Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Chiến tranh trăm năm giữa Pháp và Anh - Bài 3



Trận Poitiers năm 1356 

Những sự kiện lớn giữa Pháp và Anh trước khi xảy ra trận Poitiers
Năm 1347 Vùng Bearn tự tuyên bố là một tiểu quốc độc lập bởi Bá tước Gaston Phoebus của Foix nhưng không được nhà vua Pháp chấp nhận. Bệnh dịch “ Black Death” loang tới Marseilles.
Năm 1349 Vùng Dauphine được mua lại từ Đế chế La Mã Thánh thần, chiếm được vùng Montperllier từ tay của xứ Aragon
Tháng 12 Bá tước Lancaster đột kích vào vùng Languedoc tới tận Toulouse sau đó lại phải tháo chạy.
Năm 1349 -> 50 Người Pháp chiếm lại các vùng Prigny, Bouin, Beauvoir và Noirmoutier ở phía nam vùng Brittany từ tay người Anh và các đồng minh của họ.
Năm 1351 -> 52 Người Anh thiết lập các đơn vị đồn trú ở tỉnh Quercy, mặc dù các thị trấn trung tâm vẫn nằm trong sự kiểm soát của người Pháp.
Năm 1355 Tháng 10 -11 Cuộc Đại đột kích của Hoàng tử xứ Wales vào vùng Languedoc đã với tới Narbon.
Tháng 11 Các đợt tấn công du kích được tiến hành bởi vua Edward III từ Calais đã tới Hesdin, nhưng nhà vua đã rút lui khi đối mặt với quân Pháp từ Amiens.
Tháng 12 ( tới tận tháng 2 năm 1356) Nhiều thị trấn ở các tỉnh Perigord, Guyenne và Agenais bị chiếm bởi quân Anh.
Năm 1356 Tháng 6 Đại diện của các thị dân vùng Languedoc tập hợp tại Beziers để bàn cách hợp tác phòng thủ.
Ngày 19 tháng 6 Bá tước Stafford mang thêm quân tăng viện và chỉ thị của vua Edward III tới Hoàng tử Đen tại Bordeaux
21 tháng 6 Phái đoàn hòa giải của Giáo hoàng rời Avignon và hướng đến triều đình Pháp.
Tháng 6 ->7 Bá tước Lancaster tiến hành đột kích khắp vùng Normandy.
Tháng 7 Southampton được tuyên bố là điểm lên tầu cho một cuộc viễn chinh tới nước Pháp. Vua John II của Pháp cử Bá tước Poitiers tới Bourges để tập hợp quân đội.
Ngày 6 tháng 7 Hoàng từ xứ Wales tiến đến La Reole, đây là điểm tập hợp của quân đội người Gascon ( quân đội người Pháp thân Anh).
Ngày 12 tháng 7 Vua John tiến hành bao vây Breteuil
Đầu tháng 8 Hạm đội của người Aragon đã đến sông Seine, bá tước Poitiers thiết lập sở chỉ huy của ông ta ở Bourges
Tháng 8 ( hoặc đầu tháng 9) Bá tước Lancaster tiến quân với mục đích hỗ trợ cho Hoàng tử xứ Wales
Ngày 4 tháng 8 Quân đội của Hoàng tử Đen đến được Bergerac được chia ra thành nhiều toán quân nhỏ để phòng thủ xứ Gascony.
Ngày 9 tháng 8 Hoàng tử Đen tiến tới Brantome
Ngày 10 tháng 8 Hạm đội của xứ Aragon đã chặn đứng việc chuyển quân tiếp viện từ Southampton đến Pháp.
Ngày 12 tháng 8 Hoàng tử xứ Wales tiến đến Rochechouart.
Ngày 18 tháng 8 Bá tước Poitiers rút khỏi Bourges và thiết lập một sở chỉ huy mới ở Decise vào ngày 21 tháng 8, ông nhận được lệnh phải giữ được vùng Loire tới khi nhà vua và nhà Dauphin ( hoàng tộc của Pháp thời đó) tới và tăng viện cho ông.
Ngày 20 tháng 8 Quân đồn trú người Navarres tại lâu đài Breteuil đã đầu hàng trước vua John.
Ngày 22 tháng 8 Hoàng tử xứ Wales tiến đến vùng Argenton.
Ngày 7 tháng 9 Hoàng tử xứ Wales đến được Tours và thiết lập sở chỉ huy tại Montlouis, các cuộc tấn công của người Anh vào Tours đều thất bại.
Ngày 8 tháng 8 Quân đội của nhà vua John đến được Meung-sur-Loire.
Ngày 10 tháng 9 Vua John hội binh với Bá tước Poitiers, vượt sông Loire và hành quân đến Amboise.
Ngày 11 tháng 9 Hoàng tử xứ Wales rút lui về phía nam, vượt qua sông Cher và Indre để đến Montbazon.
Ngày 12 tháng 9 Phái đoàn hòa giải của Giáo Hoàng đến gặp Hoàng tử Đen, cũng khoảng ngày hôm đó Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Charles Dauphin ( sau này là vua Charles V của Pháp) đã tới Tours, vua John hành quân từ Amboise về hướng Poitiers.
Ngày 13 tháng 9 Hoàng tử Đen đến được thành phố La Hay thuộc vùng Creuse. Vua John đến được vùng Loches.
Ngày 14 tháng 9 Vua John đến La Haye. Hoàng tử Đen đến đến được Châtellerault và ở lại đó 3 ngày với hy vọng liên lạc được với Công tước Lancaster-người đã không thể vượt sông Loire.
Ngày 15 tháng 9 Vua John đến được vùng Chauvigny
Ngày 17 tháng 9 Hoàng tử Đen rời vùng Châtellerault, ông ta đến được vùng Chauvigny-Poitiers và thấy rằng quân Pháp đang tiến về Poitiers, đại úy de Buch tấn công vào hậu quân Pháp tại La Chaboterie, quân Anh rút lui và đóng trại trong rừng.
Ngày 18 tháng 9 Người Anh phát hiện ra rằng quân Pháp hạ trại ở giữa Poitiers và Savigny-Levescault, Hoàng tử xứ Wales dàn quân đội của ông ta ở phía Bắc của Nouaillé.
Ngày 19 tháng 9 Nổ ra trận Poitiers, Hoàng tử xứ Wales đánh bại và bắt tù binh vua John II.
Ngày 21 tháng 10 Liên quân Anh-Gascon hành quân về phía nam từ Poitiers.
Ngày 29 tháng 9 Charles Dauphine tiến vào Paris để thành lập một chính phủ Pháp mới.
Cuối tháng 9 Công tước xứ Lancaster rút lui về Brittany.
Ngày 3 tháng 10 Quân Anh và những người Breton ủng hộ họ đã bao vây không thành công Rennes.
Tháng 10 năm 1356 tới tháng 1 năm 1358 Liên quân Anh-Navarrese chiếm được phần lớn những vùng lãnh thổ của Normandy.
Tháng 12 Vùng Pont-Audemer bị tái chiếm bởi Charles Dauphine.
Trong phần lớn thời gian Trung cổ, chế độ xã hội của Pháp và Anh rất giống nhau, đặc biệt là trong các vùng trung tâm của phía Nam nước Anh và miền Bắc nước Pháp. Hơn nữa giai cấp thống trị của Anh vẫn nói tiếng Pháp và phần lớn có nguồn gốc Pháp. Ngược lại có sự khác biệt đáng chú ý trong văn hóa, ngôn ngữ và pháp luật từ miền nam nước Pháp vốn là di sản của nền văn hóa La Mã -Địa Trung Hải. Vì vậy, rất hài hước khi những tài sản đất đai lớn nhất trên đất Pháp lại thuộc về nước Anh và những đồng minh trung thành nhất của Pháp lại ở vùng Aquitaine (một vùng đất đã từng thuộc về nhà Plantagenet) ở phía tây nam Pháp, ở đó mặc dù không phải là vùng thuộc Địa Trung Hải, nhưng nó vẫn bảo quản nền văn minh Romano-Christian trong suốt thời gian đầu thời trung cổ.
Trong những thập niên đầu của cuộc chiến tranh trăm năm giữa nước Pháp và nước Anh người ta đã thấy hai chiến thắng đáng chú ý của người Anh. Đầu tiên là chiến thắng trên biển, gần cảng Sluvs năm 1340. Chiến thắng thứ hai gây nhiều ngạc nhiên hơn đối với các quốc gia châu Âu khác-đó là việc vua Edward III đã đánh bại và ghiền nát quân đội của vua Philip VI tại trận Crécy trong năm 1346. Đột nhiên, một vương quốc đã được ghi nhận vì hòa bình và thịnh vượng hơn là sức mạnh quân sự thu được từ danh tiếng của một quân đội có hiệu quả chiến đấu cao và các cung thủ trường cung vốn ngày càng được tôn trọng.
.
Hai năm sau thất bại ở Crécy, nước Pháp lại phải chịu một thảm họa lớn hơn với sự xuất hiện của Black Death-đó là bệnh dịch hạch vốn đã nhanh chóng lan rộng trên hầu như tất cả các châu Âu, nhưng dường như mới nhập vào Pháp qua cảng Địa Trung Hải và bùng phát mạnh ở thành phố cảng Marseilles. Hàng triệu người chết trong nhiều đợt dịch bệnh và một số sử gia cho rằng có đến nửa dân số Pháp đã thiệt mạng vì bệnh dịch này.
Không có gì đáng ngạc nhiên, Black Death đã làm cho cuộc chiến giữa Anh và Pháp phải tạm dừng. Thậm chí bệnh dịch hạch đã tác động đến sự sẵn có của những đàn ngựa bởi vì nó làm sụp đổ nền kinh tế dân cư ở vùng nông thôn, điều có nghĩa là không có đủ thức ăn để giữ cho những đàn ngựa còn sống. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi vì vào giữa thế kỷ 14 Chiến tranh Trăm năm là một cuộc chiến tổng lực trên cả mặt trận quân sự lẫn kinh tế và nó đã mang lại sự căng thẳng nghiêm trọng về tài chính cho cả hai phía.
Khi John II lên ngôi của Pháp năm 1350, ông thừa hưởng một vương quốc bị suy yếu do nạn đói, bệnh tật và hàng loạt các cuộc tấn công cướp phá trên diện rộng của người Anh. Vị vua trẻ tuổi đã cai trị vương quốc với sự hỗ trợ của một nhóm nhỏ các Đại qúy tộc cấp cao và các đại diện của các tầng lớp quý tộc thấp hơn. Họ đều đồng thuận rằng việc cần thiết trước mắt là phải có những thứ như những sắc thuế mới. Những lãnh chúa mạnh nhất thường hội họp với nhà vua của họ trong căn cứ quyền lực địa chính trị của riêng họ và không giống như Nghị viện Quý tộc Anh, Quốc-Hội Pháp vẫn chưa phát triển. Mặt khác vua John II đã có nhiều cố gắng để cải cách chính phủ, củng cố quyền lực của hoàng gia và tăng cường sức mạnh của quân đội Pháp để có thể trỗi dậy sau những thất bại bất chấp sự khinh miệt của người Anh. Để tiếp tục kiểm soát cái chính phủ vừa mới tái cơ cấu của mình, John II đã từ bỏ lối sống lưu động giống như của Philip VI-cha của ông và dành phần lớn thời gian của mình sống ở trong hoặc gần Paris. Ông cũng đã chọn ra ba Giáo sỹ cao cấp ( giáo sỹ là tầng lớp trí thức của châu Âu thời Trung cổ ) từ tầng lớp quý tộc để làm việc như những nhà lãnh đạo quân sự và giúp đỡ ông trong việc tiến hành cải cách tổ chức trong thời gian các hiệp định ngừng bắn với nước Anh được kéo dài. Tất nhiên là không phải tất cả các chính sách mới của vua John đều là đúng đắn chẳng hạn như vào năm 1352 ông đã gả con gái của mình cho vua Charles của Navarre – vốn được biết đến trong lịch sử như là Charles the Bad ( gã tồi tệ). Sự kiện này sẽ gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng trong tương lai từ Charles của Navarre vì ông này cho rằng mình có quyền lên ngôi vua của nước Pháp.
Vào năm 1355 khoảng thời gian tồi tệ nhất của bệnh dịch hạch đã qua và vương quốc đang ở giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, quân đội dã chiến của Pháp trong những năm của thập kỷ 1350 nhỏ hơn một cách đáng kể hơn so với chính nó hồi ở Crécy. Theo các cải cách của vua John II, quân đội thu nhỏ lại hơn nhưng vẫn cần phải có hiệu quả hơn. Ví dụ, năm 1351 nhà vua ra lệnh rằng tất cả các tay nỏ đang phục vụ cho ông được cung cấp với một chiếc dây cu roa để tăng sức mạnh và kích thước vật lý của cây nỏ. Ở những nơi khác, hình thức phòng thủ truyền thống của các đô thị đã bị lãng quên trong những thập kỷ hòa bình trước khi nổ ra chiến tranh Trăm năm, đặc biệt là ở Poitou nơi mà quân Anh đã tiến hành các cuộc đột kích khốc liệt vào năm 1356 và lên đến đỉnh điểm là trận Poitiers. Bằng những nỗ lực đáng kể đã được thực hiện để phục hồi và cải thiện hệ thống guet, arrirere-guet ( tiếng Pháp nên chịu ) và hệ thống phòng thủ ở các thành phố và thị xã. Ví dụ như ở Chatellerault những guetteur hoặc `đài quan sát ‘ là những người được đề cử bởi hội đồng thành phố để canh chừng trên chiếc đồng hồ từ tháp chuông của nhà thờ thánh St. Jacques. Đáng buồn là những nỗ lực này tỏ ra quá chậm và không hiệu quả để có nhiều ảnh hưởng vào năm 1356. Tương tự, những cố gắng để tăng cường hệ thống công sự ở đô thị và các lâu đài có rất ít ảnh hưởng và nhiều sử gia đã đổ lỗi cho thất bại vào các cải cách của vua John và sự ‘phản bội’ của các tầng lớp quý tộc trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự vì họ đã tỏ ra ích kỷ, chỉ tìm cách bảo vệ quyền lợi cá nhân, bè phái và vô kỷ luật.
Trong khi đó tại Anh có ít nỗ những lực cải cách hơn vì quân đội Anh đã chứng tỏ được tính hiệu quả của họ. Trong thực tế những thành công ban đầu của vua Edward đã được nhìn nhận như bằng chứng của sự hỗ trợ của Chúa cho sự nghiệp của ông. Sau khi trận chiến Crécy kết thúc, Joltn Erghome của Yorkshire đã viết: “Thiên Chúa đã ban cho người Anh sức mạnh của vũ khí trong cuộc chiến chống người Pháp vì lợi ích mà họ có trong vương quốc Pháp”… Tuy nhiên sau đó có một mối quan tâm lớn rằng người Pháp sẽ tìm cách lừa người Anh về những khoản chiến lợi phẩm của chiến thắng qua việc ký các hiệp ước hòa bình, các điều ước quốc tế và ngoại giao quanh co. Thậm chí người Anh ngày càng nghi ngờ rằng Giáo hoàng đã ủng hộ Pháp ( có vẻ như đây cũng là một nguyên nhân để người Anh tách riêng ra thành lập Giáo hội Anh giáo ). Cùng với những điều này là nỗi sợ bị người Pháp trả thù bởi vì từ trước đến lúc đó nước Pháp vẫn là một cường quốc lớn và lâu đời.
Vào gần thời gian đó, quan điểm truyền thống của Anh về việc được hưởng lợi từ những chiến thắng ban đầu của họ đã bị thách thức, ít nhất là tại những khía cạnh mà chính phủ Anh đã quan tâm tới, kể cả việc chi phí của các cuộc chinh phạt ngày càng rất lớn. Tuy nhiên, chắc chắn là có một số cá nhân được hưởng lợi từ những chiến dịch thành công. Mặc dù quân đội thời trung cổ là rất nhỏ so với tiêu chuẩn hiện đại và dân số thời trung cổ cũng rất ít nên số đàn ông tham gia quân đội đôi khi tương đương với 10 -> 15 % số nhân lực sẵn có nếu nếu so sánh với thời hiện đại. Ngoài ra ý tưởng cho rằng khi quân đội Anh ra khỏi đất nước của họ thì họ được “người Pháp trả tiền ” là một suy nghĩ sai lầm. Những cuộc chinh phạt Quân sự lớn cần đế một số tiền rất lớn cũng như lừa, ngựa, thức ăn gia súc và phương tiện vận chuyển. Cũng không phải những người đàn ông tham gia vào các chiến dịch này chỉ đơn thuần là những chiến sỹ-những kẻ vô tích sự trong thời bình. Ngược lại, trong họ bao gồm cả một số những người dân có tay nghề cao. Các Lãnh chúa quý tộc bị mất nhiều người thuê đất của họ và những người hầu cận một cách vĩnh viễn nếu họ bị tử trận. Nhưng cái giá phải trả cho bên thua thậm chí còn lớn hơn nhiều. Ngay cả khi có người còn sống sót, tiền chuộc để phóng thích những người bị giam cầm có thể sẽ phá hủy nhiều gia đình một cách vĩnh viễn.
Một thắng lợi lớn cho người Anh trong giai đoạn đầu tiên của Cuộc chiến Trăm năm là việc chiếm đóng Calais trong năm 1347. Sự kiện này giúp cho sự thống trị của người Anh ở Straits Dover thêm vững vàng và để củng cố thắng lợi này chiếc cảng đã được gia tăng dân số bằng người định cư Anh. Các cuộc đột kích của Hải quân Pháp vào bờ biển Anh đã bị triệt phá và sẽ không thể phục hồi cho đến thập kỷ 1370, mặc dù vẫn còn một số cuộc tấn công lẻ tẻ. Một điểm quan trọng tương đương là sự an toàn của tuyến vận chuyển đường biến đến và đi từ nước Anh tới vùng Aquitaine. Tuyến đường biển này sẽ tồn tại một cách an toàn cho đến khi Hạm đội tàu galley của xứ Castilian vốn là đồng minh của người Pháp xuất hiện tại English Channel.
Khi những hoạt động quân sự lớn lại được tiếp tục trong năm 1355, người Anh lại tiếp tục chiến lược trước đây của họ, đó là đột kích một cách sâu rộng vào các vùng Normandy, Brittany và các vùng đất tại tỉnh Aquitaine thuộc sự cai quản của người Pháp và gây ra những hậu quả khốc liệt cho họ. Trong khi vua Edward III của Anh cho triệu tập Nghị viện của ông ta thì vua John II cũng cho mời Etáts Generaux, hay là States General ( một hội đồng quý tộc nhưng chưa phát triển được thành Nghị viện ) vào cung điện của ông. Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1355 vua Pháp yêu cầu ra lệnh tổng động viên và trong 10 tháng quân đội của ông đã đạt được một số chiến thắng nhỏ. Về phía người Anh, ba cuộc tấn chevauchée ( càn quét, cướp bóc ) quy mô lớn đã được tiến hành, nhưng chỉ có một cuộc có thể được coi là thành công. Cuộc chevauchée của Vua Edward III từ Calais là một thất bại, trong khi đó cuộc càn quét được chỉ huy bởi Công tước Lancaster tại Normandy cũng tương tự chỉ đạt được những kết quả ít ỏi vì các cuộc đàm phán với Charles Navarre đã bị phá vỡ.
Ngược lại, cuộc hành binh của Hoàng tử xứ Wales từ Bordeaux trên bờ biển Đại Tây Dương của Pháp đến thành phố Narbonne ở đầu bờ Địa Trung Hải đã gây ra thiệt hại rất lớn. Hiệp ước Valonges ký vào ngày 10 tháng Chín năm 1355 đã hoà giải mâu thuẫn giữa vua John II Pháp và vua Charles của Navarre ( dù là chỉ tạm thời ). Sự kiện này được xem như là một mối đe dọa đến lợi ích của người Anh và vì vậy Edward III đã ra lệnh cho con trai ông-Hoàng tử Edward của xứ Wales – người sau này sớm được biết đến như là Hoàng tử đen – khởi động một cuộc chevauchee lớn qua các vùng đất của Jean d’Arrnagnac, một người ủng hộ chính của vua John II ở phía tây nam nước Pháp. Trước khi đoàn chinh phạt này xuất quân vua Anh đã cho triệu tập Nghị viện mà nội dung của cuộc họp theo Chandos Herald là: ” Tất cả đã đồng ý để cử Hoàng tử xứ Wales tới xứ Gascony, bởi vì ông này rất nổi tiếng ở đó và tấn phong cho ông ta ngay lập tức để ông có thể lên đường với các chỉ huy là những quý tộc như Bá tước Warwick, Bá tước Salisbury, Bá tước Suffolk / Ufford, Bá tước Oxford, Bá tước Stafford, Sir Bartholomew de Bulghersh, Sir John Montagu, Lord Despenccr, Lord Mohun, Reginald Cobham, cùng với Chandos và Audley là hai có người có danh tiếng lớn được bổ nhiệm làm cố vấn …” Sau đó hầu hết các quý tộc này đều nổi bật trong trận Poitiers.
Vào cuối tháng 9 năm 1355, khoảng 1000 kị sỹ, 1.000 con ngựa, 300-400 bộ binh cung thủ và 170 tay giáo người xứ Wales đã khởi hành trước để đi Plymouth. Hòang tử cũng đã “giao kèo” với vua Edward để được cung cấp thêm 433 kị sỹ, 400 con ngựa thiết giáp và 300 bộ binh cung thủ, ông cũng cần ít nhất 833 con ngựa ngoài những con ngựa của các chỉ huy, của đoàn tùy tùng của họ và nhân viên hành chính cần thiết chứ không đề cập đến những toa xe và súc vật để chở hành lý. Một số kị sỹ được phép mua ngựa ở Gascony và những con ngựa để thay thế cho những con sẽ bị giết trong chiến đấu cũng được tìm ở đó, tất cả đều được định giá trị bởi vị Nguyên soái của Bordeaux. Những con ngựa được vận chuyển trực tiếp từ Plymouth đã chắc chắn được ‘thẩm định’ (giá trị) và đánh dấu bởi John Gevncourt và các trợ lý của ông, trong khi hai chiếc phà khác dùng để chở quân và Larnbkyn Sanddler cung cấp một số đồ trang bị cho chính ngựa của Hoàng tử xứ Wales.
Vì các trang bị quân sự phù hợp rất hiếm có ở Aquitaine, mà phần nhiều chúng được gửi đến từ nước Anh. Theo quấn sổ ‘Đăng ký’ hoặc văn bản chính thức của Hoàng tử đen, Robert Pipot của Broukford đã được cử quay trở lại nước Anh: để mua cho ông ta (Hoàng tử xứ Wales ) một ngàn cây cung, hai ngàn sợi dây cung và bốn trăm bó tên, nhưng đã không thể mua được tên ở Anh vì nhà vua ( Edward III) đã cho tịch thu để sử dụng tất cả các mũi tên có thể được tìm thấy ở đó, lúc này Hoàng tử phải cử Robert đến từng phần của thành phố Chester để bắt giữ chính những Fletcher [ những thợ thủ công chế tạo tên] để tiếp tục sản xuất tên cho Hoàng tử cho đến khi nhu cầu của ông này về các mũi tên được thỏa mãn. Hoàng tử cũng cử người đến Lincoln để tìm mua cung tên và Cornwall để tìm ngựa cho các cung kị của ông.
Khi Hoàng tử đen đến được Bordeaux trong năm 1355, một số lãnh chúa quan trọng ở địa phương đã đến gặp ông: Đó là hoàng thân d’Albret, Lord Montfferat, Mussidan, Roson, Curton và Amenien de Fossard và Đại Lãnh chúa của Pommiers và rất nhiều các hiệp sỹ quý tộc cùng với Lord Lesparre. Kết quả là khi quân đội của Hoàng tử khởi hành vào ngày 05 tháng 10 họ có sự tham gia của rất nhiều binh lính ở địa phương xứ Garcon, bao gồm cả viên đại úy de Buch. Cuộc chevauchée tiếp theo có thành tích rất đáng ghi nhận, họ ( liên quân Anh & Gascon ) hành quân trên 1.100 km (684 dặm) từ Bordeaux đến Narbonne và quay trở lại. Thậm chí Hoàng tử Edward còn định tấn công cả Toulouse nhưng việc này đã được chứng tỏ là quá khó khăn không có các dụng cụ bao vây thích hợp.
Thay vào đó, Hoàng tử vội vã vượt qua các con sông Ariege và Garonne sau đó gây sức ép vào hướng đông-những khu vực trước đây chưa bị chạm tới, quân đột kích của ông đã gây ra những thiệt hại rất lớn cho vùng này. Ngay cả những vùng ngoại ô của Carcassonne đã bị đốt phá, mặc dù các thành lũy và tòa thành của nó là không thể công chếm. Những gì tương tự cũng đã xảy ra tại Narbonne nơi mà sự kháng cự của tòa thành đã thuyết phục Hoàng tử xứ Wales rằng đây là thời gian để rút lui. Quân đội của ông bắt đầu tiến hành rút lui một cách thành công bất chấp trời mưa to, con đường qua Noddy và con sông Garonne bị ngập lụt họ vượt qua chúng một cách an toàn.
Hơn 500 khu dân cư, làng mạc và thị trấn được cho là đã bị đốt phá trong cuộc chevanchée của Hoàng tử đen trong năm 1355, và chiến dịch này đã trở thành một thảm họa cho vùng Languedoc ở miền nam nước Pháp ngay sau bệnh dịch Black Death. Hơn nữa quân đội Pháp đã bị suy yếu do có sự bất hòa giữa Bá tước Armagnac và vị Nguyên soái của vua. John II ở trong khu vực này, khiến cho họ không thể chống lại các cuộc hành quân chevanchée của Liên quân Anh-Gascon. Mặt khác quân đội của Hoàng tử đen bị mất quá nhiều ngựa: điều này được đổ lỗi khoảng cách hành quân quá xa. Trong thực tế tỷ lệ tiêu hao có lẽ bởi vì những con vật này đã không được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi đến từ nước Anh và do đó chết vì bị lây sốt hoặc vì kiệt sức.
Sau cuộc tấn Narbonne của mình, Hoàng tử đen đã trú đông tại Bordeaux và quân đội của ông được chia làm bốn phần đóng tại các thành lũy, hoặc các thị trấn có tăng cường phòng thủ như La Réole, Sainte-Foy, Saint-Emilion và xung quanh Libourne. Đại úy de Butch, Chandos và Audley trú qua một phần mùa đông ở trong doanh trại mở và một phần tiến hành giao tranh xa hơn với quân Pháp ở xung quanh thị trấn Agen, Cahors và Porte Sainte-Marie, thậm chí họ còn tấn công cả vào lâu đài Perigueux.
Đáp lại thì quân đội Pháp đã tận dụng mùa đông năm 1355/56 một cách thành công và chiếm lại hơn 30 thị trấn và tòa lâu đài. Tuy nhiên, tin tức nhà vua Pháp đang huy động tiền để có một quân đội để đối phó với người Anh đã dẫn đến việc đồng tiền của Pháp bị mất giá một cách thảm hại. Sau đó còn tệ hơn nữa là việc John II lại cãi vã với vua Charles của Navarre và trong tháng 4 năm 1356 nhà vua đã tống ông này vào tù với tội phản quốc. Vì là vua của vùng Navarre-Charles là thành viên của Hội đồng quý tộc cao cấp của Pháp và có những vùng đất rộng lớn nằm trong lãnh thổ Pháp. Kết quả là Philip-em trai của Charles de Navarre đã thành lập một liên minh với vua Edward III của Anh. Sự kiện này đã mở ra những lợi thế về mặt chiến lược cho người Anh không chỉ ở phía tây nam nước Pháp mà còn ở cả miền Bắc nơi mà Philip đang nắm giữ những vùng đất đai lớn. Lúc này nhà vua Pháp không thể triển khai tấn công để phản ứng lại liên minh của Philip với kẻ thù, trong khi đó người Anh đã có một lý do để tấn công vì những tài sản của Philip de Navarre bị đe dọa.
Trong tháng 01 năm 1356 Hoàng tử đen đã tiến hành các cuộc tấn công để duy trì áp lực lên người Pháp ở Aquitaine. Bá tước của Warwick hoạt động trong vùng thung lũng Garomle, đi ngược dòng từ La Reole rồi chiếm Tortneins và Lairac. Các Bá tước Suffolk, Oxford và Salisbury đã dẫn đầu những cuộc đột kích đối vào Notre Dame de Rocamadour, trong khi Bartholomew de Burghersh tiến hành đột kích xa tới tận Cognac và Saintonge. Đại úy de Buch cũng hoạt động trong vùng này và lập các đơn vị đồn trú tại Rochefort, Tonnay và Taillebourg.
Sau đó Chandos và Audley rời Libourne đến thung lũng Garonne tới tận Agen, vùng này vốn được bảo vệ bởi chính Jean d’Armagnac. Tuy nhiên, vị chỉ huy quân Pháp này chỉ ở lại bên trong thị trấn được bảo vệ trong khi quân Anh tiến hành tàn phá vùng xung quanh sau đó đột kích đến tận Cahors và Porte Sainte-Marie trước khi hướng về phía Bắc tới tận Périgod. Tại đây Bá tước của Perigord đã lo sợ về một cuộc tấn công của quân Anh và yêu cầu anh trai của mình-Đức Hồng Y Talleyrand nhờ Đức Giáo Hoàng thuyết phục người Anh rời khỏi thành phố của ông. Hoàng tử Đen đã được hứa hẹn là sẽ được trả rất nhiều tiền nhưng ông này đã bị từ chối và nói rằng việc của ông là để tiến hành trừng phạt những người đã ‘nổi loạn’ chống lại quyền lực của cha ông ta tại Aquitaine. Sau đó Perigueux đã bị bắt bởi Đại úy de Captal Buch và thiết lập một lực lượng đồn trú trước khi Đại úy lại đi đánh chiếm nhiều khu vực phía đông của Saintonge.
Danh sách những vị trí bị người Anh chiếm đóng trong thời gian này là rất dài đến tháng 5 năm 1356 có tới hơn 30 thị trấn và lâu đài đã bị người Anh chiếm, đây là những vùng vốn thuộc về một phần của ‘đế chế’ Angevin tại vùng Aquitaine, đã được “phục hồi” dưới sự cai trị của Vương quyền Anh. Và một điều quan trọng đáng kể là Hoàng tử Edward đã giành lại lòng trung thành của rất nhiều lãnh chúa người Gaston. Các lãnh chúa này đã cung cấp người cho cuộc Chevauchée mà cuối cùng đã dẫn đến trận Poitiers. Điều quan trọng hơn là có nhiều lãnh chúa ở vùng biên giới phía tây bắc của vùng người Anh cai trị ngả về phía họ. Tại đây những người như Durfort, Caumont, Galard và D’Albret được xem như là những người gió chiều nào che chiều đó về chính trị, điều này cho thấy thái độ và sự đồng cảm của tầng lớp quý tộc người Garcon ở địa phương. Tuy nhiên người Pháp vẫn còn nắm giữ một số đơn vị đồn trú ở phía tây của sông Garonne, ở sâu bên trong vùng lãnh thổ này- vùng vốn bị thống trị bởi hoặc người Anh hoặc lực lượng ủng hộ người Anh.
Những đội quân tiếp viện khác được yêu cầu gửi tới từ nước Anh vào đầu năm 1356, điều này được thể hiện ở trong một bức thư của Hoàng gia ( Anh ) còn sót lại, bức thư đã chỉ thị cho Trung úy của Tòa án Tư pháp và Viên thị thần của quận Chester “… đến nổi mà nhà vua đã ra lệnh gửi cấp tốc ba trăm cung thủ cho Hoàng tử xứ Wales tại Gascony từ đại đội của Sir Richard de Stafford và khoảng hai trăm trong số họ đến từ quận Chester và một trăm người còn lại đến từ những nơi khác theo yêu cầu, đây là hai trăm cung kị tốt nhất mà họ tuyển chọn được…”. Mười ngày sau đó một mệnh lệnh khác yêu cầu 300 cung thủ tăng cường nữa được thêm vào con số này. Những tuyển dụng khác cho cuộc viễn chinh của Hoàng tử đen trong năm 1356 đã thu hút người từ Westmoreland, Yorkshire và thậm chí cả từ nước Đức.
Vào đầu mùa xuân 1356 có lệnh trưng thu những con ngựa mới cho đội quân của Hoàng tử xứ Wales. Súc vật thồ hoặc ngựa kéo xe được đặt mua và Cornwall-người nhận trách nhiệm thu mua của Hoàng tử đã đặt mua 30 con vật có khả năng mang hành lý cao nhất sẵn có cũng như cung cấp 30 người giữ ngựa. Tương tự các Bá tước của Warwick, Suffolk, Salisbury, Oxford và Stafford có những con ngựa khỏe mạnh được gửi từ nước Anh trong hai chiếc tàu vận tải vốn được để dành để chở súc vật và thực phẩm của họ. Trong khi đó súc vật, thực phẩm cũng đang được trưng thu cho chiến dịch của Công tước Lancaster tại Normandy, do đó rõ ràng ngựa và các sản phẩm từ nông nghiệp của nước Anh đang được kéo tới giới hạn. ( Sau này ngựa và lương thực của luôn được nhập khẩu từ các nước thuộc địa của họ)
CHỈ HUY CỦA CÁC BÊN ĐỐI ĐỊCH 
Chỉ huy của người Anh
Edward-Hoàng tử đen là chỉ huy chung của các cuộc tấn công lớn hoặc chevauchée vốn lên đến đỉnh điểm là trận Poitiers. Ông vốn được sinh ra tại Woodstock vào ngày 13 tháng 6 năm 1330, ông là con trai cả của vua Edward III của nước Anh và Philippa của Hainault, ông được chỉ định làm Hoàng tử xứ Wales vào ngày 12 tháng năm 1343 và qua đời ở Westminster vào ngày 8 tháng 7 năm 1376, một năm trước khi người cha của ông qua đời. Là người thừa kế ngai và.ng Anh quốc, ông đã phải gánh vác những nhiệm vụ lớn lao từ khi còn nhỏ, ông trở thành Bá tước của Chester từ lúc 3 tuổi, Công tước của Cornwall vào lúc 6 tuổi. Năm 1338 Hoàng tử trở thành biểu tượng của “Người giám hộ của chế độ ” trong suốt cuộc xâm lược đầu tiên của Vua Edward III vào nước Pháp. Ông bắt đầu tham gia vào cuộc Chiến tranh Trăm năm từ năm 1345 và chỉ một năm sau đó Hoàng tử Edward đã giành cho chính bản thân ông chiếc “ Đinh thúc ngựa “ trong trận chiến Crécy nơi ông chỉ huy đội quân tiên phong của người Anh. Có thể ông có được biệt hiệu Hoàng tử Đen là do sự tàn nhẫn của chính ông trong chiến dịch Narbonne năm 1355. Tuy nhiên Hoàng tử đen thực sự có được danh tiếng về mặt quân sự một cách thần túy sau chiến thắng của ông tại trận Poitiers, trong khi cá nhân của ông cũng được hưởng lợi trước những cư xử nghĩa hiệp của ông với vua Pháp vốn bị bắt làm tù binh. Mặc dù được người đương thời ca ngợi như là một “hiệp sĩ hoàn hảo”, danh tiếng về sự mã thượng của Hoàng tử đến từ lại đến từ các giải đấu hơn là từ chiến tranh. Rõ ràng là ông thiếu kỹ năng để trở thành người cai trị ở Aquitaine và không bao giờ nhận được sự ủng hộ chính thức của giới quý tộc xứ Gascon. Năm 1370 Hoàng tử Đen bị ốm nặng và phải tiến hành chiến dịch cuối cùng của ông trong khi được mang trên một chiếc cáng. Việc ông đối xử một cách dã man cư dân của thành phố Limoges trong thời gian chinh phục của cuộc viễn chinh này đã làm cho danh tiếng của ông bị suy giảm mạnh. Tuy nhiên danh tiếng của Hoàng tử Đen đã được sùng bái như những Anh Hùng một cách phổ biến trong các tầng lớp hiệp sĩ Anh và Pháp trong thế kỷ 15.
Các quý tộc cao cấp chỉ huy các đơn vị khác nhau của quân đội của Hoàng tử Đen trong các chiến dịch của năm 1356. Một trong số đó là Thomas Beauchamp-Bá tước của Warwick-ông được sinh ra trong khoảng năm 1 313 hoặc 1314. Các kinh nghiệm quân sự đầu tiên mà ông có được là trong các cuộc chiến tranh với người Scotland ở thập kỷ cuối những năm 1330. Được bổ nhiệm làm Thống chế của Anh quốc vào năm 1344-> 1346, ông đã chiến đấu ở Crécy và tham gia cuộc bao vây Calais. Năm 1352 Bá tước Warwick đã trở thành đô đốc của một Hạm đội tại phía tây nam nước Anh, ông đã được phong làm nguyên soái trong đạo quân của Hoàng tử đen trong năm 1355 -> 56 và đã chiến đấu tại Poitiers, nơi ông bắt tù binh Giám mục của Sens. Thomas Beauchamp chết vì bệnh dịch hạch tại Calais trong năm 1369.
William Montague-Bá tước Salisbury, sinh năm 1328 ở trong một gia đình đại quý tộc vốn ủng hộ vua Edward III một cách mạnh mẽ. Bản thân William được tấn phong hiệp sỹ cùng với Hoàng tử Edward vào lúc bắt đầu của chiến dịch Crécy. Tuy nhiên, mối quan hệ của vị Bá tước trẻ với Hoàng tử Đen thường rất căng thẳng, đặc biệt là tới số phận của vùng Denbighshire mà cả hai cùng cực kỳ quan tâm. Được chỉ định làm Nguyên soái của quân đội của nhà vua Edward III tại Pháp, ông gia nhập đội quân của Hoàng tử đen tại Aquitaine và đóng một vai trò chỉ huy hàng đầu tại trận chiến Poitiers. Năm 1360 Bá tước Salisbury đã tham gia thương lượng Hiệp ước Bretigny. Trong cuộc nổi dậy của Nông dân ở Anh quốc, ông là cố vấn của Richard II-vị vua trẻ tuổi con trai của Hoàng tử Đen. Người ta cho là vị Bá tước này đã vô tình giết chết người con trai của chính mình trong một cuộc tỉ thí. Trong năm 1397 được phong làm Thống đốc Calais nhưng ông đã chết trong cùng năm đó.
Robert Ufford-Bá tước Suffolk, một trong những chỉ huy giàu kinh nghiệm nhất trong quân đội Anh tại chiến dịch Poitiers. Được sinh ra trong năm 1298, ông kế thừa đất đai của mình mình bởi anh trai của ông chết trẻ. Làm Đô đốc của hạm đội Anh trong năm 1337, ông bị bỏ tù ba năm sau đó ( có thể là do bị bắt làm tù binh ). Sau khi trả được khoản tiền chuộc của mình và được phóng thích, Robert Ufford tham gia chiến đấu tại cuộc bao vây Calais và trận chiến hải quân ngoài khơi Winchealse. Robert Ufford có sự hợp tác chặt chẽ với Hoàng tử Edward kể từ năm 1337 và đi kèm với Hoàng tử đến vùng Aquitaine. Suffolk thường được giao những nhiệm vụ ngoại giao tế nhị bởi vua Edward III và Hoàng tử đen. Ông qua đời năm trong năm 1369.
John de Vere-bá tước Oxford, người tham gia một cách tích cực trong việc điều hành chính phủ Anh trước và sau khi trở về từ Conrpostella trong năm 1332. Người ta cho rằng ông đã tham gia các chiến ở Scotland và phục vụ tại Pháp trong những năm đầu của Chiến tranh trăm năm, ông đã chiến đấu tại Crécy cùng với Hoàng tử Đen trong năm 1355 và đã trở thành cố vấn cao cấp của Hoàng tử Đen tại trận Poitiers. Bá tước Oxford chết trong cuộc bao vây Reims vào năm 1360.
Jean de Grailly III-Đại úy de Buch, vị chỉ huy người Gascon đáng lưu ý nhất trong chiến dịch Poitiers. Gia đình của ông nắm giữ những vùng đất vùng tròng nho làm rượu vang rộng mênh mông ở Médoc. Ông là con trai của Jean de Grailly bố ( hai bố con trùng tên) và Blanche le Foix và là người anh em họ của Bá tước Gaston Phoebus Foix. Ông thừa hưởng danh hiệu đại úy vào năm 1313 và do đó được hưởng nhiều ưu đãi trong Nghị viện của Bordeaux. Ông trở thành trung úy của Hoàng tử Đen trong vùng Aquitaine và tự làm cho bản thân mình nổi bật tại trận Poitiers, ông được tặng thưởng với một tòa lâu đài ở vùng Cognac như kết quả của sự xuất sắc của ông tại trận Poitiers. Sau khi phục vụ tại Phổ như là một Thập tự quân, Jean de Grailly vẫn là một người ủng hộ trung thành của vua Charles của Navarre và đã tham gia vào đàm phán hiệp ước Britigny. Sau lần bị bắt tù binh thứ hai bởi quân đội Pháp, vua Charles V đã từ chối phóng thích viên Đại úy này trừ khi ông ta chịu thề không bao giờ được cầm vũ khí và chống lại nước Pháp một lần nữa. Jean de Grailly từ chối và đã chết ở trong tù trong năm 1377.
Các chỉ huy của phía Pháp
Vua John II-“The Good”. Trước khi trở thành vua John II đã kết hôn với Bonne của Bohemia, đây là con gái của vua Bohemia mù-người đã bị giết chết tại trận Crecy. Tuy nhiên bà này chết vì dịch hạch vào năm 1349, cùng năm đó mẹ của John đã chết. Năm sau John đã đính hôn với Blanche d’Evreux-con gái của vua Navarre, nhưng sau đó chính vua Philip-cha của John lại kết hôn với chính cô gái này. Cuối cùng thì trong năm 1350 Hoàng tử John đã kết hôn với Blanche của Boulogne và vài tháng sau đó ông đã trở thành vua Pháp. John II sớm có được danh tiếng vì gần như liên tục tổ chức các lễ hội và ông đã được danh tiếng này thay vì tạo ra bất kỳ lợi ích cụ thể nào cho triều đình mà ông làm vua, vì vậy mà ông đã kiếm được biệt hiệu vua John ” the Good “. Một số nhà sử học vẫn coi John II như là một người xa rời thực tế và chỉ thấy thời kỳ cai trị của ông như là một thảm họa cho nước Pháp. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng vua John II không phải là kẻ nhỏ mọn ngốc nghếch như định kiến ​​phổ biến, mà dường như ông là người thường bảo trợ cấp và học bổng cho nghệ thuật, đồng thời cũng ra sức tái tổ chức, hoàn thiện lại bộ máy chính phủ Pháp và tăng cường sức mạnh của quân đội Hoàng gia. Cha ông của đã bị đánh bại bởi người Anh ở Crécy, điều này làm cho ông có một quan điểm đánh giá thấp về trình độ quân sự của tầng lớp quý tộc Pháp và kết quả của điều này là Vua John II đã cố gắng để không dựa quá nhiều vào giới quý tộc cao cấp.
The Dauphin hay còn là Thái tử Charles-con trai cả của vua John II (vua Charles V “ The Wise” trong tương lai ) có danh tiếng cao hơn nhiều ( so với vua cha ). Ông kết hôn với Jeanne de Bourbon-người em họ của ông trong năm 1350 nhưng vẫn duy trì một tình nhân tên là Biette Cassinel và được cho là ông có đeo huy hiệu của nàng trên áo giáp của ông. Năm 1355 Charles đã được phong làm Công tước của xứ Normandy, đây là cách ông đã được mô tả bởi hầu hết các sử gia trong trận Poitiers. Sau khi sống sót thoát khỏi trận chiến, the Dauphin đã đến được Paris nơi mà cuối cùng ông đã chứng minh được mình là một trong những nhà cai trị thành công nhất của nước Pháp trong thế kỷ 14. Trước khi trở thành một vị vua trong năm 1364, danh hiệu chính thức của Thái tử Charles là Trung tướng của Pháp quốc và là nhiếp chính trong khi của cha ông bị bỏ tù. Ông cai trị nước Pháp cho đến năm 1380, vào lúc này người Anh đã gần như bị đuổi hoàn toàn khỏi nước Pháp.
Công tước Philip d’Orleans được sinh vào năm 1336, ông là con trai thứ năm của vua Philip VI của Pháp. Sau một thời gian ngắn tham gia vào trận chiến Poitiers, ông là một trong những con tin cao quý được gửi sang Anh để đảm bảo rằng các điều khoản của Hiệp ước Bretigny phải được thực hiện. Năm 1365 vua Edward III đã phóng thích Duc d’Orleans, vì người ta cho là do ông đã trở thành bạn thân của Thomas-con trai út của Edward. Ông qua đời mà không có người thừa kế.
Arnoul d’Audrehem-ngày sinh vào khoảng năm 1305 và các chiến dịch đầu tiên mà ông tham gia để chống lại người Anh là ở Scotland trong năm 1335. Năm 1342 Audrehem được bổ nhiệm làm Đại úy của Brittany và bị bắt tù binh tại Calais trong năm 1347. Sau khi được phóng thích, ông đã được phong làm một trong những Trung úy của nhà vua vào năm 1351 và hàm Thống chế trong năm 1353. Ông vẫn là một trong những Nguyên soái trong quân đội Pháp khi bị bắt làm tù binh trong trận Poitiers. Sau đó ông phục vụ như là một sứ giả của vua John II vốn bị giam trong tù và được cử đi để huy động tiền chuộc cho nhà vua. Mặc dù Audrehem tiếp tục đóng một vai trò quan trọng về mặt ngoại giao, ông vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu với người Anh tại Najera và lại một lần nữa bị bắt tù binh. Sự kiện này dẫn đến một “ Phiên tòa của tinh thần mã thượng “ bởi vì ông này vẫn chưa trả hết tiền chuộc mình sau khi bị bắt tại Poitiers. Vua Charles V đã tuyển dụng Arnoul d’Audrehem như là viên quan giữ các Cổng thành của Paris cho đến khi ông này qua đời vào năm 1370 hoặc 1371.
John de Clermont là con trai của Lãnh chúa của Thorigny. Ông đã phục vụ trong các chiến dịch ở Flanders và Hainault năm 1340 và một lần nữa ở Avignon và Languedoc. Ông đã được thưởng tước hiệu Lãnh chúa của Boomont và Chantilly. Clermont được bổ nhiệm làm Thống chế của Pháp vào năm 1352. Ông đã bị giết chết tại trận Poitiers.
Gautier IV de Brienne vốn có một sự nghiệp thành công và thất bại rất bất thường, ông kế thừa danh hiệu Công tước xứ Athens tuy lớn nhưng vô nghĩa và sống như một người tị nạn tại triều đình Angevin của xứ Napoli từ rất sớm. Ông đã kết hôn với một cô cháu gái của Vua Robert của Napoli và đã tham gia vào các chiến dịch không thành công để thu hồi lại Athen-tài sản của ông. Mặc dù đã tham gia vào những chiến dịch đầu tiên của Chiến tranh Trăm năm, Gautier de Brienne đã được phong làm người cai trị hữu danh vô thực ở Florence và Pisa năm 1341. Chẳng bao lâu sau đó ông đã bị buộc phải ra đi và quay trở về Pháp. Sau những cố gắng không thành công để giành lại vị thế của mình tại Ý, ông đã quay trở về Pháp vào năm 1355 và đã được phong làm Nguyên soái của vua John II, đây là chức vụ mà ông đang giữ khi bị giết chết tại trận Poitiers.
Quân đội của các bên đối địch
Có rất ít thay đổi trong những đặc điểm cơ bản của quân đội Pháp và Anh trong những năm giữa các trận đánh Crécy và Poitiers. Lực lượng cơ bản của cả hai bên vẫn là các kị sỹ bao gồm cả hiệp sĩ và hộ sỹ, lực lượng cung thủ bao gồm cả cung thủ trường cung và các tay nỏ và các loại bộ binh khác nhau. Bình thường thì lực lượng kỵ binh có nghĩa là kị binh ” hạng nhẹ”, điều này phản ánh một thực tế rằng các kị sỹ và ngựa của họ đã được thiết giáp nhẹ hơn vì có khác biệt trong các nhiệm vụ được giao ( lúc này có lẽ kị binh không còn làm nhiệm vụ đột kích tạo cửa mở nữa ). Một tỷ lệ đáng kể các cung thủ thiện chiến nhất và các bộ binh khác cũng được cưỡi ngựa, mặc dù họ thường sẽ chiến đấu trên bộ.
Thời kỳ này cũng được mô tả như là sự lên ngôi của bộ binh. Bất chấp việc kỵ binh chiếm ưu trong hàng thế kỷ thì Thực tế những đặc điểm cơ bản của chiến thuật quân sự thời đó vẫn là kị binh vẫn thường không có hiệu quả khi phải tấn công vào một vị trí phòng thủ ổn định của bộ binh. Thành công của người Anh trong buổi đầu của cuộc chiến Trăm năm trước chiến tranh đến lực lượng bộ binh được đào tạo thích hợp cùng với các cung thủ trường cung. Tuy nhiên, bản thân các tay cung cũng không đủ lực để giành chiến thắng trong các trận đánh như Crécy hoặc Poitiers. Những chiến thắng này bắt nguồn từ việc kết hợp một cách hiệu quả các tay bộ cung với các lực lượng bộ binh khác cùng với lực lượng kị binh-những người có thể chiến đấu trên bộ hoặc trên lưng ngựa.
Mặc dù các hiệp sĩ và hộ sỹ thường được gọi chung là kị sỹ, tầm quan trọng của giới hiệp sĩ vẫn còn được duy trì một cách đáng kể, đặc biệt là trong các tình huống cần có “tinh thần và khả năng lãnh đạo “. Tuy nhiên, tầng lớp hiệp sĩ vẫn chưa hết sốc ( bị đánh tơi bời bởi các cung thủ bình dân tại Crécy). Nỗi bất bình của họ về việc “ phải di chuyển bằng chân” như nông dân thực sự chỉ tập trung các vấn đề phương tiện vận chuyển hơn là chiến đấu. Các kị sỹ cũng thường phải quan tâm và chăm sóc những con ngựa của họ kể từ khi chúng ( ngựa) chính là dấu hiệu của ” đẳng cấp ” của họ dù là rất tốn kém.
Từ giữa thế kỷ 14 đổ về sau, hơn bao giờ hết các quan chức của Hoàng gia thường trực tiếp kiểm soát các nguồn cung cấp quân sự, dẫn đến một hệ thống được gọi làpurveyance ở Anh hay prise ở Pháp. Còn về binh giáp và vũ khí cũng có ít nhiều thay đổi. Những bộ áo giáp phiến đầy đủ của thời gian này rất có hiệu quả trong cận chiến và chống lại các mũi tên trừ khi họ bị bắn từ cự ly rất gần. Do đó những chiến binh được bọc thép một cách đầy đủ thường có sự tự tin đáng kể về binh giáp của họ. Trọng lượng của thiết giáp có thể sẽ gây ra những mệt mỏi nếu phải mang chúng trong một thời gian dài, nhưng chúng thường được thiết kế hợp lý và không làm mất sự linh hoạt. Khi chiến đấu trên mặt đất những kị sỹ thường mặc áo giáp nhẹ với sự bảo vệ đầy đủ và phù hợp. Vấn đề chính còn lại dường như là khả năng về tầm nhìn và độ thoáng trong tấm giáp bảo vệ mặt.
Vùng duy nhất của châu Âu nổi tiếng trong việc chế áo giáp bằng thép trong thế kỷ 14 là vùng miền bắc nước Ý, Giới tinh hoa của quân đội của cả hai nước Anh và Pháp đã mua một số lượng đáng kể các trang thiết bị quân sự từ Bắc Ý ( cụ thể là thành phố Milan ) trong thời gian xảy ra trận Poitiers. Áo giáp được chế tạo ở những nơi khác có sử dụng nhiều sắt thép, thường dưới dạng áo giáp dạng phiến hay gọi là “brigandines”. Kiểu áo giáp này chắc chắn đã được chế tạo ở Pháp và một tài liệu ở năm 1352 đã ghi lại rằng một người thợ làm áo giáp ở Castelnau-de-Bressac đã chế tạo hoàn thành 60 bộ áo giáp cho thị trấn Cordes. Sau đó áo giáp và vũ khí mà các thị trấn này đặt mua được bán cho các công dân của họ-thường dưới dạng trả góp. Trong khoảng thời gian của trận Poitiers loại áo bông pourpoint ” áo giáp mềm ” hay còn được gọi là jaque đã rất thịnh hành tại Pháp. Nó là chiếc áo được làm từ nhiều mảnh vải rất nhiều cúc và một lớp lót độn. Việc sử dụng áo giáp cho ngựa dường như đã bị từ bỏ ở những thập niên đầu của thế kỷ 14, bất chấp sự hiện diện của tầng lớp kỵ binh quý tộc Pháp trên những con ngựa bọc thép tại trận Poitiers. Mặc dù những con ngựa được thiết giáp nhưng có vẻ như chúng chỉ được bọc giáp ở phần đầu hoặc phần thân trước của những con vật này.
Quân đội Anh
Quấn sổ “Đăng ký” và ” Sổ nhật ký” của John Henxteworth-người giữ nhiệm vụ kiểm soát tài chính của Hoàng tử đen ở xứ Gascony có những thông tin giá trị về các chiến dịch năm 1356. Rõ ràng là Hoàng tử đã nhận được tiền từ Bộ trưởng Tài Chính từ ngày 26 tháng Tư năm 1355 để trả lương cho các kị sỹ và cung thủ vốn đã được gửi đến Gascon. Vị viên chức thu thuế Peter Lacey cũng đã trả £ 7.242 cho các hiệp sĩ và kị sỹ trước khi đoàn viễn chinh khởi hành. Henry Blackburn-người phụ trách bộ phận thu thuế của Hoàng tử Đen, chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả những người này phải nhận được tiền lương của họ. Một trong những người này, Hiệp sĩ Sir John de Lisle đã chết trong giai đoạn đầu của chuyến viễn chinh và có báo cáo cho thấy tài các chi phí cho chính bản thân ông ta và đoàn tùy tùng của ông gồm 30 kị sỹ và 30 cung thủ lên tới £ 343,3. Các chi tiết hấp dẫn khác cũng được tìm thấy trong quấn ” Sổ nhật ký” của John Henxteworth, trong đó liệt kê các chi phí khác nhau của hoàng tử Đen, từ các khoản nợ cờ bạc, chi phí sửa chữa chiếc tàu của ông ta bị hư hỏng trong chuyến đi từ Anh và tiền bồi thường thiệt hại cho những tài sản bị cướp phá bởi các binh sĩ xứ Wales ồn ào và ngỗ ngược.
Lực lượng dân binh địa phương người xứ Gascon ( đồng hương của bác lính ngự lâm D’artagnan nhưng lúc này họ đang phục vụ cho người Anh ) đã từ lâu đóng một vai trò lớn trong việc bảo vệ tài sản của người Anh ở phía tây nam nước Pháp, nhưng dường như họ đã không tham gia vào cuộc viễn chinh của Hoàng tử đen trong năm 1356. Những thành phần chính người Gascon trong các cuộc càn quét-chevalchée của Hoàng tử Đen là những kị sỹ và những tay nỏ chuyên nghiệp người địa phương. Rất nhiều người trong số các tay nỏ có thể đến từ miền núi nghèo như vùng Bearn. Quân đội của Hoàng tử đen cũng bao gồm những bidaus và brigarns, đó là những lính bộ binh hạng nhẹ có trang bị những cây lao kiểu truyền thống.
Tất nhiên lời hứa về chiến lợi phẩm, chiến thắng và sự giàu có … là yếu tố rất có ý nghĩa trong việc, tuyển dụng, duy trì quân đội và tiến hành các chiên dịch vào giữa thế kỷ này. Sau khi trận Crécy kết thúc binh lính trở về Anh quốc và làm lan truyền ý tưởng rằng rất dễ dàng trong việc đánh bại người Pháp, một niềm tin được khuyến khích bởi chính phủ của vua Edward III. Hơn nữa sự mong đợi về chiến lợi phẩm thường lôi kéo những hạng người thấp kém, thu hút họ vào quân đội ngay cả khi không được trả lương.
Số lượng của quân Anh trong trận Poitiers là vấn đề còn nhiều tranh cho tới ngày nay, người ta cho rằng mặc dù đoàn quân mà Hoàng tử đen đã chỉ huy từ Bergerac vào đầu Tháng Tám năm 1356 có lẽ là có quân số ít hơn so với ông đã hy vọng. Ban đầu có thể nó có khoảng 7.000 đến 10.500 binh lính: nhóm đông nhất là các kị sỹ, nhóm có số lượng nhỏ hơn một chút là các cung thủ và tay nỏ cộng với 1000 lính bộ binh các loại khác.
Quân đội Pháp 
Quân đội Pháp trong những năm của thập kỷ 1350 đã nhỏ đi đáng kể hơn so với chính họ vào phần đầu của Chiến tranh Trăm năm, mặc dù sự kiện này có nguyên nhân từ vấn đề tài chính chứ không phải là do vấn đề tuyển dụng. Họ thực sự đã có cải thiện về tính kỷ luật, tuy nhiên bạn sẽ chỉ thấy được điều này ở sau trận Poitiers.
Lãnh đạo quân sự vẫn được duy trì theo kiểu truyền thống và rất bình thường khi thấy các giám mục chỉ huy một sô lượng đáng kể binh lính có vũ trang. Ví dụ năm 1356 Guillaume de Melun, vị Tổng-giám-mục của Sens đã dẫn đầu một đoàn tùy tùng gồm 22 chiến binh bao gồm cả Simon de Melun-người em trai của ông cùng với Jean de Beaulieu-hiệp sỹ cầm cờ hiệu và dắt con ngựa chiến trị giá 600 đồng Ecu. Thực tế thì vị Tổng-giám-mục này sẽ bị bắt làm tù binh tại trận Poitiers.
Giới quý tộc Pháp trong những năm của thập kỷ 1350 bao gồm các gia đình quý tộc và hiệp sỹ đã trở thành một giai cấp cha truyền con nối mà các thành viên của nó có quyền được hưởng miễn thuế nhiều nhất và gần như được độc quyền khai thác lợi nhuận từ chiến tranh, trong khi các Đại quý tộc chính của các tỉnh mới là những người có chủ quyền thực sự ở những vùng cực kỳ rộng lớn ( chứ không phải nhà vua ). Có lẽ đã có 40.000 đến 50.000 gia đình quý tộc ở Pháp và do đó giới quý tộc ở Pháp đã tạo nên một tầng lớp hiệp sĩ đông gấp bốn so với tầng lớp này ở nước Anh.
Trong suốt triều đại của Vua John II, một hệ thống mới – Semonce des Nobles – được thiết lập, nó yêu cầu sự phục vụ quân sự từ tất cả các quý tộc, chủ đất phong kiến từ 14 đến 60 tuổi, những người không thể phục vụ phải trả tiền. Loại hình thức ​​tuyển dụng kiểu phong kiến còn lại khác với kiểu trên là fief-rente, đây chính là kiểu phục vụ quân sự để nhận được thanh toán bằng tiền mặt, nhưng có vẻ là kiểu này lại đang suy giảm. Dường như các chỉ huy quân sự người Pháp thường dựa vào một hệ thống hợp đồng, khế ước bằng miệng hoặc bằng văn bản để tuyển quân, đặc biệt là đối với lực lượng kị sỹ. Ví dụ trong năm 1356 đã có sự ủy quyền để tuyển dụng 400 kị sỹ để bảo vệ vùng Auvergne. Người Pháp dựa vào hợp đồng grandes conpagnies (Đại đội lớn ?) để tuyển quân, loại hợp đồng này rất phát triển ở thời của vua John II và Charles V, nhưng chúng vẫn có nội dung rất lộn xộn và chưa được chuẩn hóa vào thời điểm này không giống như hệ thống nhà thầu quân sự của Anh vốn tồn tại lâu hơn và có quy chuẩn hơn nhiều.
Ở khoảng thời gian giữa các trận Crécy và Poitiers người Pháp cũng tuyển dụng các loại binh lính khác nữa. Họ bao gồm những brigains vốn ban đầu là những binh sĩ mặc áo giáp “brigandine” hạng nhẹ được sản xuất tại địa phương ( còn đương nhiên giới quý tộc được trang bị những bộ áo giáp hạng nặng đắt tiền được chế tạo ở Milan ). Vào giữa thế kỷ-I4th loại lính briganies của Pháp bao gồm cả các loại bộ binh khác nhau và thời điểm cuối cùng của cuộc chiến thuật nghĩa này còn có nghĩa là những băng nhóm cướp ( vào cuối cuộc chiến, binh lính không còn được trọng dụng lại có sẵn vũ khí thì quay ra làm ăn cướp là hợp lý ). Các loại lính Pháp khác ở thời kỳ này bao gồm lính pavesiers có cưỡi ngựa hoặc lính mang lá chắn và cung thủ.
Có rất ít tài liệu nói về các tay nỏ Pháp tại Poitiers mặc dù sau khi Crécy, vua Philip đã mặc cảm rằng những tay nỏ vốn là dân binh từ các thị trấn cứ như là “ tuyết trong trời nắng” trước các tay trường cung. Vua John-con trai của ông dường như nghĩ như cũng nghĩ vậy và dường như là họ đã không được tuyển dụng cho chiến dịch Poitiers. Pháp vốn là một đất nước rất thanh bình và, ngoài tầng lớp quý tộc quân sự ra, rất ít dân thường lại có truyền thống về quân sự. Điều này có thể giải thích tại sao người Pháp vẫn tiếp tục phải dựa vào các tay nỏ và các hạ sỹ quan bộ binh ( NV infantry sergeant ) người Genova-những lính đánh thuê rất chuyên nghiệp. Một nhóm binh sỹ có xuất thân từ tầng lớp thấp trong quân đội của vua John II được gọi là ragacins (từ thuật ngữ ragazzini trong tiếng Ý), rất nhiều người trong số họ đến từ vùng Alpine của Savoy và Italy.
Vua John và Hội đồng cố vấn của ông đã làm việc một cách tích cực để cải cách quân đội từ khá sớm vào khoảng đầu năm 1351 ( chỉ một năm sau khi ông này lên ngôi ) khi điều luật mới Keglemenl Pour les gars de guerre cố định 25 người là số lượng tối thiểu các kị sỹ mà một hiệp sỹ hoặc một đội trưởng có thể phải chỉ huy dưới cờ hiệu của riêng anh ta. Các quy định khác áp đặt sự kiểm giám sát thường xuyên từ các phụ tá của các viên Thống chế mà không có cảnh báo trước. Nhiệm vụ của các sĩ quan cấp cao đã từng bước được chính quy hóa và có một quy mô mới về tiền lương của quân đội được thiết lập. Năm 1355 Jean d’Armagnac-Trung tướng ở vùng Languedoc, đã ra lệnh cho tất cả các quý tộc và quân đội khâu chữ thập màu trắng ở trên quần áo của họ. Điều này để tương phản với những chữ thập đỏ đôi khi được mang bởi quân Anh, mặc dù không rõ ràng rằng chiếc chữ thập mầu trắng này có được nhìn thấy tại trận Poitiers.
Bất chấp những cố gắng cải cách này, thành phần chính của tầng lớp hiệp sĩ Pháp vẫn tỏ ra quá tự tin vào uy tín cá nhân. Tất nhiên là tình trạng của họ bị đe doạ như bởi kết quả của một số trận đánh thất bại. Tuy nhiên, nhiều quân nhân chuyên nghiệp cũng được tập trung cho các yêu cầu thực tế để có một thành công quân sự. Chiến tranh trong thời kỳ này đã trở nên là hiểm họa đối với một số nhóm xã hội nào đó và theo ước tính số lượng các quý tộc Pháp bị thiệt mạng trong các trận đánh Crécy và Poitiers còn cao hơn con số của chính tầng lớp này bị tử vong do bệnh dịch hạch Black Death.
Hầu hết quân đội Pháp vào đầu của Chiến tranh Trăm năm thường có cơ cấu là bộ binh đông gấp 4 lần kỵ binh. Tỷ lệ này giảm dần và số bộ binh Pháp tại trận Poitiers là tương đối nhỏ. Kích cỡ của quân đội của vua John II trong năm 1356 cũng chỉ là phỏng đoán. Đương nhiên là quân đội Pháp đông hơn rất nhiều so với Liên quân Anh-Gascon của Hoàng tử đen, nhưng nhà vua Pháp đã lại hầu hết lực lượng bộ binh của mình trước khi bắt đầu quá trình truy kích đối phương. Một số người cho rằng quân đội của ông ta ( vua Pháp) có số lượng lên tới 30.000 người. Một con số thực tế hơn là vào khoảng 8.000 kỵ binh, có lẽ có thêm 2000 tay nỏ cưỡi ngựa và khoảng 1.000 bộ binh hạng nhẹ. Ferdinand Lot-nhà sử học quân sự Pháp cho rằng quân đội Pháp chỉ có số lượng suýt soát quân đội của Hoàng tử Đen. Ông đã chỉ ra rằng đội quân của Công tước d’Orleans chỉ bao gồm 300 kị sỹ hoàn toàn bọc thép, đơn vị của nhà Dauphin ( Thái tử Charles) và lực lượng kị binh hoàn toàn thiết giáp viên Thống chế kỵ binh có tổng số 1.200 người bao gồm 2 đơn vị này. Có thể số lượng kị sỹ thiết giáp đông tương đương nằm trong đơn vị được chỉ huy bởi chính nhà vua và nó nâng tổng cộng kị binh thiết giáp lên con số chỉ 2.400 người ( chưa tính đến số kị binh hạng nhẹ còn đông hơn). Hoàng tử Đen trong thư gửi cho vị Giám mục của Worcester đã nói rằng ngoài vị Nguyên soái, Công tước de Bourbon và đức Giám mục Châlons, 16 Hiệp sỹ cầm cờ của Pháp và 2.426 kị sỹ đã thiệt mạng trong trận Poitiers. Mặt khác một số tài liệu của người Pháp lại tuyên bố rằng chỉ có 300 người đã thiệt mạng. Thường thì phe chiến thắng thường phóng đại còn người thua trận thường làm giảm tổng số thiệt hại. Tại Poitiers các thầy dòng Friars Minors đã chôn 60 hiệp sĩ và 42 Squires, còn Nhà dòng Preaching Friars đã chôn cất 18 người bao gồm cả Công tước Bourbon ở nhà thờ của họ và 50 người trong một tu viện. Số tù binh trong tay người Anh kể cả những người bị bắt tại Romorantin được cho là lên đến 1.923 kị sỹ, mặc dù có lẽ người Anh chỉ giữ những người có giá trị để đòi tiền chuộc. Nguồn tài liệu từ Pháp như Grandes Chroniques nói có khoảng 1.700 tù nhân. Với số lượng những người đã chết lên đến 2.500 người. Trong bốn đơn vị kị binh của Pháp tham gia vào trận Poitiers, ba đã bị tiêu diệt trong khi đó phần lớn đơn vị của công tước d’Orleans đã bỏ chạy và trốn thoát. Một số người đã cố gắng đào tẩu vào cuối trận chiến mặc dù có thể số này là tương đối ít.
KẾ HOẠCH CỦA CÁC BÊN THAM CHIẾN
KẾ HOẠCH CỦA NGƯỜI ANH
Bởi vì Philip của Navarre, người anh em của vua Charles của Navarre, đã lập một liên minh với nước Anh nên những lực lượng Anh mới được tuyển mộ vốn được dành cho các chiến dịch đang tiếp diễn ở xứ Brittany đã được chuyển sang nằm dưới sự chỉ huy của Công tước Henry xứ Lancaster ( em họ Hoàng tử Đen ). Ngoài ra, Robert Knollys có 500 kị sỹ và 500 cung thủ trong quân đội Anh vốn đang hiện diện tại Brittany, trong khi Philip của Navarre thêm vào 100 kị sỹ người Norman của riêng ông. Lực lượng này hoàn toàn là kị binh đã xuất phát vào ngày 22 tháng 6 và một tuần sau đó đã đến được Pont-Audemer, nơi mà nhà vua Pháp đang tiến hành một cuộc bao vây. Sau đó Công tước Lancaster di chuyển về phía Breteuil-một lâu đài dễ bị tổn thương vốn được đồn trú bởi quân đội trung thành với Philip của Navarre-đồng minh của ông ta. Đầu tiên, ông cung cấp trở Breteuil và sau đó tấn công các thị trấn Conches (4 tháng 7) và Verneuil (5.tháng 7) vốn đang nằm trong tay của người Pháp. Về mặt chiến lược thì các sự kiện này đã ngay lập tức tạo nền cho chiến dịch của Hoàng tử Đen ở miền trung và nam nước Pháp.
Nhà vua John II đã thu thập một đội quân để đối mặt với Công tước Lancaster, nhưng sau đó quân Anh đã tránh né một trận chiến vào ngày 9 tháng Bảy. Sau hai tuần hành quân vất vả người Anh đã đưa quân đội của họ vượt ra ngoài tầm với của người Pháp. Mặt khác các cuộc càn quét chevauchée của Công tước Lancaster di chuyển nhanh hơn so với các cuộc đột kích sau đó của Hoàng tử đen và do đó không gây quá nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, nó cũng đã thành công trong việc chiếm lại những tòa lâu đài quan trọng và phá hủy một số vị trí mà đối phương đang nắm giữ đồng thời thu giữ được 2.000 con ngựa ( chắc là bắt của dân thường Pháp). Chỉ vài ngày sau đó Công tước Lancaster lại tiến hành một cuộc càn quét từ Brittany về phía nam và đây là một cuộc hành binh với hy vọng là sẽ hội binh được với lực lượng với Hoàng tử Đen-người lúc này đã tiến về phía bắc từ Bergerac.
Thậm chí có thể là ban đầu vua Edward III đã lên kế hoạch cho một chuyến viễn chinh thứ ba, có lẽ được dẫn dắt bởi chính cá nhân ông tại miền Bắc nước Pháp. Đây là một cuộc hành quân ở mức độ lớn đã lặp đi lặp lại bởi người Anh trong năm 1355. Tuy nhiên, một số nhà sử học lại cho rằng Công tước Lancaster không bao giờ thực sự có ý định hội binh với quân của với Hoàng tử đen và họ chỉ ra rằng vị Công tước này đã lui quân vào thời gian mà Hoàng tử đen chuyển hướng về phía nam. Tuy nhiên Công tước Lancaster vẫn sẵn sàng trợ giúp vị Hoàng tử này nếu thấy cần thiết. Hội binh lại với nhau họ có thể tạo nên một đội quân đủ mạnh để đánh bại vua Pháp trong một trận chiến. Như trong bản khế ước riêng của Hoàng tử đen tháng 7 năm 1355 đã công bố rằng: Nhà vua [Edward III] đã cam kết rằng nếu Hoàng tử bị bao vây bởi một đội quân lớn mà ông không thể tự cứu mình, trừ phi ông được giải vây bởi lực lượng của nhà vua, thì nhà vua sẽ phải có trách nhiệm giải cứu ông … và Công tước Lancaster và [một danh sách tên của những người khác] đã cam kết rằng họ phải cung cấp sự giải cứu mà không chần trừ …
Xét trên rất nhiều khía cạnh, chiến dịch Poitiers cũng giống như các cuộc tấn công chevauchee lớn khác của người Anh, chúng được tiến hành để tàn phá và chứng minh rằng vua Pháp không thể bảo vệ người dân của mình. Mục đích của nó là để phá hoại lòng trung thành với Hoàng gia Pháp, đặc biệt là lòng trung thành của các quý tộc địa phương có bất động sản bị tàn phá. Chức năng chính của nó không phải là để thu hút quân đội Pháp vào một trận chiến lớn, trong thực tế một cuộc đối đầu trên quy mô lớn sẽ bị từ chối nếu có thể. Trên quan điểm của Hoàng tử đen thì ông gần như chắc chắn không mong muốn phải đánh trận Poitier.
Trên thực tế các vấn đề về liên lạc và vận tải vốn hay xảy ra trong chiến tranh thời trung cổ có nghĩa là chiến dịch này có khoảng không gian ngắn ngủi và việc di chuyển phòng thủ chống lại các cuộc tấn công của quân Pháp chẳng hạn, phần lớn được tổ chức tại địa phương. Quân Anh cũng như hầu hết quân đội của các quốc gia châu Âu thời kỳ này, đã di chuyển theo đội hình ba đạo truyền thống gồm: “ đạo tiền quân”, “ đạo trung quân” và ”đạo hậu quân ” với hai bên sườn của họ được bảo vệ bởi những kị sỹ và cung kỵ. Gần đây Matthew Bennett-nhà sử gia quân sự rất đáng kính cho rằng tầm quan trọng của thế thượng phong về hỏa lực của người Anh ( các cây trường cung ) đã được phóng đại lên rất nhiều lần. Bennett không bị thuyết phục bởi ý tưởng rằng bằng mọi cách các cung thủ đã ‘rót’ tên vào kẻ thù của họ khi chúng đang đương đầu với các kị sỹ Anh được trang bị đầy đủ thiết giáp. Theo truyền thống quân sự của Anh thời Trung cổ thì họ thường bảo vệ phần phía trước quân đội của họ bằng cách sử dụng những chướng ngại vật tự nhiên hoặc nhân tạo ( trong trường hợp này là những chiếc cọc nhọn bằng gỗ ). Hơn nữa, người Anh thường cảnh giác để tránh cận chiến. Các bằng chứng còn sót ở hiện tại đủ sức thuyết phục cho thấy rằng các cung thủ Anh thường được đặt ở các bên cánh. Như vậy để duy trì hiệu quả cao họ ( các cung thủ ) cần thiết phải cơ động, di chuyển xung quanh và giữa những trở ngại bảo vệ của họ. Do đó Bennett kết luận rằng vai trò chính của các cung thủ trường cung là bảo vệ các kị sỹ của họ cách tạo ra những trận mưa tên từ bên cánh.
Matthew Bennett cũng đã xem xét đội hình “ herce” được sử dụng bởi các cung thủ Anh tại Poitiers và các nơi khác. Ông chỉ ra cách giải thích dễ hiểu cho đội hình này là nó tạo ra những chiếc răng hô “NV projecting teeth” vốn đã thực sự tạo ra những điểm yếu trong đội hình hình dòng của người Anh. Hơn nữa các cung thủ cũng không được trang bị để tự bảo vệ mình nếu kỵ binh thiết giáp hoặc các kị sỹ xuống chiến đấu trên bộ của đối phương tiến được đến gần và triển khai cận chiến ( vì các cung thủ chỉ có mỗi chiếc mũ sắt mà không có áo giáp ).
Nhà sử học Froissart chỉ sử dụng thuật ngữ “ herce” ba lần khác nhau trong những công trình rất đồ sộ của mình; một lần trong quấn sử thi của ông mô tả về trận chiến Poitiers. Thuật ngữ này thường được dịch như là một harrow ( cái bừa), một dụng cụ lớn sử dụng trong nông nghiệp có hình chữ nhật với những chiếc “răng “ nhô ra thường được sử dụng để khai hoang, cầy xới một mảnh đất. Nhưng ngay cả với ý nghĩa này thì từ“ herce” cực kỳ hiếm khi được sử dụng trong văn học thời Trung cổ, do đó, tại sao Froissart lại sử dụng nó khi đang cố gắng để minh họa những gì mà có thể ông coi là một sự bất thường về đội hình quân sự ? Những nghĩa khác của thuật ngữ “herce ” hoặc “herse ” bao gồm một loại ” candelabrum ” đây có lẽ là một chiếc vòng được làm bởi gai và các ngọn nến, và “hedgehog-con nhím” vốn có rất nhiều những chiếc-lông nhọn hoắt. Tuy nhiên có thể là tất cả những cố gắng giải thích này đều có vẻ không hoàn toàn chuẩn xác. Phía nam của dãy núi Pyrenees, trong bán đảo Iberia, nơi mà có lẽ Froissart đã khai thác nhiều nguồn cung cấp tin tức về các trận đánh của người Anh, Pháp và Gascon… có nhiều khả năng đây là bắt nguồn thuật ngữ quân sự ” herce “. Ở đây, một vài thập kỷ trước khi xảy ra trận chiến Poitiers, một nhà quý tộc Tây Ban Nha tên là Don Juan Manuel đã biên soạn trong quấn Libro de los Estados- một quấn sách nhiều chương của ông về chiến thuật quân sự . Quấn sách này có đề cập đến một đội hình được gọi là Haz (dạng số nhiều là Haces) nghĩa đen có nghĩa là một ‘gói’ hoặc ‘bó’. Mặc dù Don Manuel đã viết về chiến tranh kỵ binh điển hình ở Bán đảo Iberia, ông vẫn coi như là Haz chủ yếu là để phòng thủ, đây là đội hình mà trong đó những chiến binh tham chiến đứng gần nhau hơn lúc bình thường.
KẾ HOẠCH CHIẾN ĐẤU CỦA NGƯỜI PHÁP
Mục tiêu chiến lược của Vua John II là rất đơn giản, dự định của ông là bảo vệ dòng sông Loire và sau đó khi Hoàng tử đen rút lui về phía Nam, ông tiến hành truy kích người Anh. Ý định của ông là vượt trước Hoàng tử đen, cắt đứt con đường rút lui của ông này về vùng Gascony và sau đó tiêu diệt đội quân của ông ta (Hoàng tử đen ) chỉ trong một trận chiến. Hầu như không có các thông tin còn tồn tại liên quan đến việc quân phòng thủ người Pháp phải đối mặt với cuộc càn quét chevauchée của Henry-Công tước xứ Lancaster từ Brittany.và ông này còn muốn tiến xuống hạ lưu sông Loire, nhưng thực tế là Công tước Lancaster đã không thể vượt qua sông và phải quay sớm về vùng đất chiếm đóng của người Anh ở xứ Brittany và ít nhất sự kiện này cho thấy rằng hai bên có quân số ngang bằng.
Lực lượng mà ban đầu vua Pháp-John II đã gửi về phía nam của sông Loire, sau đó vượt sông và nhận được lệnh phải quan sát và quấy rối người Anh. Ngay sau đó chính bản thân ông cũng tiến về phía trước cùng với thành phần chính của quân đội Pháp. Lực lượng mà vua John đã gửi đi trước đó đã thành công trong việc làm chậm tiến độ hành quân của Hoàng tử đen và một điều quan trọng không kém là họ đã gửi những thông tin chính xác về số lượng và tiến trình chiến dịch của người Anh. Trong vòng một vài ngày Hoàng tử đen quay trở lại từ thành phố Tours trên sông Loire và thành phần chính lực lượng Pháp bắt đầu vượt qua dòng sông để truy kích, vua John đã cố gắng để vượt trước đối thủ của mình.
Cho đến lúc đó mọi thứ đã đi hoàn toàn đúng với kế hoạch của vua John và người Pháp đã chứng tỏ ưu thế gần như hoàn toàn về mặt chiến lược của họ. Tuy nhiên, có vẻ như một sự kết hợp của trình độ trinh sát nghèo nàn, kỷ luật kém và đôi chút may mắn đã cho phép Hoàng tử đen di chuyển về phía nam của quân đội của nhà vua, ở vị trí giữa Chauvigny và Poitiers. Sau đó Hoàng tử đen tuyên bố rằng ông đang truy đuổi người Pháp, nhưng điều này chỉ được viết sau khi người Anh chiến thắng tại trận Poitiers ( thắng rồi thì nói gì chả đúng ). Trong thực tế thì đội quân đột kích tương đối nhỏ của Hoàng tử đen vẫn nằm trong phạm vi truy kích của quân Pháp và lần này của quân đội của vua John đã tìm thấy Hoàng tử đen ở trong vị trí phòng thủ mạnh mẽ của nó ở phía bắc của làng Nouaille.
Vua John đã đạt được mục đích của ông là ép người Anh vào một trận chiến. Tuy nhiên, khi lên kế hoạch tấn công tiếp theo của người Pháp, ông vẫn nhớ về những kinh nghiệm đau đớn khi phải tấn công vào một vị trí phòng thủ mạnh của người Anh, đặc biệt là khi người Anh có rất nhiều cung thủ trong hàng ngũ của họ. Truyền thống chiến tranh bình thường ở Tây Âu thời Trung cổ và đặc biệt ở Pháp là dùng các kị sỹ để tấn công các kị sỹ. Rất rõ ràng rằng người Pháp thường sử dụng các cuộc tấn công của kỵ binh bên cánh để tiêu diệt các cung thủ đối phương trên chiến trường. Vào lúc này họ tiếp tục cố gắng làm như vậy hoặc là trên lưng ngựa hoặc đi bộ trong những thập kỷ tiếp theo ( các kị sỹ phải xuống ngựa chiến đấu ).
Trong dịp này các chỉ huy người Pháp đã thành lập lực lượng kỵ binh thiết giáp hạng nặng của họ thành một lực lượng tấn công với dự định xua các cung thủ Anh ra xa. Bằng cách cho gần như tất cả các phần còn lại của các kị sỹ của họ xuống ngựa, các chỉ huy quân sự Pháp hy vọng sẽ làm cho đội hình của họ ít dễ bị tổn thương trước những cung thủ trường cung Anh có thể còn sót lại. Cả hai chiến thuật quyết định này ( dùng kị binh hạng nặng để tấn công vào lực lượng cung thủ trường cung Anh và dùng kị binh xuống ngựa để tấn công vỗ mặt đối phương ) đều thất bại và trận chiến là một thảm họa đối với người Pháp, điểm đỉnh là việc chính bản thân nhà vua John II đã bị bắt tù binh. Tuy nhiên, những chiến thuật này chưa cho thấy rằng quân Pháp đã cố gắng để tấn công quân Anh vốn có cả lợi thế về mặt chiến thuật lẫn địa hình chiến trường. Như vậy, mặc dù không thành công, nhưng đây là một bước đầu tiên của chặng đường đầu tiên trong một cuộc chiến lâu dài và đầy tủi nhục tới chiến thắng cuối cùng cho người Pháp.
Vào lúc mà chính trận chiến Poitiers đang diễn ra, các tập quán của thời kỳ đó định nghĩa một trận đối đầu toàn diện chính thức được xem như là có sự thoả thuận của quân đội hai bên sau những thách thức chính thức. Trận đánh chỉ xảy ra khi hai bên được cho là đã chuẩn bị sẵn sàng ( đây là những quy chuẩn của thời mã thượng, hai bên muốn đánh nhau một trận mặt giáp mặt thì phải dàn quân, thách đánh một cách chính thức … không được tập kích sau lưng. Ta mà đánh kiểu này thì chỉ có thua mà thôi ). Trong thực tế Geoflroi de Charny-vị hiệp sĩ người Pháp nổi tiếng, người đã bị giết chết trong khi mang lá cờ thiêng liêng Oriflainme tại Poitiers, đã viết một bài luận về tinh thần hiệp sĩ rằng bất cứ ai tấn công người khác mà người này không thách thức hoặc có trang bị không tương xứng với họ thì không đáng được coi là có tinh thần mã thượng. Trên thực tế thì các hình thức chiến tranh như phục kích và thậm chí cả đột kích mà người Anh đã và đang tiến hành đã làm suy giảm một cách đáng kể uy tín của tầng lớp quý tộc hiệp sĩ nên có thể nhiều người ở cả quân đội hai phe đều hoan nghênh một cơ hội cho một cuộc chiến chính thức. Thái độ truyền thống này được thấy rõ trong số những tinh hoa của bên thua trận-những người này thường tránh để phải đầu hàng trước những kẻ thù có đẳng cấp xã hội thấp hơn.
GIAI ĐOẠN ĐẦU CHIẾN DỊCH POITIERS
Hoàng tử đen đã tập hợp lực lượng Anh tại thị trấn Bergerac trên sông Dordogne. Ở đây họ có sự tham gia của hầu hết các đội ngũ người Gascon ở địa phương. Không phải tất cả bọn họ sẽ đi cùng Hoàng tử trong cuộc chevauchee vào trung tâm của nước Pháp. Tuy nhiên trong thực tế, một lực lượng đáng kể đã phải tách khỏi quân đội Anh để bảo vệ vùng Gascony mà người Anh chiếm đóng trong khi Hoàng tử đen hành quân xa. Những binh sĩ bị bỏ lại nằm dưới sự chỉ huy của Seneschal John De Chiverston, Bernard d’Albret và Thị trưởng của Bordeaux.
CUỘC CHEVAUCHEE CỦA HOÀNG TỬ ĐEN

Bản đồ cho thấy các cuộc hành binh chevauchée của Hoàng tử Đen và Công tước xứ Lancaster ( mũi tên màu đỏ và đỏ đứt đoạn) tại các xứ Aquitany và Normandy trong năm 1356, nó cũng cho thấy quân Pháp ( muĩ tên mầu xanh) vận động để đánh chăn các đợt càn quét này. Tại xứ Brittany những đốm xanh trên bản đồ thể hiện các vị trí do quân Pháp nắm giữ, còn đốm đỏ là quân Anh.
Ngày 04 Tháng Tám năm 1356 Hoàng tử đen và phần còn lại của quân đội của ông rời Bergerac và hành quân qua vùng quê màu mỡ để đến Perigueux, nơi đã bị chiếm giữ bởi một lực lượng ủng hộ người Anh trước đó. Bản thân Hoàng tử đã ngủ qua đêm ngày 06 tháng Tám ở bên ngoài thành phố tại Chateau l’Eveque, đó là nơi ở mùa hè của Đức Giám mục Perigueux. Đêm hôm sau họ đã ở Ramefort. Rời khỏi thung lũng của sông Isle hai ngày sau đó, họ tiến vào thung lũng Dronne tại Brantome và trải qua đêm ở đâu đó xung quanh vùng Abbey, tuy nhiên không có tài liệu ghi lại nhữngthiệt hại mà ông ta đã gây ra. Sau đó quân đội Anh-Gascon tiến lên đến Quisser (10 tháng Tám) nhưng tại nơi này tòa lâu đài lại quá mạnh để tấn công. Tại Nontron (11 tháng Tám) họ đã báo cáo là được cung cấp một số thực phẩm lớn là cá. Sau đó quân cướp phá (Liên quân Anh-Gascon ) hiện diện tại vùng Limousin nơi mà họ gây ra tối đa thiệt hại như họ có thể. Đi qua Rochechouart (12 tháng 8) đến Nhà dòng Benedictine La Peruse ở gần Confolens (13 tháng Tám), nơi mà Hoàng tử Đen đã trú đêm ở đó, họ đến Lesterps vào ngày 14 tháng Tám. Ở đây các khẩu súng được đặt trong nhà thờ St Pierre đã chặn đứng các cuộc tấn công của họ trong một ngày nhưng cuối cùng quân phòng thủ cũng phải chấp nhận đầu hàng. Phản ứng của Hoàng tử lại là tha bổng cho các thầy tu và người dân thị trấn trong nhà thờ, đây được cho là để thể hiện sự ngưỡng mộ của ông ta đối với sự can đảm của họ.
Lúc này quân xâm lược đã đi được hơn 150 km (93 dặm) trong mười ngày. Hai ngày sau họ đến Bellac, nơi họ nghỉ ngơi trong hai ngày và đã không gây ra thiệt hại gì vì nơi thuộc về bà quả phụ của Bá tước Pembroke ( danh tướng của Anh trong các chiến dịch chống lại người Scotland ) người có dây mơ dễ má với gia đình Hoàng gia Anh. Theo nhà sử học Froissart: Hoàng tử xứ Wales và quân đội của ông ta… cưỡi ngựa về phía trước một cách thoải mái và thu giữ tất cả các loại đồ dự trữ phong phú đến tuyệt vời và đáng ngạc nhiên vốn được tìm thấy ở tỉnh Auvergne … rất giàu có và các đồ dự trũ phong phú … Họ đốt cháy và cướp bóc toàn bộ khi họ đột nhập vào một thị trấn và thấy nó dự trữ rất nhiều thực phẩm, họ ở lại cướp bóc trong hai hoặc ba ngày và sau đó khởi hành, tiêu hủy những gì còn lại, đập vỡ thùng rượu vang và đốt cháy các kho dự trữ lúa mì và lúa mạch.
Cho đến lúc đó ngoài một vài cuộc giao tranh nhỏ, quân đột kích gặp rất ít đề kháng. Tuy nhiên, theo Geoffrey le Baker, Hoàng tử chỉ định hai chỉ huy rất giàu kinh nghiệm là John Chandos và James Audley phụ trách đội trinh sát của ông trong thời gian ông hành quân qua các vùng-Limousin và Berry. Trong khi đó: Bản thân ông ta lại nhận trách nhiệm trông coi doanh trại và quan sát tiến độ hành quân từng ngày trong khi con đường được kiểm tra một cách kỹ lưỡng và tổ chức bảo vệ chống lại các cuộc tấn công ban đêm. Ông ta luôn nhìn vào chiếc đồng hồ và luôn đi xung quanh nó với những đồng đội dũng cảm của mình, mỗi phần của quân đội đều được ông đến kiểm tra nếu có một cái gì đó không bình thường xảy ra và có thể dẫn tới những hiểm họa.
Sau khi rời Bellac bước tiến của Hoàng tử đen ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong vùng Berry người dân địa phương đã tìm cách đánh trả mặc dù không phải là rất hiệu quả. Làng Le Dorat với nhà thờ được tăng cường phòng thủ của nó bị thất thủ đầu tiên, sau đó thị trấn Lussac les Eglises (19 tháng Tám), nơi mà một vài năm sau đó Sir John Chandos sẽ bị giết chết. Sau đó Liên quân Anglo-Gascons chuyển qua hướng Sault Saint Benoit (20 tháng Tám) để đến Argenton (Ngày 21-Ngày 22 tháng tám), nơi tòa lâu đài đã bị chiếm. Mặc dù tiến hành cướp phá ở tầm xa và trên diện rộng họ vẫn thường không làm ảnh hưởng đến nhà thờ và tài sản của bạn bè ( rất nhiều quý tộc Anh thời đó có nguồn gốc từ vùng này nên họ vẫn có tài sản tại Pháp ). Họ đi ngang qua thành phố Châteaunroux (23 tháng Tám) nơi mà họ đã không thể chiếm được.
Tại đây, Hoàng tử đen đã viết rằng ông định đi đến Bouiges nơi ông dự kiến ​​sẽ tìm thấy Bá tước Poitiers. Ngày hôm sau là ngày lễ Thánh Bartholomew, do đó Liên quân Anglo-Gaston quyết định nghỉ ngơi. Trong thực tế Hoàng tử đen đã không đi đến Bourges. Một toán quân đột kích Anh đã đốt phá vùng phụ cận của nó nhưng không thể chiếm được thành phố vốn có tăng cường phòng thủ và được bảo vệ bởi vị Tổng-giám-mục và hai hiệp sĩ cấp cao được gửi tới bởi vua John. Theo nhà sử học Froissart; Tại một trong những cánh cổng của thành phố một trận chiến ác liệt đã xảy ra có sự tham gia của hai hiệp sỹ-Seigneur de Gonsant và Sir Huntin de Vermeilles và rất nhiều thị dân dũng cảm của thành phố. Lực lượng chính của Liên quân Anh-Gascon đã đến được Issoudun vào ngày 24 tháng 8 nhưng mặc dù đã triển khai một cuộc tấn công toàn diện, một lần nữa họ lại không thể chiếm được thành phố được tăng cường phòng thủ bởi các quý tộc địa phương và những người tùy tùng của họ. Vào ngày 26 Hoàng tử đen tiếp tục hành quân sau khi đốt phá các vùng ngoại ô của Issoudun.
Trong ngày 28 tháng 8 quân đội của Hoàng tử đen hành quân dọc theo các con sông nhỏ Theols và Arnon, chiếm được lâu đài La Ferte, rời khỏi Arnon ở Lury-đây là ranh giới của lãnh địa của Công tước Guyenne cổ xưa và vượt qua sông Cher. Có lẽ cũng vào ngày 28 tháng 8 một toán quân đột kích của Anh-Gascon khoảng 200 binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Chandos và Audley trên đường trở về với đạo quân chính của Hoàng tử đen đã chiếm làng Aubigny-sur-Nere nơi chỉ 25 km (16 dặm) từ sông Loire và tình cờ đã gặp phải một toán quân trinh sát của Pháp. Quân Pháp được chỉ huy bởi Philip de Chambly có biệt danh Grismouton, người được lệnh phải gửi cho vua John II những báo cáo về vị trí và hoạt động của quân xâm lược. Sau khi người Anh bắt được một vài tù binh trong cuộc giao tranh này, Hoàng tử đen biết được rằng vua Pháp đã tập trung một đội quân lớn và đã xác định là phải đánh một trận với ông ta. Lúc này John II đang đóng quân tại Chartres, mặc dù ông này hy vọng sẽ tìm được quân Anh ở gần Orleans trên đường hướng về Tours. Orleans là mục tiêu tiếp theo của quân Anh, nhưng vị hoàng tử đã ra lệnh vượt qua sông Cher và lúc này họ chuyển hướng và đi về hướng tây tới Vierzon. Tốc độ tiến quân của các toán đột kích cũng chậm lại.
Froissart mô tả Vietzon là một thị trấn lớn với chiếc lâu đài mạnh mẽ, nhưng ít được củng cố và quân đồn trú lại mỏng. Trong thực tế, nó đã thất thủ trước quân xung kích người Gascon dưới sự chỉ huy của Đại úy de Buch trong ngày 26 tháng Tám, quân đồn trú của nó là quá ít để chống lại đối phương đang tiến đến gần. Dân cư đã bỏ chạy và quân Gascons cướp bất kỳ đồ cung cấp nào mà họ có thể tìm thấy. Hai ngày sau đó, lực lượng chính của quân Anh mới tiến đến đây và ở lại ba ngày sau đó họ đốt cháy thị trấn và tiếp tục di chuyển. Khi Hoàng tử đen ở Vierzon, theo sử gia Froissart thì: Tin tức đến được Hoàng tử xứ Wales rằng vua Pháp đang ở Chartres, và rằng tất cả các thành phố dọc sông Loire và tất cả các phương tiện vượt sông đều được bảo vệ rất kỹ và rằng ông sẽ không có cách để vượt sang bờ phía bắc của nó. Do đó Hoàng tử đen đã hỏi ý kiến các cố vấn và quyết định chọn cách rút lui qua Touraine và Poitou, giao tranh dọc đường đi và đốt cháy, cướp bóc các vùng thôn quê.
Trong khi đó một đội quân Anh khác dưới sự chỉ huy của Công tước Lancaster đã đến được vùng Loire. Tại đây ông ta thấy rằng các cây cầu đã hoặc bị phá hỏng hoặc có bảo vệ mạnh. Quân của ông đã cố gắng vượt sông ở Les Ponts-de-Cé, phía nam của Angers, nhưng đã bị ngăn chặn bởi chiếc pháo đài nằm trên hòn đảo lớn vốn được xây dựng để bảo vệ vùng phía Bắc của con sông. Từ khi vùng Loire bị ngập lụt thì chỉ có thể vượt qua con sông bằng các cây cầu và không còn có cây cầu nào khác giữa Nantes và Saunuir, cả hai vùng này đều có những thành trì mạnh mẽ và những đơn vị đồn trú lớn, Công tước Lancaster không thể làm gì hơn.
Quân đội của vua John đã được tập hợp đến 1 tháng để bao vây lâu đài Bréteuil ở Normandy mà không thu được thành công. Uy tín Hoàng gia không cho phép ông thất bại nhưng John II đã phải kết thúc cuộc bao vây này để ông có thể đối mặt với một mối nguy hiểm lớn hơn đang hiện ra lờ mờ ở phía nam. Một thỏa hiệp trong danh dự đã được ký kết theo đó vua John phải trả tiền để quân đồn trú thân phe Navarre từ bỏ tòa lâu đài. Họ cũng được phép di chuyển một cách tự do để tái gia nhập lực lượng của Philip de Navarre ở phía Tây vùng Normandy.
VUA JOHN TẬP HỢP QUÂN ĐỘI PHÁP
Theo nhà sử học Froissart, lúc này vua John II đã quay trở lại Paris và ra lệnh cho các nhà quý tộc của mình tập hợp tại Chartres. Nhà vua cũng đến đó với một đoàn tùy tùng có vũ trang vào ngày 28 tháng Tám.Ông này tiếp tục ở đó đến đầu tháng Chín để thu thập thông tin tình báo về những bước di chuyển của quân Anh-Gascon. Trong khi đó quân đội Pháp được tập hợp từ các vùng Auvergne, Berry, Burgundy, Lorraine, Hainault, Artois, Vermandois, Picardy, Brittany và Normandy. Họ đến để thi hành nghĩa vụ quân sư cho vua trong 40 ngày mà không được trả khoản thanh toán nào, sau thời gian đó họ sẽ yêu cầu ông trả tiền. Những người không thể tham dự được cho là sẽ phải gửi đến một khoản tiền nào đó để thuê lính đánh thuê. Khi những người này đến họ cưỡi ngựa đến để được kiểm tra ở những chiếc lều trong vùng lân cận, nơi ăn ở của họ được bố trí bởi các Thống chế Jean de Clermont và Arnold d’Audrehent. Tuy nhiên, nhà vua đã bác bỏ việc tập trung lực lượng bộ binh của ông vì với lực lượng này quân Pháp khó có thể hành quân nhanh và bắt kịp đội quân của Hoàng tử đen.
Một trong những hành động đầu tiên của nhà vua là gửi quân tiếp viện đến các pháo đài chính ở Anjou, Poitou, Maine, Touraine và các khu vực khác nơi quân xâm lược có thể xuất hiện. Vai trò của họ là để ngăn chặn quân địch đi thu thập thực phẩm cho người và thức ăn cho ngựa. Như Froissart đã viết, vua Phápcũng đã: gửi ba quý tộc rất quan trọng, những chiến binh tốt nhất tới tỉnh Berry để bảo vệ biên giới của nó và trinh sát nơi đóng quâncủa binh sĩ Anh. Ba vị quý tộc đó là Sire deCraon, Boucicault vàHermite de Chanmont.
Sau khi rời khỏi Chartres nhà vua và đội quân gồm phần lớn là các kị binh của ông đi về phía sông Loire, họ đến Meung vào ngày 08 tháng 9 và Blois hai ngày sau đó. Họ vượt qua sông Loire tại một số điểm khác nhau, bản thân vua John vượt sông tạiBlois, trước khi hành quân đến Amboise. Đếnngày 13 thì nhà vua đã đến được Loches nơi các đội quân của ông đã tập hợp lại để chuẩn bị cho cuộc săn đuổi. Hàng loạt những báo cáo được cung cấp một cách ổn định để xác nhận rằng rằng quân Anh-Garcons vẫn ở trongkhu vực Touraine nhưng lúc này họ ( quân Anh) lại chuyển hướng vềPoitotu. Vì vậy, vua John rời Loches và đến La Haye vào ngày 14 tháng Chín, trong khi những đội quân khác của ông vẫn tiếp tục vượt qua sông Loirebằng các cây cầu tại Orleans, Meung,Saumur-, Blois, Tours và có lẽ ở cả những nơi khác nữa.
Một thời gian dài cuộc chiến giữa Pháp vàAnh trở thành một mối quan tâm lớn đối với Đức Giáo Hoàng tạiAvignon, người luôn cho rằng hai trong sốnhững cường quốc Thiên chúa giáo mạnh nhất nên tham gia tham gia lực lượng để chiếm lại vùngĐấtThánh từ tay người Hồi giáo hơn là tương tàn với nhau.Vì vậy, sử gia Froissart ghi lại rằng: Giáo hoàng Innocent VI gửi tới nước Pháp Talleyrand-Hồng y giáo chủ của Périgod và Nicholas-Hồng y giáo chủ của Urgel để đàn phán hòa bình …Họ có một số lần viếng thăm nhà vua trong lúc ông này đang triển khai vây hãm Bréteuil nhưng không đi đến kết quả nào … Hồng y giáo chủ của Périgod đến tận thành phố Tours thuộc vùng Touraine nơi mà ông này nhận được tin vua Pháp đang hành quân hết tốc độ để tìm quân Anh. Vì vậy vị Hồng y giáo chủ của Perigord vội vã đến Poitiers, nơi ôngđã dự kiến ​một cách chính xác rằng quân đội của các bên đốiđịch sẽ gặp nhau.
Đánh chiếm lâu đài Romorantin
Trong khi đó, Sire de Craon, Boucicault, Hermite de Chaumont và 300 tay thương của họ (các kị sỹ cộng với các đoàn tùy tùng) đã đến rất gần và quan sát quân xâm lược trong sáu ngày trước khi họ tìm được một cơ hội tấn công vào đội quân tiên phong của đối phương của họ. Froissart cho rằng tình trạng này ( khó có cơ hội để tấn công quân Anh ) xảy ra là vì người Anh đã lên kế hoạch hành quân và cắm trại của họ với các kỹ năng tuyệt vời. Tuy nhiên lực lượng nhỏ bé này của Pháp lại tin rằng họ có một số cơ hội khi đi ngược lên thượng nguồn từ Romorantin. Ở đó, họ đã phục kích Bartholomew de Burghersh, Edward Despencer và Lãnh chúa của Es.s.e.x. một lần nữa Froissart lại cung cấp thông tin bằng cách mô tả sinh động: Một số binh sĩ được lệnh phải xuất phát ngay lập tức tới Romorantin, những người đã nghe thấy rằng người Anh sẽ đi qua con đường này, họ nằm xuống một cách lặng lẽ để tiến hành một cuộc phục kích tạiđịa điểm chỉ cách thị trấn một khoảng ngắn. Một khoảng thời gian sau đó người Anh tiến lênvà bị người Pháp đi ngang qua theo hàng dọc mà không tấn công họ, nhưng vào thời điểm đó họ thấy rõ ràng là người Pháp nhẩy lên ngựa, lấy hết. tốc độ và phi ngựa đến chỗ họ. Người Anh, nghe thấy tiếng chân ngựa, quay lại và phát hiện ra rằng đó là kẻ thù của họ, ngay lập tức họ dừng lại để chờ đối phương xuất hiện và người Pháp phi nước đại để tiến lên với các tay thương của họ ở phía sau. Vì vậy tốc độ của họ là rất khủng khiếp, lúc đó ngay lập tức người Anh đã dãn hàng ngũ của họ ra và người Pháp đã lao xuyên qua trên lưng những con ngựa của họ mà không gây thiệt hạigì nhiều. Sau đó quân Anh tiến đến gần vàtấn công vào phía sau của quân Pháp: Một trận chiến ác liệt đã nổ ra sau đó, nhiều hiệp sĩ và hộ sỹ đã ngã ngựa ở cả hai phe và nhiều người đã bị giết. Khi phần còn lại của đội tiên phong Anh đến nơi thì quân Pháp bắt đầu rút lui, một nửa trong số họ đã chạy thoát về lâu đài Romorantin.
Quyết định tấn công lâu đài Romorantin của Hoàng tử đen thường được xem như là một sai lầm bởi vì ông biết rằng vua Pháp đang hành quân chống lại ông với một đội quân đáng kể. Tất nhiên có thể việc giữ chân Hoàng tử đen là ý định của số ít các binh sĩ Pháp hiện đang thách thức quân Anh và kết quả là một cuộc bao vây kéo dài kết quả năm ngày được tiến hành trước khi tòa lâu đài bị buộc phải đầu hàng. Tệ hơn nữa đồ cung cấp của người Anh đã suy giảm nghiêm trọng sau cuộc bao vây này.
Cuộc tấn công vào lâu đài Romorantin được mô tả bởi cả hai nhà sử học Froissart và Geoffrey le Baker. Theo Froissart: Vào buổi sáng hôm sau tất cả các kị sỹ và cung thủ chuẩn bị cho trận bao vây và mỗi người phải phổ biến với quân lính của riêng mình về việc phải tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào lâu đài Romorantin. Vụ tấn công rất khốc liệt và dữ dội, các cung thủ Anh đứng ở gần các đoạn hào tung ra những cơn mưa tên liên tục làm cho không ai dám nhô người lên khỏi bức tường có những lỗ châu mai. Một số cung thủ đã bị nước ngập lên đến cổ và đã đến được các bức tường. Những người khác cũng nhảy xuống chiếc hào này, bơi bằng mảng về phía chiếc cổng thành với những tấp phên liếp, dáo mác, búa trận và cung tên trong tay, để bổ và bám vào chân của các bức tường. Phía trên họ là Seigneur de Craon, Boucicault và Hermite de Chaumont ( ba hiệp sỹ được vua Pháp cử đến ) đang hăm hở tiến hành bố trí phòng thủ, họ ném xuống các tảng đá. Đại úy de Buch và binh sỹ người Gascons của ông đã tham gia vào cuộc tấn công này, một hộ sỹ có tên là Raymond de Zedulach đã bị giết chết trong đợt tấn công này.
Ngày hôm sau cuộc tấn công lại được tiếp tục với mức độ quyết liệt hơn nữa và một lần nữa người cao cấp nhất bị thương vong ở phía người Anh là một người xứ Gascon-người anh em trai của Lord d’Albret. Lúc này Hoàng tử đen tuyên bố một cách công khai rằng ông sẽ không hành quân tới chỗ khác cho đến khi lâu đài Romorantin thất thủ. Le Baker đã mô tả làm thế nào để cuối cùng quân Anh chiếm được tòa lâu đài: Vị Hoàng tử đã ra lệnh sử dụng máy bắn đá và chế tạo những chiếc mai rùa ( bằng gỗ ) để bảo vệ các thợ mỏ. Những chiếc máy bắn đá được điều khiển bằng những binh sỹ đã được đào tạo đặc biệt để phá hủy chiếc mái của tòa tháp [ bảo vệ trung tâm của lâu đài] và những lỗ châu mai trên tường thành với đạn là đá tảng được đẽo tròn. Họ cũng đốt lửa trong đường hầm được những người thợ mỏ đào để làm suy yếu móng của bức tường thành. Theo sử gia Froissart mái nhà của tòa tháp cũng đã bị đốt cháy có lẽ bởi đạn pháo dù rằng ông cũng không hoàn toàn chắc chắn là như vậy.
Sau khi triệt hạ được lâu đài Romorantin, Hoàng tử đen tiếp tục hành quân về phía tây dọc theo sông Cher, dường như ông vẫn còn hy vọng hội binh với lực lượng của Công tước Lancaster. Ông hạ trại ở Montlouis gần Tour trong khi gửi các toán quân đi cướp bóc và do thám. Bản thân thành Tous trên danh nghĩa nằm dưới sự cai quản của hai con trai của nhà vua Pháp-các Bá tước của Poitiers và Anjou với sự hỗ trợ của Thống chế Clermont. Le Baker viết rằng thời tiết mưa bão dữ dội và làm cuộc tấn công của người Anh trở nên vô vọng và: Cám ơn thánh St Martin-vị thánh bảo trợ của thành Tours, kẻ thù của nó đã không thể đốt cháy thành phố này.
Sau bốn ngày chờ để hợp binh với Công tước Lancaster, ngày càng trở nên rõ ràng là Hoàng tử Đen phải rút lui. Như ông đã nói trong đó bức thư gửi cho các công dân London sau khi chiến dịch kết thúc: Sau khi chúng tôi xuất phát từ đó, chúng tôi đi vào con đường để vượt qua một số nguy hiểm nhất định ở dưới nước, và với ý định hội binh với Công tước của Lancaster-người anh em họ thân thiết nhất của tôi, người mà tôi đã có một số thông tin rằng ông đang vội vàng tiến về phía chúng tôi. Mặc dù quân đội của Công tước Lancaster không thể qua sông Loire, rõ ràng là hai vị chỉ huy của người Anh có liên lạc với nhau qua những người đưa tin.
Cuộc truy đuổi Hoàng tử đen của vua John II lúc này bắt đầu được tiến hành một cách nghiêm túc. Trong ngày 11 tháng Chín, Hoàng tử đen quay về phía nam vượt qua các sông Cher và Indre và đến Montbazon trong cùng một buổi chiều. Ông biết rằng quân Pháp đang đuổi theo ông ta và những cây cầu bắc qua sông Cher bị phá hủy. Các ngôi làng xung quanh cũng đã bị đốt cháy để ngăn chặn việc kẻ thù tìm kiếm nơi trú ẩn hoặc thực phẩm. Sáng hôm sau, tại Montbazon vị Hồng y giáo chủ của Perigord đến đó để đôn đốc Hoàng tử đen chấp nhận hòa bình, nhưng câu trả lời duy nhất của Hoàng từ là chỉ có cha của ông mới có quyền làm điều đó. Trong thực tế vua Edward đã ủy nhiện cho Hoàng tử đen quyền để đàm phán trong bức thư ngày 01 tháng 8 năm 1356. Sau khi có cử chỉ của thách thức này, Hoàng tử Edward lại tiếp tục cuộc rút lui của mình, ông đến La Haye (nay là Descartes) vào ngày 13 tháng Chín. Ngay lúc đó trinh sát của ông đã mang tin đến rằng quân đội Pháp đã rất gần phía sau. Vào đầu buổi sáng ngày hôm sau Hoàng tử La Haye vượt qua Creuse và đi tới Châtellerault.
Vua John rời Loches trong cùng một buổi sáng và sau khi nhận được thông tin từ các trinh sát của mình tới từ La Haye, nơi mà ông nghe nói rằng Hoàng tử đen lại hướng về phía Châtellerault. Một số nguồn tin cho rằng đoàn xe chở hành lý của quân Anh lấy nó phải mất một thời gian dài để vượt qua Vienne tại Châtellerault; những nguồn khác lại cho rằng đoàn xe hành lý vượt qua đội quân chính vào ngày trước và quân Anh lại vượt sông trong buổi sáng thứ bảy ngày 17 tháng Chín.
Chiếc lưới bắt đầu khép lại 
Vua John II đã quyết định rằng thay vì theo sát bước chân của Hoàng tử đen, ông sẽ cố gắng vượt qua đối phương bằng cách ở lại phía đông của Vienne sau đó qua sông tại Chauvigny. Đây là một cơ động thông minh và thành công có lẽ là dựa trên sự nắm bắt kỹ càng về địa hình tại địa phương. Trong khi đó Hoàng tử lại đang do dự tại Châtellerault vì còn phải tìm kiếm thông tin về người Pháp. Rõ ràng ông đã không nhận ra được khoảng cách giữa họ, hoặc có lẽ là người dân địa phương đã đánh lừa mình lực lượng trinh sát của ông.
Ngày 16 tháng 9 Hoàng tử đen đột nhiên biết được rằng vua John đã ở Chauvigny và rằng ông đã bị vượt qua. Trừ khi ông được chuẩn bị để đối mặt với quân Pháp trong trận chiến mà địa điểm là do ông lựa chọn, Hoàng tử không còn có lựa chọn nào khác ngoài việc rút lui một cách nhanh chóng. Cho đến lúc đó lực lượng chính của liên quân Anglo-Gascon vẫn sử dụng con đường chính nhưng vào lúc bình minh của sáng ngày thứ bảy họ rời đường La Mã cổ xưa (nay là đường N 10) dọc theo bờ phía tây của Clain và đổi hướng trái với ý định quay lại con đường này ở phía nam của Poitiers. Đây có vẻ như là một di chuyển rõ ràng đối với một quân đội hiện đại nhưng lại là một canh bạc liều lĩnh của một vị chỉ huy thời Trung cổ và Vua John II đã thất bại trong việc dự đoán ý đồ của đối phương.
Cả hai đội quân đều tung ra các toán trinh sát và do đó rất đáng ngạc nhiên là vua Pháp lại không biết được rằng Hoàng tử đen di chuyển hướng về phía rừng cây. Ngược lại trong khoảng ngày thứ Sáu 17 tháng Chín, Hoàng tử đen đã xác định rằng quân Pháp đã không còn ở xa: ” Về phía mình Hoàng tử xứ Wales và người của ông không biết gì về cách bố trí của quân Pháp, cũng chẳng biết họ có thể làm gì, họ chỉ biết rằng họ ( quân Pháp) đang hành quân ở một nơi nào đó mà họ ( quân Anh) không biết chính xác là ở đâu, nhưng chỉ đơn giản là họ ( quân Pháp ) không còn ở xa, các trinh sát của họ thấy rằng quá khó khăn để tìm thức ăn cho ngựa và kết quả là quân đội (Anh ) đang bị thiếu đồ dự trữ một cách nghiêm trọng”
Quân đội của châu Âu thời trung cổ thường phải mất quá nhiều thời gian để vượt qua các con sông ngay cả trong trường hợp có đủ các cây cầu, có thể Hoàng tử đen đã hy vọng rằng sẽ tấn công bất ngờ vào người Pháp trong khi họ đang bị chia làm hai ở Vienne. Nhưng ông đã quá chậm và khi đến được Chattvigny bằng con đường bộ từ Poitiers thì trinh sát của ông đã phát hiện ra rằng quân Pháp đã đi qua. Lúc này Hoàng tử đen đã quyết định bám theo họ dọc theo những con đường ở vùng nông thôn và khu rừng ở phía nam của con đường bộ chính. Mặc dù gặt rất nhiều khó khăn nhưng phương thức di chuyển này đã giấu được lực lượng Anglo-Gascon trước con mắt do thám của trinh sát Pháp.
Vua John đã thực sự đến được Chauvigny vào tối ngày thứ Năm 15 tháng Chín. Theo Froissart: sau khi ăn bữa sáng ngày thứ Sáu, nhà vua Pháp vượt qua sông bằng chiếc cầu ở Chauvigny, ông cho rằng quân Anh đang ở phía trước ông nhưng trong thực tế họ lại ở phía sau. Rõ ràng rằng một số lượng lớn kỵ binh đã Pháp vượt qua Vienne tại Chauvigny trong khi các binh sĩ khác, có lẽ là lực lượng bộ binh, được cho là đã vượt sông tại Châtellerault. Sự kiện này có thể cho thấy rằng nhà vua và lực lượng kị binh của ông đã cố gẵng cao nhất những nỗ lực của họ để vượt qua quân xâm lược, hoặc có lẽ lực lượng bộ binh tại địa phương đã tham gia vào quân Pháp kể từ khi họ vượt qua sông Loire.
Ba Hiệp sỹ cấp cao của Pháp, Seigneur de Craon, Raoul de Coucy và Comte de Joigny, vẫn ở lại Chauvigny thêm một khoảng thời gian nữa với một số binh lính của họ. Sau đó, vào sáng thứ bảy, họ đã vượt qua con sông và theo sau lực lượng trung quân khoảng 15 kilomet (9 dặm). Trong khi đó nhà vua đi dọc theo con đường chính từ Chauvigily đến Poitiers, sự kiện này đã làm cho hậu đội bị tách ra khi hành quân trên những con đường nông thôn bên cạnh khu rừng cây ở phía nam của con đường chính. Thực tế thì khi đến đó lúc này họ mới biết được rằng lúc này Hoàng tử đen cũng tương tự đang ở phía nam của con đường từ Chauvigny đến Poitiers?
Về phần mình có vẻ không giống như là Hoàng tử đen đang cố gắng để đuổi kịp người Pháp và ép họ vào một trận chiến khi những lực lượng mở đường của họ tình cờ gặp nhau tại thái ấp La Chaboterie như sau đó ông ta đã tuyên bố như vậy. Những gì đã xảy ra dường như là: vào buổi tối khi ba vị lãnh chúa Pháp của Chauvigny thì quân đội Anglo-Gascon cũng rời ngôi làng nơi họ đã nghỉ ngơi. Quân trinh sát người Gascon được phái đi tìm người Pháp và như bình thường thì Froissart lại cung cấp những tài liệu màu sắc phong phú: Lực lượng trinh sát có số lượng khoảng 60 kị sỹ, tất cả đều có những con ngựa tốt trong điều kiện của họ, mặc dù chúng ( những con ngựa của họ) có vẻ mệt mỏi. Trong số đó có hai hiệp sĩ đến từ Hainault, Sir Eustace d’Aubrecirourt và Sir Jean de Ghislelles và có cơ hội đến gần với những khu rừng và những cây thạch nam … [ đi qua nơi người Pháp đã qua] ngay lập tức 3 hiệp sỹ Pháp và người của họ nhìn thấy những con ngựa của người Anh, họ biết ngay rằng đó là địch quân và đội mũ sắt lên đầu, phất những lá cờ lên và hạ thấp những ngọn thương xuống và thúc những con ngựa của họ. Sir Eustace d’Aubrecicourt và tùy tùng của ông-những người cưỡi những con ngựa chiến tốt nhất, thấy rằng họ bị rơi vào giữa một lực lượng địch quân lớn và họ chỉ có một nhúmngười khi so với đối phương, nên họ nghĩ rằng tốt nhất là không nên dừng lại mà tạo điều kiên cho họ ( quân Pháp ) truy đuổi, trong khi đội quân của Hoàng tử đen đang ở không xa. Nên họ quay ngựa và chạy theo bìa của rừng với quân Pháp đuổi sát sau lưng họ … Do đó rất khó để truy đuổi họ bởi vì họ ở quá xa về phía trước cho đến khi họ gặp lực lượng chính của Hoàng tử đen lúc này đang dừng lại dọc theo một khu rừng, ở giữa những cây thạch nam và bụi cây mâm xôi để chờ tin tức từ lực lượng trinh sát của mình. Có vẻ như quân Pháp đã rất ngạc nhiên khi thấy quân Anh vào lúc họ đang truy đuổi toán quân trinh sát của đối phương. Kết quả là phần lớn toán quân Pháp này đã bị giết hoặc bị bắt tù binh. Trong số những người bị bắt gồm có Raoul de Coucy, the Comte de Joigny, the Vicomte de Breuse, và the Seigneur de Chauvigny, từ những tù binh này mà Hoàng tử đen đã biết đươc vị trí của lực lượng chính của quân Pháp.
Theo Le Baker thì lực lượng của Hoàng tử đen đã có nhiều người thiệt mạng trong cuộc giao tranh này. Những người khác lại cố truy đuổi số binh sỹ Pháp còn lại về phía ngôi làng Savigny-Levescault, và trận chiến cũng làm gián đoạn đội hình hành quân của lực lượng Anglo-Gascon. Cuối cùng thì quân Anh-Gascons phải rút vào rừng để tập hợp lại. Hoàng tử đen đã ra lệnh rằng không một ai được di chuyển vượt lên trước các Thống chế của Anh. Họ cắm trại qua đêm và đi tìm kiếm nguồn nước một cách vô ích, có lẽ đó là nơi trong khu rừng Breuil l’Abbaye và rất gần với cánh đồng La Chaboterie, nơi vua John II đã trú lại vào đêm trước đó. Trong khi đó, cánh quân chính của Pháp cũng hạ trại và lập “đội hình chiến đấu” ở giữa Poitiers và Savigny-Lévescault nơi mà vị giám mục của Poitiers và cư dân của họ đang cư trú. Có lẽ họ đóng gần với đường La Mã cổ xưa và có thể họ đã lựa chọn vị trí này trước khi biết chính xác quân Anh ở nơi nào.
Có vẻ như là lúc này Liên quân Anh-Gascon đã ở rất gần bên cạnh quân Pháp và vì vậy dù đã cạn kiệt nguồn cung cấp nhưng nó (quân Anh-Gascon ) cũng không dám cố gắng di chuyển vượt qua đối thủ của họ. Một cuộc đối đầu lớn dường như là không thể tránh khỏi và việc trinh sát kém hiệu quả đã đặt Hoàng tử đen vào một tình huống chiến thuật tồi tệ hơn mà cha của ông đã phải đối mặt ở Crécy. Nhưng mặt khác các chỉ huy của ông đã cho chuyển người của họ đến một vị trí phòng thủ có khả năng rất tốt ở bìa của khu rừng Nouaille.
Kết quả của Trận chiến Poitiers hoặc Maupertius-như nó thường được biết đến ở Pháp, là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất thời Trung cổ. Tuy nhiên vẫn còn tranh cãi về vị trí chính xác của nó. Maupertius có nghĩa là ” con đường xấu ” ngày nay người ta thường giả thiết rằng đó chính là trang trại hiện đại La Cardineric. Tuy nhiên có nhiều khả năng ” con đường xấu ” là nguồn gốc của một con đường nhỏ từ La Cardiucric đến khe cạn Gue de I’Homme (bây giờ là một cầu) vượt qua sông Miosson ở phía tây của làng Nouaille.
ĐÊM TRƯỚC TRẬN CHIẾN
Lúc mặt trời lặn vào sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 9, quân của Hoàng tử đen đã dỡ trại và chuyển xuống thung lũng của Miosson, rõ ràng là không bị trinh sát Pháp bám đuôi. Sử dụng một đường nông thôn nhỏ họ đi ngang qua Tu viện Nouaille như thể đang hướng tới Poitiers để đến con đường đi Bordeaux. Một số nhóm đi tìm cỏ ngựa dường như đã vượt qua Miosson để thu thập nguồn cung cấp thực phẩm từ tu viện Abbey ở Nouaille nơi có một cây cầu đơn giản hoặc một con đường đắp cao tạo nên một chỗ cạn vượt sông rất chắc chắn. Mặc dù không có nguồn tài liệu nào đề cập đến trinh sát của quân Pháp tại Nouaille, có vẻ như không thể tin được rằng họ không nên đóng trại ở đó. Theo những quan sát như vậy thì có lẽ họ ( người Pháp ) tin rằng Hoàng tử đen dự định đi dọc theo Miosson cho đến khi họ gặp được con sông Clain ở tại Saint Benoit. Đội kỵ binh trinh sát của Đại úy de Buch đang dẫn đầu đội hình hình cột của quân Anh-Gascon và ngay sau khi mặt trời lặn họ đã phát hiện ra đạo quân chính của Pháp đang hạ trại ở một khoảng phía bắc rừng Nouaillé. Sự kiện này cho rằng người của viên Đại úy đã vượt qua phía bắc của dòng sông Miosson, hoặc có lẽ họ đã vượt qua sông Miosson tại Nouaille.
Đội tiên phong của đội quân của Hoàng tử đen được chỉ huy bởi các Bá tước Warwick và Oxford và có lẽ cùng với Lord của Pommiers, cùng với một số quý tộc Gascon khác và bộ binh hạng nhẹ người Gascon. Hoàng tử chỉ huy cánh quân trung tâm, tiếp theo là hậu đội dưới sự chỉ huy của Bá tước Salisbury và có lẽ là cả Suffolk. Như bình thường, hành lý của họ được mang ở phía sau. Một lần nữa có vẻ như quân Pháp không chú ý đến điểm yếu này của đối phương, sau đó quân đội Anh-Gascon đột ngột rẽ về phía bắc, gần như chắc chắn là đã vượt qua lối cạn Gue de l’Homme. Warwick-người đang chỉ huy đội tiên phong, đã sớm cho người canh gác bảo vệ đoàn hành lý, và đề nghị với Hoàng tử đen rằng đơn vị của ông nên được triển khai đầu tiên trong khi các đơn vị khác vượt qua vị trí của ông ta để triển khai về phía bắc. Nhưng Geoffrey le Baker lại cho rằng đầu tiên đội quân của Hoàng tử đen vượt qua sông Miosson: Đội quân dưới sự chỉ huy của Hoàng tử đen đã phần tìm thấy một khe cạn hẹp và vượt sông với đoàn xe. Sau đó họ di chuyển ra khỏi thung lũng, vượt qua những hàng rào và những con mương và chiếm giữ các ngọn đồi, nấp sau những bụi cây thấp họ cố gắng giấu mình trong một vị trí mạnh mẽ và cao hơn so với kẻ thù.Như Chandos Herald đã viết: Chúng tôi những người ở phía hậu đội, lúc này lại ở cánh tiền quân. Nếu trường hợp là đúng thì sau đó có vẻ như khả năng là Hoàng tử đen dự kiến lại ​​rút lui về phía nam một lần nữa với Warwick trong đội quân tiên phong.
Có thể người Anh lo ngại bị tấn công khi họ đang hành quân dọc theo phía tây của khu rừng Nouaille và Hoàng tử đã bố trí các cung thủ ở bên cánh trái của ông. Chắc chắn là sau đó ông cũng xuống ngựa và nói chuyện với đám cung thủ mấy câu sau khi làm một bài phát biểu trước các kị binh. Các nguồn tài liệu bằng văn bản ít nhiều có đề cập đến lực lượng cung thủ tại thời điểm này và cho rằng họ đã đột nhiên trở nên khá quan trọng. Người ta cho là Hoàng tử đã nói: Ta biết rất rõ lòng can đảm và sự trung thành của các bạn vì trong những lúc cực kỳ hiểm nguy các bạn đã chứng tỏ được mình là những người can đảm dưới sự chỉ huy của người cha của tôi, ông của tôi, những vị vua của nước Anh, rằng không ai là không thể bị đánh bại, không nơi nào quá khó để có thể chiếm, không ngọn núi nào quá cao để có thể trèo lên, không có chiếc tháp nào quá mạnh để không thể chiếm, không có địch quân nào không thể đánh bại, không có có đội quân nào là quá vĩ đại… Sau đó ông ra lệnh cho họ phải đứng vững với hy vọng thu được những chiến lợi phẩm phong phú từ người Pháp.
Một giải thích từ những nguồn khác chỉ ra rằng đầu tiên Hoàng tử đen cho tạm ở dừng gần cuối phía nam của rừng cây nhưng ngay sau đó ông lại cho toàn quân di chuyển về phía bắc. Dù là cách này hay cách khác ông đã bố trí lực lượng của mình dọc theo các cạnh phía tây và phía bắc của khu rừng Nouaille, nơi họ được bảo vệ v bởi một hoặc rất nhiều hàng rào chạy song song với phần lớn con đường mòn. Vị trí trung tâm của quân Anglo-Gascon được định vị trên một cao nguyên thấp ở cuối phía bắc của khu rừng, trong khi doanh trại của quân Pháp đã ở ngoài tầm nhìn nếu quan sát trên đỉnh của một ngọn đồi thấp ở phía bắc.
Địa hình vùng này chỉ hơi mấp mô với những đồng cỏ, rừng cây và vườn nho nằm rải rác, chúng vốn thuộc về giáo hội và các công dân của Poitiers. Tuy nhiên, vùng đất rất gập ghềnh ở chính Nouaille không là điển hình ( của vùng này ) và tạo ra một vị trí tốt nhất, nếu không phải là vị trí chỉ thích hợp cho phòng thủ. Hơn nữa, mặt đất được lựa chọn bởi Hoàng tử xứ Wales có rào cản được tạo nên bởi các bụi nho, những loại cây nông nghiệp khác, rừng, đầm lầy và suối ở phía dưới một thung lũng tương đối dốc.
Báo cáo của các lính trinh sát trong đội của Đại úy de Butch nói rằng quân của nhà vua Pháp có 87 lá cờ ( hơn 2 vạn quân ), điều này cho thấy nó lớn hơn là trong thực tế. Doanh trại của quân Pháp dường như cũng trải ra đến hết độ rộng của vùng này. Theo Froissart toán quân trinh sát đã tấn công một số lính Pháp lạc ngũ và bắt một số tù binh và làm quân Pháp nâng cao tinh thần cảnh giác, mặc dù trong thực tế có lẽ Froissart đã nhầm lẫn cuộc trinh sát này với một cuộc tấn công vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên Froissart và các nhà sử học khác đã cung cấp thông tin quan trọng về cách thức mà Hoàng tử đen của người của ông tăng cường vị trí vốn có khả năng phòng thủ một cách tự nhiên của mình. Theo Froissart: Người Anh hạ trại ở địa điểm tại vùng thôn quê vốn thuộc the Plains of Maupertius, họ đã tăng cường phòng thủ bằng những hàng rào dày đặc một cách rất tiểu xảo, và bốc dỡ tất cả các hành lý của họ về phía sau. Ở mặt trước họ đào rất nhiều những con mương nhỏ, để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào của kị binh. Geoffrey le Baker nói rằng: Ông khảo sát hiện trường và thấy rằng một cạnh của vị trí của quân Anh có một ngọn đồi ở gần đó và nó được bao quanh bởi hàng rào táo gai nhọn và những con mương ở bên ngoài nhưng bên trong lại được dọn dẹp sạch sẽ, một phần của nó ( vẫn trận địa của Anh ) là đồng cỏ và bụi cây mâm xôi, một phần là những bụi nho và phần còn lại là những bụi diếp dai. Ông ( nhà sử học Geoffrey le Baker ) cho rằng quân Pháp đã cố gắng bố trí đội hình chiến đấu trong những cánh đồng này. Giữa những người của chúng tôi và quả đồi là một thung lũng rộng và một đầm lầy được tưới bởi một dòng suối. Le Baker cũng nói rằng phần cuối của một con mương hoặc một đoạn hàng rào đã kéo dài xuống tận đầm lầy “, rồi phần trên của đoạn hàng rào này cũng đi ngược lên dốc và rằng đội quân của Bá tước Salisbury đã đóng quân chỉ cách đó một quăng đá. Hơn nữa, ông cũng nói rằng có một khoảng trống trong hàng rào đủ rộng để xe ngựa có thể đi qua được trong mùa thu, có thể là để thu hoạch các vụ mùa, thu thập củi đốt cho mùa đông từ trong rừng. Một diễn giải khác có thể cũng theo nguồn này lại chỉ ra rằng có thể có đến hai khoảng trống đáng kể trong các hàng rào táo gai nhọn nổi tiếng.
Hơn nữa có thể là con kênh thường thường được nhắc đến vốn một phần có nguồn gốc tự nhiên và nằm trong thung lũng có độ dốc xuống sông Miosson một khe cạn khác được gọi là Gué de Russon. Có thể người Anh đã khơi rộng các con kênh, hoặc tất cả những con mương đang được đề cập đến này chỉ đơn giản là có liên quan đến hệ thống công sự dã chiến ở bên sườn phải của đội hình của quân Anglo-Gascon.
Ý kiến cho rằng người Pháp vẫn hoàn toàn không biết gì về sự hiện diện của quân Anglo-Gascon có vẻ khó tin cho, như sau này Herald Chandos đã viết: Họ đã cắm trại trong những khu vực rất gần nhau đến mức họ có thể tắm cho những con ngựa của họ trên cùng một dòng sông. Theo Froissart thì ông rất vào Lord James Audley: một con người khôn ngoan và dũng cảm và quân Anh đã bài bố trận cho trận chiến dưới sự cố vấn của ông. Vào thời gian bắt đầu trận chiến, theo Froissart: Hoàng tử cùng với phần chính của đội quân của mình đã ở giữa các vườn nho, tất cả đều xuống ngựa, nhưng những con ngựa của họ cũng được buộc ở gần đó để họ có thể nhảy lên ngựa không chậm trễ. Về chỗ yếu nhất dễ bị quân Pháp chọc thủng, họ đã đặt các toa xe của họ và biến chúng thành những công sự tăng cường để không thể bị tấn công từ góc này:
Theo lời của Geoffrey le Baker: Bá tước Warwick chỉ huy đội tiên phong, đóng từ chỗ dốc xuống đến bãi lầy. Rõ ràng là các cung thủ Anh đã đóng quân ở cả hai bên sườn mặc dù vẫn có những người khác có thể đã đứng dọc theo các hàng rào . Có thể là các cung thủ ở bên cánh trái nằm dưới sự chỉ huy của Bá tước Oxford và Bá tước Warwick chỉ huy những cung thủ khác ở cánh bên phải, bên cạnh đội quân của Hoàng tử đen. Hậu đội Anh nằm dưới sự chỉ huy của Bá tước Salisbury và Suffolk, lúc này lập đội hình ở cuối phía bắc và trong số họ có một số binh sỹ người Đức. Lỗ hổng đáng kể nhất của hàng rào cọc nhọn rõ ràng là ở trong chỗ này. Tại đây, vị trí cánh phải của quân Anglo-Gascon trở nên cởi mở hơn và độ dốc của mọi ngọn đồi cũng không quá cao để tạo ra quá nhiều sự bảo vệ từ địa hình tự nhiên. Có lẽ ở đây những toa xe khác đã được sử dụng như là một hệ thống công sự dã chiến trong khi hầu hết các hành lý đã được giấu bên trong rừng cây nơi rất khó cho người Pháp để chiếm được chúng.
Tổng quát lại cách bài binh bố trận cuối cùng của quân Anglo-Gascon, các Bá tước Warwick và Oxford chỉ huy cánh bên trái, nơi mặt đất dốc xuống con sông Miosson. Bá tước Salisbury có sự hỗ trợ của Bá tước Suffolk, chỉ huy cánh phải trong khi Hoàng tử đen chỉ huy cánh trung tâm. Một lực lượng dự bị nhỏ gồm các kị sỹ đã lên ngựa và 400 cung thủ vẫn ở lại phía sau. Lúc này đội quân của Hoàng tử đen đang ở trong một vị trí phòng thủ rất mạnh với rừng Nouaille ở ngay phía sau họ; phía trước họ được bảo vệ bởi những hàng rào từ cây táo gai, bụi cây mâm xôi và những hàng cây nho dày đặc. Cần lưu ý rằng những bụi cây mâm xôi được đề cập vẫn còn truyền lại đến ngày nay và mặc dù chúng chỉ cao có vài inch nhưng lại bao phủ một khu vực rộng lớn và làm cho người đi bộ – thậm chí không có vũ trang và không mặc giáp – cũng gặp khá nhiều khó khăn. Theo truyền thống thì các cung thủ Anh thường đóng quân ở các bên cánh. Ở bên cánh phải các con hào đã được đào để bảo vệ họ và ở bên cánh trái họ cũng được bảo vệ bởi con sông nhỏ Miosson và những đầm lầy của nó. Tuy nhiên Liên quân Anglo-Gascon vẫn đang run sợ, đói khát và bị thua kém về số lượng.
Có người nói rằng khi tin tức về sự hiện diện của quân Anh đến được tai của vua John II ông này đến gần tới Poitiers vào hôm thứ Bảy và rằng ông đã ra lệnh cho quân đội của mình di chuyển xung quanh và hạ trại và không quá muộn trong buổi chiều tất cả đã ổn thỏa. Vào buổi sáng hôm Chủ nhật, ngày 18 tháng Chín, John và các con trai của ông tham dự Thánh lễ tại khu lều của Hoàng gia. Sau đó nhà vua triệu tập những Quý tộc hàng đầu, các cố vấn và các chỉ huy của các đội quân. Tất cả ngay lập tức nhất trí rằng họ nên phất những lá cờ của mình lên và bố trí đội hình cho trận chiến. Tiếng kèn Trumpet đã vang lên, những kị sỹ được mặc giáp bởi những người hầu của họ, rồi leo lên những con ngựa chiến và tập hợp thành đội hình chiến đấu. Lá cờ thiêng liêng Oriflamme được giương cao bởi Geoffroi de Charny bay phất phới trên tất cả những lá cờ khác.
Các nỗ lực đàn phán hòa bình của Hồng y giáo chủ của Perigord 
Trong khoảng thời gian hai bên chuẩn bị chiến đấu thì Đức Hồng Y của Périgord cưỡi ngựa đến từ Poitiers, nơi mà ông vừa rời đi vào buổi sáng hôm đó. Có thể người Pháp cũng đã nhận được một số quân tiếp viện có lẽ là bộ binh từ Poitiers trong buổi sáng hôm Chủ Nhật. Tại một thời điểm Hoàng tử đen đã đề nghị giao lại những thị trấn, lâu đài mà ông ta đã chiếm giữ, phóng thích những người bị bắt mà không đòi tiền chuộc cho sự tự do của họ và không cầm vũ khí để chống lại nhà vua Pháp trong vòng bảy năm. Như theo đề nghị này thì có dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng ông ta không muốn chiến đấu. Tuy nhiên, theo sử gia người Ý Matteo Villani, Hoàng tử cũng yêu cầu cưới Công chúa-con gái của vua Pháp với lãnh địa quận Enghien làm của hồi môn cho cô. Người Pháp đã bác bỏ những điều khoản này và thay vào đó John II đề xuất rằng Hoàng tử đen và 100 hiệp sĩ của ông phải đầu hàng, trong khi phần còn lại của quân Anh sẽ được phép về nhà. Cuối cùng Geoffroi de Charny đề xuất giải quyết vấn đề với một trận chiến của 100 nhà vô địch từ hai phía, nhưng Bá tước Warwich-người vốn chả có mấy tí lãng mạn đã phản đối quyết liệt ý tưởng này.
Trong khi Đức Hồng Y và đoàn tùy tùng của ông làm sứ mạng ngoại giao con thoi đi qua đi lại, đại diện của cả hai đội quân dường như đã gặp nhau ở những vị trí mà họ đều tôn trọng. Nhân một dịp trong lúc này Chandos bước ra đòi chiến đấu mặt đối mặt với Clermont. Theo Froissart cả hai đều có những gia huy giống nhau, một hình đức mẹ Virgin mầu xanh da trời, với những Tia nắng mặt trời ở phía bên trái chiếc khiên ( gia huy) thêu trên áo surcoats. Sự giống nhau này đã dẫn đến một cuộc cãi cọ, những lời buộc tội khi Lord Clermont nói “ Chandos, ngài đã lấy huy hiệu của tôi và mặc nó được bao lâu rồi “Chandos trả lời “ ngài mới là người lấy cắp huy hiệu của tôi – nó xứng đáng với tôi hơn với ngài ” Lord Clermont nói “Tôi phủ nhận điều này và không có ngừng bắn giữa chúng ta, tôi sẽ cho ngài thấy rằng ngài không có quyền mặc chúng” Chandos trả lời “Ha! ngài sẽ tìm thấy tôi vào ngày mai tại chỗ này, hãy chuẩn bị để tự bảo vệ và sẽ được chứng minh bằng sức mạnh của vũ khí về những gì mà tôi đã nói” Lord Clermont trả lời. “Đây là những lời khoác lác của các ngài, những người Anh-những người không thể phát minh ra cái gì mới, nhưng lại luôn lấy bất cứ thứ gì mà họ lại thấy thấy là đẹp mặc dù chúng thuộc về người khác” dù chỉ là một tình tiết nhỏ được sưu tầm bởi sử gia Froissart, tuy nhiên nó làm sáng tỏ thái độ và mối quan tâm của tầng lớp quý tộc Anh và Pháp.
Trong lúc Đức Hồng Y làm trung gian cho các đàn phán cho một cuộc ngừng bắn kéo dài đến một ngày, cả hai bên đều tranh thủ để hoàn sự chuẩn bị của họ và rồi cuối cùng những nỗ lực của ông ta ( Đức Hồng Y ) đã không thành công và người Pháp ra lệnh ông ta quay trở lại Poitiers. Cả hai bên đều đổ lỗi cho sự can thiệp của Đức Hồng Y, mặc dù Herald Chandos ( một sử gia ) phủ nhận rằng ông ta ( Đức Hồng Y ) đã thiên vị một bên nào đó. Tất nhiên đúng là như vậy, tuy nhiên sự thật thì mọi người trong đoàn tùy tùng của Đức Hồng Y và Froissart đã ghi lại: Trong đoàn tùy tùng đi theo Đức Hồng y có những hiệp sĩ và hộ sỹ dũng cảm-những người thiên về phe người Pháp hơn là ủng hộ Hoàng tử đen. Khi thấy một trận chiến là không thể tránh khỏi họ đã tách ra khỏi chủ nhân của mình và gia nhập vào quân đội Pháp và tự đặt mình dưới sự chỉ huy của Castellan d’Amposta, một chiến binh dũng cảm trong thời gian đó đang phục vụ trong đội vệ sỹ của Đức Hồng Y.
Có vẻ như lúc này người Pháp di chuyển trong đội hình chiến đấu để tiến tới vị trí xuất phát của họ vốn ở ngoài tầm nỏ ở phía tây của trận địa của quân Anglo-Gascon. Họ được bài bố thành ba đạo quân lớn, mỗi đạo lại được chia thành đội quân trung tâm và hai đội ở hai cánh. Charles-Dauphin chỉ huy đạo quân đầu tiên Lord Douglas, cho đến khi người Scotland nhập vào đội kị binh của Thống chế Audrehem. Vì lúc đó Thái tử Charles-Công tước Normandy vẫn còn là một thiếu niên thiếu kinh nghiệm chiến đấu, nhà vua đã bổ nhiệm những chiến binh kỳ cựu như Công tước de Bourbon, Seigneur của Saint Venant, Sir Jean de Landas và Sir Thibaud de Vaudenay ở bên cạnh chàng thiếu niên này (Thái tử Charles). Người cầm cờ hiệu của nhà Dauphin là Hiệp sỹ Tristan de Maignelay. Đạo binh thứ hai được chỉ huy bởi Công tước d’Orleans và Lui-người con trai trẻ ít tuổi hơn của nhà vua và tương tự sau đó vua John đã bổ nhiệm những người có kinh nghiệm để trợ giúp họ. Philip-người con trai út của nhà vua được ở bên cạnh cha mình trong đạo binh thứ ba vốn được chỉ huy bởi chính vua John.
Dường như sau khi người Pháp đã kết thúc việc bài binh bố trận trên sườn dốc của một ngọn đồi nhỏ ở phía tây của trận địa của người Anglo-Gascon thì vua John II đã cử Fustache de Ribbemont-một chỉ huy kỳ cựu của người Pháp-người đã cố gắng chiếm lại Calais trong năm 1351, để làm một cuộc trinh sát lần cuối cùng vào vị trí của liên quân Anglo-Gascon. Đi cùng với ông ta là những chiến binh giàu kinh nghiệm như Seigneurs Jean de Lanclas, Guichard de Beaujeu và Guichard d’Angle. De Ribbemont quay trở lại với một báo cáo mô tả chính xác về tiền tuyến của đối phương và sử gia Froissart cho rằng chính Eustache de Ribbemont là người đề xuất kế hoạch tấn công mà vua Pháp thực sự đã chấp nhận. Mặt khác có thể là Lord Douglas-người Scotland là người đầu tiên đề xuất việc các kị binh bỏ ngựa để tiến quân ( trong trường hợp này là hợp lý vì quân Anh đã chuẩn bị rất nhiều hào hố và hàng rào để bẫy ngựa ).
Rõ ràng người Pháp đang phải đối mặt với một loạt những vấn đề nghiêm trọng về mặt chiến thuật. Người Anh sẽ không tấn công trước ( mà dùng chiến thuật phòng ngự chặt, phản công nhanh ) và những kinh nghiệm từ trước đó cho rằng họ sẽ đóng lại ở vị trí của họ trong một thời gian dài đủ để rút lui trong danh dự.Tuy nhiên, nếu người Pháp tấn công, họ sẽ mất lợi thế duy nhất của họ đó là lợi thế về số lượng. Dường như là không thể bao quanh hoặc tấn công tạt sườn vào trận địa của Hoàng tử đen trong khi một cuộc tấn công trực tiếp sẽ phải được tiến hành ở một tiền tuyến rất hẹp, nhằm vào những khoảng trống đầy bụi nho và các hàng rào. Thống chế Clermont khuyên nhà vua rằng nên phong tỏa và bỏ đói đối phương dẫn đến kết quả là họ phải quy hàng, một số người đã cáo buộc rằng vị Thống chế này quá hèn nhát.
Triển khai quân đội
Bất chấp những khó khăn trên, vua John II quyết định rằng lúc này là thời gian để đánh một trận lớn, có lẽ ông đã không nhận ra rằng dự trữ hậu cần của đối phương đã xuống thấp như thế nào. Vì vậy, ông từ bỏ chiến thuật tấn công truyền thống của kỵ binh vốn đã thảm bại tại Crecv. Thay vào đó ông đã ra lệnh cho tất cả các kị sỹ đều phải bỏ ngựa trừ một đội kỵ binh tinh nhuệ gồm khoảng 500 kị sỹ thiết giáp-những người này có những con ngựa được thiết giáp và được lựa chọn bởi chính những vị Thống chế. Vai trò của họ có thể là để đánh tan các cung thủ Anh ngay ở lúc bắt đầu của trận chiến. Rất dễ gây nhầm lẫn khi Herald Chandos nói rằng số lượng 400 người được chọn có ngựa bọc thép được dẫn đầu bởi Guichard d’Angle và Eustache de Ribbemont những người mà nhà vua yêu cầu: không được chùng xuống, chú ý tấn công có hiệu quả để phá vỡ trận tuyến của đối phương. Có lẽ về mặt vật lý những hiệp sĩ đã dẫn đầu những cuộc tấn công trong khi Clermont và Audrehem nắm quyền chỉ huy, hoặc có lẽ D’Angle và De Ribbemont chỉ huy những kị sỹ có ngựa bọc thép này.
Những kị sỹ khác giống như lực lượng bộ binh đi ngựa, đã gửi ngựa của mình ở lại phía sau. Họ vẫn sẽ phải tấn công ngược lên phía trên, những người ở phía Nam của trận địa sẽ phải đối mặt với một sườn đồi khá dốc. Khi các kị sỹ Pháp chuẩn bị chiến đấu như bộ binh, họ phải cắt ngắn những cây thương của họ đi khoảng dưới hai mét (6fi 6 in.) và cởi bỏ đinh thúc ngựa. Nhà vua theo báo cáo được vũ trang với một chiến rìu chiến và cũng phải xuống khỏi con ngựa màu trắng của mình, ông mặc trang phục kiểu “ Áo giáp của Hoàng gia “ hoặc một loại áo choàng mà 19 hiệp sĩ khác cũng mặc để tránh việc ông trở thành một mục tiêu bị nhận biết quá dễ dàng.
Vị nguyên soái Clermont chỉ huy đội kị binh ở bên trái và được hỗ trợ bởi một số kị sỹ xuống ngựa dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Gautier de Brienne. Hầu hết những binh sỹ đồng minh người Đức nằm dưới sự chỉ huy của Công tước Saarbruck, Nido và Nassau cũng dường như cũng tham gia tấn công ở sườn bên trái để hỗ trợ cho Thống chế Clermont Marshal. Thống chế Audrehem và Lord Douglas chỉ huy đội kị binh Pháp ở bên phải. Vai trò của đa số các tay nỏ Pháp là không rõ ràng, mặc dù vị trí sau này của họ cho thấy rằng họ khai hỏa để hỗ trợ cuộc tấn công của kỵ binh Pháp ở cánh phải, có lẽ hy vọng để bắn trả vào một số lớn các cung thủ có tăng cường ở cánh trái của người Anh.
Như Froissart đã nói: quân đội của Hoàng tử đen bày trận dù ít hay nhiều cũng giống như những gì mà vị hiệp sĩ Pháp đã báo cáo với nhà vua của họ, ngoại trừ có một điều rằng ông ta đã ra lệnh cho một toán hiệp sĩ khôn ngoan và dũng cảm tiếp tục ngồi lại trên lưng ngựa giữa các tiểu đoàn của mình, để đánh trả các tiểu đoàn của các Thống chế Pháp. Hơn nữa, sườn bên phải của họ được bố trí 300 quân và chừng đó cung thủ, tất cả đều có ngựa trên một ngọn đồi không cao cũng không rất dốc. Toán sau ( 300 cung kỵ ) lập nên một đội tấn công nằm dưới sự chỉ huy của Đại úy de Buch. Ngày chủ nhật quân đội Anh-Gascony tăng cường phòng thủ, có những lời xì xầm, trách cứ ngày càng loang rộng về quyết định lúc đầu của Hoàng tử đen về việc để lại phía sau quá nhiều người để phòng thủ xứ Gascony. Người Anh cũng không thể rời khỏi vị trí của họ mặc dù người và ngựa của họ có thể đến được con sông Miosson. Theo Chandos Herald, trong đêm trước khi trận chiến nổ ra đã có giao tranh và người Anh đã không được ngủ nhiều.
Những chuyển động ban đầu 
Ngày lễ Thánh Mass sáng hôm sau trong quân đội Anglo-Gascon, nhiều người đã được phong tước hiệp sĩ trên cánh đồng này và Hoàng tử đen đã đưa ra mệnh lệnh cuối cùng. Không bắt giữ tù binh cho tới sau khi trận chiến đã kết thúc thắng lợi, nhưng nó không có nghĩa là tất cả địch quân đều bị tàn sát. Thay vào đó binh sỹ không thể chống lại sự cám dỗ để đi tìm kiếm những tù binh giàu có xứng đáng với những khoản tiền chuộc kếch xù.
Chandos Herald nói rằng: Eustace d’Aubrecicourt đã bị bắt tù binh trong khi đi trinh sát chiến trường cùng với Lord Curton. Một khả năng khác là cuộc đụng độ này diễn ra ở cuối phía bắc của chiến trường, nơi lực lượng kị binh dưới sự chỉ huy của D’Atibrecicourt có thể đã tạo ra một cuộc tấn công vu hồi trong khi phần còn lại của quân đội Acaglo-Gascon chuẩn bị rút lui. Toán quân của Nassau dường như đã bắt được một số tù binh vào lúc bắt đầu của trận chiến bao gồm cả Eustace d’Aubrecicourt, người đã tiến lại quá gần đoàn trở hành lý.
Theo quấn biên niên sử Anonimalle của Pháp.Trong hôm thứ hai ( ngày diễn ra trận chiến ) … Bá tước Warwirk vượt qua một con đường đắp cao hẹptrong đầm lầy…nhưng sức ép về việc phải bảo vệ các toa xe của quân Anh là rất lớn và con đường đắp cao lại quá hẹp nên chúng hầu như không thể vượt qua và vì thế chúng vẫn phải ở lại đó trong giờ đầu tiên của ánh sáng ban ngày. Và sau đó họ nhìn thấy đội tiên phong củaquân Pháp tiến về phía vị Hoàng tử…Và do đó, thực tế thì Warwick đã ở thế phải quay lưng lại với người của mình. Sự kiện này cho thấy đạo quân của Warwick đã không thể rút lui một cách suôn sẻ như theo kế hoạch. Nó cũng không giống như là quân Anh đang trá bại để dụ dỗ quân Pháp lao vào tấn công sớm.
Do sự mâu thuẫn trong các nguồn tài liệu này nên ta vẫn chưa thể rõ liệu tất cả hoặc phần lớn đoàn hành lý của người Anglo-Gascon đã vượt qua Miosson hay chưa và liệu họ có thể lại cố gắng để vượt sông vào lúc sau đó trong trận chiến hay không. Bất kể điều gì xảy ra thì cũng không thể phủ nhận được rằng Warwick đã thu hút đợt tấn công đầu tiên của quân Pháp. Gần như chắc chắn rằng một lực lượng đáng kể các cung thủ Anh được bố trí ở ngoài xa- bên cánh trái của trận địa của người Anh-Gascon sẽ che trở cho cuộc rút lui của Bá tước Warwick hoặc của các toa xe hành lý. Các cung thủ có thể đã đóng ở bên cạnh một đám bùn lầy phía trước ở chỗ trận địa của quân Anglo-Gascon cắt với con sông Miosson. Ngay khi kị binh Pháp dưới sự chỉ huy của Thống chế Audrehem tiến quân thì một phần hoặc toàn bộ đơn vị của Warwick phải đối mặt với mối đe dọa này. Lúc đó là khoảng 9:00 am. Trận đánh đã bắt đầu và cũng sẽ kết thúc, ngoại trừ trận truy kích và trận càn quét sẽ kéo dài đến giữa ngày.
Những di chuyển về cuối phía nam của trận địa của quân Anh-Gascon đã được báo cáo tới các chỉ huy người Pháp hoặc ít nhất là tới Thống chế Audrehem, người mà có lẽ những kị binh thiết giáp của ông được hỗ trợ bởi những tay nỏ. Audrehem đưa ra kết luận rằng đối phương của ông đang rút lui và thông báo với Thống chế Clemont, người mà đội kị binh thiết giáp của ông phải tấn công vào phía cuối Bắc của trận địa của quân Anh-Gascon. Không nhìn thấy bất cứ chuyển động nào trước mặt ông ta, Clemont nghi ngờ liệu có phải địch quân đang rút chạy không?. Tuy nhiên, Audrehem nhanh chóng chỉ huy đội kị binh của ông tấn công vào đơn vị của Wawirk cùng với Lord Douglas và có lẽ là được hỗ trợ bởi các tay nỏ, mặc dù dường như họ (các tay nỏ ) không thể tiến quá xa. Để tấn công, ban đầu quân Pháp phải phi ngựa xuống dưới đồi, sau đó lại phải phi ngựa ngược lên để lao vào trận địa của quân Pháp.
Chandos Herald đã viết lại từng từ mà ông thu thập lại từ những kị sỹ Pháp, những người đã tham gia vào các cuộc tấn công: Thống chế d’Audrehem nói: thực tế là tôi không đánh giá cao những vẫn đề của ngài, ta sẽ để vuột mất quân Anh nếu ta sẽ không tấn công họ ngay bây giờ. Còn Thống chế Clermont nói: người anh em đáng kính của tôi. Đừng có quá vội vã, chắc chắn là chúng ta sẽ đến đúng lúc, quân Anh không bỏ chạy đâu, họ chỉ di chuyển lòng vòng thôi. Cuối cùng đã nổ ra một cuộc cãi vã và những lời buộc tội về sự hèn nhát đã trở thành những yếu tố không thể tránh khỏi trong những cuộc bất đồng như vậy của các sỹ quan cao cấp trong giới quý tộc quân sự. Mặc dù Clermont không đồng ý với quyết định tấn công của Audrehem, ông cũng cho rằng đó là giới hạn cuối cùng và phát động tấn công vào cánh bên kia của quân Anh trong khi được hỗ trợ bởi các kị sỹ người Đức.
Các cuộc tấn công của kị binh của các Thống chế d’Audrehem và Clermonts
Lúc mà những cung thủ đã bảo vệ được cánh phải của Warwirk đóng ở đám lầy hoặc vùng đất lầy lội, cuộc tấn công bằng kị binh của Audrehem không thể chạm được vào họ và dường như họ lại phải nhắm vào phần chính của đơn vị của Warwirk vào lúc họ đang rút lui. Các cung thủ Anh bắn tên vào các kị sỹ đang xung phong nhưng những mũi tên của họ không xuyên thủng nổi áo giáp của các kị sỹ Pháp cũng như không xuyên qua nổi thiết giáp của những con ngựa của họ. Le Baker mô tả sự kém hiệu quả của loạt bắn cầu vồng đầu tiên: Đội kị binh … họ chỉ lộ phần phía trước làm mục tiêu cho các cung thủ, đó là những phần được bảo vệ rất tốt bởi các phiến giáp sắt và giáp gia, nên các mũi tên đã trúng vào hoặc là đi trượt sang bên, hoặc hướng lên trời, rơi cả vào quân ta lẫn quân địch hoặc gần như vậy.
Dường như những cung thủ này được chỉ huy bởi Bá tước Oxford, và dường như họ đã nhận được mệnh lệnh phải di chuyển một cách nhanh chóng về bên trái, sau hơn vào trong bãi bùn lầy. Cách này hay cách khác thì những cung thủ này đã tìm ra cách để bắn vào cạnh sườn của kị binh Pháp khi đám này phi ngựa vượt ngang qua trước mặt họ. Những dạng mới của giáp ngựa tuy khỏe hơn so với dạng giáp ngựa bằng chỉ sắt nhưng lại dễ dàng bị những mũi tên của các cây trường cung xuyên qua và chỉ có bảo vệ được đầu, cổ và phần thân phía trước của con vật. Khi phần sườn và phần mông vốn không được bảo vệ lộ ra, ngày càng nhiều và nhiều hơn nữa những con vật bị thương, hoảng loạn, ném chủ của chúng xuống đất, từ chối trước hoặc phi nước đại ra khỏi vùng này. Chắc chắn là đợt tấn công của đội kị binh của Thống chế Audrehem đã bị gián đoạn trước khi đến được vị trí của các kị sỹ đã xuống ngựa của Warwirk. Đợt tấn công này đã thất bại và quân Pháp bị tổn thất nghiêm trọng, Audrehem bị bắt sống. Froissart tuyên bố rằng chính Lord James Audley đã gây thương vong cho Thống chế Audrehem và rằng: Các tiểu đoàn của vị Thống chế đã ngay lập tức bị đánh tan tác bằng những cơn mưa tên của các cung thủ, và sự hỗ trợ của những kị sỹ, những người đang xông lên khi họ bị ngã ngựa và bị bắt tù binh và số lớn trong số họ bị tàn sát.. Lord Douglas đã bị thương và chỉ thoát bởi vì người đồng hành của ông đã kéo ông đến nơi an toàn. Những người sống sót khác có thể đã quay trở lại vị trí của vua John hoặc đến chiếc trại lúc đầu của quân Pháp.
Mặc dù không tin rằng đối phương đã thực sự lui quân, Thống chế Clermont cũng vấn theo gương của Audrehem và tấn công vào đơn vị của Bá tước Salisbury. Trong thực tế thì đội kị binh của Clermont tiến lên phía trước và tiến vào địa hình ít dốc hơn như đội của Audrehem và vẫn duy trì liên lạc với với đội ngũ hỗ trợ gồm những kị sỹ xuống ngựa dưới quyền chỉ huy của Gautier de Brienne. Cũng có thể cuộc tấn công này được phát động muộn hơn so với của Audrehem. Tuy nhiên người của Clermont vẫn phải phi ngựa tiến lên theo sườn dốc về phía khoảng trống hay những khoảng trống trong hàng rào của trận địa địch. Trước khi đội kị binh của Clernmont đến được hàng rào này thì đơn vị của Brienne đã bị suy yếu bởi những loạt tên trước khi bị chặn lại bởi những kị sỹ người Anh và Garcon. Geoffrey le Baker cung cấp những chi tiết đầy đủ: Không phải là các cung thủ đã thất bại trong khi thi hành nhiệm vụ của họ, mà từ một vị trí được bảo vệ an toàn bởi các kị sỹ, họ tấn công những người còn ở trên con mương và chưa đi đến được hàng rào, các mũi tên được nhắm mục tiêu để đánh bại những hiệp sĩ mang áo giáp, trong khi những tay nỏ của chúng ta ( quân Anh ) đang bắn nỏ với tốc độ cao và dữ dội. Đây là một trong những rất ít nguồn tài liệu đề cập đến các tay nỏ trong đội quân của Hoàng tử đen và dường như có thể họ là những người Gascon.
Froissart viết rằng: Tuy nhiên, có một số hiệp sĩ và hộ sỹ cưỡi ngựa rất giỏi, bằng sức của những con ngựa của họ, họ đã phi xuyên qua và phá vỡ được hàng rào phòng thủ. Bá tước Suffolk đến nơi đúng lúc với quân tiếp viện để hỗ trợ cho Salisbury và quân Pháp phải chịu tổn thất nặng nề trước khi bị buộc phải rút lui sau khi bị tràn ngập về mặt số lượng bởi quân Anh và Gascon. Cả hai chỉ huy Clermont và Brienne đã bị thiệt mạng và Froissart cũng cho rằng Clermont đã bị giết hơn là bị bắt tù binh: do cuộc cãi vã của ông trong ngày hôm trước với Sir John Channdos.
Cuộc tấn công của đạo quân nằm dưới sự chỉ huy của nhà Dauphin
Tuy nhiên, Chandos Herald cho thấy rằng trận chiến vẫn tiếp tục cho đến khi đơn vị của nhà Dauphin tham gia vào trận chiến: Các cuốn sách của Pháp và những tài liệu tương tự như vậy nói rằng Bá tước Salisbury và các tùy tùng của ông đã chiến đấu quyết liệt hơn cả những con sư tử, đã đánh bại những viên Thống chế Pháp và tất cả những con ngựa thiết giáp trước khi đội tiên phong có thể quay lại và tung ra một đợt tấn công nữa, họ ( đội kị sỹ dự bị của Anh ) đã vượt qua con sông [hoặc con suối], nhưng do ý của Chúa và của Thánh Peter tất cả bọn họ lại gia nhập với nhau và siết chặt đội ngũ rồi đổ ập xuống đạo quân của nhà Dauphin lúc này đang sắp sửa tiến đến hàng rào và họ với một sự kiên định khủng khiếp lao vào chiến đấu với kẻ thù. Tại đây hoặc ở cánh trái, các chỉ huy quân Anh đã phải ra lệnh cấm người họ rời vị trí của mình để lột quần áo của những người đã chết và bị thương nằm rải trên sườn đồi.
Đội kị sỹ xuống ngựa của nhà Dauphin tạo thành dòng đầu tiên của lực lượng chính của quân Pháp, họ tiến lên trước khi biết được số phận về các cuộc tấn công của các đội kỵ binh của những viên Thống chế và di chuyển để đối với với cánh trung tâm và cánh phải của thế trận của người Anglo-Gascon. Mặc dù được bọc thép tốt, nhưng tốc độ chậm chạp của các kị sỹ xuống ngựa người Pháp đã dẫn đến một số lượng lớn người của họ bị thương bởi các mũi tên của Anh. Hầu hết đã đến được hàng rào phòng thủ và đi xuyên qua những khoảng trống vốn có thể đã được mở rộng trong thời gian tấn công của Clermont, hoặc đã phá vỡ ra một khoảng trống mới và tấn công vào những kị sỹ Anh-Gascon ở phía sau.
Cũng có khả năng cuộc tấn công của Thái tử hơi bị gián đoạn bởi người và ngựa đang rút lui từ đơn vị đã bị đánh tan tác của Thống chế Clermont. Froissart đã nói rằng một số người trong đội quân của Dauphin đã phải kìm nén sự sợ hãi sau khi nhìn thấy thất bại của các vị Thống chế: Những người ở đội phía sau trong đội quân xuống ngựa của Nguyên soái Brientte-những người khôn thể tiếp tục tiến lên khi sự hỗ loạn bắt đầu, họ lui ngượng lại vào đơn vị của Công tước Normandy ( nhà Dauphin) vốn đã bị dồn ép rất sít vào với nhau ở phía trước, nhưng lại rất mỏng ở phía sau ( closely packed in front but wich quickly thined out behind ). Tuy nhiên, có thể rằng Froissart đã nhầm lẫn với đội quân của Công tước Orleans khi họ rút lui ra khỏi chiến trường.
Những nguồn tài liệu khác cho biết rằng cuộc chiến kéo dài khoảng hai giờ và Hoàng tử đen đã phải gửi quân tiếp viện đến để hỗ trợ cho Salisbury vốn đang ở dưới áp lực nặng nề. Công tước de Bourbon Đức được báo cáo là đã thiệt mạng và hiệp sỹ cầm cờ của riêng nhà Dauphin đã bị bắt tù binh, điều này chỉ ra rằng cuộc chém giết ác liệt chỉ cách nhà Dauphin không xa. Sự mất mát của lá cờ đã có tác động nghiêm trọng và phá vỡ sự gắn kết trong đội hình của nhà Dauphin.
Cuối cùng các cố vấn của vị Thái tử trẻ tuổi đã nhận ra rằng họ không thể tiến quân và vì vậy đã hét lên ra lệnh rút lui. Le Baker mô tả rõ ràng là đội quân của nhà Dauphin không hề bỏ chạy mà còn vẫn duy trì việc rút lui trong trật tự. Tuy nhiên, thất bại của đạo quân này có thể đã thuyết phục với vua John II là không thể thắng cuộc chiến này. Do đó ông đã ra lệnh cho nhà Dauphin và có lẽ cả cho Công tước d’Orléans-người con trai khác của ông trong đạo quân thứ hai phải rời khỏi chiến trường vì ông không muốn họ gặp phải rủi ro bị bắt làm tù binh.
Một khi đội quân của Thái tử bị đánh bại bởi kẻ thù, ông này đã được vội vã đưa ra khỏi chiến trường bởi những người bảo vệ mình. Maurice Berkeley-một hiệp sĩ Anh không thể chống lại cám dỗ và lao theo truy đuổi quân Pháp và đã bị đánh bại rồi bị bắt tù binh trong thời gian này, mặc dù trong ghi chép của Froissart thì Berkeley bị bắt vào lúc cuối trận chiến (xem bên dưới). Trong khi đó theo Geoffrey le Baker, quân Anh-Gascon mang những người bị thương ( thương binh Anh ) vào trong trại của họ và đặt họ dưới các bụi cây và hàng rào bên ngoài lối đi; những người khác cầm lấy vũ khí của họ, nhặt lấy những ngọn giáo và những thanh kiếm của những người không qua khỏi; và các cung thủ, những người đã cạn tên đã phải ra chúng từ ra từ xác của những người đã chết hoặc đang ngắc ngoải…
Những lý do cho những gì xảy ra tiếp theo là không rõ ràng. Hầu hết đạo quân thứ 2 của người Pháp, vốn được sử dùng để khai thác bất cứ sự nao núng nào của người Anh, lúc. Này đã rút chạy khỏi chiến trường. Công tước d’Orleans, nhìn thấy nhà Dauphin chiến trường và có thể có suy nghĩ rằng đó là một cuộc rút toàn bộ và vì vậy ông đã cho đạo quân riêng của mình rút lui ra khỏi chiến trường, mang theo hai con trai của vua John-các Bá tước Anjou và Poitiers (Công tước d’Orleans là con trai thứ 5 của vua Philip VI, em trai của vua John II ). Đây là điều mà dường như nhà vua không dự định làm, mặc dù những tuyên bố chính thức sau cuộc chiến là như vậy. Chắc chắn không ai tin là như vậy. Có lẽ đó là một sự hiểu lầm, do đạo quân của Công tước d’ Orleans đang chuyển tới với mục đích hỗ trợ cho đạo quân của Dauphin. Hoặc có lẽ là cuộc rút lui của hai vị Hoàng tử và các tùy tùng của họ đã suy yếu tinh thần chiến đấu của phần còn lại trong đạo quân của Công tước d’Orleans. Có lẽ nhà vua đã ra lệnh cho Công tước d’Orleans rút lui, nhưng bản thân ông ta ( vị Công tước ) phải ở lại để điều khiển cuộc rút lui của họ.
Trên thực tế thì rất nhiều người trong đội quân của Công tước d’Orleans đã không bỏ chạy. Ví dụ: các Hiệp sỹ Guiscard d’Angle và Jean de Saintre, những người đã đứng bên cạnh Công tước d’Orleans, đã quay trở lại tham gia vào cuộc chiến. Một số người đứng gần nhất bên cạnh nhà Dauphin cũng quay trở lại để chiến đấu sau khi hộ tống con trai cả nhà vua đến nơi an toàn: Khi Lord Jean de Landas và Lord Thibaud de Vaudenay, những người cùng với Lord Saint-Venant là những người giám hộ của Công tước Normandy [ nhà Dauphin], họ bỏ chạy cùng với ông này [ nhà Dauphin] đến một chỗ xa chiến trường khoảng 3 dặm, họ đã để ông [ nhà Dauphin] ở lại và cầu khẩn Lord Saint-Versant ( ông này muốn quay trở lại chiến trường ngay lập tức ) đừng bỏ Thái tử ở lại cho đến khi tất cả bọn họ đến được một địa điểm an toàn, cho bằng cách làm như vậy họ sẽ giữ được danh dự hơn nếu họ ở lại trên chiến trường. Lúc quay trở lại họ đã gặp đạo quân của Công tước xứ Orleans, tất cả khá toàn và không ai bị thương nghiêm trọng. Sự thật là có nhiều hiệp sĩ và hộ sỹ tốt trong số đó, những người đã không chịu bỏ chạy cùng với các chỉ huy của họ, họ thà phải chịu chết còn hơn phải chịu đựng những lời xỉ nhục dù là nhỏ nhất. Theo Froissart, những người tiếp tục ở lại nằm trong ba đơn vị của Nguyên soái Gautier de, các vị Bá tước người Đức Saarhruck, Nassau và Nido, tương tự là vua John, cuối cùng thì ba vị quý tộc người Đức đã thiệt mạng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Hoàng tử đen đã phải rất khó khăn mới giữ được người của mình lại và không cho họ truy kích đạo quân của Công tước d’Orleans khi dường như người Pháp đang tiến hành triệt thoái trên quy mô lớn. Thay vào đó là một thời gian nghỉ ngơi ngắn và Hoàng tử đen ra lệnh cho những kị sỹ-những người chưa tham chiến phải sẵn sàng lên ngựa để sẵn sàng phát động một cuộc phản công. Theo Froissart: họ tập hợp lại thành một đội quân và bắt đầu la lớn để làm mất tinh thần của đối phương “Saint George! Gayenne”. Sir John Chardos kể lại những gì Hoàng tử đen đã nói trong khi tưởng nhớ về ông ta ( Hoàng tử đen chết trẻ, chỉ thọ dưới 40 tuổi)” Các ngài, hãy phi ngựa về phía trước, hôm nay là ngày của các bạn, hôm nay Chúa đứng về phía các bạn. Chúng ta hãy lao thẳng tới chỗ của vua Pháp-kẻ thù của chúng ta và lúc đó trận đánh sẽ được định đoạt. Tôi chắc chắn một điều rằng danh dự của ông ta không cho phép ông ta bỏ chạy.”

Cuộc tấn công của vua John

Những gì Chandos kể là đúng sự thật. Đạo quân duy nhất của Pháp còn trụ lại trên chiến trường lúc đó là đạo quân của nhà vua John II. Theo lờiLeBaker thì: vua John lúc này tuyên bố: Tiến lên phía trước … để ta có thể đòi lại ngày hôm nay, hoặc là bị bắt làm tù binh hoặc bị giết. Vua John tiến về hướng đội quân của Hoàng tử đen, có lẽ ông nhận dạng qua lá cờ của vị Hoàng tử này. Tài liệu của Froissart ghi lại một cách khá khó hiểu về giai đoạn này với Gautier de Brienne và Công tước de Bourbon đi cùng với đạo quân của nhà vua thay vì đã bị giết chết trước đó: Cạnh ông là Công tướccủa Athens-Nguyên soái của nước Pháp đi cùng với đạo quân này và cao hơn một chút là Công tước de Bourbon, được bao quanh bởi những hiệp sĩ tài giỏi đến từ xú Bourbonnais và xứ Picardy; gần với họ là những người của Poitou, Lord của Pons, Lord của Parthenay và rất nhiều người nữa. Ở những chỗ khác là các Bá tước của Vantadour và Montpensier; Lord Jacques de Bourbon,Lord Jeane d’Artois và Lord Jacques-người anhem trai của ông: có rấtnhiều hiệp sĩ và quý tộc đến từ Auvergne, từ Limousin,và Picardy. Dường như là tùy tùng của vị Nguyên soái thì đứng ở bên phải của trận địa của quân Pháp còn người Đức ( chiến đấu cho vua Pháp) thì đứng ở bên trái. Các xạ thủ bắn nỏ dẫn đầu ở cánh phải có thể cũng đã di chuyển để bảo vệ mặt trước của đạo quân của nhà vua sau khi đạo quân của Công tước d’Orlcans rời bỏ chiến trường. Rất rõ ràng là họ (các xạ thủ bắn nỏ ) với những chiếc lá chắn pavesier của họ trên tay hoặc với những người mang lá chắn (với các xạ thủ bắn nỏ thì thường phải có một người mang nỏ và một người mang lá chắn vì quá trình nạp tên khá lâu và phải khom lưng nên khó mà tự mang tấm lá chắn ) lúc này cùng tiến về phía trước với thành phần chính là những kị sỹ đã xuống ngựa.
Đạo quân của vua Pháp bao gồm những tinh hoa trong quân đội của ông và rất sung sức, mặc dù lúc này họ ít hơn đối phương một cách đáng kể. Trong thực tế, sự xuất hiện của đạo quân Pháp mới tinh này gây nhiều thất vọng trong các tuyến quân Anglo- Gascon vốn đã kiệt sức. Chandos Herald cho rằng ngay cả Hoàng tử đen cũng sửng sốt trước sự tiến binh bất ngờ của cánh quân của vua Pháp: Ông ta nhìn quanh và thấy rất nhiều người đã rời đi để truy đuổi quân Pháp ( các cánh quân khác), thực sự thì tại thời điểm đó họ đã nghĩ rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng lúc này trận chiến lại chở nên nghiêm trọng vì nhà vua Pháp đang tiến đến, mang theo một đội quân lớn làm cho mọi người đều choáng váng.
Ngay sau đó quân bắn nỏ của Pháp ngay lập tức khai hỏa bắn qua lại với với các cung thủ Anh. Phần lớn các cung thủ Anh tham chiến trong giai đoạn này đóng quân ở cánh phía Bắc của trận địa của quân Anglo-Gascon, nhưng các loạt bắn của họ chỉ có những tác động nhỏ, một phần bởi vì họ đã bắt đầu cạn tên, một phần vì người Pháp đã mang những tấm lá chắn pavesier và một phần vì những bộ áogiáp của họ. Le Baker cũng lưu ý rằng vị Bá tước Suffolk vốn rất giàu kinh nghiệm đã: Chạy tới từng toán cung thủ và khuyến khích họ, thúc giục từng cá nhân và nhìn thấy rằng những người trẻ tuổi, nhiệt tình không còn tiến lên theo mệnh lệnh và các cung thủ không còn muốn lãng phí những mũi tên của họ. Le Baker đã ghi chép lại những xung đột đầy kịch tính: Sau đó, nguy cơ về sự đe dọa của đám đông đặc những tay nỏ bắn tên đen cả trời và các tay cung thủ đáp trả bằng những trận tên như mưa từ phe Anh-những người lúc này đang ở trong tình trạng cực kỳ điên khùng vì tuyệt vọng . Những ngọn lao bay như mưa qua không khí để đón chào địch quân từ khoảng cách xa và các toán quân Pháp dày đặc tự bảo vệ người của họ bằng những tấm lá chắn xếp xen kẽ với nhau và quay mặt ra khỏi hướng bắn của những mũi tên. Đoạn tả về những cây lao có thể là để làm tăng độ lãng mạn, dù nhiều khả năng rằng lực lượng bộ binh hạng nhẹ người Gascon đang tham chiến trong liên quân Anh-Gascon. Từ lúc không có bằng chứng nào cho thấy các tay nỏ Pháp đã tham gia vào trận đánh sau khi trận chiến, có thể họ đã di chuyển sang một phía để cho phép các kị sỹ của nhà vua tiến lên và tìm cách đối phó với kẻ thù. Thực tế thì quân Pháp tiến được gần đến vị trí của Anglo-Gascon mà hầu như không bị tổn thương.
Trong khi đó, Hoàng tử đen đã đi một nước bài xuất sắc bằng cách cử lực lượng dự trữ người Gascon do Đại úy de Butch chỉ huy vào một đợt di chuyển trên diện rộng từ bên cánh. Họ phải vào được vị trí trước khi đội quân của vua Pháp đến được vị trí của Hoàng tử đen và Le Baker nói rằng việc Đại úy khởi hành đã làm một số trong những người Anglo-Gascon nghĩ sai rằng ông đã bỏ chạy. Trong thực tế, viên Đại úy đã dẫn 60 kị sỹ và 100 tay nỏ cưỡi ngựa người Gascon phi ngựa qua chỗ cắm trại ban đầu của quân Pháp. Sự di chuyển của họ vẫn nằm ngoài tầm quan sát của người Pháp cho đến khi họ xuất hiện ở trên một chiếc gò nhỏ phía sau bên cánh trái của đội quân của vua John. Các ngọn đồi gần đó, nơi mà Đại úy de Butch tiến hành đợt tấn công thọc sườn trong nhiều năm sau đó được gọi là La Masse des Aiglais. Như le Baker miêu tả : Từ đó ông đã lao lên đến chiến trường bằng con đường vốn đang bị chiếm bởi người Pháp và đột ngột xuất hiện, báo hiệu sự hiện diện của mình tới người của chúng ta ( người Anh) bằng một lá cờ thánh St. George cao quý.
Khi quan sát thấy tín hiệu của viên Đại úy, Hoàn tử đen đã ra lệnh cho Sir James Audley tấn công bằng những kị sỹ cưỡi ngựa, Audley đã đặc biệt yêu cầu xin được tiến hành nhiệm vụ này. Họ tấn công vào đội quân của vua Pháp trước khi viên Đại úy cũng làm vậy và dường như ông ta tấn công vào người của vị Nguyên soái Pháp. Từ lúc này có lẽ sườn phía nam của quân Pháp đã xuất hiện thêm lợi thế ( cho quân Anh) vì họ ( quân Pháp ) chuyển hướng sự chú ý vào toán quân của Đại úy de Buch. Lúc này Hoàng Tử chuyển sự chú ý của ông vào các toán quân người Đức-có thể là ở bên trái của đội hình của người Pháp. Tại đây người Đức đã bị buộc phải bỏ chạy và cố gắng giữ mình ở ngoài tầm bắn của người Anh. Tuy nhiên các cung thủ bắn hạ rất nhiều người Đức. Vì quân Đức đã bỏ chạy nên Sir Eustace d’Aubrecicourt cũng được giải cứu bởi người ông lúc này đang nằm dưới sự chỉ huy của Sir Jean de Ghistelles, khi biết rằng chỉ huy của họ đã bị bắt bởi quân Đức.
Hoàn tử đen ra lệnh cho Walter Woodland-hiệp sỹ cầm cờ của ông truyền tín hiệu cho một cuộc đại tấn công của bộ binh sau khi những mũi tên cuối cùng đã được bắn đi. Vì vậy, các cung thủ Anh vốn không có áo giáp đã ném các cây cung của họ đi và tham gia vào trận đánh tay đôi. Như Le Baker đã nói: được vũ trang bằng những thanh kiếm và lá chắn, họ tấn công vào đối phương vốn được thiết giáp tốt hơn nhiều với tinh thần quyết cao, không nề hà tới cái chết bởi vì họ nghĩ rằng ngày hôm đó là ngày cuối của họ. Trong khi đó ở cuối phía nam của đội hình của quân Anh-Gascon, dường như Bá tước Warwick lại được tăng cường bởi những người đã tách ra để truy đuổi đối phương đã bỏ chạy. Cánh trái của quân Anglo- Gascon lúc này di chuyển về phía Bắc để hỗ trợ cho Hoàng tử đen.

Quân Pháp bị tàn sát

Khi Đại úy de Buch đánh thọc vào phía sau đạo quân của vua John thì đội hình của quân Pháp ngay lập tức bị sụp đổ. Lord Douglas vốn đã bị thương nhận ra rằng cuộc chiến đã thất bại và theo như Froissart nói, ông tự cứu lấy mình nhanh như có thể, vì sợ rằng sẽ bị bắt bởi người Anh, thậm chí ông còn sợ điều này hơn cái chết ( lúc đó người Anh và Scotland còn thâm thù nhau hơn mối thù giữa người Pháp và người Anh). Khi Hoàng tử đen và người của mình ra sức chém chặt để mở đường qua đội hình quân Pháp vốn đã bị vỡ vụn, Hoàng tử đi ngang qua Robert de Duras-cháu trai của Đức Hồng Y Talleyrand của Perigord, lúc này nằm chết gần một bụi cây ở bên phải của ông ta với chiếc cờ của mình ở bên cạnh cùng với mười hay mười hai người tùy tùng, như Froissait ghi lại. Ông ra lệnh cho hai trong số những viên hộ sỹ của ông và ba cung thủ đặt cái xác của viên hiệp sỹ này lên một tấm lá chắn và mang nó đến Poitiers và mang đến chỗ vị Hồng y của Perigord và nói rằng, “ I salute him by that token”. Việc này được thi hành bởi vì ông ta đã được thông báo rằng đội tùy tùng của Đức Hồng y đã ở lại trên chiến trường và cầm vũ khí để chống lại ông, đó là một hành động không thích hợp với người của Nhà thờ.
Đạo quân bị đè bẹp về số lượng và tuyệt vọng của vua John lúc này bị đẩy về phía Nam hướng tới một khu vực mở được gọi là Champ d’Alcaandre vốn bị bao gần như kín mít bởi vòng lặp của sông Miosson. Khi họ lui trở lại, các cung thủ của Bá tước Warwick lại tấn công họ và phá nát những gì còn lại của đội hình của quân Pháp. Thậm chí có thể các cung thủ vẫn đứng trong đầm lầy và bắn vào quân Pháp đang rút lui ở phía bên kia.
Chắc chắn người Pháp đã nhanh chóng bị chia tách ra thành các nhóm nhỏ và bị bao quanh bởi quân Anh và Gascons. Mô tả của Geoffrey Le Baker về vụ thảm sát sau đó là có hình ảnh sống động nhất trong lịch sử chiến tranh thời trung cổ.
Khi lá cờ thiêng liêng Oriflamnie rơi xuống từ tay của Geoffroi de Charny lúc này đã chết, thì sự kháng cự đã sụp đổ. Chỉ có những người ở rìa ngoài của trận chiến mới có cơ hội trốn thoát trong khi vua John và Hoàng tử Philip chiến đấu với một nhóm những người sống sót đang ngày một thưa thớt đi cho đến khi họ bị tràn ngập. Tài liệu của Froissart về việc bắt giữ nhà vua Pháp rõ ràng đã dựa trên những hồi ức của những người đã ở đó: Lúc này không có nhiều người thể hiện sự háo hức để bắt sống được nhà vua và những người gần nhất với ông ta và biết mặt nhà vua đã kêu lên, “đầu hàng đi, hãy đầu hàng đi hoặc ông sẽ là một người chết ! ” ở gần đó một hiệp sĩ trẻ tuổi đến từ St Omer; tham gia phục vụ cho vua nước Anh, tên của Denis de Morbeke. Trong ba năm ông này đã phục vụ nhiệt tình cho người Anh để trả đũa cho việc bị trục xuất khỏi nước Pháp vào lúc ông còn ít tuổi hơn vì một vụ giết người trong khi ẩu đả tại St Omer: Lúc này may mắn là vị hiệp sĩ đã nhận ra nhà vua … và nói rõ bằng tiếng Pháp ” Sire, đầu hàng đi ” Nhà vua, người thấy mình đang ở trạng thái khó chịu liền quay sang hỏi anh ta “ ta phải đầu hàng trước ai đây? Người anh em họ của ta ở đâu rồi, Hoàng tử đen ở đâu? Nếu ta được gặp ông ta, ta sẽ nói chuyện với ông ấy” Sir Denis trả lời “ Ông ta không có ở đây, nhưng đầu hàng tôi, và tôi sẽ dẫn ngài đến chỗ của ông ta. ”Anh là ai ?” nhà vua hỏi “Thưa ngài, tôi là Denis de Morbeke, là một hiệp sĩ đến từ Artois, nhưng tôi phục vụ nhà vua của nước Anh vì không thể thuộc về nước Pháp, tôi bị tước hết tât cả các sở hữu ở đó. khi đó nhà vua đã trao cho ông ta chiếc găng tay phải của mình và nói “ Tôi đầu hàng trước ngài”

Truy đuổi và đòi tiền chuộc

Các binh sĩ Pháp đã kiệt sức đầu hàng từng cá nhân, họ chỉ ra các biểu tượng ở áo giáp hoặc quần áo như biểu hiện của những kẻ đã đầu hàn. Người Pháp phải đi tìm người để đầu hàng bởi vì trong một trận chiến thời Trung Cổ, những người bắt tù binh có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho tù binh của anh ta. Một người đã đầu hàng trong danh dự sẽ không được tìm cách tẩu thoát, mà thay vào đó phải trở nên hữu ích cho kẻ bắt được mình. Tuy nhiên, quy ước văn minh này đã không luôn luôn cũng vận hành như dự định. Nhiều năm sau, Bá tước Dammartin, người đã chiến đấu trong đạo quân của nhà vua, nhớ lại rằng đầu tiên ông đã bị bắt bởi một tay Hộ sỹ người Gascon tại trận Poitiers: “Anh ta kêu gọi tôi đầu hàng và tôi đã làm như vậy ngay lập tức. Tôi nói rằng anh ta phải bảo vệ tôi. Anh ta nói rằng tôi đã khá an toàn và không cần phải sợ hãi. Sau đó anh ta buộc tôi phải cởi chiếc mũ bascinet ( một kiểu mũ sắt thịnh hành thời đó ) của mình. Khi tôi cầu xin anh ta đừng tháo nó ra, anh ta trả lời rằng không thể bảo vệ được tôi trừ khi anh ta lấy được nó. Vì vậy, anh ta đã lấy nó và lấy luôn cả găng tay sắt của tôi, một người người khác đi đến và cắt đứt dây đeo gươm của tôi nên nó rơi xuống đất. Tôi đã nói với viên hộ sỹ này là hãy thu thanh kiếm của tôi, tôi muốn chính anh ta có nó chứ không phải bất cứ ai khác … sau đó anh ta giúp tôi trèo lên con ngựa của mình và bàn giao tôi giao cho một người của anh ta và sau đó anh ta bỏ đi , rồi lại một tay Gascon khác đến và yêu cầu lời thề của tôi. Tôi trả lời rằng tôi đã là một tù nhân. Vì vậy, anh ta lấy chiếc huy hiệu trên áo choàng của tôi và sau đó lại bỏ rơi tôi như người trước đó. Tôi la lên đằng sau anh ta rằng sau khi anh ta bỏ mặc tôi Tôi có quyền cam kết đầu hàng với bất cứ ai gặp tôi và sẵn sàng để bảo vệ tôi”. “ Hãy tự bảo vệ mình nếu anh có thể “ anh ta hét trở lại. ‘Sau đó một người dưới quyền chỉ huy của Sir John Blaunkminster xuất hiện và yêu cầu tôi đầu hàng. Tôi trả lời rằng tôi đã bị bắt bởi hai người, nhưng tôi vẫn yêu cầu anh ta bảo vệ tôi. Người này đã ở lại bảo vệ tôi và cuối cùng đưa tôi đến chỗ của Bá tước Salisbury”.
Đầu hàng không nhất thiết là được đảm bảo an toàn. Hoàng tử đen cực kỳ tức giận với Castellan d’Aniposta, người đã từng ở trong đoàn tùy tùng của Đức Hồng Y trước khi trận đánh bắt đầu và rằng ông muốn cắt đầu của ông này. May mắn thay Chandos đã thuyết phục được Hoàng tử không làm như vậy.Hầu hết những người Pháp tách ra khỏi đám hỗn loạn đã bỏ chạy về phía Poitiers, kỵ binh Anh đã truy kích đến cổng của thành phố. Phần lớn số này đã bị giết chết bởi vì dường như chỉ có một vài người trong số này lấy lại được ngựa của họ. Froissart ghi lại cuộc phiêu lưu của một hiệp sĩ người Pháp-người đã trốn thoát. Sir Edward de Roucy, không muốn rơi vào tay của người Anh nên ông này đã chạy ra khỏi bãi chiến trường, khi ông bị truy đuổi bởi một hiệp sĩ người Anh với phần còn lại của ngọn giáo của anh ta trên tay, người này gọi to ” Này ngài hiệp sĩ, hãy quay lại, ngài không nên bỏ chạy một cách đáng xấu hổ như vậy! ” Sir Edward dừng lại và người Anh tấn công ông ta với ý nghĩ rằng sẽ đưa ngọn thương của mình đâm đúng mục tiêu. Nhưng ông này lại không thành công, bất ngờ quay ngoặt sang một bên và ngọn thương của ông đâm như búa bổ trúng vào mũ sắt của đối thủ của ông làm cho anh chàng kia choáng váng và ngã rơi xuống đất, nơi anh ta nằm bất tỉnh. Sau đó Sir Edward đã bắt tay hiệp sĩ Anh làm tù binh khi ông ta (Sir Edward ) đang chạy trốn và thu được một khoản tiền chuộc lớn từ anh chàng này. Rõ ràng là Froissart là bị thu hút bởi sự thành công của những người đã trốn thoát khỏi thảm họa: Sự kiện này xảy ra ở giữa thời gian của cuộc truy đuổi, có một tay Hộ sỹ đến từ Picardy có tên là Jean de Helennes, đã bỏ chạy từ đạo quân của nhà vua và được tay kiếm đồng của ông đưa cho một con ngựa còn sung sức, ông này nhảy lên ngựa và phi nhanh như có thể. Đang phi ngựa ở gần ông ta tại thời điểm đó là Lord Berkeley-một Hiệp sỹ trẻ tuổi người Anh mới tham chiến lần đầu tiên trong ngày hôm đó và anh ta ngay lập tức truy đuổi ông này (Jean de Helennes ). Khi Lord Berkeley truy đuổi được một khoảng thời gian thì Jean de Helennes quay ngựa trở lại rút thanh kiếm ra và nắm chặt trong tay và phi ngựa về phía đối thủ của mình. Trong chiến đấu sau đó Berkeley đã bị thương bởi một nhát kiếm đâm vào đùi. Mang tù binh đến Châtellerault nơi vết thương của anh chàng kia được điều trị, sau đó Berkeley đến nhà của tay Hộ sỹ ở Picardy. Một năm sau, vị Lord trẻ tuổi được chuộc với một khoản tiền đủ để cho phép De Helennes trở thành một hiệp sĩ.
Những người Pháp có được may mắn như vậy chỉ là thiểu số. Bên ngoài Poitiers những kẻ đào tẩu thấy các cánh cổng đã bị đóng lại đối với họ bởi những người dân của thành phố-những người sợ rằng người Anh sẽ đột nhập vào thành phố của họ. Kết quả là phần lớn số này đã bị thảm sát. Dường như là quân Anh-Gascon không quan tấm đến việc bắt tù binh trong dịp này, điều này cho thấy rằng hầu hết được các hiệp sĩ và hộ sỹ không có giá để đòi tiền chộc và có lẽ phần còn lại lực lượng bộ binh Pháp cũng vậy.
Quay lại trở lại chiến trường Hoàng tử đen đã bị thuyết phục bởi Sir John Chandos và cho cắm cờ hiệu của mình ở một bụi cây lớn, nơi sẽ trở thành một điểm tập hợp quân đội của Hoàng tử đen vốn lúc này đã bị phân tán. Kèn Trumpet đã được thổi lên để kêu gọi những người lính và một chiếc lều nhỏ màu đỏ thẫm được dựng lên cho Hoàng tử đen. Trong khi đó những binh sỹ người Anh và Gascon khác đã kéo vua John II ra khỏi tay của Denis de Morbeke. Trong thực tế thì vua Pháp đã bị lôi đi khi những người khác đang cãi nhau với anh ta (Denis de Morbeke ) cho đến khi ông được giải cứu bởi Bá tước Warwick và Lord Cobham-những người đã đưa John và con trai ông vào lều của Hoàng tử đen.
Sau giờ cầu kinh buổi chiều thì tất cả người Anh và Gascons mới quay trở lại với tù nhân của họ. Ngoài nhà vua Pháp và con trai út của ông, có khoảng 1, 000 người khác có giá trị để đòi các khoản tiền chuộc đã bị bắt tù binh và theo nhà sử học Froissart trong số này có 17 bá tước cũng như các quý tộc, hiệp sĩ và hộ sỹ. Ở những nơi khác người ta thấy rằng một số cung thủ Anh đã có tới bốn, năm và thậm chí cả sáu người làm tù binh. Vào thời gian đó là tất cả người Anh đều nhận ra rằng họ có quá nhiều tù nhân và họ đã quyết định phải đòi tiền chuộc phần lớn số này ngay lập tức.
Không có thông tin về số thường binh bên Anh bị thiệt mạng hoặc bị thương trong trận đánh và chỉ còn có một tài liệu pháp lý mà chúng tôi được biết nói về một người như vậy, William Lenche. Ông ta đã bị mất một mắt và đã được tưởng thưởng bởi vị Hoàng tử với quyền thu lệ phí qua phà ở Saltash tại Cornwall.
Đến trưa Thứ ba ngày 20 tháng 9 Hoàng tử đen chuyển đến Les Roches cách đó vài cây số và ở đó trong cả ngày thứ Tư. Quân đội cần thời gian tổ chức cuộc hành quân của họ, và để phân loại tù binh. Cuối cùng họ khởi hành vào buổi sáng Thứ Năm, đến Couhé Verac vào đầu tối ngày 22. Ngày hôm sau họ đã ở Roffec và sau đó đi xuống con đường chính. Cuộc hành quân quay trở lại của quân Anh-Gascon tới Bordeaux trên thực tế có tốc độ khá chậm vì chiến lợi phẩm và tù binh của họ. Họ hành quân trong một đội hình nhỏ gọn và được dẫn đầu bởi các Bá tước Warwick và Suffolk với 500 kị sỹ. để đảm bảo sự an toàn của con đường, tuy nhiên họ không gặp sự kháng cự nào cả, cả nước Pháp đang run sợ sau trận chiến Poitiers. Lãnh đạo ở cấp địa phương đã phần lớn bị xóa sổ và các đơn vị đồn trú của Pháp trốn kỹ trong các pháo đài.
Hoàng tử đen vượt qua Charente sau đó quay về phía đông nam qua Morton (24 tháng 9) đển Rochefoucault (ngày 25 tháng 9), sau đó về phía tây tới Villehois la Valette (26 tháng 9). Ở một nơi nào đó gần đó, có thể một phần quân đội của ông đã lấy thuyền để đi xuôi xuống sông Blaye từ Gironde. Phần chính của đội quân tiếp tục đi vào ngày 27 tháng Chín đến Saint-Aulay trên sông Dronne. Họ vượt qua con sông này vào ngày 25 và hành quân tới Saint-Antonin trên sông Íle, nơi mà họ vượt qua vào ngày 30 tháng 9 để đến được Saint-Emilion. Ở đây một số người đã ở lại trong mùa đông sau đó. Phần còn lại vượt qua Dordogne vào ngày 1 tháng Mười và vào ngày mùng 2 họ đến được Bordeaux. Tuy nhiên Hoàng tử đen và đoàn tùy tùng của ông đã đợi tại Libourne cho đến khi một lễ ăn mừng chiến thắng được tổ chức.

Sau trận chiến

Sau các vụ tàn sát của trận đánh viên Thị trưởng của Poitiers tuyên bố cầu nguyện cho nhà vua bị bắt tù binh và cấm việc cử hành các lễ hội. Về phía nam, ở vùng Languedoc, The États Generaux cấm đeo vàng, bạc, ngọc trai, trang trí áo choàng và đội mũ trong một năm. Người ta thấy ngay lập tức và rõ ràng là trận chiến Poitiers là một thảm họa cho nước Pháp. Nhà sử học Froissart đã lên những tổng kết về thảm họa này. Ông cho rằng, khoảng 6.000 người ở tất cả các cấp đã thiệt mạng, bao gồm 500-700 hiệp sĩ và hộ sỹ. Theo ứớc tính hiện đại thì số thương vong là khoảng gần 3.000. Nhiều hiệp sĩ Pháp không thể được xác định danh tính bởi vì các toán hôi của đã lột bỏ quần áo của họ trước khi viên sỹ quan phụ trách điểm kiểm đi khắp chiến trường để xác định những người thiệt mạng. Chỉ dường như việc “ xác định theo số lớn “ đã được tiến hành qua việc chôn cất. Những tử thi còn lại bị bỏ thối cho đến tháng 2 sau khi những gì còn lại của họ được chôn trong một chiếc hố bên cạnh nhà thờ Dòng Phanxicô tại Poitiers.
Tuy nhiên, trận chiến có tính chất là một cuộc đua sít sao hơn so với Crécy, Froissart và nhiều sử gia khác cũng cho rằng nó được tổ chức theo đúng kiểu chiến trận của thời Trung cổ hơn. Điều đáng chú ý hơn là “những kỳ công của vũ khí ‘đã được thực hiện tại Poitiers và chắc chắn là những hiệp sĩ Pháp đã có nhiều cơ hội hơn để chứng tở sự dũng cảm của họ. Hơn nữa, Vua John II đã không bỏ chạy như vua Philip VI-cha của ông đã làm tại Crecy. Trong số những người chạy thoát khỏi chiến trường, nhà Dauphin và những người con trai khác của nhà vua đã đển Chauvigny.
Những hoàng tử của Hoàng gia đã thoát khỏi việc bị đổ lỗi ( có lẽ là do họ còn quá trẻ tuổi ), mặc dù những chỉ huy cao cấp khác thì không. Một vài Hiệp sỹ Pháp phải đối mặt với sự thù địch khi họ trở về nhà, hiệp sỹ Seigneur de Ferré-Fresnel đã bị kéo ra khỏi ngựa của ông và bị đánh đập bởi những người nông dân của mình và những người này hét to: “Đây là một trong những kẻ phản bội, những người chạy trốn khỏi trận chiến. ” Đó là một dấu hiệu của sự bất mãn ngày càng tăng trên nhiều phần của nước Pháp.Tại Bordeaux tình hình lại rất khác. Tại đây nhà vua Pháp bị bắt giữ phải giải hòa những tranh cãi việc ai đã bắt giữ ông ta và kết quả là Hoàng tử đen đã cho Denis de Morbeke 2.000 đồng vàng tiền, để giúp anh ta duy trì bất động sản của mình. De Morheke cũng nhận được khoản lương hưu suốt đời của mình từ nhà vua Edward III.
Khi tin tức về chiến thắng đến được nước Anh, theo Froissart: Có lễ hội lớn, lễ tạ ơn trang trọng được tổ chức ở tất cả các nhà thờ và pháo hoa được bắn ở tất cả các thị xã và làng quê.Gần như bị lãng quên giữa những lễ mừng nói chung, cuộc hành quân kém thành công của Công tước Lancaster ở tây bắc nước Pháp đã trở thành một cuộc rút lui đến Brittany sau khi không thể vượt qua sông Loire. “Sau đó Lancaster, vốn là Trung úy của vua Anh tại Brittany, đã bằng lòng với việc chiếm được một số những lâu đài khác nhau ở Normandy, một số đã được bán lại cho người Pháp với những khoản tiền lớn. Khi ông nghe nói về trận Poitiers, Công tước Lancaster đã trở lại Anh cùng với Philip de Navarre, người đã được chỉ định làm Trung úy của vua Edward III ở vùng Normandie, để Sir Geoffrey de Harcourt ở lại phụ trách các lực lượng Anh ở miền bắc nước Pháp.Về chiến lược lúc này dường như vua Edward lại tỏ vẻ thương xót nước Pháp. Vua Pháp đã trở thành tù nhân của ông và trong thời gian ngắn đó ông ta nhìn ngắm Vương quốc Pháp đang chìm vào tình trạng hỗn loạn.
Tuy nhiên, mất bốn năm người Anh mới đạt được nền hòa bình mà dường như chiến thắng của hoàng tử đen mang lại và trong vòng 1 thập kỷ hoặc gàn như vậy nền hòa bình-kết quả của chiến thắng tại Poitiers đã bị biến thành tro bụi trong bàn tay của vua Edward.Một loạt những chiến thẳng nhỏ và hầu như không bị gián đoạn của của quân đội Anh-Gascon giữa thời gian sau trận chiến Poitiers và Hiệp ước Bretigny trong năm 1360 có thể làm Vua Edward III tin tưởng vào chiến thuật ban đầu của ông trong yêu cầu đòi hỏi vương miện của nước Pháp.
Trong thực tế, danh hiệu này vẫn còn được duy trì một phần trong tước hiệu của Hoàng gia Anh cho đến khi vua George III từ bỏ nó vào năm 1801. Cũng không phải chỉ một mình nhà vua tuyên bố một cách nghiêm túc như vậy. Sau trận Poitiers nhiều người Anh cảm thấy họ có thể lấy được bất cứ thứ gì họ muốn có của người Pháp, và mặc dù Hiệp ước Bretigny đã làm giảm bớt những đòi hỏi cực đoan hơn nữa của người Anh, nó lại duy trì một thảm họa cho chế độ quân chủ Pháp. Mặt khác việc sợ rằng người Pháp sẽ học tập chiến thuật trường cung của Anh dẫn đến việc họ cấm xuất khẩu cây trường cung và mũi tên trong các năm 1357 và 1369. Năm 1365 thì chính bản thân các cung thủ đã bị cấm rời khỏi nước Anh mà không có một giấy phép của Hoàng gia.
Tại nước Pháp, tình trạng khẩn cấp chung đã được công bố với lệnh triệu tập của arrière- ban après bataille. Một lá thư còn sót lại vốn được gửi từ Bá tước d’Armagnac-Trung úy của vua John ở vùng Languedoc, đến các thị trấn trong vùng của ông ta và công bố về sự thất bại cùng với việc bắt giữ vua John II: Các bạn thân mến, đây là nỗi buồn lớn khi tôi phải nói với các bạn rằng tám ngày trước chúa tể của chúng ta-Nhàvua đã chiến đấu chống lại Hiệp sỹ xứ Wales và do ý muốn của Chúa, ông đã phải cam chịu bị đánh bại, mặc dù có những hiệp sĩ giỏi nhất phục vụ bên cạnh người.
Xa hơn nữa tại vùng biên giới đông bắc của nước Pháp với Đế quốc Đức, tin tức đã nhanh chóng đến được chỗ của Đức Tổng-Giám-Mục của Langres và vào ngày 1 tháng Mười ông này cho thành lập một ủy ban gồm bốn công dân hàng đầu để đưa thị trấn của ông vào tình trạng phòng thủ. Langres ở quá xa với bất kỳ mối đe dọa nào, đây là một vùng mới chỉ được thêm vào Vương quốc Pháp trong một khoảng thời gian chưa lâu và các quý tộc địa phương gồm có rất nhiều người đồng cảm và ủng hộ Đế quốc Đức “Trước khi nổ ra trận chiến Poitiers, nhà vua Pháp cho rằng chỉ có cải cách về mặt đạo đứcvà chiến thuật là điều cần thiết để đối mặt với những mối đe dọa từ nước Anh.
Sau trận Poitiers thì Chính phủ Pháp nhận ra rằng nhiều cải tiến hơn nữa về mặt cơ bản cần được tiến hành. Bất chấp thất bại của chiến thuật các kị sỹ xuống ngựa tại Poitiers, nói chung thì người Pháp vẫn chấp nhận chiến thuật này, Từ bỏ một cuộc tấn công bằng kị binh ở giai đoạn đầu của một trận chiến, họ đã cố gắng để phát triển đội hình “ chống mũi tên “. Đội hình này lần đầu tiên được nhìn thấy trong sự kiện Nugent-sur-Seinen trong năm 1359. Tại đây, các kị sỹ xuống ngựa của Pháp vẫn không thể xung phong, vì vậy họ đã cố gắng để chuyển qua tấn công vào sườn của cung thủ Anh nhưng lại thất bại một lần nữa. Cuối cùng trận chiến này là một chiến thắng cho người Pháp khi lực lượng bộ binh thiết giáp không xuất thân từ đẳng cấp quý tộc đã tấn công vào quân Anh từ phía sau.Trong khi John-vua cha là một tù nhân trong tay người Anh, Charles Dauphin đã ra lệnh kiểm tra tất cả các vị trí phòng ngự kiên cố ở Pháp với mục đích nhằm làm cho chúng trở nên mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên các sử gia đang có những bất đồng về mặt tính hiệu quả của những nỗ lực của nhà Dauphin. Một số cho rằng nó là những nỗ lực liên tục của thành phố Pháp để cải thiện phòng thủ của họ, cùng với một sự tăng lên đáng kể của các loại hệ thống tăng cường phòng ngự khác bao gồm cả các tháp nhà thờ, cầu cống, tu viện và các trang viên. Những người khác cho rằng thị trấn Pháp đã chi phí rất ít cho hệ thống phòng thủ của họ vào giữa những năm 1350 và 1360 vì lúc này vẫn còn là một khoảng thời gian suy kinh tế sau bệnh dịch hạch Cái chết Đen.Tác độngchính trị của trận chiến Poitiers là một tai hại không thể phủ nhận.Sự thống nhất tương đối của Vương quốc đã bị tan vỡ, danh tiếng của tầng lớp quý tộc quân sự bị huỷ hoại và làm cho Charles Dauphin thấy rằng mình phải cai trị một vương quốc đã bị mất một phần tư lãnh thổ của nó.
Thời kỳ này cũngcho thấy một sự nhầm lẫn trong các khái niệm của lòng trung thành và sự phản quốc, mặc dù nó đã trở nên đơn giản hơn sau tuyên bố Regent của Thái tử Charles vào tháng 3 năm 1358.Rất nhiều trong số những căng thẳng rõ ràng là đến từ hậu quả của trận Poitiers – theo quấn Complainte sur la bataille de Poitiers được tìm thấy trong một tài khoản hợp pháp tại Paris.Trách nhiệm được đặt lên vai của tầng lớp quý tộc và yêu cầu Chúa giúp đỡ cho vua và Philip con trai ông-người vẫn còn là tù nhân trong tay người Anh. Nó phản ánh thái độ của những quân nổi loạn Jacquerie ở xung quanh Paris và biệt danh này bắt nguồn từ “ Jacques Bonhonune “ nguyên mẫu chung của những người đàn ông trong thế kỷ 14 ở nước Pháp: Cuộc Đại phản loạn của họ được che giấu bởi đám đông rõ ràng không muốn tiết lộ trong một thời gian kéo dài. Quấn Complainte kết luận rằng người tốt là phải có lòng can đảm để trả thù cho trận Poitiers và mang nhà vua, người: nếu bản thân ông ta được tư vấn tốt thì ông ta sẽ sẵn sàng lãnh đạo phong trào Jacque Bonhomme và tất cả những tùy tùng vĩ đại của ông là những người không chạy ra khỏi cuộc chiến để cứu lấy mạng sống của mình
Tương tự như vậy lá thư Le Comfort d’Ami được viết cho vua Charles của Navarre bởi Guillawne de Machaut và Tragium Alrgumentum được viết bởi tu sĩ Francois de Montebelluna dòng Benedictine đã than vãn về những xấu hổ và tủi nhục mà người Pháp phải chịu.Một tín hiệu tích cực hơn đó là Charles Dauphin đã cho thấy những phẩm chất của mình như là một nhà cai trị có tài trong khi cha của ông-Nhà vua vẫn đang là một tù nhân. Sau khi tới Paris như là Trung tướng của vương quốc, ông đã triệu tập thành viên của États Generaux ( gần như Nghị viện ). Đây là một việc làm can đảm bởi vì những thành viên của États Generaux đã là nguyên nhân của nhiều rắc rối cho nhà cai trị của nước Pháp.Ví dụ như Etienne Marcel-người đứng đầu của các thương nhân của Paris, trước đây yêu cầu Éstates nắm quyền kiểm soát thuế má chứ không phải nhà vua. Thật vậy Etienne Marcel đã sớm gây rắc rối. Được hỗ trợ bởi vị giám mục của Laon, ông ta tranh chấp quyền lực với các viên cố vấn của nhà vua, yêu cầu phóng thích vua Charles của Navarre và dường như muốn lựa chọn Charles (của Navarre ) là vua của nước Pháp. Trong thực tế thì Charles đã được thả tự do trong một khoảng thời gian trở thành chủ nhân của Paris. Sau một nỗ lực được nhắm vào cuộc sống của nhà Dauphin ( ngắn gọn là ám sát ), Charles Dauphin phải rời Paris và triệu tập các États Generaux tại Compiegne, nơi ông dự định sẽ bắt đầu chiếm lại Paris từ tay của Charles de Navarre và Etienne Marcel.
Trong khi đó thì các vùng xung quanh Paris đã bắt đầu bùng lên cuộc nổi loạn Jacquerie. Đây không chỉ đơn giản là một phong trào nông dân nổi dậy, vì rất nhiều trong số những người tham gia không phải là nông dân mà còn có cả các thợ thủ công và thậm chí cả tiểu quý tộc. Để chống lại nhà Dauphin, Etienne Marcel đã gia nhập với với Jacqueries, nhưng hành động này đã làm cho vua Charles de Navarre đổi phe và ông đã tham gia với phần còn lại của tầng lớp quý tộc trong việc đàn áp phong trào Jacqueries. Sau đó Dauphin bao vây Paris.
Etienne Marcel kêu gọi người Anh giúp đỡ và do đó bị mất đi sự kính trọng và bị giết bởi người của chính ông ta vào ngày 31 tháng 7 năm 1358. Sau thất bại của Etienne Marcel, Charles Dauphin được công nhận nhà lãnh đạo đất nước. Sau đó có nhiều cuộc nổi dậy tự phát chống lại người Anh ở nhiều nơi trên nước Pháp. Tuy nhiên, tranh cãi về khoản tiền chuộc vua John đã tạo ra cớ cho vua Edward xâm lược miền Bắc nước Pháp trong năm 1359 với một đội quân khoảng 1.000 kị sỹ và 5.000 cung kỵ. Ông ta hy vọng chiếm được Reimes, nơi ông có thể làm lễ lên ngôi vua của nước Pháp. Tuy nhiên, cuộc xâm lược đã thất bại và vua Edward tạm thời từ bỏ yêu cầu của mình cho ngôi Pháp để đổi lấy sở hữu không thể tranh chấp ở những vùng đất đã bị người Anh chiếm đóng. Kết quả của nó là Hòa ước Bretigny trong tháng 4 năm 1360.Theo một thỏa thuận hòa bình trước đó-Hiệp ước London năm 1359 vốn không bao giờ có hiệu lực, vua John đã đồng ý từ bỏ toàn bộ vùng ven biển Đại Tây Dương của Pháp. Theo Hiệp ước Bretigny, Edward có vùng Guyenne, Limousin, Perigord, Rouergue, Angoumoi và Saintonge. Ông ta cũng chiếm giữ Calais và thêm vào đó là Montreuil, Guise và Ponthieu. Hơn nữa, Edward đã được giải thoát lời tuyên thệ phong kiến​​của mình trước vua của nước Pháp ( trước đây theo quan hệ phong kiến thì vua Anh là chư hầu của vua Pháp trên danh nghĩa tại một số vùng đất ) tại các vùng lãnh thổ. Một khoản tiền chuộc từ 3.000.000 đồng Ecu đã được thống nhất là khoản tiền chuộc vua John II và phải nộp trong sáu năm và như là một sự đảm bảo, người con trai của vua John phải trở thành con tin trong tay người Anh. Những nhượng bộ lớn này được cho là giá của một nền hòa bình bền vững. Trong thực tế nó cũng không đạt được nhiều hơn so với một thỏa thuận ngừng bắn trong một cuộc xung đột kéo rất dài-được gọi là Chiến tranh Trăm năm.

Source: http://nghiencuulichsu.com/2015/09/04/chien-tranh-tram-nam-giua-phap-va-anh-bai-3/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.