Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Rượu vang Pháp.


Thập Ngv 



Rượu vang Pháp – Wikipedia




Hình thu nhỏ

Hình thu nhỏ


Hình thu nhỏ


Tập tin:French taste of wines.JPG
Rượu vang Pháp thường được dùng trong bữa ăn

Lời giới thiệu

Thức ăn của Pháp theo nguyên tác phải biết ăn món nào trước món nào sau và thức uống rượu vang cũng vậy, phải biết uống rượu loại gì tùy theo mỗi thức ăn thì mới đúng điệu và đúng khẩu vị.

Thông thường thì uống rượu trắng với các món cá và hải sản, rượu đỏ với các món thịt, fromage..., rượu hồng (rosé) thì có thể dùng luôn cho hải sản và các loại thit. Rượu trắng và rượu hồng thì lúc nào cũng uống lạnh, còn rượu đỏ thì phần lớn ko uống lạnh. Đúng là uống rượu vang cũng như dùng các thức ăn ở Pháp là 1 nghệ thuật cần phải biết.

Ở Pháp, có nhiều khóa dạy thưởng thức các loài rượu khác nhau, để được biết qua tổng quát các loại cây nho, vùng trồng nho, cách làm rượu, hương vị riêng biệt của mỗi loài rượu, cách lưu trữ rượu, cách phục vụ rượu (khui rượu, ly rượu, rót rượu...), cách thưởng thức và phân biệt các loài rượu từng vùng cùng số năm tuổi của rượu. v.v...

Các khóa học thưởng thức rượu thường được phổ biến miễn phí qua các công ty du lịch, khách sạn lớn, resort...dành cho du khách hay các công tư sở tổ chức dành cho nhân viên. Tài liệu tìm hiểu, cần đọc qua cho biết.

Nên nhớ,rượu vang uống có chừng mực rất tốt cho sức khỏe,ngược lại ,nếu uống quá độ hay uống rượu giả thì rất đáng lo ngại lắm đó.

Chúc vui.
Mến, TTSĩ

  

Ở trong một xứ sở biết “sống”, biết thưởng thức những kho tàng của những món ngon vật lạ, người ta  không thể không biết đến rượu nho, nó đem đến sự hài hòa và tăng trưởng vị ngon vào các món ăn. Những thú vui trong bàn ăn, đã mang một tầm quan trọng, đến nỗi ông Brillat - Savarin đã thốt lên: “Định mệnh của một quốc gia tùy thuộc vào cách ăn uống của quốc gia đó”.
 
Không phải sống chỉ để ăn, cho có ăn, mà người ta sống, để thưởng thức một bữa ăn ngon, dầu cho đó là một bữa ăn thanh đạm, nếu có thể, hòa hợp với tí rượu vang thích hợp. Người ta nói : rượu vang là “đồng minh” của những món ăn.

Người viết bài này, trước kia, chưa từng biết uống rượu. Kỳ lắm ! Xin  phép thuật y tâm lý sống, cái khác biệt trong cuộc sống thường nhật, có lúc tìm tòi, tìm nguyên do, sự kiện, kết quả, chứng minh, tin điều gì mình có thể kiểm sóat được. Bây giờ, thỉnh thỏang, người viết nhấm tí rượu cho thêm “mặn mà” trong bữa ăn, để tìm cảm nhận sự mầu nhiệm của ruợu vang. Một thói quen, dùng đều đặn rượu vang với liều lượng vừa phải, sẽ có những kết quả ngăn ngừa những bệnh nặng, theo sự nghiên cứu của trung tâm khảo nghiệm chống bệnh ung thư Fred Hutchinson ở vùng Settle. Đàn bà mỗi ngày dùng rượu vang tối thiểu 2 ly, sẽ tránh được bệnh ung thư buồng trứng, qua sự nghiên cứu của đại học Queensland ở vùng Brisbane, Úc châu. Và, trên trang khoa học của nhật báo Le Monde, xuất bản tại Paris ngày mồng 2/4/2005 để một tựa lớn: Rượu chát đỏ góp phần giúp ta bảo vệ hệ thần kinh, nhờ năng tính tốt của một tế bào thuốc resveratrol  hiện diện trong vỏ nho !.
 
  
 
Xuất xứ về rượu vang. Người ta tự hỏi: nho trồng tại Pháp, có phải xuất xứ từ nho hoang dã đã được thuần tính, hay là một loại nho đến từ vùng Caucase (nước Nga), điều này không có câu trả lời. Nếu những người tiền sử ép nho để uống (nước cốt nho tươi) không có điều gì chứng tỏ, loại nước này là rượu chát. Người Hy Lạp đã phổ biến những phương pháp đầu tiên về cách làm rượu nho. Sau đó là người La Mã, rồi kế đến người Pháp cổ (Gaulois). Người ta kể lại một huyền thọai: do một sự tình cờ, một con Lừa đói đi ngang qua một ruộng nho; nó ăn những chùm nho trên những cây nho thấp. Người chủ vườn nho hiếu kỳ, bèn lấy những chùm nho trên những cây mà con lừa ăn đem về làm rượu. Kết quả: rượu ngon là nhờ vào những cây nho thấp mà vô tình con lừa đã chỉ cho ông.
 
Nền văn minh của rượu chát này, không chỉ thể hiện qua những luật lệ văn hóa mà nó đòi hỏi, một sự thực tập lâu dài trên thực tế, với sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Những phương cách khác nhau về làm rượu chát, đã đạt được những sự tiến bộ vượt bực. Những người trồng nho đã thuộc lòng những tính chất của nho, cũng như các loại nho của họ. Họ săn sóc vườn nho với tất cả tình yêu thương trìu mến.
 
Tại Pháp, có một nền văn minh lâu đời về rượu vang. Điều này tiềm tàng từ thủa nước Pháp có tên là La Gaulle (dân Pháp lúc đó gọi là người Gaulois) kéo dài cho đến ngày nay. Rượu nho Pháp rất phong phú, có quá nhiều lọai khác nhau. Do đó, những người ưa chuộng rượu nho thuộc đủ thành phần, lúc nào cũng tìm thấy niềm hạnh phúc trong những lọai rượu mà mình ưa chuộng. Nhờ có sự kiểm sóat chặt chẽ trong quá trình sản xuất, cũng như trong vấn đề để nhãn hiệu và phân cấp phẩm loại,  nên những người nào manh tâm gian dối đều bị trừng phát rất nặng. Các nhà sản xuất đều cố gắng thi đua “trình làng” những loại rượu thật ngon để dự thi hội chợ. Người nào đoạt được huy chương vàng, coi như là năm đó trúng mùa.
  
 
Vào thế kỷ VI, trước thiên Chúa giáng sinh, người ta đã biết thưởng thức rượu chát ở vùng Marseille do người Hy Lạp đem qua bán, và cũng từ Marseille người Pháp xuất cảng rượu sang xứ Anh bằng đường biển Tây Ban Nha. Lúc đó, người Pháp chưa biết làm rượu, nhưng đã biết thưởng thức và buôn bán rượu qua các xứ khác. Sau đó, Bordeaux trở nên một vùng sản xuất, cũng như mua bán rượu vang rất nổi tiếng. Vào thời đó, chỉ những người La Mã tại Pháp mới có quyền trồng nho và làm rượu nho. Dần dần, người Gaulois “Pháp cổ” cũng được quyền trồng nho và làm rượu nho trong thung lũng Rhône từ thế kỷ thứ nhất (01) sau thiên Chúa giáng sinh. Nhận thấy sự sản xuất rượu quá chậm chạp và năng xuất  ít, người La Mã và Pháp đã hợp tác với nhau để làm rượu, bằng cách: đem những kiến thức độc đáo của chiến tranh, áp dụng vào trong lãnh vực sản xuất rượu, có phẩm chất và qui mô hơn.
 
Từ thung lũng Rhône (Pháp), rượu nho lan tràn đến các vùng phía Bắc (Pháp). Sau vài thế kỷ, người ta trồng nho với thành công lớn ở vùng Champagne. Còn ở Bordeaux, người ta mang từ Tây Ban Nha về một gốc nho (cépage) chịu đựng và thích hợp với khí hậu của vùng này, lọai rượu này có tên Cabernet. Từ Rhône, rượu vang lan truyền qua Bỉ, Đức…Từ Bordeaux lan tràn qua Ai Nhĩ Lan và Anh quốc. Khắp nơi, trong Âu châu thời đó bắt đầu sản xuất rượu vang, nhưng rượu vang Gaulois (pháp) vẫn ngon hơn rượu vang các nước lân cận khác. Dân La Mã (Ý cổ) cũng khóai uống rượu vang Gaulois hơn là rượu vang La Mã. Đến thế kỷ thứ III hoàng đế La Mã Probus  cho phép dân Gaulois trồng nho làm rượu thả cửa ngay ở vùng đất do chính họ lựa chọn. Nhà thờ cũng nhảy vô, bắt đầu sản xuất và tìm cách lưu trữ rượu, mỗi nhà thờ cũng có một ruộng trồng nho, và làm rượu nho riêng. Những linh mục cũng đóng góp vào trong phần sản xuất. Rượu phát triển mạnh và được coi như một thời trang lúc đó. Các công hầu khanh tướng, ai nấy cũng có khu trồng nho và làm rượu riêng, ngay cả vua chúa cũng vậy. Nói tóm lại, những người có quyền lực thời đó mới có khu trồng nho để làm rượu mà thôi.

 

Người Hy Lạp rất hãnh diện khi biết làm rượu chát, bởi điều này làm họ khác biệt với những dân du mục (nomades), hay loại dân hoang dã khác (barbares), những lọai dân này, chỉ biết uống sữa bò, sữa dê, và cả sữa ngưa… Người Hy Lạp biết rằng khi các cây nho quá nhiều trái thì sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của rượu. Họ biết tầm quan trọng kích thước của cây, cũng như của trái. Thời xa xưa, người ta chở rượu bằng tàu buồm. Bạn thử nghĩ, lúc đó, trên những hành trình dài, không phải lúc nào tàu cũng cập bến an tòan, vậy mà, người ta vẫn đem rượu nho đến bán cho những dân hoang dã (Barbares). Rượu đã được chứa trong bình đất sét nung, hay trong những bao chứa bằng da dê, để khó bể khi va chạm. Những người lái buôn khôn ngoan đã cho những dân Barbares nếm rượu vang mà họ chưa bao giờ biết đến. Khi những người này bắt đầu lâng lâng, với cảm khóai lạ, lúc đó những người lái buôn mới đòi trao đổi vàng bạc, châu báu và cả nô lệ với rượu. Bạn hãy tưởng tượng, sau cuộc trao đổi này, người lái buôn lời lộc đến cỡ nào…Thời gian sau này, người ta mới chế ra các thùng làm bằng gỗ. Rượu vang thời đó tượng trưng cho sự giàu có.
                  
Để giữ truyền thống làm rượu, vô chai, đóng nút, ở nước Pháp, hãng Sabate đã chế ra một loại nút bằng bấc (liège) mới để tránh tình trạng một số nhỏ rượu hư hỏng khi để quá lâu. Lọai nút này đã được huy chương vàng trong hội chợ Vinitect 2004. Trong khi đó, một nhóm hãng mới làm rượu trong thời gian gần đây, với tính cách kỹ nghệ hóa cao độ, đã từ bỏ loại nút bấc mà thay thế vào đó lọai nút bằng kim xoắn vặn. Số chai này lên đến con số 650 triệu vào năm 2004 trên tòan thế giới. Loại đóng nút chai rượu, bằng cách xoắn vặn, giúp người tiêu dùng dễ mở, nhưng phe bảo thủ thì chỉ trích, cho rằng làm như thế sẽ mất đi sự thi vị hào hứng của thời gian khi mở nút chai bấc, từ từ một cách cổ điển, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân loại từ ngàn xưa.
 

     
Tại Pháp, năm 2002 chỉ có 13% người mua rượu vang với chai có nút kim lọai xoắn vặn, đến năm 2004 số người này lên đến 21% vì người sản xuất đã tìm ra một loại nút dung hòa làm vừa lòng luôn cả hai phe : nút vừa bằng bấc, vừa bằng kim loại xoắn vặn (chỉ cần vặn nút kim loại nút bấc sẽ xoay theo và kéo ra dễ dàng, khỏi cần đồ mở nút bấc). Loại rượu đóng nút theo kiểu này thường tìm thấy trên thị trường Mỹ. Phải chăng người chế ra loại nút chai này, đã biết ảnh hưởng quá đặc biệt của chất bấc. Tính chất của nút bấc không như nhiều người lầm tưởng, có nghĩa là: nó giúp đỡ rượu vang có thêm những vị thơm khác nhau, trong những vị thơm này, người ta thoáng nhận có vị hương của vanillee và có những vị chát (tanins) khác nhau (vị chát này khác với vị chát của vỏ nho).
 
Mặc dầu với số lượng nhỏ của vị thơm, nhưng đã gây ảnh hưởng đến vị thơm tổng hợp của rượu. Nút bấc chứa 85% không khí, mặc dầu không thấm nước, nhưng nút bấc vẫn để cho rượu thở với một lượng không khí li ti (micro-quantités), nếu không khí vào nhiều quá, rượu sẽ trở thành dấm. Rượu vang cần thở để “sống” cho nên nó có tuổi già qua thời gian. (khi rượu vang còn trẻ, nồng độ rượu còn quá mạnh, hương thơm tổng hợp chưa phát triển tòan diện. Khi rượu có tuổi già, nồng độ rượu giảm đi, nhưng hương thơm tổng hợp phát triển toàn diện).

Bạn đừng quên rằng rượu thở qua nút chai. Sau khi mở nút chai, rượu cũng cần dưỡng khí để thở, lúc đó hương thơm trong chai mới bung tỏa ra. Rượu cũ, mở nút chai để tối thiểu một tiếng trước khi uống, rượu cũ hơn thì để lâu hơn. Rượu vang mới thì mở nút vài phút thôi, hay có thể dùng ngay cũng được. Đặc biệt rượu quá già (rượu để lâu năm, mở ra nên dùng ngay, vì dưỡng khí có ảnh hưởng ngược đến vị thơm).

Người ta cũng đã biết từ thế kỷ 18, rượu vang làm xoa dịu sự đau đớn của người nhiễm bệnh viêm cổ họng. Lần đầu tiên, vào năm 1974, sau một cuộc nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng rộng lớn. Kết quả của sự nghiên cứu này, khi vừa được công bố, làm cho mọi người sửng sốt, ngỡ ngàng. Họ theo dõi 100 ngàn người uống rượu vang đều đặn từ 1 đến 3 ly mỗi ngày, họ nhận thấy số người tử vong vì bệnh đứng tim giảm rất nhiều so với những người không bao giờ dùng đến rượu vang. Người Pháp và Ý uống rượu vang nhiều nên ít chết vì bệnh đứng tim, từ 3 đến 5 lần so với những người Ai Nhĩ Lan, Anh và người Bắc Mỹ chuyên dùng nhiều whisky.
  
 
Nghiên cứu mới nhất của đại học Davis tại California đã khám phá rượu vang có một khả năng bảo vệ cơ thể để chống bệnh ung thư. Rượu vang chứa rất nhiều chất thuốc, chống lại bệnh tim, bệnh ung thư phổi và ung thư nhiếp hộ tuyến hạch (prostate). Người ta tự đặt câu hỏi, tại sao những người dân ở vùng Tây Nam nước Pháp, họ uống rượu vang với món cassoulet và món gan ngỗng, số tử vong rất ít về các bệnh tim mạch, hơn những nơi khác không dùng rượu chát.
                          
Rượu vang, chứa đựng những chất polyphénols với những tính chất chống lão hóa (đặc biệt là chất catéchine). Một bài báo khác, tờ New York Times đã nhấn mạnh trên đề tài này rằng sự hiện diện của chất resveratrol trong vỏ nho ngăn chặn tác dụng của những mầm có khuynh hướng tạo ra bệnh ung thư. Một khám phá khác: Làm rượu trong những thùng bằng cây sồi cho ta chất acutissimi A. Đây là một polyphénol có tính cách mạnh chống lại những thớ thịt bị viêm.
  
  
Nghệ thuật của người nếm rượu nhà nghề là “nhận dạng” rượu chát qua mùi của “bó hương”, thoang   thỏang vị trái cây của nó. Người nếm rượu, có “bộ nhớ” về các vị hương của rượu, họ có thể đoán tuổi rượu, cũng như loại rượu một cách chính xác. Một người Mỹ từng nếm rượu, đã nổi tiếng khắp thế giới tên Parker. Parker đã cho ấn bản hàng năm sách hướng dẫn, cũng như xếp hạng các loại rượu vang rất chính xác, đã được các nhà sản xuất rượu nổi tiếng của Pháp công nhận và nể phục.

Để kết luận bài này, chúng ta hãy (phải) nghe “toa thuốc” của giáo sư  Jean Taric, nhà giải phẩu chuyên nghiệp về hệ thống tiêu hóa của trung tâm y viện Bordeaux. Ông đã tuyên bố gần đây: “Bạn hãy uống rượu chát đỏ, lọai tốt, cùng các bạn hữu trong những liều lượng đúng mức (mỗi ngày MỘT ly) như thế bạn sẽ sống được trăm tuổi…”.Giáo sư Taric còn là chủ nhân của một lâu đài về rượu Turon-Lacroix.


***

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.