Đặc sản biển kỳ dị trên bàn tiệc
Cầu gai, cá mặt quỷ, hải sâm, rắn biển... những đặc sản biển nhìn đã thấy rùng mình nhưng lại được nhiều thực khách chú ý.
Cầu gai
Cầu gai còn gọi là nhum biển hay nhím biển, được ví như là nhân sâm của biển vì nhiều tác dụng hữu ích. Theo nghiên cứu của y học thì cầu gai có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh, ngoài ra còn là một món ăn tăng cường canxi cho cơ thể.
{keywords}
Ở Việt Nam, cầu gai có nhiều ở các vùng biển Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc. Người ta thường chế biến cầu gai thành nhiều món ăn ngon, như cầu gai ăn sống với cải bẹ xanh, mù tạt, cầu gai nấu cháo, cầu gai nướng mỡ hành.
Sam biển
{keywords}
Sam biển là loài hải sản thường sống ở những vùng nước sâu vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần dưới là mũi nhọn ba cạnh dài cỡ hai tấc. Tuy nhiên, người làm thịt sam chỉ sơ ý một chút là có thể gây hậu quả cho người sử dụng các món ăn từ sam như dị ứng hoặc đau bụng. Sau khi sam được giết mổ lấy thịt có thể chế biến được cả trên chục món. Thường thì con đực hay đi cùng con cái, tạo thành một cặp.
Cá mặt quỷ
{keywords}
Không khác tên gọi của mình, cá mặt quỷ trông xấu xí đến sợ. Song, đây lại là một món đặc sản có giá trị, thịt chắc, trong, giòn, ngọt. Cá mặt quỷ ăn rất ngon, vị lạ miệng, giàu dưỡng chất omega 3 giúp tuần hoàn máu tốt, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống đột quỵ...
Hải sâm
{keywords}
Hải sâm còn gọi là đỉa biển vì nó có hình dáng như con đỉa. Hải sâm có giá trị cao trong trị bệnh, vì vậy nó còn được gọi là "nhân sâm của biển cả". Về mặt thực phẩm, thịt hải sâm là một trong 8 món ăn "cao lương mỹ vị" nổi tiếng (bát trân) của phương Đông cùng với yến sào, bào ngư, vây cá...
So biển
{keywords}
So biển có hình dạng rất giống sam biển, ngay những người đi biển cũng khó phân biệt được so biển với sam biển khi chúng còn nhỏ. Nhưng so biển có kích thước nhỏ hơn, đuôi tròn và sống đơn lẻ. So biển là loại không thể ăn được. Trứng và thịt so biển có chứa chất Tetrodotoxin - một loại độc tố thần kinh mạnh như trong cá nóc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do ăn phải so biển vì nhầm với sam biển.
Rắn biển
{keywords}
Rắn biển có tên khác là đẻn biển hay đẻn, có rất nhiều loài nhưng chỉ có vài loài được dùng làm thuốc phổ biến như rắn khoanh, rắn vết và rắn cơm. Thịt rắn biển chứa protid và nhiều acid amin như arginin, cystin, corin, glycin, isolencin, lysin, leucin, histidin, acid glutamic, ornithin, hydroxy prolin, treonin, tyrosin, valin.
Cua huỳnh đế
{keywords}
Cua Huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt rất chắc và độ đạm cao. Cua này có ở biển miền Trung như Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Thuận...
Cá đuối
{keywords}
Cá đuối có hình rẻ quạt, đuôi dài, da màu xanh rêu, xem tivi thấy chúng bơi đẹp như cánh diều. Cá đuối biển có nhiều loại: cá đuối điện có hình dạng như cây đàn guitar, khi bị nó đâm, chỗ bị đâm tê như điện giật. Ở vùng biển Phan Thiết có cá đuối ó, hình dáng như con chim ó, là loại có giá đắt vì thịt rất ngon. Ngoài ra còn có cá đuối én, cá đuối bông, cá đuối sen..., các loại cá này có hình dạng giống như tên gọi của nó.
Cua mặt trăng
Cua mặt trăng
Cua Mặt trăng là một hải sản cực kỳ quý hiếm chỉ có trên đảo Phú Quý, Bình Thuận. Đặc điểm của loài cua này là màu sắc rất độc đáo.Trên lưng cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi. Vì những hình thù trên lưng cua tròn, nên người dân trên đảo ví nó như hình mặt trăng và đặt tên cho nó cái tên rất lạ là cua mặt trăng.
Sở dĩ cua Mặt trăng quý hiếm vì thịt của nó rất săn chắc, nhiều đạm và thơm, ngon đến kỳ lạ. Với giá hiện nay có thể lên đến 500-600.000 đồng/kg, nhưng không phải có tiền là mua được.
Cá nóc
{keywords}
Cá nóc chỉ có 3 loại: nóc hoa, nóc giấy và nóc cơm, trong đó 2 loại nóc không ăn được, nhận diện thông qua những hình hoa trên cá và gai sần sùi, loại thứ 3 là nóc cơm thì ăn được.
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.