Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

CHÂN MỀM TRÊN ĐÁ - Phần V

 HỒ THỦY


25/03/1975

Bịnh của bà An trở nặng nên anh Đạt đành phải quyết định nghỉ lại, chờ đến chừng nào bà khỏe hẳn rồi mới đi tiếp, nhờ có cái chòi này (phải gọi là nhà sàn mới đúng vì nó cao hơn mặt đất khoãng 8 tấc, vừa rộng lại vừa đẹp) mà bà An nằm nghỉ được thoải mái, cũng không sợ bị mưa hay nắng. Sáng nay tôi theo mấy anh con trai trở lại khúc sông hôm qua để bắt cá, thật buồn cười vì sáng nay khi quay lại giòng sông cũ chúng tôi mới khám phá ra 1 con đường tắt rất gần nơi cái chòi; chỉ chừng 300m, hèn gì đêm hôm qua tôi nhìn thấy ánh trăng lấp loáng trên mặt nước, khúc sông này nên thơ quá làm chao đảo lòng tôi, tôi dẫn bé Lan xuống sông tắm gội thật kỉ cho bé, chị Bích soạn bộ đồ của ty em cho bé đem theo để thay, tôi chọc cho nó cười, hai chúng tôi thơ thẩn đi dọc theo bờ sông lượm những hòn đá màu xám tròn; trơn láng để dành chơi ô quan, rồi lang thang vào sâu trong rẫy hái nhũng bông hoa dại, đi chán tôi và bé quay lại chổ mấy chàng đang bắt cá, Khải kêu to: – “Thủy ơi, xem này;” Khải cầm mấy con cá đưa lên cao vẩy vẩy cho tôi thấy sau đó liệng qua cho Minh. Hôm nay mấy chàng lưới được chừng 1 chén cá, nồi bắp Ngân nấu từ sáng sớm giờ đã nhừ, chị Bích biểu Ngân bỏ cá vô nồi để thành nồi cháo bắp nấu với cá. Bình thường nấu cá mà không đủ gia vị thì nó tanh ói, nhưng lúc này chỉ cần được như vậy là nhất rồi, không ai còn để ý về mùi tanh của nó nữa. Hơi nóng từ nồi cháo bắp nấu với cá bốc lên nghi ngút, Hằng vừa thổi vừa đút cho bà An ăn, bà ăn được nữa ca cháo nóng; mồ hôi bà đổ ra chảy ròng ròng trên trán, ai nấy đều vui mừng, nồi cháo dù thiếu thốn đủ thứ gia vị nhung ăn ngon vô cùng, bà An đã bớt sốt và có vẽ tỉnh táo hơn hôm qua nhiều, bà đã ngồi dậy nói chuyện với mọi người trong gia đình, mấy đứa con chị Bích ngồi sát vào bà, một cảnh tượng trông thật đầm ấm vui vẽ, tôi rủ Hưng, Phi, Đạt nhỏ ra bờ sông chơi, giữa lưng chừng trên bờ và dưới nước có 1 tãng đá lớn, chúng tôi leo lên đó ngồi, 2 chân thòng xuống nước, những làn sóng nhỏ va đập nhẹ nhàng vào chân của chúng tôi tạo nên một cảm giác dể chịu thích thú vô cùng, đang ngồi hưỡng thụ thì Hằng chạy tới, Hằng cũng leo lên ngồi trên tãng đá kế bên tôi, cô nàng nhìn qua bên kia sông và hát “này người yêu; người yêu tôi ơi…”… Đạt nhỏ khen giọng Hằng hát hay, tôi kể cho Mạnh nghe:

– Chị Bích hát hay hơn Hằng nhiều, không thua gì Thái Thanh, ngày xưa anh Thi mê giọng ca của chị Bích rồi cưới chị, đó là chị kể cho Thủy nghe, mà anh Thi đẹp trai và oai phong lắm đó…

Hằng cười “- Thủy biết gì mà nói… ”

Ngồi trên tảng đá nghịch nước mãi cũng chán, tôi rủ Hằng đi thơ thẩn ngược lên trên giòng sông, hai đứa ngạc nhiên vì cảnh thiên nhiên với dòng sông xinh đẹp ở nơi đây, Hằng và tôi chọn 1 gốc cây lớn mọc ở ven sông, 2 đứa ngồi tựa lưng vào đó, tay tôi hờ hững xé nát nhũng chiếc lá vàng đưới gốc cây, cảnh đẹp nhưng sao lòng tôi buồn quá, có điều gì đó không rỏ rệt đang làm tan nát trái tim tôi, phải chăng niềm tin không còn? hay chuyến đi đầy bất trắc này? và nhất là tình yêu của tôi đã mất ?? ? không hiểu sao mỗi lần ngồi thinh lặng trước một cảnh đẹp tôi hay buồn và nghỉ ngợi lung tung. Phải kiếm việc gì đó để làm; tự nhiên tôi nảy ra sáng kiến làm 1 đôi giày bằng vỏ khô của trái bắp, mà thứ đó ở quanh rẫy thiếu gì, tôi sai bé Lan đi gom cho thật nhiều vỏ bắp đem về, tôi tìm 1 loại cây có vỏ mõng mà dai rồi tước nó ra từng sợi nhỏ làm thành những sợi dây, sau đó tôi lấy 1 cây que xỏ từng lá vỏ bắp rồi cặm cụi kết nó lại với nhau từng lớp, từng lớp cho thật dày và vuông như tấm thãm nhỏ, cuối cùng tôi luồn sợi dây quanh tấm thãm, tôi biểu bé Lan đặt chân vào rồi tôi rút dây thắc chặt cho nó ôm gọn chân con bé, tôi làm được 2 chiếc như vậy, thế là con bé có 1 đôi giày bằng vỏ trái bắp rất độc đáo và rất… tiền sữ. Bé Lan tung tăng nhảy nhót chạy về chòi khoe, một lát sau thì mấy cô em gái ào đến, tôi vừa làm cho tôi vừa chỉ cách cho mấy đứa, một trò vui mới bắt đầu với nhũng đôi giày thời tiền sữ, chúng tôi chia nhau công việc: gom lá, tước vỏ cây, kiếm que tre làm kim xỏ lá… tôi lấy 3 cây que xỏ vào 1 chiếc lá rồi đố: “cái gì đây? “, vừa lúc đó Khải ra tới, anh cười kí đầu tôi: “Thủy nói ai ba que xỏ lá hả?” “- ơ; Khải cũng thông minh ghê; “, tiếng cười của chúng tôi hồn nhiên vui vẽ, nhưng có ai biết cho rằng… ? Hằng đưa ra 1 ý hay:-” trong thời gian chờ mợ khỏe, tụi mình làm nhiều đôi giày như thế này để dành mà băng rừng lội suối,” tôi tán thành ngay “- mấy ông vc có đôi dép râu cụ Hồ thì tụi mình cũng có đôi giày của ông Thiệu, thua gì ai…”(ông Thiệu không có râu). Con gái làm giày thì con trai đi lưới cá… không ai còn rảnh để mà buồn.

Mấy anh con trai không thích ngồi lâu một chổ, ngoài việc lưới cá dưới sông, họ ưa vào sâu trong rẫy để kiếm thêm thức ăn phụ, đó là những gì còn sót lại trong nương rẫy, tôi và Hằng rất thích lang thang theo mấy anh, chiều nay chúng tôi vào trong làng Thượng thấy 2 vợ chồng người lưới cá đang phơi những con cá trên 1 cái nong, 2 người cười đưa nguyên 2 hàm nướu, không thấy 1 cái răng nào, đi quanh trong làng cho tới khi mỏi chân chúng tôi mới quay về, ôm theo chiến lợi phẩm; cũng là mấy trái đu đủ, mấy cây mía, riêng Mạnh; móc trong túi ra 1 gói muối to bằng trái ổi (không gì quí bằng… ) Đạt nhỏ cười: – Làng này nghèo lắm, trong làng có 1 cô bé xinh hết biết, da ngăm ngăm bánh mật duyên quá trời, cô em lén cho tôi gói muối này đây. chà… chưa gì đã thấy nhớ em rồi.

Khải nói đùa: – Tim ông rung rinh rồi hả? Mạnh nheo mắt nhìn Hằng: – có lẽ thế…

Trong mấy trái đu đủ có 1 trái chín trông thật ngon, anh Đạt gọt vỏ đưa mời bà An ăn, anh nói đu đủ là loại trái cây có nhiều chất bổ nhất, dành phần mợ ăn nhiều mau khỏe, phần còn lại chia cho mấy đứa nhỏ, còn người lớn chịu khó ngồi nhìn… Bà An ăn miếng đu đủ chín một cách ngon lành, bà khen nó rất ngọt. Đêm nay chúng tôi đi ngủ sớm, giấc ngủ đến dể dàng hơn những đêm trước; nhờ có tiếng dế nỉ non đều đều như ru ngủ.

Thế nhưng… nữa đêm có tiếng ông An hoảng hốt gọi các con: “- Đạt, Khải, Bích… ơi, mợ các con làm sao thế này…” Chúng tôi tất cả đều bật dậy chạy đến chòi, bà An đang sốt run lẩy bẩy, hai hàm răng của bà va vào nhau kêu lạch cạch, anh Đạt lật đật khều que củi đang ngún tro đưa lên miệng thổi phù phù cho nó cháy bùng lên, Minh, Hằng hấp tấp quơ quào hốt vỏ bắp đun vào, Đạt nhỏ, Hưng… chạy quanh kiếm cành cây khô, và những gì có thể cháy đều thẩy vô đống lữa để sưỡi ấm cho bà, kể từ lúc đó những người lớn không một ai ngủ được, tất cả thay nhau ngồi bên cạnh bà, và canh đống lữa không cho tàn, riêng mấy đứa bé vẫn say sưa giấc nồng.

26/03/1975

Trời hừng sáng, bà An vẫn sốt mê man không ngồi dậy nổi, không khí nặng nề bao trùm lấy chúng tôi, không một tiếng nói, không một nụ cười, mọi người buồn bã lo lắng nhìn bà, Khải kêu tôi đến ngồi cạnh bà cùng với Khải, tôi cầm lấy bàn tay gầy trơ xương của bà mà ứa nước mắt, tôi thương bà lắm vì bà rất tốt với tôi, mỗi lần tôi theo chị Bích hay Hằng đến nhà chơi, ông bà rất ân cần niềm nở, những bữa cơm ở nhà ông bà đem đến cho tôi nguồn an ủi khi phải sống xa gia đình. Bây giờ thì bà đang nằm đây, một nơi heo hút không có tên gọi, trong cái chòi nghỉ của người Thượng, đang từng giờ từng phút vật lộn với cái chết để tranh dành sự sống, tôi nhìn bà với bao nhiêu câu hỏi ở trong đầu, dĩ nhiên là bà chẳng thế nào trả lời tôi được khi mà bà đang mê man. Ở mãi nơi đây buồn và sợ, tôi đi ra bờ sông, leo lên ngồi trên tãng đá lớn nhìn nước chảy về xuôi, nắng ban mai yếu ớt run rẫy trên những cành cây ngọn cỏ, cảnh vật bên kia sông sao mà đẹp lạ lùng, như một bức tranh vẽ. Nước chảy mạnh, tôi gửi theo dòng nước nhũng nổi niềm tâm sự của riêng mình, chao ơi; dù đã cố quên nhưng sao lòng vẫn nhớ, dù không muốn nghỉ đến nhưng sao hồn mãi vọng theo… Bao nhiêu câu hỏi cứ luẩn quẩn ở trong đầu; nhiều quá làm đầu tôi muốn vở tung; Rồi ngày mai, ngày kia và những ngày tiếp đến, điều gì đang chờ đợi tôi? tôi sẽ thế nào và tôi sẽ ra sao? có bị loay hoay ở mãi trong khu rừng này không? có về được phía bên kia không? nếu cùng đường có phải quay lại Pleiku không? tôi sợ lắm nếu phải trở về nơi chốn ấy, trở lại vùng trời của một thời yêu dấu, cảnh củ còn đó mà người xưa đâu mất. Thành phố đã từng thân quen sẽ trở thành xa lạ, tôi sẽ cô đơn, sẽ buồn ghê lắm, đi trên con đường nào cũng gợi nhớ những bước chân quấn quýt bên nhau, từng gốc cây ôm từng kỷ niệm, góc phố nào cũng là điểm hẹn hò đưa đón, và quán cà phê Vị Thủy là nơi 2 đứa ngồi ươm mộng mai sau… không đâu, làm sao trở về lại nơi ấy để lòng “Đã nát càng thêm nát;” không, tôi sợ lắm. Có lẽ tôi ngồi đây lâu ghê lắm vì nắng đã lên rất cao, tôi dời đô tới gốc cây già bên mé sông, bóng cây che mát trên đâu; sao mà buồn ngủ quá, có ai đó ru tôi không?… Em ơi hảy ngủ anh hầu quạt đây… có tiếng người nào đó kêu tôi: ” – Thủy ơi; em đâu rồi “…

Hôm nay dù đói nhưng không ai muốn ăn, nổi buồn lo làm mọi người có cảm giác miệng lưỡi đắng nghét, nồi bắp chỉ vơi một ít, không ai làm nổi việc gì cho ra hồn, con trai không buồn lưới cá, con gái chẳng thèm khâu giày. Tôi lững thững ra bờ sông ngồi một mình, chung quanh yên lặng quá, mới hôm qua thôi, nơi đây còn vang bao tiếng cười vui của bầy con gái khi khâu xong 1 đôi giảy, và tiếng reo hò của đám con trai khi bắt được 1 con cá, khúc sông này có dấu chân, tiếng cười của chúng tôi, nghĩa là nó đã trở thành kỷ niệm trong tôi, mai này khi rời khỏi nơi này, có lẽ tôi sẽ nhớ và buồn lắm vì một khi đã trở thành kỷ niệm thì có bao giờ vui đâu, tự nhiên tôi bùi ngùi lẩn bâng khuân xao xuyến, trong đầu tôi có biết bao nhiêu điều thắc mắc trăn trở. Bây giờ thì tôi muốn ngủ lắm, đừng ai lên tiếng kêu tôi… nhưng mà… ước gì có một người hát cho tôi nghe rằng:… Tôi ru em ngủ, một sáng…

Trời sắp về chiều, nắng dịu dàng ngả bóng phủ lên mặt sông, lên cỏ cây hoa lá, những tia nắng nhảy múa trên mặt nước lấp lánh sáng như những sợi chỉ vàng, không biết tôi nằm ngủ được bao nhiêu lâu bên gốc cây này cho tới khi có những tiếng thét lớn; rồi tiếng khóc la; kêu gào đau đớn của cả nhà chị Bích tôi mới giật mình thức giấc, thế có nghĩa là bà An đã vĩnh viển ra đi, bà nằm chết trong cái chòi bỏ trống giữa nương rẫy hoang vu xa lạ với rất nhiều và rất nhiều nổi uất ức. Tôi chạy nhanh về chòi, cả nhà chị Bích đang vật vã bên xác bà, ông An ôm cứng vợ, ông cứ hôn mãi vào trán bà, Chị Bích, Hằng, Khải, Đạt, Minh, Kiều, Ty… người níu tay, người níu chân bà mà khóc lóc thảm thiết, tôi đứng trân trân như trời trồng, tôi cũng muốn chạy đến ôm bà, tôi cũng muốn khóc như mọi người nhưng sao tôi không nhúc nhích gì được, lâu lắm; tôi mới từ từ ngồi bệt xuống đất, ý nghỉ của tôi lộn xộn, nhảy múa lung tung, mọi cảm giác của tôi trộn lẩn vào với nhau như 1 đống xà bần, nhưng tôi biết chắc chắn 1 điều là tôi đang rất thương tiếc bà.

Tôi không thể nói được lời nào để an ủi gia đình chị Bích, tôi cũng không biết làm gì để xoa dịu nổi đau đớn vì một mất mác quá đổi lớn lao này, tôi chỉ biết im lặng, nắm tay Khải, Minh; Hằng… để tỏ lòng muốn chia sẽ của tôi… Lâu lắm, cho tới khi trời bắt đầu chạng vạng, anh Đạt đốt 1 đống lửa to để có đủ ánh sáng mà thu xếp những việc cần thiết, anh và Khải sữa sang tư thế cho bà được nằm ngay ngắn, Hằng nhẹ nhàng thay áo quần cho bà; bộ đồ đẹp nhất. Ánh lửa lung linh huyền ảo, gió thổi làm cho ngọn lữa bập bùng quằn quại như đang múa một vũ điệu ma quái, chúng tôi ngồi bên nhau lặng lẽ, trăng đêm nay không sáng lắm vì có nhiều mây che phủ, ông An ngâm thơ cho vợ nghe, chị Bích khoe đó là những bài thơ ông làm từ ngày yêu bà, nhìn ông cứ âu yếm vuốt tóc bà, tôi đau lòng quá, cuối cùng ông đọc 1 bài thơ vĩnh biệt bà mà ông vừa mới sáng tác, khi đọc bài thơ này ông òa khóc nức nở, khóc thật lớn làm tấc cả mọi người đều khóc theo.

Ở một nơi như thế này; giửa núi rừng hoang vu và 1 nương rẫy bỏ trống, bên ngọn lữa đêm khuya, dưới ánh trăng mờ ảo bao trùm lên vạn vật cùng với xác bà An nằm trong chòi, cảm giác rờn rợn bao bọc chung quanh, tôi mong trời mau sáng, không làm sao ngủ được, tôi ngồi bên đống lữa, lắng nghe tiếng nước chảy của con sông bên dưới, tiếng côn trùng rã rích, tôi ví như tiếng rừng đêm đang chuyện trò, Đạt nhỏ lấy cây kèn Acmonica ra thổi bài Lòng Mẹ, đôi mắt anh chàng đắm chìm trong nổi buồn khó tã, tiếng kèn của Đạt nhỏ réo rắc trong đêm đen tỉnh mịch đưa tiễn linh hồn bà An về một nơi xa thật xa. Mấy chị em Hằng nghe tiếng kèn acmonica của Đạt nhỏ, cùng đến ngồi bên cạnh, khi Đạt nhỏ dứt tiếng kèn, một khoãng không im lặng lại bao trùm cho tới khi anh Đạt lên tiếng:

– Ngày mai phải làm gì đây? chôn mợ ở đây hay đưa mợ đi cùng? bây giờ đầu óc tôi rối bời, phải hỏi ý cậu xem cậu muốn như thế nào.

Chị Bích buồn rầu: ” – Lúc này cậu không thể suy nghỉ gì được đâu, chị em mình quyết định với nhau thôi;” Minh đưa ra ý kiến: – “Có lẽ nên chôn mợ ở đây. ”

Hằng không chịu: – Tại sao lại phải chôn mợ nơi đây, chúng mình chẳng ai biết đây là đâu, mai sau nếu muốn tìm mợ mang về với mình thì làm biết đâu mà tìm? nhất định phải mang mợ theo cùng.

– Khó lắm, mang theo như thế nào?

Anh Đạt suy tính: – Đến nước này chúng ta đành phải liều đi ra đường Quốc lộ, vc chắc cũng không nỡ làm gì mình khi thấy mình đang mang xác mợ theo bên cạnh, chúng mình vừa đi vừa kiếm một buôn làng nào lớn, có tên làng, mình sẽ chôn mợ ở bên đường, một nơi dễ nhận ra, mình sẻ đánh dấu thật đặc biệt, mai sau có lúc nào đó chúng mình tìm hài cốt mợ đưa về.

Rồi anh phân chia công việc: – Sáng sớm mai anh nhờ Hưng, Đạt nhỏ, Phi tìm chặt cho anh vài cây tre to bằng cổ tay, dài chừng 3m để làm đòn gánh, tìm loại vỏ cây mà Thủy khâu giày ấy, lấy thật nhiều để bện lại thành sợi dây dài, chắc, càng nhiều sợi càng tốt, còn anh; Khải, Minh sẽ quấn mợ trong poncho, mình lấy dây buộc túm 2 đầu che kín đầu và chân của mợ, ở giữa mình cột làm 4 đoạn, Mạnh khéo tay làm thắt dùm anh mấy cái khoen tròn để xỏ cây đòn gánh vào, bọn anh sẽ thay phiên nhau gánh mợ, mỗi người một đầu.

Chị Bích lại khóc, chị trách tôi: – Trước khi chết mợ nhìn đủ các con, lúc đó em ở đâu, làm gì? sao không ngồi với mợ?

Tôi không thể trả lời chị và tôi cũng không biết phải trả lời như thế nào, bởi vì lúc đó tôi đang ngồi bên bờ sông, đang đi tìm câu trả lời cho chính những câu hỏi mà tôi tự đưa ra:

1 / Tại sao người ta lại pháo kích vào đoàn GMC chở đầy người dân đi di tản ở cây số 168?

2 / Chúng tôi là những người vô tội, may mắn lắm mới thoát chết, có người bị tan xương nát thịt, có biết bao nhiêu gia đình ly tán, có biết bao nhiêu đứa bé trở thành mồ côi như bé Lan? Tại sao?…

3 / Tại sao chúng tôi trở thành mục tiêu cho họ pháo kích? vì vô tình hay cố ý?

Không ai trả lời những câu hỏi này của tôi, nó cứ luẩn quẩn ở trong đầu, làm tôi luôn nhức nhối. “- Chị Bích ơi, em biết chị muốn nói với em điều gì rồi, nhưng thôi khoan đã chị à”

27/03/1975

Hằng lay lay vai gọi tôi thức dậy để làm lể tẩm liệm cho bà An, tôi là người sau cùng xuống sông rửa mặt súc miệng, trời vẫn còn mờ hơi sương, khi quay trở về đã thấy mọi người đứng xếp thành 2 hàng trước nhà sàn, Đạt và Khải trải thẳng tấm poncho ra giữa sàn rồi cả 4 người con ẵm bà lên đặt vào đó, tất cả mọi người cúi đầu lặng yên cầu nguyện cho linh hồn của bà sớm siêu thoát, tôi làm dấu thánh giá đọc kinh Kính Mừng, nguyện xin Chúa ban cho bà được ơn cứu rổi, 5 phút yên lặng qua đi, những tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên; sau đó là những tiếng kêu gào thãm thiết và khóc la nức nở, chị Bích; Hằng và Kiều ngồi bệt xuống đất dẩy dụa vật vã khi anh Đạt và Khải, Minh… lấy 2 thanh tre ép sát vào 2 bên người bà, thêm 2 thanh đặt dưới lưng, sau đó cuộn tròn cái poncho lại mấy vòng, Đạt nhỏ, Hưng, Phi mỗi người phụ 1 tay; chia đều thành 6 khoanh; mỗi khi cột một khoanh anh Đạt lồng vào 1 cái khoen để xỏ cây đòn gánh vào (mà Đạt nhỏ đã thức 1 đêm bên ánh lữa để làm) sau đó anh và Khải cố sức siết thật chặc, trông như 1 đòn bánh tét, Mấy người vừa làm vừa khóc, nước mắt nước mủi chảy đầy mặt, thỉnh thoãng đưa tay lên chùi, riêng ông An ngồi bất động từ đầu cho đến khi các con làm xong việc, ông lầm thầm nói chuyện một mình và ông đọc thơ, lúc này thì tôi cũng khóc nhiều ghê lắm, khóc vì thương mọi người và thương cả chính tôi nữa. Khi việc bó xác bà An đã hoàn tất, chúng tôi mỗi người tìm bẻ 1 cành cây khô nhỏ;đốt cháy và cắm trước xác của bà thay cho cây nhang, rồi cùng nhau quì lạy, trước khi lên đường mỗi đứa ăn 1 nắm bắp, vẫn chưa ai nói chuyện được với nhau, mọi việc xảy ra quá nhanh, quá đột ngột và chúng tôi vẫn còn bàng hoàng chưa tỉnh táo, cũng không ai nghỉ đến số bắp ở trong chòi còn rất nhiều, và rất cần để mang theo.

Phải lên đường thôi; tôi nhìn quanh; lòng hơi bâng khuân xao xuyến khi từ giả nơi đây với ít nhiều lưu luyến; thi hài bà An được kính cẩn nhẹ nhàng đưa xuống, anh Đạt gánh phía trước, Khải gánh phía sau, ông An đi bên hông, tay ông nắm một góc tấm pôncho như nắm lấy bà, chúng tôi nối đuôi nhau thành hàng dài theo sau. Một đám tang lặng lẻ ra đi vào một buổi sáng sớm khi nắng chưa lên khỏi ngọn cây, không một mãnh khăn tang trên đầu và người chết chẳng có được cái quan tài, mấy người con gái không ngừng khóc, tiếng khóc tỉ tê nghe rất buồn, mấy đứa cháu cũng buồn; khóc theo người lớn, một đoàn người lôi thôi lếch thếch, đầu để trần, chân đi giày lá, mặt mủi đen thui đang lầm lủi bước… Xác bà An tuy nhẹ nhưng 2 vai của 2 anh em cứ so lên làm cái cổ rụt xuống, lúc đầu 2 người đi những bước chậm và nhẹ nhưng càng lúc càng nhanh, sợ mặt trời lên cao thì mệt. Chúng tôi đã ra tới con đường nhựa, đây có lẻ là QL, nhưng sao mà im vắng thế này? không một tiếng xe cộ, không một bóng người, cũng chẳng có 1 mái nhà, cảm giác rờn rợn nhưng dù sao khi ra đến đây rồi chúng tôi hơi nhẹ trong lòng một chút. Sau cơn mưa hôm kia trời chỉ hiu hiu nắng và sương chưa tan hẳn,, nhưng khi mặt trời lên cao, sương tan dần thì nắng bắt đầu gay gắt, hơi nóng từ đường nhựa bốc lên hừng hực, ngực tôi như bị ai đó ép chặt lại, hơi thở trong lổ mủi nóng hổi, tôi thở rất khó khăn, tôi kêu lên: “CHÚA ƠI XIN HẢY CỨU CON; “, tôi sợ lắm, sợ phải chết dọc đường như bà An, và tôi thầm lặng đọc kinh KÍNH MỪNG, bất ngờ tôi thấy bên vệ đường 1 tấm lịch nhỏ có in hình ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP; mừng quá nên quên hết những cảm giác đang làm tôi mệt mỏi đau nhức, tôi lượm tấm lịch lên, vùa đi vừa coi ngày tháng trong đó, ôi chao, sắp tới lể CHÚA PHỤC SINH rồi… Trên quãng đường chúng tôi đang đi bắt đầu xuất hiện những dấu vết tàn phá khủng khiếp của bom đạn, những sự kinh hoàng của trận đạn pháo của mấy ngày trước, xe cộ nằm ngổn ngang đủ mọi tư thế dọc theo con đường dài, chiếc lật nghiên, chiếc chổng 4 bánh lên trời, chiếc thì bẹp dúm, có một số xe nằm bên lề đường. Những đồ dùng của gia đình như tủ lạnh, tivi, máy may… bị vất bỏ đầy đường, có lẻ để nhẹ xe mà chạy cho nhanh. quãng đường này cũng giống như đoạn QL19 ở đầu cầu suối đôi, theo như trong bản đồ mà anh Đạt cho tôi xem thì đây là con đường rẽ của QL19 từ đèo An Khê chạy thẳng về thị trấn Cheo Reo, và thị trấn Cheo Reo là nơi gặp nhau của 4 ngã đường: 1 / ngã quay về Hàm Rồng rồi trở lại Pleiku, 2 / ngã rẽ qua Ban mê thuột, 3 / ngã đi ngược lên phía trên để về An Khê và Qui Nhơn, 4 / đường về Tuy Hòa ngang qua Phú Bổn. Hiện giờ đoàn người đang đi trên con đường về thị trấn Cheo Reo, và từ Cheo Reo chúng tôi sẽ đến Tuy Hòa, rồi sau đó thì… A; một tia sáng lóe trong đầu tôi, tôi đã có được câu trả lời cho những câu hỏi tại sao và tại sao của tôi; một khúc phim quay chậm trong đầu tôi; và được tóm lược lại như sau:

Ngày 10/3/75 vc tấn công dồn dập Ban Mê Thuột, trước tình hình đó người dân trong thành phố Pleiku được lệnh di tản hoàn toàn. Lộ trình di tãn theo kế hoạch đã vạch ra là: đoàn xe chở dân chúng đi theo QL 19 xuống Qui Nhơn sau đó từ QN về Nha Trang trên QL 1, nhưng vào những ngày tiếp theo sau đó Qui Nhơn bị đánh chiếm, thế là đoàn xe chúng tôi đi không xuống QN nữa mà đi về ngã Tuy Hòa thẳng tới Nha Trang, đúng hơn thì những tỉnh đồng bằng miền Trung cũng được lịnh di tãn từ trước, cũng về QN và Nha Trang, như thế tất cả mọi ngã đường đều được trưng dụng để đưa mọi người ra khỏi những thành phố mà QĐVNCH không thể nào trấn giữ nổi. 15g30 – 16/03/75 chúng tôi lên xe rời khỏi thành phố Pleiku, đoàn xe chạy rất chậm và phải dừng lại hoài vì bị nghẻn đường, có nơi chỉ nhích từng chút một; chậm như rùa bò. Đến 9g sáng 17/03/75 đoạn đường ngay đầu cầu Suối Đôi bị vc pháo kích dử dội; quân bắc việt cố chặn đoàn xe đang chở dân di tãn, chúng tôi đã phải bỏ chạy tán loạn, tất cả các con đường đều bị bắn chận, và nó nằm ngay Phú Bổn, ranh giới tỉnh Phú Yên theo QL19 về Qui Nhơn. Có nghĩa là quân BV không muốn chiếm 1 thành phố bị bỏ ngỏ, trống trơn, không có dân; nên họ dùng đủ mọi cách; mọi giá, kể cả làm cho bao nhiêu người dân vô tội phải bị chết, với biết bao thảm cảnh đau thương đã xảy ra; để giữ dân ở lại, và đoạn đường này là một bằng chứng cho điều đó. Chúng tôi ở giữa của 2 làn tranh chấp dành giật: một bên kéo chúng tôi và đưa chúng tôi đi cho bằng được, một bên quyết lôi; giữ chúng tôi ở lại bằng mọi giá, vậy thì bên nào thương; bên nào thật tâm lo cho chúng tôi đây?

Có mùi thối khủng khiếp ở đâu đây, chúng tôi dáo dác nhìn quanh… – ối… à… kia kìa…Đạt nhỏ kêu lớn; đồng thời chúng tôi thấy một thây người bầy nhầy đầy cả ruồi và kiến bu đen còn dòi thì lúc nhúc bò trong miệng, trong mủi, trong 2 con mắt… mặt người này chỉ còn là những hố sâu đầy kiến, ruồi và dòi bọ trông rất là ghê rợn, chúng tôi nổi hết cả da gà, chóng mặt, mắc ói, đứa nào cũng bịt miệng; mủi chạy thật nhanh, vượt qua cả anh Đạt và Khải, tội nghiệp 2 anh em Đạt, Khải đang cố đi thật nhanh, không dám chạy vì sợ xác mẹ bị xóc. Khi mũi chúng tôi không còn ngửi mùi hôi nữa, mọi người ngừng lại bên một gốc cây lớn có tán xòe rộng đầy bóng mát che phủ một khoãng đất trống bên đưới, chúng tôi ngồi nghỉ mệt, mặc dù bụng đói nhưng không ai muốn ăn, chỉ muốn được uống nước mà thôi. Anh Đạt cho mỗi người uống 1 ngụm nhỏ, nước trong ấm còn rất ít mà nơi đây lại cách xa con sông, Minh lượm được 1 gói bột vị tinh trong bao mì gói chia cho mỗi người nếm 1 chút xíu, ôi chao; ước gì bây giờ được ngậm 1 viên kẹo ngọt… mơ mộng viễn vông và thèm muốn đủ thứ…

Đến lúc lên đường rồi, lần này Mạnh, Minh thay cho Đạt, Khải. Minh gầy, nhỏ con nhất trong gia đình nhưng lại rất chững chạc, mấy ngày qua đã làm cho Minh gầy ốm hơn… “đã ốm càng thêm ốm..” đôi vai cậu bé rút lại dưới sức nặng của mẹ, nhìn Minh tôi rất xót xa thương em, 2 chân Minh bước hơi loạng choạng. Chúng tôi đi đưới cái nắng càng lúc càng gay gắt và sức nóng càng lúc càng tăng cao, đứa nào cũng lầm lủi, chân nọ đá chân kia, mấy đứa con chị Bích được người lớn cõng từng đoạn, hết mệt thả xuống đất đi tiếp, tôi nắm tay bé Lan dắt đi bên cạnh mình, làm sao tôi cõng nổi bé đây. Không một ai biết được mình sẽ đi bao lâu nữ và không ai biết được chừng nào mới gặp 1 nơi thích hợp để chôn Mẹ, cứ nhắm mắt nhắm mủi mà đi thôi, nhưng hình như chúng tôi đang muốn nổi… điên vì sợ hải, muốn cắn xé một cái gì đó, anh Đạt trấn an chúng tôi, nhưng chính anh cũng đang sợ như chúng tôi, sợ rất nhiều thứ, phải ngừng lại nghỉ mệt, chiều xuống nhanh, mặt trời đang ngả về tây, bóng cây đổ dài theo bóng nắng. Không hiểu sao chúng tôi cùng nhìn sững vào cái xác của bà An, tôi lẩn thẩn nghỉ nếu như mình bị chết, chắc mình sẽ bị vùi thây xuống 1 cái lổ nào đó ở đâu đó… khát và mệt, Mạnh hình như đang suy nghỉ điều gì đó, anh chàng nhìn mông lung và. . . khóc thì phải, sao tôi kỳ cục quá, nhìn ai cũng thấy như là họ đang khóc. Khải đứng lên nói là đi kiếm nước uống, Ngân đưa cho Khải cái thùng, tôi đi theo Khải len lỏi qua các bụi rậm, bất ngờ 2 đứa thấy 1 hồ nước, mừng quá 2 chúng tôi chạy nhanh đến, đó là 1 cái hố bom, sau mấy cơn mưa lớn; hố bom đầy nước trở thành 1 cái hồ, nước trong hồ nổi váng màu vàng, Tôi và Khải nhào xuống…- “ôi; đã quá…” lúc này chẳng nghỉ gì tới bịnh, sau khi uống nước no bụng 2 đứa…tỉnh cơn mê, lúc đó mới phập phồng lo sợ, về tới chổ mọi người đang nghỉ chân, tôi kể lại cho chị Bích nghe, chị la tơi bời, chị cấm không cho ai được ngu như -“con nhà Khải và cái Thủy;” thật buồn cười là khi thấy hố bom đầy nước 2 đứa quẵng cái thùng nhào xuống uống cho đã, sau đó chạy về báo tin vui, quên luôn cái thùng… Đạt nhỏ theo Khải đến hồ, tìm lại được cái thùng, anh chàng xách về 1 thùng đầy nước, Ngân nấu một ấm nước đâỳ, có được nước rồi anh Đạt bắt mọi người đi thêm 1 quảng đường nữa, kiếm chổ nào tốt để nghỉ qua đêm.

Hoàng hôn buông xuống, nhớ câu thơ của ai đó mà tôi quên tên: “Hoàng hôn rồi lại hôn Hoàng..”, nghỉ cũng vui vui, mặc dù không có chổ vừa ý nhưng phải nghỉ lại nơi đây thôi, Ngân cùng Hoa chuẩn bị nấu bắp, nấu nhiều hơn một chút còn để dành mai ăn rồi đi thật sớm, bên bếp lữa đêm nay với xác bà An nằm đó, dù buồn lắm nhưng phải nói chuyện cho có tiếng người, chúng tôi nói đủ thứ chuyện “trời ơi đất hởi;” những chuyện tào lao cở “tề thiên bắn đại liên;” nhưng không ai dám cười lớn tiếng vì ông An đang ve vuốt cái poncho bọc thân xác bà An trong đó. sao tối nay nhiều muổi quá, hết nói chuyện lại quay qua đập muổi cho mấy đứa nhỏ. Mong đêm chóng qua cho trời mau sáng, rồi mong trời đừng đổ cơn mưa, mong đường không còn xa… mong… và… mong… nhiều điều mong ước lắm.

28/03/1975

Mặc dù suốt đêm gió chuyển hướng và thổi mạnh nhưng may là trời không mưa, chúng tôi không ai ngủ được nhiều ngoại trừ mấy đứa bé, mới hừng đông là đã phải thức dậy chuẩn bị lên đường, một ngày như mọi ngày: ăn 1 nắm bắp rồi khăn gói quả mướp đi tiếp. Sáng nay anh Hưng và Phi thay cho Minh và Đạt nhỏ, hai người tự nguyện làm việc này như muốn chia sẽ nổi đau của gia đình chị Bích. Chúng tôi đi được một quảng đường cũng khá dài, đang định tìm nơi có bóng cây để ngồi nghỉ mệt thì thấy 1 nhóm người từ trong rừng đi ra, lúc đầu chúng tôi tưởng đó là người dân tộc nhưng không phải; họ là người kinh như chúng tôi; nhìn kỷ thì đó là 1 gia đình, ông chồng mặc cái áo mai dô đã ố vàng, cái quần kaki xanh, bà vợ đội trên đầu cái áo kaki của chồng, chân mang đôi vớ nhà binh, chị ôm trên tay 1 em bé quấn trong cái khăn lông nhà binh, một bà già đang dìu chị, thêm 3 đứa bé lủ khủ níu áo cha mẹ, chúng tôi dừng lại, rồi nhìn nhau với cái nhìn ái ngại thông cảm; có đôi chút ngạc nhiên, anh Đạt hỏi trước:

– Anh… chị… sao vậy?

Người chồng trả lời: – Gia đình tôi đi từ Kontum, lúc bị họ pháo kích dử quá, tụi tôi chạy trốn vô rừng, đâu chừng 10 ngày rồi đó, chẳng nhớ được… vợ tôi sanh trước khi di tản 1 tuần, khổ hết sức may mà gặp làng của Thượng, họ cho bắp, bí mà ăn tạm; ở đỡ, nhưng tới lúc này chịu hết nổi rồi vì vợ tôi yếu lắm, thôi thì…

Họ nhìn cái gánh có vẻ thắc mắc: -… gì vậy…

– Mẹ tôi đó, chết chiều hôm kia, có lẻ bị sốt rét rừng, gần 10 ngày nay gia đình tôi cũng loanh quanh lẩn trốn trong rừng, tụi tôi kiếm buôn Thượng nào lớn lớn để chôn bà. Bây giờ anh đưa gia đình đi đâu?

Về nhà thôi, hôm qua nghe có tiếng xe chạy rần rần, tôi bò ra xem, xe của vc, họ chở nhiều dân trên xe lắm, cứ về rồi tính tiếp, ở trong rừng chỉ có mấy ngày thôi mà… dài như cả năm, thấy mẹ và vợ con mình đói khổ quá… tôi không chịu được, ra đây đón xe trở về nhà…

Chị Bích phân vân một chút, sau đó chị biểu Ngân lấy trong nồi 2 nắm bắp chín đưa cho bà già, anh Đạt hỏi thăm làng Thượng mà họ tá túc ở đâu? xa hay gần? ông ta đưa tay chỉ vào phía sau lưng mình: – cũng khá xa, đi tuốt trong sâu, mà làng nhỏ xíu hà. Tôi hiểu rỏ ý anh Đạt khi hỏi câu đó, tần ngần chào nhau rồi chúng tôi đi tiếp. Hai chân tôi nặng nề kéo lê từng bước, gặp gia đình này rồi lòng tôi lại ngổn ngang “trăm mối tơ vò;” không sao phân tích được từng thứ tình cảm cho rỏ ràng chính xác; vừa buồn bả, vừa nôn nao, lại vừa chán chường muốn buông xuôi, cọng thêm nổi ray rức, khổ đau, chờ đợi… mọi thứ cứ trộn lẩn vào nhau; xoáy sâu làm nát bét trái tim tôi như một ly cóc tai xay nhuyễn, không tách ra được từng loại trái cây gì với trái gì, duy có một điều tôi biết rỏ ly cốc tai đó không có đường và các thứ trái cây còn sống nhăn, đắng nghét.

Qua gần 2 ngày phơi nắng và 1 đêm phơi sương xác bà An bắt đầu có mùi, càng lúc mùi thối càng nặng nề, phả đầy 2 lổ mủi; nhất là khi chúng tôi đi phía sau lại ngược gió nên ai nấy phải vừa đi vùa bịt mủi, đến nước này anh Đạt đành phải cho chúng tôi đi trước, anh và Khải gánh xác mẹ theo sau, đã qua khỏi buổi trưa, phải đi làm sao cho được càng nhiều càng tốt nếu không muốn chôn mẹ đọc đường, nổi thương xót mẹ làm mọi người đi như chạy, mong trời thương cho gặp được nơi tốt để chôn bà, vì ai cũng muốn mai sau sẽ đưa bà về nhà.

Chiều rồi đó. Gió chiều nay thổi mạnh làm mùi thối bốc ra bao phủ cả không gian, hình như xác bà An đang chương phình, căng cứng trong tấm poncho, chúng tôi dừng chân nghỉ tạm bên đường, câu hỏi cứ vương vấn mãi trong đầu của mọi người: phải làm gì bây giờ? không ai dám trả lời; bỏ thì thương mà vương thì tội, ai cũng xót xa đau đớn. Không một ai muốn đi tiếp;mọi đôi chân đều nặng như đeo đá, anh Đạt ngồi im, đầu gục xuống làm hai vai anh nhô cao, anh không dấu nổi sự mệt mỏi chán nãn của mình, những ngày qua anh đã cố hết sức để gồng gánh một trách nhiệm quá lớn của gia đình, anh cố đứng vững cho chúng tôi được nương tựa vào, lúc này thì vẻ cứng rắn của anh đã mất tiêu, anh đưa tay chùi nước mắt, tôi ngậm ngùi nhìn anh, buồn lắm lắm… Chúng tôi ngồi mãi ngồi hoài, mỗi người theo đuổi một ý nghỉ riêng, không ai nói chuyện với ai cho tới khi trời nhá nhem, ngày sắp tàn, mấy đứa bé mếu máo khóc vì đói và vì muổi cắn, lúc đó chúng tôi mới tỉnh cơn… mộng du. Nhưng kìa… Ah;đây là mơ hay tỉnh? trong sự im lặng của chiều tà văng vẳng đâu đây nương theo làn gió có tiếng chiêng; tiếng cồng lúc to lúc nhỏ; vừa trong thanh vừa trầm đục;chúng tôi cùng đứng bật dậy như cái lò xo; và nữa kìa… những ánh lữa bập bùng trong ánh hoàng hôn, anh Đạt reo lớn tiếng: “Phía trước có làng thượng… mau, đi mau…” anh và Khải lật đật gánh xác bà An đi mà như chạy; Minh dìu bố, mấy đứa bé không chạy nhanh như người nên chúng tôi chia nhau mà cõng và ôm, xách…đồ đạt. Không biết động lực nào khiến chúng tôi chạy nhanh như thế, mới một phút trước đây thôi nếu có con ruồi nào bu vào mép chưa chắc đã đuổi, thế mà bây giờ…chạy cứ y như vận động viên điền kinh. Đó là một buôn làng lớn nằm bên đường, hôm nay trong làng có hội, anh Đạt bắt đám đàn bà con gái chờ ở ngoài đường cách làng chừng 100m; để đám đàn ông con trai vào làng dò xét tình hình;nhưng chỉ có ông An và Hằng phải ở lại canh chừng xác bà, còn chúng tôi vừa nôn nóng vừa tò mò nên lò dò đến gần và đứng lấp ló ngoài cổng làng, Ngân lấy những nắm bắp cuối cùng nấu lúc nghỉ chân ban chiều chia cho ông An và các cháu, mổi người chừng chục hột bắp, rồi chạy theo tôi. Chúng tôi chờ đợi mấy anh con trai chừng như cũng mỏi mòn, mải lúc sau mấy anh chàng trở ra mặt mủi có vẻ hớn hở tươi tỉnh lắm, tụi tôi háo hức, nôn nóng nghe kể về chuyến thăm dò, ông An cũng chạy tới, Khải vừa xoa xoa bụng vừa kể thay:

– Khi tụi này vào trong làng;làm như họ biết tụi này bị đói, họ đem ra 1 rá cơm nguội trộn khoai, tụi tôi mỗi đứa ăn được nữa chén, gạo của người Thượng ngon quá chừng; vừa dẻo vừa ngọt…

Tự nhiên tôi giận Khải đến ứa nước mắt và có đôi chút ghét nữa… mới ngày nào anh chàng còn đòi móc trái tim của mình ra nhờ tôi giử dùm, bây giờ có nữa chén cơm trộn khoai Khải cũng ăn một mình, chẳng nhớ chừa cho cái người đang giử dùm trái tim mình một miếng của nữa chén cơm…trả lại Khải trái tim của Khải, ai hơi đâu mà giử không công…tôi trách Khải mà nước mắt rưng rưng: – “anh ích kỷ, chỉ biết ăn một mình không chừa cho Thủy; lại còn khoe;” Anh Đạt binh Khải: – “chủ nhà họ vét nồi, còn kêu mấy nhà bên cạnh, gom góp được chừng đó tụi anh đứa nào cũng đói nên lở quên, ăn xong mới… nhớ, xin lổi cả nhà…” anh gải gải đầu nhìn thấy mà tội nghiệp. Ông An vội hỏi:

– Xác của mợ các con tính sao? có chổ để chôn mợ không?

– Ah quên, con có hỏi xin ông chủ nhà ở đầu làng rồi, họ không cho đem xác người chết vô làng, phải để xa xa, ngày mai họ chỉ chổ cho mình chôn, mà chỉ được chôn ở ngoài làng, họ sẽ đưa cho mượn cuốc; xẽng…

Ai nấy thở phào nhẹ nhỏm, coi như vấn đề quan trọng nhất đã được giải quyết, đến vấn đề… bao tử và sự giận hờn; tôi đòi Đạt nhỏ dẫn tôi và Hằng vào làng, chị Bích, Ngân, Hoa, Minh, Kiều, Thấm cũng đi theo, thâm tâm người nào cũng muốn có chút gì đó bỏ vào bụng, đồng thời xem hội làng cho vui. Trời tối nhưng nhờ có trăng; dù trăng không sáng lắm, (vì tôi không bao giờ để ý tới ngày âm lịch) nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy được cảnh trong làng dưới ánh trăng mờ. Đúng là hôm nay làng có hội nên vui vẻ lắm, người ta cười nói líu lo, trai làng gọi các cô sơn nữ bằng những tiếng… “hú…hù…oa…oa…”, cả con trai con gái đùa giởn với nhau một cách hồn nhiên vô tư, làng này giàu có và đông dân, chính giữa làng là một căn nhà rông dài có mái nhọn cong vút, chung quanh là những căn nhà sàn nhỏ, dưới sàn nhà tôi thấy:heo, bò, gà, vịt, trâu… đang nằm ngủ ngổn ngang; còn trên sàn là người ở, nhà nào ở giữa sàn cũng có 1 bếp lửa đang cháy đỏ riu riu, các chú chó chạy loanh quanh sủa inh ỏi khi thấy chúng tôi. Đến một căn nhà gần cuối làng Mạnh chụm 2 tay đưa lên miệng kêu: “hú… hù… oa…òa…; “một bà già từ trong nhà bước ra; từ trên sàn bà ta nhìn xuống chúng tôi rồi líu lo 1 tràng tiếng thượng, chẳng ai hiểu bà ta nói gì, Đạt nhỏ dùng ngôn ngữ quốc tế bằng tay, anh chàng chỉ vào bụng chúng tôi sau đó chỉ vào miệng, bà già cười đưa ra 2 cái nướu, miệng bà ta móm xọm không còn 1 cái răng nào, bà có vẻ hiểu chúng tôi muốn gì và hỏi chúng tôi bằng tiếng kinh “- ăng cưm hớ…”…cả đám gật đầu ” – dà…” bà ta bước xuống sàn nhà trên cái thang bằng một lóng cây tròn đẻo từng nấc và ra dấu cho chúng tôi đi theo – từ nhà này sang nhà khác – đến mỗi nhà bà lại kêu người trong nhà ra; chỉ vào chúng tôi rồi líu lo 1 tràng, người nào cũng lắc đầu, đến căn nhà sàn thứ 6 (may mắn thay;) khi nghe xong người này gật gật đầu đi vào trong; lát sau đem ra cho chúng tôi một gói lá chuối trong đó là bắp nấu chung với gạo nếp, mọi người mừng quá chắp 2 tay xá xá tỏ dấu cám ơn rồi nhanh chân đi như chạy ra khỏi làng, chúng tôi cùng ăn mà ứa nước mắt, ăn xong mới cảm thấy mình nhục nhả và hèn hạ thế nào ấy, nhưng phải công nhận rằng cơm của người Thượng ngon; ngọt làm sao. Đêm nay chúng tôi được bình yên nằm ngũ cạnh làng Thượng giàu có này, bên tai là tiếng chiên; tiếng cồng lúc to lúc nhỏ theo làn gió, văng vẳng đâu đây có cả tiếng đàn guitar vọng lại đầy tha thiết, sâu sắt, lay láy rất riêng biệt của núi rừng Tây Nguyên… tùm… túm… tum… túm tum…tờ…rùm…tum túm tum…Tôi tưỡng tượng ra hình ảnh của những nàng sơn nử đang nhảy múa bên ánh lữa bập bùng…và tôi đi vào giấc ngủ cùng với nhửng điệu nhảy trong mơ

Source: https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2016/12/11/chan-mem-tren-da/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.