Cà phê được biết như yếu tố bảo vệ bệnh gút. Nước táo hay nước cam có nguy cơ khiến bệnh nặn thêm.
Cho dù đã có rất nhiều thuốc làm giảm acid uric máu, thì việc ăn uống điều độ, hợp lý vẫn là cơ s cho việc điều trị bệnh gút.
|
Bệnh gút gây biến chứng khủng khiếp. |
Chế độ ăn
- Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine: phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, óc…), trứng vịt lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, đường.
- Chế độ ăn hàng ngày với lượng calo 1600 kcal/ngày với carbonhydrat chiếm 40 %, 30 % protein và 30 % chất béo không bão hòa.
- Không ăn nhiều: Hải sản (tôm, cua…), các loại đậu hạt, măng tây, chocolate, cacao.
- Dùng nhiều: Rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, các loại ngũ cốc, sữa, trứng.
Trong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh gút và các bệnh kèm theo chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả của bệnh.
Chế độ uống
- Bia rượu: Là tác nhân số một gây bệnh gút, sử dụng nhiều làm tăng sản xuất acid uric.
|
Rượu bia là tác nhân số 1 gây bệnh gút. |
- Cà phê: Trước đây bệnh nhân gút được khuyên không nên uống cà phê nhưng giờ đây được biết như yếu tố bảo vệ. Những người có thói quen uống cà phê mỗi ngày và đang bị gút hoặc có nguy cơ cao về bệnh gút thì không cần phải ngưng uống hay giảm lượng cà phê uống hàng ngày.
- Uống nhiều nước: Bệnh nhân gút phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để gia tăng quá trình bài tiết acid uric qua nước tiểu. Ngoài ra nên sử dụng các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm natri bicarbonate 14‰.
- Nước ngọt: Uống nhiều nước ngọt (fructose) làm tăng acid uric máu và tăng nguy cơ mắc gút. Nước ngọt không đường thì không làm gia tăng nguy cơ bệnh gút nhưng nước quả và những trái cây nhiều fructose như táo và cam đều gia tăng nguy cơ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng mọi người cần phải cân bằng chế độ rau quả để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Chế độ sinh hoạt - luyện tập
- Ngâm chân nước nóng hàng tối là có ích, có thể làm thường xuyên, không nên dùng nước quá nóng, không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
- Tắm sông, tắm biển là rất tốt, điều này hoàn toàn khác với việc dầm mưa hay bị lạnh đột ngột.
- Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya.
- Cần duy trì chế độ luyện tập, vận động thường xuyên vừa sức. Khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chế độ tập luyện kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.
Vận động giúp tăng thải các chất độc: khí CO2 ( qua hơi thở ), acid uric cùng các chất cặn bả khác qua nước tiểu, mồ hôi, phân, nên dự phòng được bệnh gút, viêm đa khớp…
Điều trị gút: 5 kiêng, 5 giảm, 5 nên
5 kiêng
1. Thực phẩm giàu đạm: hải sản, thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng...
2. Phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc ...
3. Trứng gia cầm, nhất là trứng vịt lộn.
4. Các loại măng, nấm, giá đỗ, dọc mùng (làm tăng tốc độ hình thành acid uric).
5. Rượu, bia...
5 giảm 1. Thịt, cá các loại ( bệnh nhân 50kg không nên ăn quá 100g mỗi ngày).
2. Các loại đậu.
3. Mỡ, da động vật,
4. Đồ chiên, quay, đồ ăn nhanh, mì tôm
5. Đồ uống có gaz
5 nên1. Ăn thực phẩm giàu chất xơ: dưa leo, củ sắn, cà chua ...
2. Uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng
không gaz.
3. Vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng, vừa sức.
4. Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh.
5. Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là nguồn cơn sinh ra cơn đau
gút cấp).
|
BS Ái Thủy - ĐH Y dược Huế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.