Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

MỘT SỐ BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI ĐẠI



Thời nhà Châu (475 - 221 Trước Công Nguyên)

Theo một số sử thuyết, thời nhà Châu Quảng Đông & Quảng Tây thuộc về Bách Việt trong đó có Việt Nam.


Thời nhà Tần (221 - 207 Trước Công Nguyên)

Thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành được xây lên ở phía Bắc Trung Quốc & nhà Tần cũng lấn khá sâu về phía Nam nhưng chưa đụng đến Việt Nam.


Thời nhà Hán (206 Trước Công Nguyên - 220 Sau Công Nguyên)

Thời Hai Bà Trưng đánh với Mã Viện, nhìn trên bản đồ lúc này nhà Hán chỉ mới chiếm một phần của miền Bắc Việt Nam.

Thời Tam Quốc (220 - 265)

Thời Ngụy - Tào Tháo (hướng Bắc), Thục - Lưu Bị (hướng Tây), Ngô - Tôn Quyền (hướng Đông). Một phần của miền Bắc Việt Nam & Đảo Hải Nam nằm dưới sự đô hộ của Đông Ngô - Tôn Quyền.





Thời Nam Tống (1127 - 1279)

Thời nhà Tống, Việt Nam đã được độc lập.


Thời nhà Nguyên - Mông Cổ (1271 - 1368)

Nhà Trần 3 lần đánh quân Nguyên - Mông Cổ, nhưng theo bản đồ trên thì thời nhà Nguyên biên giới phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc có vẻ bị quân Nguyên lấn chiếm.

Thời nhà Minh (1368 - 1644)

Thời nhà Minh miền Bắc Việt Nam lại bị xâm chiếm cho đến khi Lê Lợi đánh quân Minh giành lại chủ quyền Việt Nam.



Thời nhà Thanh (1644 - 1911)

Thời này quân Thanh có một lần đưa 20 vạn Quân sang Việt Nam theo lời cầu của Vua Lê Chiêu Thống nhưng đã bị Vua Quang Trung đánh bại





Bản đồ Trung Quốc hiện nay (Không phải là cái bản đồ "tham lam" lưỡi bò bao gồm cả Hoàng Sa & Trường Sa ...)

Nguồn http://homepages.stmartin.edu/Fac_Staff/rlangill/HIS%20217/HIS%20217%20Maps.htm

Hoàng Sa nộ khí phú
 
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!
Ta thấy ngươi,
Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!
Đã biết,
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.
Vậy mà sao,
Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất?
Như nước ta,
Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long, là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma(1),
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt (1).
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:
Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút (3).
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa Kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc!
Thế mà nay,
Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.
Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải qui,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.
Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!
Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.
Hãy liệu bảo nhau,
Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?
Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.
 
Kha Tiệm Ly

Chỉ 2 ly nước trước mỗi bữa ăn sẽ làm giảm cân


Chỉ 2 ly nước trước mỗi bữa ăn sẽ làm giảm cân

Một cuộc nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy bí mật giảm cân ở ngay trước mắt chúng ta mỗi ngày, nếu bạn là người uống nước nhiều.

Các nhà khoa học tại cuộc họp lần thứ 240 thuộc Hội Hóa Học Mỹ tuần rồi đã được báo cáo rằng những ai uống khoảng 2 ly nước mỗi ly 250ml (1 xị - các ông nhớ là nước chứ không phải rượu ...) trước mỗi bữa ăn,chỉ ăn được chừng 75 đến 90 calories trong bữa đó.

Việc này thật đơn giản theo nhà nghiên cứu Brenda Davy. Giảm cân bằng cách uống nước sẽ hữu hiệu bởi vì bao tử chúng ta đã được nước một chất không có calorie làm đầy.

"Chúng tôi nhận thấy rằng sau 12 tuần, những người uống nước trước bữa ăn, 3 lần mỗi ngày, mất khoảng 5 pounds (2.3kg) hơn những người không tăng số lượng nước uống", bà ta nói.

"Người ta nên uống nhiều nước và ít những loại nước có đường, hoặc có calorie cao. Nó là một phương pháp giản tiện để giảm cân."

Tiến sĩ Davy cho biết, thuyết này vẫn được chấp nhận trong giới khoa học cho đến bây giờ, tuy nhiên chưa có một "tiêu chuẩn" nghiên cứu xem điều này là sự thật.

Nhóm nghiên cứu đã chia 48 người trưởng thành tuổi từ 55-57 thành 2 nhóm - một uống hai ly nước trước mỗi bữa ăn và một không. Cả hai nhóm đều theo một chương trình ăn uống giám cân trong thời gian thử nghiệm.

Sau 12 tuần, họ thấy rằng nhóm uống nước đã mất trung bình khoảng 7kg, trong khi nhóm kia mất trung bình khoảng 5kg.

Tiến sĩ Davy cho biết thay nước uống có chất đường hóa học với nước uống thường cũng có thể giúp người ta giảm cân nhiều hơn.

Theo lời khuyên chung từ Học Viện Y Tế Mỹ, nữ nên uống từ 9 ly nước mỗi ngày và nam nên uống 13 ly, tuy nhiên "người thật khỏe mạnh có thể dựa trên nhu cầu khát nước của họ làm kim chỉ nam".

Nguồn http://www.news.com.au/technology/two-glasses-of-water-before-meals-the-one-true-key-to-weight-loss-say-scientists/story-e6frfro0-1225909796228#ixzz0xfi37iZs

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Khổng Minh giết Quan Vũ - Những khảo cứu lịch sử (Phần II)

"Khổng Minh giết Quan Vũ": Những khảo cứu lịch sử (Phần II)


(...) Chiến dịch Tương Phàn bắt đầu năm tháng 7 năm Kiến An thứ 24, kết thúc vào cuối tháng 12 năm đó, từ đầu chí cuối khoảng nửa năm. Bước ngoặt trong toàn bộ chiến dịch là vào tháng 10, khi Đông Ngô bội minh ước, Lã Mông vượt sông, không mất một binh một tốt đoạt được Kinh Châu. Quan Vũ chạy về Mạch Thành, đột phá vòng vây tới Lâm Thư thì bị quân của Tôn Ngô vây giết vào tháng 12.

Điều này cho thấy quá trình thất bại của Quan Vũ trong thời gian khoảng 2 tháng. Điều khiến nhiều người tốn giấy mực là ở chỗ, lẽ nào trong thời gian khá dài ấy, Lưu Bị và Gia Cát Lượng không nghe một chút tin tức nào về toàn bộ diễn biến của chiến dịch? Lẽ nào, Quan Vũ và thống soái của Thục Hán, đại bản doanh của Thục lại đánh mất toàn bộ liên lạc? Lẽ nào ngay cả khi Thục Hán mới được kiến lập mà đội quân tình báo đã tận diệt, hoàn toàn tê liệt? Theo những kiến thức quân sự thông thường nhất, Tương Phàn chiến dịch bắt đầu, cả Ngụy, Thục, Ngô đều phải chú ý, toàn bộ tập trung vào chiến trường Kinh Châu. Thục Hán ở Ích Châu không hề chịu bất cứ sự uy hiếp nào của quân Ngụy hay Ngô, tuyệt không thể bịt mắt bưng tai với diễn biến chiến dịch ở Kinh Châu được. Nguyên cớ là do đâu?

Tập tin:Three Brothers.jpg

Ba Anh Em Lưu Bị, Quang Vân Trường,Trương Phi

Điều đáng phải chỉ ra là, thời Tam Quốc, hệ thống tình báo trong quân đội đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Các nhà sử học đối với vấn đề này đã nghiên cứu rất hệ thống. Thời Đông Hán, có nhân viên chuyên trách, chịu trách nhiệm thu thập tin tức, sự tình, thông báo tình hình chiến trận được gọi là “Xích hậu”. Thượng Thư – Vũ Cống chép: “Hầu, chính là vương hầu vậy. Xích hậu mà phụng sự”, Khổng Dĩnh Đạt chú rằng: “Xích hậu, chính là kiểm tra sự khó khăn vậy”. Sử ký – Lý tướng quân truyện: “Song cũng xa xích hậu, chưa từng gặp hại”. Tư Mã Trinh sách dẫn Hứa Thận chú Hoài nam tử rằng: “Xích là đo vậy, hậu là nhìn, xem vậy”, cũng là để chỉ binh mã làm công việc trinh sát. Tam Quốc chí – Gia Cát Lượng truyện chép: “Xa thì đuổi xích hậu”. Tam quốc chí – Tôn Thiều truyện có ghi: “Thường rất nhạy cảm với chiến trường, từ xa đã lấy xích hậu làm nhiệm vụ”.

Có thể thấy, hai nước Ngụy, Ngô rất coi trọng đối với công tác tình báo quân sự. Thục Hán lại càng không phải ngoại lệ. Ví như, Lưu Bị sau khi công chiếm Hán Trung, để tăng cường thông tin liên lạc giữa Thành Đô và Hán Trung đã “xây nhà trọ, dựng nhà nghỉ, từ Thành Đô tới Bạch Thủy Quan hơn 400 khu” (Tam Quốc chí – Tiên chủ truyện, quyển 13, chú dẫn Kinh lược). Khi Lưu Bị phạt Ngô, ven đường đã phái rất nhiều “xích hậu” để đảm bảo giữa tiền phương và hậu phương liên lạc được thông suốt, không gặp phải trở ngại gì.

Đương nhiên chúng ta cũng có thể giả thiết rằng, Lã Mông sau khi đánh chiếm Giang Lăng, phong bế tin tức, quân của Quan Vũ tại Kinh Châu toàn bộ đều bị bắt, không một người nào thoát ra để về báo tin. Nhưng vấn đề là, Đông Ngô vì chiến quả to lớn vừa giành được ra lệnh cho Lục Tốn “không lấy Nghi Đô, Tỉ Quy, Chi Lăng, Di Đạo, thuần phục Di Lăng, Ninh Hiệp khẩu để phòng bị quân Thục” (Tam Quốc chí – quyển 47, Tôn Quyền truyện). Cương vực của Tôn Ngô đã phát triển đến Vĩnh An, tức Bạch Đế thành, nằm ở phía Tây Thục Hán. Trong thế tiến công mạnh mẽ của Đông Ngô, “thái thú Phàn Hữu của Nghi Đô do Hán Trung Vương Lưu Bị cắt đặt”, bỏ thành mà chạy về Thành Đô (Tam Quốc chí – quyển 58, Lục Tốn truyện). Không cần nghi ngờ rằng, Lưu Bị, Gia Cát Lượng khi đó biết rất rõ tình hình chiến sự ở Kinh Châu, chỉ là việc Quan Vũ sống chết ra sao thì không biết được. Tam Quốc chí – Lục Tốn truyện có ghi rất rõ thời gian Nghi Đô thất thủ là vào “tháng 11 năm Kiến An thứ 12”, nghĩa là cho tới thời điểm Quan Vũ bị bắt còn hơn một tháng nữa.

Tôi cho rằng, nếu như khi đó Lưu, Lượng lập tức phát binh, ngày đêm gấp gáp tới cứu Quan Vũ, có thể còn cơ hội, cũng có thể không đạt đến mục đích, cứu binh chưa tới nơi thì Quan Vũ đã có thể gặp bất hạnh, Lưu, Lượng trong việc xử lý toàn cục còn có chút tình lý. Có thể nói là “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” được. Nhưng nếu như ngay cả người đặt mưu cũng không tận sức, thì sẽ phải giải thích ra sao đây?

Khổng Minh giết Quan Vũ, nguyên nhân vì đâu?

Vấn đề là, Trần Thọ khi biên soạn Tam Quốc chí và bản chú của Bùi Tùng đều không có dòng nào nói về cuộc bàn luận giữa Lưu Lượng về chuyện phát binh cứu trợ Quan Vũ. Điều này đương nhiên khiến người đời sau gặp không ít khó khăn. Chương Thái Viêm là bậc đại sư nghiên cứu quốc học thời cận đại, nhờ bản lĩnh học thuật rất dày dặn, nghiên cứu nghiêm cẩn mà trở nên nổi danh. Trong Cừu thư có chỉ ra “Gia Cát Lượng mượn tay người Ngô mà lấy mệnh Quan Vũ”. Đây tuy chỉ là dự đoán nhưng xác thực là có chỗ hợp lý, tuyệt đối không phải là lời bàn luận vu vơ.

Nhà sử học Phương Thi Minh cũng sử dụng quan điểm của Chương Thái Viêm, nhưng ông lại cho rằng không phải là Gia Cát Lượng muốn trừ Quan Vũ mà chính là Lưu Bị muốn trừ Quan Vũ. Lý do chính là Quan Vũ kiêu ngạo cuồng vọng, “không những đời sau khó không chế mà ngay cả khi Lưu Bị còn sống cũng cảm thấy khó mà nắm bắt được” (Phương Thi Minh, Tam Quốc nhân vật tán luận, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2000, trang 236 - 238). Do đó có thể thấy, quan điểm của Chương Thái Viêm đã nhận được sự tiếp nhận của nhiều chuyên gia về Tam Quốc, chỉ là tập trung thảo luận Lưu, Lượng một trong hai người ai mới là kẻ muốn mượn đao Đông Ngô mà giết Quan Vũ.

Tôi cho rằng, gác sang một bên chuyện “đào viên kết nghĩa” mà mọi người đều biết, Tam Quốc chí – Quan Vũ truyện, có ghi rõ Lưu, Quan, Chương ba người “ngủ cùng giường, tình như thủ túc”, Quan, Trương “vì tiên chủ (Lưu Bị) mà bỏ sức, không ngại nguy hiểm, gian khổ”. Lòng trung của họ đối với Lưu Bị luôn luôn vững chắc, nghĩa làm lay động cả thần linh. Đồng thời, Lưu Bị đối với Quan, Trương tình như thủ túc cũng cảm đến trời xanh. Sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị rất hận con nuôi là Lưu Phong, không hề nghĩ đến tình cha con khi xưa mà xử tử Lưu Phong. Hành động lớn nhất của Lưu Bị sau khi xưng đế là thống lĩnh quân đội phạt Ngô báo thù. Quần thần phân tích lợi hại, cực lực phản đối, Lưu càng thịnh nộ không nghe. Cuối cùng khi phạt Ngô thất bại, cũng không thể báo thù cho Quan Vũ, mang bệnh mà chết. Sự thực cho thấy, kiến giải của Phương Thi Minh là có chỗ cần phải cân nhắc lại. Bởi vì, quan điểm của Chương Thái Viêm tuy là gan lớn, nhưng có thể nói là có đạo lý.



Trong bài viết trước, tôi từng phân tích mâu thuẫn giữa Gia Cát Lượng và Quan Vũ. Tôi muốn bổ sung một chút nữa. Kỳ thực, giữa Vũ và Lượng không chỉ có sự tranh quyền ngấm ngầm mà điểm trọng yếu chính là quan điểm ngoại giao của họ đối với bên ngoài trong chiến lược tranh đoạt thiên hạ của Thục Hán là bất đồng. Liên Ngô, kháng Ngụy là hạt nhân trong chiến lược ngoại giao của Gia Cát Lượng, “giao hảo với Ngô, dựa vào Ngô mà Bắc phạt” (Vương Phu Chi, Độc thông giám luận, quyển 10). Gia Cát Lượng vì việc giao hảo với Ngô hao tổn không ít tâm sức trở thành tâm niệm xuyên suốt, đến chết cũng không bỏ sách lược ngoại giao này.

Nhưng Quan Vũ lại không mảy may thông hiểu sự lao tâm khổ tứ của Gia Cát Lượng. Vũ đối với chiến lược liên Ngô kháng Ngụy chỗ nào cũng đối lập với Gia Cát Lượng. Quan Vũ nhục mạ Tôn Quyền là cầm thú, còn nói rằng: “Nếu có Phàn Thành, ta lại chẳng tiêu diệt cái tà ác của người hay sao”. Ý của Quan Vũ là có một ngày chiếm được Phàn Thành, sẽ lập tức tích binh lực để diệt Ngô. Do đó có thể thấy, mỗi việc làm đều là phá hoại phương kế chiến lược của Gia Cát Lượng đề ra tại Long Trung đối. Vì thế, Chương Thái Viêm chỉ ra rằng nếu Gia Cát Lượng không trừ Quan Vũ, tất “sẽ là trở ngại đối với sách lược của ta”.

Vương Phu chi tường nói: “Muốn hợp họ Tôn để cùng nhau tính toán chuyện Trung Nguyên là Lỗ Túc, muốn họp cùng họ Tôn để cùng chống Tào, chính là Khổng Minh” (Vương Phu Chi, Độc thông giám luận, quyển 9).Trong trận chiến Xích Bích, Vũ không có chút công lao nào, “vì thế mà ghét Lượng, ghét Túc, vì thế ghét Ngô mà ghét Lượng, Túc kế đã thành nên mới làm cho mọi chuyện đổ vỡ để không thể như ý”. Thuyền Sơn tiên sinh phân tích cũng rất thấu đáo, Quan Vũ đã trở thành một hòn đá cản đường trong sách lược liên Ngô kháng Ngụy của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng trước chiến bại của Lâm Thư của Quan Vũ mà thấy chết không cứu cũng không phải không có nguyên do. Chúng ta hà tất phải quá kinh ngạc!

Cuối cùng, còn có một vấn đề nữa cần phải thảo luận, đó là việc Thục Hán có hay không bàn đến chuyện phát binh cứu trợ Quan Vũ. Tôi cảm thấy trong sự việc này còn có rất nhiều ẩn tình. Ở trên đã đề cập đến việc cả trong Tam Quốc chí và bản chú của Bùi Tùng hoàn toàn không xuất hiện một dòng nào về sự việc này. Điều này đối với người đời sau mà nói, thực là câu đố thiên cổ. Kỳ thực, chỉ sợ tác giả của Tam Quốc chí - Trần Thọ không nắm rõ sự thực lịch sử. Bởi vì khi Trần Thọ sinh (năm 233) cách khá xa với thời điểm Quan Vũ gặp nạn (năm 219). Đương nhiên đó chỉ là thứ yếu, quan trọng chính là ở chỗ, nhà Thục một đời không lập sử quan. Cho nên Trần Thọ sửa Thục thư, thu thập tư liệu không được như Ngụy, Ngô (Ngụy, Ngô đều đặt sử quan từ rất sớm). Ở Thục không có nơi lưu trữ của nhà nước, việc chỉ dựa vào những câu chuyện dân gian ít tin cậy, Trần Thọ khi soạn Tam Quốc chí cũng khó mà có thể biết được sự thật ra sao. Vì thế, số quyển Thục thư trong Tam Quốc chí rất ít, cũng rất giản lược. Điều quan trọng nữa là, phần Quan Vũ truyện trong Tam Quốc chí cũng rất ngắn, khiến cho hậu nhân không thể khảo chứng một cách chi tiết.

Thục Hán vì sao không tu sửa quốc sử, nguyên nhân cũng không rõ ràng. Tôi cho rằng, là ông vua khai quốc, trách nhiệm của Lưu Bị không lớn, nhưng thời gian ông làm hoàng đế rất ngắn, chưa đầy 3 năm thì đã mất ở Bạch Đế thành. Lưu Thiện lên ngôi, “việc chính sự không kể to nhỏ, tất đều giao cho Lượng” (Tam Quốc chí, quyển 35, Gia Cát Lượng truyện). Vì thế, việc Thục Hán không có sử quan có quan hệ rất lớn với Gia Cát Lượng. Còn vì sao Lượng lại làm trái nề nếp của nhà Hán thì rất khó nghiên cứu sâu được. Nhưng có thể mạnh dạn suy đoán rằng, rất có thể giai cấp thống trị Thục Hán có rất nhiều bí mật bê bối không muốn tiết lộ quá rộng rãi nên đã không đặt chức sử quan.

http://chuyenhvt.net
Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Khổng Minh giết Quan Vũ - Những khảo cứu lịch sử (Phần I)

"Khổng Minh giết Quan Vũ": Những khảo cứu lịch sử (Phần I)


Sau khi được đăng tải, bài báo Gia Cát Lượng mượn đao giết Quan Vũ đã gây không ít phản ứng trong những người yêu thích văn hóa cũng như giới học thuật. Hầu hết mọi người đều tỏ ý không thể chấp nhận quan điểm đã đưa ra. Vì thế, bài viết sau đây hướng tới mục đích là một lần nữa cùng với các học giả bàn luận kỹ lưỡng về vấn đề còn nhiều tồn nghi này.

Thân làm quân sư mà không tận lực, lỗi ở Khổng Minh trước nhất!

Điểm chủ yếu tạo nên phản ứng của các học giả là, Quan Vũ trước khi tấn công Tương Phàn, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức, vây khốn Tào Nhân ở Phàn Thành, về mặt quân sự mọi mặt đều là thắng lợi, Gia Cát Lượng không nhất thiết phải phái viện binh Thục đến cứu viện. Sau đó, Vũ mất Kinh Châu, chạy tới Mạch Thành, thời gian rất ngắn, Gia Cát Lượng không thể biết được cũng không thể tăng cường viện binh. Bề ngoài, đây có thể là một lý do rất đầy đủ nhưng nếu căn cứ vào sự thật lịch sử, thêm sự khảo đính cẩn thận, vẫn còn những tồn nghi lớn.




Tôi cho rằng, Quan Vũ quân ít mà Bắc phạt, tấn công Tương Phàn là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến lược. Bất cứ ai đọc qua Tam Quốc đều biết, quyết sách của Gia Cát Lượng tại Long trung đối (cuộc đối thoại ở Long Trung) là đợi thiên hạ có biến, Ích Châu và Kinh Châu hai quân cùng lúc phạt Ngụy, một tấn công Uyển Lạc, một tấn công Trường An, khiến Tào Ngụy đầu cuối không thể tiếp ứng cho nhau. Việc Quan Vũ cầm đầu quân Kinh Châu, thực chất chỉ đóng vai trò yểm trợ và phối hợp với quân tại Thục Hán. Nhưng khi quân Thục Hán không có manh động nào, Quan Vũ lại dùng quân yểm trợ đơn độc tổ chức một cuộc tấn công rất quy mô Tào Ngụy thì rõ ràng là một sự mạo hiểm rất lớn.

Hơn nữa, khi đó, mối quan hệ giữa hai nhà Tôn Lưu đã có những dấu hiệu bị rạn nứt. Không còn giống như năm Kiến An thứ 19, khi Tào Tháo tấn công Hán Trung, Lưu Bị và Tông Quyền vì tranh đoạt Kinh Châu tựa hồ đã nói đến vũ lực nhưng vẫn nhẫn nhịn mà gặp mặt. Quan Vũ xuất binh tấn công Tương Phàn, Kinh Châu đương nhiên bị bỏ trống. Trong tình huống đó, đương nhiên phải phòng bị Tôn Quyền từ phía sau, thừa cơ đánh úp Kinh Châu. Gia Cát Lượng cả một đời dụng binh cẩn trọng, lại mười phần coi trọng tình trạng của liên minh Tôn Lưu, lẽ nào lại coi nhẹ chuyện đó?

Quan Vũ tuy thống soái quân ở Kinh Châu, nhưng không có lệnh của Lưu Bị, Quan Vũ tuyệt không dám tùy tiện xuất binh. Gia Cát Lượng biết rõ điều kiện để Quan Vũ tấn công Ngụy chưa chín muồi, lại càng đi ngược lại sách lược của bản thân đã đề ra ở Long Trung đối, vậy tại sao lại không tận lực thực hiện trách nhiệm của một quân sư, nỗ lực can gián. Đây là nghi điểm thứ nhất.

Thấy chết không cứu, Gia Cát Lượng “tiễn” Quan Vũ lên đoạn đầu đài

Cuộc chiến Tương Thành ngay từ khi bắt đầu, phía Tào Tháo đã rất coi trọng. Thân tại Lạc Dương, song Tào Tháo ngày đêm cùng Tư Mã Ý, Lưu Diệp, Tương Tề, Hoàn Giai,… rất nhiều mưu sĩ phân tích chiến sự, thảo luận sách lược. Tào Tháo còn không ngừng điều động các đội quan tinh nhuệ, tướng tài bổ sung lực lượng cho Phàn Thành. Người viết khảo chứng sử liệu, phát hiện rằng, Tào Tháo trước sau phái rất nhiều quân tăng viện đến Phàn Thành.


Lưu Bị qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời nhà Đường.
Lưu Bị qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời nhà Đường.


Tam Quốc chí – Quan Vũ truyện, viết: “Kiến An, năm thứ 24, Tiên chủ làm Hán Trung Vương, lập Vũ làm Tiền tướng quân. Năm đó, Vũ dẫn quân tấn công Tào Nhân ở Phàn Thành. Tào công (Tào Tháo) phái Vu Cấm dẫn quân tiếp viện Tào Nhân”. Tam Quốc chí – Từ Hoảng truyện có chép: “Lại sai Hoảng (Từ Hoảng) giúp Tào Nhân chống Quan Vũ. Quan Vũ vây Tào Nhân ở Phàn Thành, cũng vây tướng quân Lã Thường ở Tương Dương. Tướng của Hoảng đa phần mới còn trẻ khó mà đối địch với Vũ được, vì thế trước khi tớ Dương Lăng đã bị thuần phục. Thái tổ lại phái Từ Thương, Lã Kiến giúp đỡ Hoảng. Trước sau Thái Tổ phái Ân Thự, Chu Thiện, mười hai tiểu đoàn đến giúp Hoảng”. Tam Quốc chí – Trương Liêu truyện cũng chép: “Quan Vũ vây Tào Nhân ở Phàn Thành, Ngụy vương ra lệnh cho Liêu (Trương Liêu) và chư tướng tới cứu Nhân”…

Từ sử liệu có thể thấy để giải vây Phàn Thành, Tào Tháo đã phái đi năm tốp cứu viện: Một là Vu Cấm, Bàng Đức dẫn 7 quân đoàn, tốp thứ hai là tinh binh của Từ Hoảng, tốp thứ ba là quân của Từ Thương, Lã Kiến, bốn là mười hai tiểu đoàn của Ân Thư, Chu Thiện. Năm là con át chủ bài tinh nhuệ nhất dướ trướng của Tào Tháo, người từng đối chọi với quân của Tôn Quyền ở Hợp Phì: quân đội của Trương Liêu. Đến như vậy mà Tào Tháo vẫn chưa yên tâm, còn tự mình thống xuất hơn 10 vạn tinh binh đóng ở Ma Bi, cách không xa Tương Phàn, đề phòng có lúc phải tăng viện cho Tương Phàn. Từ đó có thể thấy, để đối phó với chiến dịch của Quan Vũ, phía Tào Ngụy đã thực hiện cuộc tổng động viên trên toàn quốc.

Ngược lại, phía Thục Hán lại không hề có bất cứ một hành động nào, không có bất cứ một sự sắp xếp quân sự nào. Theo Tam Quốc chi – Cam Ninh truyện có ghi: “Dưới cờ Vũ có 3 vạn người”. Quan Vũ có ba vạn nhân mã, thì hơn một nữa đã phải để lại phòng thủ cứ địa Kinh Châu, lại muốn đánh chiếm căn cứ quan trọng của Tào Ngụy là Tương Phàn, thật chẳng khác gì châu chấu đá xe. Do Quan Vũ binh nhỏ tướng ít, nên ngay cả tháng 8, “nước sông Hán Thủy dâng cao, Phàn Thành thấp hơn mặt nước 5 - 6 trượng”, cũng không thể chiếm được Phàn Thành. Đến khi quân tướng các lộ của Tào Tháo tập trung ở Phàn Thành thì quân của Quan Vũ đã rơi vào hoàn cảnh cực kì xấu.

Cũng có người nói rằng, Gia Cát Lượng đâu phải thần nhân, khó mà dự liệu được chuyện Lã Mông tập kích Kinh Châu, cho nên mới không phái viện binh cho Quan Vũ. Kỳ thực, ngay cả khi Tôn Ngô không bội minh ước với Vũ thì Vũ cũng khó mà dùng đội quân yểm trợ này để chiếm Tương Phàn. Mà khi Tào Tháo phái Từ Hoảng đến yểm trợ Tào Nhân tấn công Quan Vũ, thì Quan Vũ đã lâm vào nguy cơ thất bại rồi. Sử chép: “Quan vũ đáp thuyền đến thành, lập vòng vây trùng trùng, bên trong và bên ngoài (thành) bị cắt đứt” (Tư trị thông giám, quyển 68, Hồ Tam Tiêu chú). Nhưng đại tướng Từ Hoảng của Tào Ngụy dựa vào ưu thế về binh lực mà phá vòng vây của Quan Vũ. Sử chép: “Quan Vũ thấy sắp hỏng, tự mình dẫn 5 ngàn binh mã xuất chiến. Hoảng tấn công, Vũ thoái lui, Hoảng bèn đuổi theo và vây lại. Quân Quan Vũ kẻ bỏ chạy, kẻ nhảy xuống Miến Thủy mà chết” (Tam Quốc chí – quyển 17 – Từ Hoảng truyện).

Quân của Quan Vũ thương vong nặng nề, chỉ có thể bỏ Tương Phàn mà chạy về phía Nam. Chỉ vì Tào Tháo muốn làm ngư ông đắc lợi, mới dừng việc truy bức tàn quân của Quan Vũ. Hồ Tam Tiêu bình luận rằng: “Khiến lã Mông không dám tập kích Giang Lăng, Vũ cũng không dám phá Tháo. Tháo mượn tay Mông để mình làm ngư ông đắc lợi”. Vương Phu Chi cũng chỉ ra rằng: “Lật Vũ cũng là nằm ngoài cái ý của Mông, nhưng mà không có sự quấy nhiễu của Mông, Vũ có thể thoát khỏi cái chết hay sao? Vây Tào Nhân thì dư sức, nhưng đối địch Tháo, Vũ vẫn còn có chỗ bất túc vậy” (Vương Phu Chi, Độc thông giám luận, quyển 10).

Chiến dịch Tương Phàn liên quan đến đại kế phạt Ngụy của Thục Hán, Gia Cát Lượng vốn lấy “phục hưng nhà Hán” làm trách nhiệm của mình, sao có thể không quan tâm nhất cử nhất động của chiến dịch này? Lượng cũng từng trấn thủ Kinh Châu nhiều năm, đối với trang bị, binh lực quân sự của Kinh Châu, càng nắm rõ như lòng bàn tay, vì sao khi Tào Ngụy gần như xuất toàn lực, tình thế quân sự nghiêm trọng như vậy mà không có mảy may quan tâm? Quân chủ lực của Thục Hán tại Ích Châu không thể rút ra một đoàn để tăng viện Kinh Châu? Sao lại để đám quân nhỏ bé của Quan Vũ đơn độc chống lại hơn 10 vạn tinh binh của Tào Ngụy. Điều này thật cũng khó mà lý giải được.

Tào Tháo

Cũng có người cho rằng, vì Quan Vũ quá cuồng ngạo khinh địch nên mới mắc mưu của Lã Mông, Lục Tốn, đã đem toàn bộ số quân phòng bị ở Kinh Châu tấn công Phàn Thành, để hậu phương trống rỗng, tạo cơ hội cho Tôn Quyền tập kích. Kỳ thực điểm này cũng cần phải phân tích cho rõ ràng. Quan Vũ điều binh trấn thủ Giang Lăng tăng viện cho Tương Phàn, cố nhiên là đã không đánh giá hết khả năng tập kích của quân Đông Ngô, nhưng nếu như không phải vì binh lực không đủ, Phàn Thành tấn công lâu mà vẫn chưa khuất phục được, Quan Vũ hà tất phải “liền hô Lưu Phong, Mạnh Đạt, phát binh tương trợ”? Nếu như lúc này quân ở Thành Đô hoặc Hán Trung có thể kịp thời đến, Quan Vũ hà tất phải dùng đến những lão binh trông giữ thành ở Giang Lăng. Quan Vũ nam chinh bắc chiến đã nhiều năm, tuy không thể nói là bậc túc trí đa mưu nhưng cũng không phải là kẻ dũng phu, sao có thể nghĩ không đến những điều như vậy. Ông ta phải dùng đến hạ sách đó, e rằng có điều khó nói là đã chắc chắn ở Thục không sẽ không phát binh tương trợ.

(Còn nữa)

http://chuyenhvt.net
Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Gia Cát Lượng đã mượn đao giết Quan Vũ? (Phần II)

Gia Cát Lượng đã mượn đao giết Quan Vũ? (Phần II)


Chướng ngại lớn nhất cho việc nắm quyền lực của Gia Cát Lượng là ai? Thực không có gì phải nghi vấn, đó chính là Quan Vũ. Quan Vũ kiêu hùng đã sớm nổi danh. Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Lưu Bị tấn công Ích Châu, Mã Siêu ở Tây Lương tới đầu quân. Mã Siêu vốn là một hổ tướng có tiếng đương thời. Lưu Bị được bèn lập tức phong làm Bình Tây tướng quân, địa vị tương đương với Quan Vũ. Quan Vũ ở Kinh Châu nghe được tin cực kỳ bất mãn, lập tức viết thư cho Gia Cát Lượng “Như Siêu có thể so với ai?”. Gia Cát Lượng viết thư khéo léo đáp lại rằng: “Mạnh Khởi (Mã Siêu) tài kiêm văn vũ, dũng liệt hơn người, là hào kiệt một thời…. nhưng cũng chẳng sánh được với tướng quân…”. Quan Vũ đọc xong thư mà dương dương tự đắc.


Năm Kiến An thứ 24 (năm 219) Lưu Bị tự xưng làm Hán Trung vương, muốn trọng dụng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân “Gia Cát Lượng bèn nói với tiên chủ: Danh vọng của Trung không thể cùng với Quan, Mã, nay lại tương vi. Mã, Trương ở gần có thể nói tường tận. Quan nay ở xa chỉ e không vui. Có nên hay chăng? Tiên chủ nói: Ta tự có cách giải thích” (Thục thư – Hoàng Trung truyện). Lưu Bị nói “Ta tự có cách giải”, thực ra chỉ là phái Ích châu tiền bộ Tư Mã Phí Thi đi trước. Tam Quốc chí - Phí Thi truyện viết: “Lưu Bị sai Thi tới phong Quan Vũ làm Tiền Tướng Quân, Vũ nghe được Hoàng Trung phong làm Hậu tướng quân bèn đại nộ mà rằng: Đại trượng phu sao có thể cùng sánh ngang với lão binh. Không chịu thụ phong”. Quan Vũ cuồng vọng tới thế, Gia Cát Lượng sao không trừng trị mà người lại còn lựa ý của Vũ để mà lấy lòng?

Cô (ta) nay có Khổng Minh, như cá gặp nước, các người chớ nói nhiều. Vũ, Phi bèn thôi” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Có thể thấy Quan Vũ, Trương Phi vốn không đặt Gia Cát Lượng vào trong mắt mình, đối với Lưu Bị càng ngày càng thân với Gia Cát thì lòng không vui.


Năm Kiến An thứ 13 Tào Tháo xuất quân xuống phía nam. Muốn một trận quét sạch Đông nam, Lưu Bị thân cô thế quả, lại không có chốn dung thân, tình hình ngàn cân treo sợi tóc. “Gia Cát Lượng năm đó 27 tuổi, tự dâng sách lược, thân đi sứ Tôn Quyền, cầu viện nơi Ngô hội, Quyền cũng có ý với Bị, lại them thấy Lượng kỳ nhã, càng thêm kính trọng lập tức sai ba vạn quân tới phù trợ Bị. Bị được đắc dụng cùng Vũ đế giao chiến, đại phá được quân địch, thừa thắng ruổi quân, Giang Nam được bình” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Trong trận Xích Bích, Gia Cát Lượng lập được đại công, không những củng cố lại địa vị trong tập đoàn Lưu Bị mà còn gây được uy tín. Quan Trương hai người cũng không còn dám xem thường nữa. Nhưng Quan Vũ từ sự khinh thị của quá khứ mà biến thành đố kị Gia Cát Lượng. Vương Phu Chi đối với việc này từng nói:
Tôn Quyền

“Chiêu Liệt bại ở Trường Bản mà quân của Vũ toàn vẹn, Tào Tháo qua sông, mà không một tay thi thố được. Mà Gia Cát công đông sứ, Lỗ Túc tây kết, định phân bang giao hai nước, Tôn thị phá Tào. Công không ở Vũ, mà ở Lượng. Lưu Kỳ nói : Triều đình dưỡng binh ba mươi năm mà nay đại công ở tay một nho sinh. Cho nên Vũ càng kị Gia Cát và kị Túc”.

Quan Vũ và Trương Phi tính cách vốn không giống nhau “Vũ thiện đối đãi với sĩ tốt nhưng kiêu căng kinh bạc đối với sĩ đại phu, Phi thì yêu kính quân tử nhưng ghét kẻ tiểu nhân” (Thục thư – Trương Phi truyện). Trương Phi đối với những sĩ đại phu có tài năng thì mười phần kính trọng, nhưng Quan Vũ đối với sĩ đại phu thì khó chịu. Gia Cát Lượng lại là sĩ đại phu đứng đầu trong tập đoàn của Lưu Bị, đương nhiên cũng ở trong đó. Gia Cát Lượng đối với việc Quan Vũ coi thường mình cũng thực rõ ràng nhưng vì kị việc Vũ “tình như thủ túc” đối với chủ công, lại thêm rằng thời gian theo Lưu Bị so với Quan Vũ thì muộn hơn nhiều, quan chức cũng kém hơn Quan Vũ, nên không thể không khéo léo mà xử thế. Gia Cát Lượng tính toán không phải là như thế nào để trừng phạt Quan Vũ, mà là giải quyết vấn đề từ căn bản, chờ đợi thời cơ để giết Quan Vũ.

Năm Kiến An thứ 24, Quan Vũ phát động chiến dịch Tương Phàn, tuy uy trấn Hoa Hạ, nhưng cuối cùng dẫn tới việc Kinh châu thất thủ, bản thân thì bị Tôn Quyền giết chết. Trong đó có rất nhiều điểm khiến người ta phải nghi ngờ.

Trước và sau chiến dịch Tương Phàn, sứ giả hai nước Ngô, Ngụy qua lại không ngừng, cùng bàn mưu tấn công Quan Vũ, có thể nói là không dong trống mở cờ mà lặng lẽ phối hợp với nhau. Lưu Bị và Gia Cát Lượng đối với việc này hòa toàn không biết nên không hề ra một mệnh lệnh nào cho Quan Vũ. Điểm làm người ta nghi ngờ là, Khi Tào Tháo đem quân xuống Ma Bi, không ngừng điều khiển Vu Cấm, Bàng Đức, Từ Hoảng tới viện trợ Phàn thành, hành động quân sự lớn như thế, Thục Hán cũng không hề sử dụng bất cứ một đối sách nào. Cuối cùng Quan Vũ thất bại mà chạy ra Mạch Thành, trước cảnh toàn quân sắp bị tiêu diệt mà viện binh của Thục quân vẫn không thấy đâu. Điều này cũng là một điểm rất đáng nghi ngờ. Quốc học đại sư Chương Thái Viêm có kiến giải độc đáo rằng: “Bại ở Lâm Thư (nơi Quan Vũ bị giết) Gia Cát Lượng không lấy một tốt tới cứu viện. Kẻ ngu muội cười rằng không biết nhìn xa…”

Họ Chương luận rằng Gia Cát Lượng bởi thấy “Quan Vũ là một hổ tướng… không trừ đi tất về sau sẽ khó trị được, nên không tiếc Kinh Châu, mượn tay người Ngô, để lấy mạng của Quan Vũ”. Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, tay nắm trọng binh, cực kiêu ngạo cuồng vọng, không những đời sau (Sau khi Lưu Bị chết) khó đối phó, mà ngay khi Lưu Bị còn sống Gia Cát Lượng cũng khó lòng vượt qua được chướng ngại Quan Vũ. Muốn nắm được đại quyền. Gia Cát Lượng tình nguyện đánh đổi Kinh Châu, mượn tay người Ngô để trừ khử Quan Vũ.

Kiến giải này của Chương thị thực là gan lớn. Đây đương nhiên chỉ là phỏng đoán. Họ Chương đối với những lí do nêu trên cho là chưa đủ, không lâu sau lại bổ sung thêm rằng: “Việc chính ở tay tiên chủ, Vũ Hầu đương sách hoạch việc an dân, chẳng thể lĩnh hết... Bại ở Kinh châu trước ở chỗ khinh Ngô, sau ở chỗ không có viện quân, đấy cũng chính là lỗi ở tiên chủ”.

Đem việc bại ở Kinh Châu mà nói là do Lưu Bị có lòng khinh địch, thực hơi có phần khiên cưỡng. Khi đó thực là Gia Cát Lượng không thể quản hết được việc quân chính đại quyền nhưng rõ ràng Gia Cát Lượng biết việc Quan Vũ tấn công Tương Phàn vào lúc điều kiện chưa đủ chin muồi, hoàn toàn đi ngược lại với Long Trung đối là đợi thiên hạ có biến, và sách lược hai đường cùng bắc phạt Tào Ngụy. Nhưng trong Tam Quốc Chí chính văn và cả bản chú của họ Bùi thì đều không hề thấy ghi chép Gia Cát Lượng khuyên gián.

Bản Đồ Thời Tam Quốc



Hơn nữa, cho dù Lưu Bị có sủng tín, thoải mái với Quan Vũ, không coi Long Trung đối là gì. Nhưng sau khi chiến dịch Tương Phàn chiến thắng, Lưu Bị, Gia Cát Lượng không thể không toàn lực quan sát từng bước của chiến dịch. Cho dù đường đi lối lại giữa Xuyên, Ngạc có cách trở, giao thông không tiện, tin tức truyền bá khó khăn, nhưng cả chiến dịch Tương Phàn từ tháng 7 năm Kiến An thứ 24 tới tháng 12 thì kết thúc, thời gian dài gần một nửa năm. Thục Hán bây giờ là một chính quyền hoàn chỉnh, không thể thiếu những con đường truyền tin. Quan Vũ tiến công Tương Phàn, giữ Kinh Châu binh lực không đủ, lại thêm lúc này liên minh Tôn Lưu đã bị phá vỡ, “bọ ngựa bắt ve, chim sẻ ở sau”, Tôn Ngô lúc nào cũng có thể tới cướp Kinh Châu. Gia Cát Lượng là người hiểu thấu binh pháp, chẳng nhẽ cũng không biết việc này?

Ai cũng đều biết Gia Cát Lượng một đời làm việc cẩn thận, không hề có chuyện mạo hiểm. Sao lại không nhắc nhở Lưu Bị đây? Phương Thi Minh tiên sinh trong Lưu Bị và Quan Vũ đã làm biến đổi nguyên ý của Chương Thái Viêm tiên sinh, đem “Gia Cát Lượng không trừ Quan Vũ tất đời sau khó trị được” mà đổi thành “Lưu Bị không trừ (Quan Vũ) thì đời sau khó trị được”. Cách “ghép cành” này thực không thể được. Tôi cho rằng chỉ cần Gia Cát Lượng làm đúng chức trách của một quân sư, lúc nào cũng có thể đem tình thế nguy hiểm của Kinh Châu mà nói với Lưu Bị. Lưu Bị cùng Quan Vũ tình thân như thủ túc, không thể nào chỉ có đứng nhìn việc Quan Vũ chiến bại ở Lâm Thư mà không một binh một tốt cứu viện. Cho nên người thực sự đưa Quan Vũ lên đoạn đầu đài không phải ai khác mà là chính là Gia Cát Lượng.

Chức thừa tướng, Gia Cát Lượng là lựa chọn cuối cùng?

Sau khi Quan Vũ chết, địa vị và quyền lực của Gia Cát Lượng được nâng cao rõ rệt nhưng vẫn chưa tới mức “trên vạn người, dưới một người”. Sau khi vào Thục, Lưu Bị tín nhiệm Pháp Chính hơn hẳn Gia Cát Lượng. Đối với điều này Gia Cát Lượng cũng rất rõ. Lưu Bị Đông Chinh “phục nỗi nhục Quan Vũ”, quần thần thay nhau khuyên gián, Lưu Bị nhất loạt đều không nghe. “Năm Chương Vũ thứ 2 đại quân thất bại, trú ở Bạch Đế, Lượng than rằng: Pháp Hiếu Trực (Pháp Chính) nếu còn, chắc có thể ngăn được chủ công Đông hành, dù có Đông hành cũng không tới nguy địa thay!” (Thục thư – Pháp Chính truyện). Đối với việc Lưu Bị phát động cuộc chiến ở Di Lăng, Gia Cát Lượng có ngăn cản hay không, bởi sử không chép nên không thể biết được. Nhưng từ lời nói trên có thể thấy được rằng Pháp Chính ở trong lòng Lưu Bị thực Gia Cát Lượng không thể bằng!

Lưu Bị nhập Xuyên chủ yếu là nhờ công Pháp Chính, Pháp Chính không những trợ giúp Lưu Bị lấy được Ích Châu, định Hán Trung, kiến lập được công lao trác việt, lại “có thừa trí thuật, hiểu ý chủ nhân”. “Tiên chủ cùng với Tào công tranh, thế có bất lợi, nên lui, nhưng tiên chủ đại nộ mà không chịu lui, bèn không dám can gián nữa. Tên bắn như mưa, Chính bèn lên phía trước tiên chủ, tiên chủ nói rằng “Hiếu Trực che tên” Chính nói “Minh công là giường cột sao có thể giống với bọn tiểu nhân được” Tiên chủ bèn nói “Hiếu Trực, ta với ngươi cùng đi”…

Từ đó đủ thấy Pháp Chính đối với Lưu Bị có thể nói là lấy thân tương trợ, việc việc đều thủ tín với Bị. Công phá được Thành đô Lưu Bị phong Chính là Thục quận thái thú, Dương Vũ tướng quân, ngoài giữ chốn kinh kỳ, trong làm mưu thần… Pháp Chính thân kiêm chức vụ trọng yếu ở trong ngoài, cũng chính là sự thể hiện của việc Lưu Bị cực kỳ tín nhiệm. Có người nói với Gia Cát Lượng rằng :

“Pháp Chính làm thái thú Thục quận mà tung hoàng, tướng quân nên khởi bẩm chủ nhân, giảm bớt uy khí. Lượng đáp rằng: Chủ nhân phía bắc sợ Tào Tháo thế mạnh, đông sợ Tôn Quyền bức hiếp, gần đây lại thêm việc của Tôn phu nhân, tiến thoái khó khăn, Pháp Hiếu Trực lại là người phù trợ, sao có thể ngăn được Pháp chính không làm theo ý mình được” (Thục thư – Pháp Chính truyện)

Gia Cát Lượng phản ánh tình hình thực tế đương thời, nhưng cũng có thể thấy đây chính là Gia Cát Lượng tự trào lộng mình. Một mặt là Pháp Chính tung hoành ngang dọc không coi Gia Cát Lượng vào mắt; một mặt chính là Gia Cát Lượng đối với việc Pháp Chính tung hoành, tác uy tác phúc cũng đành bất lực.

Pháp Chính tung hoành ngang dọc Gia Cát Lương đương nhiên không vui. Nhưng làm thế nào để làm giảm quyền thế, Gia Cát Lượng tự có sự tính toán. Lưu Bị cùng với Tào Tháo tranh đoạt Hán Trung bởi binh lực không đủ nhưng vẫn “yêu cầu phát binh, Quân sư Gia Cát Lượng bèn hỏi Dương Hồng, Hồng đáp: “Hán trung là yết hầu của Ích Châu, việc tồn vong vốn nằm ở đó, nếu không có Hán Trung ắt không có Thục, đấy cũng chính là cái họa từ cửa vào vậy. Việc như nay, đàn ông đương chiến, đàn bà làm vận lương, phát binh còn nghi ngờ gì?”. Khi đó Thục quận thái thú Pháp Chính theo tiên chủ bắc hành, Lượng trong biểu dâng muốn phong Hồng tạm giữ chức Thục quận thái thú, mọi việc đều được làm tốt thì có thể lĩnh luôn chức vụ” (Thục thư- Dương Hồng truyện).

Hán Trung là “yết hầu của Ích Châu”, việc được mất liên quan tới sự tồn vong của chính quyền Thục Hán. Việc này chẳng nhẽ Gia Cát Lượng không hay? Đối với việc yêu cầu phát binh gấp thì chính là mệnh lệnh của Lưu Bị, sao có thể chống lại? Gia Cát Lượng hỏi Dương Hồng mục đích chỉ có một đó chính là mượn cơ hội để tiến cử Dương Hồng vào việc lo phát binh, tiện cho việc thay thế Pháp Chính làm Thục quận thái thú. Trong tình thế Pháp Chính không ở đó Lưu Bị cũng đành chấp nhận. Dương Hồng kịp thời đưa quân dội, lương thảo vật tư tới tiền tuyến là Hán Trung, nếu việc làm tốt có thể giữ nguyên chức Thục quận thái thú. Pháp Chính mất đi vị trí quan trọng là bên ngoài giữ chốn kinh kỳ, quyền thế bị giảm đi phần lớn.


Hình ảnh
Tượng Khổng Minh
Nhưng mâu thuẫn giữa Gia Cát Lượng và Pháp Chính vẫn chưa hết. “Gia Cát Lượng và Chính, tuy tính không giống nhau nhưng lấy công mà hỗ trợ”. Cái gọi là “lấy công mà hỗ trợ” thực ra chỉ là bề mặt, nhưng “tính không giống nhau” mới là bản chất. Đối với sự thông minh tài trí của Pháp Chính, Gia Cát Lượng cũng thực sự kính phục: “Trí thuật của Chính làm Lượng cảm thấy tài lắm” (Thục thư- Pháp Chính truyện). Càng quan trọng hơn nữa Pháp Chính là người duy nhất trong đám mưu thần mà có thể nói Lưu Bị nghe được. Điểm này chính Gia Cát Lượng cũng cho là không bằng. Bởi thế nếu như Pháp Chính sống lâu ắt hẳn mâu thuẫn sẽ còn hơn nữa.

May mắn cho Gia Cát Lượng chính là năm thứ 2 khi Lưu Bị xưng Hán Trung Vương, thì Pháp Chính bệnh mà qua đời. Khi Lưu Bị xưng đế thì Quan Vũ, Bàng Thống, Pháp Chính, Hoàng Trung đều đã mất. Trương Phi tuy nhiên là tình thủ túc với Lưu Bị nhưng dẫu sao cũng chỉ là một viên võ tướng. Mã Siêu là tướng hàng, tâm thường mang lòng phản trắc, càng không đáng tín nhiệm. Thái phó Hứa Tĩnh lại là người thanh đạm. Lưu Bị ngó trước sau, ngoài Gia Cát Lượng thì không ai có thể giao được trọng trách lớn. Từ khi tức vị liền phong Gia Cát Lượng làm Thừa tướng, sau khi Trương Phi chết lĩnh chức Tư lệ hiệu úy. Gia Cát Lượng phấn đấu mười lăm năm, cuối cùng cũng leo lên được cái ghế Thừa tướng của mình thực ra cũng chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ của Lưu Bị?

(Còn nữa)

http://chuyenhvt.net

Gia Cát Lượng đã mượn đao giết Quan Vũ? (Phần I)

Gia Cát Lượng đã mượn đao giết Quan Vũ? (Phần I)

Quan Vũ

Lâu nay người ta vẫn coi Khổng Minh như một biểu tượng của của tài trí, mưu lược và cả sự chính nghĩa. Thực tế, trong cách nhìn mang tính lịch sử, Khổng Minh trước hết vẫn là một kẻ làm chính trị đúng theo nghĩa thực của từ này. Tại sao Khổng Minh bái Lưu Bị làm chủ? Lý do hẳn đã vì nhà Hán? Tại sao Khổng Minh thấy Quan Vũ chết mà không một binh một tốt cứu viện?... Vẫn còn rất nhiều sự kiện lịch sử khiến hậu nhân phải nghi ngờ. Bài viết dưới đây của giáo sư Chu Tử Ngạn là một cách lý giải khác về những sự kiện lịch sử còn đầy những tồn nghi đó.


Chọn Lưu Bị, Khổng Minh vì mình trước nhất?

Gia Các Lượng (Khổng Minh)

Gia Cát Lượng ở Long Trung, tự xưng mình “chỉ mong bảo toàn tính mệnh thời loạn, chẳng cầu tiếng tăm nơi chốn chư hầu” (Thục thư - Gia Cát Lượng truyện), nhưng thực ra lại là kẻ lòng mang đầy chí lớn. Từng nói với Mạnh Thao, Từ Thứ, Mạnh Kiến rằng: “Ba người ắt làm quan tới thích sử, quận thú vậy”. Khi đó ba người bèn hỏi Gia Cát Lượng làm quan tới bậc nào? Lượng chỉ cười mà không đáp (Thục thư - Gia Cát Lượng truyện” chú dẫn Ngụy lược). Cười mà không đáp là cớ gì? Bởi quan là thích sử hay quận thú đều không ở trong mắt của Lượng, trí lớn sao đã vội có thể nói cho người khác nghe được.

Gia Cát Lượng có tài kinh luân tế thế “Mỗi lần đều tự sánh mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị” (Thục thư - Gia Cát Lượng truyện). Tuy nhiên Quản, Nhạc vốn chưa phải là người kiến công cái thế, làm quan chẳng qua cũng chỉ là tướng dưới tay chư hầu mà thôi. Gia Cát Lượng chí cao, tự sánh với Quản, Nhạc cũng có thể chỉ đơn thuần là mục tiêu nhỏ. Nếu lấy tình thế đương thời mà xét, cũng không loại trừ khả năng Gia Cát Lượng cũng có trí tranh đoạt thiên hạ, hùng tâm xây dựng nghiệp bá.

Những năm cuối Đông Hán, triều cương hỗn loạn, các chư hầu tranh nhau khởi binh. Xưng cô, gọi quả (xưng đế, xưng vương) cũng chẳng ít. Tào Tháo, Viên Thiệu, Tôn Sách, Tôn Quyền, Lưu Bị đều mang trong mình chí lớn quét sạch bốn bể mà thống nhất thiên hạ. Chẳng lẽ Gia Cát Lượng lại không bằng họ? Chẳng lẽ chỉ có thể làm thần tử mà không thể xưng vương?

Đáng tiếc ở chỗ, Gia Cát Lượng xuất sơn quá muộn (So với Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Bị thì muộn hơn ít nhất hai mươi năm). Gia Cát Lượng chưa rời khỏi Long Trung “Tào Tháo đã có bách vạn hùng binh, ép thiên tử mà lệnh chư hầu, Tôn Quyền đã đóng ở Giang Đông tới ba đời, thế nước hiểm mà lòng dân thì theo, lại được hiền tài phò tá” (Thục thư - Gia Cát Lượng truyện). Những thế lực quân phiệt khác như Lưu Biểu thì nắm Kinh Châu, “đất dài ngàn dặm, mang binh giáp hơn mười vạn” (Ngụy Thư - Lưu Biểu truyện), Lưu Chương chiếm cứ Ích Châu, Chương Lỗ giữ Hán Trung, Mã Đằng, Hàn Toạn xưng hùng ở Quan Trung.

Minh hoạ Tào Tháo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, vào thời nhà Thanh
Minh hoạ Tào Tháo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, vào thời nhà Thanh

Mười ba châu của nhà Hán đã bị các lộ chư hầu chiếm cứ hết, Gia Cát Lượng đã mất đi cơ hội để độc bá một phương tự xưng chư hầu. Lòng mang tài kinh bang tế thế, để có thể xưng nghiệp vương bá như Gia Cát Lượng nếu muốn leo lên đỉnh cao của quyền lực, con đường duy nhất chỉ có thể là chọn chủ mà phục vụ. Đây đối với Gia Cát Lượng cũng chính là lùi để mà tiến. Điều này, Lượng cũng như Tư Mã Ý, thờ chủ thực tế cũng chỉ là một thủ đoạn để thực hiện mục tiêu chính trị của mình thôi.

Điều đáng nói ở đây chính là tiêu chuẩn của chủ mà Gia Cát Lượng chọn là gì? Tôi cho rằng, Gia Cát Lượng chọn chủ không ngoài 2 điều: Một là chủ nhân phải là một minh quân có hùng tài đại lược. Hai là, bản thân phải chắc chắn thành cánh tay của chủ, phải được chủ nhân đặc biệt trọng dụng.

Từ Long trung đối (cuộc đối thoại ở Long Trung) có thể thấy, Gia Cát Lượng đối với anh hùng trong thiên hạ đã nắm rõ trong lòng bàn tay. Lưu Biểu, Lưu Chương, Trương Lỗ… những kẻ bất tài vô năng này không đáng để suy xét. Những vị minh quân đáng suy xét đối với Gia Cát Lượng không ngoài ba người “Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị”. Từ tình thế chính trị lúc bấy giờ mà nói, kẻ có khả năng nhất thống thiên hạ là Tào Tháo, vì sao Gia Cát Lượng lại không lựa chọn? Đây thực cũng chẳng phải vì Tào Tháo “danh là tướng nhà Hán, mà thân thực là giặc nhà Hán”. Gia Cát Lượng không lựa chọn Tào Tháo chính vì Trung Nguyên quá nhiều nhân tài, Tào Tháo sau khi bình định phương Bắc đã không còn như thời mới khởi binh nữa, mãnh tướng, mưu thần trong tay lúc này nhiều như mây. Gia Cát Lượng mới ra khỏi lều cỏ mà muốn được thăng tiến trong Tào Tháo bá phủ đâu phả là chuyện dễ dàng. Đối với chuyện này, Gia Cát Lượng đã thực sự hiểu rõ.
Lưu Bị

Khi người bạn Mạnh Kiến có lòng nhớ nhà, muốn trở về Trung nguyên mà tìm công danh, Gia Cát Lượng từng khuyên rằng “Trung Quốc nhiều sĩ đại phu, rong chơi hà tất phải là cố hương”. Về sau Gia Cát Lượng thảo phạt Ngụy bắt được Từ Thứ đang nhậm chức Ngự sử trung thừa, Thạch Thao nhậm chức Quận thú thì cảm khái mà nói: “Ngụy nhiều kẻ sĩ nên coi thường mà chẳng dùng hai người này sao!” (Thục thư - Gia Cát Lượng truyện). Gia Cát Lượng vì Từ, Thạch hai người mà nói lên bất bình (thực tế hai người làm quan tới hai nghìn thạch, không thể nói là Tào Tháo không hề trọng dụng), chưa từng vì chuyện mình không theo Ngụy mà cảm thấy vinh hạnh!

Bằng con mắt trí tuệ của Gia Cát Lượng đương nhiên cũng có thể biết Tôn Quyền là người chủ có hùng tài đại lược, huống hồ anh trai là Cẩn cũng đang giữ chức ở Đông Ngô. Nhưng khi trọng thần Trương Chiêu tiến cử với Ngô chủ thì Gia Cát Lượng lập tức từ chối mà rằng “Tôn tướng quân là chủ, xem thấy đức độ,có thể dùng Lượng nhưng không thể dùng hết Lượng, nên ta chẳng thể ở” (Thục thư - Gia Cát Lượng truyện, dẫn chú Viên tử)

Vì sao cuối cùng Gia Cát Lượng lại chọn Lưu Bị? Lưu Bị có hùng tài, biết người lại giỏi dụng tự nhiên là điều kiện tốt để Gia Cát Lượng tuyển chủ. Lại thêm Bị đang cầu hiền như khát nước, ba lần tới lều tranh. Gia Cát Lượng “do lòng cảm kích, mà theo Tiên đế” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Ngoài những điều đó, những lời bàn khác đều cho là Gia Cát Lượng có lòng với nhà Hán, cùng với Lưu Bị chủ yếu chính là kiến lập trên lập trường “phò Lưu yên Hán”: “Vận Hán sắp mất nên lấy việc hưng suy kế tuyệt làm nhiệm vụ của mình” (Thục thư - Gia Cát Lượng truyện, Bản chú của Bùi Tùng). Bản chú của Bùi Tùng được rất nhiều sử gia dẫn dụng, để luận chứng cho việc Gia Cát Lượng có lòng “phục hưng Hán thất”, lấy đó làm nhiệm vụ của mình.

Đối với phân tích này tôi cho có phần không hẳn là như vậy. Vào giữa Đông Hán hoạn quan, ngoại thích thay nhau chuyên quyền chấp chính, triều chính ngày một suy vi. Những năm cuối Đông Hán, Đổng Trác làm loạn, quân phiệt chiến loạn, Triều đình nhà Hán chỉ còn những hơi thở cuối. Trong Sử sách có nói: “Từ An đế tới nay, quốc thống suy vi, duy chỉ còn tiếng, tấc đất ngọn cỏ đã không còn là của nhà Hán, kỳ vận đã mất từ lâu” (Ngụy thư - Vũ Đế Kỷ, dẫn chú Ngụy Lược). Đối với tình hình này, người thông minh như Gia Cát Lượng chẳng nhẽ nhìn không ra hay sao?

Gia Cát Lượng không theo Tôn Quyền lý do rất đơn giản, là vì Tôn Quyền “có thể dùng Lượng nhưng không thể dùng hết Lượng” chứ không phải vì Tôn Quyền họ Tôn không phải họ Lưu. Rốt cuộc vì sao Gia Cát Lượng lại phò tá cho Lưu Bị, một kẻ chạy đông chạy tây, dưới trướng người khác, không một tấc đất mà lập nghiệp?

Xưa nay hầu như tất cả các nhà chính luận đều chưa tìm hiểu sâu về điều bí mật này, phần lớn đều cho rằng Gia Cát Lượng nhìn xa trông rộng, không quan tâm tới thực lực quân sự và hiền tài dưới trướng của Lưu Bị, hoặc Lưu, Gia Cát kết hợp là bởi hai người trí lớn hợp nhau. Kỳ thực, điểm thú vị ở đây là ở chỗ, những điểm yếu, những chỗ thiếu của Lưu Bị trong mắt của Gia Cát Lượng lại là ưu thế. Thử nghĩ, nếu Lưu Bị cũng như Tào Tháo binh nhiều thế mạnh, nhân tài như mây, Gia Cát Lượng còn có thể được trọng dụng như thế không? Chính bởi dưới tay Lưu Bị, võ tướng chẳng qua chỉ là Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi. Mưu thần chũng chẳng qua có Phí Trúc, Tôn Càn, Giản Ung vài người… Tập đoàn của Lưu Bị hiếm người tài như thế, cũng chính là một vũ đài rộng lớn để Gia Cát Lượng thi thố tài năng của mình.



Điều kiện để xuất sơn của Gia Cát Lượng rất cao. Chủ không những phải biết hiền, mà còn phải biết tận (dụng hết). Hai chữ “Hiền”, “Tận” ngụ ý sâu xa. Hiền – tức phải coi Gia Cát Lượng thành hiền sĩ, quy cách đối với hiền sĩ cao nhất đó chính là đối đãi với quốc sĩ. Như Trí Bá đối với Dự Nhượng thời Xuân Thu, Yên Chiêu Vương đối với Quách Hòe thời Chiến Quốc. Đối với Gia Cát Lượng điều này vốn là chẳng đủ. Mà Tận lượng thì thật khó dùng một hai câu mà biểu đạt ý mình. Gia Cát Lượng rất cao ngạo, tuy đang còn trẻ, lại mới ra khỏi lều tranh nhưng tuyệt đối không định từng bước từng bước làm những công việc thấp kém, mà muốn phải ở ngay vị trí cao. Nếu muốn dùng hết tài của Lượng thì phải đặt tới vị trí nắm trọng quyền trong triều chính.

Gia Cát Lượng nằm ở Long Trung, tuy được những danh sĩ như Tư Mã Huy, Bàng Đức công tiến cử, ở Kinh Tương cũng có một chút danh tiếng nhưng nhiều kẻ vẫn không cho là thế. Lượng “mỗi lần nói đều tự sánh mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, người đương thời đều không cho là vậy”. Chỉ có vài người bạn cho là như vậy mà thôi (Thục thư - Gia Cát Lượng truyện). Đối với những khu vực như Trung Nguyên, Giang Nam đều không nói tới, vẫn chỉ là một nhân vật vô danh mà thôi.

Khi còn chưa thành danh Gia Cát Lượng đã muốn chủ nhân sử dụng phải Tận. Tâm cao khí ngạo là thế đối với những tập đoàn đã có đầy thực lực như Tào, Tôn thì không thể đạt được. Đối với Lưu Bị thì hoàn toàn khác. Lưu Bị tuy quan đã là tả tướng quân, Dự Châu mục. Theo chế độ của nhà Hán, tướng quân, châu mục đều có thể mở phủ mà tham chính, nhưng dưới trướng Lưu Bị nhân tài thiếu thốn. Triệu Dực từng nói “Nhân tài thời nay đã bị hai nước Ngụy, Ngô thu hết vậy”. Trong con mắt của Gia Cát Lượng, đây lại chính là “ưu thế” của Lưu Bị mà các thế lực chư hầu khác không thể bằng được. Cho nên Gia Cát Lượng đã đầu thân cho Lưu Bị.

Quan Vũ chết trận, lỗi tại Khổng Minh?

Kỳ thực Gia Cát Lượng sau khi đầu thân vào tập đoàn Lưu Bị thì địa vị và quyền lực dần dần được nâng lên rõ rệt. Sau trận Xích Bích (năm 208), Lượng làm Quân sư trung lang tướng, bổng lộc tương đương hai ngàn thạch (120 tấn thóc). Lưu Bị lấy được Ích châu, Lượng thăng làm Quân sư tướng quân, bổng lộc lên tới hai ngàn thạch. Năm thứ 5 Kiến An (năm 200) Quan Vũ được phong làm Thiên tướng quân, Hán Thọ Đình Hầu. Sau Xích Bích, Vũ làm Đãng khấu tướng quân, bổng lộc hai ngàn thạch. Lưu Bị xưng Hán Trung vương, Vũ làm Tiền tướng quân, chức chỉ dưới tam công. Trương Phi ở năm Kiến An thứ 4 làm Trung lang tướng, Sau Xích Bích làm Chinh Lỗ tướng quân, Nghi Đô thái thú, bổng lộc là hai ngàn thạch. Lưu Bị xưng Hán Trung Vương thăng Phi làm Hữu tướng quân, (Thục thư – Trương Phi truyện) vị dưới Tam công.

Có thể thấy, trước khi Lưu Bị xưng đế Quan Vũ, Trương Phi địa vị đều cao hơn Gia Cát Lượng. Đối với những người khác như Triệu Vân, Bàng Thống, Pháp Chính, Hoàng Trung, Mã Siêu đều không dưới Gia Cát Lượng, đúng như đại đa số các sử gia đều nói rằng quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi có hơn Gia Cát Lượng một bậc. Bọn họ “ ngủ nghỉ cùng giường, tình thân như anh em” (Thục thư – Quan Vũ truyện). Cho nên bất kỳ người nào vào tập đoàn Lưu Bị đều chỉ có thể ở dưới ba người này mà thôi.Đối với người một lòng muốn hơn vạn người, có lòng giành đoạt thiên hạ như Gia Cát Lượng mà nói đây chính là một chướng ngại lớn trên bước đường hoạn lộ của mình.

Kỳ thực Lưu Bị đối với Gia Cát lượng không phải ngay từ đầu đã coi là tâm phúc, quân thần như cá với nước. Xông pha gần nửa đời, trải gần mười năm chiến loạn rèn rũa, Lưu Bị bây giờ đã là một chính trị gia lão luyện, trước khi Gia Cát Lượng xuất sơn, Bị không thể tính hết được năng lực của Lượng là cao hay thấp, cho nên Lưu Bị lấy được Kinh Châu, bốn quận Giang Nam, không hề cho Gia Cát Lượng giữ chức trọng yếu trong quân chính mà cho làm chức thu thuế vụ ở ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương để bổ sung quân lực mà thôi.


Nhận thức lại Long Trung đối cũng chỉ rõ rằng: “Lưu Bị vốn không lấy Long Trung đối làm phương lược, đương nhiên cũng không đặt Gia Cát Lượng vào địa vị vận trù mưu lược trong màn chướng. Trước khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng một thời gian dài không ở bên Lưu Bị, những việc đại chính đều không phải trong thời gian Gia Cát Lượng tham tán. Quyết kế vào Thục, phản công Lưu Chương là mưu của Pháp Chính, Bàng Thống, Lượng ở Kinh không tham dự vào việc nhập Thục. Cho nên những việc quan trọng này là đúng hay sai đều không có liên can tới Lượng”. Tôi cho rằng những lời này của Điền tiên sinh là chính xác. Chỉ rõ Gia Cát Lượng trong một thời gian dài hoàn toàn không phải là nhân vật số 1 dưới trướng của Lưu Bị.

(Còn nữa)

http://chuyenhvt.net

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Có một người tên V. Huy (truyện hay...)



Đổ Duy Ngọc 2010/08/16

Hắn tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy, vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến sĩ, từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong triều vua gì đó của nhà Nguyễn. Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về nước tham gia đánh giặc. Lí lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được. Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là bằng thật. Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.

Tôi gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản - theo mọi người chung quanh bảo thế - nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau. Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.

Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.

Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.

Hắn là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường. Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng. Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi, nghe không khác gì Putin. Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng tiếng Pali và nói thông thuộc tiếng Khmer. Hay nhất là dù hắn có mười mấy năm ở nước ngoài, có bằng Tiến sĩ ở Nga nhưng lại nói tiếng Việt rất chuẩn, tròn vành rõ chữ và dùng từ thì không chê vào đâu được. Nói tóm lại, xét về mặt ngôn ngữ, hắn là thằng trùm thiên hạ.

Không biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là thằng ma – cà - bông. Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục. Bất cứ vấn đề gì hắn cũng có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn có thể lấy giải nhĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho đến các triết gia cận đại. Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa. Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm. Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Qúy. Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể l à người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!

Theo những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.

Cách đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chận lại vì hải quan không cho mang cổ vật ra khỏi nước. Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi ok ngay. Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả. Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đ
ến ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào. Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan. Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?

Có lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó. Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ. Hắn chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diển giả và người giáo sư nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.

Hắn chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ - hoa huệ trắng- cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông minh và rất có trình độ. Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con gái rượu của đại sứ Vệt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết. Nàng đau khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.

Khi tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…..

Hắn xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê. Hắn gom mấy đứa trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi, sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy. Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái, gật gù: điên, đi
ên, đúng là điên.

Tối hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho l
y sữa tươi. Em cave nhìn hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện ngay. Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ. Hắn uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp tiền, bảo: vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm cho đời thêm tươi. Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng lặng rời ghế, đi về. Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly k hơn, kéo dài mấy tháng trong giới cave, sau này trở thành giai thoại, báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là t phú đóng vai kẻ nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa khóc, chẳng ai hiểu tại sao?

Hắn lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi. Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một chung cư tại quận tư. Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên môi phảng phất nụ cười. Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng. Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ. Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng. Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai. Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.

Ba hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, than xác hắn đã thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.

Hắn viết:

“ Gởi anh.

Đã đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc đời này, quá khứ cũng như tương lai.

Anh ở lại hãy sống vui.
V.Huy

Tái bút: Tôi nhờ anh đến địa chỉ…lấy một số vật dụng của tôi và đốt tất cả giúp tôi. Đốt hết và đừng giữ lại gì. Cám ơn anh.

Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”

Tôi đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến sững sờ.

18 cuốn nhật k
ý hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.

72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.

4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.

3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh
.

2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp
.

43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.

12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.

5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt
.

3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Pali
.

1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha
.

8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ
.

1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen ngợi
.

Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.

Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.

Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế k
.

Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “

Saigon 12g45 AM ngày 11.8.2010

DODUYNGOC