Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Đàn Nhị








VIDEO



Đàn Nhị

1-Bầu cộng hưởng: đường kính vòng ngoài bầu cộng hưởng nơi có bịt da khoảng 6,5cm dài khoảng 13,5cm. Ðầu không bịt da trăn đường kính vòng ngoài khoảng 6,2cm vòng trong khoảng 5,8cm, bầu cộng hưởng có chu vi khoảng 14,8cm.
 
2-Dọc đàn (cần đàn): làm bằng gỗ cứng, gụ hay trắc để có sức chịu khi lên dây, cần đàn thân tròn hoặc vuông (15mmx15mm) chiều dài khoảng 80,5cm phần đầu cần đàn thẳng, phía dưới cần đàn xuyên thủng bầu cộng hưởng khoảng 2,5cm về phía mặt da.
 
3-Trục đàn: dùng để lên dây còn gọi là trục dây, cả hai trục đều cắm xuyên qua đầu cần đàn, nằm theo hướng của bầu cộng hưởng. Trục đàn dài khoảng 14,5cm bằng gỗ hình tròn (một đầu lớn, một đầu nhỏ) trục được gọt thành những múi hình lục lăng để lên dây, có khi được chạm bằng xương hay xà cừ.
 
4-Ngựa đàn: làm bằng tre hay gỗ dài khoảng 1,2cm, cao khoảng 0,9cm và dày khoảng 0,6cm, ngựa đàn đặt trên khoảng giữa mặt da (màng rung).
 
5-Dây đàn: có 2 dây, trước kia làm bằng sợi tơ xe, ngày nay hay dùng dây nylông nhưng tốt nhất là dây kim khí vì dây kim khí tiếng đàn bảo đảm chuẩn xác tuy nhiên tiếng đàn hơi kém mềm mại.
 
6-Khuyết đàn (nơ đàn): còn gọi là "cữ đàn" là một sợi tơ xe néo 2 dây đàn vào gần sát cần đàn ở đoạn phía dưới các trục dây. Có người dùng khuy nút áo, xỏ 2 dây đàn vào 2 lỗ khuy rồi buộc khuy vào gần sát cần đàn làm cái khuyết đàn. Tác dụng của bộ phận này là để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh đàn Cò lòn. Khi đưa khuyết đàn (nơ đàn) xuống làm ngắn quãng dây phát âm (do đó dây đàn có âm thanh cao) Khi đẩy nơ đàn lên, làm dài quãng phát âm (do đó dây đàn có âm thanh trầm).
 
7-Cung vĩ (Archet): làm bằng tre, cành hóp hay bằng gỗ, có mắc lông đuôi ngựa, cung vĩ uốn cong hình cánh cung, tương xứng với cần đàn dài khoảng 75,5cm, được nằm giữa hai dây đàn (không lấy cung vĩ ra ngoài được). Khi đàn cọ sát vào dây và kéo, đẩy để phát ra âm thanh.
 
 
Đàn Cò Líu 

Đàn Cò Líu còn gọi là Ðàn Cò Chỉ, cấu tạo gồm 7 bộ phận nhưng kích thước nhỏ hơn Ðàn Cò (Nhị), âm thanh cao hơn Ðàn Cò (Nhị) khoảng 1 quãng 8.    
1-Bầu cộng hưởng: đường kính vòng ngoài bầu cộng hưởng nơi có bịt da khoảng 4,3cm, dài khoảng 13,8cm. Ðầu không bịt da trăn đường kính vòng ngoài khoảng 3,8cm, vòng trong khoảng 3,4cm, chỗ uốn cong của bầu cộng hưởng có chu vi khoảng 12,8cm.
 
2-Dọc đàn (cần đàn): làm bằng gỗ cứng, gụ hay trắc để có sức chịu khi lên dây, cần đàn thân tròn hoặc vuông (13mmx13mm) chiều dài khoảng 72,5cm phần đầu cần đàn thẳng, phía dưới cần đàn xuyên thủng bầu cộng hưởng khoảng 2cm gần về phía mặt da.

3-Trục đàn: dùng để lên dây còn gọi là trục dây, cả hai trục đều cắm xuyên qua đầu cần đàn, nằm theo hướng của bầu cộng hưởng. Trục đàn dài khoảng 16cm bằng gỗ hình tròn (một đầu lớn, một đầu nhỏ) trục được gọt thành những múi hình lục lăng để lên dây, có khi được chạm bằng xương hay xà cừ.

4-Ngựa đàn: làm bằng tre hay gỗ dài khoảng 1,2cm, cao khoảng 0,9cm và dày khoảng 0,6cm, ngựa đàn đặt trên khoảng giữa mặt da (màng rung).

5-Dây đàn: có 2 dây, trước kia làm bằng sợi tơ xe, ngày nay hay dùng dây nylông nhưng tốt nhất là dây kim khí vì dây kim khí tiếng đàn bảo đảm chuẩn xác tuy nhiên tiếng đàn hơi kém mềm mại. Ðàn Cò Líu lên dây cách nhau một quãng 5 đúng, so dây theo các kiểu: (g1 - d2 hoặc a1 - e2 hoặc d1 - a1) 

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.