Đang có rất nhiều những lễ hội nhộn nhịp diễn ra trên khắp thế giới vào tháng 10 đấy! Chúng mình cùng lượn một vòng xem nhé!
1. Lễ hội bia Oktoberfest
6 triệu
lít bia, 300 nghìn xúc xích heo cùng 600 nghìn chú gà quay và 80 con bò
nướng là thực đơn trong 16 ngày hội tưng bừng mà người dân Đức “thả
phanh” trong Lễ hội bia lớn nhất hành tinh của mình.
Lễ hội bia
Oktoberfest được tổ chức ở Munich lần đầu tiên vào năm 1810 để ăn mừng
lễ thành hôn của hoàng tử Ludwig của xứ Bavaria với công chúa Therese
của xứ Saxe Hildburghausen. Sau này, lễ hội bia thường tổ chức vào cuối
tháng 9 đến đầu tháng 10 nhằm tôn vinh vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa
Bavaria luôn thu hút hàng triệu du khách khắp nơi nô nức đổ về.
Hàng nghìn
người trong trang phục truyền thống của vùng Bavarian tham gia cuộc
diễu hành khai mạc lễ hội bia. Họ mặc y phục cổ truyền và trang phục
của các hội đoàn có từ lâu đời, ngồi trên các cỗ xe ngựa, chất trên đó
các thùng gỗ đựng bia, kéo đi giữa tiếng trống rộn rã.
2. Lễ hội ánh sáng Diwali
Lễ hội ánh
sáng Diwali diễn ra trong 5 ngày để đón chào khoảnh khắc đầu tiên giao
mùa từ thu sang đông của năm mới theo đạo Hindu là một trong những lễ
hội lung linh, diệu ảo và lớn nhất ở Ấn Độ.
Tín
đồ theo đạo Hindu trong những ngày này sẽ thắp nến bên ngoài Đền Vàng
và đốt đèn “Diyas” trong nhà để cầu nguyện nhằm xua đuổi những bóng
đêm, những điều xấu xa để nhận lấy những điều tốt đẹp, an vui, hòa
bình.
3. Lễ hội lạc đà Pushkar
Tổ chức
tại thị trấn Pushkar, bang Rajasthan, Ấn Độ, Hội chợ “khoe sắc” lạc đà
kéo dài trong 5 ngày với khoảng 50.000 con lạc đà được “make-up” vô
cùng bóng bảy và điệu đà này luôn thu hút hàng trăm thương nhân địa
phương buôn bán lạc đà và gia súc quy tụ.
Hội chợ
Pushkar là một trong những hội chợ lạc đà lớn nhất thế giới. Nhân dịp
này, các “cô cậu” lạc đà tha hồ được “tỉa tót”, chăm chút để giành lấy
các giải thưởng “độc” không kém cho chủ nhân của nó.
4. Cuộc thi đua vịt Tubingen
Lễ
hội này bắt đầu từ năm 1999 vào ngày 6/10 hàng năm ở Đức nhằm đem đến
một hoạt động vui chơi thoải mái cho những người tham gia. Có khoảng
7.000 chú vịt làm bằng cao su, màu vàng được “thả rông” trên sông
Necker ở một thị trấn nhỏ Tubingen, gần Stuttgart, bang
Baden-Wurttemberg.
Những ai muốn tham dự cuộc thi này phải dậy từ khá sớm và thuê
một chú vịt cao su từ phía ban tổ chức. Mỗi chú vịt được gắn một miếng
kim loại nhỏ ở phía dưới để tránh bị lật trong quá trình thi và được
đánh số cùng tên của người dự thi.
Năm nay, chú vịt cán đích đầu tiên đã mang lại cho chủ nhân của mình một khoản tiền không nhỏ là 13.000 USD.
5. Lễ hội trừ tà Dussehra
Còn được
gọi là Vijayadashami - Lễ hội trừ tà, Dussehra là lễ hội phổ biến ở
khắp vùng Tây Á như Ấn Độ, Nepal và Bangladesh với những hình nộm vua
quỷ Ravana xứ Lanka khổng lồ bị bốc cháy rồi nổ tung - biểu trương cho
cái thiện chiến thắng cái ác.
Sắc màu sử
thi lịch sử tràn ngập trong 10 ngày đêm diễn ra lễ hội khi nhiều vở
kịch, phim truyện, tài liệu cùng vô số hoạt động náo nhiệt khác ghi lại
một thời oai hùng được công chiếu, biểu diễn rộng rãi cho công chúng
thưởng thức.
6. Lễ hội đèn trời Naga
Cũng ở
miền đất xứ chùa tháp Thái Lan, cứ vào ngày rằm tháng 9 âm lịch, người
dân nơi đây lại nô nức thắp sáng những chiếc đèn trời đủ kích thước,
màu sắc rồi thả bay cao lên từ dòng sông Mekong (ở tỉnh Nong Khai) hiền
hòa.
Lễ
hội đèn trời này là để tôn vinh hiện thân cho thần Siva tối cao nắm
trong tay sự hủy diệt và tái sinh - Rắn hổ mang Naga nhiều đầu, nhằm
xua đuổi tà ma, mang đến cuộc sống an bình cho mọi nhà.
7. Lễ hội Okunchi Matsuri
Diễn
ra ở Nagasaki, vùng đất trung tâm của người Bồ Đào Nha và người Châu Âu
trong thế kỷ 16 đến 19, Okunchi Matsuri diễn ra vào tháng 10 hàng năm.
Lễ hội này nổi tiếng với điệu múa rồng tưng bừng, với những đoàn xe
diễu hành của những chiếc thuyền kiểu dáng từ thời Edo (1603 - 1868)
nhộn nhịp khắp phố phường.
Lễ hội gợi
nhớ về một thời bến cảng ở thành phố Nagasaki là nơi duy nhất cho các
thuyền của thương nhân nước ngoài cập bến, khi Nhật Bản thời bấy giờ
đang thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nổi tiếng.
8. Lễ hội Halloween
Lễ hội ma
quỷ được tổ chức vào đêm 31/10 (đêm trước Lễ các Thánh) hàng năm; bắt
đầu từ các nước phương Tây rồi lan dần trên thế giới này có nguồn gốc
từ lễ hội cổ Samhain của người Celtic vào cuối thế kỷ 19.
Trong đêm
Halloween, trẻ em “có đặc quyền” vận các bộ trang phục càng kinh dị,
càng khác người càng tốt và đến gõ cửa từng ngôi nhà có trang trí các
đèn lồng bằng quả bí ngô khoét mặt quỷ để xin bánh kẹo, nếu không sẽ bị
ghẹo - Trick or Treating.
9 . Lễ hội ăn chay Phuket
Theo tục
lệ, ngày 9/10 hàng năm là ngày người dân tỉnh Phuket, Thái Lan tổ chức
lễ hội ăn chay khủng khiếp, kinh dị và không kém rực rỡ sắc màu nhất
trong năm với đức tin thánh thần sẽ ban sức mạnh để chống lại bệnh tật
và xua đuổi ma tà trong cơ thể.
Vào ngày
thứ 6 chay tịnh, sau những ngày “nhịn” thịt, uống rượu và quan hệ tình
dục, các tin đồ Phật giáo sẽ thực hiện cuộc “hành xác” rùng rợn, khủng
khiếp nhất như xuyên dao, kiếm qua thân thể và bị bộ qua dải than nóng.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.