...Ngồi trên chiếc máy bay ọp ẹp (tiểu mỗ gọi thế bởi vì chiếc máy bay này chỉ có 2 hàng ghế, mỗi hàng 2 ghế và tiểu mỗ phải ráng ép mình mới chui vào được cái toa-lẹt) nhìn qua cửa sổ, thành phố Honolulu được bao bọc chung quanh là biển với một vài tàu chiến đậu ở cảng và một và máy bay quân sự kiểu C113 đậu trong sân bay. Nhà cửa san sát nhưng nhà cao tầng cũng không có vẻ cao lắm. Chắc có lẽ đất đai hiếm hoi vì sát bên biển là núi, chẳng có bao nhiêu đất bằng nên nhà được cất tận vào các khe núi trông cũng lạ & đẹp. Thế là bái bai Honolulu ngoài việc thưởng thức một vài món ăn và ly kem (to cỡ bằng tô phở nhỏ ở Úc), cộng thêm mua một vài post cards & đồ lưu niệm, tiểu mỗ đã chẳng có dịp tung tăng phố xá Honolulu.
San Francisco ...
Rời Honolulu (khoảng 3-4 giờ chiều) bay đến San Franc có lẽ chuyến bay cũng không lâu lắm nhưng vì múi giờ khác nhau nên khi đến San Franc thì đã hơn 10 giờ đêm (theo hoạch định nếu không trục trặc tiểu mỗ đã đến đây lúc 9 giờ sáng). Từ trên máy bay nhìn xuống, thành phố San Franc sáng rực ánh đèn. Chiếc cầu Golden Gate nổi bật lên trong đêm. Tiểu mỗ đã từng nhìn thành phố Melbourne & Sydney từ trên cao về đêm nhưng phải nói ánh sáng không rực rỡ như ở SF.
Đáp máy bay xuống phi trường SF, tiểu mỗ không bị soát hành lý hay hạch hỏi gì cả vì thủ tục đã được làm ở phi trường Honolulu. Từ Honolulu bay sang SF được coi là chuyến bay nội địa nên mọi sự được dễ dàng. Tuy nhiên cũng nên nhắc đến việc lần đầu tiên nhập cảnh vào phi trường Honolulu, nhân viên hải quan đã bắt mình phải mở hành lý ra cho họ soát và có cá thủ tục lăn tay. Có lẽ họ thấy tiểu mỗ đi với gia đình vợ con đùm đề nên chỉ soát qua loa. Có điều khi bay trong nước Mỹ, mình không được khóa hành lý hay vali của mình, khi qua cửa hải quan phải cởi giày và nếu có laptop phải lôi ra khỏi vali hay túi của mình bỏ vào một cái khay (tray) riêng để họ scan.
Tiện xin nhắc với bà con trước khi bay đến Mỹ bà con cần phải lên internet theo địa chỉ dưới đây để điền & xin giấy Visa nhập cảnh (ESTA visa waiver).
https://esta.cbp.dhs.gov/esta/esta.html?_flowExecutionKey=_c95498E00-F237-A001-92CD-6BAD2D8518BA_k925329E9-E18E-D927-FC3A-182742431998
Sau khi đã được chấp thuận bà con nhớ in ra mang theo để làm thủ tục nhập cảnh. Khi tiểu mỗ xin giấy này thì không phải trả tiền, nhưng nghe nói sau tháng 9 vừa qua chính phủ Mỹ (chắc có lẽ vì kẹt tiền) đã quyết định lấy lệ phí khoảng $20US một visa thì phải.
Sau khi nhận hành lý tiểu mỗ vọt vội ra cổng để đón taxi vì đã gần 12 giờ khuya. Chỗ khách sạnh tiểu mỗ ở SF là trung tâm thành phố bởi thế gần nửa đêm mà quán xá người qua lại vẫn tưng bừng. Anh tài xế taxi nghe theo giọng nói tiểu mỗ đoán chắc là người Nga hay Đông Âu chi đó, anh ta lái xe như điên bấm còi inh ỏi làm mình hơi xốc vì đã quen cách lái xe "lịch sự" bên Úc. Có điều anh chạy về khách sạn rất nhanh nên tiểu mỗ chỉ phải trả $35US, tuy nhiên vì không biết lệ cho tiền tips ở Mỹ (sau này được nghe nói khoảng 10%) phần mừng vì cuối cùng đã đến được khách sạn nên tiểu mỗ rút tờ $50US đưa cho anh. Cũng may nhờ có anh bạn đến trước checkin khách sạn sẵn sàng nên tiểu mỗ chỉ vào nhận phòng sau đó được sự chỉ dẫn của anh bạn xuống nhà hàng bên cạnh khách sạn "quất một trận" thỏa thuê rồi lên phòng lăn ra ngủ.
Chuyến đi này tiểu mỗ rất may mắn được anh bạn chung sở (anh C) lo đủ mọi điều từ A đến Z, anh ta đã sang Mỹ 2-3 lần bởi thế anh biết ở đâu book khách sạn nơi nào, đi chơi nơi nào v.v. Bởi thế tiểu mỗ cứ việc theo kế hoạch của anh mà hưởng phước. Ở SF tụi này không thuê xe nên chọn khách sạn nơi trung tâm thành phố tiện việc ăn uống tham quan. Khách sạn tụi này ở cách khách sạn California (khách sạn đã được làm tựa đề của một bài hát ban Eagles - Hotel Carlifornia) khoảng một dãy phố (one block). Từ khách sạn này có thể đi bộ 5 phút đến trạm xe điện để đi vòng quanh city, khoảng 10 phút đi bộ xuống khu China Town. Khu China Town ở đây là China Town lớn nhất thế giới (ở ngoài China), nếu muốn mua đồ lưu niệm thì nên đến đây mua, đừng mua ở những khu phố Tây sẽ bị đắt hơn nhiều.
Nói đến China Town SF, tưởng cũng cần nhắc đến (nếu tiểu mỗ không lầm) China Town SF là nơi Lý Tiểu Long được sinh ra & đã cư ngụ sau khi anh từ Hồng Kông trở về Mỹ. Theo một số tài liệu thì Lý Tiểu Long đã mở lớp dạy võ cho người Tây Phương và gặp sự chống đối từ hội người Hoa. Anh được mời đến một nơi ở China Town để giải quyết vấn đề. Sau khi anh đồng ý đấu với một cao thủ người Hoa với điều kiện nếu anh thắng anh sẽ được quyền mở võ đường dạy cho người Mỹ, anh đã thắng nhưng khi quay lưng đi, anh đã bị đối thủ của anh đánh lén vào lưng. Tai nạn này làm cho Lý Tiểu Long phải nằm liệt giường suốt bao nhiêu tháng trời. Các bác sĩ Mỹ thời đó nói rằng anh sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời nhưng Lý Tiểu Long đã không chịu khuất phục trước nghịch cảnh. Anh đã dùng thời gian này nghiên cứu triết học, võ học và tập luyện thật khắc khổ để cuối cùng không những anh đi lại bình thường mà còn trở thành một cao thủ võ lâm, một ngôi sao sáng ngời trên màn bạc. Tiểu mỗ xin mạn phép leo lề một chút vì lòng ngưỡng mộ bậc anh tài, và câu chuyện này cũng là một tấm gương cho hậu thế soi khi gặp nghịch cảnh.
Thành phố SF mang hình ảnh rất đậm châu Âu, tuy vật giá ở đây (chỗ ăn ở) có đắt hơn so với LA hay Las Vegas nhưng nó là một thành phố đáng được đến thăm.
Xin xem tiếp kỳ sau ...
San Francisco ...
Rời Honolulu (khoảng 3-4 giờ chiều) bay đến San Franc có lẽ chuyến bay cũng không lâu lắm nhưng vì múi giờ khác nhau nên khi đến San Franc thì đã hơn 10 giờ đêm (theo hoạch định nếu không trục trặc tiểu mỗ đã đến đây lúc 9 giờ sáng). Từ trên máy bay nhìn xuống, thành phố San Franc sáng rực ánh đèn. Chiếc cầu Golden Gate nổi bật lên trong đêm. Tiểu mỗ đã từng nhìn thành phố Melbourne & Sydney từ trên cao về đêm nhưng phải nói ánh sáng không rực rỡ như ở SF.
Đáp máy bay xuống phi trường SF, tiểu mỗ không bị soát hành lý hay hạch hỏi gì cả vì thủ tục đã được làm ở phi trường Honolulu. Từ Honolulu bay sang SF được coi là chuyến bay nội địa nên mọi sự được dễ dàng. Tuy nhiên cũng nên nhắc đến việc lần đầu tiên nhập cảnh vào phi trường Honolulu, nhân viên hải quan đã bắt mình phải mở hành lý ra cho họ soát và có cá thủ tục lăn tay. Có lẽ họ thấy tiểu mỗ đi với gia đình vợ con đùm đề nên chỉ soát qua loa. Có điều khi bay trong nước Mỹ, mình không được khóa hành lý hay vali của mình, khi qua cửa hải quan phải cởi giày và nếu có laptop phải lôi ra khỏi vali hay túi của mình bỏ vào một cái khay (tray) riêng để họ scan.
Tiện xin nhắc với bà con trước khi bay đến Mỹ bà con cần phải lên internet theo địa chỉ dưới đây để điền & xin giấy Visa nhập cảnh (ESTA visa waiver).
https://esta.cbp.dhs.gov/esta/esta.html?_flowExecutionKey=_c95498E00-F237-A001-92CD-6BAD2D8518BA_k925329E9-E18E-D927-FC3A-182742431998
Sau khi đã được chấp thuận bà con nhớ in ra mang theo để làm thủ tục nhập cảnh. Khi tiểu mỗ xin giấy này thì không phải trả tiền, nhưng nghe nói sau tháng 9 vừa qua chính phủ Mỹ (chắc có lẽ vì kẹt tiền) đã quyết định lấy lệ phí khoảng $20US một visa thì phải.
Sau khi nhận hành lý tiểu mỗ vọt vội ra cổng để đón taxi vì đã gần 12 giờ khuya. Chỗ khách sạnh tiểu mỗ ở SF là trung tâm thành phố bởi thế gần nửa đêm mà quán xá người qua lại vẫn tưng bừng. Anh tài xế taxi nghe theo giọng nói tiểu mỗ đoán chắc là người Nga hay Đông Âu chi đó, anh ta lái xe như điên bấm còi inh ỏi làm mình hơi xốc vì đã quen cách lái xe "lịch sự" bên Úc. Có điều anh chạy về khách sạn rất nhanh nên tiểu mỗ chỉ phải trả $35US, tuy nhiên vì không biết lệ cho tiền tips ở Mỹ (sau này được nghe nói khoảng 10%) phần mừng vì cuối cùng đã đến được khách sạn nên tiểu mỗ rút tờ $50US đưa cho anh. Cũng may nhờ có anh bạn đến trước checkin khách sạn sẵn sàng nên tiểu mỗ chỉ vào nhận phòng sau đó được sự chỉ dẫn của anh bạn xuống nhà hàng bên cạnh khách sạn "quất một trận" thỏa thuê rồi lên phòng lăn ra ngủ.
Chuyến đi này tiểu mỗ rất may mắn được anh bạn chung sở (anh C) lo đủ mọi điều từ A đến Z, anh ta đã sang Mỹ 2-3 lần bởi thế anh biết ở đâu book khách sạn nơi nào, đi chơi nơi nào v.v. Bởi thế tiểu mỗ cứ việc theo kế hoạch của anh mà hưởng phước. Ở SF tụi này không thuê xe nên chọn khách sạn nơi trung tâm thành phố tiện việc ăn uống tham quan. Khách sạn tụi này ở cách khách sạn California (khách sạn đã được làm tựa đề của một bài hát ban Eagles - Hotel Carlifornia) khoảng một dãy phố (one block). Từ khách sạn này có thể đi bộ 5 phút đến trạm xe điện để đi vòng quanh city, khoảng 10 phút đi bộ xuống khu China Town. Khu China Town ở đây là China Town lớn nhất thế giới (ở ngoài China), nếu muốn mua đồ lưu niệm thì nên đến đây mua, đừng mua ở những khu phố Tây sẽ bị đắt hơn nhiều.
Nói đến China Town SF, tưởng cũng cần nhắc đến (nếu tiểu mỗ không lầm) China Town SF là nơi Lý Tiểu Long được sinh ra & đã cư ngụ sau khi anh từ Hồng Kông trở về Mỹ. Theo một số tài liệu thì Lý Tiểu Long đã mở lớp dạy võ cho người Tây Phương và gặp sự chống đối từ hội người Hoa. Anh được mời đến một nơi ở China Town để giải quyết vấn đề. Sau khi anh đồng ý đấu với một cao thủ người Hoa với điều kiện nếu anh thắng anh sẽ được quyền mở võ đường dạy cho người Mỹ, anh đã thắng nhưng khi quay lưng đi, anh đã bị đối thủ của anh đánh lén vào lưng. Tai nạn này làm cho Lý Tiểu Long phải nằm liệt giường suốt bao nhiêu tháng trời. Các bác sĩ Mỹ thời đó nói rằng anh sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời nhưng Lý Tiểu Long đã không chịu khuất phục trước nghịch cảnh. Anh đã dùng thời gian này nghiên cứu triết học, võ học và tập luyện thật khắc khổ để cuối cùng không những anh đi lại bình thường mà còn trở thành một cao thủ võ lâm, một ngôi sao sáng ngời trên màn bạc. Tiểu mỗ xin mạn phép leo lề một chút vì lòng ngưỡng mộ bậc anh tài, và câu chuyện này cũng là một tấm gương cho hậu thế soi khi gặp nghịch cảnh.
Thành phố SF mang hình ảnh rất đậm châu Âu, tuy vật giá ở đây (chỗ ăn ở) có đắt hơn so với LA hay Las Vegas nhưng nó là một thành phố đáng được đến thăm.
Xin xem tiếp kỳ sau ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.