Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Tử Cấm Thành - Forbidden City







Kiến trúc sư xây dựng Tử Cấm thành là người Việt Nam, thái giám Nguyễn An.

    Tòa thành nổi tiếng của Trung Quốc thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi sự lộng lẫy, quy mô ấn tượng cũng như những sự thật thú vị mà ít ai biết tới.

1. Tòa thành lộng lẫy này được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420, gồm 980 tòa nhà trên diện tích 720.000 m2.
1. Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420, gồm 980 tòa nhà trên diện tích 720.000 m2. 
 
 
2. Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
2. Công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
 
 
3. Tử Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quí Phương Nam.
3. Tử Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam.
 
 
4. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh.
4. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh.
 
 
5. Đa số mái của các cung điện đều lợp ngói hoàng lưu li màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Màu vàng trong thuyết ngũ hành là thổ, gốc của vạn vật, cho nên xưa nay màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.
5. Đa số mái của các cung điện đều lợp ngói lưu ly màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Màu vàng trong thuyết ngũ hành là thổ, gốc của vạn vật, cho nên xưa nay màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.
 
 
6. Tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Thời xưa, trừ hoàng cung ra, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ.
6. Tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Thời xưa, trừ hoàng cung ra, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ.
 
 
7. Tử Cấm Thành là một khu tổ hợp các công trình cổ, với nhiều hiện vật quý từ gốm và ngọc bích. Tổng cộng tòa thành này có 9.999 căn phòng.
7. Tử Cấm Thành là một khu tổ hợp các công trình cổ, với nhiều hiện vật quý từ gốm và ngọc bích. Tổng cộng tòa thành này có 9.999 căn phòng.
 
 
8. Mỗi phòng trong số 9.999 phòng đều được trang trí bởi các bức tượng. Phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.
8. Mỗi phòng trong số 9.999 phòng đều được trang trí bởi các bức tượng. Phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.
 
 
9. Khoảng 1 triệu hiện vật trong bảo tàng ở Tử Cấm Thành được coi là di sản quốc gia của Trung Quốc và nằm dưới sự bảo vệ của chính phủ Trung Quốc.
9. Khoảng một triệu hiện vật trong bảo tàng ở Tử Cấm Thành được coi là di sản quốc gia của Trung Quốc và nằm dưới sự bảo vệ của chính phủ Trung Quốc. Tổng công trình sư của Tử Cấm Thành là Nguyễn An, người Việt, sinh năm 1381. Sau khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm Đại Việt, ông cùng một lượng lớn thanh thiếu niên bị bắt sang Trung Hoa làm thái giám. Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết nên tin dùng. Công việc của ông kết hợp nhiệm vụ của một nhà kiến trúc sư công trình, một nhà quy hoạch, một kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án xây dựng ở thời đại ngày nay.
 
 
10. Những lính canh ở đây phải có chiều cao và cỡ người tương đương nhau để tạo sự đồng đều tuyệt đối khi diễu binh.
10. Những lính canh ở đây phải có chiều cao và cỡ người tương đương nhau để tạo sự đồng đều tuyệt đối khi diễu binh.
 
 
11. Tòa thành có tên Tử Cấm Thành một phần là vì bất kể ai ra vào đây đều phải được cho phép, thường dân không được vào, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử tử.
11. Tòa thành có tên Tử Cấm Thành là vì bất kể ai ra vào đây đều phải được cho phép. Thường dân không được vào, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử tử.
 
 
12. Số 9 (cửu) được coi là con số tượng trưng cho hoàng đế, vì vậy có 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung). Các cửa này đều là những tòa lầu được trang trí lộng lẫy.
12. Số 9 (cửu) được coi là con số tượng trưng cho hoàng đế, vì vậy có 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung). Các cửa này đều là những tòa lầu được trang trí lộng lẫy.
 
 
13. Hai tượng sư tử đồng đặt trên bệ đá ở cửa nội đình gồm một con đực và một con cái. Con đực giữ một quả bóng lụa dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.
13. Hai tượng sư tử đồng đặt trên bệ đá ở cửa nội đình gồm một con đực và một con cái. Con đực giữ một quả bóng dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.
 
 
14. Phần móng của Tử Cấm Thành được lát các phiến đá dày 3 m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới.
14. Phần móng của Tử Cấm Thành được lát các phiến đá dày 3 m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới.
 
 
15. Để thể hiện sức mạnh của “Thiên tử” tức “con trời”, nơi hoàng đế sống phải là trung tâm của thế giới. Do đó tất cả các cánh cổng, điện và các công trình của Tử Cấm Thành đều được sắp xếp quanh tâm trục Bắc – Nam của Bắc Kinh thời cổ.  Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành; trung tâm Hoàng thành là Cung thành, trung tâm Cung thành là Thái Hòa điện, trung tâm của Thái Hòa điện là Tu Mi Sơn, tượng trưng cho trung tâm của vũ trụ. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc ấy xoay quanh trục chính, hướng vào trung tâm và tôn quý trung tâm.
15. Để thể hiện sức mạnh của “Thiên tử” tức “con trời”, nơi hoàng đế sống phải là trung tâm của thế giới. Do đó tất cả các cánh cổng, điện và các công trình của Tử Cấm Thành đều được sắp xếp quanh tâm trục Bắc - Nam của Bắc Kinh thời cổ. Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành. Trung tâm Hoàng thành là Cung thành, trung tâm Cung thành là Thái Hòa điện, trung tâm của Thái Hòa điện là Tu Mi Sơn, tượng trưng cho trung tâm của vũ trụ. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc ấy xoay quanh trục chính, hướng vào trung tâm và tôn quý trung tâm.
 
 
16. Bảo tàng ở Tử Cấm Thành có một trong những bộ sưu tập đồng hồ cơ thế kỷ 18-19 lớn nhất thế giới, với hơn 1.000 chiếc được chế tác tại cả Trung Quốc và nước ngoài.
16. Bảo tàng ở Tử Cấm Thành có một trong những bộ sưu tập đồng hồ cơ thế kỷ 18-19 lớn nhất thế giới, với hơn 1.000 chiếc được chế tác tại cả Trung Quốc và nước ngoài.
 
Ảnh: Northsouthtravel

    Nước Đức phát giác một công trình do người Việt làm ra mà Tàu giấu nhẹm để nhận là của Tàu. Đó là Tử Cấm Thành mà ngày nay gọi là Cố Cung. 
    Có thể dùng PC “burn” vào DVD tất cả những phần này từ Part 1 cho đến hết Part 6 . Đây là tài liệu lịch sử rất quý giá trong kho tàng văn hóa VN mà người Tàu đã giấu giếm trên 600 năm bây giờ mới được “phanh phui” ra.
 
Trong một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam, mà người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.
TRẺ VIỆT ÂU CHÂU PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ CHO PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH
  
Bộ phim Tử Cấm Thành:
 
- Part 1/6
 
– Part 2/6
 
- Part 3/6
 
- Part 4/6
 
- Part 5/6
 
- Part 6/6

        Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.
        Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

    Mọi người có thể download và xem thoải mái trên YouTube hoặc vào trang nhà http://www.vnlibraryonline.com/ (trong phần Phim-Hình, chọn “Phim Video” để xem).

        Bộ phim “Tử Cấm Thành: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám. Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

        Phim có đoạn mở đầu thật hay:

Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.       
“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

“Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phác thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.
       
“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm ?

“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”

        Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.

        Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.

       Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

        Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này: Nguyễn An, một tù binh Việt Nam.

        Gần đây, Trung Cộng được thế giới để ý nhiều trên cả 2 mặt xấu và tốt. Sự phát triển kinh tế và bành trướng sức mạnh quân sự của TC đã được ví von là ngang ngửa với siêu cường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, thế giới đã thận trọng với những gì liên quan đến nhãn “Made in China”, thường là hàng nhái, kém phẩm chất và đôi khi đầy chất độc hại.

        Tại các nước láng giềng, TC càng củng cố quyết tâm đồng hóa Tây Tạng ; kiềm tỏa Miến Điện, Bắc Hàn và chứng tỏ vai thiên tử và chư hầu giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

        Mối bang giao “hữu hảo” giữa TC và VN ngày càng hé lộ nhiều âm mưu toan tính thâm độc đã khiến cho người Việt khắp nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm.


Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.