Thế nhưng rất nhiều người gặp khó khăn trong việc đưa sức mạnh vào trong mỗi đòn thế của mình. Dù cho chỉ là ở đòn đấm cơ bản. VÌ SAO? Một phần là do mọi người không hiểu định nghĩa “sức mạnh” là gì, và cũng vì ta bỏ ra rất nhiều công sức để tập luyện một cách khoa học nhất.
Vì vậy, hôm nay tôi sẽ giúp các bạn tạo được sức mạnh khủng khiếp trong mỗi đòn thế Karate của bạn chỉ với một chút khoa học. ( Theo ý kiến của tôi, khoa học nên được ứng dụng nhiều hơn vào Karate thời nay).
Nhưng hãy nói rõ điều này nhé. Tôi không phải là nhà khoa học. Thậm chí tôi còn chẳng hiểu cái đèn trong tủ lạnh hoạt động như thế nào. Nhưng đã nhiều năm tôi sử dụng khoa học để nâng cao hiểu biết của tôi về Karate, và hi vọng rằng tôi có thể chia sẻ điều ấy với các bạn. Bắt đầu nhé.
Lực = Khối lượng x Gia tốc.Điều đầu tiên bạn cần biết là, cho dù bạn tập luyện nhiều đến thế nào, bạn cũng không thể chối bỏ các định luật vật lý.
Và nó bao gồm định luật II Newton
F = m x a
( Tổng ngoại lực bằng tích của khối lượng và gia tốc )
Công thức này chính là cội nguồn sức mạnh trong đòn đấm của bạn. và sẽ là yếu tố cơ bản trong bài viết này.
Nhưng bạn cần biết rằng 1 đòn đấm cần sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều gia tốc từ nhiều phần trên cơ thể. Và khái niệm động lực học của một đòn đấm cũng phức tạp tương đương với phải làm việc cùng nhiều đòn bẩy, lực và momen xoắn.
Và dù cho khái niệm vật lý của đòn đấm không chỉ bao hàm trong công thức F = m x a , nhưng đó là cơ bản của những gì bạn cần biết. Bạn thấy đấy, bạn đấm có mạnh hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc bạn tăng tốc khối lượng của bạn nhanh như thế nào.
Chỉ thế thôi. Bạn đẩy khối lượng của bạn vào mục tiêu nhanh bao nhiêu thì đòn đấm của bạn sẽ mạnh bấy nhiêu. Hãy nhớ lấy điều ấy. Hãy xem xét hai thành phần này nhé.
Khối lượng và Gia tốc.
- Bước 1: Hiểu về Khối lượng
Điều đầu tiên là tăng khối lượng của bạn, hay còn gọi là sức nặng. ( và ý tôi không phải là bằng cách đăng kí thẻ thành viên trung thành ở KFC hay mấy quán đồ ăn nhanh đâu nhé).Khối lượng càng lớn thì hiệu quả cú đấm càng cao.Bạn không cần tăng khối lượng cơ thể mà bạn có thể tác động vào mục tiêu của mình.
Nếu bạn mới tập Karate, khối lượng cơ thể duy nhất bạn có thể tác động lên mục tiêu chủ yếu chỉ là sức nặng của bàn tay bạn. Nếu bạn tập Karate được một thời gian lâu hơn, bạn sẽ có thể truyền toàn bộ sức nặng của cánh tay của mình vào đòn đánh. Thế là thêm được vài cân rồi đấy. Và nếu bạn tập lâu hơn nữa, bạn sẽ có thể truyền toàn bộ sức nặng của cơ thể mình vào đòn đánh. Tuyệt vời ! Và một khi bạn đã đến được giai đoạn cuối cùng, bạn sẽ có thể đánh ra một cú đấm mạnh khủng khiếp – cho dù bạn chỉ là một người nhỏ bé.
Giống như Bruce Lee. Vấn đề là phải sử dụng toàn bộ sức nặng của cơ thể vào đòn đấm. Để làm được điều này, bạn phải hiểu rõ được cơ thể mình và kết hợp nó với kĩ thuật chính xác. Và sau đó đến việc đẩy sức nặng đó đi
- Bước 2: Hiểu về Gia tốc.
Bước thứ hai chính là tăng tốc.
( F= m x a , nhớ chứ).
Nhiều người nghĩ rằng gia tốc chính là tốc độ, nhưng thực tế thì không phải.
Bạn có thể tăng tốc độ nhanh thế nào, đó mới là gia tốc. Đó là sự khác biệtBạn cần tăng tốc cơ thể của mình càng nhanh càng tốt. Trong mỗi đòn thế, chỉ có tốc độ thôi là chưa đủ. Bạn cần phải đạt được tốc độ lớn một cách cực kì nhanh chóng – nếu không bạn sẽ không thể có được sức mạnh tuyệt vời đâu.
Để làm được vậy, các cơ của bạn phải sẵn sàng hoạt động theo một chuỗi hoàn hảo ( = kĩ thuật tốt) để có thể tăng tốc khối lượng cơ thể từ trạng thái thả lỏng sang trạng thái căng cứng ( khi đòn chạm mục tiêu) một cách nhanh nhất. Tất cả điều đó đều dựa vào việc kĩ thuật của bạn có tốt hay không. Nói cách khác, bạn không được lười biếng. Và cuối cùng…
- Bước 3: Kết hợp tất cả lại với nhau
Bạn hiểu rõ cách đưa toàn bộ sức nặng cơ thể bạn vào đòn đánh, và có thể tăng tốc sức nặng ấy với tốc độ siêu âm. Nhưng nếu bạn không có điều cuối cùng này, tất cả đều chẳng có nghĩa lý gì. Bạn cần có tư duy chiến đấu của một chiến binh.
Để có được sức mạnh bạn muốn, bạn phải đấm với sự tập trung cao độ và sự quyết tâm không gì lay chuyển được. Trong tiếng Nhật, khái niệm này được gọi là “fudo-shin”, hay dịch ra là “bất động tâm”
Về cơ bản, tâm trí bạn phải thật mạnh mẽ, đến mức có thể “dời non dọn bể”. Thật đấy. Bạn càng thúc đẩy tâm trí của mình đạt đến giới hạn, cú đấm của bạn sẽ càng mạnh. Đáng buồn là nhiều người lại có tâm trí rất yếu. Điều này ngăn cản họ bộc lộ được hết tiềm năng của bản thân, cả về mặt thể chất lẫn mặt kỹ thuật. Chỉ đơn giản thế thôi.
Bạn cần có đủ Shin – Gi – Tai (Tâm – Thể – Kỹ) để có thể thể hiện trình độ ở đẳng cấp cao, dù là đòn đấm, đòn đá hay đòn đỡ. Hãy thêm chút khoa học vào Karate, và bạn sẽ có một sự kết hợp đáng kinh ngạc
Source http://vothuat.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.