Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Cuộc Chiến Chống Quân Nguyên (Mông Cổ) Đời Nhà Trần

Thuan Hoang


Thế lực Mông Cổ:


Vào thế kỷ 13, một dân Tộc thuộc giống Mông Cổ (Mongolian) trở thành hùng mạnh nhất thế giới, nhờ vũ khí mới là kỵ binh điêu luyện trên lưng ngựa với tên lửa kèm theo pháo (Hoà tiễn đầu tiên của thế giới).

Mông cổ thời đò là một thiểu số ba triệu người sống trong vùng sông Armur (Hắc Long) thuộc miền Bắc Trung Hoa. Năm 1206, Temoudjine (Tiết Mộc Chân) sau đổi là Genghis-Khan (Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) sau khi tiêu diệt Hsia đem quân tấn công chinh phục quân đỗi thổ Nhĩ Kỳ, sau đó quay về thôn tính Trung Hoa dưới quyền cai trị của Mông Cổ.

Genghis Khan chết ngày 18 tháng 8 năm 1227, nối ngôi cha là Ogodei tiếp tục chích sách xâm lăng.Ogodei chết, Koubai Khan (1215-1294) lấy danh hiệu là Great Khan (Nguyên Thế Tổ) đổi quốc hiểu là Yuan Dinasty (Nhà Nguyên) và tiếp tục cuộc xâm lăng, chiến thắng Sung Dynasty (Nhà Tống) Năm 1279 quân

Sung Dynasty (960-1279) hải chiến quân Mông Cổ, quân nước Sung đại bại nhảy xuống sông tự tử. Mông cổ làm chủ toàn cõi Trung Hoa. Đây lả thời cực thịnh cúa Mông Cổ. Đế quốc Mông cỗ, lịch sử gọi là Yaun Dynasty (1279-1368) trải rộng từ Âu Châu qua Á Châu chiếm 2/3 diện tích địa cầu (12,700,000 dặn vuông) (trừ Mỹ Châu chua được khám phá), vĩ đại hơn đế quốc Alexander The Great (356-323 B.C) thời thựơng cổ và hơn cả đế quốc La Mã ( 500B.C - 476 A.D ), giầu có và hùng mạnh hơn đế quốc Pháp thời Lapoleon Bonaparte (1769-1821)



Việt Nam thắng Mông Cổ lần đầu.


Trong lúc Mông cổ và nhà Sung giao tranh, một đạo quân Mông Cổ do chủ tướng Ngt Lương Hợp Thai (Wouleangotai) tấn công nước Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam. Ngt Hợp Thai sai sứ thần qua Việt Nam thuyết phục vua Trần Thái Tông thần phục Mông Cổ. Vua Trần Thái Tông phản đối yêu sách của Ngt Lương Hợp Thai, đồng thời bắt giam sứ thần Mông cổ. Năm Đinh Tý 1257 Vua Trần Thái Tông sai tướng Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân Việt Nam chấn đóng tiền đồn vùng biên giới Việt Hoa

Ngt Hợp Thai giận dữ dẩn 2000 kỵ binh quân cùng với đạo quân lính bộ do con trai Kublai Khan ( Nguyên Thái Tổ) chỉ huy tiến vào Việt Nam nhằm hướng Thăng Long. Quân Việt Nam chân đường Mông Cổ tại sông Thao tỉnh Hưng Hóa. Với khí thế kinh thiên động điạ của Mông cổ, quân Việt không giữ nổi tiền đồn phải rút về Sơn Tây Tình thế vô củng nguy cơ, vua Trần Thái Tông phải bỏ Thành Thăng Long rút về Thiên Mạc huyên Đông An tỉnh Hưng Yên.

Mông cồ sau khi chiếm Thăng Long không tiến về phía nam vù bảo như truớc, tình báo quân Việt Nam học được quân Mông Cổ bị thời khí đau bệnh rất nhiều,( trời hại?) không còn tinh thần chiến đấu. Lợi dụng tình thế, Vua Thái Tông dẫn quân truy giặc ở Đông Đầu, Giặc chạy tới Quy Hóa, bị thồ dân ở đây áp dụng chiến thật tiêu thổ ( Vườn không nhà trống) và chận đánh. Thiếu lương thực và đau bệnh, giặc mất tinh thẩn, hàng ngũ không nghiêm chỉnh, quân Việt Nam thừa thắng xông lên, chiến thắng nhiều cứ điểm, dồn quân xâm lăng vào thế rút không trật tự. Quân Mông Cổ theo đường sông Thao chạy về biên giới và về Tầu.

Muà xuân năm Mậu Ngọ 1258 Vua Trần Thái Tôn nhường ngôi cho thái tử Trần Hòang.Trần Hòang lên ngôi lấy tên là Trần Thánh Tông, hiệu là Thiệu Lương



Việt Nam thắng Mông Cổ lần thứ hai.



Việc trừng phạt về quân sự, việc Việt Nam triều cống Mông Cổ kéo dài 20 năm. Bên phía Mông Cổ, họ cũng cần thời gian để chỉnh đốn lãnh thổ vĩ đại mà họ chiếm được. Về phía Việt Nam, vua quan cũng hiểu là việc trả thù quân sự chỉ là vấn đề thời gian. Lợi dụng lúc hòa hõan, Trẩn Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn gắng công điêu luyện binh mã Tướng Trần Quốc Tuấn đã soạn thảo ra hai cuốn binh thư: đó là Vạn Kiếp Tông Bí
Truyền cho các quan, và cuốn Binh Thư Yếu Lược cho quân sĩ. Binh thư yếu lược huấn luyện binh sĩ các tín hiệu khi nào tiến, khi nào thoái, các hiệu cờ xí và trống kèn cho biết chiến lược trận mạc, cách di hình đôi ngũ, cách dùng vũ khì, chuyền vân xe mã, tầu thuyền, cách bơi lôi, lặn sâu dùng ống tre đề thở, cách đóng cọc đứơi nước, cách đi chuyển và mưu sống trong rừng núi, trong đồng lầy, cách dùng tiếng trống, kèn, thanh la, khói lửa để thông tin.

Vạn Kiếp Tông Bí Truyền cho quan võ và cận thần trong triều đình . Sách này dậy các bí mật binh pháp cho các cấp chỉ huy, cách xem thiên văn điạ lý, thời tiết, mưa gió, thao luyện chiến thuật chiến lược cổ kim của ta, của địch, cách điều quân khiển tướng của ta, của địch (biết người biết ta) Chiến lược du kích chiến nguyên thủy từ đây.

Năm 1282, thế ngọai giao Việt Mông tan vỡ. tháng 10 năm 1283 Mông cổ sai Đào Bĩnh Trực đem thư có đóng dấu nhà Nguyên (Yaun Dynasty) yêu cầu vua nhà Trần giúp lương thực cho Mông Cỗ đánh Chiêm Thành, Vua nhà Trần từ chối.

Tháng 8 năm Nhâm Ngọ 1282 quan Việt nam là Luơng Uất trấn thủ Lạng Sơn phi ngựa về Thăng Long báo cáo rằng Vua Mông Cổ là Kublai Khan sai con là Thoát Hoan cùng tả tướng Lưu Thâm , hữu tướng Toa Đô cùng Ô Mả Nhi và A Lý kéo quân tới biên giới nói là muốn mượn đường, lương thực và quân lính đề đánh Chiên Thành.

Tháng 10 năm 1283 vua Trần Thánh Tông đích thân đốc xuất quân dân, quân đội thuỷ lục Việt Nam tổng số 200,000, Trần Quốc Tuấn được phong Vương nhân chức Quốc Công ( Tổng tư lệnh quân đôi)

Tháng 8 năm Giáp Thân 1284 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cho phát hành hịch tướng sĩ kêu gọị lòng ái quốc và kỷ luật binh sĩ, Một cuộc tập trân vĩ đại thao dựơt tại Đông Bầu, bến Đông Tân trên Sông Cái nay goị là Sông Hồng thuộc huyên Thượng Phúc tỉnh Hà Đông. Sau đó quân Việt Nam chấn đóng các điểm then chốt vùng biên giới Lạng Sơn, đường thuỷ bộ Vân Nam qua Lào Cay, Phú Thọ, miền Hải Dương tại Vạn
Kiếp và vùng Thanh Nghệ Tĩnh là vùng quân địch có thề tiến quân.

Ba căn cứ như sau:

1-Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đóng đại quân tại Vạn Kiếp, tỉnh Hải Đương để tiếp sức cho chiến trương thủy bộ khắp nơi.

2-Trần Bình Trọng đóng căn cứ tại sông Bình Than.

3-Trần Khánh Dư chì huy Vân Đồn, tỉnh Quảng Yên.

Tháng 12 năm 1284 Thái Tôn Thượng Hoàng triệu tập bô lão tại điện Diên Hồng , Bô lão đồng lòng xin thề quyết chiến chống xâm lược bào vệ Việt Nam ( đây là hội nghị dân sự)



Ngày 21 tháng Chạp (12) năm 1284, quân Mông Cổ bắt đầu chiến dịch xâm lăng Việt Nam, Chúng huy động các danh tướng như sau:

Tông chỉ huy quân Mông Cổ là thái tử Thoát Hoan, phụ tá cho Thoát Hoan là hai danh tướng Ô Mã Nhi , Toa Dô, Lý Bằng.

Lục quân Mông Cổ tiến binh trên hai ngả:

1-Tây đạo do Lý La và Hợp Đán Nhi dẫn đầu theo đường Khưu Ôn thuộc Lạng Sơn vào
Việt Nam

2-Đông đạo do Tản Lược Nhi, Băng Hiến dẫn đầu vượt núi Khưu Cấp Lĩnh vùng Ôn Châu tỉnh Lạng Sơn tràn vào, theo sau là đại quân do Thoát Hoan chỉ huy

3-Đường Thủy do Toa Đô tư lệnh chiến thuyền.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thuỷ chiến với Thoát Hoan ngày 27 tháng chạp (12)

năm Gíap Thân 1284 tại ải Ni Bằng. Thế giặc quá mạnh, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phải rút về Vạn Kiếp cầm chân địch.

Mùa hè năm Ất Dậu, thuỷ quân Việt Nam do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đóng tại Bài Tân

thuộc thựơng lưu sông Lục Nam , Trần Quang Khải đóng tại Nghệ An phòng thủ mặt

Tây Nam

Ba đạo quân Mông cổ mưu đồ xiết chặt quân Việt Nam vào thế gọng kìm

để tiêu diệt.Trên chiến trân Lạng sơn, quân hai bên giao tranh không phân thắng

bại, nhưng sau mặt trận Khả Lợi và Mộc Châu thất thủ, quân ta rút về cố thủ Chi

Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các tướng Dã Tượng và Yết Kiều rút quân về Bài Tân để về Vạn Kiếp vì không giữ nổi Lạng Sơn.

Được tin Lạng Sơn thất thủ, vua Nhân Tông dùng thuyền đi Hải Dương gặp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vua nói: Thế giặc lớn quá, chống nó sẽ hại dân, hay là hàng để cứu dân,

Hưng Đạo Vương trã lời: "nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu tôi trước đã".

Một chiến dịch mới được thi hành: bỏ vườn không nhà trống, từ thành thị tới

thôn quê, gặp địch phải chống, chống không nổi chạy vào rừng, không được đầu hàng.

Ngày 12 tháng giêng, giặc đến Kinh Bắc tỉnh Bắc Ninh tàn phá vùng Võ Ninh, Gia

Lâm, Đông Ngạn rồi kéo đến đóng tại Đông Bộ Đầu. đại quân nhà Trần hạ trại tại

nam ngạn sông Cái ( Nhị Hà) đề án ngữ.

Từ Vạn Kiếp, giặc Mông Cổ tiến vào Thăng Long trong một tuần lễ Từ bờ phía Nam

Sông Nhị Hà, Thoát Hoan cho bắn đại pháo, rồi cho bác cầu phao kéo quân qua

sông (thuốc súng được Trung Hoa chế ra thời Toais vào thế kỷ thứ 9, thời nhà

Sung Dynasty, Trung Hoa đã biết chế hỏa tiễn, chính quân Mông Cổ khám phá dùng

thuốc súng bắn đại pháo)

Ngày 13 tháng Giêng vua Trần giữ không nổi Nhị Hà rút về phía Nam đóng luỹ bằng

gỗ chống lại, Thoát Hoan cho đóng cầu phao sang sông tiến vào Thăng Long, thành

Thăng Long thất thủ.

Ngày 21 tháng 2 nam 1285 quân Mông Cổ tiến đánh Thiên Mạc tỉnh Hưng Yên,

tướng Trần Bình Trọng từ Thiên Trường đem quân đem quân nghinh chiến, bị Mông

Cổ bao vây bắt được. Thoát Hoan biết Trần Bình Trọng là tướng tài nên muốn trọng

dụng, hắn hỏi: Có muốn lảm vương đất Bắc không: Trần Bình Trọng trả lời: "Ta thà

làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc" . Thoát Hoan tức giận chém

đầu Trần Bình Trọng

Quân Toa Đô chiếm đóng Thanh Hóa, Nghệ An, vùng Trung Châu và lập căn cứ

kiền soát vịnh Bắc Việt, chiếm đóng Thăng Long, khí thế sắt máu. Triều Đình

Việt Nam bối rối lo sợ. Riêng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn giữ vững lập trường.

Tham mưu của Hưng Đạo Vương là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Biết được thời khí

của miền Bắc Việt Nam, biết được giới hạn củ quân viễn chinh, hiểu được lòng

yêu nước củ dân Việt. Tháng tư khí hậu miền Bắc VN rất gay gắt, ánh nắng mặt trời xé da

bỏng thịt, mưa nắng bất thường, không khí oi ả, bệnh thời khí lan tràn trong

quân xâm lăng. đội ngũ địch quân bắt đầu lệch lạc, lương thực bắt đầu khan

hiếm, các chứng dịch bắt đầu hoành quân Mông Cổ xâm lăng. Còn quân dân ta

là người điạ phương, quen vói khí hậu, phong thổ, lại mang nặng mối thù hận

quân xâm lăng. Dưới sức nóng cháy mây hun đá, cuộc phản công bắt đầu.

Quân Ô Mã Nhi vượt sông, băng núi, từ biên giới qua Châu Ô, Châu Lý (Thuận Hóa)

Hoan Châu (Nghệ An) đến Ái Châu (Thanh Hóa) vô cùng gian lao, trong khi quân

Trần Quang khải chận đánh lúc ban ngày, khi ban đêm. Toa Đô sau 5 tháng không

thắng được mặt trận. Ô Mã Nhi xuống chiến thuyền vượt biển ra Bắc duyệt xét

chiến trường, Toa Đô lúc này kẹt ở Thanh Hóa không dùng đường bộ tiến ra Bắc

hợp với quân Thoát Hoan vì quân Trần Quang Khải giữ vững phòng tuyến. Tin này được

báo cho vua Trần Nhân Tông,Vua phong tướng cho Chiêu Văn Vương, Trần Nhật Duật,

và Hòai Văn Hầu, Trần Quốc Toàn làm phó cùng 5 vạn quân của

tướng Nguyễn Khóai đến Tây Kết chờ Toa Đô. Trần Nhật Duật phục quân tại bến Hàm

Tử, thuộc huyện Đông An tỉnh Hưng Yên và vài đạo quân phục tại Hải Đương nơi

Toa Đô sẽ lên bờ. trong thời gian này một đạo quân trung thành với nhà Tống

(Sung Dynasty) xin nhập vào Việt Nam nhưng giữ nguyên quân phục vả vũ khí nhà

Tống xưa. Quân Toa Đô hỏang sợ tưởng nhà Tống khôi phục bên Tấu mang quân giúp

nước Nam. Khi oa Đô đổ bộ, nơi nào cũng bị đánh, quân Toa Đô chết vô kể, các

đoàn thuyền mất liên lạc với nhau, hàng ngũ rối loạn, tham mưu mất tinh thần.

Toa Đô kéo tàn quân đóng tại cửa bể Thiên Trường.

Mặt trận đã chuyển hướng, Trần Nhật Duật báo tin thắng trận. Hưng Đạo Vương hạ

lệnh tái chiếm thành Thăng Long.

Trần Quang Khải nay rảnh tay vì Toa Đô định đem hết quân ra Bắc, nhưng nay kẹt

ở Thiên Trường, Trần Quang Khải lãnh việc tái chiếm Thăng Long. Trần Nhật Duật

đem quân chận đường Toa Đô không cho liên kết với Thoát Hoan. Ngày 3 tháng 5 năm

1285, quân do vua Trần thủ lãnh thắng trận tại phủ Thường Yên, tỉnh Ninh Bình.

Lúc này lục quân của Thóat Hoan đóng tại Thăng Long, thủy quân đóng tại bến

Chương Dương huyện Thượng Phúc tỉnh Hà Đông. Thóat Hoan chưa nghe Toa Đô bại

trận vì đường liên lạc bị Trần Nhật Duật cắt đứt.

Liên quân của Trần Quốc Tỏan, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Thông, Nguyễn Khả Lập, Nguyễn Truyền từ Thanh hóa vượt biển tấn công thuỷ quân Mông Cổ tại Chương Dương, giặc thua trên mặt nước, rút lên bộ, chạy về Thăng Long. Quân Nam đổ bộ truy nã trên quãng đường 20 cây số, đồng thời quân Nam ta đã phục sẵn tại 10 cây số cách thành Thăng Long, toán quân này có ý tạo rối loạn trong hàng ngũ Mông Cổ. Thóat Hoan từ thành Thăng Long không rõ tình hình dẫn quân ra, gặp quân của mình (Mông Cổ) tràn vào thành, cổng thảnh mở rộng, quân

Việt Nam thắng thế xông thẳng vào, quân Mông bỏ thành, vượt sông Nhị Hà đóng trại tại Kinh Bắc tỉnh Bắc Ninh. Quân ta lấy lại Thăng Long. Trần Quang Khái đóng binh trấn giừ Thăng Long

Được tin thắng Thăng Long, vua Trần và Hòang Thượng dẫn quân đến đóng

tại Trường An tỉnh Ninh Bình.

Toa Đô sau khi thất trận tại Hàm Tử, chạy đến Thiên Trường án binh chờ liên lạc

với Thóat Hoan, trong khi Thóat Hoan thua ở Thăng Long chạy qua Bắc Ninh cách

bộ chỉ huy Toa Đô khoảng 200 cây số. Hai bộ chỉ huy hoàn toàn mất liên lạc.

Ngày 17 tháng 5 năm 1285, Toa Đô dẫn chiến thuyền đến Thiên Mạc mục đích gặp

thủy quân Thóat Hoan nhưng không ngờ thấy quân Nam treo cờ khắp nơi, mất tinh

thần kéo quân qua Tây Kết gần cửa sông Hồng. Trong

khi Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải nỗ lực cắt đường liên lạc giữa Toa Đô

và Thóat Hoan, Đại Vương Trần Hưng Đạo đích thân dẫn quân đánh Toa Đô, phân tán và bắt

tướng tá của Toa Đô. Bí thế Toa Đô bỏ mặt sông lên đánh bộ, không xe, không

ngựa, Toa Đô dẫn quân tính vượt núi ra mặt biển, bị quân Nam phục kích, tại đây

Toa Đô trúng tên tử trận, đầu Toa Đô đưa trình vua Trần, phó tướng của Toa Đô bị bắt.

Tại tây Kết, tàn quân của Toa Đô do Ô Mã Nhi và Lưu Khê chỉ huy tìm đường qua

Thanh Hóa, bị quân ta truy nã gắt quá, Ô Mã Nhi dùng thuyền thoát về Tầu.

Vua Trần bắt 5 vạn (50,000) tù binh, nhiều tầu chiến, vũ khí, Tướng Mông Cổ

Trương Hiếu đầu hàng.



Chiến thắng Vạn Kiếp.



Thóat Hoan hay tin Toa Đô tử trận, Ô Mã Nhi chạy trốn về Tầu, Thóat Hoan hạ

lệnh lui binh. Hưng Đạo Vương biết Thóat Hoan sẽ lui binh, hạ lệnh cho Phạm Ngũ

Lão, Nhuyễn Khóai đem 3 vạn (30,0000) quân phục trong vùng lau sậy hai bên sông

tại Vạn Kiếp, Vương Uý và Vương Nguyễn dẫn 3 vạn quân từ Hải Dương tới Quảng

Yên chận đường Thóat Hoan rút về Tư Minh. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đích thân

dẫn quân tấn công Thóat Hoan đang ở Bắc Giang buộc chúng phải tiến về Vạn Kiếp. Tại Vạn

Kiếp, quân ta tổng tấn công từ mặt thủy, mặt bộ và tử rừng lau sậy tấn công ra, hàng

ngũ đội hình của Mông Cổ rối lọan, chiến thuyền Mông bị đánh chìm rất nhiều,

giặc Mông chết vô số.



Việt Nam đại thắng Mông Cồ lần thứ ba

Tin Thóat Hoan thất trận mất hết 90% quân số đến tai vua Mông Cổ Koublai Khan tại Peking Ông này giận lắm muốn chém đầu Thóat Hoan và các tướng tại Peking, triều đình can ngăn xin cho Thoát Hoan chuộc tội. Lúc đó Mông Cổ đang mưu mô đánh Nhật Bản, Hài quân Mông cổ đang

thao dượt đề xân lăng Nhật bản lần thứ ba, được lệnh phối hợp thao dượt với

quân ba tỉnh Giang Hòai, Giang Tô, Hồ Quảng, dự tính theo đường Khâm Châu, Liêm Châu

qua trả thù Việt Nam. Tin Mông Cổ định phục thù đến tai Vua Trần Nhân Tông

tháng 6 năm Bính Tuất 1286. Nhà vua hỏi Hưng Đạo Vương: "Nhà Nguyên sẽ báo thù, thế

giặc mạnh hơn trước, ta phải đối phó thế nào?" Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thưa rằng:

Năn trước giặc kéo đến, quân dân ta quen trong thái bình, chưa có kinh nghiệm

chiến đấu, giặc còn bị quân ta càn quét, nay quân dân ta đã quen chiến đấu,

giặc từ xa đến, mệt mỏi, lại sợ danh nước ta vì cuộc đại bại vong mạng của Toa

Đô, Lý Bằng, Lý Quán, chúng không có tinh thần chiến đấu, thần tin rằng ta sẽ

phá được giặc lần này hơn lần trước.



Tháng Hai năm Đinh Hợi, Thóat Hoan làm nguyên Soái, cùng với A bát Xích. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, và Áo Lỗ Xích chỉ huy 300,000 lính gồm quân chủ lực Mông Cổ.

Ngày 3 tháng 9 năm Đinh Hợi, lấy lý đưa Trần Ích Tắc về làm vua nước Nam. Mông cổ kéo quân thâu của nước Chin, Giang Tây, Giang Hòai, Hồ Quảng, Quảng Đông và 15, 000 quân thủy chiến vào Việt Nam, chia làm bốn cánh quân:

1-Thóat Hoan tư lệnh 500 chiến thuyền, 70 tầu vận tãi lương thực phát xuất

từ Khâm Châu, Liêm Châu đến Châu Tư Minh

2-Trịnh Bằng Phi, Áo Lỗ Xích tư lệnh 200,000 gồm Kỵ Binh Quân đi đường bộ.

3-Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp tư lệnh hải Quân dùng đường biển tiến vào Việt Nam.

4-Trương Văn Biền chỉ huy quân lương theo đường biển vào Việt Nam.



Quân Việt Nam được bố chí như sau:

1- Đại Vương Trần Hưng Đạo, tống tư lệnh quân đội đóng tại Phù Sơn.

2-Trần Nhật Duật, Nguyền Khóai tư lệnh 30,000 quân chờ giặc tại Lạng Sơn.

3-Trần Quốc Tỏan, Lê Phụ Thần tư lệnh 30,000 quân giữ Nghệ An.

4-Tại biên giới Hưng Đạo Vương cho thiết kế ba căn cứ Sa, Từ, Trúc cao trên núi

chờ Thóat Hoan.



Ngày 28 tháng Giêng năm Đinh Hợi, Hải quân VN tấn công giặc Mông Cổ tại eo

biển Dạ Mỗ, quân Nam thắng, bắt được nhiều chiến cụ, chiến thuyền. Ngày 3 tháng

Chạp năm Đinh Hợi, (Tháng 12 năm 1287) quân Ô Mã Nhi đến. Quân Ô Mã Nhi và A

Bát Xích tiến đánh Thăng Long, triều đình phải đòi về Hà Nam còn Vua Trần Nhân Tông

và Trương Hoàng chạy đi Thanh Hóa. Quân Hưng Đạo Vương cố thủ Thăng Long.

Không chiếm nổi Thăng Long, ngày 4 tháng Giêng măm Mậu Tỵ 1288, Ô Mã Nhi

đóng tại Vạn Kiếp, Chi Linh, Khà Lợi, Hưng Đạo Vương cho quân theo nghinh

chiến. Ngày 8 tháng Giêng năm Mậu Tỵ 1288, Hải Quân Mông Cổ thua tại Đại Bằng

huyện Nghi Dương tỉnh Hải Dương, quân ta bắt được 300 chiến thuyền.



Mặt trận Vân Đồn:

Tới nay lương thực đã cạn mà đoàn tầu quân lương vẫn còn lạc, Thoát Hoan sai Ô

Mã Nhi đi tìm. Ô Mã Nhi đến Vân Đồn thì đụng quân Trần Khánh Dư. Ô Mã Nhi thắng

nhưng không chiếm đóng Vân Đồn, chạy thẳng ra biển tìn đoàn tầu quân

lương. Trần khánh Dư thua trận mưu tính phục hận.

Ô Mã Nhi gặp đoản tầu quân lương do Trương Văn Hổ chỉ huy, quay lại mở đường

qua Vân Đồn, Trần Khánh Dư chờ Ô Mã Nhi đi qua. Khi đoàn thuyền lương vào cửa Lục

gần Hòn Gay tỉnh Quảng Yên, đoàn tầu lương thực mắc cạn, Trần Khánh Dư dẫn quân

ra đánh. Quân Ô Mã Nhi vượt qua quá xa không biết để tiếp cứu. Trần Khánh Dư

đánh chìm gần hết đoàn tầu lương thực cuả Trương Văn Hổ. Họ Trương bỏ

chạy về Tầu bằng một con thuyền nhỏ. Hưng Đạo Vương bày mưu thả tủ binh bắt

được của đoàn tầu lương thực về cho Thoát Hoan. Đây là một quyết định uyên thâm

của danh tuớng tài ba Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm cho Thoát Hoan và địch quân hoang mang, hoảng hốt, bất ngờ, quân và tướng của Thoát Hoan hay tin đoàn tầu lương thực

bị đánh chìm mất tinh thần không còn chí chiến đấu vì đoàn tầu lương thực

bị Trần Khánh Dư đánh chìm. Bây giờ Trần Hưng Đạo đánh giặc từ trong hàng ngũ

giặc đánh ra.

Ô Mã Nhi chờ mãi không thấy đòan tầu lương thực, hắn chiếm An Hưng và đóng trại

tại Vạn Kiếp. Vạn Kiếp tuy mất nhưng chiến thắng của ta đã được Trần Khánh Dư

quyết định tại cửa Lục tỉnh Quảng Yên



Trận Bạch Đằng:

Tướng lãnh của Thóat Hoan thấy không còn có cơ thắng , quân lính Mông Cổ thiếu

lương thực ta thán. Thoát Hoan bàn tính rút quân. Hắn sai Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp

dẫn thuỷ quân theo sông Bạch Đằng,

Trịnh Bằng Phi và Trương Quân hộ vệ đường bộ.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cho lệnh đào hầm hố, đặt cạm bậy ngựa, phá cầu cống, và phục binh trên đường rút quân.

Trên sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương cho đóng cọc bằng tre gìa có đầu nhọn

bọc đồng. Thân tre gìa cao hàng trăm thước và cứng hơn gỗ, mang ra từ vùng lau

sậy rừng núi gần sông, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở miền thựơng du (đầu

nguồn) và ngụy trang bằng bèo bồng (loại cỏ trôi trên mặt nước) Tham Mưu

của Hưng Đạo Vương là cho Nguyễn Khóai phục binh ở đây, khi con nước lên thì cho

thuyền khiêu chiến và dụ cho địch quân vào vùng có đóng cọc, khi con nước xuống

thì quay lại tấn công, đồng thời cho bộ binh phục trong rừng lau sậy dọc bên

sông . Đồng thời cho Phạn Ngũ Lão và Ngyuễn Chế Nghĩa phục thuỷ binh tại Ni

Bằng thuộc Lạng Sơn.

Bố trí xong, Hưng Đạo Vương tâp trung lực lượng tại sông Hóa, cho quân sĩ

thề rằng" Chuyến này không thắng được giặc, thề không trở lại khúc sông này".

Sau lời thề, quân ta kéo thẳng tời sông Bạch Đằng ngày 7 tháng 3 năm

Mậu Tý 1288.

Khi chiến đoàn chủ yếu Mông Cổ đến Chúc Đồng, Hải Quân ta ra tấn công

Tướng Mông Cổ Lưu Khê phản công, ta rút chỉ để lại 20 chiến thuyền, hôm

sau Ô Mã Nhi tới, hai bên hải chiến, khi con nước lên, Hải Quân ta bỏ chạy theo

kế hoạch tính trước về phía thựơng du, giặc dẫn hết lực lượng đuổi theo mục

đích dồn quân ta về phía thựơng lưu để tiêu diệt, khi con nước ròng

(cạn) Nguyễn Khóai quay lại phản công kịch liệt, phía hạ lưu, Hưng Đạo Vương hạ

lệnh tổng tấn công, Mông cổ lo chống đỡ hai mặt và từ rừng lau sậy quân ta tấn

công bằng cung tên từ cao bắn xuống, quân Mông Cổ lo chống đỡ quên rằng con

nước đang rút, bị dồn vào khu đóng cọc, chiến thuyền Mông Cổ bị treo trên cọc tre,

đội ngũ tan tành, chiến thuyền không còn vận hành được, quân Mông té xuống

sông, bị cung tên từ trên núi bắn xuống chết chìm rất nhiều, chiến thuyền Mông Cổ

chiếc bị lật đụng chiếc còn trôi, máu thây lai láng dòng sông Bạch Đằng.

Ô Mã Nhi đem toán quân lương ra chống giữ, cùng lúc toán quân vua Trần chỉ huy

cũng vừa đến nhập trận. Bị bốn mặt giáp công, Ô Mã Nhi không lối thóat, Ô mã

Nhi bị bắt cùng Phàn Tiếp, Tích Lê, Cơ Ngọc đem trình vua Trần Thánh Tôn, quân ta

cũng bắt 400 chiến thuyền Mông Cổ trong số 500 chiến thuyền xâm lăng Việt Nam.



Quân ta truy kích Thóat Hoan: Nghe thủy quân mình đại bại, Thóat Hoan cho

Trịnh Bằng Huy, Áo Lỗ Xích, Trương Quân, Trương Ngọc cấp tốc rút về biên giới,

Trương Quân dẫn 3000 quân mở đường máu, Trương Quân tử trận. Thóat Hoan sai A

Bát Xích , Trương Ngọc đi tiền phong, Áo Lỗ Xích bọc hậu . Trương Ngọc và A Bát

Xích tử trận.. Ta bắt thêm một tướng Mông Cổ là Sầm Đoan. Thóat Hoan lén mở

đường máu trốn chui trong một ống đồng, Trịnh Bằng Phi hộ tống. Hòang Kiên mở

đường 125 chạy về Tư Minh. Áo Lỗ Xích dẫn đám tàn quân về tới Yên Kinh.



Kết luận: trong thời cực thịnh, đế quốc Mông Cổ (1206 - 1370) trải rộng từ á

Châu Phi Châu, Ả Rập , Nga Sô, thống trị 40 kinh quốc, bao gồm 2/3 lãnh thổ

trái đất (33,000,000 kilo meter vuông , dân số 100 triệu). Thật là kinh thiên động địa.

Ba lần Mông Cổ Xâm lăng Việt Nam, ba lần bị quân dân Việt Nam tiêu diệt. Từ

cổ chí kim, không có một trận đánh nào giữa hai quốc gia lại có nhiều tướng chi

huy mặt trận bị bắt nhiều như trận trên sông Bạch Đằng. Việt Nam là một nước

nhỏ bé thời ấy, với nhân sự và tài nguyên giới hạn, nhưng nhờ lòng yêu nước, chí

khí phấn đấu, và lãnh đạo tài ba tuyệt vời của vua nhà Trần và Hưng Đạo Đạị Vương

Trần Quốc Tuấn đã đánh bại một đạo quân vĩ đại, đáng sợ nhất thế giới thời ấy. Hai lần

Mông cổ xâm lăng Nhật Bản, hai lần bị bão đánh chìm hạm đội Mông Cồ, nên không

thể nói Nhật Bản đánh bại Mông Cổ xâm lăng. Thực sự Nhật Bản tránh

được cuộc xân lăng lần thừ ba cúa Mông Cổ vì đội chiến thuyền Mông Cổ dự trù

xâm lăng Nhật lần thứ ba bị Việt Nam tiêu diệt trên sông Bạch Đằng.

Sau lần thứ ba đại bại tại Việt Nam, Mông cổ không còn xân lăng thêm một quốc gia nào khác.

..............................................................................................................................................................

Lời người soạn: Xin quý vị đóng góp thêm tài liệu để chúng ta hoàn chỉnh một

tài liệu lịch sử có một không hai của thế giới và tên của danh tướng Đại Vương Trần Hưng

Đạo được xếp vào hàng tướng tài danh của thế giới.

Biết người biết ta, trăm đánh trăm thắng. Lòng dâm bất khuất, chí khí hào hùng.



Hải Quân Hoàng Văn Thuận

...........................................................................................................................................................

Thưa quý vị, bài này tôi xin gởi lại, thêm phần Hịch Tướng Sĩ và lý lịch hai

danh tướng Yết Kiều, Dã Tượng

Xin quý vị lưu trữ cho con cháu Việt Nam cùng đọc.

......................................................................................................................................................



Tướng quân Yết Kiều – Phạm Hữu Thế

tka23 post

Yết Kiêu là tuỳ tướng của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông tên thật

là Phạm Hữu Thế. Quê ở làng Hạ Bì, huyện Gia Phúc (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết

Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).Nhà ông rất nghèo, nên ngày ngày phải lặn

lội ven sông mò cua, bắt cá. Yết Kiêu có tài bơi lặn giống như một loài thuỷ

tộc. Sau này, ông là một trong năm tuỳ tướng tài giỏi và thân tín của Trần Hưng

Đạo, đó là: Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô, Dã Tượng và Yết Kiêu.



Trong các cuộc chiến chống quân Nguyên thế kỷ XIII, ông chuyên dùng tài bơi lặn

của mình để xâm nhập sâu vào đội hình địch để đục thủng đánh chìm các chiến

thuyền, mang lại nhiều chiến công vang dội đóng góp lớn cho các cuộc

chiến. Cũng bằng tài bơi lặn của mình mà ông đã nhiều lần xông pha nơi trận

tiền, giữa đội hình địch để cứu nguy và bảo vệ cho chủ tướng. Yết Kiêu rất được

Hưng đạo Đại vương tin yêu và trọng dụng. Đã có lần Hưng đạo Đại vương Trần Quốc

Tuấn ướm hỏi về việc nhiều người khuyên can Đại vương hãy lấy lại ngôi vua từ

ngành thứ về cho ngành trưởng (Cụ Trần Liễu thân phụ của Trần Hưng Đạo là anh

của Trần Cảnh vị vua đầu tiên của Triều Trần. Chi tiết của sự việc nhiều người

đã biết).Hưng đạo Đại vương thử hỏi:

“…Khi phụ thân ta (tức Trần Liễu) sắp mất có dặn bảo ta phải lấy cho được thiên

hạ, thì Người mới an lòng nhắm mắt. Nhà ngươi thấy thế nào, có nên làm thế

không?..”

Yết Kiêu thưa:

“…Làm vậy tuy có phú quý nhất thời mà ô danh muôn thuở. Tôi muốn làm người hầu

cho Đại vương đến lúc già chết, chứ không muốn làm quan với ông vua bất trung…”

Khi ông mất, vua Trần truyền lập đền thờ ông ở bờ sông làng Hạ Bì quê ông

(tên nôm là làng Quát). Hội đền Quát được tổ chức long trọng và rất lớn hàng

năm vào ngày 15-8 âm lịch để tưởng nhớ Yết Kiêu. Lễ hội có tục bơi thuyền chải nam,

nữ. Yết Kiêu được tôn là ông tổ của ngành bơi lặn nước ta.Dã Tượng

và Yết Kiêu là hai gia thần thân tín của Trần Hưng Đạo. Dã Tượng là người có

tài thuần phục và chỉ huy đội voi ( Dã Tượng có nghĩa là voi rừng)(tượng binh)

ở Vạn Kiếp còn Yết Kiêu là người chỉ huy đội lính đánh sông. Đoạn văn sau trích

từ Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến ông:

Trước đây, Hưng Đạo Vương có gia tướng là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu.

Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng thì đi theo. Đến

lúc quan quân thua trận, thuỷ quân tan cả. [Hưng Đạo] Vương định rút theo lối

chân núi. Dã Tượng nói:

“Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”.

Dã tượng đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên , đời Trần. Ông

cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ tài giỏi

và trung thành của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, ông đóng

góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng. Chính ông và Yết Kiêu có công lớn trong

trận bắt sống Toa Đô. Ông nổi tiếng là một tướng dũng cảm tài giỏi dưới trướng

của Trần Hưng ĐạoCao Mang tên đầy đủ là Lư Cao Mang là một trong năm vị tướng tài ba và trung thành nhất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Cao Mang sinh vào khoảng năm 1232 mất năm 1286. Ông được Hưng Đạo Vương hết mực tin tưởng và trọng dụng, ông là cận vệ đầu tiên của Hưng

Đạo VươngNguyễn Địa Lô

Nguyễn Địa Lô là một gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Khác với Yết

Kiêu và Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô có tên họ đầy đủ hơn. Địa Lô có tài bắn cung bách

phát bách trúng.

Năm 1285, khi đạo quân của Toa Đô vừa từ Chiêm Thành tiến ra đến Nghệ An, tướng

chỉ huy quân đội của nhà Trần ở đấy là Trần Kiện đã hèn nhát bỏ đi đầu hàng. Sự

kiện này đã gây cho cuộc kháng chiến lúc bấy giờ những tổn thất rất lớn.

Toa Đô lập tức sai người dẫn Trần Kiện về Yên Kinh (Trung hoa). Nhưng, khi bọn

Trần Kiện vừa đến biên giới phía Bắc, các đội dân binh ở đây, dưới sự chỉ huy

của một số thủ lĩnh kiệt xuất như Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh đã đón đánh cho

tơi bời. Nguyễn Địa Lô cũng có mặt trong cuộc tập kích này và chính ông đã bắn

chết Trần Kiện.



Yết Kiều (1242-1301;

Là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần

chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người

bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược nhà Nguyên



HỊCH TƯỚNG SĨ



Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn



(BẢN DIỄN SONG THẤT LỤC BÁT)



Xưa Kỷ Tín liều thân chịu chết,

Cứu Hán Vuơng thoát khỏi Hoàng Dương

Do Vu cháu Sở Chiêu Vương,

Giơ lưng đỡ giáo tìm đường cứu vua.

Kìa Dự Nhượng thuở xưa người Tấn,

Từng nuốt than lận đận phục thù.

Kìa Thân Khoái một Tể Phu,

Chặt tay theo nạn với vua Tề.

Quan nhỏ nhưa Uất Trì Kính Đức,

Giúp Thái Tông khỏi bước trùng vi.

Cảo Khanh quan ở biên thùy,

Già mồm chửi giặc không hề tiếc thân.

Bậc nghĩa sĩ trung thần từ trước,

Từng diệt thân cứu nước có nhiều.

Những người kia nếu chẳng liều,

Chết suông như đám nữ lưu xó nhà.

Còn danh tiếng đâu mà chép lại,

Cùng kiền khôn truyền mãi không ngần.

Các ngươi dòng dõi vũ thần,

Xưa này nào có hiểu văn nghĩa gì.

Nghe câu chuyện bán nghi bán tin,

Sự muôn năm nhắc đến chi vay ?

Nay ta hãy nói cho hay,

Thử xem Tống, Thát truyện này ra sao ?

Vương Công Kiên người nào thế vậy ?

Tướng Nguyễn Văn Lập ấy người nào ?

Điếu ngư thằng bé tẻo teo,

Chống quân Mông Cổ ồn ào trăm muôn.

Khiến quân Tống thắng luôn mấy trận,

Đến bây giờ dân vẫn hàm ân.

Ngột Lang là tướng Đốc Quân,

Với Tỳ tướng Xích là nhân phẩm nào ?

Ngoài muôn dặm quản bao nước độc,

Trong mấy ngày phá rốc quân Nam.

Lòng vua Thát Đát đã cam,

Đ^’n nay lừng lẫy tiếng thơm nhường nào ?

Ta với ngươi sinh vào đời loạn,

Vừa gặp bao cơn vận hạn gian nan.

Sứ Nguyên lai vãng bao lần,

Mọi nơi đường sá muôn vàn nôn nao.

Triều đình bị cú diều soi mói,

Tể tướng thì lang sói rẻ khinh.

Mượn oai Hốt Liệt tranh giành,

Lấy bao của báu chưa đành lòng tham.

Cậy thế chúa Vân Nam nạt nã,

Đòi bạc vàng hết cả kho ta.

Thịt nuôi hùm đói mãi a ?

Sao cho thoát khỏi lo xa sau này.

Ta đây những hàng ngày quên bữa,

Lúc đêm thâu ngồi dựa gối kiêu.

Giọt châu tầm tã tuôn trào,

Như nung gan sắt, như bào lòng son.

Chí nhừng muốn moi gan lấy tiết,

Lòng những toan xẻ thịt vằm da.

Dù thân dầu với cỏ hoa,

Dù da ngựa bọc thân đà cũng vui.

Các người vốn là người môn thuộc

Được trông nom mọi việc binh cơ,

Áo không, ta cỡi áo cho,

Cơm không, ta sẻ cơm no cho lòng.

Quan nhỏ thì ta phong chức cả,

Lộc ít thì ta trả lương thêm.

Đi sông, ta cấp cho thuyền,

Đi đường, ta cũng lệnh truyền ngựa đi.

Cho cầm quân an nguy cùng lối,

Cho nằm yên, vui nói cùng hàng.

So Vương Kiên với Ngột Lang,

Đãi chư Tỳ tướng mọi người kém chi.

Nếu vua nhục ngươi thì chẳng đoái,

Mà nước nguy, ngươi lại làm ngơ,

Đừng hầu tướng giặc không dơ,

Nghe ca thết sứ vẫn trơ táo ngồi

Khi gà chọi, khi thời cờ bạc,

Cuộc vui chơi, gỡ gạc đủ trò.

Ruộng vườn muôn sự ấm no,

Vợ con vui thú riêng cho một mình.

Ham lập nghiệp, quên tình nhà, nước,

Mãi đi săn, nhác việc ngăn, ngừa.

Rượu chè hôm sớm say sưa,

Hát hay, đàn ngọt sớm trưa thỏa lòng

Đúng có lúc quân Mông, Thát tới,

Cựa gà không chọc nỗi áo da,

Những nghề cờ bạc tinh ma,

Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân ?

Ruộng nương nào đủ phần chuộc mạng,

Vợ con nào đủ cáng quân nhu ?

Của đâu chuốc được đầu thù ?

Chó săn đâu đủ sức khua giặc trời ?

Rượu ngon khó làm mồi bã giặc,

Hát hay không làm điếc tai thù.

Bây giờ chẳng sót lắm ru ?

Vua tôi bị trói gô một đàn !

Tước ấp ta bị tan nát cả,

Bổng lộc người cũng chẳng còn gì

Gia đình ta bị đuổi đi,

Vợ ngươi cũng phải đến khi nhục nhằn

Tông xã ta, địch quân xéo đi,

Phần mộ ngươi cũng bị quật lên.

Đời ta khổ nhục liên miên,

Cái tên nhơ nhuốc lưu truyền mãi sau !

Nhà các ngươi cũng đều mang tiếng,

Không khỏi làm những tướng bị thua.

Các ngươi đang lúc bây giờ,

Muốn mong vui thích như xưa được nào ?

Lời ta nhũ thấp ca ngươi nhớ,

Phải coi nằm trên lửa là nguy.

Kiềng canh đưa cũng thổi xùy,

Luyện quân sĩ tốt tập nghề đao cung.

Khiến ai nấy nức lòng mạnh mẽ,

Sức Bàn Mông, Hậu Nghệ cũng ham.

Bêu đầu Hốt Liệt cho cam,

Phơi luôn thịt chúa Vân Nam bên đường.

Tước ấp ta chăn thường ấm chỗ,

Bổng lộc ngươi hưởng có trọn đời

Gia đình ta được yên vui,

Vợ con ngươi cũng lo đời trăm năm.

Tông miếu ta nghìn năm hương lửa,

Tổ tiên ngươi muôn thuở cương thường,

Ta đây phỉ chí bồng tang,

Các ngươi dường cũng vẻ vang vô cùng.

Huy hiệu ta tôn sùng mãi mãi

Tính danh ngươi ghi với sử xanh.

Bấy giờ vui thú linh đình,

Các ngươi đều muốn buồn tênh được nào ?

Này binh pháp soạn theo đời trước,

Là “Binh Thư Yếu Lược” ban ra,

Các ngươi theo đúng sách ta,

Ấy là thần, chủ một nhà từ xưa.

Nếu bỏ sách thờ ơ lời dạy,

Ấy kẻ thù đã mấy đời nay,

Tại sao mà lại thế vầy ?

Là thù không đội trời này được chung.

Nếu các ngươi lòng không biết hổ,

Không coi đều “sát Lỗ” là cần,

Lại không vâng dạy luyện quân,

Ấy là quay giáo, bó thân quy hàng.

Giặn yên rồi còn mang tiếng mãi,

Mặt mũi nào đứng với ca cao đây ?

Muốn ngươi hiểu rõ lòng đây,

Vậy nên thảo bức hịch nầy cho nghe.

............................................................................................................................................................

Nhờ có bài Hịch trên đây mà quân Nam đã toàn thắng quân Mông Cổ hết sức vẻ

vang, lưu lại cho hậu thế một kỳ công hiển hách bia truyền vạn đại.



Hịch Tướng Sĩ cuả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và lich sử Đại Vương Trần Hưng Đạo và tứơng Yết Kiềi, tướng Dã Tượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.