Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

S hay là X? - Lê Hoàng Trung


Lê Hoàng Trung 

Bài 1

Như đã trình bày sơ trong một email trước vừa chiếm được miền Nam không bao lâu, trên báo chí Việt cộng đã xuất hiện 1 bài viết của Phạm văn Đồng, với tựa đề ( Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Nghe thì hay lắm, đúng như TT Nguyễn văn Thiệu nói : “ Đừng nghe những gì Cộng sản nói.”
Bài báo dài lê thê, khô khốc, đứng như kiểu cách tuyên truyền của Việt cộng. Chẳng những bao trùm 1 trang nhật báo, bài viết còn kéo dài đến 2, 3 số báo.
Phạm văn Đồng làm gì có khả năng viết như vậy và dài như vậy!

Chỉ là một tên nào đó viết, rồi để Đồng ký tên vào, cho ra vẻ lãnh đạo ( của ta!) cũng là người biết viết.
Thế nhưng, không lâu sau đó, có một bài viết khác xuất hiện trên báo, với lời phê phán chữ nghĩa + chánh tả miền Nam sai; đặc biệt là:
2 chữ sáng lạng như trong miền Nam viết là sai.. 2 chữ này gốc Hán, phải viết “ xán lạn” mới đúng. Xán là cái gì đó …. Lạn nghĩa là sao đó ….. !

Mắt tôi toé lửa khi thấy cái lý luận bán chữ bán nghĩa này cho quan thầy (Trung quốc !) của chúng nó, nên viết một lá thư không ký tên, bỏ vào thùng thư của văn phòng tờ báo, nhẹ nhàng phân tích:
  1. Chữ “sáng” là chữ Việt Nam hoàn toàn, đã dùng rộng rãi trong bao nhiêu là tin tức, sách học, tiểu thuyết: Trời sáng, trăng sáng, sáng lung linh, sáng trưng, sáng sớm, sáng láng và sáng lạng …. Với cùng 1 nghĩa như nhau, chỉ khác nhau hoàn cảnh do chữ đi sau định.
  2. “Xán” là gì ? Trong miền Nam chưa bao giờ thấy 2 cái chữ “Xán lạn” này hết.
  3. Các anh đang viết chữ Việt hay viết chữ Hán mà phải lo lắng xem chừng chữ Hán cho phép chữ Việt viết như thế nào…..

Đại khái là như vậy. Trong trí lý luận nón nớt của một thanh niên vừa lớn được chế độ Việt Nam Cộng Hòa trang bị một trình độ: tuy còn hạn chế, ít ỏi nhưng lại có tình yêu nước nồng nàn, tôi chỉ có khả năng như vậy thôi…..
Và rồi cũng lơi đi trong quay cuồng kiếm sống…. nhưng từng nhức nhối cũng ray rứt khôn nguôi khi đọc báo, cứ thấy:
  1. Những chữ như Bảo đảm, Đơn giản … bị người miền Bắc nói ngược thành giản đơn, đảm bảo.
  2. Những chữ “ khẩn trương lên” , “ thi công” , “ báo cáo”. “ căn hộ”, “ nhân khẩu” … nghe cứ như là người dân từ nước nào đó, không phải Việt Nam.
Cho đến bấy giờ tôi mới hiểu, đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã không có tuyên truyền nói láo, khi nói rằng Bọn Cộng sản Việt là bọn lệ thuộc, nô dịch cho Trung cộng về tất cả mọi mặt.

Thời gian trôi qua. Cuộc đời cũng phải trôi theo với những đắng cay nhục nhằn trong tay bọn Cộng sản nắm quyền ; những cơ duyên dạt đến với tôi như một sắp đặt của định mệnh để tôi được trang bị với những kiến thức rộng rãi hơn.
Tôi tìm được việc : vác heo đông lạnh..

Bài 2

Chẳng là khoảng năm 1980, có người nhờ tôi kèm cặp Anh văn cho 1, 2 lớp tại Nhà riêng của 2 người Tàu trong Chợ lớn. Có một hôm, 1 ông hỏi tôi tìm dùm 1 thanh niên khỏe mạnh đi khiêng heo đông lạnh cho hợp tác xã.

Sẵn đang không có việc làm buổi sáng nên tôi nói để tôi làm cho.  
Thế là sáng sớm 4, 5 giờ sáng phải đạp xe ra chợ Hòa Bình ở quận 5, vừa ngáp vừa chờ xe chở heo đông lạnh tới. Khoảng 10 con heo với 20 cái phân nửa.
Khiêng nửa cái thân heo đông lạnh, nó cứng ngắc, không có thế: để vác, có khi nó trơn tuột xuống đất một cái ầm.
Mấy tay ốm yếu, còm nhom làm không nổi đâu.

Tất cả heo từ lò mổ Vissan cung cấp cho Chợ lớn, đều vào tay 1 ông Tàu này. Ông ta có con đông, cả cháu họ cháu hàng nữa; mỗi đứa phụ trách 1 cái chợ.
Theo yêu cầu của ông Cửa Hàng Trưởng, heo đó tôi vác giao (ẩu !) cho cả vài ba cửa hàng tư nhân trong chợ. Gian hàng chính đề tên “Cửa hàng thịt sống, phục vụ nhân dân”; nhưng người quản lý là ông Tàu, bạn của ông chủ, nói tôi khiêng cho những cửa hàng tư nhân khác. Ông này cũng có 1 hàng bán thịt heo riêng cho bà nhà…
“Thôi kệ nó chú Trung, cho mỗi hàng một ít để họ kiếm sống. Gom hết vô đây, cũng tội nghiệp cho người ta.”

Tới giờ mở cửa hàng, heo vẫn được giao cho những cửa hàng tư nhân. Người đi chợ phản đối, thì ông quản lý nói ngang:
Làm sao mấy bà biết là heo nhà nước? Tụi tôi chỉ nhờ làm thịt dùm trong lò mổ Vissan cho hợp vệ sinh và đúng luật, rồi chở dùm tới chợ mà thôi.
Đứng bán trong cửa hàng gồm 4 người chánh: 2 người cắt bán, một người gói, 1 thu tiền, còn tôi làm thợ khiêng và thợ vịn, ngồi phía sau, chờ dọn dẹp. Khoảng 12 giờ thì coi như xong hết.
Trong lúc chờ đợi như vậy thì tôi lấy 1 quyển sách truyện tiếng Anh ra đọc. Tôi không ngờ là cũng có nhiều người liếc mắt để ý, và liếc mắt đưa tình.
Thời Việt cộng mà ! Thầy giáo còn phải đạp xích lô, cô giáo còn đi bán chè để kiếm thêm tiền. Anh nào mà biết tiếng Anh thì coi như có người để mắt đến.
Người Tàu, thì cũng như người Việt, có tiền đủ, là cho con cái đi vượt biên. Cứ hôm nay thấy vắng bóng 1 người, hoặc là 1 cửa hàng không có chủ ra dọn hàng bán, thì đều bảo nhau: “ rồi, chắc đi được rồi đó.”

Những bạn hàng trong chợ cũng đã quen biết. Họ lân la đến hỏi tôi dạy Anh văn cho con cái của họ... chờ đi.

Tôi tạo nên một lối dậy riêng ! Đúc kết từ 1 kinh nghiệm khổ sở khi học lái máy bay, nên tôi biến cái kinh nghiệm đau thương, mém rớt đó ! thành một lối dạy thực tế, không theo sách giáo khoa, không dậy theo lối từ chương.

Đám học trò cũng thông minh, nên ( phước chủ lộc thầy); tụi nó học có 6, 7 tháng mà đã trò chuyện lai rai bằng tiếng Anh, 1 năm thì đã khá làu.

Với kết quả hiển nhiên như thế, người ta ào ào đến nhờ tôi dạy, đủ cả cho người lớn và cho mười mấy, hai mươi tuổi. 100% là người Tàu.

Để chạy kịp lớp, tôi đã mua một chiếc xe gắn máy và phải đành ( cơm đường cháo chợ) trong vùng Chợ lớn vì không đủ giờ để về (nhà bố mẹ người vợ mới cưới ) ở quận 1, ăn trưa hoặc ăn tối. Tôi ra khỏi nhà lúc 7 giờ sáng và về đến nhà trước lúc giới nghiêm 12 giờ khuya.

Tôi không bao giờ quên được cuộc đời tôi sau khi nước mất nhà tan: Từ sau ngày mất nước 30/4 đó, đời tôi còn khổ hơn một con chó có chủ; tôi lang thang kiếm miếng ăn, trong một thành phố tôi được sinh ra và lớn lên ... nhưng lại không có hộ khẩu !! ...... Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị bọn Cộng sản để ý.

Giờ đây: 1 tháng tôi kiếm được cả một lượng vàng. Tôi bỏ chuyện khiêng heo đông lạnh là lẽ dĩ nhiên.
Vận hạn may mắn đã đưa đời tôi sang 1 trang khác..

Bài 3
Tôi dậy cho học sinh những chữ chung quanh họ để họ có cơ hội xử dụng những chữ đó hàng ngày: cái nhà cái cửa cái bàn, rau cỏ, thịt thà cá mú…. đơn từ, xe đạp xe hơi…. Lúc đó tôi chưa biết chữ Resume, chỉ là Job Application.

Không có những bài như trong mấy quyển English for today: bay theo phi thuyền cùng với spaceman, cũng chẳng đi thăm Yellowstone với cái geyser phun nước Old Faithful….

Còn món ăn truyền thống của Mỹ (Bacon and egg) thì học sinh không thể nào hiểu được bacon là cái gì, phải cắt nghĩa vẽ hình cho họ mường tượng ra miếng ba-rọi cắt mỏng ướp muối và nướng hoặc chiên …..

Với những chữ trong sinh hoạt hàng ngày, học sinh có dịp để thực hành ngay, làm câu hỏi, tập nói với những gì họ biết và đang thấy ngay trước mắt; vào lớp thì phải nói... Tôi hạn chế nói tối đa; chỉ ngồi đó chọc, dụ ngọt và khuyến khích cho học sinh nói..
Chứ nếu tôi cứ nói từ đầu đến cuối giờ, thì làm sao học sinh biết nói ?

Thí dụ tôi nói học sinh dịch ra tiếng Anh dùm:
Anh thấy con mèo đen đang ăn miếng bacon ở trên bàn.
Học 3 tuần thì biết nói câu này.
Anh thấy con mèo đen đang ăn miếng bacon ở trên bàn không ?”
Và cùng lúc họ biết làm câu hỏi này.
Câu trả lời thì chỉ cần 1 chữ Yes hoặc là No.
Khi đã nói được và biết là nói đúng thì càng hăm hở nói, hỏi hoài…. Nhờ vậy mà người khác nhìn vào, và tôi có lớp dậy hoài, tiền vô ào ào.

Học sinh nói chuyện hỏi qua, hỏi lại, chuyện nhà chuyện cửa, bảo lãnh, tị nạn, cần thức ăn nước uống, cám ơn…
Rất là thường, tôi ngồi ngay cửa ra vào hút 555, lắng nghe học trò nói chuyện, đùa giỡn bằng tiếng Anh; khi nào có chữ không biết, thì hỏi và tôi nói cho biết..

Cha mẹ học sinh ngồi quanh quẩn trong nhà. Để ý thấy con cái họ bắt đầu râm ran xổ tiếng Anh qua lại, họ thích lắm … và rồi giới thiệu cho nhau.

Lúc đầu tôi còn nói tiếng Việt giảng bài, sau đó học lóm tiếng Tàu từ những lời đối đáp qua lại giữa đám học sinh, tôi bắt đầu tập thêm nữa để thực tập nói tiếng Quảng đông.

Vạn sự khởi đầu nan ( câu này của người Tàu); việc gì lúc đầu cũng khó khăn, nhưng kiên nhẫn; và được chính học sinh giúp sửa, giảng giải cho biết thêm nên tôi càng nói nhiều hơn. Nói sai là lẽ thường tình. Số chữ mới càng gom nhiều , tôi lại càng nói thao thao trong lớp ….

Từ năm 1981 cho đến khi rời Việt Nam cuối 1984, tôi giảng bài bằng tiếng Quảng đông cho học sinh mới, bằng tiếng Anh cho học sinh ở lớp cao hơn, từ 7 giờ sáng cho đến 11 giờ đêm, 1 tuần 6 ngày, làm sao không nói giỏi! Hễ học sinh muốn biết 1 chữ Anh mới nào đó, thì tôi học được chữ đó trong câu hỏi bằng tiếng Tàu...
Chuyện bình thường là có nhiều ngày tôi chẳng có dịp nào để nói tiếng Việt với ai.

Học trò học rồi; học trò có giấy tờ đầy đủ để rời Việt Nam, đi bảo lãnh.
Những tiệc chia tay mở ra, lúc đó tôi mới biết rằng có những cô, cậu học trò mời 2 thầy về dậy, khác giờ nhau…..
Tôi được giới thiệu với 1 xín xáng (ông thầy) khác. Lẽ dĩ nhiên là nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau.
Hôm tiễn cô học trò từ nhà ra phi trường, cô học trò nói với tôi, rằng: “ Ông thầy kia nể anh lắm. Ổng nói chưa thấy ai nói tiếng Anh mà nhanh và đúng như anh. Ổng muốn làm quen với anh.”
Cô học trò lên máy bay đi Canada; để lại cho tôi một tình bạn mới với ông xín-xáng ….
Anh ta nói:” Anh nói tiếng Anh hay quá, tôi muốn giới thiệu anh với nhóm tụi tôi.
Đó là nhóm (English Speaking Club) của tụi tôi. Gặp nhau mỗi chiều Chủ Nhật.”
Lẽ dĩ nhiên tôi nhận lời ngay..
Không ngờ,  cái nhận lời đó lại đưa tôi sang một trang mới nữa. (Again??).
Cuộc đời tranh luận ( hay là tranh cãi?) của tôi bắt đầu.

Bài 4
Tôi được giới thiệu và làm quen với khoảng mươi người, trong một căn chung cư ở Chợ Lớn Mới. Người Tàu gọi là Chợ Mới.
(Chung cư là chữ đúng do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tạo ra. Không phải như 1 số người bắt bẻ: phải là chúng cư mới đúng theo chữ Hán !!!!!!!!!!  Còn Việt cộng thì gọi hẳn theo Tàu: căn hộ !)

Trừ 1 người trong nhóm đó, hơn tôi vài ba tuổi, số còn lại đều trẻ hơn tôi, mà tôi lúc đó, thì còn vài năm nữa mới được 30.
Không biết họ học tiếng Anh từ trường nào, thầy nào mà họ nói tiếng Anh làu làu trúng giọng, trúng văn phạm! Họ đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Mỗi lần họp mặt,  sẽ có 2 người trong nhóm lên thuyết trình một đề tài gì đó bằng tiếng Anh.
  • Tôi học được từ 1 cô, chữ (serious ? = Thiệt hả? )
Cô ta hỏi tôi món ( chân giò hầm thuốc Bắc) tiếng Anh là gì ?? Tôi nói nếu cô ta hiểu được 2 món pickle ăn chung với hamburger, mùi vị như thế nào, thì họa may người Mỹ mới biết món : chân giò hầm thuốc Bắc !! mà cô muốn hỏi.

  • Tôi học được chữ Prism từ 1 anh chàng rất trẻ khi anh ta nói về khúc xạ ánh sáng….
Độc chiêu ! “Cậu này” coi trẻ măng mà sao nói tiếng Anh giỏi quá vậy ?
Trong nhóm này ai cũng giỏi. Họ nói với tôi rằng: “ Anh là một người VN duy nhất mà chúng tôi mời vô Club này…..”
Cũng là một hãnh diện, nhất là sau này tôi biết cũng có những ông xín-xáng Tàu có vẻ ganh tức vì không được họ mời.   

Nhóm này phải gọi là ( tinh hoa ) trong giới trẻ: trẻ tuổi, năng nổ, tương kính, kiến thức của từng người thật là đáng phục….

Sau những giờ tiếng Anh thì họ lại quay ra nói chuyện bằng tiếng Quảng đông hoặc tiếng Quan thoại. Họ rất ngạc nhiên khi thấy tôi nói tiếng Quảng đông, khá là trôi chảy….. Đây là cơ hội ngàn vàng để tôi học hỏi, để đem ra những điều mù mờ, chưa tỏ để hỏi họ. Thế là 1 trò được 10 thầy giảng giải….. Một cơ hội không phải là dễ dàng mà có. Tôi học được nhiều lắm:
  1. Người Tàu không họ Hoàng.
  2. Có 3 chữ đều phát âm WONG như nhau: chữ Vương (Vua), Huỳnh ( màu vàng) và Hoàng (đế) nên rất nhiều người lầm.
  3. Người Tàu không có chữ “can đảm”; chỉ có dùng trong 1 câu ( can, đảm song chiếu). Ý nói 2 tay nào đó, đối đầu nhau. Sau này trong sở làm bên Mỹ này, tôi đem hỏi 1 cô đồng nghiệp, người Hồng Kông: cô ta lắc đầu … chịu !
  4. Người Tàu không có chữ: ( chúng ) cũng chẳng có chữ (chung cư)
  5. Còn nữa, nữa, nữa …. xin đón đọc tiếp bài 5
……….
Tôi đi từ ngạc nhiên đến sung sướng khi khám phá ra rằng có rất nhiều câu, chữ mà ý tưởng, tư tưởng Việt Nam của hàng hàng lớp lớp ông, cha, anh chúng ta đã nghĩ ra, viết ra… nhưng bị gán cho là Hán!!! Chỉ vì họ phải dùng chữ Hán để viết lúc VN ta chưa có chữ viết đặc thù, chỉ riêng VN mới có.
Tôi khám phá ra rằng ngoài chuyện oai hùng đứng lên cầm gươm giết giặc, giữ vững cơ đồ nước Việt, ông cha ta đã ngấm ngầm với những bước đi nhẹ nhàng, êm thấm, tách chữ Hán ra khỏi dòng tư tưởng và tiếng nói Việt nam dù rằng chữ Hán vẫn là chữ viết chính cho đến 2, 3 trăm năm vừa qua.
Trong 20 năm qua, tôi đã viết nhiều bài chống lại cái ý định đem chữ Việt quay đầu trở lại gốc Hán.
Tôi không nói sự phân tích của ai đó, là: sai. Tôi cũng chẳng cần biết anh phân tích gốc Hán, sai hay đúng. Nếu ai đó muốn đưa chữ Việt trở về gốc Hán thì sẽ gặp sự chống đối của tôi.
2 khuynh hướng ở 2 cực của quả đất, sẽ chẳng bao giờ có thể gặp nhau.
  • Khuynh hướng một: phải viết chữ Việt cho đúng gốc Hán.
  • Khuynh hướng hai : gặp gốc Hán thì loại bỏ, nếu có thể.

Chỉ cần ai đó phân tích chữ chính tả Việt phải viết như vầy như vầy mới đúng gốc Hán. Đó là điều kiện đủ để tôi cổ võ mọi người Việt hãy bẻ ngang, qua chữ khác, không theo gốc Hán, nếu có thể.
2 chữ (Sử dụng / Xử dụng) chỉ là một tiêu biểu.
Cám ơn rất nhiều người đã chứng minh ( SỬ Dụng): mới đúng là gốc Hán.
Theo ý của tôi, người Việt nên từ bỏ cái gốc Hán này, mà viết ( XỬ dụng ).
Thêm nữa, như đã có nhiều người nêu ý kiến:
Chữ Việt của chúng ta: (Xử dụng) cái kìm cái búa chẳng có liên quan gì đến chữ (Lịch Sử) với Đinh, Lý, Lê, Trần ….
Tại sao lại buộc phải viết giống nhau ?  
Thời Việt Nam Cộng Hòa chỉ viết (Xử dụng.)

Một thí dụ ngay bây giờ: Người Tàu viết là Khỉ ( Giả nhân, Hắc Tinh Tinh), thời Việt Nam Cộng Hòa có nhập vào sở thú 2 con đó, cái bảng nơi chuồng khỉ :
  1. ghi là ( Hắc Tinh Tinh) là tên Tàu 100%.
  2. Sau đó đổi lại là ( Khỉ nhân). Cũng là chữ Hán đó, nhưng chẳng cần phải (sao y 100% bản chánh) chữ Hán.
  3. Sau này có thêm tên mới: (Khỉ Đột); mất luôn 2 chữ Dã nhân.
Chắc chắn phải có 1 người hoặc nhiều người cùng chí hướng đã bỏ thời giờ, suy nghĩ để đi thêm 2 bước, thay đổi tên của 1 loài khỉ, cho thuần chữ Việt.
Tôi đã tom góp được rất nhiều những chữ (đã rời bỏ gốc Hán) mà tôi coi như là những lời căn dặn vàng ngọc được gói ghém trong âm thầm và truyền lại từ những thế hệ xưa xưa lắm rồi, của tổ tiên Việt Nam.

Bài 5

Rất là thường, chúng ta thấy chỉ có tranh luận về Sử dụng; hoặc là Xử dụng.
Khuynh hướng theo Sử dụng, mang ra các dẫn chứng từ chữ Sử (ký), rồi thêm một vạch: nó thành một chữ khác; rồi thêm chữ Nhân bên cạnh, biến thành 1 chữ khác, nữa … Nhưng vẫn phải đọc là Sử ! Đó là đọc báo thấy vậy, chứ tôi không biết gì về cái lý luận này.

Nhưng, có câu đối của vua Duy Tân ? với Khâm sứ người Pháp.
Tên Khâm sứ gặp nhà vua, và móc họng:
Rút ruột ông Vua thành chữ Tam :
Chữ Vương xóa đi cái sổ dọc, chữ Vương biến thành chữ Tam
Vua Duy Tân đối lại:
Chặt đầu thằng Tây thành chữ Tứ.
Chữ Tây nếu gọt cái phần đầu thì chữ Tây biến thành chữ Tứ ( số 4)..

Thêm bớt một nét, chữ biến nghĩa kể cả biến đổi cách phát âm.
Chữ Sử theo như người khác phân tích: sau khi thêm vạch ngang, rồi lại thêm chữ Nhân bên cạnh, nhưng vẫn đọc, viết y trang: Sử.

Mà thiệt tình, cái chữ Tàu viết ra rồi, người nước khác muốn đọc sao thì đọc:
Một chữ (TÔI) viết ra,
  1. Người Bắc Kinh đọc là Wò
  2. Quảng đông đọc là Ngộ
  3. Triều châu đọc là Úa.
  4. Việt Nam đọc là Ngã.
  5. Mỹ đọc là (ai ) = I
  6. Pháp đọc là Je.
  7. Ngoài ra còn Phúc Kiến, Hải nam…. Mỗi nơi 1 khác.
Nhưng mà chữ nghĩa của người ta, tại sao mình lại cứ víu vào ?
Lý luận, tranh luận quanh quẩn về 1 chữ S trong ( Sử dụng) chỉ
là nho nhỏ như đồ bỏ.
xxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Cũng vậy, khi 4 dẫy nhà song song, giống hệt nhau lần đầu tiên trong miền Nam Việt Nam được cất lên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đặt tên là chung cư.
Đó là chung cư Cô Giang ở gần chợ Cầu Muối.
Nhưng có những vị Hủ Nho, nói rằng: “ Viết thế là không đúng. Vì chữ là chữ Hán, không thể ghép với chữ Chungchữ Việt. Phải dùng chữ Chúng, gốc Hán, ghép vào thành Chúng Cư, cho cả 2 đều là gốc Hán, mới đúng chính tả.”

Tôi vẫn thường phê phán nhẹ nhàng bằng 2 chữ “vớ vẩn”, chứ thật tình máu tôi sôi sùng sục bên trong. Nếu không lên tiếng, thì cứ cái đà này chữ Việt sẽ lại đút đầu vào gông xiềng nô lệ!
C-ư-Cư.
Cư: chữ Việt rành rành; tại sao nói là gốc Hán ? Tôi đưa chữ này ra (Cư); người bên Tàu biết đọc không ? Không biết, tại sao dám nói là Hán ?
Nếu dịch như vậy thì cái tên của tướng nhà Nguyễn: Nguyễn cư Trinh là gì ?
  • sống tại sự trinh trắng ?
Nhưng đây là đàn ông mà!
  • Hay là ngụ tại màng trinh ?
Cái tên Việt Nam là cái tên Việt nam, trong nước Việt Nam. Không có cái gì mà gốc Hán ở đây.
Chính quyền Việt Nam nói: “Chung cư”, thì đó là chung cư.
nếu cần đổi thì đổi chữ Hán??: Cư, tại sao lại diệt chữ Việt (Chung) để cho chữ CHÚNG CƯ đó gồm 2 chữ gốc Hán ?
Những lý luận ngớ ngẩn như vầy chỉ là để giết hại chữ nghĩa thuần Việt!
Đúng là Hủ Nho !

Oái oăm thay !
và khốn khổ thay !
Để gọi một cái apartment, người Tàu có chữ riêng, khác.
Họ không gọi là “chung cư” cũng chẳng là “ chúng cư”;
thế nhưng Hủ Nho nước Việt cứ nói là phải viết (chúng cư) mới đúng gốc Hán.
Quái !
Người Tàu không có cả 2 chữ này, thưa ông, thưa bà !!
Chữ ( Chung cư) là tiếng Việt thuần, nhưng Hủ Nho nước Việt ấm ớ hội tề cứ đổ riệt dùm cho Hán: phải là (chúng cư) mới đúng là Hán !
Lý luận để dâng 2 chữ này cho Hán thì cũng là đồ bỏ, lai rai ba sợi thôi.

Xin xem câu này:
Người Việt chúng ta đều biết: Nhất cử lưỡng tiện.
Câu này là ý tưởng của người Tàu hay người Việt ?
Người Tàu nói khác : Nhất cử lưỡng đắc.

Không phải chỉ là 1 chữ cái ( S, X) khác biệt.
Không phải chỉ là một cái dấu sắc ( chung / chúng) khác biệt.
Mà là, mất nguyên chữ đắc, trở thành chữ tiện.
Và…. 2 câu này khác nghĩa nhau.
Tôi cũng nghĩ câu này là của người Tàu, người Việt ở thế hệ trước mượn ý nhưng sửa đi 1 chữ, thế là nghĩa của câu đó biến đi.
Đây là dấu vết của những bước đi, xa rời gốc Hán-tự.
Xin hỏi: có cần phải lý luận, tranh cãi để sửa tiện  thành đắc, hay không ?
Nhưng mà bây giờ, cũng chẳng có bao nhiêu người nói ( Nhất cử lưỡng tiện.)
Quý vị vẫn thường nghe thấy: “ một công hai ba chuyện.”
Lại thêm bước thứ hai, để : về lại cội nguồn !
Không phải không có chữ Việt để thay dần chữ gốc Hán, chẳng qua ngay tức thời, chưa nghĩ ra mà thôi.
Xxxxxxxxx
Người Tàu nói: ai có nhiều người khác phái đeo đuổi, là người có số (hoa đào)
Nhưng theo văn phạm tiếng Trung hoa, thì phải viết ngược hoa đào, là (đào hoa).
Thành ra để chỉ cái hoa và cái phần số sung sướng này, người Trung hoa đều dùng 1 chữ (đào hoa).
Người Việt biến cải đi bằng cách không-biến-cải: giữ lại phần này , cho nên (hoa đào) và (đào hoa) có 2 nghĩa khác nhau và trở thành 1 ý tưởng Việt: Khi nói (đào hoa) chẳng có người Việt nào nghĩ đến 1 cái bông đo đỏ, đang chập chờn trong gió.
Vậy các vị Hủ Nho Việt phân xử sao đây ?
Có cần sửa lại cho đúng gốc Hán hay không ?

Bài 6

Trong bài 5, tiêu biểu, quý vị đã thấy thế hệ cha anh đã sửa hẳn 1 chữ trong (1 câu: đúng là của Hán); nhưng cả trăm năm qua chẳng thấy ai thắc mắc gì; chỉ cứ là cắm cúi vào (Sử dụng) và (chúng cư) cho đúng gốc Hán; mà Hán thì không có 2 chữ (chúng cư); Hán cũng chẳng dùng chữ (S).
Ngoài 2 chữ trên, có lẽ quý vị cũng đồng ý với tôi là chưa thấy ai đó, đưa ra chỉnh, sửa thêm chữ thứ 3 nào.
Cứ như là ( gà què ăn quẩn cối xay); chỉ 2 chữ đó mà thôi.

Câu thứ 1:
Hôm nay tôi xin phép đưa ra 1 câu nữa, cũng na ná như vậy.
Nhật nhật bất kiến như tam thu hề.

Cô giáo lớp đệ tam của tôi giảng rằng: chữ (hề) chỉ là một tiếng đệm cuối câu hát, hoặc thơ, không có nghĩa gì hết.
Tôi nghĩ cũng như hát vọng cổ, hoặc là hát bội …. Diễn viên ngân lên ư ử, mà thôi.
Nhưng trong lúc học hỏi từ những người bạn Tàu sau này, tôi mới phát giác ra trong chữ Việt, câu này: thiếu 1 chữ !
Thảo nào nghĩa của nó cứ như là thiếu thiếu một cái gì.
Nguyên gốc Hán, câu đó là:
Nhật nhật bất kiến như cách tam thu.
Nhưng mà ông bà ta chặt đi 1 chữ cho nó ( khác Hán).
Quý vị chưa từng thấy ai nói về chuyện này phải không ?
Những ai trung thành với gốc Hán, tại sao không lên tiếng ?

Câu thứ 2:
Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.
Câu này thì đủ nghĩa quá rồi; nhưng mà, là của Tàu hay của Việt ?
Tôi xin nói rằng: câu này là của người Việt nam nghĩ ra.
Người Tàu không có câu này. Để diễn tả đúng y cái ý tưởng này, người Tàu có câu khác, 4 chữ thôi.
Hỏi người Tàu câu trên, họ đã ngơ ngác !
Chẳng qua ông bà ta chưa có chữ viết nên mượn chữ Hán để viết lên ý tưởng của mình. Câu này chỉ nằm trong vòng văn học của Việt Nam.

Mà hãy khoan quá tin vào nghĩa của câu này như vẫn đã tin, vì:
4 con ngựa chạy nhanh cũng chỉ bằng 1 con ngựa mà thôi, đúng không quý vị ?
Tôi đọc được 1 bài viết của vị nào đó; vị này không nói gì về: câu này của ai, nhưng giảng: câu này phải viết lại như vầy:
Nhất ngôn ký xuất, Tứ mã nan truy.
Một lời đã nói, thì ngay cả loài ngựa Tứ cũng khó mà theo.
Loài ngựa Tứ là loài ngựa khỏe, chạy nhanh và chịu được đường xa.

Cũng vậy, chẳng thấy bắt bẻ nào về câu này từ trước đến giờ.
Có lẽ ai ai cũng tin câu trên là ( của người Hán) chăng?
Không đâu bà con ơi!
Của mình đó!

Người Tàu không thể hiểu được câu trên vì có ai giải thích cho họ đâu!
Nước nào lại không có những câu nói đặc thù, thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Nếu dịch những câu thành ngữ của Tàu ra chữ Việt, liệu chúng ta có hiểu không?
Thí dụ:
  1. Nói chuyện chẳng 3 chẳng 4.
  2. Nhân sơn nhân hải ( Người núi người biển)
  3. Nó kiếm cái ngu của anh.
  4. Bát tự cước. (Chân chữ bát.)
Quý vị có hiểu được không, Chữ Việt Nam đó !
Nghĩa là như vầy:
  1. Nói BÁ LÁP
  2. Người đông như kiến
  3. Nó (chơi trác anh), (lừa anh).
  4. Chân đi hai hàng
Cũng vậy thôi:
Nhất ngôn ký xuất, Tứ mã nan truy. Là của Việt Nam; chưa được giảng nghĩa, làm sao hiểu được !

Câu thứ 3:
Ai cũng biết, câu này:
Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.
Là của cụ Phân Bội Châu.
Nhờ phương tiện truyền thông đã khá hơn lúc chưa có !!
Nên người Việt chúng ta đều biết câu này là của một người Việt Nam.
Người Tàu nghe qua thì hiểu liền bởi vì câu này được viết theo đúng văn Hán, không có những ẩn dụ, hoặc điển tích.

Những bài Hịch Tướng sĩ, những Lời kêu gọi mà âm vang của những lời văn lồng lộng khắp non sông, cũng là của ông cha chúng ta dù rằng viết bằng chữ Hán.
Thí dụ như bài Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi.

Tôi xin trích 2 câu;
Cường nhược có lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Nếu lý luận theo đường lối của Hủ Nho, sẽ là:
Cường Nhược là 2 chữ gốc Hán, (có lúc khác nhau) là 4 chữ Việt
Không thể đứng chung. Phải sửa 4 chữ kia theo gốc Hán, mới đúng.

Hoặc là như một ai đó đã sửa là:
Mạnh yếu có lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Khỏi cần hỏi, người Việt chúng ta ai cũng đồng ý với câu sau.
Sửa thì phải sửa hướng về đất Việt, chứ sửa mà để thần phục nước khác thì sửa để mà làm chi ?

Tinh thần dân Việt,
  1. Khi có một chữ Việt, giống giống chữ Hán Việt: có thể là người đó không giỏi chữ Hán.
  2. Nếu 2 chữ khác Hán, có thể cũng còn chưa giỏi.
  3. Nhưng nếu là hàng lớp chữ na ná nhưng không giống hẳn chữ Hán Việt thì chúng ta cần phải nhìn lại. Phải chăng đây là một lời nhắn nhủ của cha ông chúng ta: Đừng để bị Hán-tộc đồng hóa chúng ta trong bất cứ một góc cạnh nào?
Bài tới: những dấu vết, lìa xa Hán-tự.

Bài 7

Xin quý vị lưu ý là trong tất cả những bài viết, chẳng có cái gì là do tôi đặt ra. Tôi chỉ đi tìm tòi và trình bày trước quý vị. Những câu nói, những chữ viết đó đã có sẵn từ lâu nhưng chúng ta chưa để ý đến mà thôi.
Có những chữ những câu … của mình đó … mà vì được viết bằng tiếng Hán nên cứ ngỡ là của ông Tàu truyền qua. Cứ là, là...Hán Việt. Rồi có người Việt cứ buộc mình phải viết chữ Việt của mình sao cho đúng gốc Hán !
Thấy người có vẻ coi thường trình độ người Việt nam, nên tôi phải lên tiếng.
Đọc sách báo, đôi khi thấy buồn ! Thấy người ta viết: sao ông bà mình cứ đi vay đi mượn chữ nghĩa cùng tư tưởng từ nước khác; cứ nhác thấy giống giống chữ nước người thì lại bảo là ( đọc trại đi mà thành tiếng Việt !), như Bụt là do chữ Phật đọc trại đi mà thành!
Ông Bụt nước ta bỗng nhiên bị lấy mất đi cái căn cước của dân tộc Việt nam!
Nhưng không ! Ông bà của chúng ta đâu có mà dở dữ vậy ! Nếu dở như vậy thì có lẽ mình chỉ quanh quẩn ở sông Hồng và từ từ bị quân Hán nuốt gọn.
Ông bà mình phải có chữ nghĩa gì để lại cho con cháu chứ !

Dịp may để tiếp xúc thẳng với những người bạn Tàu trong Chợ lớn, đã cho tôi dịp kiểm chứng đúng sai: ngay tức thì!
Ngoài mấy người này, tôi còn thăm dò với những người khác nữa.
Có 3 cặp chữ mà tôi vô cùng sung sướng khi tìm được:

Cặp thứ nhất:
Ai cũng biết trong những câu nói, những câu viết trong truyện, những lời tường thuật hàng ngày đều thấy, đại loại như:
  1. Thằng này nhỏ mà gan lắm
  2. Đây là những chiến sĩ vô cùng gan dạ.
  3. Mật có lớn bằng trời, nó cũng không dám đụng vào đâu.
  4. Gan cóc tía.
  5. Hắn cũng là một tay gan mật, đấy.
  6. ………..

Để nói về sự gan mật này, ông cha ta phải dùng chữ Hán để viết; và 2 chữ can đảm ra đời. 2 chữ can đảm, là của Việt nam: mượn chữ Hán để diễn đạt ý tưởng của người Việt Nam.
Thí dụ: khi muốn viết:
Ngày mai chúng tôi đi vào phòng ăn để ăn cơm.
Vì chưa có chữ viết nên ông bà ta phải dùng chữ Hán để viết, là:
Minh thiên ngã môn khứ nhập phạn xá thực phạn
Câu này đúng văn phạm Tàu, họ sẽ hiểu ngay.

Còn chữ can đảm khác hẳn, mình mượn chữ “can” ghép vào chữ “đảm” làm ra 2 chữ “ gan mật” của người Việt. Người Tàu không thể nào hiểu được.

Cũng như mình mượn 3 chữ Mỹ (No, star, where) để viết ra cái ý ( không sao đâu); làm sao Mỹ hiểu nổi ?
2 chữ ( can đảm) được hình thành cũng như 3 chữ (No star where) này!

Tôi cứ lòng vòng, bất cứ ai khi có dịp gặp, tôi cũng hỏi: “ Nị có biết 2 chữ này không ?”
Kể cả những người Tàu từ vùng đất Quảng châu bên Tàu,  vừa đặt chân đến nước Mỹ…. Không ai hiểu được 2 chữ Việt Hán này: can đảm.
Vậy xin phép cho tôi đem về, 2 chữ này là của ông bà Việt Nam chúng tôi.
Nếu cần nói (vì có mượn chữ Hán trong đó), thì xin nói đây là 2 chữ Việt Hán; nói ngược đi, để hình thành một ý niệm: ý tưởng Việt, được viết bằng chữ Hán.

2 cặp thứ 2:

Quý vị hãy cùng tôi nhắm mắt lại, hãy để cho đầu óc mình được thảnh thơi trong một chút này, và tưởng tượng ra một cái gì đó: trong vắt như dòng nước, trong xanh và sạch: thủy tinh = crystal!
Vâng, người Tàu gọi Crystal là Thủy tinh. Còn ba cái miểng tạp nham kia, họ gọi là pha-lê. Quý vị thấy có vẻ có lý không ?

Nhưng người Việt Nam gọi ngược, đối chọi lại với chữ Tàu:
Người Tàu gọi Crystal là Thủy tinh; mình gọi là Pha lê.
Người Tàu gọi Glass là Pha lê; mình gọi là Thủy tinh.

Tôi đồng ý với cái nghĩa: trong vắt đó, người Tàu gọi Thủy tinh là đúng!
Người Mỹ gọi là Crystal cũng không sai. Nhưng người Việt Nam gọi ngược!

Trong chiều hướng suy nghĩ để không bị đồng hóa, người Việt Nam nói như vậy cũng đúng luôn. Chỉ là một tên gọi thôi! Cho tên nào thì có tên đó; mặc dù nó lệch gốc Hán 100%. Tại sao cứ phải là ( cho đúng gốc Hán ??)

Tôi có 2 người bạn, mỗi người có 1 đứa con sinh ra bên Mỹ này. 2 đứa này đang là ÔNG giáo sư dậy cho sinh viên Mỹ: ra trường làm bác sĩ.
Chỉ vỏn vẹn có 40 năm, mà đám con cháu của chúng ta đã có những tiến bộ vượt bực như vậy trong ngôn ngữ của nước ngoài. Chẳng lẽ với 3, 4 ngàn năm viết, học, đọc chữ Hán mà ông cha chúng ta: chẳng lẽ không phân biệt nổi, giữa thủy tinh và pha lê ?
Phải chăng đây là ý ngầm của cha ông để lại: Phải khác đi, những gì của Hán ?

Để củng cố cho cái ý này, tôi đã sưu tập được rất nhiều, nhưng …. Cái laptop bị hư, mất hoàn toàn những tài liệu đó …. Nhưng, lại nhưng nữa! … Tôi đang đánh ra đây những chữ vẫn còn lưu lại trong trí nhớ của tôi.
Xin đưa ra những chữ ( chống đồng hóa) sau đây:

Tiếng Tàu Tiếng Việt cộng Tiếng Việt Nam

Cải biến Y như Tàu Biến cải
Con báo Y như Tàu Con beo
Đảm bảo y như Tàu Bảo đảm
Đấu tranh y như Tàu Tranh đấu
Đăng ký Y như Tàu Mỗi việc, 1 ĐĂNG …. Khác nhau
Đơn tư ?? Tuơng tư
Giản đơn Y như Tàu Đơn giản
Hà lan Y như Tàu Hòa Lan
Hàn quốc Y như Tàu Đại hàn
Hiện đại Y như Tàu Tối tân
Căn hộ Y như Tàu căn nhà
Hộ khẩu ( banking) Y như Tàu Trương mục
Con hổ Y như Tàu   (bỏ: hùm!) Cọp, hùm, ông 30
Khổng tước Y như Tàu ( Mới vừa sửa lại) = Con công
Kiên quyết Y như Tàu Cương quyết
Liên hệ Y như Tàu Liên quan
Ly biệt ??? Biệt ly
Ngân hàng Y như Tàu Nhà băng ( bỏ Ngân hàng)
Nhân khẩu Y như Tàu Số người trong nhà
Nhân dân Y như Tàu Dân chúng
Nghị quyết Y như Tàu Quyết nghị
Nhiệt náo ?? Náo nhiệt
Sơ tán Y như Tàu Chạy (giặc, lụt, cháy)
Thống khổ Đau khổ Đau khổ, khổ đau
Tiêm kích Y như Tàu Máy bay nghênh cản
Tiên tiến Y như Tàu Tân tiến
Trừ phi ??? Trừ khi
Tử vong Y như Tàu Chết, mất, qua đời
Xán lạn Y như Tàu Sáng lạng
Tổng lý Chủ tịch Thủ tướng
       Hội đồng Bộ trưởng
Có trên lá thư của Phạm văn Đồng gởi cho Tổng Lý Châu ân Lai về chuyện Hoàng Sa.
……………………….
  • Độ gần đây, tôi đã thấy chữ Sáng lạn rụt rè xuất hiện trên báo chí của Việt cộng, tuy rằng còn thẹn thùng chưa dám viết chữ “lạng”, có g”. Không có “g”, là sai chính tả Việt theo lý luận của chữ Việt; không căn cứ gì trên gốc Hán.
  • Đơn tư: Người Tàu có cặp chữ này; để chỉ: mình nhớ người kia mà người kia thì nhớ người khác! Chừng nào cùng nhớ nhau thì mới là “Tương tư”. Sai hay không sai không là gì cả với mục đích: (phải xa lìa gốc Hán)

Ngay cả 12 con giáp, có lẽ ai ai cũng đã thấy rồi.
Của Tàu, chúng ta thấy những con vật hoang dã, sa mạc…. Qua đến Việt nam, ông bà ta đã làm bớt gốc Hán bằng cách thay vào những con vật trong nhà hiền hòa hơn:

Của Tàu Của Việt

Con vật thứ 2 con bò con trâu
Con vật thứ 4 con thỏ rừng con mèo
Con vật thứ 6 con mãng xà con rắn ( nước?)
Con vật thứ 8 con cừu con dê
Con vật cuối cùng con lợn rừng con heo nhà.

Nguyên thủy, người Tàu từ vùng sa mạc, nên không có con trâu để làm lúa nước. Họ không có tên cho con trâu; họ gọi con trâu, là con bò (đầm mình trong) nước: Thủy ngưu.
Cho đến bây giờ cũng vẫn là Thủy ngưu.
Khi cần, để phân biệt cho con bò, họ thêm chữ (huỳnh) ngưu: con bò vàng; dù rằng con bò đó có màu trắng, hoặc đen, hoặc là màu loang đen trắng.

Trong khi Việt Nam ta với nghề nông: làm ruộng nước, nên tên gọi con vật có  liên quan này khá là phong phú: con trâu, con nghé, con trâu cổ, …
Trâu nhiều quá nên đem ra: chọi trâu!
Trước mua vui sau đem nhậu.

Bài 8
Thưa quý vị, còn rất nhiều chuyện để nói…. cũng vẫn là khám phá ra những ý ngầm mà những thế hệ Việt Nam đi trước muốn truyền lại cho cháu con sau này. Chúng ta có ý chí để làm được những gì khi bản năng chống ngoại xâm trỗi dậy.

Có những câu nói bâng quơ tưởng đâu vô hại, nhưng thật sự cái họa ấy không thể lường. Giặc phương Bắc đâu có bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính đất nước Việt Nam, đâu có bao giờ từ bỏ dã tâm đồng hóa dân tộc ta. Ông cha ta đã rõ, nhưng thế giặc khó lường. Quân nhà Minh đã cướp đi bao nhiêu là sách vở của ta đem về Tàu hủy hoại.
Đảo Hoàng Sa bị cướp trắng trợn, chúng đem những nắm xương khô, đào từ những nghĩa địa bỏ hoang, ra vùi lấp lại trên đảo Hoàng sa cùng với những tấm bia ngụy tạo; để chỉ ra và chứng minh rằng đây là mồ mả của tổ tiên họ, từng sinh sống tại Hoàng Sa.
Những chùa chiền, nhà thờ miếu mạo trong đất liền, có những hàng Hán-tự từ trong ra ngoài, tránh sao bị chúng lợi dụng rằng đây là dấu vết của người Trung Hoa đã từng sinh sống ở đây.

Ông cha ta với kinh nghiệm máu xương đã nhìn ra bản chất của bọn xâm lăng cướp đất, có thể vì thế chăng ? nên các Ngài đã chiến đấu trong âm thầm, nhằm gầy dựng nên một sắc thái riêng ngay trong lòng đất nước đang bị đô hộ.

Những gì … gì đó mà chúng ta còn chưa biết; nhưng những chữ Hán Việt được lật ngược lại quả là những dấu vết của một ý định tiềm tàng, hòng cháu con có ngày sẽ nhận ra được.
May mắn cho chúng ta đã thoát được sự đô hộ từ Trung hoa, nương theo 100 năm tai họa từ Thực dân Pháp…. Trong cái họa thảm khốc từ Thực dân da trắng, chúng ta thoát được cái họa bị đồng hóa bởi một Trung hoa da vàng
Nhưng tại sao vẫn còn có người chưa hiểu được ? Người Việt đã thoát được cái hận ngàn năm phải dùng chữ Hán; thoát rồi những vẫn muốn lao vào trở lại!

Hãy xem 1 câu rất thông thường dưới đây:
Vì tương lai của một giang sơn cẩm tú, học sinh các lớp đệ nhị đệ nhất, sẽ công tác tại công viên trên đại lộ Hồng thập Tự .

Những chữ màu xanh là Hán Việt đó. Sợ chưa ? Một câu thông thường có 30 chữ, có đến 24 chữ Hán Việt !

Nhưng nếu để ý một chút, chúng ta có thể đổi tên đường phố, và viết là:
Cùng góp tay tô điểm cho một đất nước tươi đẹp, học sinh các lớp 11, 12 sẽ đến chăm sóc khu vườn (cỏ) trên đường Lê văn Duyệt.

Toàn câu tương đương này, chỉ có 1 chữ Hán Việt!
Xxxxxxxxxxxxxx

Thay vì xóa từ từ những tàn dư của ảnh hưởng Trung hoa; họ lại hăng hái cổ võ, bắt bẻ con dân Việt để cùng lưu giữ di chỉ của văn Hán trong chữ viết dạng La-tinh của chữ Việt Nam.
Quái lạ vô cùng !

xxxxxxxxx Một chút thoải mái = thảnh thơi, không cần thư giãn. xxxxxxxx
Bây giờ hãy cùng tôi nhận dạng những tiếng Tàu được người Việt nói và hiểu được khoảng 50% nghĩa, cũng vui vui.

Trong cái LINK dưới đây:
www.youtube.com
Để xem thêm tin tức, truy cập vào các links sau: http://baocalitoday.com/ http://truyenhinhcalitoday.com/ https://www.facebook.com/nhatbaocalit... https://plus.google.com/+Truyenhinhvi... https://twitter.com ...


Giáo sư Nguyễn Châu, ở San Jose, nói ( Người Việt gọi là họ là Tàu) là vì họ đi tàu, thuyền qua Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, khi quân Minh bị nhà Thanh đánh đuổi.
Tôi cũng chưa đồng ý lắm. Ở biên giới phía Bắc nước ta, quân + dân Tàu đi bộ qua Việt Nam từ trước thời Hai Bà Trưng, chỉ có tướng mới ngồi ngựa, và quan văn thì có kiệu. Lúc đó mình gọi họ là gì ? Đã từng đụng độ, đánh nhau cả ngàn năm, chẳng lẽ chẳng có gì đặt tên cho quân của nước này ? Tàu, thì cũng chỉ là 1 cái tên bình thường của nước này đặt tên cho nước kia.

  • Có khi chúng ta nghe ai đó nói về người Tàu với 2 chữ “ tàu phù.” Rồi có ông cụ cắt nghĩa cho tôi rằng: “là vì quân Tàu qua Việt Nam, chân quấn vải bọc chung quanh nên bị phù”. Những người bạn của Tàu của tôi thì nói rằng nhờ quấn như vậy mà họ đi được xa. Nghe ra có lý hơn; vì nếu bị phù chân thì làm sao đi bộ từ Tàu qua đến Việt Nam.

  • Tôi nghĩ: thì cũng như những câu chọc ghẹo “ Bắc kỳ ăn cá rô cây…”  thôi.
“Tầu phù” theo đúng âm Quảng đông. Và người Bắc Việt Nam phát âm rất đúng 2 chữ này:  (Tầu phù) chính là (Tofu) = đậu hũ!

  • 3 chữ “Mấy thằng Chệt” mà nói với người Quảng đông thì có khi bị nó đánh oan ! Tại vì Quảng đông làm sao hiểu được tiếng (Chệt).
Chệt, âm đúng hơn là (Chệc) là tiếng Triều Châu, có nghĩa là “chú”, em của cha mình. Gọi nó là (chú) mà còn bị uýnh nữa, thì đúng là oan! Đâu có ai kỳ thị gì đâu !
Khi mà xích mích, chửi nhau thì đừng có chấp. Người Việt cũng bị những chữ nặng nề vậy !!

  • ( Bà xẩm) Tiếng Xẩm nghe ra, có nhiều người nghĩ rằng chọc quê mấy bà Tàu! Không có đâu! Thử đi.
Gặp mấy bà Tàu, khoảng trên 30, cứ nói là: “ Chào A Xẩm”; không uốn lưỡi tiếng Xẩm. Thử xem gương mặt họ có sáng lên không, điểm thêm một nụ cười tươi rói. Đó là lời chào thân ái với mấy bà Xẩm, đó. Nó có nghĩa như tiếng (Thím)

  • (Mấy con xẩm): nhỏ tuổi hơn thì goị là ( con này con kia); cũng như mấy cô người Việt, còn trẻ tuổi, cũng là con Hồng con Lan .... Ngoài Bắc thì gọi là (cái Lan cái Hồng)

  • Ai cũng biết ( xì dầu). Khoảng thập niên 60, ở Việt nam còn có (Tàu vị iểu).  Nhãn hiệu trên chai có in 3 chữ này. Mà xịt ra ăn thì cũng là xì dầu. Vậy tại sao lại còn có ( Tàu vị iểu ) ? Là sao đây ?
Theo đúng âm Triều châu, người Triều châu gọi xì dầu là (xì iêu). Tàu là Chinese, làm tĩnh từ, đi trước danh từ (xì iêu): Chinese soy sauce. Đó là do người Triều Châu, chưa rành chữ Việt, viết. Văn phạm Tàu cũng là tĩnh từ đi trước danh từ.

  • Có lẽ là trước cả ngày 30/4, đã xuất hiện món Tả-pín-lù; rồi sau đó đổi lại là Cù Lao; bây giờ thì yên phận với chữ (Lẩu). Người Việt từ bỏ chữ Tả-pín-lù có lẽ nghe ra còn xa lạ; chưa được thuận tai lắm, và cho ra chữ (Lẩu).
  • Món Tả-pín-lù là của người Triều châu.

  • Tả-pín-lù! Đồ vật mới ?
Thì cứ cho nó một cái tên: “ Lẩu”. Xong rồi !
Đặt ra cái tên (Lẩu) phải là do các ông nhậu hoặc là các bà bán quán đặt ra; không thể nào phát xuất từ bộ Quốc gia giáo dục, hoặc là bộ Thông tin + Văn hóa.
Đâu có cần phải nhìn qua Tàu xem họ gọi là cái gì rồi bắt chước gọi theo !!

  • Món hủ tiếu cũng là của người Triều châu; Âm Triều châu là Củ tiếu; và người Việt ta, nghe ra là Hủ tiếu. Âm Quảng đông là “phẳn”

  • Xí-quách. Món ăn + Nhậu vừa ngon vừa bổ, là nguồn cung cấp Cholesterol rất dồi dàp !!! Có tên gọi từ đâu?

Xương heo, theo tiếng Hán Việt, được gọi là Trư Quách. Âm Quảng Đông là (Chuý quắt ), người Việt ta nghe loáng thoáng, và nói là xí-quách. 2 chữ (Xí-quách) mà người Việt Nam nghĩ là “tủy xương”, do đó ăn xương bò từ tiệm phở, họ cũng gọi luôn là xí-quách.

  • Đi ăn Tỉm Xấm là đi ăn điểm tâm.... mà thôi ! Điểm tâm của Tàu là há cảo xíu mại ... Điểm tâm của ta là Phở, xôi, cháo lòng….. Những bảng quảng cáo ngoài đường trên đất Mỹ viết là Dim Sum. Rất đúng! Vì chữ “S” trong tiếng Anh không có uốn lưỡi. Và chữ Hán Việt phải viết là (Tỉm Xấm): 2 chữ này đúng bon âm Quảng đông, và đúng bon âm Sài gòn; không uốn lưỡi chữ (Xấm). Không cần phải đi ra Lăng Ông, (lắc ống xin xâm) xem chữ Tàu cho phép viết ( S hoặc là X).

  • Ngầu pín là cái cây đó của con bò … đực.

  • Mạ Pín ( dấu nặng theo âm Quảng đông ) không phải là cái đó của con ngựa; mà là cái dây thắt lưng của đàn ông dù rằng làm bằng da bò, nhưng lại dùng chữ ( mã ) = con ngựa.. Có lẽ để tránh hình dung ra cái đó của con bò… Nhưng mà con ngựa đực cũng có cái đó vậy !

  • Hổ pín của một con cọp to lớn, chỉ lớn hơn cái (mèo pín) chút xíu thôi. Hổ pín bán trong tiệm thuốc Tàu dài thoòng: Đó là hàng chính gốc …. đồ giả!

  • Pín: là một cái dài dài, đung đưa được.. (Tóc thắt pín) là chữ này.
Quân nhà Thanh cạo trọc đầu phần trước, chỉ để cái đuôi sam phía sau. Đó là cái Pín tóc.
xxxxxxxxxxxxx
Dài quá !!! Đổi qua đề tài vui vui, ai dè nói hoài không hết.
Sẽ cố gắng chấm dứt … tạm, ở bài 10: với 1 chữ, chưa thấy ai nhắc đến dù rằng chữ đó đã cũ xì… Đã cũ từ bao nhiêu thế kỷ!
Còn bài 9, không biết viết về cái gì để chỉ cô đọng trong 1 bài viết ??

Còn tiếp.

Lê Hoàng Trung 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.