Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Góp Nhặt ...

- Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng.

- "Trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống, đừng cố gắng trở thành một người thành công hay hạnh phúc, tốt hơn hãy trở thành một người có giá trị" .

- Không nên bày tỏ những lo âu và thất bại của bạn cho những người bạn của bạn. Tốt hơn hết nên kể với những kẻ thù của bạn – ít ra thì bạn cũng cung cấp cho họ những phút giây thoải mái, ngoài ra, bạn còn chắc rằng: họ sẽ dỏng tai lên mà nghe bằng hết những lời nói của bạn.

- Người có đạo đức thì luôn kính trọng các bậc đạo đức hơn mình. Người mà không biết kính trọng các bậc đạo đức thì phải biết rằng đạo đức của mình vẫn còn kém dở.

- Thế giới này đầy ắp những đau khổ là do người ta chỉ biết sống cho mình, hướng về mình.

- Đừng khóc vì nước mắt chỉ làm đầy thêm bể khổ, đừng cười vì ngạo mạn sẽ làm tan vỡ cả tương lai!

- Nếu không biết cúi xuống để nhặt một cây kim thì đừng nghĩ rằng sau này sẽ làm được việc lớn.

- Kẻ nào nghĩ mình là giỏi, thì biết rằng kẻ ấy vẫn còn quá ngu dốt. Người nào nghĩ mình vẫn còn kém cỏi mà vẫn không tự ti, luôn cố gắng thì đó là 1 suy nghĩ đúng!

- Người kiêu mạn hay bị những tai nạn bất ngờ, càng kiêu mạn càng thêm đau khổ. Người khiêm hạ thường có nhiều niềm vui bất ngờ! Càng khiêm hạ bao nhiêu càng hạnh phúc bấy nhiêu!

- Người không khoe khoang chưa biết họ tốt hay xấu nhưng là người có bản lĩnh, biết giấu kín thực lực của mình!

- Đừng tiêu xài hết tiền bạn đang có, không nên muốn ngủ bao lâu thì ngủ.

- Cuộc sống của chúng ta có lắm thăng trầm. Thăng vì đôi lúc chúng ta biết khiêm hạ nhưng trầm vì chúng ta còn mắc bệnh khoe khoang.

- Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc.

- Khi khoe khoang điều hay thì những điều đang có sẽ mất, đang đến sẽ không đến nữa, việc đang làm sẽ không làm được và thường gặp nhiều rủi ro, bất trắc.

- Biết đủ không nhục, biết dừng không nguy. Như thế có thể giữ được lâu dài.

- Người nào hay bị kích động, người đó có một tinh thần yếu đuối. Người nào không bị kích động, người đó có một tinh thần mạnh mẽ.

- Hãy khôn ngoan như rắn và hiền lành như chim bồ câu!

- Hãy có thái độ không sợ hãi của một anh hùng và trái tim thương yêu của một trẻ thơ.

- Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó.

- Trên sân khấu chỉ có kẻ bại trận mới ngồi nói dai. Kẻ thắng trận đã mĩm cười bỏ đi mất với chiến lợi phẩm.

- Can đảm không phải là dám chết mà là dám sống và làm ích lợi cho đời!

- "Có nhiều điều kỳ diệu chợt đến trong cuộc sống, nhưng hầu hết những điều tuyệt vời trong đời là do ta thận trọng vun đắp, nỗ lực đeo đuổi hoặc đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ mới có được."

- Người trí thì sự vui hay sự khổ không làm cho bồng bột hay suy sụp

- Con người ta giỏi lên phần nhiều nhờ lúc thực hành, chứ không phải lúc học.

- Người không chịu sửa mình mà muốn có tiếng thơm để đời thì khác nào mặt xấu mà muốn có cái hình đẹp trong gương.

- Người có trí tuệ càng cao thì càng thấy mình nhỏ bé!

- Ðức Phật có dạy: "Y nghĩa bất y ngữ". Nghĩa là chúng ta không nên bận tâm với những lời nói, những câu văn không có ý nghĩa gì cả. Thí dụ như có người nói chúng ta ngu như con bò, nếu chúng ta nổi giận, thì quả là chúng ta ngu thực rồi, còn gì nói nữa. Những câu nói vô nghĩa tương tự khó có thể làm động tâm những người cố gắng tìm hiểu đạo lý.

- Cái gì cũng nói biết, nghĩa là không biết gì cả .

- Ngu ngốc không phải là do thiếu kiến thức, không phải là do không muốn học mà do tin rằng đã biết hết tất cả.

- Nếu không tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính bản thân mình thì không thể tìm được ở nơi nào khác.

- Chúng ta không yêu quý điều gì, thì điều đó sẽ rời khỏi tầm tay của chúng ta.

- Chẳng gìn giữ hạnh nhỏ, tất lụy đến đức lớn!

- Người vượt đèn đỏ là người đã có hành vi ăn cắp (thậm chí ăn cướp) quyền sử dụng đèn xanh của người khác.

- Cố gắng là sức mạnh của tinh thần nhưng không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Khi đã qua thời tuổi trẻ, chúng ta rất khó rèn luyện vì Ý chí sẽ không khởi được nữa. Bởi vậy, khi còn trẻ, nếu có được những cảnh khổ để rèn luyện, chúng ta nên xem đó là một diễm phúc của cuộc đời. Phần lớn những người có một thời tuổi trẻ sung sướng là những người không có ý chí, nghị lực. Những người ấy chưa biết cố gắng là gì nên rất dễ dàng chùn bước trước khó khăn hay gục ngã trước hoàn cảnh

- Người có tâm tự mãn, tự hào thầm kín giống như cái đĩa cạn, nước không thể rót được nhiều.

- "Hạnh phúc là sự bình an của tâm hồn, không phải ở những trò vui giả tạo hay cuồng dại."

- Không làm điều mình thích, Chỉ làm điều có ích!

- Sự tôn trọng không đến từ công việc mà bạn đang làm, nó đến từ cái cách mà bạn đang làm công việc đó.

- Người mà sống buông thả, bừa bãi, lười biếng là người có nội tâm không chặt chẽ được. Nội tâm cẩu thả, lười biếng là người không chiến thắng được bản thân. Ngay đến thói lười biếng, cẩu thả còn không chiến thắng được thì dĩ nhiên, phần nhiều ta biết rằng họ không chiến thắng được ngoại cảnh, những tác động từ bên ngoài, nói cách khác là dễ bị kích động.

- Người không bị kích động là người có một nội tâm mạnh mẽ, trong những hoàn cảnh bất ngờ, những biến cố dữ dội vẫn giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt không cuốn theo hoàn cảnh và không đau khổ.

- Bạn không thể lựa chọn những gì xảy đến với mình nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ tích cực nhất để đối mặt với chúng.

- Con người ta khi chưa thành danh, phải tập sống tiết tháo, theo khuôn mẫu, phép tắc, ước thúc bản thân vì sống bừa bãi, phóng dật thì sau này khó tiến bộ.

- Người nào mà đạo đức không vững vàng thì khi gặp cơ hội rất dễ làm chuyện sai trái, lầm lỗi.

- Khi ta chưa có địa vị, ai nói gì mình cũng nhịn được, nhưng có địa vị rồi, tâm lại trở nên hẹp hòi, cho nên được ca ngợi thì mình mới vui, ai xem thường thì mình khổ đau.

Nguồn - Email từ thân hữu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.