Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Tiếu Ngạo Giang Hồ: những ẩn số chính trị

 

ntdvn_nham-nga-hanh

Giới thiệu về văn hào Kim Dung và tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo, ra đời năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này.

Từ năm 1955 đến năm 1972, ông đã viết tổng cộng 14 cuốn tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được xem là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.

REPORT THIS AD

14 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Kim Dung đã đi vào ký ức, tâm khảm hàng chục triệu độc giả khắp thế giới qua nhiều thế hệ từ hơn nửa thế kỷ nay, chữ đầu tiên của tựa đề mỗi tiểu thuyết được nhà văn Nghê Khuông – bạn của Kim Dung, phát hiện và sắp xếp thành hai câu thơ:

Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên

Nghĩa là:

Tuyết bay đầy trời bắn (nhìn) hươu trắng
Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh

Trung Quốc từ xưa đã có hội Hồng Học, chuyên nghiên cứu về tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần. Có lẽ cũng xứng đáng có ngành Kim Dung học, chuyên nghiên cứu về tác phẩm, tư tưởng của Kim Dung. Người ta nói rằng, trong tác phẩm Kim Dung có tất cả, chúng được coi là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa, bao gồm cả Trung Y, châm cứu, võ thuật, âm nhạc, thư pháp, cờ vây, trà đạo, ẩm thực, lịch sử… các triết lý của đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão. Các nhân vật lịch sử đã hòa trộn vào các nhân vật trong truyện và mang một đời sống mới vô cùng sinh động.

Phong cách văn chương của Kim Dung cũng rất hấp dẫn, vừa bác học vừa bình dân, lại không thiếu tính giải trí. Nhà phê bình văn học là Trần Mặc từng nhận xét tiểu thuyết Kim Dung có tính “nhã tục cộng hưởng,” nghĩa là ai cũng có thể đón nhận và say mê nó bất kể trình độ. ”Kẻ hời hợt thì xem náo nhiệt, người sâu sắc thì tìm thấy đạo lý.”

Tuy vậy, nếu xét về ý nghĩa xã hội, người viết bài này cho rằng Thiên Long Bát Bộ và Tiếu Ngạo Giang Hồ là hai bộ tiểu thuyết nổi bật hơn cả. Tiếu Ngạo Giang Hồ còn mang hơi thở của thời sự chính trị đương thời, đến nỗi người ta cho rằng Kim Dung viết bộ này mang nhiều ẩn ý về Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), về tư tưởng cộng sản, về Cách Mạng Văn Hóa…

Khi được hỏi về sự trùng hợp giữa Tiếu Ngạo Giang Hồ và Cách mạng Văn hóa, Kim Dung đã giải thích như sau:

“Trong những năm tôi viết Tiếu Ngạo Giang Hồ, cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Hoa bùng lên như ngọn lửa hoang thiêu đốt tất cả. Để giành được quyền lực, các bên đấu đá nhau đã không từ thủ đoạn nào và bản chất xấu xa của con người được bộc lộ theo những cách đáng ghê tởm nhất. Mỗi ngày khi tôi viết cho Minh Báo, cảm xúc phẫn nộ của tôi đi vào những câu chữ một cách tự nhiên, chứ tôi không cố tình dùng Tiếu Ngạo Giang Hồ để miêu tả Cách mạng Văn hóa.”

Trong tựa đề “Tiếu Ngạo Giang Hồ”, “tiếu” là cười, “ngạo” là ngạo nghễ. Cụm từ “tiếu ngạo giang hồ” có nghĩa là “ung dung tự tại bất khuất nói cười hành tẩu khắp bốn phương”. Trong truyện Tây Du Ký Hồi 10, ở bài từ “Tây giang nguyệt” của người đánh cá có câu:

“Đắc lai phanh chử vị thiên nùng, Tiếu ngạo giang hồ đả hống” (得來烹煮味偏濃,笑傲江湖打哄).

Bản dịch của Như Sơn, Mai Xuân Hải và Phương Oanh dịch là:

Mang về nấu rán ngậy sao!
Giang hồ cười ngạo ai nào bằng ta?

Đó là cái nghĩa thứ nhất của “Tiếu ngạo giang hồ”. Ý nghĩa này cho ta liên tưởng đến anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung, một kiếm khách sống ung dung ngạo nghễ giữa vòng trời đất, xem thường mọi khuôn phép gò bó hay tấc lòng chật hẹp của thói đời.

Nhưng “Tiếu ngạo giang hồ” còn có thể hiểu theo một nghĩa nữa. Đó là cái cười nhạo mang đầy vẻ xem thường. “Giang hồ” theo nghĩa gốc là “sông hồ” hay “bốn phương”; “người trong giang hồ”, “giới giang hồ” có nghĩa là “con người xã hội ở bốn phương”, “những người không thuộc chính quyền”… chứ không mang nghĩa hẹp hay tiêu cực như cách dùng hiện nay.

Giới giang hồ võ lâm trong truyện Kim Dung nói chung đều có bối cảnh rõ ràng – Thiên Long Bát Bộ diễn ra đời Bắc Tống, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ xảy ra vào cuối thời Nam Tống, Lộc Đỉnh Ký thời nhà Thanh… chỉ riêng Tiếu Ngạo Giang Hồ là không được xác định mốc thời gian nên có thể ám chỉ về bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Truyện lại có rất nhiều chi tiết khiến độc giả liên tưởng tới ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc, nhất là vào thời Cách mạng Văn Hóa, mặc dù không có một nhân vật hay một tổ chức nào mang hoàn toàn đặc điểm của người thật việc thật theo phong cách “đo ni đóng giày”. Sở dĩ như vậy vì ĐCSTQ đại diện cho một thứ tư tưởng, một thứ văn hóa. Không có ai sinh ra đã mang chất gen sinh học quy định rằng sẽ họ trở thành thành viên tiêu biểu của ĐCSTQ để có cấu tạo trong tâm não khác biệt những người khác, chỉ có những người chịu ảnh hưởng mạnh yếu bởi cái tư tưởng hay văn hóa mà nó đại diện mà thôi. Và đó chính là một số những con người, những tổ chức thuộc cả hai phía chính – tà của giới giang hồ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Kim Dung sâu sắc và tinh tế khác với các tiểu thuyết gia kiếm hiệp khác ở chỗ ấy.

Tiếu Ngạo Giang Hồ là không được xác định mốc thời gian nên có thể ám chỉ về bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Truyện lại có rất nhiều chi tiết khiến độc giả liên tưởng tới ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc. (Getty)Tiếu Ngạo Giang Hồ là không được xác định mốc thời gian nên có thể ám chỉ về bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Truyện lại có rất nhiều chi tiết khiến độc giả liên tưởng tới ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc. (Getty)

Và bây giờ, chúng ta bắt đầu đi vào tìm hiểu về giới “giang hồ” trong Tiếu Ngạo Giang Hồ – được xem như giới chính trị của ĐCSTQ, họ có gì để đáng “tiếu ngạo”?

Tóm tắt cốt truyện của “Tiếu Ngạo Giang Hồ”

“Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.

Các diễn biến được phát triển dựa trên một bí kíp kiếm pháp truyền thuyết và sự liên hệ giữa các nhân vật với bí kíp đó. Theo lời đồn đại trên giang hồ, trong gia đình nhà họ Lâm có một pho kiếm phổ chép tay tên gọi “Tịch tà kiếm phổ”, người luyện được kiếm pháp này có thể sở hữu tốc độ như sấm chớp, võ công làm mưa làm gió chốn võ lâm. Nhiều người thực sự thèm khát có được nó, trong đó có những nhân vật tiếng tăm trên giang hồ như Tả Lãnh Thiền trưởng môn phái Tung Sơn, minh chủ của Ngũ Nhạc kiếm phái, Nhạc Bất Quần trưởng môn phái Hoa Sơn, Dư Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành hay Mộc Cao Phong, Lao Đức Nặc… Chính từ đây đã nảy sinh bao âm mưu, bất hòa, tranh chấp hòng giành giật pho bí kíp này, xưng bá võ lâm.”

Những danh tự đầy ẩn ý

Tịch Tà kiếm phổ:

Tịch Tà là trừ bỏ, diệt tà. Tịch Tà kiếm phổ là bộ kiếm pháp để quét sạch tà ma ngoại đạo. Hầu như ai cũng mong muốn có nó để sở hữu sức mạnh vô địch, để trừ diệt tà ma, đem lại sự an bình cho xã hội. Người ta tranh giành, đấu đá, chém giết lẫn nhau để có bằng được bộ Tịch Tà kiếm phổ.

Nhưng đó lại chính là lúc mà họ đi vào con đường tà. Cuối cùng, tất cả những người học theo bộ kiếm pháp ấy đều ít nhiều trở thành kẻ gian tà như Tả Lãnh Thiền, Lao Đức Nặc và đặc biệt có ba nhân vật đã “lậm” sâu nhất vào trong bộ kiếm phổ này, tâm tính trở nên hoàn toàn biến đổi đến mức kỳ dị, ma quái, bán nam bán nữ… là Đông Phương Bất Bại, Nhạc Bất Quần và Lâm Bình Chi.

Tịch Tà kiếm phổ có thể coi như một thứ chủ thuyết. Chủ thuyết này luôn được khoác lên một tấm áo rực rỡ tươi đẹp nhưng cuối cùng những điều nó đem lại chỉ là những rắc rối, đau khổ cho người bị nó tiêm nhiễm và những người xung quanh họ. Từ “Cách Mạng Văn Hóa”, “phá tứ cựu” của “tư tưởng Mao Trạch Đông” đến “lý luận Đặng Tiểu Bình”, đến “Thuyết ba đại diện” của Giang Trạch Dân, đến “xã hội hài hòa” của Hồ Cẩm Đào”, đến “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình… chúng là gì nếu không phải là những bộ Tịch Tà kiếm phổ với ước vọng tươi đẹp bề ngoài nhưng đầy tính lừa gạt và bất trắc ở bên trong?

Tịch Tà Kiếm Phổ còn có tên khác là “Quỳ hoa bảo điển” tức là bộ sách mang tên hoa Hướng Dương, một loài hoa mang hình ảnh mặt trời – biểu tượng của Mao Trạch Đông và Cách Mạng Văn Hóa.

Thời ấy, khắp nơi trên đất nước Trung Quốc tràn ngập những khẩu hiệu tuyên truyền ví von thanh niên như “đang độ thăng hoa cuộc đời giống như mặt trời lúc tám, chín giờ sáng”. Dòng máu dâng trào trong huyết quản của quần chúng cách mạng cũng đỏ và nóng như mặt trời. Mặt trời xuất hiện trên pano áp phích, trong những vở kịch, bài hát ca tụng công lao của chủ tịch. Sách Mao ngữ lục của Mao Trạch Đông cũng mang màu đỏ, được coi như một cuốn “Thánh thư” và được gọi là “Hồng bảo thư” – hay đó chính là “Quỳ hoa bảo điển” của ĐCSTQ? Hồng vệ binh đeo băng đỏ, cầm sách đỏ, miệng hùng hồn ca bài “Đông phương hồng”.

Đông phương hồng, mặt trời lên
Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông
Với nhân dân Người là vị cứu tinh
Tính tang tình
Người hằng luôn quan tâm chỉ lối mọi dặm đường
Đảng cộng sản như vầng dương
Ánh tươi chiếu rọi sáng ngời muôn phương
Khắp nơi nơi luôn có Đảng tiên phong

Mặt trời không chỉ xuất hiện trong “Quỳ hoa bảo điển”, nó còn nằm trong tên gọi “Triêu Dương thần giáo”.

Triêu Dương thần giáo:

Là tên gọi một giáo phái đứng đầu là giáo chủ Đông Phương Bất Bại, còn bị giới giang hồ phe đối lập gọi là Ma giáo. Ban đầu Kim Dung đặt tên giáo phái này là “Triêu Dương thần giáo” có nghĩa là “giáo phái đón mặt trời lên”, nhưng sau có lẽ vì muốn giảm bớt tính ám chỉ, nên ông đổi thành “Nhật Nguyệt thần giáo”. Chi tiết này đã bị bạn thân ông – nhà văn Nghê Khuông, chê là thiếu chính kiến và “khiến Tiếu Ngạo Giang Hồ kém hẳn đi”. Một giáo phái coi mình như một thứ mặt trời lên ở phương Đông, lại được lãnh đạo bởi một lãnh tụ có tên là Đông Phương Bất Bại – chẳng phải ĐCSTQ thì là gì?

Đông Phương Bất Bại:

Tức là kẻ bất bại, kẻ vô địch ở phương Đông. Đây là tên của một nhân vật vô cùng độc đáo, là giáo chủ đương nhiệm của Triêu Dương thần giáo, được coi là có võ công cao nhất trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Nhân vật này gồm thâu trong mình rất nhiều đặc điểm của các lãnh tụ thời kỳ đầu của ĐCSTQ trong đó bao gồm: Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Lâm Bưu.

Như đã đề cập, hình ảnh “Đông Phương hồng, mặt trời lên” là hình ảnh độc quyền của Mao Trạch Đông, còn địa vị giáo chủ và sự tôn sùng, thần thánh hóa dành cho Đông Phương Bất Bại ở Triêu Dương thần giáo cũng tương tự như Mao Trạch Đông trong ĐCSTQ. Tuy vậy, con đường đi lên đến tột đỉnh danh vọng trong giáo phái Triêu Dương của Đông Phương Bất Bại lại tương tự như Lâm Bưu với màn đảo chính đầy kịch tính.

Đây là màn tự thuật của Đông Phương Bất Bại trước cuộc đấu kinh hồn của hắn cùng một lúc với 4 đại cao thủ trong đó có giáo chủ tiền nhiệm Nhậm Ngã Hành – người mà hắn đã lật đổ:

“Ðông Phương Bất Bại thở dài nói:

Nhậm giáo chủ! Những cách cư xử rất tử tế của giáo chủ đối với tại hạ, tại hạ vĩnh viễn ghi lòng. Nguyên trước tại hạ làm phó hương chủ về đệ tam chi dưới trướng Phong Lôi đường chúa trong Triêu Dương thần giáo, rồi được giáo chủ nâng đỡ, năm nào cũng thăng chức. Thậm chí pho Quỳ Hoa bảo điển của bản giáo cũng truyền cho tại hạ và chỉ định tại hạ lên tiếp nhiệm chức giáo chủ bản giáo.

Bỗng nghe Ðông Phương Bất Bại lại nói tiếp:

Ban đầu tại hạ nhất tâm quyết ý muốn làm giáo chủ Triều Dương thần giáo. Tại hạ nghĩ đến những gì “muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ”, để hết tâm trí lo mưu đoạt lấy địa vị của giáo chủ, nên chặt bớt những lông cánh của giáo chủ.” (Trích “Tiếu Ngạo Giang Hồ”).

Còn Lâm Bưu được phong là nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, là cánh tay phải luôn xuất hiện bên Mao Trạch Đông. Lâm Bưu thăng tiến rất nhanh, được phong làm Phó chủ tịch Đảng duy nhất, cũng là người được chọn kế vị Mao, có thể nói y ở địa vị dưới một người trên muôn triệu người. Thế nhưng khi quan hệ giữa hai người dần xấu đi, Lâm Bưu trở nên nôn nóng rồi cùng vây cánh lên kế hoạch ám sát Mao Trạch Đông để thay thế vị trí của Mao. Toàn bộ chương trình đảo chính đã được Lâm Bưu và bộ sậu bàn thảo chi tiết, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Tiếu Ngạo Giang Hồ được viết xong 2 năm trước vụ lật đổ Mao của Lâm Bưu đã thể hiện được sự nhạy cảm chính trị của Kim Dung đối với trường hợp của Lâm Bưu.

Tiếu Ngạo Giang Hồ được viết xong 2 năm trước vụ lật đổ Mao của Lâm Bưu đã thể hiện được sự nhạy cảm chính trị của Kim Dung đối với trường hợp của Lâm Bưu.
Tiếu Ngạo Giang Hồ được viết xong 2 năm trước vụ lật đổ Mao của Lâm Bưu đã thể hiện được sự nhạy cảm chính trị của Kim Dung đối với trường hợp của Lâm Bưu. (Getty)

Vậy còn Chu Ân Lai cung cấp chất liệu gì cho nhân vật Đông Phương Bất Bại?

Thứ nhất, Chu Ân Lai cũng có một địa vị rất cao, là thủ tướng Trung Quốc từ năm 1949 đến 1976. Thứ hai, giống như Đông Phương Bất Bại dễ dàng trở mặt giết huynh đệ sinh tử Đổng Bách Hùng, Chu Ân Lai cũng sẵn sàng hy sinh người thân thiết để bảo vệ mục tiêu chính trị cá nhân.

Năm 1931, Chu Ân Lai là kẻ đã gây ra vụ huyết án gia đình ông Cố Thuận Chương, quy là “kẻ phản bội.” Cả gia đình ông Cố Thuận Chương gồm hơn 30 người, trong đó có vợ, con trai 5 tuổi, cha vợ, em vợ, bảo mẫu, thậm chí cả người ân nhân cứu mạng của ông Chu Ân Lai là Tư Lịch… đều bị giết chết.

Để bảo vệ mình, Chu Ân Lai còn xử lý cả người em ruột Chu Đồng Vũ của mình cùng viên cảnh vệ thân tín đã theo ông ta hơn chục năm liền.

Chu Ân Lai có quan hệ thân thiết với Ủy viên trưởng Chu Đức của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ĐCSTQ, nhưng trong “Cách mạng Văn hóa”, ông ta lại tố Chu Đức không đáng tin, từng chỉ mặt Chu Đức nói: “Ông là quả bom hẹn giờ của ĐCSTQ.”…

Giống như Đông Phương Bất Bại dễ dàng trở mặt giết huynh đệ sinh tử Đổng Bách Hùng, Chu Ân Lai cũng sẵn sàng hy sinh người thân thiết để bảo vệ mục tiêu chính trị cá nhân. Giống như Đông Phương Bất Bại dễ dàng trở mặt giết huynh đệ sinh tử Đổng Bách Hùng, Chu Ân Lai cũng sẵn sàng hy sinh người thân thiết để bảo vệ mục tiêu chính trị cá nhân. (Wikipedia)

Thứ hai, Đông Phương Bất Bại và Chu Ân Lai còn giống nhau ở một điểm: cả hai đều là kẻ đồng tính luyến ái.

Trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, Đông Phương Bất Bại sau khi luyện thành Quỳ Hoa bảo điển bỗng đổi tính nết, trở nên luyến ái một chàng trai trẻ dáng vẻ đầy nam tính là Dương Liên Đình, mà hắn hay âu yếm gọi là “Liên đệ”.

Bà Tsoi Wing-mui, cư ngụ tại Hong Kong là tác giả cuốn sách bằng tiếng Hoa “Cuộc đời tình cảm bí mật của Chu Ân Lai” đã đọc và nghiên cứu những lá thư và nhật ký của Chu Ân Lai và bà Đặng Dĩnh Siêu (Deng Yingchao) – vợ của Chu. Trong những lá thư này có những thư với nội dung bày tỏ tình yêu của Chu Ân Lai với người bạn trai và khoảng cách tình cảm xa cách với vợ của ông để tác giả dẫn đến kết luận Chu Ân Lai là người đồng tính.

Theo một bài báo của 2 ký giả Ben Blanchard và Benjamin Kang Lim của hãng tin Reuter thì một cuốn sách xuất bản vào đầu năm 2016 tại Hong Kong cho biết Chu Ân Lai (Zhou Enlai) – thủ tướng đầu tiên của Trung Cộng – mặc dù lập gia đình nhưng có lẽ là người đồng tính, đã yêu một chàng trai trẻ hơn ông ta 2 tuổi khi còn là học sinh.

Ngay lúc khói lửa chiến tranh Quốc – Cộng, Chu Ân Lai lại phải lòng Trương Xung, một đặc phái viên của Quốc Dân Đảng. Trên bàn thương lượng thì hai bên đối đầu căng thẳng, nhưng ra khỏi phòng thì nói chuyện thân thiết Ân Lai – Hoài Nam (tự của Trương Xung) không dứt. Khi Trương Xung đột ngột qua đời vào năm 1942, Chu Ân Lai đã khóc than thảm thiết. Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu không có con đẻ và hôn sự giữa hai “đồng chí” này vẫn là một nghi vấn. Chu Ân Lai đối với Mao Trạch Đông cũng được đánh giá là có sự liên hệ theo góc cạnh đồng tính luyến ái nào đó vì thế Chu Ân Lai đã sống sót qua các vụ thanh trừng trong khi bản thân cũng gây nên không ít sai lầm, trong lúc Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ đều bị hạ bệ không thương tiếc.

Đông Phương Bất Bại cả đời chỉ có một “Liên đệ”, còn Chu Ân Lai có bao nhiêu “Liên đệ” là điều mà có lẽ chỉ sau khi ĐCSTQ tan rã, người ta mới thật sự biết được.

Thánh giáo chủ muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ” là khẩu hiệu mà giáo chúng Triêu Dương thần giáo tung hô mỗi khi được tiếp kiến giáo chủ của mình. Chỉ cần phân tích khẩu hiệu này, chúng ta sẽ khám phá ra được rất nhiều ẩn ý và liên kết đến nhiều tình tiết của Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Thánh giáo chủ

Nhậm Ngã Hành sau khi đã trả hờn Đông Phương Bất Bại xong xuôi, ngồi lại vào ghế giáo chủ, còn đẩy mạnh thêm mức độ thần thánh hóa ngôi vị giáo chủ của lão bằng cách bắt giáo chúng thêm chữ “thánh” vào trước từ “giáo chủ”. Không chỉ vậy, giáo chúng Triêu Dương thần giáo mỗi lần làm lễ tương kiến giáo chủ hay để tỏ dạ trung thành trước mặt các giáo chúng khác thì đều hô những câu đại loại như là:

– Giáo chủ là bậc anh minh, kế hoạch không còn thiếu sót, khác nào cây đuốc rạng soi bốn biển, tạo phúc muôn dân. Cờ ra đắc thắng bá lão thành công. Thuộc hạ nghiêng mình khép nép tuân theo lệnh dụ cốt sao giữ vẹn lòng trung, xá quản thân này muôn thác?

– Ðó là những lời huấn thị thánh thần của giáo chủ, thì dù trải qua trăm năm vẫn còn là mới mẻ, sau muôn thuở vẫn không người vượt mức. Kẻ thuộc hạ dĩ nhiên phải nhất khâm tuân.

 Thánh giáo chủ mưu trí khôn lường. Ðại sự trong thiên hạ không ra ngoài sự trù tính của lão nhân gia được. Lão nhân gia nói sao chúng ta cứ thế mà làm là không khi nào lầm lẫn.

– Thánh giáo chủ chỉ giơ một ngón tay út lên là bọn thuộc hạ dù phải lội nước ngược xông vào lửa đỏ dù chết cũng chẳng lùi bước.

– Ðã làm việc cho thánh giáo chủ thì dù có phải chết đến mười muôn lần cũng còn hơn là sống một cách hồ đồ.

– Anh em thuộc hạ đều nghĩ rằng: trong đời người mấy bữa nay là ngày có ý định nhất. Hàng ngày chúng ta được tham kiến thánh giáo chủ. Cứ mỗi lần được tham kiến thánh giáo chủ là tâm thần phấn khởi kình lực phát huy hơn cả rèn luyện nội công mười năm.

– Ánh sáng của thánh giáo chủ chiếu xuống thiên hạ khác nào vừng thái dương của Triêu Dương thần giáo ta. Thánh giáo chủ ơn khắp lê dân tựa hồ trời đại hạn mà có mưa ngọt ai cũng hoan hỷ trong lòng cảm ơn không xiết.

Thậm chí quá đáng đến mức:

 Khổng Phu Tử, Quan Vương gia, Gia Cát Lượng chẳng ai có thể bì kịp Thánh giáo chủ trong thần giáo chúng ta… Sau khi thần giáo chúng ta nhất thống giang hồ sẽ cất thần tượng Khổng Phu Tử ở trong Văn Miếu, khiêng thần tượng Quan Vương gia trong Võ Miếu khắp thiên hạ và yêu cầu hai vị nhường ngôi để làm nơi cầu chúc cho Thánh giáo chủ chúng ta trường thọ muôn năm. (1)

Giáo chúng Triêu Dương thần giáo mỗi lần làm lễ tương kiến giáo chủ hay để tỏ dạ trung thành trước mặt các giáo chúng khác thì đều quỳ rạp tung hô lão.Giáo chúng Triêu Dương thần giáo mỗi lần làm lễ tương kiến giáo chủ hay để tỏ dạ trung thành trước mặt các giáo chúng khác thì đều quỳ rạp tung hô lão. 

Nếu không nói những lời ấy thì sao, hãy nghe hậu quả từ lời kể của “thánh cô” Nhậm Doanh Doanh – con gái của Nhậm Ngã Hành trước cuộc chiến của lão với Đông Phương Bất Bại để giành lại ngôi vị giáo chủ:

“Doanh Doanh liền cười nói:

– Gia gia! Nếu chúng ta định trà trộn lên Hắc Mộc Nhai thì điều cần nhất là nên thay đổi hình dạng, đừng để đối phương biết mặt. Thứ hai là phải học lấy những sáo ngữ trên Hắc Mộc Nhai, nếu không thì mở miệng ra là nói trật.

Nhậm Ngã Hành hỏi:

– Những sáo ngữ trên Hắc Mộc Nhai thế nào?

Doanh Doanh đáp:

– Tỷ như Thượng Quan thúc thúc vừa nói: “… cốt sao giữ vẹn lòng trung, xá quản thân này muôn thác…” gì gì đó. Những câu này đều do Dương Liên Ðình nghĩ ra để tâng bốc Ðông Phương Bất Bại. Hắn càng nghe càng vừa dạ. Thậm chí về sau ai không biết nói những câu này là phạm vào tội đại nghịch. Còn những kẻ nói năng thiếu vẻ mặt khiêm cung liền rước lấy thảm họa sát thân…” (2)

Và sự kiêu ngạo của Đông Phương Bất Bại đã đến mức tự coi mình là “đỉnh cao trí tuệ”, có thể độc quyền chân lý, tỉ dụ như là:

“Nhậm Ngã Hành lại hỏi:

– Theo ý Thượng Quan lão đệ thì chúng ta nên làm thế nào?

Thượng Quan Vân đáp:

– Trong lòng giáo chủ đã có định kiến. Những kế hoạch của giáo chủ đều là thần cơ diệu toán, người đương thời chẳng ai bì kịp trong muôn một. Trước tòa giáo chủ, thuộc hạ đâu dám đưa ra đề nghị kém cỏi?

Nhậm Ngã Hành cười hỏi:

– Thế ra trong bản giáo khi hội nghị việc lớn, Ðông Phương Bất Bại nói sao nên thế không một ai dám dị nghị hay sao?

Doanh Doanh đáp:

– Ðông Phương Bất Bại tài trí siêu quần. Kiến thức người ngoài đã không bằng hắn thì còn ai dám nói xen vào để rước lấy tai bay vạ gió.” (3)

Độc giả đọc xong có thể mỉm cười và chỉ coi đó là những sáng tác văn chương, nhưng thực tế lịch sử còn bi hài hơn thế.

Năm 1966, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành “Thông tri 16/5”, Cách mạng Văn hóa chính thức bắt đầu. Ngày 18/5, Lâm Bưu có một bài nói chuyện, gọi “Mao Chủ tịch là thiên tài, câu nào của Mao Chủ tịch cũng là chân lý, mỗi câu hơn cả vạn câu của chúng ta”, từ đó các nơi trên toàn quốc bắt đầu phong trào sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông.

Đó là lúc Mao bắt đầu được phong thánh, cũng tương tự một “thánh giáo chủ” lừng lẫy của giáo phái Mặt trời – Triêu Dương thần giáo, với bốn cái vĩ đại: “Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại.”

Đó là lúc Mao bắt đầu được phong thánh, cũng tương tự “thánh giáo chủ” Triêu Dương thần giáo, với bốn cái vĩ đại: “Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại.” (Getty)Đó là lúc Mao bắt đầu được phong thánh, cũng tương tự “thánh giáo chủ” Triêu Dương thần giáo, với bốn cái vĩ đại: “Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại.” (Getty)

Đã là “thánh giáo chủ”, thì dĩ nhiên phải có “thánh thư” và “thánh ngôn”.

“Thánh thư” chính là “Mao chủ tịch ngữ lục” hay còn gọi là “Hồng bảo thư”. Thống chế Lâm Bưu (Lin Biao), tổng tham mưu trưởng và là người được Mao chỉ định kế vị, đã ra lệnh phân phối cuốn sách này trong quân đội từ năm 1964, sau đó đến lượt Hồng vệ binh và tất cả mọi người dân đều phải học thuộc lòng những câu của Mao viết trong sách.

Ngày 18/6, Mao Trạch Đông tiếp kiến đoàn đại biểu hồng vệ binh tại cổng thành Thiên An Môn, sự sùng bái bùng lên cao ngất. Trên quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm ngàn hồng vệ binh tay vẫy “Hồng bảo thư”, hô to khẩu hiệu “vạn tuế” vang dội cả Thiên An Môn.

Trên quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm ngàn hồng vệ binh tay vẫy “Hồng bảo thư”, hô to khẩu hiệu “vạn tuế” vang dội cả Thiên An Môn.
Trên quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm ngàn hồng vệ binh tay vẫy “Hồng bảo thư”, hô to khẩu hiệu “vạn tuế” vang dội cả Thiên An Môn. (Getty)

Trong Cách mạng Văn hóa, tất cả văn chương, bao gồm cả luận văn khoa học, đều phải kèm theo các trích dẫn trong “Mao Chủ tịch ngữ lục”, hơn nữa tất cả chữ lấy từ sách của Mao Trạch Đông đều phải in đậm. Tất cả các bài phát biểu trong đại hội trước tiên phải bắt đầu với “Mao Chủ tịch ngữ lục”, khởi đầu bằng “Mao Chủ tịch dạy chúng ta rằng….”

Thậm chí người ta nói chuyện với nhau trên đường phố cũng phải bắt đầu với “Mao Chủ tịch ngữ lục”; ai ai cũng phải nhảy “điệu múa trung thành” để biểu thị bản thân “trung thành vô hạn với lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch”; chính giữa sảnh lớn trong mỗi gia đình đều phải treo chân dung của Mao.

Còn trẻ em Trung Quốc thời đó từ lúc nhỏ đã phải ca ngợi “người cha dân tộc”. Các em thường phải đồng thanh hô : “Cha mẹ là quan trọng, nhưng Mao chủ tịch còn quan trọng hơn”.

Trái với logic tự nhiên của tình cảm con người, cha mẹ – những người thân gần gũi nhất của trẻ – đã buộc phải nhường vị trí thân yêu nhất trong trái tim đứa con mình dứt ruột đẻ ra cho Mao chủ tịch, một ông “cha già dân tộc” hay “thánh giáo chủ” xa xôi nào đó mà lũ trẻ hầu như chưa từng gặp mặt.

“Thánh thư” chính là “Mao chủ tịch ngữ lục” hay còn gọi là “Hồng bảo thư”. Cuốn sách này xuất hiện trong quân đội từ năm 1964, sau đó đến lượt Hồng vệ binh và tất cả mọi người dân đều phải học thuộc lòng những câu của Mao viết trong sách.“Thánh thư” chính là “Mao chủ tịch ngữ lục” hay còn gọi là “Hồng bảo thư”. Cuốn sách này xuất hiện trong quân đội từ năm 1964, sau đó đến lượt Hồng vệ binh và tất cả mọi người dân đều phải học thuộc lòng những câu của Mao viết trong sách. (Getty)

Trong cuốn sách nhiều tác giả kể về những năm tháng Hồng vệ binh mang tên “Ký ức về cơn bão”, đạo diễn nổi tiếng Trần Khải Ca kể về nạn sùng bái cá nhân, đặc biệt trong các trường tiểu và trung học như sau:

Năm 1965, ông đi xem vở nhạc kịch cách mạng “Đông phương hồng”. Khi màn nhung kéo lên, hàng trăm cô gái trẻ mặc váy xanh, cầm những bông hoa màu tím nhạt, làm thành một biển cả hướng về hậu cảnh, nơi chân dung của Mao từ từ trỗi dậy. Cuối buổi diễn kéo dài ba tiếng đồng hồ, tiếng vỗ tay như sấm dậy nổi lên trong nhà hát trên 10.000 khán giả. Một người khác nhớ lại : “Từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã hát : Thiên địa vĩ đại, nhưng Mao chủ tịch còn vĩ đại hơn”.

“Thánh giáo chủ” đã có “thánh thư” và “thánh ngôn”. Chưa hết, những nơi mà vị “thánh” này đi qua, những việc vị “thánh’ này từng làm đều không thể tầm thường như phần còn lại của nhân loại, mà nó sẽ là những “thánh tích”. Chẳng hạn quả xoài Mao chủ tịch tặng cho công nhân một nhà máy dệt ở Bắc Kinh mùa hè 1968 đã được đón tiếp bằng một buổi lễ cực kỳ long trọng: những công nhân ở nhà máy này đọc những câu trong “Hồng bảo thư”, bọc sáp quả xoài đặt lên bàn thờ. Nhưng chẳng may quả xoài quý giá ấy bị ung thối, thế là phải làm một quả xoài giả và cũng thờ cúng tương tự.

Còn nếu không hòa mình vào các hoạt động tung hô ấy thì sao? Nhà sử học Frank Dikötter cho biết không ít thanh niên tham gia các cuộc mít-tinh đại quy mô ủng hộ Mao chỉ vì sợ hãi. Một nữ sinh viên Đức viết thư cho Mao nói rằng các cuộc tập hợp này khiến cô nhớ đến Nuremberg và Đức quốc xã, kết quả là cô gái phải vào tù. Tất cả những tội “khi quân” đối với Mao chủ tịch đều bị trừng phạt nặng nề. Một người từng sống qua thời Cách mạng văn hóa kể lại: “Có tình cảm tôn sùng Mao Trạch Đông thật, nhưng cũng có sự sợ hãi nữa. Lỡ có sai sót gì với chân dung Mao thì có thể bị lên án bất kỳ lúc nào, không khí sợ hãi lan tỏa khắp nơi”.

Mao vẫn chưa phải là quá khứ của Trung Quốc, thân xác của vị “thánh giáo chủ” vẫn được ướp và ngự trị ngay tại trung tâm Bắc Kinh, nơi hàng triệu Hồng vệ binh từng ngợi ca Mao chủ tịch. Trong Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 vào tháng 6/1981, ĐCSTQ đánh giá như sau về thành tích và sai lầm của Mao: 70% tích cực và 30% tiêu cực. Vậy là công nhiều hơn tội. Tập Cận Bình hiện nay đã sử dụng phong cách Mao, những phương thức từ thời Mao như sùng bái cá nhân, đàn áp ly khai. Chẳng hạn như “Tập Đại Đại ái Bành Ma ma” – một ca khúc bợ đỡ Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên của ông ta, được chính quyền ĐCSTQ ra sức tuyên truyền. Và vị “thánh giáo chủ” còn sống – Tập Cận Bình đã cúi đầu trước vị “thánh giáo chủ” đã chết – Mao Trạch Đông đang nằm trong lăng trong mấy lần đi viếng để quyết tâm làm sống lại tinh thần ủng hộ Đảng và nhà nước, vốn phổ biến dưới thời Mao Trạch Đông và đã kêu gọi đất nước hoàn thành “Giấc mộng Trung Hoa”. Để giống như ước mơ của Triêu Dương thần giáo cùng các vị “thánh giáo chủ” của nó, ĐCSTQ sẽ được “muôn năm trường trị”.

Muôn năm trường trị

Tức là cai trị đến vĩnh viễn. Khẩu hiệu của ĐCSTQ là: “Vĩ đại, quang vinh, chính xác đích. Trung Quốc Cộng Sản đảng vạn tuế!”. ĐCSTQ cũng có giấc mơ được cai trị đến vạn tuế – một thứ tâm lý vĩ cuồng. Con người không phải là thần tiên trẻ mãi không già mà đều phải tuân theo quy luật “sinh lão bệnh tử”, một tổ chức chính trị dù có ưu việt đến đâu cũng chẳng thể nào thoát khỏi quy luật vũ trụ “thành trụ hoại diệt”. Những bậc thánh nhân xưa như Hiên Viên Hoàng đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ… những vị vua anh minh bậc nhất lịch sử thế giới như Đường Thái Tông, Hán Vũ Đế, Khang Hy, vua Mặt trời Louis 14, Frederick 2 đại đế, Pyotr đệ nhất… rồi cũng phải ra đi và những triều đại huy hoàng ấy cũng phải rời khỏi vũ đài lịch sử để nhường chỗ cho các triều đại kế tiếp. Chẳng cần nói đến những triều đại lấy giả dối và khủng bố làm phương thức tồn tại như triều đại của ĐCSTQ. Làm sao có thể muôn năm trường trị? Làm sao có thể “quang vinh muôn năm”? Làm sao có thể “vạn tuế, vạn vạn tuế”?

Người ta khi chưa bị cuốn vào vòng danh lợi thì đều đủ sáng suốt để nhận định về “muôn năm trường trị” như Nhậm Ngã Hành trước lúc trở lại ngôi vị giáo chủ:

“Nhậm Ngã Hành gật đầu nói:

– Té ra là thế! Những từ ngữ “trường trị thiên thu, nhất thống giang hồ” nghe có hay thật, nhưng mình không phải là thần tiên thì làm gì có chuyện muôn kiếp ngàn thu?

Nhất thống giang hồ

Đây không phải chỉ là tham vọng riêng của Triêu Dương thần giáo, mà còn là giấc mơ của một số nhân sĩ võ lâm phe chính đạo, trong đó có Tả Lãnh Thiền – minh chủ của Ngũ nhạc kiếm phái và Nhạc Bất Quần – trưởng môn phái Hoa Sơn.

Tuy nhiên, âm mưu của Tả Lãnh Thiền đã bị các cao nhân trong võ lâm phát giác.

“Xung Hư lại nói:

– Bước đầu của Tả Lãnh Thiền là lên làm minh chủ Ngũ nhạc kiếm phái. Bước thứ hai là hợp cả năm phái vào làm một để y làm chưởng môn. Sau khi Ngũ phái thống nhất, lực lượng hùng hậu, thế là ngấm ngầm phái này sẽ cùng hai phái Thiếu Lâm, Võ Ðang thành thế chia ba chân vạc. Khi ấy Tả Lãnh Thiền tiến thêm bước nữa như tằm giữ lấy cành, hắn sẽ thôn tính những phái Côn Luân, Nga My, Không Ðộng, Thanh Thành hợp vào làm một. Ðó là bước thứ ba. Sau nữa hắn quay lại gây hấn với Triều Dương thần giáo, đứng ra thống lãnh các phái Thiếu Lâm, Võ Ðang để đè bẹp Triều Dương thần giáo. Ðó là bước thứ tư.

Lệnh Hồ Xung nói:

– Té ra Tả Lãnh Thiền muốn bao nhiêu hào sĩ võ lâm trong thiên hạ đều phải tuân theo mệnh lệnh của y?

Xung Hư đạo trưởng cười khanh khách đáp:

– Chính là thế đó! Khi ấy e rằng hắn còn muốn làm hoàng đế. Sau khi làm hoàng đế rồi hắn còn muốn trường sinh bất lão, vạn thọ vô cương! Cho nên mới có câu: “Lòng người chẳng biết thế nào cho thỏa mãn như rắn muốn nuốt voi”. Từ cổ chí kim đều thế cả. Những anh hùng hào kiệt rất ít người tránh thoát được cửa quan “quyền vị”. (4)

Điều khác biệt là Tả Lãnh Thiền ra tay lộ liễu, đến lúc sắp thành công, hắn lại bị Nhạc Bất Quần, kẻ ngoài mặt hiền hòa mà bên trong đầy ngụy kế, hớt tay trên. Bằng những lời lẽ hết sức thánh thiện, những mục đích cao cả có vẻ như vì hạnh phúc của chúng sinh mà Nhạc Bất Quần có thể dễ dàng qua mặt nhiều đồng đạo võ lâm. Ai nấy tưởng hắn là người có lòng dạ Bồ Tát muốn đem các bang phái hợp lại để tạo phúc cho giang hồ.

“Nhạc Bất Quần lại nói tiếp:

– Vì thế mà tại hạ nhận thấy rằng các phe đảng, môn phái hợp lại được còn hay hơn là phân tán ra. Sự phân tán trên giang hồ trải hàng ngàn năm đã gây những vụ thù hằn chém giết không bao giờ chấm dứt. Số bạn đồng đạo võ lâm bị chết uổng không biết lên tới bao nhiêu mà kể? Xét cho cùng thì kiếp nạn giang hồ gây ra chỉ vì ý kiến riêng rẽ bè phái. Tại hạ nghĩ rằng nếu khắp võ lâm thiên hạ không có môn hộ bang phái riêng biệt, thiên hạ biến thành một nhà. Ai ai cũng coi nhau như huynh đệ đồng bào thì những tai nạn huyết kiếp mười phần bớt được đến chín. Các vị anh hùng hào kiệt đã không phải bỏ mình trong lúc tráng niên thì dĩ nhiên số cô nhi quả phụ trên đời không còn mấy nữa.

Nhạc Bất Quần nói những câu này bằng một giọng hùng mạnh mà thánh thót, nó có ngụ ý kính sợ thiên luân, thương người đồng đạo, lão tỏ ra có tâm tính một người hiền triết, khiến những người nghe đều gật đầu khen phải. Có người thì thào bàn tán:

– Ðồng đạo võ lâm thường kêu Nhạc Bất Quần chưởng môn phái Hoa Sơn là Quân tử kiếm thì ra tiếng đồn của lão không ngoa. Tiến sinh đúng là một nhân giả đầy lòng từ thiện.”(5)

Nhạc Bất Quần còn nói thêm rằng: “đây là bước đầu cho cuộc đại đoàn kết võ lâm”.

Thật có khác gì giấc mơ “thế giới đại đồng” mà thế giới cộng sản xưa kia theo đuổi, giống như tôn chỉ của Karl Marx, Engels: “Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại”. Lenin dấn thêm một bước nữa: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Nước Nga Xô Viết vừa thuyết phục, vừa đe dọa, cưỡng chế khủng bố các nước nhỏ xung quanh để thành lập Liên Bang Xô Viết, từ đó muốn “đỏ hóa” toàn Châu Âu và toàn thế giới.

Còn ĐCSTQ ngay sau khi giành được chính quyền vào năm 1949 đã tiến hành:

  • Xâm chiếm Tây Tạng – vốn độc lập từ 1912 – với “mục đích cao đẹp” là “giải phóng hòa bình Tây Tạng”, hợp nhất Tây Tạng vào lãnh thổ Trung Quốc năm 1951;
  • Chiếm đoạt Tân Cương – lúc đó có tên là “đệ nhị cộng hòa Turkestan”, năm 1949;
  • Âm mưu thôn tính Triều Tiên và hậu thuẫn cho cuộc chiến Liên Triều;
  • Cài người của mình vào đội ngũ lãnh đạo của đảng CS Malaysia và một số đảng CS khác;
  • Âm mưu đỏ hóa Indonesia;
  • Và sau này là: Quyết tâm thu hồi Đài Loan bằng chính sách “Một Trung Quốc”;
  • Xé bỏ thỏa thuận Trung – Anh về việc cho phép Hong Kong hưởng quyền tự trị trong 50 năm;
  • Xâm chiếm Biển Đông và Biển Hoa Đông; can thiệp ở những vùng lãnh thổ Châu Phi, Nam Mỹ, Bắc cực và các khu vực khác trên thế giới…

Tất cả những hành động này không có gì mới mẻ mà chỉ là tiếp tục thực hiện giấc mơ lãnh thổ mà Mao Trạch Đông tuyên bố năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore. Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…” Những Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại, Nhậm Ngã Hành… trong ĐCSTQ tất nhiên chẳng phải làm thế để tạo phúc cho chúng sinh hay tiến tới một thế giới lý tưởng nơi không còn mâu thuẫn và khác biệt, không còn máu chảy đầu rơi, chỉ còn những huynh đệ đồng bào thân ái… Không! cái mà họ mơ tưởng là giấc mộng quyền lực cá nhân, là tham vọng đè đầu cưỡi cổ nhân loại của riêng họ.

“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…” (Getty)

Kim Dung đã viết như thế này:

“Phương Chứng đại sư nói:

Thực tình thì Triêu Dương thần giáo cùng các phái trong chính giáo đấu tranh liên miên không phải chỉ vì thù nghịch muốn giết chết nhau, các vị thủ lĩnh cả hai bên đều muốn độc bá võ lâm mà tiêu diệt đối phương. Bữa trước lão tăng cùng Xung Hư đạo trưởng, Lệnh Hồ chưởng môn ba người chúng ta đã thương nghị với nhau trên chùa Huyền Không, chúng ta hiểu rõ Tả chưởng môn phái Tung Sơn lấy việc thống nhất Ngũ nhạc kiếm phái làm khởi điểm cho công cuộc độc bá võ lâm. Cái dã tâm của y là ở chỗ đó.” (6)

Tuy vậy, giấc mơ hoang ấy của họ sẽ không bao giờ thành hiện thực, giống như nhận xét của Phương Chứng đại sư – phương trượng chùa Thiếu Lâm – vị cao tăng đầy lòng từ bi bác ái của Phật giáo:

“Nghe nói ở Triều Dương thần giáo có câu “Muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ” gì đó. Họ đã mưu đồ như vậy thì trong võ lâm còn ngày nào được yên tĩnh? Ta nên biết trên chốn giang hồ đã có môn phái khác nhau thì võ công tất cũng bất đồng. Cả tôn chỉ hành động và sự yêu ghét cũng không giống nhau, việc thống nhất giang hồ chẳng bao giờ thực hiện được.”

Bao giờ thì ĐCSTQ có thể thống nhất giang hồ? E rằng kết cục của họ cũng chẳng khác gì Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại, Nhậm Ngã Hành… mà thôi.

 Những màn đấu tố rùng rợn mang phong cách của Cách mạng Văn hóa trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Những người trẻ tuổi sống bên trong “bức tường lửa” hiện nay của Trung Quốc chẳng mấy người biết đến những tháng ngày đen tối của cha ông họ mấy chục năm trước. Do chính sách kiểm duyệt thông tin gắt gao của chính quyền và ĐCSTQ, thanh niên Hoa lục ngày nay hầu như mù tịt trước những sự kiện như “Thiên An Môn” năm 1989, Cách mạng Văn hóa từ 1966 – 1976 hay các cuộc vận động chính trị “tanh mùi máu” của ĐCSTQ trong quá khứ. ĐCSTQ sẵn sàng đổi trắng thay đen, nếu cần thì tô vẽ, tẩy xóa hoặc thay đổi lịch sử theo hướng có lợi cho Đảng; đồng thời khuyến khích sự sùng bái vật chất, thỏa mãn dục vọng của cá nhân để khiến giới trẻ trở nên vô cảm và ích kỷ, coi lịch sử là một thứ mơ hồ rắc rối và chẳng liên quan gì đến bản thân. Nhưng trong ký ức của những người lớn tuổi hiện nay ở Trung Quốc, những ngày tháng kinh khủng đó mãi mãi vẫn khiến họ không thể nào quên được. Mạc Ngôn – nhà văn Trung Quốc (sinh năm 1955) đã từng thắng giải Nobel văn chương năm 2012 viết:

“Trước những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc là quốc gia đâu đâu cũng là “đấu tranh giai cấp”. Dù ở thành phố hay nông thôn, luôn có một bộ phận người luôn phải gánh chịu sự áp bức và kiểm soát của những người khác chỉ vì các loại nguyên nhân vô lý khác nhau.

Nhiều lần, mỗi khi nghe thấy từ trong phòng làm việc của làng phát ra những tiếng kêu la thảm thiết của những người được gọi là phần tử xấu bị những cán bộ trong làng và những kẻ tay sai đánh đập tra tấn một cách dã man, tôi đều run rẩy sợ hãi tới cực điểm. Nỗi sợ hãi này khủng khiếp hơn rất nhiều so với những cơn lo sợ khủng hoảng do yêu ma quỷ quái tạo nên.

Mỗi khi nghe thấy tiếng kêu la thảm thiết của những người được gọi là phần tử xấu bị những cán bộ trong làng và những kẻ tay sai đánh đập tra tấn một cách dã man, tôi đều run rẩy sợ hãi tới cực điểm.Mỗi khi nghe thấy tiếng kêu la thảm thiết của những người được gọi là phần tử xấu bị những cán bộ trong làng và những kẻ tay sai đánh đập tra tấn một cách dã man, tôi đều run rẩy sợ hãi tới cực điểm. (Epoch Times)

Lúc này tôi mới hiểu được hàm nghĩa xác thực trong câu nói của mẹ tôi. Tôi vốn tin lời mẹ nói, đó là dã thú và quỷ quái trên đời này đều sợ người. Bây giờ tôi mới hiểu, trên thế gian, hết thảy mãnh thú hay ma quỷ đều không đáng sợ bằng những người đã đánh mất lý trí và lương tri kia.

Trên thế giới quả thực có những người đã bị hổ sói làm hại, cũng có những câu chuyện yêu ma quỷ quái hại người, nhưng khiến cho hơn hàng mấy chục triệu người chết oan lại là con người, khiến cho hàng chục triệu người bị tra tấn ngược đãi cũng là con người. Và sự ca ngợi đối với những hành vi tàn khốc này là bệnh thái của xã hội.

Tuy thời đại đen tối giống như “Đại Cách mạng Văn hóa” đã kết thúc hơn 20 năm rồi, cái gọi là “đấu tranh giai cấp” cũng đã bị hủy bỏ, nhưng những người đã trải qua thời đại đó giống tôi nghĩ lại vẫn còn thấy rùng mình.

Mỗi lần trở về quê nhà, nhìn thấy những người năm xưa đã từng hoành hành ngang ngược kia, dù họ mặt mày tươi cười với tôi, nhưng tôi vẫn là khom lưng cúi đầu, trong lòng chất chứa nỗi sợ hãi một cách không tự chủ.

Mỗi khi đi ngang qua những ngôi nhà đã từng tra tấn đánh đập người ta, dù cho những gian nhà đó đã tan hoang, sắp đổ sụp xuống, nhưng tôi vẫn có cái cảm giác không lạnh mà run, giống như tôi biết rõ trên cây cầu đá nhỏ vốn không có ma quỷ gì, nhưng vẫn vừa chạy vừa kêu la lớn tiếng vậy.”

Tuy “Đại Cách mạng Văn hóa” đã kết thúc hơn 20 năm rồi, cái gọi là “đấu tranh giai cấp” cũng đã bị hủy bỏ, nhưng những người đã trải qua thời đại đó giống tôi nghĩ lại vẫn còn thấy rùng mình.Tuy “Đại Cách mạng Văn hóa” đã kết thúc hơn 20 năm rồi, cái gọi là “đấu tranh giai cấp” cũng đã bị hủy bỏ, nhưng những người đã trải qua thời đại đó giống tôi nghĩ lại vẫn còn thấy rùng mình. (Epoch Times)

Vậy còn với nhà văn Kim Dung, Cách mạng Văn hóa đã ảnh hưởng gì đến ông?

Từ thập niên 60 đến thập niên 70, Kim Dung và tờ báo ông sáng lập ở Hong Kong – Minh Báo – trở thành tờ báo chống đối quyết liệt nhất Cách mạng Văn hóa ở đại lục cùng những tay trùm cộng sản Trung Quốc như Mao Trạch Đông và “bè lũ bốn tên”. Minh Báo, dưới sự điều hành của Kim Dung đã trở thành một nơi tập hợp và nghiên cứu tin tức về Cách mạng Văn hóa, giúp người dân Hong Kong sáng tỏ về bản chất độc tài, phản văn hóa và vô nhân tính của cuộc vận động này ở đại lục, đồng thời ngăn chặn những tư tưởng cánh tả nguy hiểm này trỗi dậy ở Hong Kong. Vì việc làm ấy, Kim Dung trở thành nhân vật số 2 trong 5 người cần phải tiêu diệt của cánh tả cuồng tín và thân Mao tại Hong Kong, đến mức Kim Dung đã phải đưa cả gia đình đi lánh nạn tại Singapore.

Cho đến nay, Hong Kong vẫn được xem là nơi lưu trữ tốt nhất những báo cáo, công trình nghiên cứu về Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, một phần nhờ vào những đóng góp của Kim Dung.

Nhưng chẳng nghiên cứu hay báo cáo nào về Cách mạng Văn hóa lại trở nên sống động như trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Một “đặc sản” của Cách mạng Văn hóa, Cải cách ruộng đất, hay các cuộc vận động chính trị khác tương tự đó chính là văn hóa đấu tố. Những cuộc đấu tố đáng ghê sợ diễn ra ở cả hai phe được gọi là chính giáo, tà giáo của Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Một “đặc sản” của Cách mạng Văn hóa, Cải cách ruộng đất, hay các cuộc vận động chính trị khác tương tự đó chính là văn hóa đấu tố.
Một “đặc sản” của Cách mạng Văn hóa, Cải cách ruộng đất, hay các cuộc vận động chính trị khác tương tự đó chính là văn hóa đấu tố. (Epoch Times)

Những màn đấu tố và sát hại kinh tâm động phách trong Tiếu Ngạo Giang Hồ

“Chính giáo” cũng đấu tố

“Đấu tố” theo từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê 2018 được dẫn nguyên văn: “Tố cáo tội ác và đấu tranh để đánh đổ trước hội nghị quần chúng (từ thường dùng trong cuộc vận động cải cách ruộng đất)”.

Ở chương 40, 41 của Tiếu Ngạo Giang Hồ chúng ta được chứng kiến màn đấu tố của những nhân vật phe chính giáo thuộc Ngũ Nhạc kiếm phái với Lưu Chính Phong phái Hành Sơn – một thành viên của Ngũ Nhạc kiếm phái.

Lưu Chính Phong là nhân vật trưởng bối lừng lẫy giang hồ thuộc phái Hành Sơn bỗng nhiên rửa tay gác kiếm quy ẩn. Trong buổi lễ “rửa tay chậu vàng” có sự góp mặt của đông đảo bạn hữu giang hồ của ông ta, Lưu Chính Phong đã bị Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn, minh chủ của Ngũ Nhạc Kiếm Phái sai người ngăn cản. Tới lúc đó, quan khách mới biết lý do quy ẩn của Lưu Chính Phong. Số là, xưa nay Ngũ Nhạc Kiếm Phái – được cho là chính giáo, xung đột với Triêu Dương thần giáo – bị coi là tà giáo hay Ma giáo, như nước với lửa. Mà đã phân chính tà, địch ta, ta tốt địch xấu, thì dứt khoát không thể giao thiệp với kẻ địch. Đằng này Lưu Chính Phong lại kết thành tri kỷ với trưởng lão Khúc Dương của Ma giáo qua nỗi đồng cảm đam mê về cung đàn điệu sáo là điều mà các nhân sĩ võ lâm phe chính giáo không thể chấp nhận được. Bởi vậy mà hầu hết bạn hữu với Lưu Chính Phong trong buổi tiệc đều trở mặt thành thù, khiến cho gia đình Lưu Chính Phong đơn độc trước kế hoạch tru diệt của phái Tung Sơn. Và đó là lúc mà màn sát hại và đấu tố con đấu cha, trò đấu thầy rùng rợn bắt đầu:

“Giữa lúc ấy mười mấy người từ trong hậu đường đi ra. Ðây là Lưu Chính Phong Lưu phu nhân cùng hai đứa nhỏ và đệ tử họ, tất cả bảy người. Sau mỗi người đều có một tên đệ tử phái Tung Sơn, tay cầm đao trủy thủ dí vào sau lưng bọn Lưu phu nhân.

Phí Bân đón lấy cây ngũ sắc lệnh kỳ trong tay gã, giơ cao lên tuyên bố:

– Lưu Chính Phong hãy nghe đây! Tả minh chủ có lệnh truyền trong vòng một tháng mà ngươi không chịu giết Khúc Dương thì lập tức Ngũ nhạc kiếm phái phải thanh toán nội bộ để khỏi có mối lo về sau. Ðã nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, quyết chẳng dung tình. Ngươi hãy nghĩ kỹ đi.

Phí Bân dõng dạc nói:

– Ðây là việc của một mình Lưu Chính Phong không liên can gì đến các đệ tử khác phái Hành Sơn. Vậy bọn đệ tử phái Hành Sơn không cam tâm phụ trợ nghịch đồ thì phải mau mau qua mé bên tả.

Hồi lâu, một hán tử thanh niên nghẹn ngào lên tiếng:

– Lưu sư bá! Bọn đệ tử cam đành đắc tội với sư bá.

Rồi hơn 30 tên đệ tử phái Hành Sơn sang đứng bên quần ni phái Hằng Sơn.

Gã đệ tử phái Tung Sơn tên gọi Ðịch Tu đứng ở đằng sau người con lớn của Lưu Chính Phong dạ một tiếng rồi nhẹ nhàng chí mũi đoản kiếm trong tay qua làn da sau lưng Lưu công tử.

Lục Bách vẫn giữ giọng âm trầm nói:

– Lưu Chính Phong! Ngươi muốn năn nỉ thì theo chúng ta lên núi Tung Sơn ra mắt Tả minh chủ để năn nỉ với người. Chúng ta vâng mệnh minh chủ không thể tự quyết định được. Ngươi trả trả lệnh cờ tức khắc và buông tha Phí sư đệ ngay đi .

Lưu Chính Phong nở một nụ cười thê thảm nhìn con hỏi:

– Hài nhi! Ngươi có sợ chết không?

Lưu công tử đáp:

– Hài nhi đã nghe lời gia gia quyết không sợ chết.

Lưu Chính Phong nói:

– Thế thì hay lắm!

Lục Bách quát lên:

– Giết đi!

Ðịch Tu liền phóng kiếm về phía trước suốt qua sau lưng thấu vào trái tim Lưu công tử. Thanh đoản kiếm vừa rút ra, Lưu công tử té xuống liền, máu tươi trào ra như suối. Lưu phu nhân thét lên một tiếng nhảy xổ về phía thi thể con mình.

Lục Bách lại quát lên:

– Giết đi!

Ðịch Tu giơ kiếm lên phóng tới. Thanh kiếm lại đâm vào sau lưng Lưu phu nhân.

Lục Bách lại quát lên:

– Giết nữa đi!

Hai tên đệ phái Tung Sơn lại phóng đoản kiếm giết chết hai tên đệ tử nhà họ Lưu.

Lục Bách lớn tiếng:

– Ðệ tử Lưu môn hãy nghe đây! Tên nào muốn sống thì quỳ xuống năn nỉ kể tội Lưu Chính Phong ta sẽ tha chết cho.

Con gái Lưu Chính Phong là Lưu Tinh căm giận quát mắng:

– Quân gian tặc kia! Phái Tung Sơn các ngươi còn gian ác gấp trăm ngàn lần Ma giáo.
Lục Bách thét:

– Giết đi!

Vạn Thái Bình giơ trường kiếm lên chém sã bả vai bên hữu thẳng xuống Lưu Tinh. Sử Ðăng Ðạt cùng bọn đệ tử phái Tung Sơn cũng chém mỗi tên một nhát. Bao nhiêu đệ tử phái Hành Sơn đã bị điểm huyệt kiềm chế rồi, bây giờ bị giết sạch.

Quần hùng trong nhà đại sảnh, tuy đều đã trải qua nhiều trận đao kiếm mà thấy vụ giết chóc thê thảm này cũng không khỏi kinh tâm động phách.

Có mấy vị anh hùng tiền bối muốn đứng ra ngăn cản nhưng phái Tung Sơn động thủ quá lẹ, chỉ chần chờ một chút là thây chết đã nằm ngổn ngang khắp sảnh đường.

Trong buổi lễ “rửa tay chậu vàng” có sự góp mặt của đông đảo bạn hữu giang hồ, Lưu Chính Phong đã bị Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn sai người ngăn cản.Trong buổi lễ “rửa tay chậu vàng” có sự góp mặt của đông đảo bạn hữu giang hồ, Lưu Chính Phong đã bị Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn sai người ngăn cản. (Baike.baidu.com)

Mọi người tự nhủ:

– Trước nay chính tà không thể chung sống. Cử động này của phái Tung Sơn tuy tàn bạo, nhưng không phải để báo thù riêng với Lưu Chính Phong mà là vì mục đích đối phó với Ma giáo, vậy họ có ra tay tàn nhẫn một chút cũng không phải là đại tội. Hơn nữa phái Tung Sơn đã kiềm chế toàn cục, cả Ðịnh Dật sư thái phái Hằng Sơn danh tiếng lẫy lừng cũng cúp đuôi bỏ đi.

Còn Thiên Môn đạo nhân, Nhạc Bất Quần là những tay cao thủ hơn đều không lên tiếng. Ðây là việc riêng của Ngũ nhạc kiếm phái, mình là người ngoài can thiệp vào làm chi? Nếu miễn cưỡng xuất đầu tất khó lòng tránh khỏi cái họa sát thân. Chi bằng tự giữ lấy mình mới là người trí.

Bọn đệ tử Lưu môn bị giết sạch rồi chỉ còn lại đứa nhỏ tên gọi Lưu Cần mà Lưu Chính Phong rất yêu dấu. Thằng nhỏ này năm nay 15 tuổi. Gã mặt thanh mày sáng, thông minh lanh lợi. Hoàng Diện Gia Cát Lục Bách đã tra rõ minh bạch biết Lưu Chính Phong cực kỳ sủng ái đứa con nhỏ này. Hắn dùng gã để đưa ra ngón đòn tối hậu với Lưu Chính Phong, liền quay lại bảo Sử Ðăng Ðạt:

– Ngươi thử hỏi thằng nhỏ đó xem gã đã chịu van xin tha chưa? Nếu không thì cắt mũi xẻo tai trước rồi móc mắt sau để gã phải đau khổ muôn vàn.

Sử Ðăng Ðạt dạ một tiếng, đoạn quay lại hỏi Lưu Cần:

– Ngươi có van xin không?

Lưu Cần sợ quá mặt tái mét, toàn thân run bần bật.

Lưu Chính Phong an ủi gã:

– Hảo hài tử! Con hãy coi gương anh chị con chết một cách oanh liệt là thế! Bây giờ dù họ có giết con thì cứ việc mà giết can chi phải sợ hãi?

Lưu Cần giọng run run nói:

– Nhưng… nhưng.. gia gia ơi!.. Họ lại xẻo mũi… móc mắt… hài nhi.

Lưu Chính Phong cười ha hả nói:

– Ðã đến nước này, chẳng lẽ ngươi còn hòng họ buông tha chúng ta nữa ư?

Lưu Cần ấp úng:

– Gia gia ơi!… Gia gia chịu lời chịu giết… Khúc bá bá…

Lưu Chính Phong tức quát mắng:

– Thằng tiểu súc sinh kia! Không được nói bậy! Mi bảo sao?

Sử Ðăng Ðạt khoa lưỡi kiếm vào trước mũi Lưu Cần nói:

– Tiểu tử! Nếu mi không quỳ xuống năn nỉ thì lưỡi kiếm này hớt mũi mi ngay tức khắc.

Nào… Một… Hai… Ba…

Sử Ðăng Ðạt vừa đếm dứt tiếng “ba”, Lưu cần co gối quỳ mọp ngay xuống, van lơn:

– Ðừng.. giết cháu…

Lục Bách cười nói:

– Hay lắm! Mi muốn chúng ta buông tha cũng chẳng khó gì. Ta chỉ cần mi tố cáo trước các vị anh hùng thiên hạ hiện diện ở đây những điều lầm lỗi của Lưu Chính Phong mà thôi.

Lưu Cần đăm chiêu ngó phụ thân bằng cặp mắt đầy vẻ van lơn.

Lưu Chính Phong vốn người rất bình tĩnh. Vợ con lão bị thảm tử trước mắt mà da mặt vẫn không rung động chút nào. Thế mà bây giờ lão không nén nổi cơn tức giận, lớn tiếng quát:

– Tiểu súc sinh! Mi hành động hèn nhát như vậy thì còn mặt mũi nào trông thấy mẫu thân mi nữa?

Lưu Cần đưa mắt ngó mẫu thân, ca ca cùng tỷ tỷ nằm chết trên vũng máu. Một mặt Sử Ðăng Ðạt vẫn tiếp tục khoa kiếm vào trước mũi làm cho gã sợ đến vỡ mật.

Gã nhìn Lục Bách năn nỉ:

– Xin lão gia tha cho cháu… tha cả gia gia cháu nữa.

Lục Bách nói:

– Gia gia mi cấu kết với quân ác nhân trong Ma giáo… như vậy có được không? Mi thử nói nghe!

Lưu Cần khẽ lắp bắp:

– Không… không được.

Lục Bách nói:

– Hạng người như vậy có đáng giết đi không?

Lưu Cần cúi đầu xuống không dám trả lời.

Lục Bách nói:

– Thằng lỏi này không chịu nói. Chém phứt gã đi cho rồi!

Sử Ðăng Ðạt dạ một tiếng. Nhưng hắn biết Lục Bách nói câu đó là cốt hăm dọa thằng nhỏ chứ không phải giết thật. Hắn vung kiếm lên như định chém xuống.

Lưu Cần vội nói:

– Nên… nên giết.

Lục Bách nói:

– Hay lắm! Từ đây trở đi mi không phải là người phái Hành Sơn mà cũng không phải là con Lưu Chính Phong nữa. Ta tha mạng cho mi đó.

Lưu Cần vẫn quỳ mọp dưới đất. Hai đùi gã nhũn ra không đứng dậy được.

Quần hùng nhìn cảnh tượng này cũng lấy làm xấu hổ thay, không nhịn được. Có người quay đầu nhìn ra chỗ khác.

Lưu Chính Phong buông tiếng thở dài nói:

– Họ Lục kia! Thế là ngươi thắng rồi!

Lão vung tay phải liệng cây cờ về phía Lục Bách. Ðồng thời chân trái đá hất Phí Bân ra, dõng dạc nói:

– Lưu mỗ nay đã thân danh tan nát, thôi chẳng giết người làm chi nữa.

Tay trái cầm ngang thanh kiếm đưa lên cổ toan tự vẫn.” (1)

Tay trái cầm ngang thanh kiếm đưa lên cổ toan tự vẫn.Ảnh minh họa. (Pxhere)

Còn ở bên “tà giáo” thì sao?

Màn đấu tố tái diễn với một đại công thần của giáo phái Triêu Dương – trưởng lão Đổng Bách Hùng, chỉ khác lần trước ở Lưu phủ, lần này trên Hắc Mộc Nhai; trước ở cái gọi là “chính giáo”, lần này ở Ma giáo; còn về phần thủ đoạn thâm độc khai thác những góc tối tăm nhất trong tâm hồn con người như tham sống sợ chết, tham danh lợi bạc tình nghĩa… khiến những người thân thích cũng trở mặt đấu tố lẫn nhau thì không có gì khác biệt:

“Ðổng Bách Hùng cười nói:

– Ðổng mỗ gần tám chục tuổi đầu, sống đã quá đủ rồi thì còn sợ gì hậu quả nữa?

Dương Liên Ðình quát:

– Dẫn người lên đây!

Tên hầu áo tía dạ một tiếng.

Tiếp theo những tiếng xiềng xích loảng xoảng vang lên. Mười mấy người bị áp giải vào đại điện, có nam có nữ và cả mấy đứa con nít độ bảy tám tuổi.

Ðổng Bách Hùng thấy bọn người này tiến vào, lập tức lão biến sắc quát hỏi:

– Dương Liên Ðình! Bậc đại trượng phu mình làm mình chịu. Ngươi bắt cả con cháu ta đến đây làm chi?

Tiếng lão quát làm chấn động màng tai mọi người.

Dương Liên Ðình lại hỏi:

– Trong những người nhà Ðổng gia có tên nào thuộc điều thứ ba trong bản giáo huấn của giáo chủ thì đọc ra cho mọi người nghe!

Một thằng nhỏ chừng mười tuổi cất tiếng đọc:

– Văn thành võ đức, nhân nghĩa quang minh. Ðiều thứ ba trong bản giáo huấn của giáo chủ là: Ðối với kẻ thù nghịch cần phải tàn độc. Nhổ cỏ trừ rễ. Già trẻ gái trai, giết cho kỳ hết, đừng để một mống.

Dương Liên Ðình khen: – Giỏi lắm! Giỏi lắm! Nhỏ kia! Mười điều giáo huấn của giáo chủ ngươi đều thuộc lòng cả ư?

Thằng nhỏ đáp:

– Tiểu tử thuộc hết. Hàng ngày không đọc đến bản giáo huấn của giáo chủ là ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc. Hễ đọc giáo huấn của giáo chủ là luyện võ tiến bộ rất mau, đấm đá thêm phần khí lực.

Dương Liên Ðình cười hỏi:

– Ðúng lắm! Ai dạy ngươi nói câu đó?

Thằng nhỏ đáp:

– Gia gia của tiểu tử dạy thế!

Dương Liên Ðình trỏ vào Ðổng Bách Hùng hỏi:

– Lão kia là ai?

Thằng nhỏ đáp:

– Ðó là tổ phụ của tiểu tử.

Dương Liên Ðình hỏi:

– Tổ phụ ngươi không đọc bản giáo huấn của giáo chủ, không nghe lời giáo chủ. Trái lại y còn phản đối giáo chủ thì ngươi tính sao?

Thằng nhỏ đáp:

– Nếu vậy thì tổ phụ lầm lỗi. Bất cứ ai cũng phải đọc bảo huấn của giáo chủ và nghe lời giáo chủ truyền dạy.

Dương Liên Ðình quay lại hỏi Ðổng Bách Hùng:

– Tôn nhi ngươi là đứa nhỏ lên mười còn biết rõ đạo lý. Ngươi đã bấy nhiêu tuổi đầu, sao lại hồ đồ đến thế?

Ðổng Bách Hùng đáp:

– Ta có nói chuyện với hai vị họ Nhậm và họ Hướng. Bọn họ bảo ta phản giáo chủ nhưng ta không nghe. Ðổng Bách Hùng này nói một là một, hai là hai, quyết chẳng làm việc gì phạm lỗi với người.

Lão thấy trong mấy người trong nhà cả già lẫn trẻ bị bắt đưa vào, nên giọng lưỡi cũng phải mềm nhũn một phần.”(2)

Thậm chí, một kẻ đã chết như Đông Phương Bất Bại cũng bị đấu tố, để những kẻ đang sống mới đây còn là tay “tâm phúc”, kẻ “thân tín”… vạch rõ lập trường, chiến tuyến với hắn hòng thoát tội hay mưu cầu những danh lợi khi xun xoe quỵ lụy với “nhà cầm quyền” mới:

“Tiếp theo Lệnh Hồ Xung lại nghe vang lên những lời chúc tụng của các đường chúa, hương chủ thốt ra. Chàng cảm thấy thanh âm của bọn này đượm vẻ hồi hộp lo âu. Chắc họ tự biết trong mười mấy năm qua vì tỏ ra hết dạ trung thành với Ðông Phương Bất Bại, ngoài những lời chúc tụng sáo mép, họ đã đưa ra những câu phỉ báng tiền nhiệm giáo chủ là Nhậm Ngã Hành để gièm pha lão, đồng thời làm cho nổi bật vai trò của Ðông Phương Bất Bại. Nay Nhậm Ngã Hành trở lại ngôi giáo chủ, lão mà bới móc chuyện cũ thì bọn chúng khó lòng tránh khỏi cái họa bay đầu.

Chàng còn phân biệt một số đê hèn chưa từng biết mặt Nhậm Ngã Hành chỉ một lòng xu phụ quyền thế. Trước kia chúng ton hót Ðông Phương Bất Bại và Dương Liên Ðình để được mau thăng chức và tránh tai họa thì này sự thay quyền đổi chủ đối với họ là kẻ vi thần vẫn chẳng có nghĩa gì. Những người này kéo gân cổ lên mà ca ngợi tân giáo chủ để được lão chú ý đến.

Chàng đang còn ngẫm nghĩ thì thấy bọn thuộc hạ lại nhao nhao lên kể tội ác của Ðông Phương Bất Bại.

Thậm chí có người tố cáo Ðông Phương Bất Bại ăn một bữa 5 con heo, 3 con bò với hàng chục con dê, khiến Lệnh Hồ Xung không khỏi nghĩ thầm:

– Ðông Phương Bất Bại dù ăn khỏe đến đâu cũng chẳng bụng dạ nào mà chứa được bấy nhiêu thứ. Chắc hắn còn mời bạn bè hoặc cho thuộc hạ cùng ăn mới hết nhiều như vậy. Hắn là giáo chủ một giáo phái thì việc mổ bò hay mổ heo để thết khách đâu có phải là một đại tội được?

Về sau còn bao nhiêu người thi nhau tố cáo tội trạng của Ðông Phương Bất Bại và đi sâu vào những chi tiết nhỏ mọn, vu vơ. Nào là hắn hỉ nộ thất thường, chợt cười chợt khóc. Nào là hắn mặc xiêm y sặc sỡ, ru rú trong phòng không chịu chường mặt ra trông nom giáo vụ, người thì bảo Ðông Phương Bất Bại kiến thức hẹp hòi, tính tình ngu xuẩn làm việc hồ đồ. Lại có kẻ nói võ công hắn kém cỏi chỉ ỷ thế hăm người chứ không có bản lãnh chân thật nào hết.

Về điểm này thật là vu cáo, Lệnh Hồ Xung không nhịn được lẩm bẩm:

– Bọn các người quen thói dậu đổ bìm leo, thóa mạ chủ cũ chẳng tiếc lời. Về mọi điều các người tố cáo đúng hay sai ta không thể biết được, nhưng bảo bản lãnh Ðông Phương Bất Bại kém cỏi thì thật là láo toét. Vừa mới đây bọn ta năm người chọi một mà phải chiến đấu liều mạng vẫn không thắng được hắn cơ hồ phải bỏ mình dưới mũi kim thêu của hắn. Ðến Ðông Phương Bất Bại mà còn cho là bản lãnh tầm thường thì khắp thiên hạ còn ai đáng được kể là võ công cao cường nữa? Bọn này ăn nói hồ đồ đến thế mà sao không thấy Nhậm Ngã Hành thổ lộ ý kiến gì về những điều vu hoặc này.

Tiếp theo có người lên tiếng:

– Ðông Phương Bất Bại đam mê tửu sắc, hoang dâm vô độ. Nhất là mấy năm gần đây hắn cưỡng hiếp con gái nhà lương thiện, dâm loạn cả vợ con giáo chúng và sinh ra vô số con hoang.

Lệnh Hồ Xung nghĩ bụng:

– Ðông Phương Bất Bại vì luyện võ công trong Quỳ Hoa bảo điển mà phải thiến bộ phận sinh dục chẳng khác gì một tên thái giám. Có lý đâu y còn dâm loạn đàn bà và sinh con được?

Chàng nghĩ tới đây không nhịn được nữa phải phì cười.” (3)

Chú thích: (1), (2), (3) trích Tiếu Ngạo Giang Hồ

Lật lại những trang sử đẫm máu và những màn đấu tố rùng rợn của ĐCSTQ

Trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Mao Trạch Đông đã viết: “Chúng ta tuyệt đối không áp dụng chính sách nhân từ đối với các phần tử phản động và đối với các hoạt động phản động của các giai cấp phản động.”

Mao Trạch Đông thậm chí còn đề xuất rằng “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần nghìn tổng số dân… ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần nghìn.”

Kể từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ đã đàn áp hơn một nửa nhân dân Trung Quốc. Ước tính khoảng từ 60 đến 80 triệu người đã bị chết bất thường. Con số này vượt trên cả tổng số người chết trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại.

A. Đấu tố trong dân chúng

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người chủ sở hữu đất đai (địa chủ) hoặc những người nông dân giàu có. Cộng đồng sau đó sẽ được hỏi xem là họ nên bị trừng phạt như thế nào. Một số đảng viên hoặc những người hoạt động cho ĐCSTQ đã được gài trong những đám đông để hô “Chúng ta nên giết họ!” và những người chủ sở hữu đất đai và những nông dân giàu có sau đó đã bị xử tử ngay tại chỗ. Vào thời kỳ đó, bất kể người nào sở hữu đất đai ở trong làng cũng đều bị coi là “cường hào” cuối cùng đều bị xử tử ngay lập tức bất kể là họ thuộc vào loại “cường hào” nào.

Vào khoảng cuối năm 1952, số phần tử phản động bị xử tử do ĐCSTQ công bố là vào khoảng 2.4 triệu người.

Không khí ở các trường học cũng không kém mùi tử khí. Không lâu sau khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu, tại các trường học, từ hội trường lớn hội trường nhỏ cho đến sân bãi vui chơi đều trở thành địa điểm đấu tố. Bắt đầu đại hội đấu tố, các giáo viên bị lôi lên bục, trước ngực mỗi người bị treo một bảng tên lớn có đánh dấu chéo màu đỏ. Sau mỗi người có hai học sinh canh chừng, một tay chúng nắm tay người bị đấu tố kéo ra sau, tay kia cầm tóc người bị đấu tố kéo xuống thành tư tế cúi đầu nhận tội. Tư thế “máy bay cất cánh” này đã trở thành tư thế kinh điển của tất cả các trận đấu tố sau đó.

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người địa chủ hoặc những người nông dân giàu có.Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người địa chủ hoặc những người nông dân giàu có. (The Epoch Times)

Có nhiều giáo viên bị hành hạ thể xác, bị nhục mạ bằng tất cả những lời dơ bẩn hoặc bị tra tấn đến chết mà không rõ nguyên nhân, có thể chỉ vì những giận hờn vu vơ hay bất cứ dấu hiệu không vừa mắt nào về họ từ đám học sinh đấu tố, những kẻ đang muốn chống lại kỷ luật hay sự giáo dục của nhà trường, vừa muốn chứng tỏ lòng trung thành với cách mạng và Mao chủ tịch, lại không bị coi là phần tử không triệt để cách mạng. Chúng muốn theo gương Lôi Phong, một tay anh hùng cộng sản Trung Quốc, nói rằng: “Hãy đối xử với đồng chí ấm áp giống như mùa xuân, đối xử với kẻ thù nên tàn nhẫn giống như mùa đông”.

Còn “ông trùm” Đảng là Mao Trạch Đông thì nói: “Đánh ai cũng cần tiến hành phân tích giai cấp, người tốt đánh người xấu là đáng kiếp, người xấu đánh người tốt, người tốt quang vinh; người tốt đánh người tốt là hiểu lầm.” Những lời này của Mao đã được lưu truyền rộng trong Hồng vệ binh thời Cách mạng Văn hóa. Dù cho là bạo lực với “kẻ thù giai cấp” thì là họ “đáng kiếp”, cho nên bạo lực và máu tanh đã nhanh chóng trải khắp mảnh đất Trung Nguyên rộng lớn. Trong bối cảnh nhân dân đấu đá lẫn nhau, người người tranh giành nhau thể hiện tính giai cấp của mình, một người càng biểu hiện ra “sự thù hận thấu xương” càng chứng minh đó là người yêu ghét phân minh, giác ngộ giai cấp cao, còn ngược lại là người phải chịu nỗi hiềm nghi đáng sợ là “lập trường giai cấp không vững vàng”. Vì vậy, tình thân máu mủ hay nhân tính và nhất là đạo lý cũng chẳng là gì hết trước “đảng tính” hay “lập trường giai cấp”.

Vì để chứng tỏ lòng trung thành với Mao Trạch Đông, người Trung Quốc thời bấy giờ sẵn sàng phản bội tình thân quyến, tình bạn, tình cảm nam nữ để vạch rõ giai cấp, giới tuyến giữa ta và địch.Vì để chứng tỏ lòng trung thành với Mao Trạch Đông, người Trung Quốc thời bấy giờ sẵn sàng phản bội tình thân quyến, tình bạn, tình cảm nam nữ để vạch rõ giai cấp, giới tuyến giữa ta và địch. (Epoch Times)

Sau khi người thân bị định là “kẻ thù của đảng” thì người nhà phải thể hiện rõ lập trường, không được hàm hồ. Sau khi Chương Bá Quân bị đánh hạ xuống thành cánh hữu, con trai, em gái của ông đều gửi bài đăng báo để lên tiếng phê phán ông. Sau khi một người khác là Trữ An Bình bị đích thân Mao Trạch Đông chỉ định là cánh hữu, con trai ông đã giáo huấn cha mình như sau: “Tôi xin nói với ngài Trữ An Bình một câu trung nghĩa: Hy vọng ngài kịp thời kìm cương trước bờ vực, hãy chăm chú lắng nghe ý kiến của nhân dân, đào sâu nguồn cội tư tưởng phản Chủ nghĩa xã hội, triệt để đối đãi với vấn đề của bản thân mình, để tránh tự tuyệt với nhân dân.”

B. Đấu tố trong nội bộ Đảng

Vì ĐCSTQ hợp nhất các đảng viên của nó dựa trên cơ sở “đảng tính” thay vì dựa trên đạo đức và công lý, nên sự trung thành của các đảng viên của nó, đặc biệt là các quan chức cao cấp, đối với người lãnh đạo cao nhất là một vấn đề trọng tâm. Chúng ta chỉ cần theo dõi hai trường hợp tiêu biểu của Lưu Thiếu Kỳ và Trương Chí Tân là rõ, xem ra nó còn ghê sợ hơn là đối với Đổng Bách Hùng và Lưu Chính Phong của Tiếu Ngạo Giang Hồ:

Trong cuốn hồi ký của bác sĩ Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, mang tên: “Mao Trạch Đông, cuộc đời chính trị và tình dục”, ông đã miêu tả về màn đấu tố Lưu Thiếu Kỳ như sau:

“Sáng ngày 18/7, trong lúc tôi đang ngồi đọc tờ báo buổi sáng thì một anh bảo vệ chạy vào báo:

“Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đang bị đấu tố trước cửa Dinh Chủ Tịch Nước”, tôi tức khắc chạy ra xem.

Một đám đông đã tập trung. Đám này phần lớn là cán bộ từ Ban Thư Ký thuộc Hội Đồng Tổng Lý. Binh sĩ từ Cục Bảo Vệ Trung Ương cũng có mặt nhưng chỉ đứng nhìn. Không một ai giúp ông ta chút gì cả. Lưu Thiếu Kỳ và vợ là Vương Quang Mỹ đang đứng giữa trung tâm đám đông, đang bị bọn cán bộ trong Ban Thư Ký xô đẩy và đấm đá. Áo sơ mi của Lưu Thiếu Kỳ bị rách tả tơi. Nhiều người kéo cả tóc ông ta. Khi tôi cố lại gần để nhìn cho rõ thì thấy một vài người tréo tay Lưu Thiếu Kỳ, trong lúc tên khác cố đẩy ông ta quỳ trong vị trí “máy bay đang đáp”. Cuối cùng, chúng bắt ông ta nằm sấp, mặt úp gần sát đất, tên thì đá vào lưng, tên thì táng vào mặt ông ta. Tôi không còn đủ sức đứng nhìn. Lưu Thiếu Kỳ, trong thời gian đó đã là một ông già, và trên mọi danh nghĩa, ông ta còn là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Một đám đông đã tập trung, phần lớn là cán bộ từ Ban Thư Ký thuộc Hội Đồng Tổng Lý. Lưu Thiếu Kỳ và vợ đứng giữa trung tâm, bị bọn cán bộ trong Ban Thư Ký xô đẩy và đấm đá. (Epoch Times)Một đám đông đã tập trung, phần lớn là cán bộ từ Ban Thư Ký thuộc Hội Đồng Tổng Lý. Lưu Thiếu Kỳ và vợ đứng giữa trung tâm, bị bọn cán bộ trong Ban Thư Ký xô đẩy và đấm đá. (Epoch Times)

Lưu Thiếu Kỳ, một cựu chủ tịch nước của Trung Quốc, người đã từng là nhân vật số 2 của ĐCSTQ đã có cái chết bi thảm. Vào ngày sinh nhật lần thứ 70 của Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai bảo Uông Đông Hưng (vệ sỹ trưởng của Mao) đem đến cho Lưu Thiếu Kỳ một món quà sinh nhật, một chiếc đài, để Lưu Thiếu Kỳ nghe bản báo cáo chính thức của Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương khóa 12 rằng: “Vĩnh viễn khai trừ tên phản bội, gián điệp và nổi loạn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng và tiếp tục vạch trần và chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và các kẻ tòng phạm của hắn về các tội phản bội và làm phản.” Lưu Thiếu Kỳ sau đó đã chết trong cô độc, thân thể ông ta đã hoàn toàn bị hoại tử và mái tóc bạc của ông ta đã xõa ra dài đến 60 phân…

Lưu Thiếu Kỳ có tội đối với đất nước và dân tộc Trung Hoa không nhiều hơn Mao Trạch Đông nhưng ông ta đã thua trong cuộc đấu với Mao chủ tịch.

Bà Trương Chí Tân là một nhà trí thức bị ĐCSTQ tra tấn cho đến chết trong Cách mạng Văn hóa vì đã phê bình sự thất bại của Mao Trạch Đông trong Chiến dịch Đại nhảy vọt, đã thẳng thắn nói lên sự thực và đã kêu oan cho Lưu Thiếu Kỳ. Bọn cai ngục đã nhiều lần lột hết quần áo của bà ra, còng hai tay bà ra đằng sau lưng và quẳng bà vào xà-lim giam những tù nhân nam để chúng hãm hiếp tập thể cho đến khi bà bị điên. Nhà tù sợ rằng bà sẽ hô khẩu hiệu phản đối khi bị tử hình nên đã cắt cổ họng của bà cho hở ra trước đó.

Bà Trương Chí Tân là một nhà trí thức bị ĐCSTQ tra tấn cho đến chết trong Cách mạng Văn hóa vì đã phê bình sự thất bại của Mao Trạch Đông trong Chiến dịch Đại nhảy vọt.

Bà Trương Chí Tân là một nhà trí thức bị ĐCSTQ tra tấn cho đến chết trong Cách mạng Văn hóa vì đã phê bình sự thất bại của Mao Trạch Đông trong Chiến dịch Đại nhảy vọt. (Miền công cộng)Nhưng nhiều người có thể không biết rằng còn có một câu chuyện thảm khốc nữa ở đằng sau bi kịch này, thậm chí người nhà của bà đã phải tham dự một “buổi học cho các gia đình của những người tử tù”.

Lâm Lâm, con gái của Trương Chí Tân nhớ lại rằng vào đầu xuân năm 1975:

“Một người ở Tòa án Thẩm Dương nói lớn rằng, “Mẹ cháu là một tên phản cách mạng rất ngoan cố. Cô ta từ chối không chấp nhận cải tạo, và rất ngang bướng không dễ bị lung lạc. Cô ta chống lại Mao Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, chống lại Tư tưởng bất khả chiến bại của Mao Trạch Đông, và chống lại đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch. Với tội chồng chất tội, chính quyền của chúng ta đang cân nhắc việc tăng hình phạt. Nếu cô ta bị tử hình, quan điểm của cháu là gì?” Tôi rất ngạc nhiên và không biết trả lời như thế nào. Trái tim tôi tan vỡ. Nhưng tôi vẫn cố làm ra vẻ bình tĩnh, cố giữ cho nước mắt khỏi trào ra. Bố tôi đã nói với tôi rằng chúng tôi không thể khóc trước mặt người khác, nếu không chúng tôi sẽ không có cách nào để từ bỏ mối quan hệ của chúng tôi với mẹ tôi. Bố đã trả lời thay cho tôi, “Nếu đây là sự thật, chính quyền cứ việc làm những gì mà chính quyền thấy cần thiết”.

“Người đó lại hỏi, “Cháu sẽ nhận xác cô ta nếu cô ta bị tử hình chứ? Cháu sẽ nhận tư trang của cô ta trong tù chứ?” Tôi cúi đầu và không nói gì cả. Bố tôi lại trả lời thay cho tôi, “Chúng tôi không cần gì cả”… Bố nắm lấy tay tôi và em tôi rồi chúng tôi bước ra khỏi nhà nghỉ của huyện…”

Những màn đấu tố tàn bạo ròng rã suốt nhiều năm đã in sâu vào tâm trí của mỗi thế hệ người Trung Quốc, vậy nên không khó hiểu vì sao ngày nay con người ở mảnh đất Thần Châu kia đã trở nên thờ ơ, vô cảm, chỉ muốn bảo vệ bản thân khỏi bị liên lụy trước nỗi đau của người khác.Những màn đấu tố tàn bạo ròng rã suốt nhiều năm đã in sâu vào tâm trí của mỗi thế hệ người Trung Quốc, vậy nên không khó hiểu vì sao ngày nay con người ở mảnh đất Thần Châu kia đã trở nên vô cảm, chỉ muốn bảo vệ bản thân khỏi bị liên lụy trước nỗi đau của người khác. (Epoch Times)

Thật có khác gì hoạt cảnh của cha con Lưu Chính Phong hay ông cháu Đổng Bách Hùng trong Tiếu Ngạo Giang Hồ?

Thay cho lời kết:

Dưới ngòi bút của Kim Dung, dù là chính phái hay tà phái thì đều có người tốt kẻ xấu. Thực ra, là “chính” hay “tà” thì không phải chỉ nhìn vào những lý tưởng cao đẹp hay chủ nghĩa hay những thứ nhân danh mà họ khoác vào mình. “Chính” hay “tà” thể hiện ở những cung cách ứng xử đối đãi của cá nhân hay tổ chức ấy đối với con người và xã hội theo tiêu chuẩn của sự thật, của lòng bác ái và lòng bao dung quảng đại. Ở bất cứ nơi đâu mà quyền lực của kẻ cầm quyền không có sự ước thúc; nơi con người không được tự do biểu đạt chính kiến, mọi tiếng nói khác biệt đều bị kiểm soát chặt chẽ, bị kỳ thị và đàn áp; nơi ý chí cá nhân trở nên rẻ mạt; nơi mọi tiếng nói của nhân dân chỉ là âm thanh lặp lại vô nghĩa của những lãnh đạo độc tài như Đông Phương Bất Bại, Tả Lãnh Thiền, Nhậm Ngã Hành… thì nơi ấy không thể gọi là chính phái được, và đương nhiên kẻ độc tài sẽ sử dụng đấu tố như một trong các công cụ để thao túng tư tưởng, dư luận, gây họa loạn nhân gian, từ đó có cơ hội duy trì quyền lực của mình cho đạt tới giấc mộng “muôn năm trường trị”.

Kim Dung cũng muốn chỉ ra rằng: dưới lớp vỏ của đấu tố và xu nịnh đều là mục đích cá nhân. Đương nhiên luôn có những cá nhân ngây thơ tin vào chế độ vô điều kiện, nhưng đa số những kẻ thực hiện việc đấu tố và xu nịnh là vì tư tâm, vì sợ hãi, vì lòng tham danh lợi cho bản thân hay máu mủ ruột rà. Và mục đích của Cách mạng Văn hóa chính là để hủy diệt văn hóa. Khi văn hóa, đạo đức, công lý bị hủy diệt thì nền văn minh cũng kết thúc và con người ta đều trở thành công cụ của Ma giáo hết thảy. Chỉ đến khi nào con người thực sự có thể hàng phục ma tâm, ước thúc bản thân theo những giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống thì lúc ấy chốn giang hồ mới thực sự có thái bình, như kết thúc của Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Tiếu Ngạo Giang Hồ vì thế vẫn còn nguyên giá trị thời sự vậy.

Nguyên Phong



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.