Cuộc chiến tranh Á châu giữa Ấn Độ - Trung Cộng chuẩn bị khai mào.
Anh-Huy
Hai Đại Cường Quốc Trung Cộng & Ấn Độ.
Sự phát-triển kinh-tế vượt bực,kèm theo sự bành-trướng quân-sự hiện-đại một cách hùng-hậu trong hai thập-niên vừa qua ( 1990-2010 )đả đưa Trung-Cộng và Ấn-Độ lên hàng Đại-Cường Quốc khu-vực Viển-Đông và Nam-Á . Cạnh-tranh kinh-tế,chạy đua quân-sự,thế lực đôi bên càng xung-hãn, một cuộc xung -đột trầm-trọng qua nhiều mặt thế nào cũng xảy ra không tránh được.
Vào năm 1947 Ấn-Độ dành lại Độc-lập,kế đến năm 1949 sau cuộc chiến Quốc cộng, CS Trung-Hoa gồm thâu Hoa-lục, thành lập nước CHND Trung-Quốc. Đầu thập-niên 1950 Hoa Ấn rất thân thiện nhau , hai quốc-gia hợp cùng một số quốc-gia vừa mới Độc-lập vận-động Phong-trào Phi Liên-kết,kêu gọi Sống-chung Hòa-bình,hô-hào thành-lậpThế-giới Thứ 3 ( trong lúc Chiến -tranh Lạnh phát khởi giửa Thế-giới Cộng-sản Liên-sô và Thế-giới Tự-do Hoa-kỳ ) .
Chiến-tranh Triều-Tiên 1953 và Chiến-tranh Đông-Dương 1954, Trung-Cộng hiện thân tham vọng Cộng-Sản,chủ trương Đông-Phương Hồng ồn ào và hùng hổ hơn cả Liên-Sô,tham gia trực tiếp và gián tiếp cả hai cuộc chiến. Trong nước,chế-độ độc tài đảng trị sắt máu,chủ nghỉa Cộng-Sản chuyên chế
trấn áp nhân dân bằng bạo lực...Đối ngoại, hô hào "Đập chết Con Cọp Giấy Mỹ ". Tác động và bảo trợ các Tổ chức CS trong những nước Láng Giềng nhằm lật đổ Chính-quyền thân Tây phương. Thực hiện mưu đồ CS hóa trên toàn vùng Viển-Đông;Đông-Nam Á và Nam-Á .
Cuộc Đấu-tranh Bất Bạo-Động qua sự lảnh đạo của Thánh Gandhi và Đảng Quốc-Đại, Ấn-Độ đả dành lại Độc-Lập. Thủ-tướng Nerhu thực thi Chế-độ Đại-nghị cho Quốc-Gia mình Dân-chủ Tự-do như Âu-Mỹ. Thi hành Kế hoạch Ngũ niên Canh-tân Đất nước và Cải-tiến Xả-hội... Đối ngoại, Ấn-Độ chủ trương Trung-lập trong thời Chiến-tranh Lạnh. Không chen vào nội bộ những nước Láng Giềng, cổ súy phong trào Phi Liên-Kết và tha thiết sự thành hình Thế-giới Thứ 3 .
Vấn đề Pakistan ; Cachemire và Sikkim cho thấy hai Quốc-gia có sự bất hòa. Sau hội nghị Bandung 04/1955 ( Indonesia ) lập trường hai nước càng mâu thuẩn rỏ rệt và tiến dần đến đối nghịch nhau. Vào năm 1959, Trung-Cộng dùng bạo lực cưỡng chiếm Tây-Tạng. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma bôn đào, vượt Hy-Mã-Lạp Sơn đến Ấn-Độ. Kế tiếp hằng trăm ngàn người Tây-Tạng không chấp nhận sự thống trị của Trung-Cộng, cùng vượt núi non hiểm trở đến Ấn-Độ tỵ nạn. Bang giao hai nước trở nên căng thẳng , mức độ nghiêm trọng càng gia tăng...
Năm 1962, Trung-Cộng xua quân tấn công chiếm lỉnh vài vùng biên giới của Ấn-Độ ...Cuộc xung đột xảy ra rất ngắn ngủi nhưng hai nước trở thành thù nghịch và cắt đứt bang giao gần hai thập niên. Khoảng hai thập niên gần đây, quan hệ ngoại giao được cải thiện, tình hình căng
thẳng biên giới lắng dịu nhưng sự thân hữu không còn như xưa.
Giờ đây, Trung-Cộng và Ấn-Độ đều là Đại Cường-Quốc Kinh-Tế và Nguyên-Tử.
Vị trí Địa-lý Chính-trị của Trung-Cộng khống-chế vùng Trung-Á và Viển-đông với một lực lượng quân sự như sau :
Ngân sách Quốc phòng tăng dần :
Năm 2008 : 60,1 Tỷ Đô la
Năm 2009 : 70,3 Tỷ Đô la
Năm 2010 : 77,8 Tỷ Đô la
Quân đội gồm 2.285 000 lính ( quân dịch 2 năm ).
Bộ binh :1.600 000 ( 800 000 lính quân dịch ) trang bị súng ống hỏa lực hiện đại kèm theo 6550 Thiết giáp đủ loại.
Hải quân : 255 000 ( 40 000 lính quân dịch ) với 65 Tiềm Thủy Đỉnh trong đó có 7 Tiềm Thủy Đỉnh trang bị Hỏa tiển, tấn công bằng đầu đạn nguyên tử.
28 Khu Trục Hạm, 52 Hộ Tống Hạm.
Không quân : 300 000 lính với 1600 Chiến Đấu Cơ đủ loại.
Lực Lượng Chiến Lược với vũ khí Nguyên tử gồm 100 000 lính.
Lực lượng dự bị khoảng chừng 510 000 lính.
Vị trí Địa-lý Chính-trị của Ấn Độ án ngử vùng Nam Á và Ấn Độ Dương
( con đường hàng hải vận chuyển dầu lửa và hàng hóa nối liền Trung-đông ; Đông-nam Á và Viển-đông ) với một lực lượng quân sự như sau :
Ngân sách Quốc Phòng tăng dần :
Năm 2008 : 28,39 Tỷ Đô la.
Năm 2009 : 35,88 Tỷ Đô la
Chi tiêu về Quốc phòng thực sự vào năm 2008 là 31,54 Tỷ Đô la.
Quân đội gồm 1.325 000 lính hổn hợp ( đa số tình nguyện )
Bộ binh : 1.129 900 lính trang bị súng ống hỏa lực hiện đại kèm theo 4047 Thiết giáp đủ loại.
Hải quân : 58 350 lính và 9950 lính biên hải với 16 Tiềm Thủy Đỉnh trang bị hỏa tiển tấn công bằng đầu đạn nguyên tử; 1 Hàng Không Mẫu Hạm; 8 Khu
Trục Hạm và 12 Hộ Tống Hạm.
Không quân : 127 200 lính với 632 Chiến Đấu Cơ đủ loại
Lực lượng chiến lược với vũ khí nguyên tử bảo mật.
Lực lượng dự bị : 1.155 000 lính.
Vào năm 1990 / 91 Liên Sô phá sản và sụp đổ sau khi chịu đựng cuộc chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ dần dai gần 45 năm.
Mất thế dựa Liên Sô, CSVN quay qua cầu lụy và lệ thuộc Trung Cộng. Ảnh hưởng Trung Cộng lan rộng khắp vùng Đông Nam Á và xâm nhập vào vùng
Nam Á. Ấn Độ đã từng ký Hiệp Ước Bất Tương Xâm với Liên Sô trong thời chiến tranh Lạnh. Liện Sô tan vỡ, Ấn Độ liền bắt tay thân thiện với Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản đồng thời hợp tác ngầm với cả Do Thái đã tạo điều kiện để Ấn Độ trở thành một đối thủ cân xứng với Trung Cộng về mọi mặt
" Xâu chuỗi Ngọc trai " của Trung Cộng
Chiến lược liên hợp của Hoa Kỳ và Ấn Độ đã làm cho Trung Cộng lo ngại. Từ nhiều năm qua.Trung Cộng thiết kế xây đựng và đã hoàn thành một hệ thống căn cứ Quân sự Hãi quân hùng mạnh từ cửa biển Hồng hải băng qua Ấn Độ Dương bọc hết vùng Vịnh Bengale xuyên qua eo biển Malacca cho đến Vịnh Xiêm la . Hệ thống căn cứ Hải quân Trung Cộng này được gọi là Xâu chuỗi Ngọc trai gồm 6 viên Ngọc trai :
1- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Gwadar / Pakistan.
2- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Marao / Maldives.
3- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Hambantota / Sri Lanka.
4- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Chittagong / Bangladesh.
5- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Iles Cocos/ Birmanie.
6- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Sihanoukville / Cambodge.
Xây dựng và thực hiện được " Xâu chuỗi Ngọc trai ", Trung cộng đã viện trợ quân sự, kinh tế, tài chính và kỷ thuật cho 6 quốc gia sở tại : Pakistan, Maldives, Sri Lanka, Bangladesh, Birmanie và Cambodge. " Xâu chuỗi Ngọc trai " rõ ràng là Trung Cộng giăng chặt màng lưới Hải quân bao vây Ấn Độ toàn bộ phía Nam. Trong khi lực lượng Bộ binh ước lượng trên 100.000 người, trang bị vũ khí hiện đại án ngữ vùng biên giới dài 4057 Km phía
bắc Hy Mã Lạp Sơn, sẳn sàng khai hỏa tấn công Ấn Độ. Mặt khác, " Xâu chuỗi Ngọc trai " cũng là kế hoạch bảo vệ con đường hàng hải nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ.
Sự kiện hai viên Ngọc trai Hambantota / Sri Lanka và Chittagong / Bangladesh rơi vào tay Trung Cộng là điều Ấn Độ không chấp nhận được. Bangladesh ( Đông Hồi ) độc lập vào năm 1971, thoát khỏi vòng kềm tỏa của Pakistan ( Tây Hồi ) do sự hổ trợ quân sự của Ấn Độ.
Từ lâu, ảnh hưởng của Ấn Độ rất sâu đậm vào nội tình chính trị của Bangladesh, không thể nào bất động trước mủi dao Chittagong dí vào hông, bằng bất cứ giá nào Ấn Độ cũng sẽ phải tìm phương cách hóa giải.
Sri Lanka từ khi độc lập vào năm 1948 chịu ảnh hưởng Ấn Độ. Trong cuộc nội chiến giữa dân Tamoul 25% và dân Cinghalais 75%, chính quyền Ấn Độ trung ương chủ trương hòa giải sống chung. Mặt dù, tiểu bang Tamoul Nadu ngăn cách Sri Lanka bởi một eo biển 30 Km luôn luôn ủng hộ giải pháp thành lập một nước Tamoul độc lập tách rời Sri Lanka.
Lợi dụng đường lối chính trị giữa chính quyền Liên bang Ấn Độ và Tiểu bang Tamoul Nadu mâu thuẩn, Trung Cộng chen vào viện trợ quân sự tài chính giúp chính quyền Cinghalais đánh tan lực lượng " Cọp Tamoul Tự do ", đổi lại Sri Lanka thỏa thuận cho Trung Cộng xây dựng căn cứ Hải quân Hambantota đâm thẳng vào cực nam của Ấn Độ. Căn cứ Hải quân Hambantota là yếu huyệt kiểm soát con đường hàng hải chuyển vận mậu dịch từ Âu châu - Á Rập sang Viễn đông-Đông Nam Á - Úc Châu và ngược lại. Từ căn cứ Hambantota, Trung Cộng có thể kiểm soát Ấn Độ Dương ! "Xâu chuỗi Ngọc trai"của Trung Cộng chính là dây thòng lọng thắt cổ Ấn Độ.
7516 km bờ biển cùng 1197 ốc đảo, quần đảo bao quanh Tiểu lục địa Ấn Độ rơi vòng kiểm soát của Trung Cộng. 95% hàng hóa xuất cảng của Ấn Độ cũng như 70% nguyên liệu dầu thô, khí đốt nhập cảng đều vận chuyển bằng con đường hàng hải ngang qua " Xâu chuỗi Ngọc trai " của Trung Cộng.
Trong 5 năm tới, khi Trung Cộng hoàn tất công trình xây dựng 3 Hàng Không Mẫu Hạm xong. Sáu căn cứ quân sự Hải Quân này chính là những cứ điểm để Hải Quân Trung Cộng diệu võ dương oai và hoành hành trên toàn vùng Viễn động, Đông Nam Á / Thái Bình Dương và Nam Á / Ấn Độ Dương.
Ấn Độ đối đầu với " Xâu chuỗi Ngọc trai "
Sự hợp tác tăng cường quân sự giữa Việt Nam Cộng Sản và Ấn Độ nhất là trên bình diện hải quân, cũng như việc chọn Cam Ranh và Hải Phòng là 2 căn cứ tiếp liệu cho Hải quân Ấn Độ, đồng thời Ấn Độ canh tân căn cứ Hải quân Blair trên quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ nằm giữa vịnh Bengale, hiện đại hóa lực lượng Hải quân, kiện toàn hệ thống phòng thủ toàn vùng duyên hải 7516 Km đều nằm trong chiến lược của Ấn Độ đối đầu lại "Xâu chuỗi Ngọc trai" của Trung Cộng .
Mặt khác, chính lược và chiến lược toàn cầu mỗi Siêu cường mỗi khác :
- Hoa Kỳ muốn Thế giới đơn cực nhưng Á châu đa cực.
- Trung Cộng chủ trương một Thế giới đa cực nhưng Á châu đơn cực.
- Còn Ấn Độ, Nhật Bản, Nga Sô và Việt Nam Cộng Sản muốn Châu Á đa cực và một Thế giới cũng đa cực.
Sự mâu thuẩn đó chính là mầm mống sẽ tạo nên chiến tranh tại Á Châu, điểm cực nóng chính là toàn vùng Đông Nam Á.
Anh-Huy
Paris 19.10 .2010
Phụ chú :
Lực lượng Quân sự Hoa Kỳ ( bao trùm Thế giới )
Ngân sách Quốc phòng :
- 2008 : 696,3 Tỷ Dôla
- 2009 : 693,6 Tỷ Đôla
- 2010 : 692,78 Tỷ Đôla
Quân nhân tại ngũ : 1.580 255
Lục quân : 662 232 với 5850 Chiến xa đủ loại.
Hải quân : 335 822 với 71 Tiềm Thủy Đỉnh Nguyên tử
trong đó đặc biệt 14 chiếc trang bị hỏa tiển " balistiques " đầu đạn nguyên tử.
11 Hàng Không Mẫu Hạm hiện đại ; 22 Tuần Dương Hạm hiện đại ; 56 Khu
Trục Hạm hiện đại ; 22 Hộ Tống Hạm hiện đại .
Không quân : 334 342 với 2708 Chiến Đấu Cơ đủ loại.
Thủy Quân Lục Chiến : 204 261 với 403 Chiến Xa và 371 Phi Cơ đủ loại
Phòng ngự duyên hải : 43596
Lực lượng dự bị : 864 547
Ngoài ra còn nhiều lực lượng đặc biệt bảo mật.
Lực lượng Quân sự Việt Nam Cộng Sản :
Ngân sách Quốc Phòng :
- 2008 : 2,90 Tỷ Đôla
- 2009 : 2,80 Tỷ Đôla
Quân đội tại ngũ : 455 000 ( chế độ quân dịch từ 24 đến 36 tháng phục vụ )
Bộ đội : 412 000 với 1315 Chiến Xa.
Hải quân : 13 000 với 2 Tiềm Thủy Đỉnh và 5 Hộ Tống Hạm.
Không quân : độ chừng 30 000 với 219 Chiến Đấu Cơ.
Lực lượng dự bị : 5 000 000 .
( Căn cứ theo tài liệu Bilan Géostratégie - Le Monde 2010 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.