Ý
tưởng của Thành đã được các bạn trẻ trên mọi miền đất nước hưởng ứng,
sản phẩm đã “cháy hàng” chỉ trong một vài ngày đầu ra mắt. Radio
Australia đã có cuộc trò chuyện với Nhật Thành về ý tưởng sáng tạo này.
Radio Australia: Từ đâu anh có ý tưởng về việc làm những chiếc phong bì in bản đồ Việt Nam và 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa?
Nhật Thành: Ý tưởng cho việc in bao mừng tuổi xuất phát từ việc mình đi siêu thị và những địa điểm khác thì thấy toàn là phong bao lì xì hàng Trung Quốc với những nội dung ngôn ngữ và hình ảnh văn hóa Tàu. Mình cảm thấy hơi buồn vì điều này, trong đầu mình chợt đặt dấu hỏi tại sao một cái tết truyền thống của Việt Nam, chỉ với cái bao mừng tuổi mà cũng phải lệ thuộc vào hàng Tàu.
Với một phong bao toàn tiếng Tàu như vậy thì khi ta trao cho nhau, nhất là trẻ em thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào? Tại sao chúng ta không trao cho nhau những thông điệp tiếng Việt, những thông điệp về chủ quyền, những thông điệp khơi gợi lòng yêu nước? Chính những câu hỏi này thôi thúc mình thiết kế và in ra những phong bao mừng tuổi. Mình nghĩ ngay đến thông điệp chủ quyền về Trường Sa-Hoàng Sa vì đó có nhiều bạn trẻ hiện nay rất thờ ơ với thời cuộc và không quan tâm nhiều đến các vấn đề của đất nước.
RA: Được biết, các sản phẩm phong bao lì xì được anh bán trực tuyến trên trang web No China Shop. Anh mở trang web này được bao lâu rồi và hoạt động kinh doanh của trang web hiện tại ra sao? Ngoài sản phẩm phong bao lì xì, anh còn có mặt hàng gì phục vụ ngày tết không?
Nhật Thành: Trang này lúc đầu do mình và vợ mình tạo trên Facebook cách đây hai tháng. Sau đó một số bạn khác thấy hay nên góp sức vào tạo thành trang web. Hiện nay, số lượng thành viên trên Facebook đã lên đến 1.150 người và lượng truy cập mỗi lúc một tăng. Trung bình khoảng 950 lượt người xem mỗi ngày. Đợt in phong bao vừa rồi mình in 10,000 cái và đã bán hết trong vòng 3 ngày.
Tết năm nay ngoài sản phẩm quần áo, giầy dép mình còn kinh doanh thêm những thực phẩm có nguồn gốc an toàn như bánh chưng, mứt, khô bò, củ kiệu... Tất cả những sản phẩm này mình đều hướng đến mục tiêu sử dụng hàng sản xuất trong nước, tránh sử dụng các sản phẩm từ Trung Quốc.
RA: Hướng kinh doanh sắp tới của anh đối với trang web No China Shop như thế nào?
Nhật Thành: Hướng kinh doanh sắp tới của mình cũng tương tự như thư ngỏ mời hợp tác có đăng trên www.nochina-shop.com. Đó là mình mong muốn xây dựng trang web thành nơi tập trung tất cả sản phẩm tiêu dùng không phải sản phẩm Trung Quốc. Là nơi các đơn vị kinh doanh không bán hàng Trung Quốc được quảng cáo, giới thiệu miễn phí. Người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc an toàn và không phải hàng Trung Quốc.
Để thực hiện điều này trong bối cảnh hơn 95% hàng Trung Quốc đang tràn ngập ở Việt Nam là rất khó nhưng mình sẽ bắt đầu từ từ. Trước mắt là những ngành mũi nhọn mà Việt Nam có thể sản xuất là quần áo, may mặc, kế đến là những thực phẩm an toàn như bánh kẹo, trái cây... Trong tương lai sẽ tìm đến sản phẩm thay thế trong ngành điện tử, phụ liệu thép, vật liệu xây dựng, v.v..
RA: Trong bối cảnh hàng hóa Trung Quốc xâm nhập Việt Nam bằng rất nhiều nguồn và nhiều hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Là một người trẻ, anh có ý kiến đóng góp gì để thanh niên Việt Nam có ý thức hơn và thói quen dùng hàng Việt Nam?
Nhật Thành: Mình cũng là người trẻ, trước đây cũng có thời gian chơi bời không quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội. Mục đích sống lúc đó chỉ là làm sao kiếm thiệt nhiều tiền để chơi thôi. Nhưng từ lúc mình nhận thức được cuộc sống xung quanh thì mình cảm thấy cần phải có trách nhiệm hơn. Tối thiểu là trách nhiệm với chính bản thân mình.
Nếu mình cứ ăn uống, mua sắm mà không tìm hiểu nguồn gốc của những sản phẩm mình chọn thì khác nào ‘có mắt mà như mù’, đừng để chết vì thiếu hiểu biết. Đó là trách nhiệm cá nhân. Còn xa hơn là trách nhiệm với xã hội, với đất nước mình đang sống. Đơn giản khi mình sống có trách nhiệm thì cuộc sống mình có giá trị và ý nghĩa hơn. Đó là một vài lời nhắn gửi của mình đối với các bạn trẻ hôm nay.
Radio Australia: Từ đâu anh có ý tưởng về việc làm những chiếc phong bì in bản đồ Việt Nam và 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa?
Nhật Thành: Ý tưởng cho việc in bao mừng tuổi xuất phát từ việc mình đi siêu thị và những địa điểm khác thì thấy toàn là phong bao lì xì hàng Trung Quốc với những nội dung ngôn ngữ và hình ảnh văn hóa Tàu. Mình cảm thấy hơi buồn vì điều này, trong đầu mình chợt đặt dấu hỏi tại sao một cái tết truyền thống của Việt Nam, chỉ với cái bao mừng tuổi mà cũng phải lệ thuộc vào hàng Tàu.
Với một phong bao toàn tiếng Tàu như vậy thì khi ta trao cho nhau, nhất là trẻ em thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào? Tại sao chúng ta không trao cho nhau những thông điệp tiếng Việt, những thông điệp về chủ quyền, những thông điệp khơi gợi lòng yêu nước? Chính những câu hỏi này thôi thúc mình thiết kế và in ra những phong bao mừng tuổi. Mình nghĩ ngay đến thông điệp chủ quyền về Trường Sa-Hoàng Sa vì đó có nhiều bạn trẻ hiện nay rất thờ ơ với thời cuộc và không quan tâm nhiều đến các vấn đề của đất nước.
RA: Được biết, các sản phẩm phong bao lì xì được anh bán trực tuyến trên trang web No China Shop. Anh mở trang web này được bao lâu rồi và hoạt động kinh doanh của trang web hiện tại ra sao? Ngoài sản phẩm phong bao lì xì, anh còn có mặt hàng gì phục vụ ngày tết không?
Nhật Thành: Trang này lúc đầu do mình và vợ mình tạo trên Facebook cách đây hai tháng. Sau đó một số bạn khác thấy hay nên góp sức vào tạo thành trang web. Hiện nay, số lượng thành viên trên Facebook đã lên đến 1.150 người và lượng truy cập mỗi lúc một tăng. Trung bình khoảng 950 lượt người xem mỗi ngày. Đợt in phong bao vừa rồi mình in 10,000 cái và đã bán hết trong vòng 3 ngày.
Tết năm nay ngoài sản phẩm quần áo, giầy dép mình còn kinh doanh thêm những thực phẩm có nguồn gốc an toàn như bánh chưng, mứt, khô bò, củ kiệu... Tất cả những sản phẩm này mình đều hướng đến mục tiêu sử dụng hàng sản xuất trong nước, tránh sử dụng các sản phẩm từ Trung Quốc.
RA: Hướng kinh doanh sắp tới của anh đối với trang web No China Shop như thế nào?
Nhật Thành: Hướng kinh doanh sắp tới của mình cũng tương tự như thư ngỏ mời hợp tác có đăng trên www.nochina-shop.com. Đó là mình mong muốn xây dựng trang web thành nơi tập trung tất cả sản phẩm tiêu dùng không phải sản phẩm Trung Quốc. Là nơi các đơn vị kinh doanh không bán hàng Trung Quốc được quảng cáo, giới thiệu miễn phí. Người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc an toàn và không phải hàng Trung Quốc.
Để thực hiện điều này trong bối cảnh hơn 95% hàng Trung Quốc đang tràn ngập ở Việt Nam là rất khó nhưng mình sẽ bắt đầu từ từ. Trước mắt là những ngành mũi nhọn mà Việt Nam có thể sản xuất là quần áo, may mặc, kế đến là những thực phẩm an toàn như bánh kẹo, trái cây... Trong tương lai sẽ tìm đến sản phẩm thay thế trong ngành điện tử, phụ liệu thép, vật liệu xây dựng, v.v..
RA: Trong bối cảnh hàng hóa Trung Quốc xâm nhập Việt Nam bằng rất nhiều nguồn và nhiều hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Là một người trẻ, anh có ý kiến đóng góp gì để thanh niên Việt Nam có ý thức hơn và thói quen dùng hàng Việt Nam?
Nhật Thành: Mình cũng là người trẻ, trước đây cũng có thời gian chơi bời không quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội. Mục đích sống lúc đó chỉ là làm sao kiếm thiệt nhiều tiền để chơi thôi. Nhưng từ lúc mình nhận thức được cuộc sống xung quanh thì mình cảm thấy cần phải có trách nhiệm hơn. Tối thiểu là trách nhiệm với chính bản thân mình.
Nếu mình cứ ăn uống, mua sắm mà không tìm hiểu nguồn gốc của những sản phẩm mình chọn thì khác nào ‘có mắt mà như mù’, đừng để chết vì thiếu hiểu biết. Đó là trách nhiệm cá nhân. Còn xa hơn là trách nhiệm với xã hội, với đất nước mình đang sống. Đơn giản khi mình sống có trách nhiệm thì cuộc sống mình có giá trị và ý nghĩa hơn. Đó là một vài lời nhắn gửi của mình đối với các bạn trẻ hôm nay.
Source http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.