Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Người Pháp gốc Việt

Người Pháp gốc Việt là nhóm người có tổ tiên xuất xứ từ Việt Nam nhưng sau định cư ở Pháp. Đây là một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất thế giới. Vì Chính phủ Pháp không làm thống kê với dữ liệu về chủng tộc của công dân Pháp nên không có con số nào chính xác để biết về số người Pháp gốc Việt. Số người Việt tại Pháp được ước tính từ khoảng 200.000  đến 250.000  người (2002). Con số này tăng thành khoảng 300.000 vào năm 2013.
Lịch sử
Trước 1945
Description : Tập tin:Prince Canh MEP.jpg
 
Hoàng tử Cảnh tại Pháp; tranh của Maupérin (1787)
Description : Tập tin:Phan Thanh Gian.jpg
 
Phan Thanh Giản, hình chụp tại Paris khi đi sứ năm 1863.
Một nhân vật người Việt đặt chân lên đất Pháp vào cuối thế kỷ 18 mà lịch sử nhắc đến nhiều là Hoàng tử Nguyễn Phước Cảnh khi theo Giám mục Bá Đa Lộc cầm đầu phái đoàn sang Pháp cầu viện. Cậu bé 3 tuổi này chỉ ở lại Pháp vài năm rồi lại hồi hương nhưng để lại ấn tượng tốt trong dư luận Pháp.
Gần 100 năm sau người Việt mới bắt đầu sang định cư tại Pháp. Sứ bộ Phan Thanh Giản khi trong chuyến Tây du để chuộc lại Nam Kỳ đã ghi nhận sự có mặt của người Việt tại Pháp.[4]Tuy nhiên con số đó chỉ là những người có quan hệ gia đình nên phải sang Pháp.
Mãi đến đầu thế kỷ 20 cộng đồng người Việt mới tăng lên con số đáng kể. Nguyên nhân chính là tình hình khó khăn tại Pháp trong Đệ nhất Thế chiến bắt buộc chính phủ Pháp phải tìm tuyển nhân công để sung vào các xưởng sản xuất trong khi dân Pháp chính gốc phải dồn vào phục vụ chiến cuộc. Cùng lúc đó Pháp cũng mở cuộc tổng động viên để bổ sung quân đội. Lệnh tuyển lính bản xứ tại Đông Dương thuộc Pháp được ban hành vào Tháng Mười Một, 1915. Sang Tháng Giêng, 1916, triều đình Huế cũng có dụ ban thưởng 80 đồng bạc Đông Dương cho những ai nhập ngũ. Đến năm 1918 khi có lệnh đình chiến thì đã có 48.922 lính gốc Đông Dương (Việt) trong quân ngũ tại Âu châu cùng Bắc Phi  và 51.000 thợ (ouvriers non spécialsés, viết tắt là ONS; tiếng Việt gọi là "lính thợ" hay "công binh") gốc Việt trong các công xưởng của Pháp. Trong số đó có 1.548 người tử vong . Số người Việt lưu trú tại Pháp sau giảm nhiều vì đa số chọn hồi hương. Số ở lại chỉ khoảng 3.000 người. Có người ở lại vì kết hôn với người Pháp nhưng phần lớn vì lý do giáo dục và công việc.
Description : Tập tin:Tờ bạc 100 đồng Đông Dương.jpg
Vì tình hình khó khăn kinh tế ở Pháp vào thập niên 1920 ảnh hưởng đến giới lao động, một số hội đoàn của người Việt xuất hiện với mục đích tương tế, tương trợ như Hội Đồng bào Thân ái (La Fraternité des compatriotes), Association Amicale des Travailleurs Indochinois, Association de Laqueurs, Association des Cuisiniers Indochinois, và Association Mutuelle des Travailleurs. Đến năm 1928 thì có Comité de Défense des Travailleurs Annamites ra đời để bảo vệ quyền lợi của công nhân gốc Việt.
Con số thợ thuyền, sinh viên, học sinh đó là hạt mầm của cộng đồng người Pháp gốc Việt.
Khi Đệ nhị Thế chiến sắp bùng nổ thì chính quốc Pháp lại có lệnh tuyển mộ người Việt sang làm lao công thuộc địa (viết tắt tiếng Pháp MOI: main-d'oeuvre indigène), nhưng lần này với dạng cưỡng bách. Năm 1939 đã có 93.000 người, cả lính thợ lẫn lính chiến, bị đưa sang Pháp sung vào quân ngũ hỗ trợ chính quốc theo "Kế hoạch Mandel". Riêng ở Baumettes khoảng 20.000 người bị giam giữ để phục dịch trong các công xưởng với mức lương 1/10 lính Pháp. Một số đã định cư ở Pháp, nhất là vùng Camargue (tỉnh Bouches-du-Rhône), mở mang nghề trồng lúa và làmmuối.
     



1945-1975
Số người Việt sang Pháp định cư tăng thêm vào những thập niên 1940-1960 sau Đệ nhị Thế chiến và cuộc chiến Đông Dương tiếp theo. Khi chính thể bảo hộ của Pháp trên ba xứ Việt, MiênLào cáo chung, đại đa số Pháp kiều, trong đó kể cả những người Việt mang quốc tịch Pháp đã rời bỏ Đông Dương để hồi hương về Pháp. Sau 1954, khoảng 50.000 người mang quốc tịch Pháp tại Đông Dương đã hồi hương, trong đó có 12.000 người bản xứ.
Chính phủ Pháp đưa một số về Noyant d’Allier, một thị trấn nhỏ thuộc AllierAuvergne, có truyền thống khai mỏ than nhưng vào thập niên 1950 đã bị bỏ hoang. Bốn trăm gia đình, tổng cộng khoảng 2.000 người được đưa đến đây lập nghiệp.Số khác định cư ở Sainte-Livrade-sur-Lot (1600 người), thuộc Lot-et-GaronneAquitaine gần Bordeaux miền tây-nam nước Pháp. Nơi cư trú mang tên "Trung tâm tiếp quản Những người Pháp Đông dương" (tiếng Pháp:Centre d'Accueil des Français d'Indochine, CAFI) Nơi đó có cấu trúc giống như một ngôi làng truyền thống ở Việt Nam với đìnhchùa.Trại CAFI ở Sainte Livrade tồn tại đến năm 2008 thì chính quyền địa phương có phá đi để hoạch định lại. Phần lớn đã được tân trang riêng có sáu căn là giữ nguyên dùng làm di tích cuộc di cư và để lưu trữ các hiện vật lịch sử ghi dấu.
Sinh viên du học của Việt Nam Cộng hòa thì tập trung ở Paris, thành lập Tổng hội Sinh viên Việt Nam, hoạt động từ năm 1960. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa có cơ sở bán thức ăn số 80 đường Monge, quận V, cũng được gọi là Foyer Monge, thuộc tòa đại sứ quản lý cho các sinh viên tụ tập. Tính đến đầu năm 1975 cộng đồng ở Pháp là cộng đồng người Việt lớn nhất ở hải ngoại.
Sau năm 1975
Description : Tập tin:35 Vietnamese boat people 2.JPEG
Đợt người Việt đông nhất sang định cư ở Pháp là vào thập niên 1970-1980 với nạn thuyền nhân vượt biển. Chỉ riêng trong bốn năm 1975-1979, Pháp đón nhận 51.515 người tỵ nạn sang định cư, tức là quốc gia đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Úc về số lượng tiếp nhận người tỵ nạn.[19] Trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1989, Pháp đón nhận khoảng 150.000 người tị nạn, và theo một số nghiên cứu, số người tị nạn chiếm khoảng 80% cộng đồng người Pháp gốc Việt đầu thập niên 1990.
Ngoài chính sách của chính phủ cho người tỵ nạn nhập cư, giới nhân sĩ Pháp như triết gia Jean-Paul SartreMichel FoucaultRaymond Aron còn tổ chức nhóm vận động "Un bateau pour le Vietnam" ("Một con tàu cho Việt Nam") kêu gọi gia tăng số người tỵ nạn nhập cảnh. Chính nhóm này cùng với Bernard Kouchner, sáng lập viên tổ chứcMédecins Sans Frontières (Y sĩ không biên giới) đã tài trợ con tàu Ile-de Lumière ("Đảo Ánh Sáng") ra khơi cứu giúp người vượt biển. Chính giới Pháp như Jacques Chirac và François Mitterrand cũng bảo trợ một số gia đình người Việt tỵ nạn.
Văn hóa
Description : Tập tin:Pho restaurant Paris.JPG
 
Món phở xuất hiện với bước chân người Việt ở Paris
 
 
Hệ thống giáo dục tại Pháp, khác với Canada và các quốc gia châu Âu khác, không chủ trương xây dựng một xã hội đa văn hóa. Vì thế, mặc dù người Pháp gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất cố gắng giữ gìn văn hóa Việt Nam và sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng, những người thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sinh ra và lớn lên tại Pháp biết rất ít về quốc gia và văn hóa của tổ tiên họ. Về ngôn ngữ họ cũng không sử dụng tiếng Việt.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến vào thập niên 1990, 41% người trẻ từ 11 đến 30 tuổi nói rằng họ được gia đình dưỡng dục theo truyền thống Phật giáo, và 28% nói rằng họ được dạy dỗ theo truyền thống Công giáo.
Những ngày lễ văn hóa được cộng đồng người Pháp gốc Việt duy trì gồm có Tết Nguyên ĐánVu Lan, và Tết Trung Thu. Ngoài ra, những người ủng hộ chính quyền Hà Nội còn tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8 tháng 3, gần trùng với ngày lễ Hai Bà Trưng vào Tháng Hai âm lịch), 30 tháng 4, và 2 tháng 9.
Một trong những cơ sở tôn giáo lâu đời nhất của người Pháp gốc Việt là chùa Hồng Hiên xây từ năm 1917 ở Fréjus,Var, thuộc Provence-Alpes-Côte d'Azur. Chùa có một thời bị bỏ hoang phế nhưng từ thập niên 1970 trở đi đã hoạt động trở lại. Tính đến năm 2000 ở Pháp có 38 ngôi chùa của người Việt. Cũng theo chiều hướng phát triển, người Pháp gốc Việt đã cho xây cất chùa Khánh Anh ở Évry ngoại ô Paris. Vào thời điểm dự tính hoàn thành năm 2011-2012, ngôi chùa này được coi là ngôi chùa lớn nhất châu Âu của người dân gốc Việt.
Description : Tập tin:EvryPagodeKhanhAnh.JPG
Chùa Khánh Anh tại Évry, Essonne
 
Dưới mắt người Pháp, người Pháp gốc Việt sống tương đối bình yên và hòa nhập vào xã hội Pháp, không gây nhiều vấn nạn như những nhóm thiểu số khác tại Pháp.Tuy không năng động như các cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Mỹ hay Úc, người Pháp gốc Việt cũng có những sinh hoạt chính trị như vinh danh 60 năm cờ vàng ba sọc đỏ ởParis cùng Voisins Le Bretonneux và Montigny Le Bretonneux
Chính trị tại Pháp
Đầu thập niên 1980, tỷ lệ nhập tịch của người Việt tại Pháp là khoảng 5%, một trong những tỷ lệ cao nhất trong các cộng đồng người ngoại quốc tại Pháp (so với khoảng 0,25% cho cộng đồng người Algérie, cộng đồng lớn nhất). Điều tra dân số năm 1999 cho thấy khoảng 75% người từng có quốc tịch Việt Nam đã vào Pháp tịch.
Mặc dù người Pháp gốc Việt có tỷ lệ nhập tịch khá cao, họ ít quan tâm đến chính trị tại Pháp và hiếm khi tham gia vào các cuộc bầu cử cấp địa phương và toàn quốc.Họ thường nhập tịch vì lý do kinh tế thay vì lập trường chính trị. Tuy không thiết tha với biến chuyển trên chính trường tại Pháp, họ rất quan tâm đến tình hình chính trị ở cố hương, và trong quá khứ từng đóng vai trò rất quan trọng trong các phong trào chính trị tại Việt Nam vào thế kỷ 20.
Năm 2009 thì một số người Việt tại Pháp đứng ra thành lập Hội Người Việt thuộc đảng Cộng Hòa (tiếng Pháp:Union des Vietnamiens Républicains, viết tắt là UVR) để tạo tiếng nói chính trị cho cộng đồng, trong đó có Bùi Kiệt Sĩ (Alain), Mai Quốc Minh. Tổ chức này của Đảng Cộng hòa Pháp (Parti républicain) hoạt động với mục đích dần tiến tới tranh cử Hạ viện Pháp năm 2012 và các hội đồng thành phố ở các địa phương năm 2014.
Quan điểm chính trị đối với Việt Nam
Sau 1975, cộng đồng người Pháp gốc Việt chia thành hai nhóm rõ rệt: một nhóm ủng hộ chính quyền Hà Nội và một nhóm chống cộng.[20][30] Hầu hết các tổ chức và hội đoàn của người Việt, kể cả các tổ chức tôn giáo và kinh doanh, đều ngả theo nhóm này hay nhóm kia. Những người ủng hộ chính quyền Hà Nội tự nhận là "di dân" trong khi những người chống cộng tự nhận là "người tỵ nạn". Hai nhóm này có những mục tiêu chính trị trái ngược nhau và những thành viên của mỗi nhóm ít có quan hệ với thành viên nhóm kia.
Nhóm ủng hộ chính quyền Hà Nội
Những người ủng hộ chính quyền Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF, Union Général des Vietnamiens de France), có tổ chức quy mô hơn và được chính quyền Việt Nam công nhận. Những người trong nhóm này là những người đến Pháp trước 1975 và con em của họ; vấn đề mưu sinh của họ khá ổn định, và họ được xem là thành phần ưu tú trong cộng đồng gốc Việt. Nhiều thành viên UGVF cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và một số khác là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam[33] (nhà hoạt động chính trị Nguyễn Khắc Viện từng là chủ tịch UGVF.
Trước 1975, mục tiêu của UGVF là chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và ủng hộ chính quyền Hà Nội. Sau 1975, nhiều thành viên UGVF dự định hồi hương để đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chính phủ Việt Nam lại xem giới trí thức có nền giáo dục phương Tây là một mối đe dọa. Những người được đào tạo tại Liên Xôđược trọng dụng hơn vì họ được xem là có quan điểm chính trị thích hợp hơn. Khi họ trở về Việt Nam, những Việt kiều Pháp thường không tìm được việc làm tương đương với công việc của họ tại Pháp.Từ đó, họ ủng hộ thành lập một cộng đồng người Việt ly hương lâu dài tại Pháp. Mục tiêu của UGVF cũng vì đó thay đổi, chú trọng đến việc giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam cho các thế hệ sau. Chính phủ Pháp xem UGVF là một tổ chức cộng sản và các hoạt động chính trị của tổ chức không được công khai cho đến năm 1981, khi được chính phủ Đảng Xã hội công nhận.
UGVF tổ chức nhiều lễ hội cho các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Các sự kiện này luôn có sự hiện diện của đại sứ Việt Nam tại Pháp. Các thành viên của UGVF còn thành lập nhiều hội đoàn khác để tranh đua với những tổ chức chống cộng để giành sự ủng hộ từ những người tị nạn sau 1975. Tuy nhiên, các tổ chức này không công bố quan hệ của họ với UGVF vì nhiều người tị nạn sẽ rời bỏ tổ chức nếu họ biết được UGVF đứng sau các tổ chức này.
Mặc dù không hẳn là một bình phong cho những người cộng sản Việt Nam tại Pháp, UGVF là một tổ chức với chủ trương sát cánh với chủ trương của chính quyền Hà Nội.Nhiều thành viên trẻ trong UGVF, sinh ra và lớn lên tại Pháp, cho rằng UGVF thiếu độc lập và quá phụ thuộc vào Hà Nội. Họ cũng đã bắt đầu quan tâm vào các vấn đề trong xã hội Pháp như nạn bị người Pháp bản xứ kỳ thị.
Nhóm chống cộng
Description : http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/3/36/LogoTHSVVNP.jpg
Description : http://bits.wikimedia.org/static-1.22wmf21/skins/common/images/magnify-clip.png
Huy hiệu Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris
Khác hẳn những người ủng hộ chính quyền Hà Nội, những người chống cộng không thống nhất dưới một tổ chức nào tương tự như UGVF, nhưng họ chung một lập trường đối lập với chế độ cộng sản tại Việt Nam. Trước 1975, những nhóm người Việt chống cộng hoạt động tại Pháp rất ít, và chủ yếu là các tổ chức sinh viên như Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris. Sau 1975, với số thuyền nhân tị nạn được nhận vào Pháp tăng vọt, những nhóm chống cộng mới thật sự lớn mạnh để cạnh tranh với nhóm ủng hộ Hà Nội. Những nhóm chống cộng bao gồm chủ yếu những người tị nạn đến Pháp sau 1975, vì thế họ có tình trạng kinh tế kém ổn định hơn nhóm kia.
Trong lúc UGVF muốn miêu tả cộng đồng người Pháp gốc Việt như một cộng đồng đoàn kết ủng hộ chính quyền Hà Nội, những nhóm chống cộng hoạt động để nói rõ cho người Pháp bản xứ biết là trong cộng đồng người Việt có sự khác biệt chính trị sâu sắc. Họ thường biểu tình phản đối chính phủ Việt Nam, và kêu gọi những người tị nạn tẩy chay những cơ sở kinh doanh có liên quan đến UGVF.
Những tổ chức của những người chống cộng cũng gồm những tổ chức sinh viên, lãnh đạo, xã hội, và văn hóa. Họ có những hoạt động tương trợ những người tị nạn mới đến Pháp. Hầu hết các thành viên hoạt động trong tổ chứcHướng đạo Việt Nam tại Pháp và các tổ chức Công giáo của người Việt đều nằm trong phái chống cộng. Họ cũng tổ chức các cuộc lễ hội cho các ngày lễ truyền thống, nhưng với quy mô nhỏ hơn so với UGVF.
Description : Tập tin:TranVanKhacHDVN2.jpg
Trưởng Trần Văn Khắc (phi), người sáng lp Hướng đo Vit Nam và Bác sĩ Nguyn Văn Thơ, hi trưởng cui cùng ca Hi Hướng đo Vit Nam (tháng 4 năm 1975) chp hình tTrại Họp bạn Quc tế Hướng đo Vit Nam "Thng Tiến 2" được t chc tToronto năm 1988
 
Di tích
Description : Tập tin:Pavillon jardin tropical.jpg
 
Phương đình xây trên nền cũ của Đền tử sĩ lính Đông Dương
Trước năm 1954
Rải rác ở Pháp có một số di tích ghi dấu chân người Việt. Ở Nogent-sur-Marne trong Jardin tropicale de Paris, thuộcBois de Vincennes còn nền cũ ngôi đền tử sĩ tưởng niệm lính Đông Dương, tức temple du Souvenir Indochinois. Đây nguyên thủy là một ngôi nhà cất ở Thủ Dầu Một rồi rỡ ra đem sang Pháp dùng cho cuộc Exposition coloniale de Marseille 1906. Qua năm sau chính phủ Pháp cho chuyển về Nogent-sur-Marne và đến năm 1917 thì ngôi nhà đó được dùng làm đền tử sĩ, có sắc phong (1919) của vua Nguyễn Hoằng Tông. Nhà vua còn đến viếng ngôi đền này năm 1922 nhân chuyến công du sang Pháp.
Năm 1984 đền bị phá hủy hoàn toàn trong cơn hỏa hoạn, nay chỉ còn phần nền với bậc tam cấp tạc đôi rồng đá. Một phương đình tân tạo nhỏ nay nằm ở vị trí này.
Đài kỷ niệm thuyền nhân
Ngày 12 tháng 9 năm 2010 tượng đài kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam với tên Niềm mơ ước của Mẹ (tiếng PhápLe Rêve de la Mère) được dựng ở bùng binh "Rond point Saigon", ngã tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xã Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée.[47] Tượng đài này có bốn mục đích:
  1. Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam
  2. Tri ân nước Pháp
  3. Ghi ơn bậc phụ huynh
  4. Vinh danh đóng góp của người Pháp gốc Việt.
Đây là bức tượng bằng đồng do điêu khắc gia Vũ Đình Lâm thực hiện.
Nhân vật
Description : Tập tin:Yohan Cabaye.JPG
Yohan Cabaye mang trong mình dòng máu Vit khi có bà ni là ngườViệt Nam.
Yohan Cabaye (sinh ngày 14 tháng 01 năm 1986 tTourcoingPháp) là mcầu thủ bóng đá chuyên nghip người Pháp đang chơi tGiải bóng đá ngoại hạng Anh cho câu lc b Newcastle United
 
Trong số những người Việt sống ở Pháp được nhiều người biết đến có thể kể tới nhà toán học Ngô Bảo Châu, thiền sư Thích Nhất Hạnh; nhà văn Dương Thu HươngTrần Thị Nam Murtin, người nhận Bắc đẩu bội tinh Premier ministre grade chevalier năm 2008 của chính phủ Pháp[49][50]; ký giả Bùi Tín; kỹ sư Trương Trọng Thi; đạo diễn Trần Anh Hùng; và các nữ diễn viên Phạm Linh ĐanTrần Nữ Yên Khê. Bên cạnh đó cũng có những người Pháp mang trong mình một phần dòng máu Việt nổi tiếng như thanh tra cảnh sát Georges Nguyễn Văn Lộc, luật sư Jacques Vergès, diễn viên France Nguyen, và cầu thủ François Trinh-DucYohan Cabaye...
Description : http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/56/Fran%C3%A7ois_Trinh-Duc.jpg/220px-Fran%C3%A7ois_Trinh-Duc.jpg

      François Trinh-Duc            

Description : Tập tin:Jacques Vergés in his Algiers office.jpg         Description : Tập tin:André Truong fait Chevalier de la Légion d'honneur.png    
  luật sư Jacques Vergès    
                                                                                                                                     kỹ sư Trương Trọng Thi được traoHuân chương   Bắc đẩu bội tinh
 
 Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.