GIÁO SƯ PHẠM LỢI (1922-1983) - CÁNH CHIM PHIÊU BẠT.
Qua các bản tin tường thuật trên nhật báo Le Figaro về 2 phiên xử ngày 30/09 và 01/10/1945 của tòa án quân sự Pháp tại Paris, cái tên Phạm Lợi đầu tiên được nhắc nhở trên công luận với tư cách là một phạm nhân. Năm đó Phạm Lợi mới 23 tuổi và bị đưa ra trước tòa vì tội danh “phá rối trị an và phản bội mẫu quốc”. tòa kết án ông 20 năm khổ sai và hạ lệnh tống giam vào khám đường Fresnes thuộc Seine-et-Oise. Đoạn đường đưa Phạm Lợi tới phiên tòa trên được mở ra từ năm 1938 lúc ông vừa học xong ban Trung Học đệ nhất cấp.
Cố võ sư Phạm Lợi sinh ngày 17/07/1922 tại Quảng Nam. Ở tuổi thiếu niên, Phạm Lợi đặc biệt ham mê võ thuật và đã trở thành môn sinh của môn võ cổ truyền Bình Định. Năm 1939, ông được tuyển làm thông dịch viên cho quân đội Pháp ở Đông Dương rồi được chuyển về chính quốc theo đơn vị do yêu cầu tình hình đặc biệt lúc đó.
Năm 1940, nước Pháp và hầu khắp Âu Châu đều bị khuất phục trước quyền đội Đức và cảnh thanh niên Phạm Lợi đang bơ vơ, nơi xứ lạ được những người chiến thắng, quan tâm, chọn theo học trường Võ Bị Đức thuộc lực lượng SS. Thế là từ một hàng ngũ tan rã, Phạm Lợi bỗng thuộc về hàng ngũ những người thắng trận. Trường Võ Bị Đức lúc đó chỉ có hai người da vàng duy nhất là sinh viên sĩ quan Phạm Lợi và giáo sư Karashi phụ trách huấn luyện võ thuật. Giáo sư Karashi từng có mặt tại Sài Gòn và là vị thầy truyền thụ môn Nhu Đạo cho lão võ sư Trần Tiến trong 4 năm.
Tại trường Võ Bị Đức, giáo sư Karashi tiếp tục dạy môn Nhu Đạo và cố võ sư Phạm Lợi trở thành môn sinh của ông. Năm 1943, ở tuổi 21, cố võ sư Phạm Lợi tốt nghiệp Võ Bị Đức với cấp bậc Thiếu Úy và trở thành con rễ của mội Đại Tá Hải Quân Đức. Tháng 04/1944, ông được nhận cấp đai Nhất Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo và sau đó được trao nhiệm vụ Đại Đội Phó của một đơn vị Đức tham chiến tại vùng Baltique. Với nhiệm vụ này, cố võ sư Phạm Lợi đã có mặt trên chiến trường Tây Bắc Nga qua các trận đánh diễn ra tại các xứ Lethonie, Estonie. Trong một trận đánh tại đây, ông bị thương và vết thương này lưu lại trên mặt ông một vết thẹo dài. Cùng thời gian đó, Marga, vợ ông. Bị chết trong một cuộc oanh kích của quân đội Đồng Minh, bỏ lại cho ông một đứa con mới 6 tháng tuổi. tiếp theo là sự sụp đổ của Đức Quốc Xã và ông bị đưa ra trước Tòa Quân Sự Pháp vì đã “phản bội mẫu quốc”. Nhờ những chuyển biến mau lẹ của tình hình chung, ông chỉ phải nằm trong tù khoảng một năm. Vào dịp khai diễn hội nghị Fontainebleau với Việt Nam, chính quyền Pháp đã hạ lệnh ân xá trả ông về với cuộc sống bình thường. Ông chọn định cư tại vùng Lorient Naval Morbihan, lập gia đình với một thiếu nữ Pháp và tiếp tục trở lại võ đường Nhu Đạo, thụ huấn với võ sư Hirano, huyền đai lục đẳng, vốn là môn đệ thuở xưa của giáo sư Karashi. Năm 1949, ông được thăng Huyền Đai Nhi Đẳng và liền hai năm sau đó, đã được biết đến như một đấu thủ Nhu Đạo tài năng của toàn Châu Âu. Vì vậy, ông đã quyết định dự tranh Giải Vô Địch Nhu Đạo tài năng của toàn Châu Âu. Sau đó, ông đã quyết định dự tranh Giải Vô Địch Nhu Đạo Quốc Tế tổ chức tại Tây Ban Nha năm 1951. Nhưng, cuộc đời ông hầu như không bao giờ được hưởng thắng lợi hoàn toàn. Chỉ mấy ngày trước khi lên đường sang Madrid dự giải, ông đã phải đau đớn chôn cất người vợ thứ nhì bị bệnh chết và lo kiếm người quen để trao gửi hai đứa con nhỏ. Dù thế, tại Madrid Tây Ban Nha, ông vẫn dành được tước hiệu Vô Địch, được chính thức thăng cấp Huyền Đai Tam Đẳng và được chính phủ Thụy Sĩ mời sang làm Huấn Luyện Viên Nhu Đạo cho quân đội xứ này.
Năm 1953, ông được chọn đại diện cho Liên Hiệp Pháp dự tranh Giải Vô Địch Nhu Đạo Quốc Tế tổ chức tại Hà Lan với sự tham gia của đại diện 14 nước. Một lần nữa võ sư Phạm Lợi đã giành được chiến thắng đoạt danh hiệu Vô Địch Hạng Bán Trung và được báo chí thể thao Âu Châu đặt cho danh hiệu Le Chat vì biệt tài gần như không bao giờ bị té, dù bị các đối thủ to lớn hơn quăng quật bằng mọi cách. Hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng Mercedes vừa để tỏ lòng hâm mộ và cũng vừa lợi dụng cái tên Phạm Lợi vào việc kinh doanh và đã gởi tặng ông một chiếc xe đặc biệt do hãng chế tạo.
Nhưng phần số của ông rõ ràng đã được an bài trong cái thế trong “cái may” phải nhận một “cái rủi”. Người vợ thứ ba mà ông vừa thành hôn tại Thụy Sĩ trong lúc lái chiếc xe tặng phẩm của hãng Mercedes đã tử thương vì tai nạn.
Cố vươn lên khỏi nổi buồn riêng, cố võ sư Phạm Lợi quyết định qua Nhật trau dồi thêm bản lãnh võ thuật và năm 1955, trở lại Paris mở võ đường. Lúc này với cấp đai Tứ Đẳng Huyền Đai và với danh tiếng sẵn có, ông đã trở thành một nhân vật lớn trong môn phái Nhu Đạo Quốc Tế. Hoạt động phát triển môn phái tại Pháp tiến triển với những thành quả rực rỡ. Cũng chính từ những thành quả này, ông lại bị thôi thúc bởi ước mong được đem hết sở trường để dìu dắt lớp trẻ tại quê hương đi theo con đường mà ông đã chọn.
Năm 1956, ông rời Pháp hồi hương trở về Sài Gòn. Ngay khi vừa đặt chân về tới quê nhà, ông đã nhận lãnh vai trò đại diện Việt Nam góp mặt tại giải Vô Địch Đông Nam Á và dù đã gần tới 40 tuổi, ông vẫn dễ dàng dành danh hiệu Vô Địch về cho Việt Nam
Do nỗ lực của ông, phong trào thanh niên học tập Nhu Đạo đã lôi cuốn khá đông giới trẻ trong hàng ngũ học sinh sinh viên ở nhiều nơi. Trong số này nhiều người đã thành danh trong giới võ như các võ sư Nguyễn Bình, Nguyễn Long Vân, Chiêm Huỳnh Văn, Nguyễn Văn Tòng, Trần Hữu Lý, Lê Văn Luyện, Nguyễn Bá Tùng…
Do nỗ lực của ông, phong trào thanh niên học tập Nhu Đạo đã lôi cuốn khá đông giới trẻ trong hàng ngũ học sinh sinh viên ở nhiều nơi. Trong số này nhiều người đã thành danh trong giới võ như các võ sư Nguyễn Bình, Nguyễn Long Vân, Chiêm Huỳnh Văn, Nguyễn Văn Tòng, Trần Hữu Lý, Lê Văn Luyện, Nguyễn Bá Tùng…
Vào năm 1970, cố võ sư Phạm Lợi đã đạt đẳng cấp Nhu Đạo cao nhất tại Việt Nam là Huyền Đai Đệ Ngũ Đẳng và có thể hoàn toàn hài lòng về các môn sinh của mình.
Nhưng, ông vẫn không tránh khỏi phần số phải chịu những “cái may bên cạnh những cái rủi” Nhiều tai họa trong cuộc đời riêng vẫn tiếp tục theo đuổi ông và cuối cùng là sự vắng bóng hoàn toàn của ông. Dù vậy, tên tuổi của ông sẽ mãi mãi còn rạng danh trong thành tích tiêu biểu của làng võ Việt Nam. Ông mất năm 1983 (hưởng dương 60 tuổi).
VS. HÙNG ĐẠI HIỆP.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.