Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Sự cải cách lớn lao sức mạnh quân sự Đại Việt sau thắng lợi của triều Hậu Lê từ 1424

main-qimg-e13fad88545319d8da5d0fbf1846aaca

Súng đại Việt thế kỷ 15 tại bảo tàng quốc gia ở Hà Nội

James Potratz

Hà Khánh dịch

Đại Việt sử dụng hoả khí cầm tay đối đầu quân đội nhà Minh

Sự cải tiến đáng kể sức mạnh quân sự Đại Việt với việc sử dụng hoả khí cầm tay bắt đầu với chiến dịch thành công năm 1424-1427 để trục xuất quân Minh, giành lại quyền kiểm soát Đại Việt [hay còn gọi là Giao Chỉ, An Nam, Đại Ngu]. Sự cải tiến chưa từng xảy ra này có thể dễ dàng được hiểu bằng cách kiểm tra số lượng của lực lượng quân đội đế chế nhà Minh hiện diện tại Đại Việt trong thời kỳ này. Vào cuối năm 1426, khi mối đe dọa của cuộc nổi dậy “Hậu Lê” ở miền nam Đại Việt trở nên rõ ràng hơn, nhà Minh gửi thêm 10.000 lính từ Vân Nam và 50.000 binh sĩ từ Quảng Tây. Số quân này được bổ sung thêm vào lực lượng khoảng 60.000 đến 80.000 lính trong các đơn vị đồn trú khác nhau (bao gồm cả một số lính tuyển dụng tại địa phương) trải rộng khắp Đại Việt. Dẫu vậy, các lực lượng bổ sung này cùng với quân đồn trú đã bị đưa vào một loạt các cuộc phục kích kéo dài dẫn đến một thất bại lớn của nhà Minh (30.000 đến 50.000 người bị giết tùy thuộc vào bên thống kê) và tổng số tổng thất đè nặng lên các lực lượng quân sự Trung Quốc còn lại.  Vào cuối năm 1427, thêm 50.000 lính nhà Minh đến từ Vân Nam bị đánh chặn buộc phải rút lui về Trung Quốc (khoảng 10.000 thương vong) trong khi 100.000 lính nhà Minh (kể cả khuân vác) đến từ Quảng Tây bị phục kích, tàn sát, những người sống sót bị bắt làm tù binh.

Tổng cộng, khoảng 240.000 binh lính nhà Minh (không tính nhóm khởi hành từ Vân Nam) đã có mặt tại Đại Việt năm 1426 và 1427 nhưng chỉ có 86.340 binh lính và quan chức Minh (kể cả những người bị bắt trước kia) được trả lại Trung Quốc vào đầu năm 1428 (theo yêu cầu Hoàng đế Minh, không có binh lính hay viên chức Minh nào được phép ở lại Đại Việt). Quân đội Minh mất hai trên ba tổng số quân lính được phái vào Đại Việt.

Các sử gia Việt Nam đã rất bối rối để giải thích bằng cách nào, vào năm 1426, không quá 3.000 chiến binh Hậu Lê có thể phục kích đội hình “100.000” lính nhà Minh hành quân kéo dài 8 km trên một con đường lầy lội bao quanh bởi những cánh đồng lúa ngập nước. Sự khác biệt là súng và chiến thuật được sử dụng bởi quân Hậu Lê so với súng được sử dụng bởi các lực lượng quân đội đế quốc nhà Minh phía nam Bắc Kinh.

Trong tác phẩm ‘Công nghệ quân sự Trung Quốc và Đại Việt: c. 1390-1497’, tác giả Sun Laichen bình luận về cuộc phục kích năm 1426:

“3.000 binh sĩ tinh nhuệ Đại Việt  … Quân Minh mất hết vũ khí của họ. Do đó sau khi rút lui về Đông Quan họ phải chế tạo súng và đạn dược bằng cách phá hủy chiếc chuông khổng lồ Quy Điền nổi tiếng và Vạc ở đền Phổ Minh. … vũ khí của quân đội Việt Nam phải được nâng cấp lên một mức độ chưa từng có.”

 Súng nhà Minh được sử dụng trên khắp Trung Quốc từ 1370 – 1425

Ghi chú :”Phần này chủ yếu dựa vào tài liệu danh sách các súng thời Minh thế kỷ 14 và 15 được khai quật ở Trung Quốc và được liệt kê trong tác phẩm “Nghiên cứu sơ bộ về súng nhà Minh “明代前期有铭火铳初探” của tác giả Chéng Dōng 成东 in trong tạp chí Di tích Văn Hoá số 5, xuất bản 1988 

Súng nhà Minh vào cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15 có thể được chia thành ba loại. Những khẩu súng này được cung cấp cho quân đội Minh thông qua các đơn vị của Cục Quân sự (军器局 – Quân Khí Cục) ở các cấp đơn vị trung ương, khu vực, tỉnh và lực lượng biên phòng. Những khẩu súng này, tất cả được bắn bởi ngòi nổ, dường như là vũ khí chính được sử dụng bởi Lực lượng quân Minh tại Đại Việt.

A. Súng cầm tay: nặng hơn hai kg. Đây là vũ khí chính cho lực lượng bộ binh Minh. Có hai mẫu: một loại dài 36cm, cỡ nòng khoảng 24mm. Loại thứ hai dài 44cm, cỡ nòng khoảng 20mm

Lưu ý: cỡ nòng 24mm tương đương với một khẩu Shotgun đạn 6-gauge  trong khi nòng 20mm tương tự súng Shotgun 10-gauge. Có lẽ những người lính độc lập có thể xử lý độ giật của những khẩu súng này trong khi những khẩu súng cỡ trung thì không thể dùng cầm tay vì độ giật lớn.

B. Súng cỡ trung: súng quân sự tầm trung của nhà Minh có một cái bát kim loại ở cuối nòng. Những khẩu súng này được cố định vào bục hoặc neo xuống đất trước khi bắn. Có một số mẫu thay đổi tuỳ theo kích thước và trọng lượng. Loại đầu tiên dài 31,5cm, nặng 8,35 kg, đường kính nòng 10cm (lỗ nòng khoảng 5cm). Loại thứ hai dài 36,5cm, nặng 15,75 kg, đường kính nòng 11,9cm (lỗ nòng khoảng 7cm). Loại thứ ba dài 52cm, nặng 26,5 kg, đường kính nòng 10,8cm (~ 7cm).  Bảng kê thiết bị quân đội thời Minh cho biết một đơn vị cảnh vệ (Wei) khoảng 5000 lính bao gồm một số đơn vị pháo binh khoảng 400 lính vận hành 120 súng bát cỡ trung bình.

C. Súng lớn: Một khẩu pháo được chế tạo vào năm 1377 dài 100cm với nòng 21cm (lọt lòng 5-9cm), trọng lượng không rõ. Khó khăn trong việc di chuyển các khẩu súng lớn do  trọng lượng nên những vũ khí này chỉ được phối trí ở các vị trí phòng thủ tĩnh và tương đối ít về số lượng.

ming guns

Thần Pháo nhà Minh sử dụng chống lại quân Mông Cổ (1410-1426). Lưu ý: Những khẩu súng này cũng được tìm thấy trong “Nghiên cứu sơ bộ về súng nhà Minh”

Năm 1407, hoàng tử Đại Việt và cũng là tướng quân Hồ Nguyên Trừng bị bắt và được bổ nhiệm là người đứng đầu Cục chế tạo súng pháo (兵仗局 – MAB -Binh Trượng Cục ) trong Bộ Công triều nhà Minh để kết hợp kỹ thuật Đại Việt vào súng pháo quân Minh. Những nâng cấp của Đại Việt bao gồm chảo châm hoả đầu tiên trên thế giới để khai hoả súng pháo và chiếc nêm đầu tiên trên thế giới để chặn nòng. Những khẩu súng này được dán nhãn “Thần Cơ” và có tầm bắn lên đến sáu lần so với súng thường của quân đội Minh. Các thợ thủ công chính trong MAB đến từ Đại Việt. MAB đã sản xuất 24.000 khẩu súng “Thần Cơ” và hơn 16.000 khẩu pháo cỡ trung “Thần Cơ” vào năm 1409 trong chiến dịch năm 1410 chống lại quân Mông Cổ. Những khẩu “Thần Cơ” này không được phép sử dụng ở phía nam Bắc Kinh trước năm 1425 và ban đầu chỉ được sử dụng bởi lính đóng ở Trại Shenji. Các loại Súng Thần Cơ là:

a. Súng cầm tay: MAB  sản xuất hàng loạt một loại súng cầm tay cá nhân sử dụng rộng rãi để chống lại quân Mông Cổ. Nó dài 355mm, nặng 2 kí lô, cỡ nòng 15mm và được xác định là Thiên Tự. Những súng này thay thế cho loại súng dài 44cm, cỡ nòng 20mm của nhà Minh.

Lứu ý : hoả pháo cầm tay cỡ nòng 15mm tương đương với một khẩu shotgun 22 gauge. Mặc dù việc giảm cỡ nòng 15mm nhằm tạo thuận lợi cho việc bắn thiết bị phóng Thần Tiễn của Đại Việt, nó cũng làm giảm đáng kể độ giật của súng

than tienThiên Tu

b. Súng cỡ trung : MAB sản xuất hàng loạt hai loại súng cỡ trung loại bỏ bát gắn vào thân và thêm các vòng gia cố vào nòng, thân, buồng thuốc súng và phần neo vào báng súng.

  1. súng cỡ nòng 52mm, dài 435mm, 8 kg.
  2. súng cỡ nòng 70mm, dài 550mm, 21 kg.

mis size than co gun

Súng pháo Đại Việt

Sung Laichen trong tác phẩm “Hoả khí cầm tay kiểu Trung Quốc ở Đại Việt” xác định những khẩu súng sau đây với những chiếc chảo châm hoả được sử dụng bởi quân đội Hậu Lê vào thế kỷ 15. Trong khi súng kiểu 1 và 3 có kích thước tương đương với súng ở Trung Quốc trước năm 1407, loại thứ 2 dường như là một bản sao của khẩu cầm tay Thần Cơ của MAB sản xuất cho bộ binh. Sự cải tiến các loại súng có sẵn cho các lực lượng kháng chiến Hậu Lê được đề cập bởi Sun rõ ràng là nêm bằng gỗ và chảo châm hoả có nắp là những phần chính của súng “Thần Cơ” của MAB.

  1. Súng cỡ nòng 24mm,  dài 31cm, trọng lượng 3,4 kg.
  2. Súng cỡ nòng 14mm, dài 36cm, trọng lượng 2,3 kg. Chú thích: Hình ảnh của những khẩu súng này được trích từ “Hoả khí cầm tay kiểu Trung Quốc ở Đại Việt” cho thấy sự trùng hợp vị trí của vòng gia cố trên buồng đựng thuốc súng và  vị trí của chảo châm hoả giống như  súng cầm tay cỡ nòng 15mm của MAB. Việc giảm cỡ nòng từ 20mm xuống 15mm cho thấy những khẩu súng này được sử dụng nêm gỗ để chèn nòng
  3. Súng hạng trung cỡ nòng 50mm, dài 38cm, trọng lượng 6,8 kg. Chú thích: loại súng này cũng được loại bỏ bát ở nòng như súng cỡ trung của MAB.

thien tu.png

 Chiến lược của Đại Việt

Đại Việt có một di sản lâu dài về học tập và sử dụng học thuyết và lý thuyết quân sự của Trung Quốc. Các chiến lược và chiến thuật quân sự của Hậu Lê được giải thích bởi anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi được dựa trên các học thuyết quân sự của Trung Quốc. Các điểm sau xuất hiện trong nhiều tài liệu tiếng Việt khác nhau của Nhóm kháng chiến Lam Sơn.

1. Chiến lược đầu tiên của Nguyễn Trãi là Bảo tồn Lực lượng. Các đơn vị kháng chiến không tấn công các vị trí phòng thủ cố định của quân Minh hoặc tấn công các đơn vị quân đội Minh đang trong đội hình chiến đấu. Một cuộc tấn công giả vờ được tung ra nhằm kéo lực lượng Minh vào một cuộc phục kích. Lực lượng kháng chiến không bảo vệ các địa điểm cố định.

Ghi chú: Trong số năm mươi lãnh đạo trọng yếu của quân đội Đại Việt được ghi nhận trong sử sách, chỉ có hai người bị quân Minh giết chết trong những cuộc giao tranh nhỏ tại các vị trí cố định quanh thành Đông Quan (Hà Nội). Hai người bị bắt giữ trong đó một người đã trốn thoát ngay trong đêm, người còn lại được thả vào năm 1428. Một ngoại lệ xảy ra trong chiến lược hạn chế công đồn đã xảy ra vào cuối năm 1427 với cuộc tấn công quân Minh ở pháo đài Xương Giang, nhằm phá chốt chặn cuối cùng để chuẩn bị chống lại 100.000 quân tiếp viện

2. Chiến lược thứ hai của Nguyễn Trãi nhắm vào mục tiêu là cô lập và bao vây lực lượng quân Minh trong các pháo đài phòng thủ, từ từ bị bỏ đói, và buộc phải đầu hàng mà không có bất kỳ cuộc tấn công thực sự nào diễn ra.

3. Chiến lược thứ ba của Nguyễn Trãi là tập trung tấn công [phục kích] lực lượng quân Minh di chuyển dọc theo các con đường đất vào các khu phục kích được chọn trước. Địa điểm phục kích có thể kéo dài vài kilômét dọc theo con đường. Địa hình xung quanh các khu vực phục kích đã được chọn để không cho phép lực lượng quân Minh phản kích lại các lực lượng phục kích. Ví dụ: khu vực phục kích năm 1426 nằm giữa các cánh đồng lúa lầy lội, bao gồm những ngọn đồi/mỏm đất đá nhỏ [che giấu lực lượng phục kích]

4. Chiến lược thứ tư của Nguyễn Trãi là cắt đứt tuyến hỗ trợ cho binh lính đang chiến đấu. Thiếu nguồn lương thảo, lực lượng quân Minh sẽ phải dừng lại để chết tại chỗ hoặc rút lui. Lực lượng kháng chiến sẽ chiếm dụng và sử dụng luôn chính phần lương thảo này của quân Minh

Lưu ý: Quân đội Minh khi tiến quân thường sẽ có tuyến hỗ trợ mang theo khẩu phần vài tháng. Những người khuân vác đôi khi chiếm 40% lực lượng quân Minh trong đội hình hành quân

5. Chiến lược thứ năm của Nguyễn Trãi là giết các tướng lãnh cao cấp của quân Minh hiện diện trên chiến trường. Trong trận chiến lớn năm 1426 (phục kích), tổng binh quân Minh và tổng tư lệnh dân sự tại Giao Chỉ (Đại Việt) bị giết trong khi Vương Thông, tổng tư lệnh quân đội Minh ở Giao Chỉ cũng bị thương bởi một mũi tên. Trong trận chiến lớn năm 1427 (phục kích), Liễu Thăng, tổng tư lệnh quân đội mới được phái đến, bị cuốn vào một cuộc phục kích và bị giết chết bởi tính tự phụ. Ngày hôm sau, phó tướng của ông này cũng bị giết. Một tổng binh được chỉ định làm cố vấn cũng đã chết trong cuộc hành quân này. Tướng chỉ huy cuối cùng của cánh quân tiếp viện này bị giết nốt trong ngày cuối cùng, sau khi bị cô lập, cắt đứt lương thảo suốt 14 ngày. Cuối cùng, chỉ còn 10.000 lính sót lại buộc phải đầu hàng.

Lưu ý: Các quan chức dân sự và quân sự của nhà Minh mang y phục với các biểu tượng lớn ở trước và sau lưng để xác định các cấp bậc dân sự hoặc quân sự cụ thể (dựa trên chín cấp bậc của Trung Quốc. Ví dụ, biểu tượng của tước quan cấp một, cấp 2 mang hình ảnh sư tử. )

6. Chiến lược thứ sáu của Nguyễn Trãi là gây ra thương vong tối đa.
7. Chiến lược cuối cùng của Nguyễn Trãi là buộc hoàng đế nhà Minh chính thức chấp nhận Đại Việt như một quốc gia riêng biệt không phải là một phần của Trung Quốc. Điều này bao gồm sự công nhận chính thức người cai trị Đại Việt và phong tục triều cống ba năm một lần, được thực hiện bởi tất cả các nước ở Đông Á ngoại trừ Nhật Bản.

Sự tổ chức lại quân đội Đại Việt

Ghi chú: thông tin lấy từ K Nhà Lê – Quyn X   Đi Vit S Ký Bn K Toàn Thư

Vào mùa hè năm 1428, nhà Hậu Lê đưa ra các chỉ thị quy định quân số là năm mươi người cho mỗi tàu chiến trong các đơn vị Hải quân. Năm người lo đóng trại, năm người lo tiếp tế và năm người làm các nhiệm vụ khác. Số quân chiến đấu trên tàu có lẽ là ba mươi lăm lính.

Vài tuần sau, các quy định được ban hành tổ chức và trang bị cho hai nhóm hải quân vũ trang được gọi là Thần Sấm và Thần Sét. Mỗi nhóm phải có mười thuyền chiến và hai  thuyền trinh sát nhỏ. Mỗi nhóm bố trí một giám quân, mỗi tàu bố trí giám đội. Một nhóm có một pháo “Đại tướng quân”. Mỗi chiến thuyền được vũ trang các loại vũ khí sau:

1 súng cỡ lớn,
1 súng cỡ trung,
8 súng cỡ nhỏ,
5 chiếc nỏ cứng,
5 câu liêm, 5 giáo dài,
4 phi liêm
mỗi người lính trang bị 1 đại đaovới khiên (phiêu), 1 câu liêm,  4 thủ tiễn hạng nhất, 3 thủ tiễn hạng nhì

Lưu ý: súng cỡ nhỏ có lẽ là súng cầm tay cỡ 15mm. Súng trung bình là súng cỡ 50mm và súng cỡ lớn  là súng 70mm. 14 lính trang bị với giáo và câu liêm sẽ là lực lượng đổ bộ trong khi lực lượng pháo thủ sẽ có mỗi lính một súng cầm tay, hai lính phụ trách súng cỡ trung, khoảng hai lính cho súng cỡ lớn cùng với hai lính phụ trách cung cấp thuốc súng và đạn, cơ số tổng cộng 14 người. Cộng với năm lính bắn nỏ, một giám quân, thuyền trưởng thì tổng khoảng 35 lính. Tỷ lệ hai trên một của súng pháo so với cung nỏ (14 lính vs 5 lính) có thể phản ánh một tỷ lệ tương tự lực lượng chiến đấu trên bộ của Đại Việt trong thời gian này.

Tổng kết

Cuộc đột phá năm 1424-1425 của quân khởi nghĩa Hậu Lê vào miền nam Đại Việt mang lại kinh nghiệm trận mạc dày dạn cho đội quân chủ lực, việc tuyển dụng và huấn luyện các tân binh địa phương, việc phối trí lại hàng binh không phải lính Trung Quốc và thiết lập các cấu trúc cai trị đối với các khu dân sự từ đó thành lập một lực lượng bán quân sự ở miền Nam Đại Việt. Tình thế cuối năm 1426 chuyển sang toàn bộ phần còn lại của Đại Việt tiếp tục bao vây cô lập các pháo đài/thành quách còn lại của quân Minh, thiết lập bộ máy cai trị và các lực lượng quân dân địa phương của nhà Hậu Lê,  tạo ra một đội quân to lớn để bảo vệ Đại Việt. Các đơn vị chủ lực của Hậu Lê vẫn là lực lượng quân sự nòng cốt cho đợt phục kích và bao vây cuối cùng đạo quân Minh tiếp viện.

Kết luận

Chìa khóa cho những chiến thuật mang lại chiến thắng của Nguyễn Trãi là việc ứng dụng các cải tiến súng cầm tay của Hồ Nguyên Trừng để áp đảo đội hình quân Minh bằng hỏa lực liên tục trong một suốt một khoảng thời gian – không phải chỉ là vài phút. Khi các binh sĩ Minh đào thoát khỏi con đường chạy vào các cánh đồng lúa, họ dễ dàng trở thành mục tiêu cho cung nỏ, câu liêm cùng với hoả pháo của phục binh bố trí trên những ngọn đồi nhỏ ở giữa cánh đồng lúa. Các ổ kháng cự sẽ trở thành mục tiêu cho cuộc tấn công tập trung bởi hỏa lực vượt trội của quân Hậu Lê. Những người khuân vác và dân địa phương sau đó sẽ thu thập những gì có giá trị trong đống xác chết bỏ lại. Điểm mấu chốt cho thành công của chiến lược này của quân Hậu Lê là sự khó khăn của quân Minh trong việc chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu. Điểm yếu này có thể được quan sát trực tiếp trong các chiến dịch của nhà Minh chống lại người Mông Cổ vào năm 1410, 1414 và 1422. Hồ Nguyên Trừng cùng với hai người Việt khác đã tham gia chiến dịch vào năm 1410 khi họ đóng vai trò cố vấn chính cho đơn vị vũ trang đầu tiên của Trung Quốc, trại Shenji ying ( Thần cơ Doanh). Điều này đã mang lại cho Trừng khoảng thời gian phục vụ Hoàng đế Minh cùng các tướng lãnh cao cấp, cùng với rất nhiều thời gian quan sát quân Minh di chuyển trên chiến trường. Địa hình Đại Việt cũng đem lại sự khó khăn đối với đội hình hành quân của quân Minh trên những con đường đất ở những vùng trồng lúa hoặc vùng núi non. Trừng và Nguyễn Trãi đều từng được xem là những ngôi sao tri thức ở triều đình Tây Đô. Trãi từ lâu đã bị nghi ngờ trong thời gian ở Trung Quốc từ năm 1407 cho đến khoảng 1423-24. Trong bài thơ “Quan Hải” Trãi đề cập đến các chướng ngại vật chống lại Hải quân nhà Minh do Trừng tạo ra trong hai dòng thơ đầu tiên, rồi nhận xét của Trừng về sự ủng hộ của người dân được hàm ý ở dòng thứ ba và hình ảnh vị anh hùng được nhắc tới ở dòng sau kế. Có lẽ Trừng là vị anh hùng trong mắt của Trãi, vì những đóng góp của Trừng cho các chiến thắng năm 1426 và 1427. Dẫu thế nào thì, sự cải tiến súng pháo cầm tay của Trừng là cơ sở để nhà Hậu Lê vươn lên nắm quyền tại Đại Việt và xây dựng một lực lượng quân sự mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 15.


Tác giả gởi trực tiếp bản tiếng Anh cho Nghiên Cứu Lịch Sử

The significant improvement of Dai Viet military strength began with the Later Le successful 1424

Dai Viet Use of Firearms against the Ming Chinese

The significant improvement of Dai Viet military strength via firearms began with the Later Le successful 1424-1427 campaign to expel Ming Chinese from Dai Viet [aka Jioaozhi/Giao Chi, Annan, Dai Ngu] and reclaim Dai Viet by military force.  This unprecedented improvement is easily understood by examining the numbers of Ming Imperial forces in Dai Viet during this period.  By late 1426, as the threat posed by the “Later Le” uprising in southern Dai Viet became clearer, an additional 10,000 Ming soldiers were sent in from Yunnan and 50,000 Ming soldiers arrived from Guangxi.  These numbers were added to an approximate 60,000 to 80,000 soldiers in various Guards units (including some locally recruited soldiers) spread throughout Dai Viet.  In any case, the newly arrived plus local Ming Guards units were lured into an elongated ambush resulting in a major Ming defeat (30,000 to 50,000 killed depending on who was counting) and total immobility imposed on the remaining Chinese military forces.  In late 1427, an additional 50,000 Ming soldiers coming from Yunnan were blocked and forced to retreat back to China (possibly losing 10,000 casualties) while 100,000 Ming soldiers (including porters) arriving from Guangxi were ambushed, over-run and those still alive taken prisoner.

In sum, some 240,000 Ming soldiers (not counting the most recent group from Yunnan) were present in Dai Viet in 1426 and 1427 but only 86,340 Ming soldiers and officials (including those previously captured) were returned to China by early 1428 (per request of the Ming Emperor, no Ming soldier or official was allowed to remain in Dai Viet).  The Ming Army lost two out of every three men dispatched into Dai Viet.

Vietnamese historians were long puzzled on how, in 1426, no more than 3,000 Later Le resistance fighters could ambush an eight kilometer line of “100,000” Ming soldiers marching on a muddy road surrounded by flooded rice fields.  The difference was guns and tactics used by the Later Le compared to the guns used by Imperial Chinese military forces south of Beijing.

*In Chinese Military Technology and Dai Viet: c. 1390-1497, Sun Laichen commented on the 1426 ambush: “3,000 Dai Viet crack soldiers  … Ming troops lost almost all of their weapons.  Hence after retreating to Dong-quan they had to manufacture firearms and ammunitions using bronze from destroying the famous giant bell Quy-dien and urns at the Pho-minh temple.  … the weaponry of the Vietnamese troops must have been enhanced to an unprecedented degree.”

Ming Military Guns Used throughout China 1370 – 1425

*”This section is primarily based upon listings of 14 & 15th century Ming guns unearthed in China and listed in  “A Preliminary Study of Ming Dynasty Firearms” 明代前期有铭火铳初探 by Chéng Dōng 成东 in Cultural Relics, 1988 Issue 5, 文物 1988 5 http://ishare.iask.sina.com.cn/f/7802355.html 

Ming guns in the late 14th century and early 15th century can be divided into three categories.   These guns were provided to the Ming military through the Army Ordnance Bureau (军器局 – Quân Khí Cục) elements located at central, regional, provincial, and Guard unit levels.  These guns, all fired by fuse, appear to be the principal firearms used by Ming Forces in Dai Viet.

  1.   Hand-held guns: weighing just over two kilograms.  These were the primary firearms for Ming infantry forces.  There were two models:  one gun was 36cm long, caliber around 24mm.  The second was 44cm long, caliber around 20mm.

Note: the 24mm is roughly equivalent to a 6-gauge shotgun while a 20mm is close to a 10-gauge shotgun.  Presumably individual soldiers could handle the recoil of these guns while mid-size guns could not be hand-held because of the recoil.

  1. Mid-size guns.  The Ming mid-size military gun had a metal bowl at the end of the muzzle.   These guns were fixed to a platform or anchored to the ground before firing.  There were several models varied by bore size and weight.    The first gun was 31.5cm long, 8.35 kilograms, and bowl muzzle internal measurement at 10cm.+ The second gun was 36.5cm long, 15.75 kilograms, and a muzzle internal measurement at 11.9cm.++  The third gun as 52cm long, weighed 26.5 kilograms, and a muzzle internal measurement at 10.8cm.*  Ming Table of Equipment for a typical 5000 man Guard Unit (Wei) suggests the internal artillery unit of 400 men were issued 120 mid-size bowl guns.

+This measurement probably is the cup and not the bore, which should be around 5cm.

++Again, this is probably the cup and not the bore, which should be around 7cm.

*This is probably the cup measurement and not the bore, which should be close to 7cm.

  1.   Large guns:   A cannon made in 1377 was 100cm long with a muzzle of 21cm+ (weight was not provided).  Difficulty in moving larger guns because of weight relegated these weapons to static defensive positions and few in number.

+Again this was probably the cup measurement and the actual caliber between 5 and 9CM.

The Ming Divine Guns used against the Mongols (1410-1426)

Note:  These guns were also found in “A Preliminary Study of Ming Dynasty Firearms”

In 1407, Dai Viet royal prince and general Ho Nguyen Trung was captured and placed as the Chief of the Military Arsenal Bureau (兵仗局 – MAB  -Binh Trượng Cục) within the Ming Ministry of Works to incorporate Dai Viet techniques into Ming guns. The Dai Viet modifications included the world’s first flash pan to ignite the gun and the world’s first wad/wedge to fully occlude the barrel.  These guns were labeled “Divine” guns and had a range up to six times that of the regular Ming army guns.  Key craftsmen in the MAB were from Dai Viet.  The MAB produced 24,000 ” Divine” handguns and over 16,000 “Divine” mid-size guns in 1409 in time for the 1410 campaign against the Mongols.  These “Divine” guns were not allowed for use south of Beijing prior to 1425 and initially were used only by the Shenji Camp.  The Divine guns were:

  1. Handgun: The MAB mass-produced only one size handgun for general use by the individual soldier against Mongols.  It was 355mm long, weighed 2 plus kilograms, and 15mm caliber and identified as the Thiên Tự.  This gun replaced the  Ming 44cm long, 20mm caliber handgun.

Note:  The 15mm caliber handgun is equivalent to a 22-gauge shotgun.  Although the reduction to a 15mm caliber facilitated the firing of the Dai Viet Divine Arrow explosive device, it also dramatically reduced the recoil.

  1. Mid-size guns:  The MAB mass-produced two sizes of mid-size guns which eliminated the bowl attachment to the barrel  and added reinforcing rings to the muzzle, barrel, powder chamber and stock receptacle.

1]  the 52mm caliber, 435mm long, 8 kilogram gun.

2]  The 70mm caliber, 550mm long, 21 kilogram gun.

The Dai Viet Guns 

Sun’s “Chinese-Style Firearms in Dai Viet” identifies the following guns with flash pans used by the Later Le military in the 15th century.  While guns 1 and 3 are similar in size to those in China before 1407,  gun 2 seems to be a copy of the MAB Divine handgun for the infantry.   The enhancement of the guns available to the Later Le resistance forces mentioned by Sun was apparently the wooden wad/wedge and the lidded flash pan which were the key parts of the MAB “Divine” guns.

  1. The 31cm long 24mm caliber, 3.4 kilogram  handgun.
  2. The 36cm long, 15mm caliber, weight 2.3 kilograms handgun. Comment:  Photos of these guns from Sun’s Chinese Style Firearms in Dai Viet show the same positioning of rings around the powder chamber and the same positioning of the flash pan as in the MAB Divine 15mm caliber handgun.  The reduction from 20mm caliber to 15mm implies this gun was using wooden wedges to fully occlude the barrel.
  3. The 38cm long, 50mm caliber, weight 6.8 kilograms mid-size gun.

Comment:  This gun is also minus the “cup/bowl” on the muzzle a la the MAB mid-size guns. 

 Dai Viet Stratagems

Dai Viet had a long heritage of studying and using Chinese military doctrine and theories.  The Later Le military strategies and tactics as expounded by national hero Nguyễn Trãi were based on these Chinese military doctrines.  The following points emerged from various Vietnamese language documents on the Lam Son Resistance Group.

  1. Trai’s first strategy was Force Preservation.  Resistance units were not to attack fixed Ming defensive positions or attack Ming military units in battle formation.  A feigned attack was allowed to draw Ming forces into a chase scenario ambush.  Resistance forces did not defend fixed locations.

Note:  Of the fifty some key Dai Viet military leaders mentioned in historical records, only two were killed by the Ming in small skirmishes while in fixed positions around Dong Quan (Hanoi).  Two were captured with one escaping the same night and the second released in 1428.  One exception to restrictions against attacking an enemy fortress occurred in late 1427with an assault on the Ming fortress of Xuong Giang, which was required to become the final blocking force against the incoming 100,000 Ming reinforcements.

  1. The goal of Trai’s second strategy was to isolate Ming forces into defensive fortresses that would be surrounded, slowly starved, and obliged to surrender without any actual attack on the fortress.
  2. Trai’s third strategy was to only attack [ambush] Ming military forces moving along dirt roads into pre-selected ambush sites.  The ambush site could stretch for several kilometers along the road.  The terrain surrounding the ambush sites was selected so as to not allow Ming forces to counter-attack the resistance ambush forces.   For example:  the muddy rice fields surrounding the 1426 ambush site which included small hills/mounds [hiding the ambush force] in the middle of the fields made from clearing the rice fields of rock, etc.
  3. Trai’s fourth strategy was to cut off the support train from the combat troops.  Without supplies, the Ming forces could stop to die in place or withdraw.   The Resistance force would acquire all the supplies and live off the Ming rations.

Note:  Ming troops on the march normally would have a support/supply train carrying several months’ rations.  Porters sometimes were 40% of the Ming force in march formation.

  1. Trai’s fifth strategy was to kill senior Ming military leaders present on the battlefield.  In the 1426 major battle (ambush), the Ming Minister of War and overall civilian chief in Giao Chi (Dai Viet) was killed while Wang Tong, the Ming overall military commander in Giao Chi, was wounded by an arrow.  In the 1427 major battle (ambush), the incoming overall military commander, Liu Sheng, was lured into and killed in an ambush tailored to his characteristics.  The next day his deputy was killed.  A Minister of War assigned as a counselor also died during this march.   The last military commander of these reinforcements died the final day, after being cut off from their provisions for 14 days.   Ultimately 10,000 soldiers remained and surrendered.

Note:  Ming civilian and military officials had robes carrying large icons on the front and back which identified the specific civilian or military ranks (based on the Chinese nine rank levels.  For example, the Ming icon for level one and two generals was a lion.)

  1. Trai’s sixth strategy was to inflict maximum casualties.
  2. Trai’s ultimate strategy was to have the Ming emperor formally accept Dai Viet as a separate country and not part of China.  This was to include a formal recognition of a Dai Viet ruler and the customary sending of tribute every three years, as was done by all countries in East Asia except Japan.

Subsequent Dai Viet Military Reorganization

Note: from K Nhà Lê – Quyn X   Đi Vit S Ký Bn K Toàn Thư 

            In the summer of 1428, the Later Le issued instructions assigning a total of fifty men to each combat vessel within the Naval Guards units.   Five men of this number were to be assigned to camp duties, five assigned to transport of provisions, and five to other duties.  The number remaining for duty on board a ship presumably is thirty-five men.

Several weeks later, instructions were issued giving the organization and equipment for two armed naval groups known as Divine Thunder and Divine Lightning.  Each group was to have ten armed naval combat boats and two small reconnaissance boats.  One scribe was located at the Group location and one scribe assigned to each armed combat boat.  Group was authorized one “Great General Cannon”.   Each armed boat was authorized the following weapons:

One large caliber gun

One medium caliber gun

Eight small caliber guns

Five crossbows,

Five long hand sickles (câu liêm)

Five long handle spears

Four small sickles (phi liêm)

Each individual has a sword and shield plus four 1st class hand arrows and three 2d class hand arrows.

Note:  The small caliber gun should be a 15mm caliber handgun.  The medium gun should be a 50mm gun and the large caliber gun should be a 70mm gun.  The 14 men with spears and sickles would seem to be a boarding party while the guns element would be one man per each handgun plus roughly two men each medium and large caliber gun plus another two men supplying gunpowder and projectiles for a total of perhaps 14 men.  Plus the five men on crossbows, the one scribe, and the boat captain would bring the number to approximately 35.  The two to one ratio of guns to crossbows (and 14 men to 5 men) possibly reflects a similar ratio in Dai Viet’s armed ground forces during this period.

Summary

The Later Le Group’s 1424-1425 foray into southern Dai Viet allowed them to battle harden their key troops, recruit and train local recruits plus rank & file non-Chinese soldiers recruited from surrendered Ming forces, and set up ruling structures for the civilian areas plus a semi-military force in Southern Dai Viet.  The late 1426 move into the rest of Dai Viet further isolated remaining Ming controlled fortresses/urban areas, established a Later Le ruling structure and semi-military home defense organization, and created a large Army for the defense of Dai Viet.  The Later Le Group’s key armed Guards units remained the essential military force ambushing and ultimately surrounding the Ming reinforcements. 

Conclusion

The key to Nguyen Trai’s winning tactics was the use of Ho Nguyen Trung’s modifications to firearms to thoroughly overwhelm marching Ming soldiers through sustained firepower over a period of hours — not minutes.   As Ming soldiers jumped off the road into rice paddies, they became targets for crossbows and spears hiding with the guns on the small hills in the middle of the rice fields.  Pockets of resistance would become the target for focused attack by the Later Le superior firepower.  Porters and local populations could then go through the dead and dying to recover anything of value.

The key to the Later Le strategies was the Ming difficulty to transform marching soldiers into battle formations.  This weakness was probably directly observed during the Ming campaigns against the Mongols in 1410, 1414, and 1422.   Ho Nguyen Trung plus two other Vietnamese were on the 1410 campaign as they had played a major role in devising firearm tactics for China’s first Armed Unit, the Shenji ying (Divine Weapons Camp- Thần cơ Doanh).  This would have given Trung et al sustained time with the Ming Emperor and senior Ming commanders in the field plus plenty of time observing Ming troops moving in the field.  Dai Viet terrain also constricted marching Ming troops to dirt roads in rice growing areas or in the mountains.  Trung and Nguyen Trai were at the royal court in Tay-do and assumedly their bright intellectual stars.  Trai has long been suspected of being in China from 1407 until circa 1423-24.   In his poem “Quan Hai” Trai mentions obstructions against the Ming Navy created by Trung in his first two lines, Trung’s comment on support of the people was implied in the third line and that this individual is a hero in a later line.  Perhaps Trung was this hero, in Trai’s eyes, for what Trung contributed to the victories of 1426 and 1427.   In any case, it was Trung’s modifications to firearms, which were the basis for the Later Le to assume power in Dai Viet and build the strong military force of the late 15th century.

 Source: Sự cải tiến to lớn sức mạnh quân sự Đại Việt sau thắng lợi của triều Hậu Lê từ 1424 | Nghiên Cứu Lịch Sử (nghiencuulichsu.com) 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.