Không ít nhà khoa học dốc sạch tâm huyết và sức lực phát minh ra những thứ để đời cho nhân loại, nhưng chính “đứa con cưng” ấy lại cướp đi sinh mạng của họ.
Marie Curie (1867 - 1934) là nhà khoa học Pháp gốc Ba Lan. Người
phụ nữ này đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về tính phóng xạ,
phát hiện ra hàng loạt các nguyên tố hóa học mới, bao gồm Radium và
Polonium.
Năm 1903, bà cùng chồng mình là
Pierre Curie nhận giải Nobel. Khi ấy, tính chất phá hủy tế bào của các
nguyên tố phóng xạ vẫn chưa được phát hiện, nên trong lúc làm việc,
Marie Curie không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo hộ nào. Thậm chí, có lúc
bà còn để ống nghiệm chứa nguyên tố phóng xạ vào trong ngăn kéo hoặc túi
áo mình. Sau thời gian dài tiếp xúc với các chất phóng xạ, Marie Curie
mất ngày 4/7/1934 và nguyên nhân được cho là vì chứng thiếu máu ác tính.
Khi ấy, bà mới 67 tuổi. Hiện nay, cái chết của nữ khoa học gia nổi
tiếng này được xác định là do phơi nhiễm chất phóng xạ.
Thomas Midgley (18/5/1889 - 2/11/1944) là một nhà hóa học người Mỹ.
Ông nổi tiếng trong giới khoa học vì phát minh ra xăng pha chì và hóa
chất tổng hợp chlorofluorocarbon (CFC). Vì những phát minh của mình,
Midgley còn bị cho là “người liên quan tới nhiều ca tử vong nhất trong
lịch sử”.
Về sau ông mắc bệnh bại liệt và
nhiễm độc chì nặng, phải nằm liệt giường. Nhằm chống chọi với bệnh tật,
Thomas Midgley đã phát minh ra hệ thống dây và ròng rọc trơn giúp mình
dậy khỏi giường một cách thuận tiện hơn. Nhưng chính sáng chế này đã
cướp đi mạng sống của nhà khoa học. Ở tuổi 55, ông bị ngạt thở đến chết
vì vướng vào hệ thống dây nhợ và ròng rọc phức tạp trên giường.
Parry Thomas là một tay đua ô tô và một kỹ sư nổi tiếng xứ Wales.
Ông luôn mơ tưởng sẽ phá vỡ kỷ lục về tốc độ lái xe của Malcolm
Campbell. Thomas đã tự mình thiết kế một chiếc ô tô để biến ước mơ thành
hiện thực. Cuối cùng, chiếc xe đã hoàn thành. Ông đặt tên “con cưng”
của mình là Babs. Thomas đã có những cải tiến mang tính đột phá với
chiếc xe , đặc biệt là thiết kế xích xe hở khi kết nối bánh xe với các
động cơ.
Ngày 27/4/1926, Parry Thomas
phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ lái xe, ngày hôm sau ông lại tiếp tục
đẩy tốc độ lên mức 170km/giờ. Một năm sau, Malcolm Campbell đã phá vỡ kỷ
lục mà Thomas lập được. Khi ông đang nỗ lực để lập nên một kỷ lục mới,
chiếc xích xe bỗng dưng bị đứt, một phần xích văng mạnh vào người, khiến
ông tử vong ngay tại chỗ.
Franz Reichelt là một thợ may người Áo. Ông thiết kế ra chiếc áo
choàng có hoạt động như chiếc dù ngày nay và tự tin tuyên bố, khi mặc
nó, mọi người có thể đi lại một cách nhẹ nhàng, thậm chí bay liệng trên
không trung.
Để chứng minh tác dụng thần kỳ
của phát minh này, Reichelt làm một thí nghiệm khá dại dột. Ông khoác
lên người “kiệt tác” của mình rồi nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel
xuống dưới. Lúc bấy giờ, rất đông người dân và phóng viên ảnh tụ tập
tại đây để chứng kiến sự việc. Nhưng thật bất hạnh, tác phẩm của
Reichelt không hề phát huy tác dụng kỳ diệu như ông mong mỏi. Thử nghiệm
hoàn toàn thất bại và người thợ may đã mất mạng sau cú rơi thẳng từ
trên cao xuống.
Karel Soucek là một diễn viên đóng thế của Canada. Ông phát minh ra
một chiếc “khoang kín”, tức cap-xun, ngồi vào trong và bay từ trên thác
Niagara xuống. Từ đó, tên tuổi ông bắt đầu “nổi như cồn”. Trong lần
biểu diễn này, Soucek tuy bị thương nhẹ nhưng không nguy hiểm tới tính
mạng.
Vào năm 1985, ông ta thuyết
phục một công ty hào phóng tài trợ cho cuộc thử nghiệm mạo hiểm khác của
mình tại Texas. Lần này, Soucek lăn tự do theo thác nước. Phía dưới
thác là một hồ chứa nước. Nhưng mọi chuyện không diễn ra suông sẻ, may
mắn như lần trước. Khi tiếp nước, Soucek không rơi vào lòng hồ mà đập
vào thành. Chiếc cap-xun vỡ nát, còn chủ nhân của nó thì bị thương nặng
và qua đời ngay ngày hôm sau.
Cowper Phipps Coles là một thượng úy Hải quân ưu tú của Hoàng gia
Anh trước đây. Trong thời gian xảy ra chiến tranh vùng Crimea, ông đã
phát minh ra tháp pháo cho tàu chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc,
Coles được cấp bằng sáng chế cho phát minh này. Khi nhận ra "con cưng"
của mình được Hải quân Hoàng gia vận dụng rất tốt, ông cố gắng tận dụng
thiết kế ấy để tạo ra con tàu của riêng mình. Coles có ý định làm ra một
“boong tàu bão tố”, giúp tăng trọng tâm của tàu.
Ngày 6/9/1870, con tàu HMS
Captain của Coles chính thức hạ thủy, đem theo ông và hơn 500 thủy thủ
tham gia chuyến khởi hành đầu tiên. Nhưng thảm họa đã ập đến khi con tàu
bị lật, khiến ông và những người cùng đi rơi xuống nước và tử nạn.
Alexander Bogdanov là nhà vật lý học, triết học, kinh tế học, tiểu
thuyết gia khoa học viễn tưởng và nhà cách mạng nổi tiếng của Nga. Một
trong những thí nghiệm nổi bật của ông là tái tạo cơ thể, nhằm đạt được
mục tiêu “cải lão hoàn đồng” thông qua phương pháp truyền máu.
Ông đã truyền máu cho rất nhiều
danh nhân có tiếng thời bấy giờ, trong số ấy phải kể đến em gái của
Lê-nin. Về sau, Bogdanov đưa ra một quyết định rất liều lĩnh: truyền máu
cho chính mình. Nguồn máu lấy từ một bệnh nhân bị lao và sốt rét. Chẳng
bao lâu sau, nhà khoa học đa tài này chết do bị nhiễm virus gây bệnh.
|
Tháng 11/1703, ước
nguyện có phần kỳ quái của Henry Winstanley thành hiện thực. Ngọn đèn
biển Eddystone đã phải hứng chịu sự hủy diệt tàn bạo của một cơn bão
khủng khiếp tại Anh. Đúng lúc ấy, Winstanley đang tiến hành một số tu
sửa bên trong Eddystone. Ngọn đèn biển đã hoàn toàn sụp đổ, cướp đi sinh
mạng của Winstanley cùng 5 người khác bên trong nó.
Theo KIẾN THỨCSource Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.