Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Tiểu Sử Đào Duy Từ (1571 - 1634)


images85466_a6 
                   (Lăng mộ Đào Duy Từ tại Hoài Nhơn- Thanh Hoá)


Theo Đại Nam liet truyện tiền biên, thì Đào Duy Từ, sanh năm 1571, quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, cha là Đào Tá Hán .

Đào Tá Hán là học trò nghèo, gặp lúc Lê - Mạc đánh nhau, Hán đầu quân theo giúp vua Lê .  Nhân bữa đó, việc quân thong thả, nghĩ đến công lao Trịnh Kiểm chiếm được Nghệ An Thanh Hóa làm căn cứ vững vàng, Tá Hán đã cao hứng làm bài ca kể công họ Trịnh, trong đó có câu như sau:

Trang quốc sĩ ai bằng Trịnh Kiểm
Tỏ thần uy đánh chiếm hai Châu
Thẳng đường dong duổi vó câu
Phù Lê diệt Mạc trước sau 1 lời

Viên xuất đội đem bài ca ấy tố cáo Đào Tá Hán làm thơ phạm huý Đức Tiên Vương.  Ngày xưa, phạm húy là tội nặng, cho nên bị tố cáo phạm húy, Tá Hán sợ hãi vô cùng . Quan Trung Quân nhận được giấy tố cáo đòi Tá Hán vào hầu thấy Hán còn ít tuổi, lại diện mạo khôi ngô, nghĩ thương tình, mới sửa lại hai câu trong bài thơ của Hán, thành:

Trang Quốc Sĩ ai bằng họ Trịnh
Tỏ thần uy đánh chiếm hai Châu

Tuy đã sửa lại như vậy rồi, Tá Hán cũng vẫn còn tội, vì Hán chỉ là tên lính thường mà dám làm thơ nói tới Họ Trịnh là quý tộc .  Hán phải phạt 20 roi và bị đuổi ra khỏi quân ngũ, không được làm lính nữa .

Tá Hán từ đó đi theo một gánh hạt chèo để học hát . Vừa thông minh lại đẹp trai, nên chỉ hóc có 2 năm, Hán đã trở thành kép giỏi .  Gánh hát của Hán đi tới đâu cũng được hoan nghênh.

Một hôm hát đám hội làng Ngọc Lâm, huyện Lục An (tỉnh Thanh Hóa) Hán vào ở trọ nhà Vũ Đam là tiên chỉ làng Ngọc Lâm .  Vũ Đam có cô con gái tên là Kim Chi, 19 xuân xanh, có nhan sắt cảm tiếng hát và vẻ người của Tá Hán đem lòng thương yêu chàng và tỏ ý muốn cùng chàng kết nghĩa trăm năm .  Tá Hán từ chối nói mình nghèo hèn lại chưa có nhà cửa không thể lấy con gái nhà tử tế .  Kim Chi khóc lóc nhất định không chịu bỏ Hán .  Ngườ vú già của Kim Chi khuyên bảo Tá Hán rằng, Kim Chi có vốn riêng hai người lấy nhau có thể sinh cơ lập nghiệp mà nuôi nhau, vú già còn tình nguyện đi theo để trông nom nhà cửa cho vợ chồng suốt đời .  Tá Hán đành phải thuận dẫn Kim Chi về làng Hoa Trai mua đất cất nhà .  Lấy nhau được hơn một năm thi sinh ra Đào Duy Từ .

Năm Duy Từ lên 5 tuổi, cha bị bệnh mất .  Kim Chi hết sức tảo tần nuôi con ăn học, Duy Từ thông minh đĩnh ngộ học một biết mười .  Năm 14 tuổi vào học trường ông Hương Cống Nguyễn Đức Khoa .  Ông Cống khen tài học Duy Từ nhưng tiếc Từ là con nhà xướng ca không được đi thi .  Tục lệ nhà Lê cho xướng ca là "vô loại" phàm con cái những người làm nghề hát xướng đều cấm ngặt không được đi thi .

Gần đến kỳ Thi Hương, Kim Chi cố xoay món lễ hối lộ viên Xã Trưởng Hoa Trai là Lưu Minh Phượng, nhờ y khai tên cho Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ (theo họ mẹ), cha là Vũ Như Lâm để Từ có thể đi thi .  Lưu Minh Phương thấy Kim Chi tuy tuổi đã 40 cái xuân rồi, mà nhan sắc vẫn mặn mà, đòi lấy Kim Chi mới chịu đổi họ cho Duy Từ .  Kim Chi suy nghĩ kỹ, vì tương lai của con, đành phải nhận lời, nhưng xin khất đến khi Duy Từ thi đỗ đã, sẽ lấy họ Lưu .

Khao thi hương năm Quý Tỵ 1593 đời vua Lê Thế Tông, Vũ Duy Từ (tức Đào Duy Từ) thi đỗ Á Nguyên .  Lúc ấy Từ 21 tuổi, Kim Chi được tin mừng rỡ sai người vú già đến kinh đô (khi ấy kinh đô nhà Lê còn đóng tạm ở Thanh Hoá) dặn Từ cứ ở lại đấy tiếp tục ăn học để năm sau thi Hội .

Lưu Minh Phương thấy Duy Từ đỗ Á Nguyên, liền xin cưới Kim Chi, Kim Chi không biết trả lời sao, phải điều đình với Phương rằng:

- Bây giờ con trai vừa đỗ đạt, mà mẹ lại muối mặt đi lấy chồng thì thật là khó coi quá, nhưng nếu thay vì Minh Phương cho cô gái lớn về làm dâu cho Kim Chi, thì tình nghĩa hai nhà còn mãi .

Minh Phương giận Kim Chi thất tín, cậy có quen Quan Huyện Ngọc Sơn là người thân của y, Phương liền một mặt làm đơn kiện Kim Chi, một mặt nhờ Quan Huyện lấy thế lực bắt ép nàng phải lấy mình và che chở giúp vụ đổi học cho Duy Từ .  Không ngờ Quan Huyện không dám ép Kim Chi lấy Minh Phương, mà lại đưa vụ Duy Từ đổi họ bẩm lên Quan Hiến Sát .

Duy Từ ở kinh đô không biết những chuyện xảy ra ở nhà.  Ông vào thi Hội, văn hay nhất trường, nhừng có bài bàn về cải cách chính trị hơi trái ý Chúa Trịnh Tùng, quan Thái Phó Nguyễn Hữu Liên làm chủ khảo phân vân không biết nên lấy đỗ Tiến Sĩ hay đánh xuống Phó Bảng, thì bỗng tie6.p được Bộ Lễ báo cho hay trường hợp của Duy Từ .  Quan Thái Phó liền xoá ngay tên Vũ Duy Từ không được đi thi, cách tuột Á Nguyên và lột mũ áo .

Tin ấy về đến quê nhà, Kim Chi, mẹ Từ buồn quá cắt cổ tự vẫn .

Duy Từ bị lột mũ áo, lại nghe tin mẹ chết, quá đau buồn, thành bịnh nặng nằm mê mệt ở nhà trọ, không về làng được .

Gặp lúc Quận Công Nguyễn Hoàng, trấn thủ Thuận Hoá, phụng mệnh vua Thế Tông và Chúa Trịnh Tùng về Thanh Hoá bàn việc nước .  Nguyễn Hoàng đến thăm quan Thái Phó Nguyễn Hữu Liên .  Liên đưa họ Hoàng xem văn bài của Từ và kể vụ Từ bị đuổi .  Nguyễn Hoàng xem văn biết Duy Từ là người có tài kinh bang tế thế, Nguyễn Hoàng vốn có chí hùng cứ một phương, liền vi hành đến tận nhà trọ của Từ, giúp đỡ Từ ít tiền bạc để Từ uống thuốc rồi mời Từ vào Nam giúp mình .

Một hôm Từ vừa khỏi bịnh, Nguyễn Hoàng đến chơi, nhận thấy trên vách co treo bức tranh 3 anh em Lưu Quang Trương dầm mưa giãi tuyết vào Long Trung tìm Gia Cát Lượng, 2 người liền vịnh một bài thơ rồi ngâm để tỏ bày chí mình:

Nguyễn Hoàng đọc trước:
Vó ngựa sườn đá chập chùng
Cầu hiền lặn lội biết bao công

Duy Từ đọc tiếp:
Đem câu phò Hán ra dò ý
Lấy nghĩa Tôn Lưu để ướm lòng

Nguyễn Hoàng lại đọc:
Lãnh thổ đoàn chia ba xứ sở
Biên thuỳ vách sẵn một dòng sông

Duy Từ kết:
Ví chăng không có lời Nguyên Trực
Thì biết đâu mà đón Ngọa Long


Hai người nghe thơ đều hiểu ý nhau rất là tương đắc . Nhưng Nguyễn Hoàng không dám đón Duy Từ vào ngay, e tiết lộ cơ mưu, chỉ ân cần căn dặn:

- Lão phu về trước, xin đắp sẵn đàn bái Tướng chờ đợi Tiên Sinh.  Năm nay lão phu đã 70 tuổi, nếu có ngày thất lộc đi cũng di ngôn lại cho con cháu phải đón Tiên Sinh về dạy bảo ...

Duy Từ bái tạ nhận lời mà từ biệt .


DUY TỪ VÀO NAM

Mấy năm sau Duy Từ vào Nam lập chí giúp Chúa Nguyễn chống họ Trịnh nhưng không gặp Chúa Nguyễn vì chúa bận đi kinh lý nơi xa .

Tiền lưng đã hết Từ phải xin chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long ở làng Tùng Châu, tỉnh Bình Định.  Làm như vậy Từ có hai chủ đích: một là chỗ đất khách quê người, không ai nương tựa hãy tạm chăn trâu để đợi thời, hai là muốn náu mình ít lâu dò xét chính trị của Chúa Nguyễn ra sao đã .

Con trai Chúc Trịnh Long là Chúc Hữu Minh mở Tùng Châu Thi Xã, lấy Duy Từ làm thư đồng hạ các bạn văn chương .  Thỉnh thoảng Từ lại gà thơ cho các người trong Thi Xã .  Những bài thơ làm dùm này, nhiều bài rất hay, nên dần dà, tiếng Duy Từ đã lọt tới tai quan Khâm Lý Trần Đức Hóa .

Đức Hóa đến chơi nhà Chúc Trịnh Long cho tìm Từ lên nói chuyện, biết Từ là người tài cao học rộng liền mời về nhà dạy học rồi gả con gái cho, rồi tiến cử lên Chúa Nguyễn .  Chúc Nguyễn hỏi ông về học thức và hoài bão lấy làm bằng lòng lắm .  Chúa hỏi:

- Nay Tiên Sinh hạ cố tới đây có điều hay dạy bảo, tôi xin lắng nghe

Duy Từ nghiêng mình thi lễ rồi nói:

- Ngày trước tôi có diễm phúc được gặp Lý Thiên Vương không ngờ người vội băng hà không được thừa nhận, thương xót vồ cùng .  Nay Chúa Thượng không quản tôi là người quê mùa mà hỏi đến, biết được điều gì tôi xin thành thực giải bày, còn nghe hay không, tùy ý Chúa Thượng ...

5 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH

Chúa Sãi mài Duy Từ có ý kiến gì xin cứ trình bày, Duy Từ mới đưa ra ý kiến như sau:

" Hiện ta có 5 điều kiện cần thiết, hãy kíp theo thứ tự thi hành, mới mong nước giầu dân mạnh, đó là:

1) Chúa Thượng hùng cứ phương này thật là thiên hiểm, có dãy Hoành Sơn ngăn đường bộ, sông Linh Giang ngăn đường thủy .  Chúa Trịnh dù có trăm vạn quân cũng không thể vào đây được . Nếu quân Trịnh đến, ta dùng kế thủ hiểm đợi lúc kể kia mệt mỏi sẽ ra đánh, tất là toàn thắng .  Chúa Thượng nên noi ý Tiên Vương, diệt Trịnh để thống nhất sơn hà .

Muốn dân theo, ta tuyên ngôn phù Lê diệt Trịnh, vì Trịnh Tùng vừa giết vua Anh Tông, lại uy hiếp vua mới, dân Bắc Hà đều oán hận .


2) Đánh Chiêm Thành mở rộng bờ cõi cho suốt đến miền Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn miền Bắc của Chúa Trịnh .

3) Miền Nam nhiều đất phì nhiêu còn bỏ hoang, ta ngầm cho người Thanh Nghệ chiêu mộ dân vào khai khẩn .  Trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số .

4) Chỉnh đốn việc nội trị .  Về cai trị, những người tài giỏi có công tâm, bất kỳ thân sơ cũng phải mời họ ra giúp nước .

Còn những kẻ có tiếng tham nhũng nên trừng phạt nặng rồi thải hồi, khiến dân khỏi ta oán .  Về dân sinh, giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ phải gánh vác nặng nề, nâng cao đời sống của dân giúp đỡ họ làm ăn cày cấy buốn bán mọi việc đều dễ dãi .  Về giáo dục mở nhiều trường học, ra lệnh mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha .  Như thế dân không bị áp bức lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò Chúa Thượng .

5) Muốn cho quân đội hùng hậu phải mộ thêm quân lính xây đồn đắp luỹ.  Cần huấn luyện cho quân lính có tinh thần, khi tiến khi thoái biết tuân kỷ luật

Năm điều này thi hành xong, đợi khi quân Trịnh đánh với quân Mạc đã mệt, Chúa Thượng cất quân Bắc phạt.  Dân chúng ngoài Bắc còn nhớ ơn Đức Thiệu Tổ khỏi nghĩa đánh Mạc ở Sầm Châu tất quay về quy phục Chúa Thượng, chỉ một trận có thể nhất thống được sơn hà ."

Chúa Sãi nghe Duy Từ trình bày ý kiến, phục là cao luận, đặt tiệc khoản đãi Duy Từ & Đức Hoà .  Rồi họp quần thần trên đại diện, phong Duy Từ làm Nha Úy Hội Tân, tước Lộc Khê Hầu, coi nội ngoại quân cơ tham lý quốc chinh .

Năm Đinh Sửu (1625) đời vua Lê Thần Tông, Chúa Trịnh Tráng được tin sĩ phu và nhân dân 2 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An kéo nhau di cư vào Nam rất đông, có ý ngờ Chúa Nguyễn mưu phản, sai quan Công Bộ Nguyễn Khắc Minh vào Nam mượn tiếng phong cho Chúa Nguyễn Sãi chức Thái Bảo tước Nguỵ Quận Công, để dò xét tình hình.

Nội Tán Đào Duy Từ khuyên Chúa Nguyễn dấu hết lực lượng quân sự đi chớ để Nguyễn Khắc Minh trông thấy gì hết, mặt khác cứ giả bộ vui vẻ nhận chức tước của Chúa Trịnh phong cho mình để Chúa Trịnh vui lòng .  Chúa Sãi vui lòng làm đúng như lời Từ dặn, còn tặng riêng cho Nguyễn Khắc Minh rất nhiều tiền bạc .  Thấy tình hình yên ổn không có gì tỏ ra Chúa Nguyễn muốn làm phản, Khắc Minh về tâu lại với Chúa Trịnh .

ĐẮP LUỸ TRƯỜNG DỰC

Khắc Minh về rồi, Duy Từ xin Chúa Sãi đắp lũy Trường Dực để ngăn quân Trịnh vào cửa Nhật Lệ .  Lũy cao 8 thước dài 6 dặm, chạy suốt từ chân núi Trường Dực đến bãi Hạc Hải huyện Phong Lộc tỉnh Quảng Bình .

Đào Duy Từ trình bày cùng Chúa Sãi cái lợi của việc đắp Lũy Trường Dực như sau:
- Muốn mưu đồ sự nghiệp Vương Bá, cần phải có kế hoạch vẹn toàn .  Người xưa đã nói: không một lần khó nhọc thì không được yên nghỉ lâu dài, không hao phí tạm thời thì không yên ổn mãi mãi .  Tôi xin biếu một bản đồ, sai quân dân ở hai trấn theo đó đắp một cái lũy dài từ chân núi Trường Dực đến bãi cát Hạc Hải, ấy là nhân hình thế đất đai mà đặt phòng thủ để giữ vững biên giới, thì quân địch có đến cũng không làm gì được

Chúa theo kế ấy sai quân dân đắp lũy Trường Dực hơn 1 tháng thì hoàn thành .

Tháng 11 năm Mậu Dần (1626) ở Hải Dương nhân dân nổi loạn, Chúa Sãi phái Lại Văn Khuôn đi sứ ra Bắc xem xét tình thế .  Duy Từ làm một cái mâm bằng đồng 2 đáy, trên để lễ vật dâng Chúa Trịnh, bên dưới ngầm đế một bài thơ .  Sứ giả về Nam rồi, Chúa Trịnh Tráng mới biết mâm có 2 đáy, sai thị thần cạy ra xem thì thấy có một bài thơ 4 câu:

Mâu nhi vô địch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm tràng
Lực lai tương địch

Đọc xong bốn câu thơ, Chúa không hiểu nghĩa ra sao, triệu quan Thái Úy Phùng Khắc Khoan vào hỏi, Khắc Khoan nghĩ một lúc rồi giảng:

- Câu thứ nhất: chữ Mâu không có nét phẩy là chữ Dư
- Câu thứ hai: chữ Mịch bỏ chữ kiến đi là chữ Bất
- Câu thứ ba: chữ Ái không có chữ Tâm trong bụng là chữ Thụ
- Câu thứ tư: chữ Lực đứng ngang với chữ Lai là chữ Sắc

Cả 4 câu ghép lại là 4 chữ "Dư Bất Thụ Sắc" nghĩa là: Ta không nhận sắc mệnh .

Hiểu nghĩa 4 câu thơ, Chúa Trịnh giận lắm, muốn cất quân vào đánh Chúa Sãi ngay nhưng lúc ấy ở Cao Bằng, Hải Dương đang có giặc nên phải hoãn lại .

Khi Lại Văn Khuông đi sứ về, Duy Từ đem quân đánh đất Nam Bố Chính chiếm suốt từ phía Nam sông Linh Giang trở vào, lập đồn ải kiên cố, đặt ra 24 đội chiến thuyền để chống nhau với quân Trịnh .


ĐẮP LUỸ THẦY

Năm Tân Hợi (1631) Duy Từ khởi công đắp Lũy Thầy ở Đồng Hới Quảng Bình .  Lũy cao 12 thước, dài 10 dặm .  Chạy suốt từ núi Đầu Màu đến cửa Nhật Lệ trông như hình cá, cầu vồng .  Mặt lũy rộng rãi đi lại được, cứ mỗi đoạn 10 thước lại xây một pháo đài đặt súng thần công án ngự .  Lũy Thầy như vậy hiểm gấp 10 lần Lũy Trường Dực .

Từ đấy Chúa Trịnh & Chúa Nguyễn thực sự đánh nhau .  Kết cục Trịnh thua phải chia đôi đất nước cho Chúa Nguyễn, lấy sông Linh Giang tức sông Gianh làm giới hạn .  Khi Duy Từ mất, Chúa Nguyễn truy tặng là trụ quốc Kim tử Vinh Lộc Đại Phu, Lộc Khê Hầu .

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) sắc gọi Lũy Thầy là Định Bắc Trường Thành truy tặng Duy Từ làm Khai Quốc Công Thần, Thái sư Hoằng Quốc Công .

Đào Duy Từ chỉ làm quan cho Chúa Nguyễn có 8 năm, nhưng trong 8 năm đó ông đã xây dựng cho Chúa Nguyễn một quân đội hùng mạnh và một cơ sở xã hội vững chắc .  Sách Đại Nam Thực Lực Tiền Biên viết "Duy Từ có tài lược văn võ, trù hoạch điều gì đem thi hành đều thành công, giúp việc nước chỉ trong 8 năm mà công nghiệp chói lọi, đứng đầu hàng công thần khai quốc"

Duy Từ có công ngoài đánh Chúa Trịnh, trong mở đất Chiêm Thành, làm cho dân giàu nước thịnh .  Về nghệ thuật, Duy Từ cũng có công với nghề hát nước ta không kém những công lao của ông đối với ngành binh học Việt Nam .  Duy Từ đã có công sửa lại các lối hát và các điệu múa cố đặt ra điệu múa Song Quang, điệu múa Nữ Tướng xuất quân, điệu múa Tam Quốc Tây Du để dùng vào những dịp quốc gia đại lễ .  Trong nhà lúc nào Duy Từ cũng nuôi một bọn ca nữ để dạy múa hát .

Như trên đã nói, Duy Từ không những là một học giả, một chính trị gia, mà ông còn là một chiến lược gia lỗi lạc .  Ngoài ra Duy Từ còn là một kiến trúc gia và kỹ thuật gia cừ khôi, muốn nghiên cứu những kiến thức phòng ngự để tăng thêm hiệu lực.  Về phương diện này, người ta có thể ví Duy Từ với Bauban của Pháp thời thế kỷ 17.  Về kỹ thuật chiến tranh, Duy Từ rất chú trọng tới việc chế tạo vũ khí như ta thấy trong cuống Hổ Trướng Khu Cơ .  Một nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam đã tả lại sự nghiệp của Đào Duy Từ trong 4 câu thơ:

Bể dâu thay đổi mấy triều Vương
Lũy cỏ xanh xanh một giải trường
Rêu đá mờ kính Hổ Trướng
Gió lau heo hút phủ Long Cương ...


Nguồn: Sách Hổ Trướng Khu Cơ .



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.