Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

BỠN NHÂN TÌNH

thơ vui của Nguyễn Công Trứ

Tau ở nhà tau, tau nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói răng không đến
Đến thì mi nói đến mần chi?
Mần chi, tau chẳng mần chi được!
Mần được, tau đã mần lắm khi...

Tau ngó mi hoài, mi nỏ thốt
Mi nhìn tau mãi cứ cười khì
Làm tau lúng túng như thằng dại
Tau buồn ra cửa định chia ly
Mi dằng tay tau rồi mi nói :
Thôi đừng buồn nữa, cứ mần đi…


Ghi chú: Đây là dị bản cuối cùng rất vui và rất hay . Vì Nguyễn Công Trứ là người Hà Tĩnh nên ông dùng ngôn từ thông dụng của dân gian miền Trung như : « mi » là mày, « tau » là tao, « răng » là sao, « chi » là gì, « mần » là làm, « nỏ » là chẳng, là không, « thốt » là nói...

Những người dân miền Trung khi đọc những vẫn thơ này thì phải bật cười rất vui vì họ quá hiểu những từ ngữ địa phương mình, nhưng dân miền Bắc thì nhiều người chưa hiểu về các từ ở thổ địa miền Trung như đa nói trên. 

Thực ra bài thơ này của Nguyễn Công Trứ lúc đầu chỉ có 6 câu trên. Sau đó không hiểu ai đã ghi tiếp thêm vào 6 câu nữa tạo ra một dị bản làm cho bài thơ thật hoàn hảo ý tứ, đúng là « BỠN NHÂN TÌNH » như tác giả đã đặt đầu đề.

Cám ơn cụ Nguyễn Công Trứ đã để lại cho dân gian trần thế một bài thơ vui rất hay và tác giả nào đó đã thêm vào mấy câu sau của chính bản bài thơ để thành một dị bản sau cùng của bài thơ thêm ý vị hài hước thật là hay tuyệt !

Chúng ta đọc lên nghe thật là thú vị, bởi bài thơ đã gợi lên hình ảnh đôi tình nhân tâm sự mộc mạc với nhau với hàm ý rất thẳng thắn và thực lòng...

Nguyễn Hồng Trân (cựu GV Đại học Khoa học Huế) sưu tầm và giới thiệu để bạn đọc xem cho vui.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.