Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Ý Nghĩa Thơ Hài Cú

Tinh túy của thơ hài cú (haiku) của Nhật nằm trong 2 yếu tố: 
1) khả năng nhận thức của người đọc, mang họ đến gần hơn với những sự thật căn bản, và 
2) khả năng thu nhận sự phát triển ý nghĩa của bài thơ sau mỗi lần đọc .

Theo Miyazaki Toshiko, chữ "haiku" (hài cú) xuất phát từ haikai renga no hokku (tạm dịch, những dòng khởi cho bài thơ liên hoàn). cái tên hài cú mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được 1 thi sĩ tên Shiki dùng cách lồng chữ sáng chế. 1 bài hài cú thật ra là phần đầu của bài waka, 1 loại thơ âm tiết 5 dòng được xếp theo thứ tự 5-7-5-7-7 chữ . waka còn được gọi là tanka hay uta (theo tuyển tập thơ Manyoshuthì loại thơ tanka và uta đã xuất hiện ở thế kỷ thứ 18). khi quyển Shinkokinshu được ra đời trong khoảng năm 1185-1333 thì thơ waka bắt đầu xuống dốc và 1 loại khác gọi là renga được phổ biến .

Renga, còn gọi là thơ liên hoàn, là một kiểu đối thoại bằng thơ. renga kế thừa thơ waka sau 3 hàng đầu (5-7-5) được người thứ nhất khởi và 2 hàng kế (7-7) do người thứ 2, rồi người thứ 3 viết 3 hàng (5-7-5), người kế tiếp 7-7. và cứ tiếp tục như thế , có đôi khi chỉ 4-5 người sáng tác cả trăm khổ thơ . trong những bài thơ dài như vậy, 3 hàng đầu, còn gọi là hokku, luôn là khổ thơ quan trọng nhất và được biết đến nhiều nhất .

Thơ renga thường xuất hiện trong các buổi thơ họa . luật thơ được lập ra vào năm 1186 do 2 thi sĩ Fujiara Sadaie và Fujiwara Sadatake . vào khoảng thời gian 1392-1568 (còn gọi là thời đại Muromachi), thi sĩ Iio Sogi đã nâng hài cú lên hàng văn học bằng những bài renga đầy tính nghệ thuật của ông. cho rằng luậtwaka khoa trương mà sáo rỗng, Sogi cùng 1 số thi sĩ khác đã nổi dậy chống lại triều đại renga. thay vào đó, họ bắt đầu xử dụng từ ngữ rộng rãi hơn để đưa sự hóm hỉnh vào thơ. nói 1 cách khác, hình thể củarenga được giữ lại nhưng cái hồn của waka thì bị vứt bỏ. loại thơ liên kết bình dị này gọi là renku nhưng 3 hàng đầu vẫn được gọi là hokku. loại renku mới này còn được biết là haikai renga, và dần dần cái tênhaikai được hiểu cùng nghĩa với hokku. do vậy, hài cú trước thời Shiki được biết là hokku hay haikai.

Các cao sư chuyên dạy renga và waka có thói quen viết sẵn bài hokku để chuẩn bị cho buổi thơ liên hoàn.hokku có lẽ là thể thơ ngắn nhất trong các loại thơ trên thế giới, do vậy việc pha trộn nét nghệ thuật cho nội dung và hình thái càng trở nên thiết yếu. chính thi sĩ Matsuo Basho đã mang hài cú vào hàng văn chương thật sự có tính cách phản ánh thực tế, không còn là sự hóm hỉnh đơn giản.

Matsuo Basho sinh ra tại tỉnh Iga (quận Mie). thiếu thời ông là bạn của người con trai của một vị quan ở Tokyo. tại đây ông học trà đạo và hài cú với thi sĩ Kitamura Kigin. sau khi người bạn qua đời, Basho dọn đến Edo (Tokyo), nơi mà ông dựng lên cái chòi lá chuối ở Fukugawa và nghiêm túc viết thơ hài cú. vì muốn nếm đậm cái vị của thiên nhiên và nhân sinh, sự quan sát của ông cuối cùng đã tìm được giọng thơ riêng cho hài cú, lột tả cảm xúc của mình qua âm, hình và thể. thơ hài cú của ông được biết đến qua nội dung trầm sầu (còn gọi là wabi, một thuật ngữ từ trà đạo ám chỉ đến nét đẹp bình dị) và qua âm thanh trầm tĩnh (còn gọi là sabi, nét tao nhã ẩn giấu trong những đồ vật đã cũ mòn).

Văn phong của Basho về thơ hài cú được gọi là shofu haikai, từ sho là âm tiết thứ hai của tên Basho, vàfu là văn phong. cái giáo lý nền tảng của shofu haikai là thiên nhiên chính là tinh túy của thi ca.

Suốt cuộc đời, Basho đã du hành khá rộng rãi để tìm nguồn cảm cho hài cú. trong các du ký của ông, 2 quyển Sarashina Kiko (tạm dịch, Chuyến Thăm Làng Sarashina) và Oku no Hosomichi (Con Đường Hẹp Ra Bắc) khá quan trọng vì những bài tiểu luận về thiên nhiên và hài cú. sau khi Basho qua đời, nghệ thuật hài cú giảm xuống 1 thời gian, nhưng sau đó được Buson, Issa và Shiki hồi phục.

Taniguchi (hay Yosano) Buson sinh ra gần vùng Osaka. rất ít từ cuộc đời ông được biết đến, nhưng sự đam mê của ông đối với tranh vẽ được thể hiện qua các hình ảnh đẹp đẽ khách quan. mặc dù cảm thấy không cần thiết bày tỏ cảm xúc của mình, tác phẩm của ông vẫn đậm nét ấm.

oikaze ni
susuki karitoru
okina kana


an old man
cutting pampas grass
the wind behind him.*

Kobayashi Issa nguyên quán làng Kashiwaba, phía bắc của Tokyo. mồ côi từ nhỏ. ông nổi tiếng ở sự chống đối lại lề lối nguyên tắc trong thơ và đạo, nhưng trên hết, ở cách diễn đạt đơn giản và sự miêu tả cuộc sống của người dân thường.

koromagae
kaete mo tabi no
shirami kana


the change of clothes;
changed, yes,
but the same lice of my journeying. 

Sau thời Issa là thi sĩ cận đại Masaoka Shiki. sinh tại Matsuyama, sau khi tốt nghiệp từ đại học Tokyo, Shiki làm việc cho tòa báo. ông tham gia cuộc chiến Sino-Japanese (1894-1895) mặc dù trước đó đã nhuốm bệnh lao. bệnh ngày càng trầm trọng, ông quay về cải tiến thơ waka và hài cú từ giường bệnh, biên soạn cuốn tạp chí hài cú nổi tiếng Hototogisu (Cuckoo). Shiki là thi sĩ đầu tiên dùng chữ "hài cú." người ta cho rằng ông là người hâm mộ của thơ Buson qua bài thơ sau:

iriguchi ni
mugi hosu ie ya
furu-sudare


barley drying
in front of the door:
old bamboo blinds hanging.

Sau này với sự giới thiệu của thi sĩ Ogiwara Seisensui, thơ hài cú phát triển với xu hướng tự do hơn trước. người ta bắt đầu thí nghiệm với tựa đề, với loại hài cú 2 dòng hoặc những dòng dài hơn. thí dụ, bài hài cú sau có 24 âm tiết, chia thành 10, 6 và 8 chữ mỗi hàng.

hibari tenjo de naki
daichi de naki
nakinagara nobori


the lark sings in heaven
sings on earth
sings as it rises.

Senryu là loại hài cú châm biếm khởi nguồn từ Karai Senryu tại Edo. do sự châm biếm của nó nên loại thơ này có nhiều tự do ở sự diễn đạt, bao gồm cách dụng từ ngữ thô tục; nó còn tạo điều kiền cho những khôi hài hiển nhiên cũng như sự phê bình đầy triết tính. hơn cả hài cú, phải nói có lẽ ngược với thơ hài cú,senryu diễn đạt sự phi lý. âm hưởng trong thơ không thanh cao như hài cú. 

when she wails
at the top of her voice,
the husband gives in.

Bài senryu này chứa đựng hoàn cảnh buồn cười mà nhân gian nơi nào cũng gặp. mẹ vợ, tăng lữ, các bà vợ đanh đá, phụ nữ hư hỏng và cuộc sống độc thân là những điểm được senryu tấn công nhiều nhất. những người tập tễnh ở ngưỡng cửa hài cú Anh ngữ thường bị mất tinh thần bởi câu nói từ những người bạn Nhật: "thơ của bạn giống senryu. đậm triết tính." cho nên chẳng ngạc nhiên gì khi thấy senryu có sự lôi cuốn mạnh mẽ đối với độc giả Tây phương. truyền thống lô-gíc người Tây thay vì trực giác làm thơsenryu dễ viết hơn hài cú.

Sự phát triển của hài cú, đi từ waka đến hài cú tự do cận đại, và trên hết haikai của Basho, hài cú nói tóm lại là loại thơ có 17 âm tiết được chia thành 3 dòng 5-7-5 chữ, ám chỉ mùa trong năm và sự hợp nhất giữa nhà thơ và thiên nhiên.

Con số 17 cho âm tiết của 1 bài hài cú được cho là 1 con số lý tưởng để diễn đạt nét đẹp của thiên nhiên trong 1 hơi đọc. nói cách khác, sự hợp nhất thần giác của thi sĩ với thiên nhiên và tinh túy của 1 bài hài cú nằm trong 17 âm tiết, trong 1 hơi thở. vì cái tính mãnh liệt trong thơ, mỗi bài hài cú được chia 3 dòng thành 5-7-5 âm tiết. 
có 3 yếu tố cho 1 bài hài cú: nơi chốn, thời gian và sự vật (where, when, and what). ví dụ bài thơ của Basho sau đây:

kare eda ni
karasu no tomari keri
aki no kure


on a leafless bough
a crow is perched--
the autumn dusk.

Hàng thứ nhất chỉ nơi chốn, hàng thứ 2 chỉ sự vật trong thiên nhiên, và hàng thứ 3 là mùa trong năm (thời gian).

Từ khi Nhật mở cửa giao thương với Tây phương năm 1868, Anh quốc bắt đầu có hứng thú trong việc chuyển dịch và nghiên cứu thơ hài cú. hiện tại ở Bắc Mỹ có ít nhất 4 "tạp chí nhỏ" chuyên xuất bản thơ hài cú bằng Anh ngữ. chuyển dịch thơ hài cú Nhật hiện rất phổ biến; Miyamori Asataro, R.H. Blyth, Harold G. Henderson, Peter Beilenson và Yuasa Nobuyuki là những dịch giả nổi tiếng đương đại.

(trích dịch, tóm tắt, tham khảo từ quyển The Haiku Form của Joan Giroux)

* những bài thơ Anh ngữ trong đây là bản dịch của R.H. Blyth


VânNghiên

Source: http://haiku.punbb-hosting.com/viewtopic.php?id=42448

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.