Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Cổng Torii trong văn hóa Nhật



 
Đến bất cứ nơi đâu trên đất nước mặt trời mọc, du khách dễ dàng nhận thấy một cánh cổng sơn đỏ chói đặc trưng, xuất hiện trước cổng đền, chùa và lăng của các vị vua. Đó là cổng Torii, một trong những hình ảnh biểu tượng Nhật.
 
 
 
 
Điểu cư nổi tiếng tại Nghiêm Đảo thần xã.
 
Cổng sơn đỏ được coi là ranh giới giữa cõi trần và nơi thanh tịnh, trong sạch.
 
 
Điểu cư (tiếng Nhật鳥居: Torii) là 1 loại cổng truyền thống của Nhật Bản thường được thấy ở lối vào hoặc trong đền thờ Thần Đạo. Đó là vật được đánh dấu sự cho chuyển đổi từ ô uế đến thiêng liêng. Sự hiện diện của cổng điểu cư tại lối vào là cách thường thấy nhấtt để nhận dạng đền thờ Thần đạo, 1 biểu tượng điểu cư nhỏ cũng đại diện cho 1 đền thờ khi nó được in trên bản đồ. Tuy nhiên, nó cũng được thấy phổ biến tại tự viện Nhật Bản, đó là nơi mà chúng được xây tại lối vào của các ngôi đền được gọi là trấn thủ xã (鎮守社) và thường chúng rất nhỏ. Sự xuất hiện đầu tiên của điểu cư có thể được xác định chính xác nhất ít nhất ở trung kỳ Bình An thì đại vì chúng được đề cập đến trong 1 văn bản viết năm 922. Cổng điểu cư bằng đá xưa nhất còn tồn tại được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 nằm ở Bát Phan thần xã thuộc Sơn Hình huyện. Cổng điểu cưbằng gỗ xưa nhất là lạng bộ điểu cư (両部鳥居) tại 1 thần xã ở Sơn Lê huyện được xây dựng vào năm 1535. Theo truyền thống thì điểu cưđược làm từ gỗ hoặc đá, nhưng hiện nay nó cũng có thể được làm bằng bê tông, đồng, thép không rỉ hoặc các loại vật liệu khác. Chúng thường được sơn hoặc không sơn đỏ với 1 cây ngang ở phía trên. Đạo Hà thần xãlà thần xã điển hình về việc nhiều điểu cư vì có những người nào đó đã thành công trong kinh doanh đã tặng điểu cư cho Đạo Hà đại thần, vị thần tượng trưng cho sự sanh sôi và sự cần mẫn như 1 cử chỉ của lòng biết ơn. Phục Kiến Đạo Hà đại xã tại Kinh Đô có cả ngàn điểu cư, mỗi cổng đều có tên người tặng ở trên nó.
 

Nghĩa và cách sử dụng điểu cư

 

 
Tập tin:Shitennoji-torii.jpg
Một cổng điểu cư tại lối vào Tứ Thiên Vương tự, một ngôi chùa tại Đại Phản.
Chức năng của điểu cư là để đánh dấu lối vào của một chốn linh thiêng. Cũng vì lẽ đó mà con đường dẫn vào đền thờ Thần đạo được gọi là tham đạo (參道), luôn được mở rộng ra bởi một hoặc nhiều điểu cư, đó cũng là cách dễ nhất để phân biệt một ngôi đền với một ngôi chùa. Nếu tham đạo đi qua nhiều điểu cư thì cái ở ngoài gọi là nhất chi điểu cư (一之鳥居). Các cổng tiếp theo gần ngôi đền hơn, theo thứ tự, nhị chi điểu cư (二之鳥居) và tam chi điểu cư (三之鳥居). Các điểu cư khác nằm xa ngôi đền hơn đại diện cho mức độ nâng cao của sự thiêng liêng của cái gầnbổn điện. Cũng nhờ mối quan hệ vững chắc giừa đền thờ Thần đạo và Hoàng thất Nhật Bản nên điểu cư luôn đứng trước lăng mộ của hoàng đế. Điểu cư có trước hay sau khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản cho đến bây giờ vẫn còn là một câu hỏi. Trong quá khứ điểu cư chắc chắn đã từng được dùng tại lối vào các ngôi chùa. Thậm chí trong hiện tại, nổi bật như chùa Tứ Thiên Vương được xây bởi Thánh Đức thái tử - ngôi chùa lâu đời nhất nước Nhật cũng có một cổng điểu cư trước lối vào.

Nguồn gốc của điểu cư

Nguồn gốc của điểu cư hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Cho đến giờ có khá nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của điểu cư nhưng chưa có giả thuyết nào được xem là đúng và được đa số đồng tình. Bởi vì việc sử dụng các cổng biểu tượng như vậy khá phổ biến ở Á châu, những kiến trúc như vậy có thể ở một số nước Á châu như: Ấn ĐộTrung HoaThái LanNam Hàn. Các sử gia tin rằng có sự du nhập của các kiến trúc như vậy.
 
 
Theo truyền thuyết, nữ thần Amaterasu vì giận dỗi em trai mình đã trốn biệt và không còn tỏa sáng nữa. Người dân Nhật lo sợ mặt trời không còn sưởi ấm trái đất đã nghĩ ra một cách. Họ dựng lên một cái sào bằng gỗ, để cho tất cả gà trống đậu lên đó và gáy ầm ĩ.
 
 
 
 
 
Vì quá tò mò, nữ thần đã hé mắt nhìn qua hang động nơi bà đang trốn. Ánh sáng của mặt trời xuyên qua kẽ hang và người ta tìm thấy chỗ bà ẩn nấp. Một sumo trong làng nhìn thấy đã chạy ra bê tảng đá chặn cửa hang lại để mặt trời lại tiếp tục tỏa sáng rực rỡ. Cây sào trong câu chuyện chính là phiên bản đầu tiên của cánh cửa sơn Torii này.
 
 
 
 
 
Cũng từ câu chuyện này mà cánh cửa mới có tên là Torii, trong tiếng Nhật có nghĩa là nơi chim đậu, hay còn gọi là cổng “điểu cư”.
Những cổng lớn này thường được sơn đỏ, xây bằng đá hoặc gỗ. Theo thần đạo Nhật Bản, bước qua cổng này nghĩa là bước từ chốn trần gian vào nơi linh thiêng. Cổng Torii càng gần chính điện lại càng thêm phần thiêng liêng.
 
 
 
 
 
Người Nhật trước khi bước qua cổng còn có nghi lễ rửa tay, ngậm nước cho cơ thể sạch sẽ trước khi bước qua cổng. Họ cũng tin rằng nếu ném một hòn đá về hướng cổng Torii mà hòn đá đậu lại trên đó nghĩa là may mắn sẽ đến.
 
 
 
 
 
Cổng Torii nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào là cổng đền Itsukushima. Cánh cổng lớn được dựng ngay trên mặt hồ rộng lớn, yên ả được công nhận là di sản thế giới của UNESCO.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Vì tin vào sự linh thiêng của cổng, rất nhiều người thường xuyên bỏ tiền hiến tặng cổng cho đền, chùa. Ngôi đền Fushimi Inari thậm chí còn có cả một dãy hành lang bằng cổng Torii xếp liền vào nhau. Mỗi cánh cổng đều có ghi tên người hiến tặng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kawaii
Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.