Bờ Tây (Tây Ngạn, West Bank) là một vùng lãnh thổ nằm kín
trong lục địa tại Trung Đông, là một phần của các lãnh thổ Palestine.
Nó được Liên hiệp quốc và hầu hết các nước khác coi là nằm dưới sự
chiếm đóng của Israel. Một số người Israel và nhiều nhóm khác thường
thích gọi nó là vùng "tranh chấp" hơn là lãnh thổ "bị chiếm đóng".
Hiện theo luật quốc tế nó không được coi là một phần theo pháp lý của bất kỳ một quốc gia nào.
Các biên giới của Bờ Tây được xác định bởi các đường ngừng bắn của
Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 sau sự giải tán nước Palestine ủy trị
của Anh Quốc, khi nó bị Jordan chiếm và sáp nhập.
Từ năm 1948 tới tận năm 1967 vùng này nằm dưới quyền kiểm soát của Jordan, dù Jordan không ngừng tuyên bố chủ quyền với nó cho đến tận năm 1988. Vùng này bị Israel chiếm năm 1967 trong Cuộc chiến sáu ngày, ngoại trừ Đông Jerusalem, nó không bị sáp nhập.
Trước năm 1948 vùng này là một phần của Vùng ủy trị Anh được lập nên
sau sự giải tán Đế chế Ottoman. Nằm ở phía tây và tây nam Sông Jordan ở
phần phía bắc của vùng Palestine tại Trung Đông, nó có chung biên giới
với Israel ở phía tây, bắc, và nam, với Jordan ở phía đông. 40% vùng
này (gồm cả đa
số dân cư của nó) đang nằm dưới quyền tài phán hạn chế của Chính quyền
Palestine, trong khi Israel vẫn giữ quyền kiểm soát chính (gồm các vùng
định cư Israel, các vùng nông thôn, và các vùng biên giới.
Dân số của Bờ Tây đa phần là người Palestine (84%) với một thiểu số nhỏ người định cư Israel.
Trong tiếng Hebrew vùng này thường được gọi bằng những cái tên trong kinh thánh tiếng Hebrew là Yehuda và Shomron, và một số người sử dụng tiếng Anh dùng từ tương tự là Judea và Samaria. Cái tên Cisjordan
cũng được sử dụng để gọi vùng này trong một số ngôn ngữ (như tiếng
Pháp, tiếng Tây Ban Nha). Tình trạng của Đông Jerusalem bị tranh cãi
rất nhiều. Israel đã sáp nhập nó, không còn coi nó là một phần của Bờ
Tây; tuy nhiên việc sáp nhập không được bất kỳ một nước nào công nhận, kể cả Liên hiệp quốc.
Trường hợp khác, nó thường được coi là một phần bị tách rời khỏi Bờ Tây
vì tầm quan trọng của nó; ví dụ, Hiệp ước hòa bình Oslo coi tình trạng
của Đông Jerusalem là việc không liên
quan tới tình trạng của những vùng lãnh thổ Palestine khác, và sẽ được
giải quyết trong tương lai sau này.
|
Dân số Bờ Tây
- Bờ Tây là nơi sinh sống của khoảng gần 2.8 triệu người, 2.4 triệu người Palestine, hơn 400.000 người định cư Israel (gồm cả những người ở Đông Jerusalem), và các nhóm dân tộc thiểu số như người Samaritan với số lượng vài trăm tới vài ngàn người.
Những người Do thái định cư đa số sống tại các khu định cư Israel,
dù dân cư sống tại các vùng Ả rập quanh Jerusalem và Hebron. Những trao
đổi giữa hai xã hội đó nói chung đã giảm sút nhiều trong những năm gần
đây vì lý do an ninh, dù các quan hệ kinh tế thường phát triển giữa
những khu định cư Israel và các làng của người Palestine gần nhau .
Gần 30% người Palestine sống tại Bờ Tây là những người tị nạn
hay con cháu của họ, những người đã phải chạy trốn hay bị trục xuất
khỏi Israel trong Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 .
Con số chính xác tổng số dân ở đây còn bị tranh cãi theo một cuộc
nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị Herzliya lần thứ sáu về Sự cân
bằng an ninh quốc gia Israel. [4]
Các thành phố tại Bờ Tây
Khu vực đông dân cư nhất của Bờ Tây là vùng núi non, chạy từ phía
bắc xuống phía nam, nơi có các thành phố Đông Jerusalem, Nablus,
Ramallah, Bethlehem, và Hebron. Jenin, ở phía cực bắc Bờ Tây nằm tại
cạnh phía nam của Thung lũng Jezreel, Qalqilyah và Tulkarm nằm ở những
vùng chân núi bên cạnh đồng bằng ven biển Israel, và Jericho ở gần Sông
Jordan, ngay phía bắc Biển Chết.
Ma'ale Adumim (khoảng 6 km phía đông Jerusalem), Modi'in Illit,
Betar Illit và Ariel là những khu định cư Israel lớn nhất tại đây. Nguồn gốc tên gọi
Bờ Tây
Bờ Tây thực ra là cách nói tắt của Bờ Tây sông Jordan.
Cho tới tận năm 1948–1949 vùng này không hề hiện diện với tư cách
riêng biệt, sau đó nó được xác định bởi Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Jordan.
Cái tên "Bờ Tây" rõ ràng lần đầu tiên được người Jordan sử dụng thời họ
sáp nhập vùng này và đã trở thành cái tên thông thường nhất được dùng
trong tiếng Anh và các ngôn ngữ có liên quan khác. Trước khi có tên
này, vùng được gọi là Judea và Samaria, cái tên từ trong lịch sử lâu
dài của nó. Ví dụ, Nghị quyết 181 của Liên hiệp quốc, Kế hoạch phân
chia năm 1947 rõ ràng coi nó là một phần của Judea và Samaria. Về các
biên giới được công bố trong nghị quyết xem văn bản here.
Cisjordan/Transjordan (Nội/Ngoại Jordan)
Cái tên tiếng Latin mới, Cisjordan hay Cis-Jordan (theo nghĩa đen "ở phía bên này [Sông] Jordan", có thể dịch ra tiếng Việt là Nội Jordan)
là tên được sử dụng nhiều nhất trong những ngôn ngữ hệ Roman, một phần
đang bị tranh cãi về nghĩa lôgíc vì từ "[sông] bờ" không nên đem ra áp
dụng cho một vùng núi non. Từ tương tự Transjordan (Ngoại Jordan)
trong lịch sử thường được dùng để chỉ nước Jordan hiện nay nằm ở "bờ
đông" của Sông Jordan. Trong tiếng Anh, cái tên "Cisjordan" cũng được
dùng để chỉ toàn bộ vùng giữa Sông Jordan và Biển Địa Trung Hải, nhưng
việc dùng theo nghĩa đó rất hiếm thấy trong vài thập kỷ trước. Trong
tiếng Anh, việc sử dụng cái
tên Bờ Tây đã trở nên quá quen thuộc cho toàn bộ thực thể địa-chính trị
này. Đối với vùng thấp nằm trực tiếp phía tây Jordan, cái tên Thung
lũng Jordan được dùng để thay thế, Judea và Samaria, cũng đã được dùng
nhiều bởi người Do Thái và các dân tộc khác từ thời Kinh Thánh.
Thuật ngữ chính trị
Người Israel coi vùng này vừa là một, vừa là hai thực thể: "Bờ
Tây" (tiếng Hebrew: "ha-Gada ha-Ma'aravit" "הגדה המערבית"), hay: Judea
(tiếng Hebrew: "Yehuda" "יהודה") và Samaria (tiếng Hebrew: "Shomron"
"שומרון"), theo hai vương quốc được ghi lại trong Kinh thánh (Vương
quốc Judah ở phía nam và Vương quốc Israel ở phía bắc — thời trước, thủ
đô của nó là thị trấn Samaria). Biên giới giữa Judea và Samaria là một
vành đai lãnh thổ nằm trực tiếp phía bắc Jerusalem thỉnh thoảng được
gọi là "vùng đất của Benjamin".
Tình trạng
Tình trạng tương lai của Bờ Tây và Dải Gaza trên bờ biển Địa
Trung Hải, đã là chủ đề đàm phán của người Palestine và người Israel, dù Tiến trình hòa bình hiện nay, do "Nhóm bộ tứ" gồm Hoa Kỳ, Nga, Liên minh Châu Âu, và Liên hiệp quốc đưa
ra, đã đề xuất một nhà nước Palestine độc lập tại những lãnh thổ đó
cùng tồn tại với Israel (xem thêm Những đề xuất về một nhà nước
Palestine).
Người Palestine tin rằng Bờ Tây phải là một phần của quốc gia có
chủ quyền của họ, và cho rằng sự hiện diện quân sự của Israel là một
sự vi phạm vào quyền tự quyết của họ. Liên hiệp quốc gọi đó là Bờ Tây và Dải Gaza bị Israel chiếm đóng
(see Các lãnh thổ bị Israel chiếm đóng). Hoa Kỳ nói chung đồng ý với
định nghĩa này. Nhiều người Israel và những người ủng hộ họ thích thuật
ngữ các vùng lãnh thổ tranh chấp, cho rằng nó gần với một quan
điểm nhìn nhận trung lập hơn; quan điểm này không được đa số quốc gia
thừa nhận, họ coi "bị chiếm đóng" là việc miêu tả trung lập cho tình
trạng hiện nay.
Israel đưa ra lý lẽ rằng sự hiện diện của họ là hợp pháp bởi vì:
- Biên giới phía đông của Israel chưa bao giờ được bất kỳ bên nào xác định;
- Các lãnh thổ tranh chấp chưa từng là một phần của bất kỳ quốc gia nào (sự sáp nhập của Jordan chưa bao giờ được chính thức công nhận) từ thời điểm Đế chế Ottoman;
- Theo Hiệp định hòa bình Trại David (1978) với Ai Cập, thỏa thuận năm 1994 với Jordan và Hiệp định hòa bình Oslo với PLO, tình trạng cuối cùng của những vùng lãnh thổ sẽ chỉ được xác định khi có một thỏa thuận lâu dài giữa Israel và Palestine.
Ý kiến chung của người Palestine đều là thống nhất chống lại sự
hiện diện quân sự và định cư của Israel tại Bờ Tây và coi đó là sự vi
phạm vào quyền thành lập nhà nước cũng như chủ quyền của họ. Ý kiến của
Israel bị chia rẽ thành một số quan điểm:
- Rút quân toàn bộ hay một phần khỏi Bờ Tây với hy vọng cùng tồn tại hòa bình với tư cách là các nước riêng biệt (thỉnh thoảng được gọi là quan điểm "đổi đất lấy hòa bình"); (Theo một cuộc trưng cầu dân ý năm 2003, 73% người Israel ủng hộ thỏa thuận hòa bình dựa trên nguyên tắc này [5]).
- Tiếp tục giữ sự hiện diện quân sự ở Bờ Tây để kìm chế chủ nghĩa khủng bố Palestine bằng biện pháp ngăn chặn hay can thiệp quân sự, trong khi từ bỏ sự kiểm soát chính trị ở một số mức độ;
- Sáp nhập Bờ Tây trong khi coi người dân Palestine là (ví dụ) công dân của Jordan với sự cho phép sinh sống tại Israel theo Kế hoạch hòa bình Elon;
- Sáp nhập Bờ Tây và đồng hóa người Palestine thành những công dân Israel thực sự;
- Sáp nhập Bờ Tây và di chuyển một phần hay toàn bộ người dân Palestine (một cuộc trưng cầu dân ý năm 2002 thời kỳ đỉnh điểm của phong trào Al Aqsa intifada cho thấy 46% người dân Israel thích di chuyển người Palestine [6]; trong hai cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 sử dụng các biện pháp tìm hiểu khác nhau cho thấy con số này là gần 30%).[7]
Lịch sử
- Những vùng lãnh thổ được gọi là Bờ Tây từng là một phần của Quốc gia Ủy trị Palestine do Liên đoàn quốc gia trao cho Anh Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Biên giới hiện nay của Bờ Tây không phải là đường phân chia theo bất kỳ kiểu nào trong giai đoạn ủy trị. Khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc bỏ phiếu năm 1947 để chia Palestine thành Nhà nước Do Thái, một Nhà nước Ả rập, và vùng đất Jerusalem do quốc tế quản trị, hầu như tất cả Bờ Tây đều đã được phân chia cho các quốc gia Ả rập.
- Trong cuộc chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 sau đó, lãnh thổ này bị vương quốc Jordan chiếm. Nó bị Jordan sáp nhập năm 1950 nhưng sự sáp nhập này chỉ được Anh công nhận.
- Những thỏa thuận đình chiến năm 1949 đã lập ra "Đường Xanh" phân chia những vùng lãnh thổ do Israel và Jordan kiểm soát. Trong thập niên 1950, đã có một làn sóng di cư của người tị nạn Palestine và bạo lực cùng với những cuộc tấn công liên tục của Israel qua Đường Xanh.
- Trong Cuộc chiến sáu ngày năm 1967, Israel đã chiếm vùng lãnh thổ này và vào tháng 11, 1967, Nghị quyết 242 của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã được thống nhất thông qua. Tất cả các bên cuối cùng đã chấp nhận nó và đồng ý hiệu lực của nó đối với Bờ Tây.
Năm 1988, Jordan nhường yêu cầu chủ quyền Bờ Tây cho Tổ chức giải
phóng Palestine, là "đại diện hợp pháp duy nhất của người dân
Palestine."[9][10]
Năm 1993 Thỏa thuận hòa bình Oslo tuyên bố tình trạng cuối cùng
của Bờ Tây sẽ là chủ đề của những dàn xếp sắp tới giữa Israel và lãnh
đạo Palestine. Theo những thỏa thuận tạm thời đó, Israel đã rút quân
khỏi một số vùng tại Bờ Tây, và sau đó nó được chia thành:
- Vùng thuộc Palestien (Vùng A)
- Vùng thuộc quyền kiểm soát của Isarel, nhưng Palestine quản lý (Vùng B)
- Vùng thuộc Israel (Vùng C)
Vùng B và C chiếm phần lớn lãnh thổ, gồm những vùng nông thôn và
vùng châu thổ Sông Jordan, trong khi những vùng đô thị – nơi sinh sống
của phần đông người dân Palestine – đều thuộc Vùng A.
(Xem Những khu định cư Israel về tranh luận về tính hợp pháp của những khu định cư Isarel tại Bờ Tây.)
Vận tải và viễn thông
Đường xá
Bờ Tây có 4.500 km đường bộ, trong số đó 2.700 km được trải nhựa.
Để ngăn chặn những vụ bắn tỉa của người Palestine, một số đường cao
tốc, đặc biệt là những đoạn đường dẫn tới các khu định cư, đã bị ngăn chặn hoàn toàn đối với những xe ô tô đeo biển số của Palestine,
trong khi những phần khác chỉ dành cho vận chuyển công cộng và những
người Palestine có giấy phép đặc biệt của chính quyền Israel [11].
Israel giữ 50+ điểm kiểm soát ở Bờ Tây [12].
Việc giới hạn di chuyển cũng áp dụng trên những đường chính trước kia
thường được người Palestine dùng để di chuyển giữa các thành phố, và
những hạn chế đó bị lên án là gây ra tình trạng nghèo khổ và giảm phát
kinh tế ở Bờ Tây [13].
Từ đầu năm 2005, đã có một số cải thiện trong những hạn chế đó. Theo
những báo cáo về nhân quyền gần đây, "Israel đã có
những
cố gắng nhằm cải thiện việc di chuyển của người Palestine ở Bờ Tây. Họ
đã làm điều này bằng cách xây dựng những đường ngầm và các cây cầu (28
trong số đó đang được xây dựng và 16 chiếc đang được xếp đặt kế hoạch)
để nối những vùng lãnh thổ Palestine bị phân chia với nhau bởi các khu
định cư Israel bằng những đường vòng" [14]
và bằng cách dời bỏ các điểm kiểm soát và các chướng ngại vật, hay bằng
cách không phản ứng lại việc dời đi của người Palestine hay sự ăn mòn
tự nhiên của những chướng ngại vật khác. "Tác động (của những hành động
đó) được thấy ở khả năng di chuyển dễ dàng hơn giữa
các làng với nhau và giữa các làng với các thành phố" [15].
Tuy nhiên, những chướng ngại vật bao quanh các trung tâm đô thị
Palestine đặc biệt là Nablus và Hebron, vẫn còn đó. Hơn nữa, các lực
lượng phòng vệ Israel cấm các công dân Israel vào những vùng đất do
Palestine kiểm soát (Vùng A).
Các sân bay
Bờ Tây có ba sân bay có đường băng bê tông hiện chỉ được sử dụng cho mục đích quân sự. Sân bay dân sự duy nhất,
Sân bay Atarot, chỉ dành riêng cho người Israel, đã bị đóng cửa năm 2001 vì phong trào Intifada. Trước
kia người Palestine có thể sự dụng Sân bay quốc tế Ben Gurion của
Isarel với giấy phép đặc biệt; tuy nhiên, Israel đã ngừng cấp những
giấy phép đó, và người Palestine muốn di chuyển bằng máy bay chỉ có
cách là đi qua biên giới trên bộ với Jordan hay Ai Cập để tới những sân
bay tại các quốc gia đó [16].
Đường sắt
Không có các hệ thống đường sắt đang hoạt động.
Telecom
Các công ty viễn thông Bezeq của Israel và PalTel của Palestine chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ viễn thông ở Bờ Tây.
Đài phát thanh và Vô tuyến truyền hình
Công ty truyền hình Palestine phát sóng từ một trạm AM tại
Ramallah trêm tần số 675 kHz; nhiều đài phát sóng tư nhân khác cũng
đang hoạt động. Đa số các gia đình Palestine đều có radio và TV, và các
ăng ten vệ tinh để thu truyền hình rất phổ biến. Gần đây, PalTel đã
thông báo và đã bắt đầu khai thác dịch vụ ADSL cho mọi gia đình và
công sở.
Giáo dục ở mức độ cao
Trước năm 1967, không có những trường đại học lớn ở Bờ Tây. Chỉ có
một số viện nghiên cứu nhỏ; ví dụ, An-Najah, khởi đầu chỉ là một trường
sơ cấp năm 1918, trở thành trường cao đẳng năm 1963. Bởi vì chính phủ
Jordan không cho phép thành lập các trường đại học như vậy ở Bờ Tây, vì
thế các sinh viên Palestine phải đi ra nước ngoài như Jordan, Liban ,
hay Châu Âu để có được những bằng cấp cao hơn.
Sau khi vùng này bị Israel chiếm trong Cuộc chiến sáu ngày, nhiều
viện giáo dục đã được phát triển ở những mức độ giáo dục đầy đủ nhất,
trong khi nhiều trường đại học mới được thành lập. Tổng số, có không ít
hơn bảy trường đại học hoạt động ở Bờ Tây từ năm 1967:
- Đại học Bethlehem, một Viện của Nhà thờ La Mã một phần được thành lập bởi Vatican, mở cửa năm 1973 [17].
- Năm 1975, Trường cao đẳng Birzeit (nằm ở làng Bir Zeit phía bắc Ramallah) đã trở thành Đại học Birzeit sau khi thêm vào các chương trình học năm thứ ba và thứ tư [18].
- Trường cao đẳng An-Najah College tại Nablus cũng trở thành trường Đại học An-Najah năm 1977 [19].
- Đại học Hebron được thành lập năm 1980 [20]
- Đại học Al-Quds, những người sáng lập của nó đã tìm cách lập một trường đại học ở Jerusalem ngay từ khi Jordan mới chiếm vùng này, cuối cùng đã hoàn thành mục tiêu năm 1995 [21].
- Cũng trong năm 1995, sau khi thỏa thuận hòa bình Oslo được ký kết, Đại học Arab American—trường đại học tư duy nhất tại Bờ Tây—được thành lập ở Jenin, với mục đích cung cấp các khóa học theo kiểu Hệ thống giáo dục Mỹ [22].
- Năm 2005, trường Cao đẳng Judea và Samaria tại Ariel bắt đầu trở thành trường Đại học đầy đủ [23]. Việc này nhằm tạo ra một trường đại học bên trong một khu định cư Israel đã khiến một số người Palestine nổi giận, dù không có phản đối chính thức nào từ phía chính quyền Palestine.
Đa số các trường đại học ở Bờ Tây đều có các hội chính trị sinh
viên đang hoạt động, và những cuộc bầu cử các đại diện trong hội đông
sinh viên thường xảy ra cùng với những cuộc sáp nhập đảng phái. Dù việc
thành lập các trường đại học ban đầu được chính quyền Israel cho phép,
một số trường thỉnh thoảng bị Cơ quan quản lý dân sự Israel ra lệnh
đóng cửa trong thập kỷ 1970 và 1980 để ngăn chặn các hoạt động chính
trị và bạo lực chống lại IDF
(Lực lượng phòng vệ Israel). Một số trường đại học vẫn bị đóng cửa theo
mệnh lệnh quân sự trong nhiều năm ngay sau khi phong trào Intifada của
người
Palestine nổ ra và những năm sau này, nhưng phần lớn đã mở cửa trở lại
từ sau Thỏa thuận hòa bình Oslo dù có sự bùng phát của Al-Aqsa Intifada
năm 2000.
Việc thành lập các trường đại học Palestine đã làm tăng nhanh
chóng trình độ giáo dục của người dân ở Bờ Tây. Theo một nghiên cứu của
Đại học Birzeit, số người Palestine lựa chọn các trường đại học địa
phương so với các trường đại học ngoại quốc đã tăng rất ổn định; năm
1997, 41% người Palestine có bằng cử nhân đã có được chúng từ các
trường Palestine [24]. Theo UNESCO, người Palestine là một trong những nhóm người có giáo dục cao nhất Trung Đông "dù thường có hoàn cảnh khó khăn" [25]. Tỷ lệ biết chữ của người Palestine ở Bờ Tây (và Gaza) (89%) cao thứ ba trong vùng sau Israel (95%) và Jordan (90%)
BKTT
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.