Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

GHEN


Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.
Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi
Chẳng bước chân nào được dẫm lên.
Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi.

NGUYỄN BÍNH
 

JEALOUSY

Hey, my lovely little lover of mine

I want thy lips to smile
Only a little bit when I am nearby
And thy eyes look only at my direction when I'm far away

I want thee to think of nobody else
Not to kiss even the freshest flowers
Not to hug a pillow in this lonely night
Not to go to the crowded beach in this afternoon 

I want the fragrance of the perfume thou hast on
Not to drift far from thee
So the passersby wouldn't get drunk
As they walk past by thee 

I want in chilly winter nights
Dreams don't hover near thee
If not, I don't want thee to meet any young guy
Even in dreams

I want thy breath to be very light
So it wouldn't wet the shirt of some guy
Who is not yet dear 

I want nobody steps into 
The footprints thou left behind 
in the dusty path
 
All these mean I'm taken over by jealousy
And my love for thee has overflowed 
I want to say thou art my everything
Thou art the everything of mine

Rough and quick translation by
Wissai
June 27, 2015
Source: canngon.blogspot.com


Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Bi kịch của thiên tài



MTE5NDg0MDU0OTMwNjg3NTAz
Khổng Tử
LTS: Nhân vụ xây văn miếu Khổng Tử ở Vĩnh Phúc, xin mời tham khảo mấy suy nghĩ về Khổng Tử.
Khổng Tử và Các-Mác đều là triết gia. Cả hai đều muốn áp dụng học thuyết của mình cho cả thiên hạ. Cái “thiên hạ” của Khổng Tử là tập thể các nước thời Xuân Thu còn cái thiên hạ của Mác là các nước nghèo trên thế giới.
Cả hai đều không câu nệ đến vấn đề biên giới, dân tộc, mà có tham vọng dùng học thuyết của mình để mưu cầu hạnh phúc ở bất cứ nơi đâu.
Và cả hai đều đã thất bại thê thảm.
Tại sao?
*
Con người có hai BẢN NĂNG GỐC. Freud gọi bản năng thứ nhất là tính dục  (libido), và La Rochefoucauld gọi bản năng thứ hai là lòng ích kỷ  (egoism).
Lòng ích kỷ khiến con người luôn hướng về “tư hữu”. Bản năng truyền giống khiến con người luôn hướng về “sắc dục”. Hai thứ bản năng ấy chi phối mọi sinh hoạt, mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi cảm xúc của loài người.
Mác muốn xóa bỏ “tư hữu”, tức là muốn đánh vào cái bản năng gốc quan trọng của con người.
Khổng tử cũng mắc sai lầm tương tự khi muốn dùng “lễ nhạc” để trị thiên hạ trong khi thiên hạ đang đói rách, đang tranh dành miếng ăn mà chém giết nhau cuồng loạn trong thời Xuân Thu. Đó là thời đại mà giới cầm quyền các nước toàn là bọn hôn quân vô đạo, con giết cha, vợ giết chồng, cha con loạn dâm, cái bản năng “tính dục” và bản năng “giành ăn” hoành hành dữ dội chưa từng thấy.
Nếu như Mác muốn tiêu diệt lòng hám lợi của nhân loại thì Khổng Tử muốn dùng lễ nhạc để “bình thiên hạ”, ngăn chặn chiến tranh, đó là vì ông chưa được nghe câu nói của họ Mao : “Chiến tranh là trường cửu, hòa bình chỉ là tạm thời.”
Và ông cũng không nhìn thấy được sức mạnh ghê gớm của cái “tính dục” nên mới có chuyện đang lúc Khổng Tử và vua quan nước Lỗ cúng tế, thực hành Lễ Nhạc thì vua Lỗ lẻn về cung để du hí với mấy nàng kỹ nữ mà nước Tề vừa đem tặng, khiến Khổng Tử thất vọng ê chề, phải bỏ nước Lỗ mà đi.
Cả Mác lẫn Khổng đều thất bại vì có tham vọng điên rồ là xóa bỏ những bản năng gốc của con người.
Không ai có thể xóa bỏ được chúng vì chúng do ông trời tạo ra, chúng là bản chất, là máu thịt, là lẽ sống của nhân loại.
Bản chất của con người cũng giống như dòng sông: chúng ta không thể xóa bỏ một dòng sông được mà chỉ có thể uốn nắn dòng chảy của nó để nó biến thành nguồn nước tưới ruộng đồng, biến thành nguồn điện năng phục vụ đời sống. Nếu chúng ta tìm cách san lấp nó, nó sẽ chảy sang hướng khác, biến thành lũ lụt hủy diệt môi trường, hủy diệt con người.
Đáng buồn là cả Mác lẫn Khổng đều không biết điều đó.
Khổng Tử là một thiên tài nhưng ông không hiểu được một câu nói rất bình dân, rất đơn giản là: “phú quý sinh lễ nghĩa” chứ không phải lễ nghĩa sinh phú quý. Muốn có lễ nghĩa chỉ cần làm cho dân giàu. Nếu để dân nghèo thì “bần cùng sinh đạo tặc.”
Mác cũng là một thiên tài nhưng ông ta cũng không hiểu được một câu châm ngôn rất mộc mạc của chị tiểu thương ngoài chợ: “đồng tiền đi liền khúc ruột”. Câu nói ấy phải được hiểu: “tư hữu là mạng sống của con người.” Vậy muốn cho con người sống cho ra sống thì phải giúp họ tạo ra nhiều “tư hữu” chứ không phải tìm cách tiêu diệt “tư hữu”.
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh là khi tiêu diệt tư hữu của nhân dân thì người ta lại tập trung tư hữu vào một nhóm người cầm quyền.
Cả hai nhà tư tưởng lớn của nhân loại sở dĩ đều thất bại ê chề vì đã không hiểu gì về cái “bản năng gốc” của nhân loại.
Có thể có người bỉu môi cho rằng “lòng ích kỷ” và “tính dục” không phải là bản chất của con người mà chỉ là “thú tính” cho nên cần phải ngăn chặn nó.
Xin thưa, đó không phải là thú tính. Đó là bản chất của muôn loài, bao gồm cả con người. Nhưng vì con người có trí tuệ vượt trội các động vật khác nên biết cách “thăng hoa” (sublimer) những bản chất ấy.
Nếu chúng ta đi sâu vào những lý giải của La Rochefoucauld thì lòng ích kỷ cũng chính là cội nguồn của “tình mẫu tử” của “từ thiện” của “lòng bác ái”. Và cái tính dục của Freud cũng bỗng chốc mang vẻ đẹp huyền ảo của tình yêu. Đó là điều mà Freud gọi là sublimation.
Chính vì không hiểu “sức mạnh không gì ngăn cản nổi” của hai thứ bản năng gốc ấy nên cả Khổng lẫn Mác đều đã gây ra những hậu quả bi thảm:
Khổng Tử muốn xây dựng một nhân loại thái bình sung túc trong đó vua tôi và thần dân đều lấy lễ mà sống với nhau chứ không dùng đến chiến tranh chém giết lẫn nhau nhưng trên thực tế thì các chính quyền phong kiến lại dựa vào những ý niệm về trung quân ái quốc, về tam cương ngũ thường để gây chiến tranh khắp nơi, chém giết lẫn nhau, triều đình thì vô đạo, loạn dâm, hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương “Lễ Nhạc” của Khổng Tử.
Khổng Tử từng bị các đại thần nhà Chu đuổi đi, ông sang Tề cũng bị Án Anh tìm cách từ chối, ông trở về nước Lỗ tiếp tục dạy học. Ở Lỗ ông từng làm quan phụ trách việc xây dựng gọi là Tư Không. Sau đó vua Lỗ ham mê tửu sắc không lo việc nước, Khổng Tử can ngăn không được liền cùng các học trò bỏ đi, hy vọng tìm được cơ hội thực hiện chủ trương chính trị của mình. Tuy nhiên đó là thời đại chiến tranh liên miên nên chuyện lễ nhạc của Khổng Tử không ai để ý tới. Một lần ông và các học trò bị quân nước Trần vây khốn phải nhịn đói mấy ngày, sau nhờ quân nước Sở đến giải vây, tưởng được trọng dụng nào hay vua Sở chết đột ngột, triều thần nước Sở lại đuổi Khổng Tử đi.
Mác cũng vậy: ông muốn xóa bỏ áp bức bất công, muốn tạo dựng một thế giới đại đồng không có nạn người bóc lột người nhưng thực tế học thuyết của ông lại đẻ ra những chính quyền áp bức, tham nhũng tràn lan bất kể nhân cách… như trường hợp chính quyền Stalin, Bắc Triều Tiên, Mao Trạch Đông, Pol Pot… Cả hai học thuyết đều đẻ ra những nhà nước đi ngược lại ý muốn của người khai sinh ra nó.
Cả hai học thuyết đều rất đồ sộ nhưng chỉ là những tòa lâu đài không có nền móng.
Hơn 2500 năm trước Khổng Tử đã chết trong buồn khổ.
Lúc lâm chung, ông đã nói với các đệ tử:
-Suốt đời ta mơ một thế giới đại đồng, mơ về một xã hội trong đó mọi người thương yêu nhau, không dối trá, không trộm cắp, ra đường thấy của rơi không nhặt, tối ngủ không cần đóng cửa…”
Hơn 2500 năm sau Mác cũng từng có những giấc mơ như vậy. Và nếu còn sống đến ngày nay chắc ông cũng sẽ ê chề vì cái di sản kinh hoàng mà mình đã để lại.
KẾT LUẬN: Bản chất của con người là “tư lợi” và “ái dục”. Đó là hai dòng cuồng lưu rất dũng mãnh. Xây dựng xã hội con người không phải là san lấp hai dòng cuồng lưu ấy mà là biết cách sử dụng nó. Kẻ nào đi ngược lại điều ấy sẽ chỉ gây ra những tàn phá khủng khiếp mà thôi.
ĐÀO HIẾU
Source https://daohieu.wordpress.com/2015/06/17/dao-hieu-bi-kich-cua-thien-tai/

Sử gia lớn nhất (không ai biết đến/không được công nhận) của Việt Nam




Lê Minh Khải | Trà Mi dịch


Lương Kim Định (1914-1997)

Tôi dành mùa hè để đọc các tác phẩm của Kim Định, một linh mục Công giáo, một triết gia và một nhà sử học đã viết rất nhiều trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 ở miền Nam Việt Nam.

Khi đọc những gì ông đã viết, không cần nhiều thời gia để kết luận rằng Kim Định, cho đến nay, là sử gia táo bạo nhất và giàu trí tưởng tượng nhất mà Việt Nam đã từng biết.

Nói đơn giản, Kim Định là một thiên tài. Tuy nhiên, theo như tôi có thể nói, không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông đã làm, nhưng đồng thời, giống như nhiều thiên tài khác, ông cũng đã đẩy tư tưởng của mình quá xa.

Kết quả là nhiều người ngày nay là một là không biết gì về Kim Định đã hoặc bỏ qua sự uyên bác của ông. Điều này, tôi cho là một sai lầm to lớn.

Để tôi giải thích lý do tại sao tôi nghĩ như thế.

Cửa Khổng

Trước khi đọc bài viết của ông, tôi chỉ nghe nói về Kim Định và đã chỉ đọc những gì người khác đã viết về ông. Từ thông tin này, tôi đã nghĩ Kim Định là một người quốc gia quá khích, người đã có tư tưởng điên rồ cho rằng kinh điển Nho giáo (Ngũ Kinh) là những sáng tạo của người Việt, và kết quả là, về căn bản tất cả mọi thứ mà chúng ta bây giờ nghĩ là văn hóa “Trung Quốc” đã thực sự tự nguồn là văn hóa “Việt”.

Đúng là Kim Định đã có một lập luận như thế. Tuy nhiên, con đường trí tuệ dẫn ông đến kết luận này đã đi qua một số tư tưởng học thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX, và đây là lý do tại sao tôi nói rằng Kim Định được cho là sử gia quan trọng nhất Việt Nam trong mọi thời đại (không phải là “hạng nhất” nhưng “quan trọng nhất”).

Cơ cấu Viêt Nho

Hành trình trí tuệ của Kim Định đã dẫn ông qua các tác phẩm của hai học giả Pháp nổi tiếng, Marcel Granet và Claude Lévi-Strauss.

Marcel Granet vừa là một nhà Hán học và một nhà Xã hội học. Ông là một trong những học giả đầu tiên đi tìm những giải thích xã hội về những điều ông đọc thấy trong các văn bản cổ điển Trung Quốc. Trong quá trình đó, ông đã cách mạng hóa quan điểm của mọi người (cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc) về thời cổ đại Trung Quốc.

Nổi tiếng nhất, Granet giải thích lại Kinh Thi (Shijing 詩經). Qua nhiều thế kỷ học giả ở Trug Quốc đã giải thích những vần thơ trong Kinh Thi bằng thuật ngữ đạo đức. Granet, tuy nhiên, xem chúng như các sản phẩm của nghi lễ và lễ hội địa phương, không có gì liên quan đến sự diễn giải về đạo đức của truyền thống học thuật ở Trung Quốc.

Có lẽ quan trọng hơn cho những sáng tác của Kim Định là cuốn “La Pensée Chinoise” (Tư tưởng Trung Quốc) của Granet. Trong tác phẩm dày đặc và uyên bác này, Granet tìm cách chứng minh các khái niệm trong những văn kiện Trung Hoa cổ đại như thuyết nhị nguyên âm và dương, và số học trong ngũ hành, v.v. không chỉ khái niệm số, nhưng là “biểu tượng” (hoặc những gì mà giới theo chủ nghĩa cấu trúc sau này gọi là “dấu hiệu”) cho các cấu hình của xã hội, và nếu chúng ta nhìn vào hiện tượng như thân tộc và hôn nhân chúng ta có thể nhìn thấy bằng chứng về các khái niệm trong cách những hiện tượng đã được sắp xếp và thực hiện.

La Pensée Chinoise

Trong khi tác phẩm của Granet như một nhà Hán học, đã bị các học giả như Bernhard Karlgren chỉ trích là không phân biệt giữa văn bản từ các giai đoạn khác nhau, thì những tác phẩm khác của Granet như là một nhà khoa học xã hội có ảnh hưởng đến những tác phẩm của các học giả như Claude Lévi-Strauss, một người tầm cỡ trong lĩnh vực cấu trúc nhân chủng học .

Tư tưởng của Lévi-Strauss bật lên chống lại những ý tưởng của các học giả như Bronisław Malinowski. Malinowski cho rằng chúng ta có thể hiểu được xã hội bằng cách quan sát và giải thích những gì chúng ta thấy.

Mặt khác Lévi-Strauss lập luận rằng những gì chúng ta thấy trong các xã hội trên toàn thế giới khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn dưới mặt nổi của những gì chúng ta thấy và tìm cách hiểu được “cấu trúc” của những ý tưởng cho biết mọi người làm gì thì chúng ta có thể hiểu khác đi, và cuối cùng có thể thấy rằng có những điểm chung trên toàn thế giới.

Strutural Anthropologysa

Khi Kim Định đọc các tác phẩm của Claude Lévi-Strauss trong năm 1960, ông cảm thấy rằng Marcel Granet đã tiết lộ những gì mà “cấu trúc” bên dưới bề mặt đã được – đó là âm dương (âm dương), và năm giai đoạn (ngũ hành) , v.v...

Hơn thế nữa, ông cảm thấy rằng tất cả những điều này là “Việt.” Đó không phải là một cái gì đó “Trung Quốc” đã được “nhập cảng” vào Việt Nam sau đó. Đây là những gì học thuật của Kim Định muốn chứng minh.

Lạc thư minh triết

Như vậy, tại sao Kim Định lại quan trọng đến thế? Trước hết, ông là sử gia duy nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, mà tôi biết, đã thực sự đa ngành. Ý tưởng cho rằng học thuật cần phải được đa ngành là một điều được đề cập rất nhiều, nhưng để đa ngành người ta phải biết những thông tin “cập nhật” mới nhất trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là điều mà người ta không thấy trong học thuật Việt Nam. Thay vào đó, nhiều học giả chỉ đơn giản là “chọn” thông tin từ các lĩnh vực khác nhau để phù hợp với một ý tưởng (và thường là một ý tưởng dân tộc chủ nghĩa) mà họ đã có sẵn.

Kim Định, mặt khác, đã biết đến những thông tin cập nhật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông hiểu Saussure (ngôn ngữ học), Lévi-Strauss (nhân chủng học), Granet, Creel, Needham (tất cả trong Trung Hoa học), Foucault (triết học), v.v... Và ông đã xây dựng ý tưởng của mình trên những tư tưởng của các học giả khác. Đó mới thực sự có nghĩa là đa ngành.

Thế vấn đề với các tác phẩm của Kim Định là gì? Nó cũng giống như vấn đề với học thuật của Marcel Granet. Kim Định đã không phân biệt giữa văn bản. Đối với ông, những gì đã được viết trong Sử ký của Tư mã Thiên hoặc Kinh Thi (cả hai từ thời BC) cũng giống như những gì đã được viết trong Lĩnh Nam chích quái ở thế kỷ thứ mười lăm, v.v... Thông tin trong tất cả các văn bản đó đều có thể được sử dụng để chứng minh sự hiện hữu của một “cấu trúc” của nghĩa ẩn dưới những văn bản này. Đó là vấn đề.

Tuy nhiên, xác nhà nhân chủng học như Lévi-Strauss, đã xây dựng tư tưởng của mình bằng cách nghiên cứu các xã hội (“nguyên thủy”) hiện đại, và thông tin mà họ có đã phải là của những thời đại khác. Điều này, tôi cho rằng, đã khiến những lập luận như vậy có sức thuyết phục hơn.

Tinh hoa ngũ điển

Học thuật tiến bộ khi các học giả sử dụng lý thuyết để đưa ra những tuyên bố táo bạo. Những tuyên bố đó đôi khi “quá” táo bạo, khiến các học giả khác thách thức những tuyên bố đó và dẫn đến một sự hiểu biết hợp lý hơn. Tuy nhiên, kết quả là học thuật tiến bộ.

Nói cách khác, nó là điều tốt để có những học giả đã tuyên bố táo bạo (như Edward Said, Benedict Anderson, James Scott, v.v...), bởi vì nó khiến các học giả khác thách thức và điều chỉnh những tuyên bố đó. Tuy thế; để điều đó xảy ra, các học giả thách thức những tuyên bố táo bạo cần phải tinh thông về mặt lý thuyết như các học giả đã đưa ra những tư tưởng ban đầu.

Đây là điều đã không bao giờ xảy ra với Kim Định. Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến ​​thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết.

Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc ý tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm.

Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam).

Để có thể gạt bỏ ý tưởng của Kim Đinh, trước tiên người ta phải cọ sát với tư tưởng của ông. Cho đến nay, chưa ai làm được điều đó. Một khi ai đó làm việc đó, họ sẽ thấy rằng có lẽ có cái gì đó trong những tư tưởng của Kim Định thật là sâu sắc (cũng như các học giả vẫn tìm thấy những điểm sâu sắc trong các tác phẩm của Marcel Granet), và đó là những gì sẽ đưa học thuật lịch sử tiến về phía trước. Cho đến khi đó…

-----------------------------------------------
Nguồn: Vietnam’s Greatest (unknown/unrecognized) Historian, Lê Minh Khải, Le Minh Kha’s SEAsian History Blog, 19 Jun 15

-----------------------------------------------

Tiểu sử Triết gia Lương Kim Định



Lương Kim Định (1914-1997)


  Triết gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1914 tại Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Năm 1947, ngài sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des Hautes Etudes Chinoise để thâu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, ngài dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.

Từ năm 1960, triết gia bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về triết Việt, mở đầu là cuốn Cửa Khổng, Triết Lý Giáo Dục, Nhân Bản, Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam . . . Học giả Linh Mục Vũ Đình Trác viết về công trình của ngài như sau:

“Nhờ công phu mở đường trở về triết Đông của Giáo Sư Bửu Dưỡng và Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục, chương trình triết học Đông Phương được khai giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1958. Sẵn đường trở về Đông Phương, triết gia Kim Định tiện đường, đơn thương độc mã, ông lên một nước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam. Trong suốt 16 năm trời tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, giáo sư đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có thể chối cãi công phu xây dựng và ảnh hưởng sâu rộng của ông trong lãnh vực văn hóa dân tộc. Từ Đại Học Văn Khoa Sàigòn, ông mở rộng mặt trận tới các Đại Học khác: Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này ông đã sáng lập chủ thuyết AI VI và ViỆT NHO”.

Nhận định về địa vị của triết gia Kim Định trên trường Việt Nho, Việt Triết - học giả Linh Mục Vũ Đình Trác còn viết như sau:

“Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn ông là Triết Gia Việt Nam. Aûnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của ông đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của ông đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VIỆT. Các nhóm An Việt được thành lập khắp nơi: San Jose, Orange, Houston, Louisiana, Washington DC, Philadelphia, Seattle, và tại Canada, Uùc Châu, Anh, Pháp, Đức v.v ... An Vi đã như một luồng gió dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư. Các nhóm này coi Triết Gia Kim Định như bậc Đại Sư, mà họ tôn làm Tổ: TỔ SƯ AN VI, TỘC PHỤ AN VIỆT. Aûnh hưởng của Triết Gia không những thế mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Âu Mỹ và khối Viễn Đông”.

Năm 1987 hội nghị Quốc Tế về “Khổng Học Với Thế Giới Ngày Nay” (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan, qui tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết gia Kim Định cùng với Lm Vũ Đình Trác đã thuyết trình đề tài “Đạo Trường Chung Cho Đông Nam Á” (A Tao-Field for South East Asia). Bài tham luận do Giáo Sư Trần Văn Đoàn, Giáo Sư Đại Học Quốc Gia Đài Loan trình bày (Professor of Philosophy at Taiwain National University). Đề tài này đã gây tiếng vang rất lớn trong giới Nho Lâm Á Châu.

Sau đó ngài còn tham dự Hội Nghị Triết Học tại Brighton Anh Quốc năm 1988 (The World Congress of Philosophy) – Hội Nghị Triết Học Á Châu và Bắc Phi lần thứ 33 tại Toronto Canada năm 1990 (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies). Ngài nói với các đồ đệ; “Thầy phải đi để nói cho thế giới biết con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam”.
 
Triết gia Kim Định từ trần ngày 25 tháng 3 năm 1997 tại dòng Đồng Công hải ngoại, Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ngài để lại cho đời bộ triết Việt Nho và An Vi, gồm 42 cuốn để giúp cho dân tộc có Chủ Đạo để tránh cảnh vô hướng vô hồn và giúp cho dân tộc có một Minh Triết để sống an vui hạnh phúc giữa Trời và Đất.


Source: http://hon-viet.co.uk/LeMinhKhai_SuGiaLonNhatCuaVietNam.htm

LỐI HOANG




Bỗng dưng ngọn gió vô tình
Bâng khuâng nghiêng ngả gập ghềnh cỏ hoa
Nỗi đau vướng vất la đà
Tả tơi chiếc lá thu sa giữa đường


Ai hay gió lộng vô thường
Miên man bão nổi, phấn hương nhạt nhoà
Mỏi mòn gót ngọc kiêu sa
Trăng vàng lối mộng bao la mịt mùng


Tình giờ lạc cõi hư không
Biết chăng chốn ấy nghìn trùng, có vui?
Hình như ... một chút ngậm ngùi
Biển xa sóng đổ - Tình vơi ngỡ ngàng


Ngõ xưa nắng nhạt sương tan
Lối hoang lỡ bước, thu vàng hắt hiu...
Mênh mang hoa tím bên chiều!...

Phạm Thị Minh Hưng
SG - T7-13.6.2015

Source Internet.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Chìa khóa của bạn ở đâu rồi?


- Một người phụ nữ thường than phiền trách móc: “Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.

- Một người mẹ khác thì nói: “Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa vui của mình vào tay con trai.

- Một vị trung niên của một công ty thở dài nói: “Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút!”, anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.

- Bà cụ kia than thở: “Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”

- Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên: “Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét”.

Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác khống chế tâm tình của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và khống chế tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận trở thành chọn lựa duy nhất của chúng ta.

Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là “Tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con... và anh/chị/con... phải chịu trách nhiệm về nổi khổ này!". Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.

Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp cận, nhưng nhìn mà thấy sợ.

Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đỗ lổi cho người khác; biết làm chủ cảm xúc và biết tạo cũng như giữ được niềm vui cho chính mình, như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ không bị áp lực từ người khác.

                                                  Chìa khóa của bạn ở đâu rồi?
                                                  Đang nằm trong tay người khác phải không?
                                                  Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!*:) happy

                                             

Source Internet.

Lược Sử Bonsai



Brief History of Bonsai

***

Bonsai – Wikipedia tiếng Việt

Bonsai - Wikipedia, the free encyclopedia



VIDEO


    Bonsai xuất xứ Trung Quốc, thương hiệu Nhật Bản, tiêu thụ tại Mỹ, Bonsai ngày nay chỉ còn đơn thuần là một sở thích, một nghề thủ công, một thứ “hương liệu” nghệ thuật đến từ Viễn Đông thời xa xưa.      

    Nghệ thuật trồng cây cảnh trong khay hay khu vườn thu nhỏ, còn gọi là bonsai có tuổi đời hơn 2000 năm, được người châu Âu và châu Mỹ biết đến lần đầu vào năm 1910, khi được giới thiệu ở London (Anh). Điều này đã gây nên một nhầm lẫn nghiêm trọng, rằng nghệ thuật bonsai xuất phát điểm từ Nhật Bản. Trên thực tế, gốc rễ của bonsai là ở Trung Quốc, dựa theo hai tranh được phát hiện trong mộ phần của hoàng tử Zhang Huai, thuộc triều đại nhà Đường, qua đời vào năm 706. Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh một đầy tớ giữ trong tay một bonsai thu nhỏ, còn bức thứ hai vẽ một cây trồng trong chậu nhỏ.
Một trong hai bức tranh được phát hiện trong mộ phần của hoàng tử Zhang Huai, thuộc triều đại nhà Đường qua đời năm 706

    Bên cạnh đó, còn có nghi ngờ bonsai xuất hiện từ thời nhà Tấn hay thời nhà Hán. Chuyện cũ kể lại rằng một vị vua thời Hán với mong mỏi được nhìn thấy giang sơn gấm vóc mỗi ngày đã thôi thúc một người làm vườn tạo nên một cảnh quan thu nhỏ toàn bộ đất nước, hay còn gọi là hòn non bộ. Vì thế, nhà vua đã thỏa nguyện khi hàng ngày có thể quan sát sự kỳ vĩ của lãnh thổ qua cửa sổ, qua một bức tiểu cảnh nghiêm ngặt trong từng chi tiết như đồi núi, sông hồ, rừng rậm như sao chép từ cảnh quan có thật. 

    Cũng theo đó, chỉ có nhà vua mới là người duy nhất có thể sở hữu một cảnh quan thu nhỏ. Nếu một thường dân bị phát hiện giữ hoặc kiến thiết cảnh quan thu nhỏ sẽ bị coi là mưu phản, là mối đe dọa cho triều đại và bị xử tử. Một trong những bonsai thời sơ khai là những chậu cúc mà thi sĩ Guen-ming ở thế kỷ thứ 4 trồng và chăm sóc.  
Cùng với thi ca, thư pháp, hội họa, nghệ thuật làm vườn, làm hòn non bộ đã trở thành nét đặc sắc trong các giá trị tinh thần của người Trung Quốc     


    Đến thời nhà Tống (960 - 1279), làm hòn non bộ trở nên quen thuộc và nới lỏng hơn. Và đến thời nhà Thanh (1644 - 1911), hòn non bộ trở thành một loại hình nghệ thuật tinh tế, phức tạp, trở thành một môn học yêu cầu sự tài hoa, nghệ sĩ. Nghệ thuật hòn non bộ đã phát triển thành một triết lý và chỉ những người có tâm hồn mới có thể sáng tạo thành công. Nhìn vào hòn non bộ là trông vào tâm hồn tác giả đã sáng tạo ra nghệ thuật này. 

    Theo thẩm mỹ Trung Quốc, nghệ thuật hòn non bộ bậc thầy phải dung chứa bản chất và tinh thần của thiên nhiên bằng cách tạo ra sự tương phản, dựa trên thuyết vũ trụ sẽ bị chi phối bởi hai lực lượng đối lập nhưng có tác dụng bổ sung, đó là Âm-Dương. Cùng với thi ca, thư pháp, hội họa, nghệ thuật làm vườn, làm hòn non bộ đã trở thành nét đặc sắc trong các giá trị tinh thần của người Trung Quốc.  
Trồng và bán cây cảnh nhỏ đã sản sinh ra một bộ phận thợ làm vườn lành nghề ở Trung Quốc
 
    Mặc dù Trung Quốc là cái nôi của nghệ thuật cây cảnh, Nhật Bản dù có khoảng thời gian bế quan tỏa cảng dằng dặc cũng đã nhanh chóng du nhập nghệ thuật này vào giữa thế kỷ 7, qua giao thương, các sứ của triều đình, đặc biệt là các nhà sư Phật giáo, đặc biệt là vào thời Heian (794 - 1185) và Kamakura (1185 - 1333). Bonsai từ một thú chơi của giới quý tộc đã có một vị trí quan trọng trong nền văn hóa và môi trường của triều đình. 

    Hoàng đế Konoe (1142 - 1155) là một tín đồ của bonsai và đến những năm đầu thế kỷ 14 có một vị trí danh dự không thể thay thế. Thời kỳ Edo, các lớp học nghề trồng bonsai được mở ra, đồng thời là những cuộc thi nghề thủ công, trong đó có nghề trồng cây cảnh.   

    Đến thế kỷ 18, nghệ thuật bonsai đạt vị trí đỉnh cao ở Nhật Bản. Những bậc thầy bonsai giai đoạn này đã phát triển nghề làm vườn thành một phong cách tinh tế, có chiều sâu, hoàn thiện đến từng chi tiết như những thợ kim hoàn lành nghề nhất. Không giống như người Trung Quốc, sức hấp dẫn của bonsai Nhật Bản thể hiện ở tạo hình hình dáng của cây cối. Thẩm mỹ bonsai Nhật Bản là trung tâm của trời và đất, trong một hình dáng duy nhất, phân biệt các loại phong, bách, thông, anh đào… Mỗi cây trồng gợi lên đầy đủ nét đẹp của mùa đẹp nhất của loài cây ấy.  
Bonsai từ một thú chơi của giới quý tộc đã có một vị trí quan trọng trong nền văn hóa và môi trường của triều đình Nhật Bản   

    Sau khi Nhật Bản bước vào thời kỳ Minh Trị (1867-1921) và mở cửa với thế giới hiện đại, những luật tục phong kiến dần được nới lỏng, trong đó triển lãm văn hóa truyền thống tại London (Anh) vào năm 1910 là một biểu hiện. Người phương Tây đã vô cùng ưa chuộng bonsai. Những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, tại Mỹ và châu Âu đã hình thành một hệ thống sản xuất và tiếp thị nghệ thuật cây cảnh Nhật Bản.

    Nghệ thuật bonsai nhanh chóng chinh phục thế giới nhưng hầu hết các triết lý nguyên sơ ban đầu của bonsai đã biến mất. Dường như bonsai chỉ còn đơn thuần là một sở thích, một nghề thủ công, một thứ “hương liệu” nghệ thuật đến từ Viễn Đông thời xa xưa.


Thế bonsai - Bonsai styles

        Ban đầu, chỉ có 5 thế bonsai cơ bản là:
                - Thẳng đứng (Chokkan), Formal Upright
                - Thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), Informal Upright 
                - Nghiêng (Shakan), Slanting
                - Thác đổ (Kengai), Cascade
                - Nửa thác đổ (Han Kengai ), Semi-Cascade

        Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như:
                - Rễ phủ trên đá (Sekijoju), Root-over-Rock.
                - Rễ trong đá (Ishizuke), Bonsai-in-Rock.
                - Chổi (Hokidachi ), Broom.
                - Bạt phong (Fukinagashi), Windswept.
                - Đa thụ (Ikadabuki), Raft.
                - Văn nhân (Bunjin-gi), Bunjin.
                - Rừng (Yose Uye), Forest.
                - Thân đôi (Sokan), Twin Trunk
                - Thân đa (Kabudachi), Multiple Trunk.  
                - Rồng (Sharimiki), Shari.
                …  




VIDEO




 
Formal upright style  -  Informal upright style 



Slanting style



Twin Trunk style




Multiple Trunk style



Forest style 


Raft style



Broom style



Semi-Cascade style



Cascade style


Bunjin style



Windswept style



Root-over-Rock style



Bonsai-in-Rock  style




Shari style









Source Internet.