Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Người Không Bỏ Cuộc

ALEX HALEY
NGUYỄN MINH TÂM chuyển ngữ
· Alex Haley là một nhà văn nổi tiếng, được giải thưởng Pulizer với Tác phẩm “Roots”- “Tìm Về Cội Nguồn”. Ông cộng tác thường xuyên với nguyệt san Reader’s Digest trong suốt 40 năm. Ông qua đời năm 1992 hưởng thọ 70 tuổi.
· Truyện ngắn của ông: “The Man Who Wouldn’t Quit” mô tả về người em trai của ông tên là George Haley, một cựu quân nhân được học bổng theo học Luật ở University of Arkansas, một tiểu bang miền Nam. Chàng sinh viên Da Đen 24 tuổi, George Haley bị các sinh viên Da Trắng trong trường kỳ thị, trù dập một cách tàn nhẫn. Nhưng với thái độ hiền lành hoà nhã, lòng độ lượng khoan dung, và sự khích lệ của gia đình, George Haley đã thắng được sự thù ghét, đố kỵ của sinh viên Da Trắng trong trường. Truyện ngắn của Alex Haley đăng lần đầu trên Reader’s Digest vào tháng Ba năm 1963, và trở thành một áng văn cổ điển. Số báo tháng 9 năm 2012 nguyệt san Reader’s Digest đăng lại truyện này.
VỚI GIỌNG NÓI NHỎ VỬA ĐỦ NGHE, ông khoa trưởng giải thích cho người sinh viên luật tương lai về thái độ cử xử anh ta nên làm để tránh rắc rối cho anh. “Tôi đã cho sửa lại một căn phòng ở basement (tầng dưới mặt đường) để anh dùng trong khoảng thời gian chờ đợi giữa các lớp học. Anh chớ nên đi lang thang trong khuôn viên nhà trường. Thư viện sẽ gửi sách xuống phòng để anh ngồi nghiên cứu. Anh nên mang theo bánh mì sandwich ăn trưa trong phòng. Lúc nào anh cũng phải đến trường, và ra về, theo lối sau, lối đi tôi vẽ đậm trên bản đồ này.”
Ông khoa trưởng không hề có một thái độ thù ghét gì đối với người thanh niên trẻ này. Chính ông và một số giáo sư trong hội đồng khoa, cùng với hội đồng quản trị nhà trường đã ký giấy nhận anh George Haley, 24 tuổi, vào học tại trường đại học Luật Khoa Arkansas. Nhưng lúc đó là thời năm 1949, chàng thanh niên trẻ tuổi là một cựu quân nhân, đơn vị Không Quân của Binh Chủng Lục quân, và anh là một người Da Đen. Ông khoa trưởng nhấn mạnh nguyên tắc chính để người sinh viên Da Đen này tránh không bị đánh đập, hành hung là hãy sống tách biệt tối đa với các sinh viên khác ở trong trường.
Anh George cảm thấy lo sợ trước kế hoạch về cách sống người ta phác hoạ, dặn dò anh phải làm theo. Lẽ ra anh nên vào học trường Luật Harvard, vì ở đó anh sẽ không phải sống lén lút như một kẻ hèn hạ. Nhưng chuyện đã lỡ rồi, anh tự ý chọn theo học ở đây thì đành phải theo vậy.
Cha của anh đã quyết định việc anh theo học ở đây qua lá thư ông cụ gửi cho anh. Thời gian còn học semester (học kỳ hơn ba tháng) cuối trong trường Moorehouse College ở Atlanta, anh nhận được lá thư của cha anh. Ông cụ viết: “Tình trạng phân biệt mầu da (segregation) sẽ không bao giờ chấm dứt cho đến khi nào chúng ta làm được những việc phi thường. Ông thống đốc tiểu bang Arkansas và các viên chức cao cấp trong ngành giáo dục quyết định sẽ thử âm thầm áp dụng chính sách hội nhập (integration) ở trường đại học. Con cần phải học thật giỏi, đạt được thành tích xuất sắc, và giữ thái độ hoà nhã, kiềm hãm sự nóng giận. Cha biết Arkansas có một trường Luật giỏi nhất ở miền Nam. Cha có thể thu xếp cho con được nhận vào học nếu con chấp nhận những khó khăn, và thử thách cha vừa kể cho con nghe.
George dành tất cả yêu thương và kính trọng tuyệt đối với cha của anh. Ông cụ là một giáo sư đại học, và là một trong những nhà tiền phong về giáo dục người Da Đen. Anh chấp nhận thử thách đó.
Ngày đầu tiên đến trường, anh vội vàng đi ngay xuống căn phòng dưới basement, để miếng sandwich trên bàn, và chạy lên lầu trên, đi vào lớp học. Anh bỗng thấy mình đang đứng giữa một rừng người, toàn là những khuôn mặt Da Trắng. Tất cả những người này hình như đang trố mắt nhìn anh. Trong cái nhìn của họ bao gồm sự kinh ngạc, không tin vào gì họ trông thấy, sau đó, cái nhìn ấy biến thành sự nghẹn ngào, và tức giận như muốn nổ tung. Cả căn phòng lớn như một hội trường dành cho sinh viên ngồi nghe diễn thuyết xì xầm những tiếng bàn luận, nói chuyện nho nhỏ, nhưng khi anh bước hẳn vào trong cửa căn phòng, bỗng nhiên tất cả đểu im lặng, một sự lặng thinh tuyệt đối. Anh ngó dáo dác tìm chỗ ngồi. Chỗ ngồi của anh ở bên góc phòng hội, giữa các sinh viên và người diễn giả. Khi bài giảng bắt đầu, anh ráng tập trung tâm trí để nghe những gì giáo sư đang nói, nhưng thái độ đố kỵ, thù ghét của những người ngồi trong phòng thấm dần vào tri thức của anh, khiến cho đầu óc của anh bị đông cứng lại, không thể tiếp thu được gì cả.
Sang đến ngày thứ hai, anh được các sinh viên cùng lớp đón tiếp bằng những lời thoá mạ cay độc, và lời hăm hoạ dữ dằn. Ví dụ như: “Ê thằng mọi đen (nigger), mày làm gì ở đây?”, hay lời chửi rủa: “Ê thằng mọi, cút về Phi châu đi.”. Anh ráng nhắm mắt làm ngơ, và vẫn tiếp tục bước đi trong dáng điệu tự tin tối thiểu.
Những sinh viên trong trường bèn nghĩ ra kiểu mới để hành hạ anh. Buổi sáng sớm, khi anh vừa đến căn phòng của mình ở dưới basement, anh nhận được những lời hăm doạ, lời chửi rủa tục tĩu đút dưới khe cửa. Những lần đi từ trường về nhà trọ ở dưới phố là những chuyến đi hồi hộp, nín thở, anh sợ có thể bị tấn công bất ngờ. Một buổi trưa, ngay tại ngã tư dưới phố, một chiếc xe hơi chở đầy sinh viên, chạy rề rề đến gần anh, mấy sinh viên trong xe dơ tay ngoắc anh. Khi anh đi đến gần xe để xem họ cần nóí gì với anh, thì ngay lập tức, người lái xe rồ máy xe vọt đi, làm cho anh chới với, suýt ngã dập mặt xuống đất. Tai anh nghe văng vẳng tiếng cười ngạo mạn của những người trên xe, với câu nói hết sức ác độc: “Ê thằng người vượn, sao mày không đi bằng bốn chân?”.
Căn phòng dưới basement của anh ở gần văn phòng Tập San Nghiên Cứu Luật Pháp, tên là Law Review. Đây là tập san chuyên ngành, chỉ đăng những bài nghiên cứu xuất sắc, và do 12 sinh viên năm cuối, học giỏi, đứng đầu lớp chọn lựa, hiệu đính. Anh nghe nói những sinh viên làm trong tập san cũng không ưa gì anh, nhưng anh lại phải dùng chung nhà vệ sinh với họ. Một buổi trưa anh về phòng, thấy cửa phòng bị mở tung, và anh đụng mặt phải một bịch nước tiểu, đựng trong bao giấy, treo ngay cửa. Sau vụ này, anh được ban giảng huấn nhà trường cho một chià khoá riêng để dùng nhà vệ sinh chung với họ. Nhưng anh từ chối lấy chìa khoá. Thay vào đó, anh chấp nhận nhịn đi tiểu suốt cả ngày, anh tìm chỗ khác để dùng nhà vệ sinh.
Anh bắt đầu lo ngại rằng thái độ tiêu cực chấp nhận để người ta đối xử tệ bạc với mình có thể làm anh mất đi hào khí của một người đàn ông. Anh tự hỏi anh có nên thù ghét, và phản ứng quyết liệt trước những hành vi bỉ ổi họ của họ hay không? Anh nêu vấn đề này trong những lá thư anh hỏi ý kiến cha anh, và người anh. Anh cảm thấy khó chịu, bứt rứt khi cầm bút viết những lá thư dài, đau đớn này. Cha của anh trả lời thơ của anh: “Con phải luôn luôn nhớ rằng bọn họ đối xử với con như vậy xuất phát từ một nỗi lo sợ. Họ sợ vì sự hiện diện của con tại trường đại học sẽ làm cho họ bị tổn thương, hay việc giáo dục và cơ hội thành công của họ bị suy giảm. Con hãy ráng kiên nhẫn nhịn họ đi. Cho họ cơ hội hiểu thêm về con, và để họ biết rằng con không phải là mối đe doạ đối với họ.”.
Ngay sau ngày anh nhận được lá thư của cha, George trông thấy một sợi dây thòng lọng dùng để treo cổ, để trong căn phòng của anh ở basement.
Người anh trai của anh viết lá thư: “Anh biết thật là khó khăn cho em khi phải sống trong hoàn cảnh bị trù dập như vậy, nhưng em hãy nhớ rằng những người thân của em lúc nào cũng ở bên em, hỗ trợ cho em, và cầu nguyện cho em.” George đọc lá thơ của anh với nụ cười méo mó, chán nản. Anh thắc mắc không hiểu người anh trai của mình nghĩ sao khi thấy chính những người Da Đen trong thành phố cũng tìm cách tránh mặt anh. Họ biết anh đang ở cái thế đu giây, rất khó khăn, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể nổ tung thành một vụ bạo động chết người. Vài người Da Đen tỏ ý thương anh, khích lệ anh. Một ông phó tế trong nhà thờ cho anh một đồng đô la nhầu nát, để giúp anh trả tiền điện. Ông nói: “Bác đi làm ca đêm, tối nào bác cũng thấy cháu học rất khuya, đèn học còn thắp sáng trong phòng cháu. Cháu hãy cầm lấy đồng bạc này của bác để trả tiền điện.”
Mặc dù học gạo rất khuya, song George chỉ vừa đủ điểm đậu trong kỳ thi của semester đầu. Khó khăn cho George là ngồi trong lớp học nghe giảng, nhưng anh không thể nào suy nghĩ được vì bị chi trí bởi những người xung quanh. Thần kinh của anh bi căng thẳng vì những cái nhìn xoi mói, thù hận của những người này. Vì vậy, sang đến semester thứ hai, anh đổi cách học. Khi vào lớp, anh dùng phương pháp tốc ký anh học được hồi còn ở trong Không Quân, cứ cắm cúi ghi chép tất cả những lời giảng của giáo sư một cách máy móc, không cần suy nghĩ. Đến tối, khi đầu óc anh thanh thản, không còn bị chi phối bởi thái độ hiếp đáp của những người xung quanh, anh mới lấy bài ghi chép ra học lại. Anh học cho đến khi nào anh thuộc lòng bài giảng của giáo sư mới thôi.
Vào khoảng cuối năm học đầu, George bị sụt mất 28 pound vì học khuya. Anh vào phòng thi với thân thể mệt lử, cả về tinh thần lẫn thể xác. Anh cố gắng làm bài thi, anh nghĩ nhờ ơn trên anh đã làm xong hết bài thi mà không bị ngất xỉu. Anh định bụng anh sẽ bị đánh rớt, vì không hiểu mình làm bài có đúng hay không. Anh ráng hết sức khi trả lời câu hỏi của bài thi, bây giờ thì anh có thể thơ thới ra khỏi phòng thi, chẳng cần biết đậu hay rớt, cũng mặc kệ thôi. Anh tự nhủ: Có những người Da Đen làm được những việc anh chịu thua không làm nổi, có những người Da Đen khác mạnh hơn và thông minh hơn anh.
Buổi trưa ngày công bố điểm thi, anh vào căn phòng của anh ở basement, ngồi phịch xuống ghế và gục mặt lên bàn, hồi hộp lo âu không biết điểm thi của mình sẽ ra sao. Bỗng nhiên có tiếng gõ cửa, anh lên tiếng trả lời: “Xin mời vào!” Anh không thể tin được những gì anh thấy trước mắt, bốn người sinh viên cùng lớp ùa vào phòng anh, mỉm cười với anh. Một người lên tiếng nói: “Điểm thi vừa được niêm yết ra ngoài, và anh là người có điểm cao nhất lớp, điểm A. Chúng tôi muốn đến báo tin vui này cho anh.” Sau đó, với một chút ngượng ngùng, hổ thẹn, họ cùng nhau rút lui ra khỏi phòng anh.
Trong vài phút đầu, anh hết sức kinh ngạc về kết quả thi, nhưng rồi một loạt những cảm xúc khác nhau ào ạt xâm chiếm hồn anh. Quan trọng nhất là anh cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái, trút được nỗi lo âu là anh sẽ không phải báo tin thi hỏng cho cha anh và những người bạn thân thiết của anh.
Sang đến semester sau, khi George trở lại học ở trường Luật Arkansas, những lá thơ nặc danh mang tính chất kỳ thị, hiếp đáp, giảm đi rất nhiều. Sinh viên trong trường bắt đầu tỏ ra bái phục, ghen tức, hơi ngán anh vì anh học giỏi qúa. Nhưng họ vẫn tiếp tục nhìn anh như một con thú lạ ngoài sở thú.
Rồi một hôm anh nhận được thư mời dự “Buổi họp ngày Chủ Nhật về Quan Hệ Sắc Tộc, Mầu Da.” Thơ mời mang chữ ký của Tổng Thư Ký của Hiệp Hội Sinh Viên trong Hội Thánh Westminster Presbyterian. Phản ứng đầu tiên của anh là tức giận khi nhận được thư mời. Anh ruả thầm trong bụng: Họ đối xử với mình tệ quá, còn gì để mà thảo luận? Những kẻ có lòng tốt trong Hội Thánh này ở đâu từ bấy lâu nay khi mình bị trù dập, hiếp đáp? Cay đắng cho tình đời, anh xé nát thư mời và vứt nó vào sọt rác. Nhưng đêm hôm đó, anh cứ trằn trọc suy nghĩ mãi, không hiểu thái độ tức giận của anh, từ chối lời mời, có đúng hay không. Sáng dậy, anh ráng viết lá thư phúc đáp, chấp nhận đến tham dự buổi thảo luận về quan hệ sắc tộc, mầu da.
Tại nhà thờ của hội thánh, anh gặp những thanh niên nam nữ trẻ tuổi tuổi, áo quần tề chỉnh, lúc nào cũng có sẵn nụ cười nở trên môi, đưa tay chào đón anh. Cuối cùng, người chủ tịch hiệp hội sinh viên Hội Thánh Tin Lành đứng lên giới thiệu anh George lên diễn đàn. Anh ta nói: “Chúng tôi hy vọng anh Haley sẽ nói cho chúng ta biết là sinh viên con cái Chúa chúng ta nên cư xử như thế nào trong quan hệ sắc tộc, mầu da.”
Anh George đứng dậy, lạnh lùng bước lên bục nói chuyện. Những lời giới thiệu vừa rồi làm bùng nổ những cảm xúc mãnh liệt trong lòng anh. Anh quên bẵng những lời văn từ tốn, chau chuốt anh đã soạn sẵn. Anh bung ra những lời nộ khí xuất phát tự trong lòng: “Các bạn hỏi tôi các bạn phải làm gì ư? Có giỏi cứ nói thẳng vào mặt tôi đi.”
Sau đó, tất cả những gì anh bị đè nén từ bấy lâu nay, được anh diễn đạt bằng lời nói trong buổi đăng đàn nói chuyện lần này. Anh nói với họ rằng họ sẽ nghĩ sao khi mình bị đối xử như một kẻ thù ngay trên đất nước của mình. Họ nghĩ sao khi họ bị khủng bố tinh thần không phải vì họ phạm tội mà chỉ vì mầu da của họ. Họ nghĩ sao khi những lời giảng của Thiên Chuá về thương yêu, nhân ái đều không có giá trị gì cả trong thế giới thực tế ngoài đời. Cuối cùng, anh thú nhận: “Tôi bắt đầu cảm thấy oán hận. Tôi cố hết sức để chống lại sự hận thù giữa loài người với nhau, nhưng tôi thất bại, tôi đành chịu thua.” Nước mắt anh chảy ràn ruạ, anh lảo đảo đứng không vững vì xúc động, anh vội tìm chiếc ghế để ngổi xuống.
Sau một vài giây yên lặng bao phủ hội trường, kế tiếp là những tiếng hoan hô vang dội, những lời chúc mừng về bài nói chuyện đầy xúc động của anh. Mãi cho đến khi anh chủ tịch hội sinh viên Tin Lành phải dùng cái búa gỗ gõ nhiều lần trên bục giảng để vãn hồi trật tự. Anh George được tất cả mọi người bầu làm thành viên của Hiệp Hội Sinh Viên Tin Lành. Từ đó về sau, cuối tuần anh thường đến sinh hoạt trong nhóm sinh viên Tin Lành tại Westminster House. Anh rất thích không khí thân mật bạn bè của nhóm sinh viên Tin Lành.
Vài dấu hiệu phá tan tình trạng băng giá bắt đều ló dạng tại khuôn viên trường đại học. Một vài người bạn cùng lớp với George rón rén lại gần làm quen với anh, và mời anh thảo luận bài vở với họ. Một lần anh nghe thoáng trong nhóm học đang thảo luận với nhau về một điểm pháp lý, một người trong họ nói: “Chỗ này chúng ta hiểu chưa rõ, mình xuống Phòng Noose Room để hỏi Haley nhờ hắn xem sao.” Anh nghĩ đây là dịp để anh trả đũa. Nhưng ngay sau đó anh mỉm cười. Theo anh, điều quan trọng nhất là làm họ thay đổi thái độ.
Vào khoảng thời gian cuối năm thứ hai, một sinh viên năm chót ngỏ lời mời anh viết bài cho Tập San Nghiên Cứu Law Review. Theo thông lệ chỉ những sinh viên xuất sắc mới được mời viết cho Tập San Nghiên Cứu. Anh George cảm thấy hãnh diện khi được họ mời cộng tác.
Mãi cho đến khi anh lên năm thứ ba, tức là năm cuối, anh mới dám quyết định đi xuống cafeteria nhà trường để ăn trưa. Vì là năm cuối, anh muốn thả lỏng, không cần cảnh giác, khép nép, quá đáng như trước nữa. Nhưng chính tại sân trường, anh nếm mùi đau khổ về cuộc đời hơn là chuyện học hành.
Trong lúc anh đang đứng xếp hàng chờ lấy thức ăn, các sinh viên khác cũng đứng xếp hàng theo hai chiều, một chiều vô, một chiều ra với thức ăn trên tay. Trong lúc anh đang cầm trên tay khay thức ăn, với nĩa muỗm và đầy thức ăn trên dĩa. Bỗng dưng ba sinh viên to lớn đứng gần đó lên tiếng, nói thật to: “Ê thằng mọi đen, mày muốn lại đây ngồi ăn với bọn tao không?”
Chúng thúc cùi chỏ, gỉa vờ xô đẩy nhau để làm đổ khay thức ăn của anh. Muỗm, nĩa, và đĩa thức ăn rơi xuống đất vỡ tan tành. Trong lúc George cuí xuống thu nhặt thức ăn, mắt anh hằn học tức giận nhìn mấy tên Da Trắng cố tình hành hạ anh. Lần đầu tiên anh phải nói lớn tiếng, hét vào mặt chúng: “Ê mấy thằng mất dạy. Chúng mày không phải trẻ con mà làm cái trò nham nhở đó.” Cả bọn cùng nhìn lại anh với thái độ hăm doạ.
Quá xúc động vì tức giận, George bỏ hết thức ăn rơi xuống đất vào thùng rác, lấy thức ăn mới, và đi đến một bàn trống ngồi ăn một mình. Anh cúi gục đầu nuốt giận trong lúc ngồi ăn. Bỗng dưng một sinh viên có cái đầu sói, lưa thưa vài sợi tóc đến bàn anh, đặt khay thức ăn của anh ta xuống bàn, và cất giọng chậm rãi nói: “Tên tôi là Miller Williams, anh bạn cho phép tôi ngồi cạnh được không?’ Anh George gật đầu. Bây giờ hai người trở thành trung tâm điểm gây sự chú ý của mọi người xung quanh. Thái độ khiêu khích bây giờ được hướng về phía người sinh viên Da Trắng ngồi cạnh anh George. Họ nhìn về Williams với thái độ hằn học, nguyền rủa: “Mẹ kiếp cái thằng mê tụi mọi đen.”
Anh Miller Williams, tỉnh bơ không thèm để ý đến cái đám người đó. Anh ta tiếp tục nói chuyện với George: “Tôi sinh ra ở Hoxie, Arkansas, tôi từng sống khá lâu ở miền Nam. Nhưng tôi nghĩ những gì đang xảy ra ở đây là không đúng, và tôi chọn thái độ bênh vực cho anh.”
Chiều hôm đó, anh Williams rủ thêm vài người bạn xuống phòng của George để tán gẫu, bàn chuyện phiếm với nhau. Họ thi nhau đặt câu hỏi với George về người Da Đen. Ví dụ họ hỏi: “Có phải người Da Đen các anh lúc nào cũng thủ dao trong người phải không?” George bèn móc hết túi quần cho họ xem, chẳng có gì trong đó cả. Họ lại hỏi: “Bao lâu người Da Đen các anh mới tắm rửa một lần?” George trả lời: “Chúng tôi tắm rửa mỗi ngày.” Có người còn hỏi: “Có phải hầu hết bọn đàn ông Da Đen các anh thấy gái Da Trắng là thèm rỏ dãi?” George lấy trong ví cho họ xem hình một cô gái Da Đen rất đẹp, bạn gái của anh ở dưới quê nhà.
Sau lần chuyện vãn này, anh viết thư cho người anh trai: “Muốn cải thiện quan hệ giữa hai mầu da, theo em, có đến 50% kết quả là nhờ vào nói chuyện với nhau, để thông cảm hiểu nhau hơn. Hiện nay, em có thể nóí chuyện với một vài người bạn Da Trắng. Em nhận thấy rằng, xuất phát từ những niềm tin sai lầm xấu xa khiến cho người ta có thành kiến với nhau. Em thấy rõ một số bạn của em hết sức vất vả khi họ phải thay đổi cái nhìn về em, chỉ cần họ nhìn em như một con người bình thường cũng khó khăn cho họ lắm.”
Tình hình ngày càng tốt đẹp thêm, năm học cuối cùng ở trường Luật là một chiến thắng vinh quang cho cả anh George cũng như những người bạn Da Trắng của anh. Anh George được người ta đối xử tử tế hơn, các bạn Da Trắng không còn có cái nhìn thành kiến về người Da Đen. Khi một sinh viên Da Trắng đến làm thân với anh, và nói: “Tôi có viết cho anh một lá thư xin lỗi.” George bèn chìa tay ra bắt tay người bạn Da Trắng này, và xin anh ta hãy xí xoá quên đi chuyện cũ. Khi một người bạn Da Trắng mời anh điếu thuốc, mặc dù không biết hút thuốc lá, song George vẫn bập bập hút vài hơi để bạn anh được vui lòng.
George được chính thức chỉ định là một người viết trong tập san nghiên cứu Law Review. Những bài nghiên cứu của anh rất công phu, có giá trị, được gỉải thưởng của Tổ Hợp Luật Gia ở Arkansas. Bài viết thắng giải của anh sau đó lại được dùng làm bài nghiên cứu đại diện cho trường đại học đi dự tranh gỉai toàn quốc. Ban giáo sư chọn anh làm Luật Sư Biện Hộ trong những vụ tranh luận thực tập, và tất cả các đồng nghiệp viết trong Tập San Nghiên Cứu Law Review chọn anh là Chủ Bút chuyên viết lời bình nghị. Đây là một chức vụ hết sức quan trọng, chỉ người này mới có quyền chọn lựa bài nào cho đăng trên tập san.
Thế rồi chương trình học Luật của anh cũng đến giai đoạn hoàn tất, và anh cảm thấy mãn nguyện vì mình làm được gần hết những mục tiêu trong đời mình. Nhưng rồi bóng ma kỳ thị một lần nữa lại hiện ra. Chẳng qua là vì hàng năm, theo thông lệ, những cựu sinh viên xuất sắc thường được ban giáo sư của trường mời trở về trường dự dạ tiệc, đặc biệt là họ muốn vinh danh những người từng viết bài nghiên cứu cho Tập San Law Review. Với mối lo sợ về nạn kỳ thị đè nặng trong lòng, chiều hôm đó, khi anh George đến khách sạn dự tiệc, gặp lại bạn bè cũ, nhưng trong lòng anh tê tái, lo âu.
Thức ăn được dọn ra, nhưng miệng anh nhạt nhẽo, không cảm thấy mùi vị gì cả. Sau đó đến lúc đọc diễn văn. Ông khoa trưởng trường Luật Robert A. Leftar, lên tiếng ngỏ lời chào đón các cựu sinh viên quanh trở về trường, và đặc biệt là những người từng cộng tác trong ban biên tập tờ Tập San Law Review. Rất nhiều tên tuổi được đọc lên, tưởng như dài vô tận, anh George cảm thấy nụ cười muốn tắt ngúm trên môi.
Ông Khoa trưởng Leflar nói tiếp: “Người trai trẻ tôi sắp giới thiệu cùng quí vị cần phải, và xứng đáng, được sự kính nể đặc biệt của tất cả quí vị hiện diện tại đây, hơn bất cứ một ai khác trong trường Luật chúng ta.”
Mười một cái ghế hàng đầu được xô nhẹ sang phía sau, để cho mười một người đứng thẳng lên. Họ là những người từng làm chủ bút tập san Law Review. Sau khi đứng nghiêm chỉnh, họ cùng hướng tia mắt nhìn về phía anh George vỗ tay nồng nhiệt. Kế tiếp theo, tất cả các giáo sư trong trường cùng đứng dậy vỗ tay tán thưởng, chúc mừng anh George. Cuối cùng thì chính những cựu sinh viên, những luật sư, thẩm phán có mặt trong bữa tiệc, kể cả một số chính khách ở Miệt Dưới Miền Nam (Deep South, nặng đầu óc kỳ thị) cũng đứng thẳng người lên, dành cho anh George sự đón tiếp cực kỳ long trọng. Họ nói thật to: “Mời anh đứng ra đọc diễn từ.” Anh Geroge Haley xô ghế, đứng dậy, tiến lên máy vi âm. Anh xúc động quá, nói không nên lời, anh ứa nước mắt vì cảm động. Phải chăng đó là bài diễn văn chân thành tự đáy lòng anh.
Ngày nay, mười năm sau, ông George Haley trở thành một luật sư khả kính của Kansas City, tiểu bang Kansas. Ngoài ra, ông cũng từng làm Phụ tá Luật sư thành phố từ năm 1955. Ông còn là người bảo trợ quan trọng nhất của Hội Thánh Tin Lành, và giúp nhiều tiểu thương Da Đen gây dựng sự nghiệp. Ông cũng kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Đảng Cộng Hoà của tiểu bang Kansas.
Khoảng hơn chục người bạn cũ tại trường Luật ngày xưa vẫn còn là bạn thân của anh George, nhưng có lẽ cảm động nhất là mối giao tình thân thiết giữa anh và Miller Williams, người sinh viên Da Trắng can đảm đến ngồi cạnh anh ở caferia ngày xưa. Cách đây vài năm, anh Williams gọi điện thoại báo tin cho biết bây giờ anh là Giáo sư Anh Văn ở trường đại học Louisiana State University, hai vợ chồng mới sanh được cháu gái đầu lòng. Anh ngỏ lời với George: “Vợ chồng tôi mới sanh cháu Lucy, chúng tôi có ý muốn nhờ anh nhận lời làm cha đỡ đầu cho cháu, không hiểu anh có vui lòng nhận lời hay không?”
Lời yêu cầu của anh Williams càng khiến cho tình bạn giữa hai người thêm bền chặt lâu dài. Anh George thấm thía hiểu rằng cuộc chiến đấu trường kỳ dai dẳng của anh đã được đền bù thích đáng. Anh biết ngay từ đầu là lời dạy của cha anh thật là chí lý, khi ông cụ nói: “Con hãy kiên nhẫn, tạo cho họ cơ hội hiểu biết về con.”
Phần tôi, tôi cũng biết rõ điều này. Bởi vì tôi là anh của George.
Ghi chú:Thật khó có người nào không ưa ông George Haley cho được. Ở tuổi 87, ông vẫn còn khoẻ mạnh, cường tráng, với nụ cười hiền lành lúc nào cũng nở sẵn trên môi. Ông có nhiều chuyện dí dỏm để kể cho bạn nghe, và hằng hà vô số chuyện đời trong kinh nghiệm sống của ông với tư cách một luật gia dầy kinh nghiệm. Có một thời gian, ông từng làm Đại sứ Hoa Kỳ tại nước Gambia. Trên tường căn nhà ông ở với bà Doris, vợ ông, tại Silver Spring, Maryland, trưng đầy những bức hình đánh dấu thành tích cuộc đời làm việc của ông. Hai ông bà sống hạnh phúc với nhau 59 năm. Trong những tấm ảnh này, có tấm hình ông chụp chung với Mục sư Martin Luther King Jr. Hai người từng là bạn thân với nhau từ thuở hàn vi cho đến ngày Mục sư King bị giết. Tại văn phòng Luật, ở tư gia của ông, ông Haley nhớ lại thuở thiếu thời ông là một trong những sinh viên Luật Da Đen đầu tiên ở miền Nam. Ông bị trù dập, hiếp đáp chỉ vì mầu da. Điều này làm ông đau đớn lắm. Nhưng ý chí ông mạnh hơn sự đau đớn ấy, và không để cho sự kỳ thị thắng được ông. Ông nói thật: “Tôi chẳng hề sự kỳ thị chút nào cả.” Có lẽ đó là sức mạnh phi thường tiểm ẩn trong một con người hết sức đặc biệt như ông.-Ghi chú thêm của David Noonan
- Nguồn Reader’s Digest tháng 9/2012.




***

George Haley: The Man Who Wouldn’t Quit


In low tones, the dean was explaining to a prospective law student the conduct expected of him. “We have fixed up a room in the basement for you to stay in between classes. You are not to wander about the campus. Books will be sent down to you from the law library. Bring sandwiches and eat lunch in your room. Always enter and leave the university by the back route I have traced on this map.”
The dean felt no hostility toward this young man; along with the majority of the faculty and the trustees, he had approved the admission of 24-year-old George Haley to the University of Arkansas School of Law. But it was 1949, and this young Army Air Forces veteran was a Negro. The dean stressed that the key to avoiding violence in this Southern school was maximum isolation.
George was dismayed at the pattern of life laid out for him. He might have entered Harvard Law School, where he would not have had to live the life of a pariah. Yet he had chosen this!
A letter from his father had determined him. During his last semester at Morehouse College in Atlanta, he had opened the letter to read: “Segregation won’t end until we open beachheads wherever it exists. The governor of Arkansas and educational officials have decided upon a quiet tryout of university integration. You have the needed scholastic record and temperament, and I understand that Arkansas has one of the South’s best law schools. I can arrange your admission if you accept this challenge.”
George had great love and respect for his father, a college professor and pioneer in Negro education. He accepted the challenge.
The first day of school, he went quickly to his basement room, put his sandwich on the table, and started upstairs for class. He found himself moving through wave upon wave of white faces that all mirrored the same emotions— shock, disbelief, then choking, inarticulate rage. The lecture room was buzzing with conversation, but as he stepped through the door there was silence. He looked for his seat. It was on the side between the other students and the instructor. When the lecture began, he tried desperately to concentrate on what the professor was saying, but the hate in that room seeped into his conscience and obliterated thought.
On the second day, he was greeted with open taunts and threats: “You, nigger, what are you doing here?” “Hey, nigger, go back to Africa.” He tried not to hear; to walk with an even pace, with dignity.
The students devised new ways to harass him. Mornings when he came to his basement room, he found obscene and threatening notes shoved under the door. The trips from the campus back to his rented room in town became a test of nerve. One afternoon, at an intersection, a car full of students slowed down and waved him across. But the moment he stepped in front of the car they gunned the engine, making him scramble back and fall to his hands and knees in the gutter. As the car sped away he heard mocking laughter and the shouted taunt, “Hey, missing link, why don’t you walk on your hind legs?”

His basement room was near the editorial offices of the Law Review, a publication written and edited by 12 top honor students of the senior class. He had heard of their bitterness that he had to share their toilet. One afternoon his door flew open, and he whirled around to catch in the face a paper bag of urine. After this incident, he was offered a key to the faculty toilet; he refused it. Instead, he denied himself liquids during the day and used no toilet.
He began to worry that his passive acceptance of degrading treatment might be destroying him, killing something of his manhood. Wouldn’t it be better for him to hate back, to fight back? He took his problems to his father and brother in long, agonized letters. His father answered, “Always remember that they act the way they do out of fear. They are afraid that your presence at the university will somehow hurt it, and thus their own education and chance in life. Be patient with them. Give them a chance to know you and to understand that you are no threat.”
The day after this letter arrived, George found a noose dangling in the basement room.
His brother wrote, “I know it is hard, but try to remember that all our people are with you in thought and prayer. George read this with a wry smile.” He wondered what his brother would say if he knew how the town Negroes uneasily avoided him. They knew he walked the thin edge of violence, and they didn’t want to be near if an explosion occurred. Only a few gave him encouragement. A church deacon proffered a rumpled dollar bill to help with expenses, saying, “I work nights, son. Walkin’ home I see your studyin’ light.”
Despite his “studyin’ light,” George barely passed the first semester exams. His trouble was that in class he couldn’t really think; all his nerve endings were alert to the hate that surrounded him. So the second semester, using a semi-shorthand he had learned in the Army Air Forces, George laboriously recorded every word his professors said. Then at night he blotted out the day’s harassments and studied the lectures until he could almost recite them.
By the end of the year George had lost over 28 pounds, and he went into the examinations exhausted, both physically and emotionally. Somehow he finished them without collapsing, but he had flunked, he thought. He had done his best, and now he could honorably leave. Some other Negro would have to do what he failed to do, some other man stronger and smarter.
The afternoon the marks were due, he went to his basement room, dropped into the chair, and put his head on the table. There was a knock on his door and he called, “Come in!” He could hardly believe what he saw. Into the room filed four of his classmates, smiling at him. One said, “The marks were just posted and you made the highest A. We thought you’d want to know.” Then, embarrassed, they backed out of the room.
For a moment he was stunned, but then a turmoil of emotion flooded through him. Mostly he felt relief that he didn’t have to report failure to his father and friends.
When George Haley returned for his next semester at Arkansas, there was a sharp decrease in the hate mail under his door, and there was grudging respect for his scholastic accomplishments. But still, wherever he went, eyes looked at him as if he were a creature from a zoo.
One day a letter arrived: “We are having a ‘Race-Relations Sunday’ and would enjoy having you join our discussion.” It was signed by the secretary of the Westminster Presbyterian Student Foundation. His first reaction was anger. They wanted to discuss, did they? Where had all these do-gooders been all the time he’d been going through hell? Bitterly he tore up the invitation and threw it in the wastebasket. But that night he tossed restlessly.
At last he got out of bed and wrote an acceptance.
At the church, he was met by a group of young men and women. There were the too-hasty handclasps and the too-bright smiles. At last the chairman stood up to introduce George. He said, “We hope that Mr. Haley will tell us what we can do as a Christian body…”
George got to his feet and moved stonily to the podium. Those introductory words released something of a maelstrom of emotions. He forgot his carefully prepared speech. “What can you do?” he blurted out. “You can speak to me!”
Suddenly, all that had been dammed up came pouring out. He told them what it was like to be treated like an enemy in your own country; what it did to the spirit to be hounded for no crime save that of skin color; what it did to the soul to begin to believe that Christ’s teachings had no validity in this world. “I’ve begun to hate,” he confessed. “I’ve drawn on every spiritual resource I have to fight off this hatred, but I’m failing.” His eyes flooded with tears of anger, then of shame. He groped for his chair.
The silence vanished in a roar of applause and cheers. When the chairman’s gavel finally restored order, George was unanimously voted a member of the group. Thereafter he spent a part of each weekend at Westminster House, enjoying the simple pleasure of human companionship.

A slight thaw also began to take place at the university. George’s classmates gingerly began moments of shoptalk with him, discussing cases. One day he overheard a group discussing a legal point, and one of them said, “Let’s go down and ask Haley in the Noose Room.” He knew only a moment of indignation— then he smiled! It was an important change.
Toward the end of his second year a senior asked him, with elaborate casualness, why he didn’t write some articles for the Law Review. It was traditional that only the best students received such invitations, and he felt himself flushing with pride.
It was only after he returned to school for the third and final year that he decided to go to the cafeteria. He didn’t really want to go. In this last year he longed to relax, to let down his guard. But he was in this school for more than an education.
He went and stood in the cafeteria line. The other students moved away from him in both directions so that he moved in his own private air space. His tray was almost loaded when three hulking students ahead shouted, “Want to eat with us, nigger?”
They jostled him, knocking his tray to the floor with a clatter of breaking dishes. As George stooped to retrieve it, his eyes blazed up at his tormentors and for the first time he shouted back. “You’re adults!” he said. “Grow up!” They shrank from him in mock terror.
Shaking, George replaced the dumped food and made his way over to a vacant table. He bent his head over the crockery. Suddenly, a balding student stopped beside him with his tray and drawled, “My name is Miller Williams. Mind if I sit here?” George nodded. Now the two of them were the center of all eyes. Now the taunts were directed at the white student, the words “nigger lover.”
Miller Williams was hardly that. “I was born in Hoxie, Arkansas,” he said, “and I have spent all my life in the South. But what’s happening here just isn’t right, and I’m taking my stand with you.”
Later that day, Williams brought several students to George’s room for a bull session, and they laid it on the line. “Don’t all you niggers carry knives?” George emptied his pockets‚ no knife. “How often do you bathe?” Every day, George told him. “Don’t most of you lust after white girls?” George showed him snapshots of a pretty Negro girl he was dating in his hometown.
Following this session, he wrote his brother: “Improving race relations is at least 50 percent a matter of simple communication. Now that I’m able to talk to a few whites, I realize what terrible beliefs cause that prejudice. I can see the emotional struggle they are going through just to see me as an equal human being.”
Increasingly the last year became a time of triumph, not only for George but for white students who were able to discard their own preconceptions. When a student sidled up to him and said, “I wrote you a letter I’m sorry for,” George stuck out his hand and the student shook it. When another silently offered him a cigarette, George, who didn’t smoke, puffed away, knowing it was far more than a gesture.
He was named to the Law Review staff, and his writing won an award from the Arkansas Law Review Corp. His winning paper represented the university in a national competition. The faculty chose him as a moot-court defense attorney, and his Law Review colleagues picked him as comments editor—the man entrusted with the selection of articles to print.

School was drawing to a close, and he felt a deep satisfaction in having accomplished most of his goals. But then the old specter rose again. Each year, distinguished alumni returned for a faculty banquet to salute the Law Review staff. With a sinking feeling, George dreaded what would happen. And that evening when George entered the hotel banquet hall, the reaction was just what he feared. The moment the alumni saw him, a pall fell on the room.
George felt sick. The food passed his lips untasted. It came time for speeches. The law school dean, Robert A. Leflar, welcomed the alumni and introduced the student editors, one at a time. There seemed an eternity of names, and George felt a frozen smile on his face.
Dean Leflar said, “The next young man demands, and receives, as much if not more respect than any other person in our law school.”
Eleven chairs scraped back, and 11 men stood up. They were the Law Review editors, and they were looking at George and applauding vigorously. Then the faculty stood up and added cheers to the applause. Finally the old grads got up, the judges, lawyers and politicians from the Deep South, and the ovation became thunderous. “Speech! Speech!” they shouted. George Haley pushed himself to his feet. He could say no word for he was unashamedly crying. But that was kind of a speech too.
Today, ten years later, George is a respected lawyer in Kansas City, Kansas. He has been deputy city attorney since 1955. He is a steward in his church, has helped found a number of Negro business firms, and is vice president of the state Young Republicans.
Dozens of old schoolmates are now George’s close friends, but perhaps the most touching acceptance of him as a man came a few years ago when he received a telephone call from Miller Williams, who had sat with him in the cafeteria. Williams, now an instructor of English at Louisiana State University, called to announce the birth of a daughter. “Lucy and I were wondering,” he said, “whether you’d care to be her godfather?”
This simple request made forever real the love and respect between two people. George knew that the long struggle and pain had been worthwhile. He knew, too, that his father had been right in saying, “Be patient with them. Give them a chance to know you.”
I know it too. For I am George’s brother.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.