Brief History of Bonsai
***
Bonsai – Wikipedia tiếng Việt
Bonsai - Wikipedia, the free encyclopedia
VIDEO
-
-
Bonsai xuất xứ Trung Quốc, thương hiệu Nhật Bản, tiêu thụ tại Mỹ, Bonsai ngày nay chỉ còn đơn thuần là một sở thích, một nghề thủ công, một thứ “hương liệu” nghệ thuật đến từ Viễn Đông thời xa xưa.
Nghệ thuật trồng cây cảnh trong khay hay khu vườn thu nhỏ, còn gọi là bonsai có tuổi đời hơn 2000 năm, được người châu Âu và châu Mỹ biết đến lần đầu vào năm 1910, khi được giới thiệu ở London (Anh). Điều này đã gây nên một nhầm lẫn nghiêm trọng, rằng nghệ thuật bonsai xuất phát điểm từ Nhật Bản. Trên thực tế, gốc rễ của bonsai là ở Trung Quốc, dựa theo hai tranh được phát hiện trong mộ phần của hoàng tử Zhang Huai, thuộc triều đại nhà Đường, qua đời vào năm 706. Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh một đầy tớ giữ trong tay một bonsai thu nhỏ, còn bức thứ hai vẽ một cây trồng trong chậu nhỏ.
Nghệ thuật trồng cây cảnh trong khay hay khu vườn thu nhỏ, còn gọi là bonsai có tuổi đời hơn 2000 năm, được người châu Âu và châu Mỹ biết đến lần đầu vào năm 1910, khi được giới thiệu ở London (Anh). Điều này đã gây nên một nhầm lẫn nghiêm trọng, rằng nghệ thuật bonsai xuất phát điểm từ Nhật Bản. Trên thực tế, gốc rễ của bonsai là ở Trung Quốc, dựa theo hai tranh được phát hiện trong mộ phần của hoàng tử Zhang Huai, thuộc triều đại nhà Đường, qua đời vào năm 706. Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh một đầy tớ giữ trong tay một bonsai thu nhỏ, còn bức thứ hai vẽ một cây trồng trong chậu nhỏ.
Một trong hai bức tranh được phát hiện trong mộ phần của hoàng tử Zhang Huai, thuộc triều đại nhà Đường qua đời năm 706
Bên cạnh đó, còn có nghi ngờ bonsai xuất hiện từ thời nhà Tấn hay thời nhà Hán. Chuyện cũ kể lại rằng một vị vua thời Hán với mong mỏi được nhìn thấy giang sơn gấm vóc mỗi ngày đã thôi thúc một người làm vườn tạo nên một cảnh quan thu nhỏ toàn bộ đất nước, hay còn gọi là hòn non bộ. Vì thế, nhà vua đã thỏa nguyện khi hàng ngày có thể quan sát sự kỳ vĩ của lãnh thổ qua cửa sổ, qua một bức tiểu cảnh nghiêm ngặt trong từng chi tiết như đồi núi, sông hồ, rừng rậm như sao chép từ cảnh quan có thật.
Cũng theo đó, chỉ có nhà vua mới là người duy nhất có thể sở hữu một cảnh quan thu nhỏ. Nếu một thường dân bị phát hiện giữ hoặc kiến thiết cảnh quan thu nhỏ sẽ bị coi là mưu phản, là mối đe dọa cho triều đại và bị xử tử. Một trong những bonsai thời sơ khai là những chậu cúc mà thi sĩ Guen-ming ở thế kỷ thứ 4 trồng và chăm sóc.
Cùng với thi ca, thư pháp, hội họa, nghệ thuật làm vườn, làm hòn non bộ đã trở thành nét đặc sắc trong các giá trị tinh thần của người Trung Quốc
Đến thời nhà Tống (960 - 1279), làm hòn non bộ trở nên quen thuộc và nới lỏng hơn. Và đến thời nhà Thanh (1644 - 1911), hòn non bộ trở thành một loại hình nghệ thuật tinh tế, phức tạp, trở thành một môn học yêu cầu sự tài hoa, nghệ sĩ. Nghệ thuật hòn non bộ đã phát triển thành một triết lý và chỉ những người có tâm hồn mới có thể sáng tạo thành công. Nhìn vào hòn non bộ là trông vào tâm hồn tác giả đã sáng tạo ra nghệ thuật này.
Theo thẩm mỹ Trung Quốc, nghệ thuật hòn non bộ bậc thầy phải dung chứa bản chất và tinh thần của thiên nhiên bằng cách tạo ra sự tương phản, dựa trên thuyết vũ trụ sẽ bị chi phối bởi hai lực lượng đối lập nhưng có tác dụng bổ sung, đó là Âm-Dương. Cùng với thi ca, thư pháp, hội họa, nghệ thuật làm vườn, làm hòn non bộ đã trở thành nét đặc sắc trong các giá trị tinh thần của người Trung Quốc.
Trồng và bán cây cảnh nhỏ đã sản sinh ra một bộ phận thợ làm vườn lành nghề ở Trung Quốc
Mặc dù Trung Quốc là cái nôi của nghệ thuật cây cảnh, Nhật Bản dù có khoảng thời gian bế quan tỏa cảng dằng dặc cũng đã nhanh chóng du nhập nghệ thuật này vào giữa thế kỷ 7, qua giao thương, các sứ của triều đình, đặc biệt là các nhà sư Phật giáo, đặc biệt là vào thời Heian (794 - 1185) và Kamakura (1185 - 1333). Bonsai từ một thú chơi của giới quý tộc đã có một vị trí quan trọng trong nền văn hóa và môi trường của triều đình.
Hoàng đế Konoe (1142 - 1155) là một tín đồ của bonsai và đến những năm đầu thế kỷ 14 có một vị trí danh dự không thể thay thế. Thời kỳ Edo, các lớp học nghề trồng bonsai được mở ra, đồng thời là những cuộc thi nghề thủ công, trong đó có nghề trồng cây cảnh.
Đến thế kỷ 18, nghệ thuật bonsai đạt vị trí đỉnh cao ở Nhật Bản. Những bậc thầy bonsai giai đoạn này đã phát triển nghề làm vườn thành một phong cách tinh tế, có chiều sâu, hoàn thiện đến từng chi tiết như những thợ kim hoàn lành nghề nhất. Không giống như người Trung Quốc, sức hấp dẫn của bonsai Nhật Bản thể hiện ở tạo hình hình dáng của cây cối. Thẩm mỹ bonsai Nhật Bản là trung tâm của trời và đất, trong một hình dáng duy nhất, phân biệt các loại phong, bách, thông, anh đào… Mỗi cây trồng gợi lên đầy đủ nét đẹp của mùa đẹp nhất của loài cây ấy.
Đến thế kỷ 18, nghệ thuật bonsai đạt vị trí đỉnh cao ở Nhật Bản. Những bậc thầy bonsai giai đoạn này đã phát triển nghề làm vườn thành một phong cách tinh tế, có chiều sâu, hoàn thiện đến từng chi tiết như những thợ kim hoàn lành nghề nhất. Không giống như người Trung Quốc, sức hấp dẫn của bonsai Nhật Bản thể hiện ở tạo hình hình dáng của cây cối. Thẩm mỹ bonsai Nhật Bản là trung tâm của trời và đất, trong một hình dáng duy nhất, phân biệt các loại phong, bách, thông, anh đào… Mỗi cây trồng gợi lên đầy đủ nét đẹp của mùa đẹp nhất của loài cây ấy.
Bonsai từ một thú chơi của giới quý tộc đã có một vị trí quan trọng trong nền văn hóa và môi trường của triều đình Nhật Bản
Sau khi Nhật Bản bước vào thời kỳ Minh Trị (1867-1921) và mở cửa với thế giới hiện đại, những luật tục phong kiến dần được nới lỏng, trong đó triển lãm văn hóa truyền thống tại London (Anh) vào năm 1910 là một biểu hiện. Người phương Tây đã vô cùng ưa chuộng bonsai. Những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, tại Mỹ và châu Âu đã hình thành một hệ thống sản xuất và tiếp thị nghệ thuật cây cảnh Nhật Bản.
Nghệ thuật bonsai nhanh chóng chinh phục thế giới nhưng hầu hết các triết lý nguyên sơ ban đầu của bonsai đã biến mất. Dường như bonsai chỉ còn đơn thuần là một sở thích, một nghề thủ công, một thứ “hương liệu” nghệ thuật đến từ Viễn Đông thời xa xưa.
Thế bonsai - Bonsai styles
Ban đầu, chỉ có 5 thế bonsai cơ bản là:
- Thẳng đứng (Chokkan), Formal Upright
- Thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), Informal Upright
- Nghiêng (Shakan), Slanting
- Thác đổ (Kengai), Cascade
- Nửa thác đổ (Han Kengai ), Semi-Cascade
Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như:
- Rễ phủ trên đá (Sekijoju), Root-over-Rock.
- Rễ trong đá (Ishizuke), Bonsai-in-Rock.
- Chổi (Hokidachi ), Broom.
- Bạt phong (Fukinagashi), Windswept.
- Đa thụ (Ikadabuki), Raft.
- Văn nhân (Bunjin-gi), Bunjin.
- Rừng (Yose Uye), Forest.
- Thân đôi (Sokan), Twin Trunk.
- Thân đa (Kabudachi), Multiple Trunk.
- Rồng (Sharimiki), Shari.
…
VIDEO
-
-
Formal upright style - Informal upright style
Slanting style
Twin Trunk style
Multiple Trunk style
Forest style
Raft style
Broom style
Semi-Cascade style
Cascade style
Bunjin style
Windswept style
Root-over-Rock style
Bonsai-in-Rock style
Shari style
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.