Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Gia Cát Lượng đã mượn đao giết Quan Vũ? (Phần II)

Gia Cát Lượng đã mượn đao giết Quan Vũ? (Phần II)


Chướng ngại lớn nhất cho việc nắm quyền lực của Gia Cát Lượng là ai? Thực không có gì phải nghi vấn, đó chính là Quan Vũ. Quan Vũ kiêu hùng đã sớm nổi danh. Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Lưu Bị tấn công Ích Châu, Mã Siêu ở Tây Lương tới đầu quân. Mã Siêu vốn là một hổ tướng có tiếng đương thời. Lưu Bị được bèn lập tức phong làm Bình Tây tướng quân, địa vị tương đương với Quan Vũ. Quan Vũ ở Kinh Châu nghe được tin cực kỳ bất mãn, lập tức viết thư cho Gia Cát Lượng “Như Siêu có thể so với ai?”. Gia Cát Lượng viết thư khéo léo đáp lại rằng: “Mạnh Khởi (Mã Siêu) tài kiêm văn vũ, dũng liệt hơn người, là hào kiệt một thời…. nhưng cũng chẳng sánh được với tướng quân…”. Quan Vũ đọc xong thư mà dương dương tự đắc.


Năm Kiến An thứ 24 (năm 219) Lưu Bị tự xưng làm Hán Trung vương, muốn trọng dụng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân “Gia Cát Lượng bèn nói với tiên chủ: Danh vọng của Trung không thể cùng với Quan, Mã, nay lại tương vi. Mã, Trương ở gần có thể nói tường tận. Quan nay ở xa chỉ e không vui. Có nên hay chăng? Tiên chủ nói: Ta tự có cách giải thích” (Thục thư – Hoàng Trung truyện). Lưu Bị nói “Ta tự có cách giải”, thực ra chỉ là phái Ích châu tiền bộ Tư Mã Phí Thi đi trước. Tam Quốc chí - Phí Thi truyện viết: “Lưu Bị sai Thi tới phong Quan Vũ làm Tiền Tướng Quân, Vũ nghe được Hoàng Trung phong làm Hậu tướng quân bèn đại nộ mà rằng: Đại trượng phu sao có thể cùng sánh ngang với lão binh. Không chịu thụ phong”. Quan Vũ cuồng vọng tới thế, Gia Cát Lượng sao không trừng trị mà người lại còn lựa ý của Vũ để mà lấy lòng?

Cô (ta) nay có Khổng Minh, như cá gặp nước, các người chớ nói nhiều. Vũ, Phi bèn thôi” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Có thể thấy Quan Vũ, Trương Phi vốn không đặt Gia Cát Lượng vào trong mắt mình, đối với Lưu Bị càng ngày càng thân với Gia Cát thì lòng không vui.


Năm Kiến An thứ 13 Tào Tháo xuất quân xuống phía nam. Muốn một trận quét sạch Đông nam, Lưu Bị thân cô thế quả, lại không có chốn dung thân, tình hình ngàn cân treo sợi tóc. “Gia Cát Lượng năm đó 27 tuổi, tự dâng sách lược, thân đi sứ Tôn Quyền, cầu viện nơi Ngô hội, Quyền cũng có ý với Bị, lại them thấy Lượng kỳ nhã, càng thêm kính trọng lập tức sai ba vạn quân tới phù trợ Bị. Bị được đắc dụng cùng Vũ đế giao chiến, đại phá được quân địch, thừa thắng ruổi quân, Giang Nam được bình” (Thục thư – Gia Cát Lượng truyện). Trong trận Xích Bích, Gia Cát Lượng lập được đại công, không những củng cố lại địa vị trong tập đoàn Lưu Bị mà còn gây được uy tín. Quan Trương hai người cũng không còn dám xem thường nữa. Nhưng Quan Vũ từ sự khinh thị của quá khứ mà biến thành đố kị Gia Cát Lượng. Vương Phu Chi đối với việc này từng nói:
Tôn Quyền

“Chiêu Liệt bại ở Trường Bản mà quân của Vũ toàn vẹn, Tào Tháo qua sông, mà không một tay thi thố được. Mà Gia Cát công đông sứ, Lỗ Túc tây kết, định phân bang giao hai nước, Tôn thị phá Tào. Công không ở Vũ, mà ở Lượng. Lưu Kỳ nói : Triều đình dưỡng binh ba mươi năm mà nay đại công ở tay một nho sinh. Cho nên Vũ càng kị Gia Cát và kị Túc”.

Quan Vũ và Trương Phi tính cách vốn không giống nhau “Vũ thiện đối đãi với sĩ tốt nhưng kiêu căng kinh bạc đối với sĩ đại phu, Phi thì yêu kính quân tử nhưng ghét kẻ tiểu nhân” (Thục thư – Trương Phi truyện). Trương Phi đối với những sĩ đại phu có tài năng thì mười phần kính trọng, nhưng Quan Vũ đối với sĩ đại phu thì khó chịu. Gia Cát Lượng lại là sĩ đại phu đứng đầu trong tập đoàn của Lưu Bị, đương nhiên cũng ở trong đó. Gia Cát Lượng đối với việc Quan Vũ coi thường mình cũng thực rõ ràng nhưng vì kị việc Vũ “tình như thủ túc” đối với chủ công, lại thêm rằng thời gian theo Lưu Bị so với Quan Vũ thì muộn hơn nhiều, quan chức cũng kém hơn Quan Vũ, nên không thể không khéo léo mà xử thế. Gia Cát Lượng tính toán không phải là như thế nào để trừng phạt Quan Vũ, mà là giải quyết vấn đề từ căn bản, chờ đợi thời cơ để giết Quan Vũ.

Năm Kiến An thứ 24, Quan Vũ phát động chiến dịch Tương Phàn, tuy uy trấn Hoa Hạ, nhưng cuối cùng dẫn tới việc Kinh châu thất thủ, bản thân thì bị Tôn Quyền giết chết. Trong đó có rất nhiều điểm khiến người ta phải nghi ngờ.

Trước và sau chiến dịch Tương Phàn, sứ giả hai nước Ngô, Ngụy qua lại không ngừng, cùng bàn mưu tấn công Quan Vũ, có thể nói là không dong trống mở cờ mà lặng lẽ phối hợp với nhau. Lưu Bị và Gia Cát Lượng đối với việc này hòa toàn không biết nên không hề ra một mệnh lệnh nào cho Quan Vũ. Điểm làm người ta nghi ngờ là, Khi Tào Tháo đem quân xuống Ma Bi, không ngừng điều khiển Vu Cấm, Bàng Đức, Từ Hoảng tới viện trợ Phàn thành, hành động quân sự lớn như thế, Thục Hán cũng không hề sử dụng bất cứ một đối sách nào. Cuối cùng Quan Vũ thất bại mà chạy ra Mạch Thành, trước cảnh toàn quân sắp bị tiêu diệt mà viện binh của Thục quân vẫn không thấy đâu. Điều này cũng là một điểm rất đáng nghi ngờ. Quốc học đại sư Chương Thái Viêm có kiến giải độc đáo rằng: “Bại ở Lâm Thư (nơi Quan Vũ bị giết) Gia Cát Lượng không lấy một tốt tới cứu viện. Kẻ ngu muội cười rằng không biết nhìn xa…”

Họ Chương luận rằng Gia Cát Lượng bởi thấy “Quan Vũ là một hổ tướng… không trừ đi tất về sau sẽ khó trị được, nên không tiếc Kinh Châu, mượn tay người Ngô, để lấy mạng của Quan Vũ”. Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, tay nắm trọng binh, cực kiêu ngạo cuồng vọng, không những đời sau (Sau khi Lưu Bị chết) khó đối phó, mà ngay khi Lưu Bị còn sống Gia Cát Lượng cũng khó lòng vượt qua được chướng ngại Quan Vũ. Muốn nắm được đại quyền. Gia Cát Lượng tình nguyện đánh đổi Kinh Châu, mượn tay người Ngô để trừ khử Quan Vũ.

Kiến giải này của Chương thị thực là gan lớn. Đây đương nhiên chỉ là phỏng đoán. Họ Chương đối với những lí do nêu trên cho là chưa đủ, không lâu sau lại bổ sung thêm rằng: “Việc chính ở tay tiên chủ, Vũ Hầu đương sách hoạch việc an dân, chẳng thể lĩnh hết... Bại ở Kinh châu trước ở chỗ khinh Ngô, sau ở chỗ không có viện quân, đấy cũng chính là lỗi ở tiên chủ”.

Đem việc bại ở Kinh Châu mà nói là do Lưu Bị có lòng khinh địch, thực hơi có phần khiên cưỡng. Khi đó thực là Gia Cát Lượng không thể quản hết được việc quân chính đại quyền nhưng rõ ràng Gia Cát Lượng biết việc Quan Vũ tấn công Tương Phàn vào lúc điều kiện chưa đủ chin muồi, hoàn toàn đi ngược lại với Long Trung đối là đợi thiên hạ có biến, và sách lược hai đường cùng bắc phạt Tào Ngụy. Nhưng trong Tam Quốc Chí chính văn và cả bản chú của họ Bùi thì đều không hề thấy ghi chép Gia Cát Lượng khuyên gián.

Bản Đồ Thời Tam Quốc



Hơn nữa, cho dù Lưu Bị có sủng tín, thoải mái với Quan Vũ, không coi Long Trung đối là gì. Nhưng sau khi chiến dịch Tương Phàn chiến thắng, Lưu Bị, Gia Cát Lượng không thể không toàn lực quan sát từng bước của chiến dịch. Cho dù đường đi lối lại giữa Xuyên, Ngạc có cách trở, giao thông không tiện, tin tức truyền bá khó khăn, nhưng cả chiến dịch Tương Phàn từ tháng 7 năm Kiến An thứ 24 tới tháng 12 thì kết thúc, thời gian dài gần một nửa năm. Thục Hán bây giờ là một chính quyền hoàn chỉnh, không thể thiếu những con đường truyền tin. Quan Vũ tiến công Tương Phàn, giữ Kinh Châu binh lực không đủ, lại thêm lúc này liên minh Tôn Lưu đã bị phá vỡ, “bọ ngựa bắt ve, chim sẻ ở sau”, Tôn Ngô lúc nào cũng có thể tới cướp Kinh Châu. Gia Cát Lượng là người hiểu thấu binh pháp, chẳng nhẽ cũng không biết việc này?

Ai cũng đều biết Gia Cát Lượng một đời làm việc cẩn thận, không hề có chuyện mạo hiểm. Sao lại không nhắc nhở Lưu Bị đây? Phương Thi Minh tiên sinh trong Lưu Bị và Quan Vũ đã làm biến đổi nguyên ý của Chương Thái Viêm tiên sinh, đem “Gia Cát Lượng không trừ Quan Vũ tất đời sau khó trị được” mà đổi thành “Lưu Bị không trừ (Quan Vũ) thì đời sau khó trị được”. Cách “ghép cành” này thực không thể được. Tôi cho rằng chỉ cần Gia Cát Lượng làm đúng chức trách của một quân sư, lúc nào cũng có thể đem tình thế nguy hiểm của Kinh Châu mà nói với Lưu Bị. Lưu Bị cùng Quan Vũ tình thân như thủ túc, không thể nào chỉ có đứng nhìn việc Quan Vũ chiến bại ở Lâm Thư mà không một binh một tốt cứu viện. Cho nên người thực sự đưa Quan Vũ lên đoạn đầu đài không phải ai khác mà là chính là Gia Cát Lượng.

Chức thừa tướng, Gia Cát Lượng là lựa chọn cuối cùng?

Sau khi Quan Vũ chết, địa vị và quyền lực của Gia Cát Lượng được nâng cao rõ rệt nhưng vẫn chưa tới mức “trên vạn người, dưới một người”. Sau khi vào Thục, Lưu Bị tín nhiệm Pháp Chính hơn hẳn Gia Cát Lượng. Đối với điều này Gia Cát Lượng cũng rất rõ. Lưu Bị Đông Chinh “phục nỗi nhục Quan Vũ”, quần thần thay nhau khuyên gián, Lưu Bị nhất loạt đều không nghe. “Năm Chương Vũ thứ 2 đại quân thất bại, trú ở Bạch Đế, Lượng than rằng: Pháp Hiếu Trực (Pháp Chính) nếu còn, chắc có thể ngăn được chủ công Đông hành, dù có Đông hành cũng không tới nguy địa thay!” (Thục thư – Pháp Chính truyện). Đối với việc Lưu Bị phát động cuộc chiến ở Di Lăng, Gia Cát Lượng có ngăn cản hay không, bởi sử không chép nên không thể biết được. Nhưng từ lời nói trên có thể thấy được rằng Pháp Chính ở trong lòng Lưu Bị thực Gia Cát Lượng không thể bằng!

Lưu Bị nhập Xuyên chủ yếu là nhờ công Pháp Chính, Pháp Chính không những trợ giúp Lưu Bị lấy được Ích Châu, định Hán Trung, kiến lập được công lao trác việt, lại “có thừa trí thuật, hiểu ý chủ nhân”. “Tiên chủ cùng với Tào công tranh, thế có bất lợi, nên lui, nhưng tiên chủ đại nộ mà không chịu lui, bèn không dám can gián nữa. Tên bắn như mưa, Chính bèn lên phía trước tiên chủ, tiên chủ nói rằng “Hiếu Trực che tên” Chính nói “Minh công là giường cột sao có thể giống với bọn tiểu nhân được” Tiên chủ bèn nói “Hiếu Trực, ta với ngươi cùng đi”…

Từ đó đủ thấy Pháp Chính đối với Lưu Bị có thể nói là lấy thân tương trợ, việc việc đều thủ tín với Bị. Công phá được Thành đô Lưu Bị phong Chính là Thục quận thái thú, Dương Vũ tướng quân, ngoài giữ chốn kinh kỳ, trong làm mưu thần… Pháp Chính thân kiêm chức vụ trọng yếu ở trong ngoài, cũng chính là sự thể hiện của việc Lưu Bị cực kỳ tín nhiệm. Có người nói với Gia Cát Lượng rằng :

“Pháp Chính làm thái thú Thục quận mà tung hoàng, tướng quân nên khởi bẩm chủ nhân, giảm bớt uy khí. Lượng đáp rằng: Chủ nhân phía bắc sợ Tào Tháo thế mạnh, đông sợ Tôn Quyền bức hiếp, gần đây lại thêm việc của Tôn phu nhân, tiến thoái khó khăn, Pháp Hiếu Trực lại là người phù trợ, sao có thể ngăn được Pháp chính không làm theo ý mình được” (Thục thư – Pháp Chính truyện)

Gia Cát Lượng phản ánh tình hình thực tế đương thời, nhưng cũng có thể thấy đây chính là Gia Cát Lượng tự trào lộng mình. Một mặt là Pháp Chính tung hoành ngang dọc không coi Gia Cát Lượng vào mắt; một mặt chính là Gia Cát Lượng đối với việc Pháp Chính tung hoành, tác uy tác phúc cũng đành bất lực.

Pháp Chính tung hoành ngang dọc Gia Cát Lương đương nhiên không vui. Nhưng làm thế nào để làm giảm quyền thế, Gia Cát Lượng tự có sự tính toán. Lưu Bị cùng với Tào Tháo tranh đoạt Hán Trung bởi binh lực không đủ nhưng vẫn “yêu cầu phát binh, Quân sư Gia Cát Lượng bèn hỏi Dương Hồng, Hồng đáp: “Hán trung là yết hầu của Ích Châu, việc tồn vong vốn nằm ở đó, nếu không có Hán Trung ắt không có Thục, đấy cũng chính là cái họa từ cửa vào vậy. Việc như nay, đàn ông đương chiến, đàn bà làm vận lương, phát binh còn nghi ngờ gì?”. Khi đó Thục quận thái thú Pháp Chính theo tiên chủ bắc hành, Lượng trong biểu dâng muốn phong Hồng tạm giữ chức Thục quận thái thú, mọi việc đều được làm tốt thì có thể lĩnh luôn chức vụ” (Thục thư- Dương Hồng truyện).

Hán Trung là “yết hầu của Ích Châu”, việc được mất liên quan tới sự tồn vong của chính quyền Thục Hán. Việc này chẳng nhẽ Gia Cát Lượng không hay? Đối với việc yêu cầu phát binh gấp thì chính là mệnh lệnh của Lưu Bị, sao có thể chống lại? Gia Cát Lượng hỏi Dương Hồng mục đích chỉ có một đó chính là mượn cơ hội để tiến cử Dương Hồng vào việc lo phát binh, tiện cho việc thay thế Pháp Chính làm Thục quận thái thú. Trong tình thế Pháp Chính không ở đó Lưu Bị cũng đành chấp nhận. Dương Hồng kịp thời đưa quân dội, lương thảo vật tư tới tiền tuyến là Hán Trung, nếu việc làm tốt có thể giữ nguyên chức Thục quận thái thú. Pháp Chính mất đi vị trí quan trọng là bên ngoài giữ chốn kinh kỳ, quyền thế bị giảm đi phần lớn.


Hình ảnh
Tượng Khổng Minh
Nhưng mâu thuẫn giữa Gia Cát Lượng và Pháp Chính vẫn chưa hết. “Gia Cát Lượng và Chính, tuy tính không giống nhau nhưng lấy công mà hỗ trợ”. Cái gọi là “lấy công mà hỗ trợ” thực ra chỉ là bề mặt, nhưng “tính không giống nhau” mới là bản chất. Đối với sự thông minh tài trí của Pháp Chính, Gia Cát Lượng cũng thực sự kính phục: “Trí thuật của Chính làm Lượng cảm thấy tài lắm” (Thục thư- Pháp Chính truyện). Càng quan trọng hơn nữa Pháp Chính là người duy nhất trong đám mưu thần mà có thể nói Lưu Bị nghe được. Điểm này chính Gia Cát Lượng cũng cho là không bằng. Bởi thế nếu như Pháp Chính sống lâu ắt hẳn mâu thuẫn sẽ còn hơn nữa.

May mắn cho Gia Cát Lượng chính là năm thứ 2 khi Lưu Bị xưng Hán Trung Vương, thì Pháp Chính bệnh mà qua đời. Khi Lưu Bị xưng đế thì Quan Vũ, Bàng Thống, Pháp Chính, Hoàng Trung đều đã mất. Trương Phi tuy nhiên là tình thủ túc với Lưu Bị nhưng dẫu sao cũng chỉ là một viên võ tướng. Mã Siêu là tướng hàng, tâm thường mang lòng phản trắc, càng không đáng tín nhiệm. Thái phó Hứa Tĩnh lại là người thanh đạm. Lưu Bị ngó trước sau, ngoài Gia Cát Lượng thì không ai có thể giao được trọng trách lớn. Từ khi tức vị liền phong Gia Cát Lượng làm Thừa tướng, sau khi Trương Phi chết lĩnh chức Tư lệ hiệu úy. Gia Cát Lượng phấn đấu mười lăm năm, cuối cùng cũng leo lên được cái ghế Thừa tướng của mình thực ra cũng chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ của Lưu Bị?

(Còn nữa)

http://chuyenhvt.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.