Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Vì sao đàn ông không đi giày cao gót?



Từ lâu, nói đến giày cao gót là nói tới sự nữ tính, duyên dáng. Thế nhưng thực tế, giày cao từng là phụ kiện thiết yếu cho phái mạnh.

 Đàn ông đi giày cao gót trong một bữa tiệc dành cho đồng giới ở Tây Ban Nha năm 2005.
Đàn ông đi giày cao gót trong một bữa tiệc dành cho đồng giới ở Tây Ban Nha năm 2005.
Giày của người Persia hồi thế kỷ 17.
Theo bà Elizabeth Semmelhack làm việc trong bảo tàng giày bata ở Toronto (Canada), binh sĩ Persia (Persia - tên gọi của Iran ngày nay) thường đi giày cưỡi ngựa. Khi họ cưỡi ngựa và đứng trên bàn đạp ở hông ngựa, đế giày giúp họ chắc chân, quan sát và bắn cung hiệu quả hơn.

Cuối thế kỷ 16, Hoàng đế Shah Abbas I có quân đội hùng mạnh và kỵ binh lớn nhất thế giới. Ông giả vờ liên kết với phương Tây để giúp ông đánh bại kẻ thù mạnh là đế quốc Thổ Ottoman. (Shāh `Abbās I (1571–1629) là vị hoàng đế lỗi lạc của vương triều Safavid, trị vì đế quốc Ba Tư thứ 3, sau đế quốc Ba Tư thứ nhất của vương triều Achaemenes và đế quốc Ba Tư thứ 2 của vương triều Sassanid. Ông được coi là vị hoàng đế kiệt xuất với nhiều chiến công hiển hách).

Vì vậy, năm 1599, Abbas I gửi các đoàn ngoại giao đầu tiên đến châu Âu. Một trong những điểm thu hút sự chú ý ở châu Âu đó là đôi giày kiểu Persia. Tầng lớp quý tộc ngay lập tức tạo ra những đôi giày giống người Persia đeo để thể hiện đẳng cấp và tăng vẻ mạnh mẽ, nam tính của mình.
Dần dần, những tầng lớp thấp hơn cũng mang giày. Thấy vậy, tầng lớp quý tộc tăng độ cao của gót lên.

Ở thế kỷ 17, đường sá châu Âu còn khó đi và những đôi giày cao gót không hề tiện dụng. Thế nhưng chúng lại rất hợp với tầng lớp quý tộc vì nhóm người này không phải làm việc ngoài đồng và chỉ phải đi đoạn đường ngắn.
Một trong những nhân vật lịch sử kiêm nhà sưu tập giày cao gót là Vua Louis XIV của Pháp. Ông vua này chỉ cao 1m63 và thường xuyên đi giày gót cao 10 cm. Gót giày và lòng giày luôn nhuộm đỏ.
Vua Louis XIV đeo giày cao gót đỏ, lòng giày đỏ trong bức chân dung năm 1701.
Xu thế thời trang giày cao gót trong nam giới lan rộng. Trong lễ nhậm chức của Vua Charles II của Anh năm 1661, ông cũng đi giày cao gót theo kiểu Pháp mặc dù ông cao 1m85.
Một đôi giày cho trẻ em thế kỷ 17 (có thể là tại Pháp), đôi giày này có gót màu và lòng giày màu đỏ biểu tượng cho sự giàu có, quyền lực.
Thời trang nam giới nhanh chóng ảnh hưởng tới phong cách của phụ nữ và trẻ em. Theo bà Semmelhack, những năm 1630, phụ nữ châu Âu đã cắt tóc ngắn và may cầu vai vào áo. Họ hút thuốc, đội mũ để tăng vẻ nam tính, mạnh mẽ như đàn ông. Và họ cũng bắt chước luôn việc đi giày cao gót. Thời trang theo phái mạnh của giới quý tộc cứ như vậy và kéo dài cho tới thế kỷ 17, khi trang phục, giày dép bắt đầu có sự thay đổi.

Helen Persson, người làm việc tại bảo tàng Victoria và Albert (London, Anh), cho biết, từ thế kỷ 17, đàn ông bắt đầu đi giày thấp gót hơn, phẳng hơn để thuận tiện hơn. Trong khi đó phụ nữ đi giày mảnh mai gót hơn.
Vài năm sau đó, phong trào khai sáng đề cao tri thức, giáo dục hơn sự đặc quyền, nam giới chuyển sang trang phục có tính hữu dụng nhiều hơn. Ở Anh, những người giàu có bắt đầu mặc quần áo đơn giản, phù hợp với công việc quản lý trang trại, đất đai.

Kể từ phong trào cải cách trang phục nam giới có tên Great Male Renunciation, đàn ông bắt đầu bỏ đeo trang sức, không còn chuộng áo sáng màu. Thay vì đó, họ chọn màu tối, đồng màu, ít hoa hòe. Quần áo lúc này không còn là dấu hiệu phân biệt đẳng cấp mà là để phân biệt giới tính.
Thời điểm đó, giày cao gót bị cho là ẻo lả. Năm 1740, không còn nhìn thấy đàn ông đeo giày cao gót nữa. Thời gian sau, phụ nữ cũng không còn đeo giày kiểu này nữa.

Marilyn Monroe sexy với giày cao gót.
Đến khoảng giữa thế kỷ 19, giày cao gót trở lại với thời trang trong những bức ảnh khêu gợi. Các người mẫu nude nhưng lại đi giày cao gót. Và kể từ đó, giày cao gót tiến hóa phát triển theo thị hiếu người dùng, gắn với vẻ đẹp sexy của người phụ nữ.
-- 

Source Internet.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.