc lần thứ ba: 602-938 stl 
Phật Tử họ Lý trị vì
Nước ta bị mất bởi vì vua suy
Bỉ cực tái diễn bởi Tuỳ
Mười lăm năm hậu Tuỳ suy đến Đường
Suốt ba thế kỷ đau thương
Suốt ba thế kỷ đoạn trường dân Nam
Đường cai trị nước An Nam
Ác ôn, quỷ quyệt gian tham khôn cùng
Con ơi đất nước khốn cùng
Bao nhiêu nghĩa sĩ, anh hùng đứng lên
Đánh tan lũ giặc mấy phen
Như Mai Hắc Đế vùng lên diệt Tàu 
(722 stl) Thằng Quang Sở Khách về Tàu
Nước ta lại được ít lâu an bình
Đường say giấc mộng nam chinh
Sai Dương Tư Húc kéo binh phạt mình
Cùng Quang Sở Khách điều binh
Đường-Ngu; ngu thật với mình với ta
Con ơi xã tắc sơn hà
Vua ta bại trận, nước ta thuộc Tàu
Thuộc Tàu: Ôi! Lại thuộc Tàu
Nước mình mảnh đất thương đau dặm trường
Đến năm Đai Lịch nhà Đường
Có người hảo hớn can cường vùng lên
Phùng Hưng tên gọi thương quen (*) 
(*)Bố Cái Đại Vương791 stlÔng cho lũ phỉ teng beng về Tàu
Thái lai non nước đồng bào
Yên vui xum họp cùng nhau một nhà
Một lòng kiến quốc bảo gia
Phùng Hưng một đấng quả là minh quân
Chăn dân với cả lòng nhân
Đại Vương Bố Cái minh quân băng hà
Phùng An nối nghiệp vua cha
Nhưng không giữ nổi sơn hà An Nam
Đường cho quân đến dụ hàng
Phùng An nhu nhược đầu hàng Triệu Xương
Con ơi tái cảnh đau thương
Con ơi có xót quê hương của mình
Một dân tộc với tử sinh
Một ngàn năm với chiến chinh chống thù
Hiểm nguy nhất vẫn Đường-Ngu
Chúng dùng văn hóa xây tù nước Nam
Chúng nuôi mộng huỷ An Nam
Chúng nuôi mộng biến người Nam thành Tàu
Nhưng rồi chẳng đặng vào đâu
Suốt bao thế kỷ vẫn Tàu vẫn ta
Cuối Đường loạn lạc xảy ra
Nguy ra cho giặc, may ra cho mình
Khúc Thừa Dụ dấy nghiệp binh (906-907)
Đánh cho lũ phỉ hoảng kinh tời bời
Tử, Sinh, yểu, thọ tại trời
Một năm Thừa Dụ tại ngôi trị vì
Nhưng là sao sáng một vì
Khai thời tự trị, tôn ty tự mình
Khúc Hạo nối nghiệp cha mình (907-917)
Giữ yên bờ cõi, dân tình an cư
Minh quân Khúc Hạo nhân từ
Ở thời đất bắc họ Chu diệt Đường
Lập ra giòng dõi hậu Lương
Vẫn nuôi mộng chiếm quê hương Lạc Hồng
Ngàn đời mộng chúng chẳng xong
Ngàn năm đô hộ đã xong một thời
Con ơi hùng sử một thời
Con ơi bi sử một trời đau thương
Ngàn năm lũ giặc nhiễu nhương
Chỉ còn Lạc Việt, Việt Thường có nhau
Nước ta Bách Việt là đâu
Đất mình vẫn trải ở Tàu hôm nay
Bao nhiêu thế kỷ cách nay
Nhưng mà vẫn mới như ngày hôm qua
Vẫn ghi trong dạ dân ta
Vẫn chờ ngày nổi phong ba lôi đình
Để đòi lại đất của mình
Để thôi nhược tiểu như mình hôm nay
Thế thời vận nước chẳng may
Quảng Châu, vùng đất trên tay Lương triều
Lưu Nham phản lại Lương triều
Chiếm vùng đất ấy lập triều đình riêng
Lập ra Nam Hán một miền
Lũ này là mối oan khiên cho mình
Lý Tiến với Lương Khắc Trinh
Hai thằng chiếm giữ Tống Bình nước ta
Hán triều bắt giữ vua ta
Tướng Dương Diên Nghệ quả là trung quân (931-937)Ông nuôi chí với ba quân
Vùng lên một trận đuổi quân hung tàn
Nối trang lịch sử vẻ vang
Vua quan nhà Hán như tan cả hồn
Cho quân tiếp viện rửa hờn
Tướng giặc: Trần Bảo xác chôn quê mình
Hán triều thất vía hoảng kinh
Nước ta lại được thái bình dân an
Nhưng Kiều Công Tiễn phản thần
Giết Dương Diên Nghệ vương quân đoạt quyền
Kiều là tuỳ tướng đương quyền
Rể Dương Diên Nghệ: Ngô Quyền dấy quân (938) Dấy quân diệt kẻ phản thần
Kiều liền xin Hán cho quân đến nhà
Ngô Quyền đoán biết phong ba
Giết Kiều để chiếm Đại La kinh thành
Rồi mau đối phó chiến tranh
Chiến tranh chống Hán, chiến tranh giữ nhà
Quyết tâm nối chí nhạc gia
Quyết tâm bảo vệ san hà nước Nam
Hoằng Thao dẫn thuỷ binh sang
Còn vua cha trấn ở đàng Hải Môn (Quảng Đông)
Sẵn sàng tiếp ứng cho con
Hoằng Thao theo vịnh Hạ Long đánh vào
Ngô Quyền dụ chúng đuổi vào
Đến khi nước rút ào ào tấn công
Hoằng Thao tháo chạy trên sông
Tàu thuyền thủng đắm bởi chông bịt đồng
Máu thù nhuộm đỏ dòng sông
Xác thù chìm nổi khắp sông Bạch Đằng
Hoằng Thao chết trận Bạch Đằng
Vua Nam Hán khóc để rằng lui quân
Ngô Quyền đại thắng Hán quân (*) 
(*) Ngô Quyền đại thắng Hán quân năm 938 đã thật sự chấm dứt
một ngàn năm đô hộ của giặc phương bắc. Mở thời tự chủ cho dân tộc. 
Mở thời tự chủ cho dân tộc nhà
Xưng vương đóng ở Cổ Loa
Năm năm đất nước thái hòa yên vui
Ngô vương vắn số qua đời
Tam Kha em vợ; cướp ngôi cháu mình
Khai thời nội chiến đao binh
Hăm hai năm lẻ điêu linh nước nhà
Mười hai quân sứ một nhà
Mười hai quân sứ trong nhà nước Nam
Tổ tiên phò trợ nước Nam
Ông Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan quần hùng
Chỉ trong mấy tháng vẫy vùng
Sơn hà thống nhất trùng phùng quê hương
Đinh Bộ Lĩnh: Vạn Thắng Vương (968-980) 
Nước Đại Cồ Việt; quân vương Tiên Hoàng
Hoa Lư là đất cưu mang
Hoa Lư cũng đất Tiên Hoàng đóng đô
Giữ yên non nước cơ đồ
Mười hai năm hậu cơ đồ Đinh tan
Tướng quân thập đạo Lê Hoàn
Lên ngôi để giữ giang san nước nhà
Nhà Tiền Lê được mở ra 
(nhà tiền Lê 980-1009) Đại Hành hoàng đế quả là xứng danh
Bình Chiêm, phá Tống công thành
Chi Lăng chiến thắng vang danh một thời
Hăm bốn năm ở tại ngôi
Sơn hà xã tắc một thời an khang
Khởi suy từ lúc vua băng
Các hoàng, thái tử lăng xăng tranh giành
Lê Long Đỉnh giết vua anh
Phá tan sự nghiệp thanh danh Lê triều
Thế là hậu Lý lập triều (1010-1225) 
Một triều bền vững với nhiều minh quân
Sống thời tự chủ quân, thần
Tống kiêng, Xiêm nể, Chiêm thần phục ta
Thánh Tông vua Lý băng hà
Nhân Tông bảy tuổi thay cha nối giòng
Bên Tàu thời Tống Thần Tông
Với Vương An Thạch nghênh ngông bạo tàn
Mưu toan thôn tính nước Nam
Vua ta biết được mưu toan của Tàu
Sai hai tướng giỏi phạt Tàu
Thường Kiệt, Tôn Đản: Hai đầu xuất binh
Tôn Đản thống lãnh bộ binh
Lý Thường Kiệt dẫn thuỷ binh tiến vào
Đánh Tàu ngay tại đất Tàu (1075)
Đánh cho chúng hết mưu cầu nhiễu nhương
Ta tiên hạ thủ vi cường
Biết mình, biết địch, biết nương thiên thời
Vua quan nhà Tống tơi bời
Vừa cay, vừa thẹn với người với ta
Năm sau chúng tiến binh qua
Tống, Chiêm, Chân Lạp kết ba đánh mình
Hai năm vây bủa nước mình
Cuối cùng chúng phải điều đình rút quân
Bởi Lý Thường Kiệt đại thần
Với thơ khích lệ dân, quân một lòng
Bốn câu thơ dậy bể đông
Nức lòng chiến sĩ, nức lòng dân Nam
“Nước Nam là của vua Nam
Sách trời đã định rõ ràng chẳng sai
Quân xâm lăng trái ý trời
Một phen thảm hại tời bời một phen” (*)
(*) Bàng Bá Lân dịch Quả như tiếng sấm vang lên
Bài thơ như triệu mũi tên chống thù
Lưu truyền cho đến thiên thu
Sáng ngời chính ngha chống thù cứu quê
Thế rồi hậu Lý suy hề
Nhà Trần dựng nghiệp ta hề vẻ vang (*) 
(*) Nhà Trần 1225-1400. Nhà Trần thắng quân Mông cổ ba lần
Lần thứ nhất:1257. Lần thứ hai: 1285. Lần thứ ba: 1288 
Năm châu cũng phải ngỡ ngàng
Bởi dân nước Việt ba lần thắng Mông
Lần đầu với Trần Thái Tông
Rồi sau liên tiếp Nhân Tông hai lần
Khởi nghiệp Mông: Thiết Mộc Chân
Vượt qua Vạn lý trường thành; Trung Hoa
Vua quan nhà Tống xuýt xoa
Đông Âu, trung Á cũng đà hàng Mông
Vương quân các nước rúng lòng
Giặc Mông như trận cuồng phong được đà
Thành Cát Tư Hãn băng hà
Cháu Hốt Tất Liệt; con A Loa Đài
Chia nhau đánh chiếm khắp nơi
Một nửa thế giới như rơi cả hồn
Trung Hoa; nhà Tống phải vong
Triều Tiên, Tây Tạng cũng trong cảnh tình
Ba Lan, Hung phải mở thành
Nga La Tư cũng dâng thành cho Mông
Hẳn là một trận cuồng phong
Thế mà Mông phải hết ngông bởi mình
Ba lần tiến đánh nước mình
Ba lần đại bại tan tành thảm thương
Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo Vương
Vân Đồn, Tây Kết, Chương Dương, Bạch Đằng
Hàm Tử, Vạn Kiếp lừng danh
Xác thù như núi xứng danh Lạc Hồng
Toa Đô chết giữa binh đông
Thoát Hoan phải rúc ống đồng mà đi
Phàn Tiếp với Ô Mã Nhi
Bị ta bắt sống trong khi rút về
Sài Thung chột mắt chạy về
Mông-Nguyên phải bỏ mộng hề chiếm ta
Một lòng “sát Thát” quân ta
Diên Hồng hội nghị quả là trứ danh
Đại Vương Hưng Đạo xứng danh
Anh Hùng dân tộc lưu danh muôn đời
Hưng vong cũng tại bởi trời
Nhà Trần hết nghiệp đến thời suy vi
Tiếm ngôi bởi Hồ Quý Ly (1400-1407) Non sông tái cảnh lâm ly đoạn trường
Nhà Minh được dịp nhiễu nhương
Nối mưu thôn tính quê hương của mình
Mượn danh đánh tiếng phò Trần
Mộc Thạnh, Trương Phụ tướng quân Minh Tàu
Dẫn binh hai ngả tiến vào
Con ơi đất nước rơi vào tay Minh (1414-1427)
Mười ba năm thuộc nhà Minh
Sơn hà xã tắc điêu linh tủi hờn
Địa linh nhân kiệt Lam Sơn
Phất cờ khởi nghĩa rửa hờn quê hương 
Ông Lê Lợi: Bình Định Vương(*)
(*) Cuộc khởi nghĩa 10 năm của Lê Lợi 1418-1427 Đã chấm dứt thời đô hộ của giặc Minh
và lập ra nhà hậu Lê: 1428- 1527.
 
Đại thần Nguyễn Trãi phò vương đuổi thù
Chí Linh dưỡng địa chiến khu
Chi Lăng, Tuỵ Động ngàn thu lẫy lừng
Mười năm khởi nghĩa oai hùng
Liễu Thăng bị giết, Vương Thông đầu hàng
Mộc Thạnh bao bận chạy làng
Nước Nam linh địa ngổn ngang xác thù
Lê Lai gương sáng ngàn thu
Bình Ngô Đại Cáo; chứng từ vẻ vang
Hậu Lê dựng nghiệp hiên ngang
Với Lê Thái Tổ nối trang sử hùng 

Nối thời tự chủ non sông
Nối giòng hào kiệt, nối công anh hùng…
 
********
(*) Trích từ cuốn tiểu thuyết "Cầu Tre Lắc Lẻo".
Mời quý vị đọc Cầu Tre Lắc Lẻo [ngắn gọn] qua đường dẫn:ĐÔNG HẢI: Tâm Người Viễn Xứ.
Hoặc đọc nguyên bản qua đường dẫn: Trầm Thy Trang: Trang Văn
Trân trọng.

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.