Sài Gòn có một quán café "Hoa vàng", trước kia còn gọi là "Động hoa vàng". Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.
Sinh ra ở Hải Phòng, năm 1954 khi mới 14 tuổi, Phạm Thiên Thư theo cha mẹ di cư vào miền Nam, cư ngụ tại khu Tân Định, Sài Gòn. Học xong Tú tài, ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh, chọn cửa Phật làm chốn dừng chân.
Ông xuất hiện trong làng thơ như một người tu sĩ, rao giảng Phật Pháp bằng thi ca như Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ, Chiêu Hồn Ca, Đoạn Trường Vô Thanh,..
Có thể nói rằng, vào những năm của thập kỷ 70, bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị.." là một tuyệt tác. Sau khi Phạm Duy phổ nhạc, tác phẩm đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam. Thanh Thúy là ca sĩ đầu tiên thể hiện thành công bài hát này. Lúc bấy giờ, người ta thường đặt dấu hỏi, nhân vật chính trong "Ngày xưa Hoàng Thị" là ai?... Đến khi các phóng viên gặp Phạm Thiên Thư hỏi chuyện, ông nói rằng, nhân vật trong ca khúc là cô Hoàng Thị Ngọ, nhưng không hiểu tại sao nhiều người vẫn không tin ?
Ngày Xưa Hoàng thị
Theo ông, Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" chỉ là kỷ niệm, một mối tình thoảng nhẹ vu vơ thời trai trẻ. Trong những năm Tú tài, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương và ở gần nhà ông.
Ngày ấy, mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật với mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Khi tan trường, cô gái một mình trên đường vềnhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau: "Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng...". Và một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị".
{ Em tan trường về.
Đường mưa nho nhỏ.
Chim non giấu mỏ.
Dưới cội hoa vàng.
Đường mưa nho nhỏ.
Chim non giấu mỏ.
Dưới cội hoa vàng.
............................}
Một lần, có người hỏi ông "Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?" Phạm Thiên Thư trả lời: "Khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời". Phạm Duy đọc tập thơ của tôi, và lại thích bài thơ 'Ngày xưa Hoàng thị', ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó.
Sau này, Phạm Thiên Thư có tìm lại cố nhân nhưng người hàng xóm cho biết, bà Ngọ đã bán nhà và dọn đi nơi khác từ lâu.
Thoáng hương qua => Em lễ chùa nầy
Năm 1964, nhà thơ Phạm Thiên Thư xuống tóc, đi tu ở một ngôi chùa với Pháp danh là Thích Tuệ Không. Trong 9 năm tu hành (1964 -1973), ông đã chứng kiến một cuộc tình giữa chú tiểu và một cô bé Phật tử. Chàng 16 tuổi và nàng cũng ngần tuổi đấy. Cứ mỗi lần, chú tiểu đánh chuông, cô bé đứng bên nhìn, tụng niệm và nguyện cầu...
{Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp
.......................................}
Cuối mùa Đông năm ấy, cô bé chết vì chiến tranh...Gia đình an tang cô sau chùa. Mỗi buổi chiều, chú tiểu đến bên mộ, thắp hương và ngồi mãi cho đến khi hoàng hôn buông xuống...
Câu chuyện hoàn toàn có thật, Phạm Thiên Thư xúc động và sáng tác bài thơ nổi tiếng: "Thoáng hương qua". Sau này, Phạm Duy phổ thành nhạc phẩm “Em lễ chùa này” và ca khúc đã đi vào lòng người cho mãi đến giờ.
EM LỂ CHÙA NÀY
Sau này, Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như: Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu,...Tất cả những ca khúc này đều nổi tiếng và được mọi người biết đến.
Đưa Em Tìm Động hoa vàng
Sau 1975, Phạm Thiên Thư lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, để mưu sinh, Phạm thi sĩ mởquán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Giai đoạn (1981 - 1983), ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá... ởđường Lý Chính Thắng. Sau 1983, Phạm Thiên Thư nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh PHATHATA (Pháp-Thân-Tâm). Sau đó, ông được bác sĩ, nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thưthỉnh thoảng cho đăng báo những bài thơ ngắn.
Thời gian sau này, Phạm Thiên Thư thực sự trở lại và hoà nhập với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng.
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.