Căn nhà của ông bà Nội tôi để lại nằm ngay khúc quanh củacon đường làng. Một con đường đất rộng, ba chiếc xe bò có thể tránh nhau một cách dễ dàng. Cái cổng với hai trụ tròn xây bằng gạch nâng tấm bảng gỗ có viền hoa văn với ba chữ đại tự:NGUYỄN TỰ ĐƯỜNG màu vàng nhụ. Bên trên là mái cong lợp bằng loại ngói âm dương trông như vẩy con rồng. Bên trái đoạn đường từ cổng vào nhà là hồ sen . Đến mùa hoa sen nở hương thơm tỏa ngát cả một vùng. Lối đi xung quanh bờ hồ có lan can sơn màu đỏ, nơi mà bác Cả, cha tôi và cụ Tú Mẫn thường hay dạo chơi và đàm đạo thơ văn vào những buổi chiều hè. Khu nhà xây gồm ba dẫy theo hình chữ U. Dẫy giữa làm nơi thờ tự. Dẫy bên trái là khu của vợchồng bác Cả và người con gái tên Hồng Lưu mà chúngtôi thường gọi là Chị Hai . Dẫy bên phải là phần của gia đình cha mẹ tôi. Tiếp giáp ba khu nhà là cái sân lót gạch bát tràng rộng thênh thang.
Năm tôi lên ba, chị Hồng Lưu, con bác Cả về nhà chồng. Chồng chị còn là một thư sinh, con cụ Bang Hoành ở miệt trong. Anh Thân chồng chị Hồng Lưu theo Tây học, đang học lấy bằng Thành Chung ở trường Khải Định ngoài Huế. Anh chị chỉ được gần nhau trong ba tháng nghỉ Hè.
Tháng 12 năm 1946 ,Việt Minh tuyên cáo “Toàn quốc kháng chiến”. Họ phát động phong trào “Tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống”. Kêu gọi toàn dân triệt hạ tất cả nhà cửa, vườn tược, bỏ thành thị tản cư đến vùng nông thôn. Quốc lộ 1 hoàn toàn bị cắt đứt. Anh Thân chồng chị Lưu bị kẹt ngoài Huế kể từ ngày tháng đó. Chị trông ngóng tin tức mỏi mòn. Một năm, hai năm rồi bảy năm chị chờ đợi.
Vào đầu năm 1952, chị từ quê chồng về thăm gia đình. Chị bàn thảo với bác Cả và mẹ tôi:
- Ba ngày nữa con sẽ đi Huế tìm chồng con.
Mẹ tôi hỏi:
- Tình hình ngăn sông, cấm chợ và lạ cảnh lạ người làm sao con đi?
- Quyết tâm là đi được. Con sẽ theo chân những người đi buôn, rồi dò đường ra Huế. Chị Hai vừa nói vừa nắm chặt tay bác tôi và mẹ tôi như để cho hai người thân được yên lòng.
- Nhưng con ơi, Bác tôi tiếp, thân gái dặm trường, từ đây ra Huế xa hàng mấy trăm cây số làm sao con chịu đựng nổi. Thôi thì ở nhà chờ đợi vài năm nữa rồi hẵng hay. Bác tôi vừa khuyên nhủ vừa vuốt mái tóc cháy nắng của con gái.
Hai ngày sau, Bác tôi moi dưới chân giường lấy ra một chiếc hộp thiếc đưa cho chị tôi. Trên mặt hộp có mấy tờ giấy bạc Tín phiếu (tiền của Việt Minh phát hành tiêu dùng trong vùng) còn lại là toàn bạc Đông Dương hình người gánh dưa. Bác tôi, nước mắt lưng tròng nắm tay chị Lưu dặn dò:
- Con cố giữ mình. Mẹ khấn nguyện Phật Trời phò hộ cho con ra đi được suông sẻ. Khi gặp được chồng con rồi, có điều kiện thuận lợi thì tin cho gia đình mừng.
Chị Lưu ôm bác Cả và mẹ tôi khóc nức nở. Chúng tôi đứa nào cũng sụt sùi trước cảnh chia tay. Chị đến ôm hôn từng đứa em một. Giọt nước mắt của chị rơi trên má tôi khiến cho tim tôi nhói đau tưởng chừng chị ra đi không còn trở lại. Ngày đám cưới của chị, lúc từ biệt về nhà chồng, chị cũng nước mắt giọt vắn giọt dài nhưng lòng tôi lại vui mừng hớn hở. Chúng tôi được nghe pháo nổ rộn ràng, được ngắm xem họ hàng chưng diện áo quần sặc sỡ đủ màu. Anh rể tôi, mặc bộ vét-tông vải tít-xuy màu trắng, mang đôi giày da màutrắng và chiếc nón cối cũng màu trắng theo thời trang Âu phục bấy giờ. Chị Lưu mặc áo cặp lụa hồng, quần lãnh trắng, guốc cao gót, tay cầm dù hồng được anh rể tôi đưa lên chiếc xe hơi màu đen lánh có dải lụa đỏ thắt nơ treo trước đầu xe.
Ngày nay, chị Lưu từ biệt gia đình đi tìm chồng trên đất lạ quê người với tấm thân gầy gò, tàn tạ. Bộ áo quần vải ta đen nội địa dãi dầu mưa nắng đã trở màu bạc phếch. Hai hình ảnh trái ngược đó như khắc sâu trong ký ức của tôi không bao giờ phai nhạt.
Chị Lưu ra đi vào lúc trời vừa hừng sáng. Chị em tôi tiễn chân chị đến ngã ba huyện lộ mới quay về. Từ ngày đó gia đình tôi không được tin tức gì về chị. Mãi đến hai tháng sau, vào một buổi chiều mùa Đông. Một người mặc áo tơi, đội nón lá đi vào nhà tôi dưới cơn mưa tầm tã. Người thanh niên trẻ tuổi nhưng gương mặt rắn rỏi, phong sương đi thẳng vào nhà để nguyên áo tơi ướt dầm dề nước mưa, đưa cho Bác tôi một gói giấy rồi quày quả ra đi, không nói một lời nào. Bác tôi cầm gói giấy mà cả người run lên. Chị em chúng tôi cũng vô cùng hồi hộp. Chẳng biết bên trong gói giấy ấy có những gì. Tin vui hay tin buồn, niềm hạnh phúc hay nỗi đau thương tang tóc. Dù trong cơn nôn nóng, cả nhà cũng đành chờ đến tối mới dám mở ra. Ngừa cảnh “tai vách mạch rừng”, mẹ tôi vội mang gói giấy bỏ vào ống tre nơi chuồng heo để che mắt những cặp mắt cú vọ đang làm công tác theo dõi “kẻ thù của giai cấp công nông”. Trời mới chập choạng tối, chúng tôi đã vội vã lên đèn. Dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu leo lét, bác Cả khui gói giấy vừa nhận lúc xế chiều. Dù người khách lạ không nói gì nhưng chúng tôi đoán biết đó là tin tức của chị Lưu. Đúng là quà của chị Lưu gởi về gồm một lá thư và xấp tiền tín phiếu.
Thư chị viết: “ Kính thưa Mẹ và thím Ba, từ lúc con ra đi đến nay đã trên một tháng. Con theo mấy người đi buôn lậu vừa trốn tránh công an Việt Minh vừa phải đi bộ suốt mấy ngày mới tới khu giáp ranh. Từ quê mình đi bộ đến An Tân đợi đêm xuống mới lên chuyến đò dọc. Từ đây đi suốt đêm mới ra đến chợ Được, Quảng Nam. Từ chợ Được đi bộ men theo những con đường làng đầy đụn cát mất trên nửa ngày thì đến Tiên Đõa. Tại đây, bên bờ Nam sông Faifoo (Hội An) ban đêm Việt Minh kiểm soát ngăn chặn “Bọn Dinh Tề ” (Danh từ Việt Minh gọi những người trốn sang vùng Quốc Gia). Bờ Bắc trở ra do lực lượng của Pháp và Nghĩa Dũng Đoàn của chính phủ Bảo Đại đóng đồn trấn giữ. Trong lúc chờ đợi để lấy thêm tin tức về đường đi nước bước, con tận dụng số tiền mẹ cho mua hết hàng hóa rồi theo đoàn người trở vào An Tân bán lại cho con buôn đi tuyến đường trong Bồng Sơn thuộc tỉnh Bình Định. May mắn là những chuyến hàng của con đi trót lọt nên kiếm được một số tiền khấm khá. Nay con gởi lại số tiền mẹ đã cho con để phòng khi đau yếu. Đồng thời con biếu các em một ít để mua giấy bút đến trường. Tình hình ranh giới hiện nay rất căng thẳng, công an Việt Minh kiểm soát gắt gao lắm. Lý do là những ngày vừa qua có một số người từ Quảng Ngãi trốn qua vùng Tề tại địa điểm nầy, như thầy Nguyễn Ngọc Ngư (1), Ông Phạm Văn Diêu (2), ông Hồng Tiêu(3) và bác sĩ Huỳnh Tấn Đối (4) người huyện Bình Sơn. Con biên thư nầy cho mẹ và thím Ba trước khi con thực hiện chuyến đi. Hy vọng ơn trên độ trì cho con thoát được. Cuối thư, con cầu chúc Mẹ và Thím cùng mấy em luôn được khỏe mạnh. Mong một ngày nào đó chúng ta sẽ đòan tụ. Con gái của mẹ.".
Nghe chúng tôi đọc xong thư, bác Cả và mẹ tôi nước mắt chảy ròng. Đêm đó và những đêm kế tiếp, bác tôi không ngủ được cứ trằn trọc mãi, hết than vắn thở dài lại ngồi dậy nhai trầu. Bác thắp hương lên bàn thờ rồi bó gối ngồi trên giường lâm râm khấn nguyện.
* * *
Suốt tuần lễ qua, một người đàn bà điên quần áo xốc xếch không biết từ đâu tới, miệng cứ nói lầm bầm không ra lời, đi nghều nghễu qua lại trên quãng đường từ làng Tiên Đõa đến chợ trời Kiến Tân nằm về tả ngạn con sông Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Đêm nay dưới cơn mưa rả rích của những ngày vào Đông, người đàn bà điên lại ra đi trong bóng tối mịt mùng. Cơn mưa dần dần nặng hạt từ lúc xế chiều kéo dài đến khuya và cũng có thể đến ngày mai.. Nước đã ngập trắng xóa cánh đồng dọc theo con sông trước mặt. Người đàn bà điên đi trong đêm tối không mấy người để ý đã vượt qua đoạn đường của lực lượng canh phòng Việt Minh. Bỗng, một loạt súng nổ vang, bà điên phóng người xuống dòng sông. Đêm đen cùng với dòng nước đục ngầu đang chảy xiết đã cuốn người đàn bà điên mất dạng trong thoáng chốc.
Ba ngày sau, người đàn bà điên xuất hiện trong đoàn người đi nhận cơm của trại Quy-Thuận-Hội-An. Bà ta hoàn toàn tươi tỉnh với bộ áo quần rộng thùng thình của trại cấp phát. Trong danh sách tiếp nhận những thường dân bỏ vùng Việt Minh trốn sang vùng Quốc Gia, người đàn bà giả điên ấy khai tên Nguyễn Thị Hồng Lưu, sinh quán tại Quảng Ngãi. Trời Phật ạ, đó là chị Hai con của Bác tôi. Gia đình tôi biết được tin này do người đi buôn ở chợ trời Kiến Tân bên này sông Hội An thông báo. Cả nhà như trút được gánh nặng suốt hai tháng liền. Bác tôi thì luôn miệng cảm ơn Trời Phật. Chị Lưu khai với Ủy Ban Tiếp Nhận rằng, chồng chị hiện ở thành phố Huế. Anh ấy bị kẹt bảy năm không về nhà được. Nay chị xin chính phủ cho phép ra Huế thăm chồng.
Nghe chúng tôi đọc xong thư, bác Cả và mẹ tôi nước mắt chảy ròng. Đêm đó và những đêm kế tiếp, bác tôi không ngủ được cứ trằn trọc mãi, hết than vắn thở dài lại ngồi dậy nhai trầu. Bác thắp hương lên bàn thờ rồi bó gối ngồi trên giường lâm râm khấn nguyện.
* * *
Suốt tuần lễ qua, một người đàn bà điên quần áo xốc xếch không biết từ đâu tới, miệng cứ nói lầm bầm không ra lời, đi nghều nghễu qua lại trên quãng đường từ làng Tiên Đõa đến chợ trời Kiến Tân nằm về tả ngạn con sông Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Đêm nay dưới cơn mưa rả rích của những ngày vào Đông, người đàn bà điên lại ra đi trong bóng tối mịt mùng. Cơn mưa dần dần nặng hạt từ lúc xế chiều kéo dài đến khuya và cũng có thể đến ngày mai.. Nước đã ngập trắng xóa cánh đồng dọc theo con sông trước mặt. Người đàn bà điên đi trong đêm tối không mấy người để ý đã vượt qua đoạn đường của lực lượng canh phòng Việt Minh. Bỗng, một loạt súng nổ vang, bà điên phóng người xuống dòng sông. Đêm đen cùng với dòng nước đục ngầu đang chảy xiết đã cuốn người đàn bà điên mất dạng trong thoáng chốc.
Ba ngày sau, người đàn bà điên xuất hiện trong đoàn người đi nhận cơm của trại Quy-Thuận-Hội-An. Bà ta hoàn toàn tươi tỉnh với bộ áo quần rộng thùng thình của trại cấp phát. Trong danh sách tiếp nhận những thường dân bỏ vùng Việt Minh trốn sang vùng Quốc Gia, người đàn bà giả điên ấy khai tên Nguyễn Thị Hồng Lưu, sinh quán tại Quảng Ngãi. Trời Phật ạ, đó là chị Hai con của Bác tôi. Gia đình tôi biết được tin này do người đi buôn ở chợ trời Kiến Tân bên này sông Hội An thông báo. Cả nhà như trút được gánh nặng suốt hai tháng liền. Bác tôi thì luôn miệng cảm ơn Trời Phật. Chị Lưu khai với Ủy Ban Tiếp Nhận rằng, chồng chị hiện ở thành phố Huế. Anh ấy bị kẹt bảy năm không về nhà được. Nay chị xin chính phủ cho phép ra Huế thăm chồng.
* * *
Gần nửa tháng trôi qua, chị Nguyễn Thị Hồng Lưu lơ ngơ, láo ngáo trên thành phố Huế như mang lạc xuống đồng. Ban đêm vào chùa xin nghỉ, ban ngày chị đi khắp hang cùng ngõ hẻm hỏi thăm tên Võ Hoàng Thân học sinh trường Khải Định nhưng chẳng một ai biết cái tên học trò xa lạ cách nay đã sáu, bảy năm, không gốc gác, không địa chỉ. Quả thật, chị Lưu như đang làm công việc mò kim đáy biển. Chị tỉnh táo lắm nhưng người ta nhìn chị như nhìn kẻ thất chí. Cuối cùng tiền hết, sức khỏe mòn mỏi, chị Lưu đành phải đi xin việc làm để nuôi sống bản thân và tiếp tục tìm chồng.
Sự may mắn đến với chị là được một gia đình ở gần cửa Đông Ba nhận vào làm việc nhà và trông coi hai đứa bé. Chủ nhà là một thiếu phụ còn khá trẻ sinh trưởng tại Huế nên bà luôn giữ nếp sống và cung cách của người phụ nữ chốn kinh thành. Vẻ mặt dịu dàng thuần hậu, một nét đẹp đài các nhưng bình dị, lại nói năng từ tốn, điềm đạm khiến cho người người mến phục. Chồng bà là một sĩ quan thuộc lực lượng Việt- Binh- Đoàn của chính phủ Bảo Đại. Hai đứa bé có khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào trông rất khôi ngô. Đứa trai 3 tuổi, đứa gái lên 2. Ngay từ giờ phút đầu, chị Lưu đã cảm thấy quyến luyến với cái gia đình này và đặc biệt là hai đứa nhỏ. Chị âm thầm làm việc, giữ kín tông tích của mình. Lợi dụng những ngày lễ lạc, chị xin phép chủ nhà đến các nơi hội hè trà trộn vào đám đông may ra tìm được manh mối về anh Thân, chồng chị.
Một buổi sáng, bà chủ đi chợ, chị Lưu tắm cho hai đứa nhỏ. Chị đang mặc áo quần cho bé trai, bất ngờ bé gái chạy lững thững mang cả mình nước vào phòng ngủ của bố mẹ nó. Chị Lưu vội chạy theo vào buồng. Thình lình, chị nhìn thấy một bức ảnh lồng trong khung đặt trên đầu tủ đối diện với cửa ra vào. Một chàng Sinh viên Sĩ quan mặc bộ lễ phục ôm vai bà chủ nhà. “Một cặp vợ chồng đẹp như tranh vẽ, thật xứng đôi vừa lứa”, chị Lưu tấm tắc khen và nghĩ thầm trong bụng, “Ông Tơ bà Nguyệt khéo xe”. Tấm ảnh như thu hút cả tâm hồn và tình cảm của chị. Người chồng trong bộ quân phục uy nghi cùng với nét mặt cương nghị kề bên là khuôn mặt trái soan hiền hòa của người vợ với ánh mắt sáng rực tình yêu. Chị ngắm ảnh say sưa quên cả hai đứa nhỏ bên ngoài. Bất chợt, chị phát giác ở khuôn mặt người đàn ông trong ảnh có nét gì rất quen thân. Chị đến sát bức hình xem kỹ hơn. Và để nhìn được rõ ràng hơn nữa, chị mở tung cánh cửa sổ cho ánh sáng ùa vào phòng. Bỗng, tim chị nhói đau, đôi mắt mờ dần rồi đôi chân khuỵu xuống. Chị gục đầu trên chiếc giường nệm trước mặt. Không khóc, nhưng lòng chị đớn đau, tê dại. Chị kêu lên : “Sao con tạo lại trớ trêu thế này, hở trời!” Lồng ngực chị như muốn vỡ ra. Những cơn đau dồn dập như bóp nát quả tim chị. Như hàng trăm mũi dao thi nhau rạch nát ruột gan. Chị ngất lịm...Chị Lưu đã nhận ra chồng chị trong ảnh, anh Võ Hoàng Thân! Người chồng đã xa cách bảy năm. Người mà chị có thể hy sinh mang sống của mình để tìm đến. Người đã khiến cho chị mất bao nước mắt nhớ thương đêm ngày. Người mà chị đã dành cả tuổi đời thanh xuân dâng hiến và đợi chờ. Ngày từ biệt vợ lần cuối cùng ra Huế tiếp tục học, anh Võ Hoàng Thân còn mang dáng nét thư sinh. Giờ đây khuôn mặt rắn rỏi, đĩnh đạc hơn nhưng làm sao chị quên được chấm nốt ruồi bên dưới đôi môi đầy đặn đó. Làm sao chị quên được chiếc mũi cao và to thể hiện tính kiên cường của đấng nam tử. Bà chủ đi chợ về thấy người làm bị bất tỉnh liền gọi bác sĩ đến cấp cứu kịp thời. Ngày hôm đó chị Lưu cáo bệnh và xin bà chủ được nghỉ vài ngày. Chị nằm trong phòng không đoái hoài đến ăn uống. Chị để mặc cho nước mắt trào ra, để mặc cho nỗi đau đớn từng đợt đến cào xé trái tim chị. Trái tim của người đàn bà nhân hậu, nhưng không tránh được nỗi ghen tức điên cuồng. Mặc dầu bà chủ nhà rất quan tâm đến chị nhưng chị từ chối tất cả những ân cần mà bà dành cho.
Ngày hôm sau, với đôi mắt sưng húp vì khóc, chị Lưu xin nghỉ việc. Bà chủ nhà nhìn đôi mắt chị, ngạc nhiên hỏi:
- Có chuyện gì đã xảy ra cho chị vậy ?
- Tôi vừa nhận được tin chồng của tôi chết rồi.
Bà chủ nhà đến nắm tay chị, với tâm trạng của người bạn, bà chia sẻ nỗi đau mất mát của người vợ. Bà tỏ ý tiếc rẻ một người giúp việc lúc nào cũng làm tròn bổn phận như chị và một mực thương yêu con trẻ, bà tiếp:
- Rất tiếc là anh Thân chồng tôi không có nhà để giúp đỡ được phần nào cho chị.
Nghe nhắc đến tên Thân, chị Lưu òa lên khóc rồi ôm mặt chạy vào phòng tức tưởi. Sáng ngày hôm sau chị Lưu lên đường về lại quê nhà.
* * *
Ngày xưa, cái sân lót gạch bát tràng trước nhà, gia đình tôi làm nơi đập lúa, phơi bắp, đâu và phơi đường mía. Nay nhờ cái sân rộng thênh thang ấy mà bác Cả và mẹ tôi biến thành khoảnh vườn tự túc trồng các loại rau quả dư ăn còn mang ra chợ bán. Cái hồ sen nay trở thành hồ nuôi cá, nhờ đó mà gia đình tôi không lâm vào cảnh thiếu thốn . Thi hành quốc sách của nhà nước “Tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống” căn nhà thờ ba gian cũng được tháo gỡ xuống chỉ còn trơ lại nền nhà để rồi chúng tôi cũng tận dụng cuốc lên trồng đậu phụng..
Chiều nay, chị em tôi phụ giúp mẹ và bác Cả gánh nước tưới vườn rau vừa mới bón phân. Thình lình chị Lưu xuất hiện ngoài ngõ. Chị ôm gói quần áo ủ rũ vào nhà. Bác tôi buông chiếc bình vòi sen chạy đến ôm chị vào lòng. Vốn có thể chất khỏe mạnh, tinh thần cứng cỏi, thế mà nay chị lại mềm nhũn, rũ xuống trong vòng tay mẹ chị. Chúng tôi đến giúp bác Cả đưa chị vào nhà. Đoán biết
là việc tìm chồng của chị bị thất bại nên chẳng ai dám hỏi han điều gì. Chị tịnh dưỡng được vài ngày rồi kể lại những ngày tháng mà chị đã trải qua nơi kinh thành Huế. Đến ngày thứ ba, công an địa phương đến nhà áp giải chị đến cơ quan huyện làm việc. Chị khai rõ ràng là chị đã ra Huế tìm chồng, nhưng khi biết được chồng đã chết thì chị quay về sống với gia đình. Giới chức an ninh của Việt Minh nghi chị làm gián điệp cho Pháp, vì vậy họ chuyển chị đến nhà giam tỉnh.
Từ ngày biết chắc anh Thân đã có vợ và hai đứa con ở Huế, chị Lưu xem như chồng chị đã chết. Chị không muốn cảnh hạnh phúc của gia đình đó bị xáo trộn, bởi vợ con anh hoàn toàn vô tội. Ngay cả anh Thân, chị cũng không hề có một lời trách móc. Chị cho đó là hoàn cảnh tạo nên , là định mệnh an bài.
Qua mấy tháng bị điều tra, khai thác liên tục, tinh thần chị Lưu hoàn toàn bị suy sụp. Những lần chúng tôi vào nhà giam thăm, chị cứ nói lầm bầm trong miệng. Nhiều lúc chị ngồi một mình hướng tầm mắt vô hồn về nơi cõi xa xăm. Tình trạng nầy khiến cho những người làm công tác điều tra đặt thêm nghi vấn: “Giả điên là
nghề của gián điệp địch để qua mắt cán bộ an ninh của ta”. Từ nghi vấn đó đã trở thành kết luận trong hồ sơ phúc trình lên thượng cấp : “Nguyễn Thị Hồng Lưu là điệp viên của Pháp”.
Tòa án Nhân dân Liên khu Năm mở phiên xử đặc biệt dành cho một “nữ gián điệp của Pháp” đã xâm nhập từ vùng Tề vào vùng Tự Do. Bản án kết luận như sau: “Nhờ mạng lưới tình báo nhân dân của ta chặt chẽ nên đã bắt được tên nữ điệp viên nguy hiểm của địch tại địa đầu ranh giới. Nay, Hội đồng xét xử tuyên án tử hình tên phản quốc Nguyễn thị Hồng Lưu đã manh tâm làm gián điệp cho giặc".
Mười lăm ngày sau, chị Lưu bị xử bắn tại Rừng Cầy.
Gần nửa tháng trôi qua, chị Nguyễn Thị Hồng Lưu lơ ngơ, láo ngáo trên thành phố Huế như mang lạc xuống đồng. Ban đêm vào chùa xin nghỉ, ban ngày chị đi khắp hang cùng ngõ hẻm hỏi thăm tên Võ Hoàng Thân học sinh trường Khải Định nhưng chẳng một ai biết cái tên học trò xa lạ cách nay đã sáu, bảy năm, không gốc gác, không địa chỉ. Quả thật, chị Lưu như đang làm công việc mò kim đáy biển. Chị tỉnh táo lắm nhưng người ta nhìn chị như nhìn kẻ thất chí. Cuối cùng tiền hết, sức khỏe mòn mỏi, chị Lưu đành phải đi xin việc làm để nuôi sống bản thân và tiếp tục tìm chồng.
Sự may mắn đến với chị là được một gia đình ở gần cửa Đông Ba nhận vào làm việc nhà và trông coi hai đứa bé. Chủ nhà là một thiếu phụ còn khá trẻ sinh trưởng tại Huế nên bà luôn giữ nếp sống và cung cách của người phụ nữ chốn kinh thành. Vẻ mặt dịu dàng thuần hậu, một nét đẹp đài các nhưng bình dị, lại nói năng từ tốn, điềm đạm khiến cho người người mến phục. Chồng bà là một sĩ quan thuộc lực lượng Việt- Binh- Đoàn của chính phủ Bảo Đại. Hai đứa bé có khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào trông rất khôi ngô. Đứa trai 3 tuổi, đứa gái lên 2. Ngay từ giờ phút đầu, chị Lưu đã cảm thấy quyến luyến với cái gia đình này và đặc biệt là hai đứa nhỏ. Chị âm thầm làm việc, giữ kín tông tích của mình. Lợi dụng những ngày lễ lạc, chị xin phép chủ nhà đến các nơi hội hè trà trộn vào đám đông may ra tìm được manh mối về anh Thân, chồng chị.
Một buổi sáng, bà chủ đi chợ, chị Lưu tắm cho hai đứa nhỏ. Chị đang mặc áo quần cho bé trai, bất ngờ bé gái chạy lững thững mang cả mình nước vào phòng ngủ của bố mẹ nó. Chị Lưu vội chạy theo vào buồng. Thình lình, chị nhìn thấy một bức ảnh lồng trong khung đặt trên đầu tủ đối diện với cửa ra vào. Một chàng Sinh viên Sĩ quan mặc bộ lễ phục ôm vai bà chủ nhà. “Một cặp vợ chồng đẹp như tranh vẽ, thật xứng đôi vừa lứa”, chị Lưu tấm tắc khen và nghĩ thầm trong bụng, “Ông Tơ bà Nguyệt khéo xe”. Tấm ảnh như thu hút cả tâm hồn và tình cảm của chị. Người chồng trong bộ quân phục uy nghi cùng với nét mặt cương nghị kề bên là khuôn mặt trái soan hiền hòa của người vợ với ánh mắt sáng rực tình yêu. Chị ngắm ảnh say sưa quên cả hai đứa nhỏ bên ngoài. Bất chợt, chị phát giác ở khuôn mặt người đàn ông trong ảnh có nét gì rất quen thân. Chị đến sát bức hình xem kỹ hơn. Và để nhìn được rõ ràng hơn nữa, chị mở tung cánh cửa sổ cho ánh sáng ùa vào phòng. Bỗng, tim chị nhói đau, đôi mắt mờ dần rồi đôi chân khuỵu xuống. Chị gục đầu trên chiếc giường nệm trước mặt. Không khóc, nhưng lòng chị đớn đau, tê dại. Chị kêu lên : “Sao con tạo lại trớ trêu thế này, hở trời!” Lồng ngực chị như muốn vỡ ra. Những cơn đau dồn dập như bóp nát quả tim chị. Như hàng trăm mũi dao thi nhau rạch nát ruột gan. Chị ngất lịm...Chị Lưu đã nhận ra chồng chị trong ảnh, anh Võ Hoàng Thân! Người chồng đã xa cách bảy năm. Người mà chị có thể hy sinh mang sống của mình để tìm đến. Người đã khiến cho chị mất bao nước mắt nhớ thương đêm ngày. Người mà chị đã dành cả tuổi đời thanh xuân dâng hiến và đợi chờ. Ngày từ biệt vợ lần cuối cùng ra Huế tiếp tục học, anh Võ Hoàng Thân còn mang dáng nét thư sinh. Giờ đây khuôn mặt rắn rỏi, đĩnh đạc hơn nhưng làm sao chị quên được chấm nốt ruồi bên dưới đôi môi đầy đặn đó. Làm sao chị quên được chiếc mũi cao và to thể hiện tính kiên cường của đấng nam tử. Bà chủ đi chợ về thấy người làm bị bất tỉnh liền gọi bác sĩ đến cấp cứu kịp thời. Ngày hôm đó chị Lưu cáo bệnh và xin bà chủ được nghỉ vài ngày. Chị nằm trong phòng không đoái hoài đến ăn uống. Chị để mặc cho nước mắt trào ra, để mặc cho nỗi đau đớn từng đợt đến cào xé trái tim chị. Trái tim của người đàn bà nhân hậu, nhưng không tránh được nỗi ghen tức điên cuồng. Mặc dầu bà chủ nhà rất quan tâm đến chị nhưng chị từ chối tất cả những ân cần mà bà dành cho.
Ngày hôm sau, với đôi mắt sưng húp vì khóc, chị Lưu xin nghỉ việc. Bà chủ nhà nhìn đôi mắt chị, ngạc nhiên hỏi:
- Có chuyện gì đã xảy ra cho chị vậy ?
- Tôi vừa nhận được tin chồng của tôi chết rồi.
Bà chủ nhà đến nắm tay chị, với tâm trạng của người bạn, bà chia sẻ nỗi đau mất mát của người vợ. Bà tỏ ý tiếc rẻ một người giúp việc lúc nào cũng làm tròn bổn phận như chị và một mực thương yêu con trẻ, bà tiếp:
- Rất tiếc là anh Thân chồng tôi không có nhà để giúp đỡ được phần nào cho chị.
Nghe nhắc đến tên Thân, chị Lưu òa lên khóc rồi ôm mặt chạy vào phòng tức tưởi. Sáng ngày hôm sau chị Lưu lên đường về lại quê nhà.
* * *
Ngày xưa, cái sân lót gạch bát tràng trước nhà, gia đình tôi làm nơi đập lúa, phơi bắp, đâu và phơi đường mía. Nay nhờ cái sân rộng thênh thang ấy mà bác Cả và mẹ tôi biến thành khoảnh vườn tự túc trồng các loại rau quả dư ăn còn mang ra chợ bán. Cái hồ sen nay trở thành hồ nuôi cá, nhờ đó mà gia đình tôi không lâm vào cảnh thiếu thốn . Thi hành quốc sách của nhà nước “Tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống” căn nhà thờ ba gian cũng được tháo gỡ xuống chỉ còn trơ lại nền nhà để rồi chúng tôi cũng tận dụng cuốc lên trồng đậu phụng..
Chiều nay, chị em tôi phụ giúp mẹ và bác Cả gánh nước tưới vườn rau vừa mới bón phân. Thình lình chị Lưu xuất hiện ngoài ngõ. Chị ôm gói quần áo ủ rũ vào nhà. Bác tôi buông chiếc bình vòi sen chạy đến ôm chị vào lòng. Vốn có thể chất khỏe mạnh, tinh thần cứng cỏi, thế mà nay chị lại mềm nhũn, rũ xuống trong vòng tay mẹ chị. Chúng tôi đến giúp bác Cả đưa chị vào nhà. Đoán biết
là việc tìm chồng của chị bị thất bại nên chẳng ai dám hỏi han điều gì. Chị tịnh dưỡng được vài ngày rồi kể lại những ngày tháng mà chị đã trải qua nơi kinh thành Huế. Đến ngày thứ ba, công an địa phương đến nhà áp giải chị đến cơ quan huyện làm việc. Chị khai rõ ràng là chị đã ra Huế tìm chồng, nhưng khi biết được chồng đã chết thì chị quay về sống với gia đình. Giới chức an ninh của Việt Minh nghi chị làm gián điệp cho Pháp, vì vậy họ chuyển chị đến nhà giam tỉnh.
Từ ngày biết chắc anh Thân đã có vợ và hai đứa con ở Huế, chị Lưu xem như chồng chị đã chết. Chị không muốn cảnh hạnh phúc của gia đình đó bị xáo trộn, bởi vợ con anh hoàn toàn vô tội. Ngay cả anh Thân, chị cũng không hề có một lời trách móc. Chị cho đó là hoàn cảnh tạo nên , là định mệnh an bài.
Qua mấy tháng bị điều tra, khai thác liên tục, tinh thần chị Lưu hoàn toàn bị suy sụp. Những lần chúng tôi vào nhà giam thăm, chị cứ nói lầm bầm trong miệng. Nhiều lúc chị ngồi một mình hướng tầm mắt vô hồn về nơi cõi xa xăm. Tình trạng nầy khiến cho những người làm công tác điều tra đặt thêm nghi vấn: “Giả điên là
nghề của gián điệp địch để qua mắt cán bộ an ninh của ta”. Từ nghi vấn đó đã trở thành kết luận trong hồ sơ phúc trình lên thượng cấp : “Nguyễn Thị Hồng Lưu là điệp viên của Pháp”.
Tòa án Nhân dân Liên khu Năm mở phiên xử đặc biệt dành cho một “nữ gián điệp của Pháp” đã xâm nhập từ vùng Tề vào vùng Tự Do. Bản án kết luận như sau: “Nhờ mạng lưới tình báo nhân dân của ta chặt chẽ nên đã bắt được tên nữ điệp viên nguy hiểm của địch tại địa đầu ranh giới. Nay, Hội đồng xét xử tuyên án tử hình tên phản quốc Nguyễn thị Hồng Lưu đã manh tâm làm gián điệp cho giặc".
Mười lăm ngày sau, chị Lưu bị xử bắn tại Rừng Cầy.
* * *
Hiệp định Geneve 1954, chia đôi đất nước. Tất cả các lực lượng Việt Minh tập kết ra Bắc. Chính phủ Quốc Gia tiếp thu vùng Liên khu Năm. Khi tình hình đã ổn định, Anh Thân nghe tin vợ trước đã mất, vội vã đưa vợ sau từ Huế về Quảng Ngãi đến nhà Bác tôi để tạ lỗi. Vợ chồng anh chị ấy đến trước bàn thờ chị Hai thắp hương khấn lễ. Bỗng chị vợ anh Thân thất thanh kêu lên: “Kìa , Chị Lưu!” Gương mặt thất thần tái mét, hai tay run lẩy bẩy như người lên đồng, chị chỉ vào khung ảnh người quá cố trên bàn thờ rồi quỵ xuống. Anh Thân vội vàng đỡ vợ đứng lên mà chẳng biết việc gì đã xảy ra. Bà chủ nhà gần cửa Đông Ba ở Huế đã nhận ra người giúp việc cho mình ba năm về trước là vợ trước của chồng. Bà quỳ bên bàn thờ khấn vái: “ Chị Lưu ơi, giờ đây em mới vỡ lẽ chị đã liều chết đi tìm chồng. Khi phát giác chồng mình đã yên bề gia thất, chị lại âm thầm quay về mà không hề có một lời trách móc kẻ đã giật hạnh phúc của mình. Ngày ấy chị đã khóc đến sưng húp cả đôi mắt, bỏ luôn ăn uống. Thế mà chị nói dối với em rằng: “Nghe tin chồng chết nên chị phải trở về quê”. Ôi, tâm hồn chị cao thượng quá, tấm lòng chị bao dung quá. Chúng em xin chịu tội trước linh hồn chị”. Chị Thân quỳ mọp trước bàn thờ một hồi lâu đến khi Mẹ tôi đỡ dậy thì khuôn mặt chị đã đầm đìa nước mắt. Chị ôm Bác tôi nói trong nghẹn ngào: “Mẹ ơi, xin mẹ tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ thay chị Lưu như là con đẻ của mẹ. Vợ chồng con sẽ lo phần phụng dưỡng mẹ già”.Sau đó, vợ chồng anh Thân xin phép Bác tôi được để tang, xây mộ và hàng năm về lo ngày giỗ của chị. Riêng phần đề nghị đưa bác Cả về Huế sống với anh chị và các cháu thì Bác tôi từ chối bởi Bác còn phải lo mồ mả của ông bà.
Ghi Chú:(1) Nguyễn Hữu Ngư sau vào Sài Gòn, bút hiệu Nguyễn Ngu Í.
(2) Phạm Văn Diêu tác giả “Việt Nam Văn Học Giảng Bình”.
(3) Hồng Tiêu em ruột ông Bút Trà (báo Sài Gòn Mới).
(4) Huỳnh Tấn Đối, Bác sĩ Quân y trưởng viện Quân y Liên khu Năm bỏ Việt Minh trốn ra Đà Nẳng mở phòng mạch.
Source NNS - Lá Thư Úc Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.