Phạm Phong Dinh
Sài Gòn những ngày cuối
đông ủ ê như một người bệnh nằm trăn trở trên giường. Những tòa cao ốc
xám xịt và rêu mốc oằn thân phiền buồn nhìn xuống những con đường đầy
những chiếc xe đạp cũ kỹ bên dưới những chiếc lưng còng. Những chú heo
từ trên những chiếc lan can lầu thò mõm ra khỏi những lỗ gạch tường
nhìn khoảng bầu trời âm u, ngao ngán bỏ lửng chiếc máng còn một nửa
thức ăn, điều gọi là thức ăn của những lát thân chuối xắt mỏng chát
ngắt trộn với vụn cám đắng nghét. Thức ăn bạc bẽo như thế nên những cô
chú heo rầu rĩ và ốm o.
Chỉ mới có mấy năm đón nhận hòa bình mà những tòa nhà cao ốc đẹp đẽ của ngày nào đã trở thành dột nát, loang lổ và xấu xí đến mủi lòng. Thầy thợ, công nhân, giáo chức, cán bộ, viên chức nhồi nhét nhau, chen chúc ngụ cư trong những tòa cao ốc này. Cha chung không ai chăm sóc, nên cầu tiêu cầu tiểu nghẹt cứng hôi thối. Tường vôi ẩm thấp vì nước thải và phân heo chảy tràn lan đóng rêu xanh biếc. Những cánh cửa kêu than kẽo kẹt vì bản lề rỉ sét. Hàng đống rác bốc mùi thối rữa nằm dồn đống trên lề đường mỏi mòn chờ những người phu dọn rác è ạch kéo những chiếc xe cút kít đến.
Thành phố Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông giờ đây, trong một ngày cuối đông sắp sửa sang xuân ngơ ngác, cằn cỗi như một mệnh phụ nhan sắc đã phai tàn. Ngoài chợ Bến Thành hàng quán bán hàng xuân trong một khung cảnh nhộn nhịp nhưng gượng gạo và giả tạo. Lấy cái gì, có cái gì mà mua sắm để đón xuân sau những cú đổi tiền tàn bạo. Người dân sạch trắng túi, mỗi người chỉ còn vài tờ giấy lộn trong túi, mà chỉ sau vài tuần chúng đã nhàu nát thảm hại. Hình lão già cười toe toét trên những tờ giấy súc ấy trong cơn nhăn nhúm đã trở nên méo móm kỳ quặc.
Thạnh ngồi bên chân một cây cột đèn đường giở lon guigoz cơm ra ăn. Bữa cơm trưa thật đạm bạc. Có gì đâu, chỉ là một nhúm cơm ăn với xả trộn với mắm ruốc. Nhưng Thạnh hài lòng với thực đơn của chàng. Mua một miếng mỡ bầy nhầy loại rẻ tiền nhất, cho vào cái chảo gang cũ đã bể mất hết một cái quay hun lửa cho nó phọt nước mỡ ra, rồi đổ hổ lốn xả bằm với mắm ruốc vào. Vậy là Thạnh đã có được một tuần hay hơn thức ăn mặn để đưa những hạt cơm xam xám đầy những hạt bông cỏ vào chiếc bao tử lép kẹp của chàng. Người dân thành phố còng lưng đua nhau lượm những hạt sạn và hạt cỏ hằng hà sa số nằm chen lẫn với những hạt gạo vàng ngoách và đục ngầu. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, Thạnh chỉ muốn chui vào tấm mền nhà binh rách ngủ vùi, nên chàng chẳng buồn lượm sạn đá và hột cỏ, mà chúng có thể làm cho chiếc bao tử bị lủng và sưng phồng. Nhưng Thạnh cóc cần. Chàng chẳng phải đã là một con người chết rồi hay sao, chỉ là một cái xác chết tạm thời còn thở và đi đứng vậy thôi.
Vừa vá chiếc ruột xe đạp của khách hàng xong, mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, chiếc dạ dày của Thạnh nhốn nháo đòi hỏi, nên Thạnh giở cơm ra ăn. Thạnh ngồi trên cái hộp gỗ đựng đồ nghề, duỗi cái đầu gối cụt được tháp vào bằng một cái chân gỗ, thoải mái tựa lưng vào cột đèn đường vừa ăn vừa ngước trông những chú heo trên tòa cao ốc bên kia đường. Thạnh nhìn cái bánh xe đạp, trời ơi cái ta-lông của nó chắc người chủ nghèo rớt mồng tơi, đã chằng không biết bao nhiêu là sợi nylon. Cái ta-lông của chiếc bánh xe làm Thạnh liên tưởng đến cuộc đời tan nát của chàng, mà ngày xưa ở lính người ta gọi là banh ta-lông mỗi khi đơn vị bị tổn thất tả tơi.
Nghề ngỗng hạ bạc, hôm đắt hôm ế, nhưng Thạnh vẫn thấy chàng còn may mắn lắm, bởi vẫn có thể kiếm được vài đồng tiền hình lão già râu để sống còn. Chàng có một mái nhà, không, một cái chòi lụp xụp bên con kinh nước đen mà khi ở tù về chàng đã theo các bạn tù thuộc dạng con bà phước đến lấn chiếm dựng lên. Bọn chàng thường cụng ly cười buồn với nhau, nhớ tiếc những ngày thương phế binh xuống đường cắm dùi giành đất.
Bỗng nhiên Thạnh có một cái cảm giác, rằng có một ai đang nhìn trộm chàng. Thạnh giật mình quay sang, thì chàng trông thấy một người đàn bà rách rưới đang ngồi xổm bên cạnh từ bao giờ. Thạnh đặt chiếc lon guigoz xuống lạ lùng hỏi:
- Chị cần gì, chị muốn sửa xe phải không?
Người đàn bà không trả lời, đôi mắt đục ngầu không ánh lên một vẻ cảm xúc nào, nàng nhìn chằm chằm vào chiếc lon cơm của chàng, miệng lẩm bẩm:
- Cơm, cơm, con tôi... con... con...
Thạnh quan sát kỹ hơn người đối diện, con tim chùng xuống trong một nỗi buồn. Trời ơi, chàng đã rách rưới lắm rồi mà nàng còn tả tơi gấp nhiều lần hơn. Chiếc áo bà ba đã sờn rách nhiều chỗ để hở cả da thịt, chiếc quần không biết phải gọi là màu gì, vì nó đã biến thành màu nâu đỏ, cái ống quần bị xẻ rách để thò ra một mảnh da trắng ngà. Thạnh ái ngại nhìn khuôn mặt lem luốc của người đàn bà dưới một mái tóc rối bời, cứng ngắt như những cọng rễ tre. Điều mà Thạnh còn có thể nhận ra với chút ngạc nhiên, sau chiếc mặt nạ xấu xí ấy vẫn còn vướng vất vài đường nét kiêu sa của một cô gái đẹp. Người đàn bà chợt thò tay chộp lấy chiếc lon cơm của Thạnh, nhưng đã nhanh hơn, Thạnh chặn lấy bàn tay của nàng:
- Chị làm gì vậy?
Người đàn bà thều thào:
- Cơm... cơm... con... con...
Thạnh buông tay người thiếu phụ ra thở dài ngao ngán, trong lòng rên lên. Một người đàn bà đã mất trí. Chàng đã nghèo kiết xác đến tận cùng, mà người đàn bà này vừa điên khùng vừa đói khổ hơn nhiều. Thạnh bần thần không biết phải phản ứng như thế nào, bởi chàng mới vừa ăn được một ít, cái thân thể trong độ tuổi tráng niên của chàng hãy còn cái cảm giác thèm thuồng cơm lắm, chàng khó thể nhịn đói đến chiều được. Nhưng nhìn người đàn bà thảm hại thế kia, Thạnh thấy không đành, có lẽ chàng phải uống nước lã trừ cơm vậy. Chị Hai bán thuốc lá ngồi cách chàng chừng năm, bảy thước nói với sang:
- Anh ơi, bà điên đó, đừng để ý làm gì!
Thạnh hỏi lại:
- Chị biết bà này không?
- Ừ biết, tui là người hàng xóm của bà ấy. Anh không biết đâu, ngày xưa bà ta là bà Thiếu Tá đi xe Jeep không hà. Chặc, giờ đây nghe nói chồng đi tù ngoài Bắc đã chết mất xác, bà Thiếu Tá nghèo đói thảm hại như vậy.
Thạnh giật mình động lòng. Thì ra là người vợ lính. Không cần biết ông ta là thiếu tá hay binh nhì, trước mặt chàng đơn thuần là người vợ của một chiến hữu trong cơn thất thế. Thạnh trao chiếc lon guigoz vào tay bà Thiếu Tá:
- Chị lấy đi, nhưng buổi chiều chị trở lại trả cho tôi cái lon nghe.
Ánh mắt người thiếu phụ sáng lên một nỗi vui mừng, nàng ôm chặt cái hộp nhôm trong lòng như một báu vật. Thạnh ngậm ngùi hỏi:
- Chị ăn gì chưa?
Im lặng. Người điên làm sao hiểu được, nghe được âm thanh của thế giới người tỉnh. Thạnh bảo:
- Chị ngồi đây chờ tôi, tôi mua bánh mì cho chị ăn.
Người điên chỉ nghe được hai tiếng bánh mì và ăn, nên nàng nhìn Thạnh có vẻ như hiểu chút. Thạnh khập khểnh đến cái xe bánh mì ở gần đấy mua một ổ bánh mì chan nước sốt thịt, điều mà cái túi tiền còm chàng có thể cáng đáng. Thạnh trở lại trao ổ bánh mì cho bà Thiếu Tá:
- Chị ăn đi.
Không khách sáo gì, người đàn bà chộp lấy ổ bánh mình đưa lên miệng nhai ngấu nghiến, hẳn nàng đã nhịn đói nhiều ngày lắm rồi. Thật tội nghiệp, người điên làm sao có thể sinh tồn trong cái xã hội mà tất cả mọi con người bình thường đều bị đày đọa đến tận cùng này. Đột nhiên, người đàn bà ngừng nhai, nàng cột sợi giây thun vòng quanh tờ giấy bọc bánh mì lập lại điệp khúc cũ:
- Bánh mì... con... con...
Thạnh hiểu ngay rằng người mẹ này muốn dành hết phần ăn cho những đứa con ở nhà. Ôi, cao cả làm sao tình mẫu tử thiêng liêng. Đã là người mất trí, mà trong tận đáy tiềm thức của nàng, thiên chức làm mẹ vẫn bừng sống mãnh liệt. Thạnh hỏi chị bán thuốc lá:
- Chị ơi, gia đình bà này bây giờ ra sao rồi?
- Còn sao với trăng gì nữa. Chồng đi tù chết, bà hóa điên, hai đứa con bệnh hoạn vì đói. Hàng xóm tụi tui cũng có giúp đỡ ít nhiều nhưng chính chúng tôi còn không biết ngày mai ra sao nữa, bữa đói bữa no.
Người đàn bà chợt đứng lên, nàng ôm chiếc hộp và khúc bánh mì bỏ chạy. Thạnh chống tay trỗi dậy muốn đuổi theo, nhưng chàng phải dừng, vì ngại khi chàng vắng mặt thì cái thùng đồ nghề, cái cần câu cơm của chàng sẽ mọc cánh bay mất. Thôi đành gắng chờ bà ta trở lại vậy. Chàng có linh tính rằng nàng sẽ trở lại. Nhưng Thạnh đã lầm. Thành phố đã lên đèn, bà bán thuốc lá đang dọn thùng chuẩn bị về mà bà Thiếu Tá vẫn biệt tăm. Thạnh hỏi chị:
- Chị Hai ơi, chị có thể cho tôi biết chỗ ở của bà Thiếu Tá không?
- Ừ, anh biết cái xóm nhỏ trong con đường hẻm dẫn xuống con rạch nước đen có đám rau muống không? Anh đến đó hỏi bà Thiếu Tá, chặc, hay hỏi bọn con nít nhà bà điên, thì ai cũng biết.
- Bà Thiếu Tá mà ở nơi tăm tối vậy sao?
- Cái anh này ngớ ngẩn, nhà cửa bị tịch thu, bà ta đem con chạy vào xóm tụi tôi cất chòi ở, còn có cái mái che mưa nắng là may lắm rồi.
- Nhưng tại sao bà ta điên, thiếu gì bà tá tướng có chồng đi tù và chết?
Chị Hai nhìn Thạnh bằng ánh mắt hờn trách:
- Anh ơi, mỗi người trong bốn triệu dân Sài Gòn này đều có một câu chuyện bi thảm riêng, chuyện nào cũng có thể khiến cho người ta hóa điên hay tự tử chết được.
- Nhưng ít ra câu chuyện của bà Thiếu Tá phải bi thương đến độ bà phải dở điên dở khùng như thế chứ?
Người đàn ba bán thuốc lá cắn môi, đôi mắt rơm rớm nước mắt:
- Là đàn ông, anh không thấu hiểu nỗi đau đớn của đàn bà chúng tôi đâu. Đói khổ chúng tôi còn chịu được chứ... chứ... Mà thôi anh cứ hỏi bà ta thì hiểu.
Cái tính tò mò thiên bẩm của loài người thúc giục Thạnh hỏi dồn:
- Thì chị cứ nói đi, tôi hiểu rồi thì biết đâu tôi chẳng hăng hái cùng hàng xóm của chị giúp đỡ cho bà ta.
Chị Hai bĩu môi:
- Nhìn anh rách rưới thảm hại thế kia mà đòi giúp đỡ ai.
- Ông bà mình dạy lá rách rùm lá nát mà chị.
Chị Hai thở dài sầu não:
- Chẳng lẽ tôi phải nói trắng ra với anh là người đàn bà đáng thương ấy đã bị bọn chó đẻ muốn làm nhục trong lúc chồng đi tù. Không thỏa mãn thì chúng đuổi bà ta đi, ăn cướp nhà người ta. Nhục nhã, chồng chết, con bệnh đói, anh không hóa điên thì anh hóa thành cái gì?
Thạnh rụng rời vịn tay vào cây cột đèn, chàng lảo đảo muốn ngã, đầu óc dao động, trước mắt chàng hàng vạn đốm sáng đủ màu sắc nhảy múa trong một điệu luân vũ điên cuồng như muốn trêu cợt chàng. Dẫu biết rằng chúng nó là một lũ quỷ không tim có thể làm bất cứ chuyện ác độc nào, nhưng mỗi lần nghe kể một câu chuyện thương tâm, chàng không thể không đau lòng. Ôi ở thành phố Sài Gòn này, mỗi một người dân đều mang mển trong lòng một câu chuyện bi thảm riêng. Nếu người ta có thể hứng được nước mắt của mỗi con người ấy thì có lẽ nó đủ góp nên thành một đại dương mặn đắng.
Theo lời chỉ dẫn của chị Hai bán thuốc lá, Thạnh dễ dàng tìm được cái chòi lá của bà Thiếu Tá. Cái chòi của chàng bên bờ con kinh nước đen đã tồi tàn lắm rồi, mà cái chòi của bà càng thảm hại hơn, không biết phải gọi là cái gì. Khi Thạnh đến thì con hẻm đã chìm trong một vùng ánh sáng mờ nhạt từ chiếc bóng đèn trên cao. Đã là mùa đông chớm sang xuân rồi, đâu có còn là mùa mưa nữa, mà con hẻm thật lầy lội, Thạnh bước lõm bõm trong bùn sình đặc quánh. Khi chàng gõ vào cánh cửa gỗ tạp khép lỏng lẻo trên một cái khung méo mó, thì chẳng có ai trả lời hết. Đứng đợi mãi sốt ruột, Thạnh buộc phải đẩy nhẹ cánh cửa thò đầu nhìn vào:
- Xin lỗi, có ai trong nhà không?
Bên trong tối đen như mực, nhưng có tiếng rên rỉ đáp lời chàng. Thạnh mở toang cánh cửa tìm chút ánh sáng, chợt chàng buột miệng kêu lên:
- Ồ, trời ơi!
Thạnh đã trông thấy gì? Người đàn bà đang nằm còng queo trên một chiếc giường ọp ẹp ôm trong lòng hai đứa con nhỏ, mà tiếng rên rỉ xuất phát từ đấy. Thạnh bước đến ngồi xuống nhìn cho rõ. Giữa vùng ánh sáng xám mờ, chàng trông thấy hai đốm sáng mệt mỏi từ một đứa bé gái, nó rên ư ử. Thạnh hỏi:
- Chị ơi, chị cho tôi hỏi?
Người đàn bà nằm bất động, Thạnh không rõ nàng ra sao rồi, nhưng đứa bé gái thều thào trả lời:
- Chú ơi, con khát... con nóng...
Thạnh ngồi phệt xuống đưa tay lên sờ trán con bé, chàng hoảng hốt kêu:
- Trời, nóng thế này, cháu làm sao vậy?
Con bé khóc:
- Con không biết, con mệt, con... con... đói, con khát.
Thạnh đành phải lay người đàn bà dậy:
- Chị ơi, chị dậy đi, con của chị...
Người đàn bà mở mắt ngơ ngác nhìn, trông thấy một cái bóng đen lù lù nàng kêu rú kinh hãi, ôm hai đứa bé rúc vào góc nhà. Thạnh trấn an người thiếu phụ:
- Đừng sợ, tôi đây mà, tôi là người vá xe đạp hồi chiều…
Đứa bé gái chợt ngã ra nằm dài trên sàn đất ngất xỉu. Thạnh bò đến kéo nó dậy ôm vào lòng:
- Cháu... tỉnh dậy đi!
Con bé mở mắt nhìn, Thạnh rùng mình nhìn thấy sự chết trong ánh mắt của nó.
- Cháu mệt lắm rồi, cháu thở không được...
Thạnh vỗ về con bé:
- Đừng lo, chú đưa con đi nhà thương.
Thạnh quay sang nói với người mẹ:
- Tôi đưa cháu nó đi bệnh viện, chị ở nhà chờ tôi đừng đi đâu nghe.
Thạnh đưa tay muốn sờ trán thằng bé trai trong lòng bà Thiếu Tá, nhưng bà ta đã co rúm người ôm chặt nó hơn. Thạnh đoán rằng nàng sợ chàng bắt nó đi. Thạnh nhẹ nhàng đặt mấy khúc bánh mì và chai nước xuống:
- Chị cho cháu ăn và chị cũng ăn cho lại sức.
Thạnh kêu xích lô đưa con bé đến phòng mạch chui của một người bạn trước kia là một sĩ quan trợ y trong quân đội. Trên đường đi thì Thạnh được biết con bé có cái tên rất đẹp là Trần Nguyễn Thùy Trang, mẹ nó là Nguyễn Thùy Trinh, còn chú bé út là Trần Nguyễn Quốc Trân. Người chủ gia đình là ông Trần Quốc Kiến. Ông Thiếu Tá thật khéo đặt tên cho con. Thạnh ngại không muốn đưa bé Trang vào bệnh viện, bởi ai người ta tiếp nhận những con người cùng khổ không có sổ hộ khẩu như chàng và Thùy Trang. Ông bạn vàng của Thạnh thật là một con người có tấm lòng, anh đưa cho Thạnh mấy viên Ampicyline:
- Con nhỏ này nó bị cảm lạnh, phổi có thể sưng, tôi cho nó mấy viên trụ sinh uống tạm, anh lấy cái toa này mua thêm thuốc cho nó.
Người trợ y thở dài sườn sượt:
- Tôi chỉ còn có ngần ấy, tôi đã cho ra quá nhiều đến nỗi bây giờ tôi không còn gì. Tương lai đen như cái mõm chó mực, chắc tụi mình đi móc bọc sớm!
Thạnh ấn vào tay bạn mấy đồng tiền, nhưng anh ta đã giãy nãy đẩy ra:
- Thôi ông ơi, ông rách nát tả tơi quá rồi, dẫu sao tôi làm chui cũng còn khá hơn ông nhiều. Ông giữ lấy mà mua thuốc cho nó.
Thuốc men đắt kinh khủng, và hiếm nữa, không loại trừ mua lầm thuốc giả. Nhưng Thạnh không còn sự chọn lựa nào khác, chàng đành dốc túi đến chỗ bán thuốc mà bạn chàng giới thiệu. Số tiền còm cõi của Thạnh mua chẳng được mấy viên thuốc, nhưng thượng đế lòng lành thương người hoạn nạn, hay có lẽ con bé đang trong độ tuổi trẻ còn chống cự được với bệnh tật nên nó đã vượt qua được cơn hiểm nghèo. Sau chuyện này, số tiền để dành ít ỏi của Thạnh cạn sạch, nhưng chàng thấy có bổn phận vẫn phải giúp đỡ cái gia đình của người chiến hữu không chân dung này. Nhờ sự giới thiệu của chị Hai, Thạnh nhận được một mối bán vé số cho con bé Thùy Trang. Thùy Trang đòi đi bán khắp thành phố, nhưng Thạnh đã bảo:
- Không, con cứ ngồi bên chú không đi đâu hết, bán được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
- Nhưng như vậy thì ế chết, lấy gì trả tiền cho người ta.
- Kệ nó, vé số ế biết đâu con sẽ trúng được... độc đắc không chừng.
Con bé miễn cưỡng ngồi bên Thạnh trên một cái ghế nhỏ, trước mặt là một kệ gỗ bày bán mấy tập vé số ít ỏi đến não lòng. Công cuộc bán vé số không mấy khá, con bé cứ đòi đi bán dạo, Thạnh đành miễn cưỡng ưng thuận:
- Được, nhưng con chỉ được đi từ đầu đường này đến đầu đường dưới kia rồi trở lại và không bao giờ biến mất trước mắt chú.
Con bé kéo thêm thằng Quốc Trân ra ngồi gần bên Thạnh, còn nó bắt đầu cuộc bán dạo. Công cuộc làm ăn xem chừng khấm khá hơn. Những khi trở về ngồi nghỉ, con bé tẩn mẩn nhặt mấy cái ruột xe lên xem rồi trề môi phê bình:
- Nói xin lỗi chú, chứ chú đánh giấy nhám không được tròn trịa, để con làm cho chú coi nè.
Con nhỏ khéo tay thật. Hai bàn tay nó vờn cái ruột xe cũ thoăn thoắt như một nhạc sĩ lướt trên phím đàn. Chẳng mấy chốc mà một cái vệt tròn trịa nham nhám đã sẵn sàng để Thạnh trét keo lên. Thạnh phục con nhỏ sát đất:
- Thùy Trang siêu thật, chú phải làm đệ tử của con thì đúng hơn.
Con bé mỉm cười hiền hậu:
- Từ nay khi có dịp con sẽ giúp chú vá xe.
- Ừ, mai sau này chú chắc là con nếu không làm kỹ sư thì cũng là bác sĩ giải phẫu tài ba.
Con bé cúi đầu cười buồn:
- Có ai người ta cho tụi con đi học đâu mà mơ chú ơi!
Thỉnh thoảng bà Thùy Trinh đến ngồi xổm bên chân cột đèn nhìn chú cháu Thạnh làm ăn. Thạnh không biết được liệu trong cái thế giới mờ mịt của những người mất trí, nàng có cảm nhận được những gì đang xảy ra trước mắt không. Thạnh nghĩ là có, bởi ánh mắt của bà luôn dành sự trìu mến cho những đứa con bé bỏng của bà. Thạnh ra chợ cũ mua mấy bộ quần áo rẻ tiền nhưng còn khá lành lặn đưa cho Thùy Trang:
- Mấy cháu mặc thay đổi, còn cái này tối về con thay cho mẹ.
Thùy Trang rưng rưng nước mắt:
- Chú là người dưng mà sao chú tốt với mẹ và tụi cháu quá vậy?
- Với mẹ và mấy con hay với ai thì chú cũng có bổn phận phải làm như vậy thôi.
Thạnh chạnh lòng nhìn sang bà Thùy Trinh. Chàng bảo con bé hàng ngày lau rửa thân thể và chải gỡ cho mẹ, nên giờ đây trước mắt Thạnh không còn là một người đàn bà dơ dáy lem luốc của mấy ngày trước, mà là một người thiếu phụ xinh đẹp hiền lành ngồi lặng thinh, co ro trong mảnh áo mỏng dưới những cơn gió bấc của mùa đông thổi về. Thạnh băn khoăn không biết cuộc sống vô nghĩa của gia đình ông Thiếu Tá Kiến và chính bản thân chàng sẽ kéo dài được bao lâu. Chàng còn lê lết tấm thân tàn tật này trên lề đường đến bao giờ… Thạnh không nhìn thấy được tương lai, bởi ngay cả hiện tại mà chàng cũng đã thấy nó đen tối như cái đêm ba mươi mà chàng sắp sửa đón nhận hôm nay. Thoắt cái đã là ngày Ba Mươi Tết rồi.
Con bé Thùy Trang bán xong một xấp vé số, nó quày trở lại vui vẻ nói với ông chú hờ:
- Tối nay mẹ và tụi con mời chú đến mừng giao thừa với gia đình.
Thạnh cười phì:
- Những người nghèo rách mồng tơi như chú cháu mình mà vẫn đón giao thừa sao?
- Phải đón chứ, nghèo đón theo nghèo.
- Ừ, chú sẽ đến, nhưng mà mẹ với mấy con định đãi chú món những gì đó?
Đôi mắt trong trẻo của Thùy Trang ánh lên vẻ bí mật:
- Chú đến thì sẽ rõ.
Thạnh cốc nhẹ lên đầu con bé:
- Ừ được, nhưng đừng bày vẽ tốn kém.
Chàng nói hơi thừa, bởi gia đình bà Thùy Trinh cái chòi lá trống trước trống sau, lấy gì mà bày vẽ. Con bé nhổm dậy định đi tiếp, thì chị Hai bán thuốc lá bỗng chạy sang mặt mũi tái xanh, chỉ có mấy bước mà chị thở hổn hển nói không ra lời:
- Anh Thạnh, Trang, Trân, ba mấy con đã... đã... về kìa...
Thạnh sửng sốt không tin những gì chị Hai vừa nói, chàng nhìn về hướng cái thùng thuốc lá của chị thì thấy một người đàn ông mặc một bộ y phục kaki cũ bạc màu, trên vai quảy một cái túi vải nhỏ chắp vá bằng những mảnh vụn ba lô cũ. Đúng là cung cách của một anh tù giống như bọn chàng mấy năm trước không lầm vào đâu được. Thạnh bàng hoàng đứng lên nhìn cho rõ hơn khuôn mặt khắc khổ của người tù, dù đã tàn tạ mà khuôn mặt chữ điền của ông vẫn còn vướng vất rất nhiều nét kiên nghị của một người lính. Người đàn ông nửa như chạy, nửa như ngập ngừng bước tới hỏi:
- Xin lỗi, anh là anh Thạnh, Trung Úy Thạnh?
Thạnh ngẩn ngơ cứ mãi nhìn người khách, trong ý nghĩ quay cuồng bao câu hỏi, chàng không nghe thấy ông nói gì. Ông khách ngồi xuống, gần như là quỳ trước mặt hai đứa bé, khóe mắt ông tràn đầy nước, ông run run nắm tay chúng giọng nghẹn đặc:
- Có phải mấy con là Thùy Trang và Quốc Trân, ba... ba... là ba... của các con...
Cuộc tương phùng trên hè phố trong ngày giao thừa, sự xúc động đã làm cho ông khách gục đầu xuống khóc òa, ông không nói thêm được gì nữa. Hai đứa bé ngơ ngác nhìn Thạnh cầu cứu. Thạnh ngồi xuống bên ông khách hỏi:
- Ông là... Thiếu Tá Kiến, Trần Quốc Kiến?
Người đàn ông ngước lên, đôi má sạm đen của ông đầm đìa nước mắt:
- Phải tôi là Kiến, còn Trung Úy...
Thạnh nắm tay ông Kiến vui mừng nói:
- Giờ này mà còn Trung Úy gì nữa ông thầy. Trời ơi, ông còn sống mà người ta nói ông chết rồi.
Kiến cười buồn:
- Đúng là tôi đã chết, bạn bè khiêng ra ngoài rừng chôn, nhưng thượng đế lại cho tôi sống, bạn bè lại khiêng vào. Có lẽ lời đồn đại tam sao thất bản về thành phố, người ta tưởng tôi đã chết.
Thạnh quay sang hai đứa nhỏ:
- Vui quá mấy con ơi, đây là ba con đã trở về. Thùy Trang có nhận ra ba con không?
Thùy Trang lạ lùng nhìn người đàn ông, trong cái ký ức bé thơ của nó những hình ảnh cũ ngày xưa lũ lượt hiện về. Ông Kiến đi tù lúc hai chị em Thùy Trang chỉ có mấy tuổi, mười năm sau ông trở về, những gì còn đọng lại trong tiềm thức của Thùy Trang dường như đã phai nhạt hết. Nhưng cái tình cha con thiêng liêng dường như có một mãnh lực siêu hình khiến cho Thùy Trang nhận ra ngay người cha đã chết của nó. Thùy Trang ngã vào lòng ông Kiến khóc lớn:
- Ba... ba...
Ông Kiến ôm hai đứa nhỏ vào lòng, cái thân hình gầy mòn nhưng mà cao to của ông ấp ủ hai con chim nhỏ dưới đôi cánh của một con đại bàng lớn bằng một tình yêu thương dạt dào. Chị Hai bỗng ú ớ kêu:
- Ông Thiếu Tá ơi, bà nhà ông đã đến kìa.
Kiến giật mình nhìn lên. Đây mới chính là điều mà ông trông chờ nhất. Ba cha con đứng nhìn người đàn bà từ xa đi đến, rồi nàng ngồi xổm xuống bên chân cái cột đèn quen thuộc. Ông Kiến nấc nghẹn gọi, giọng khàn đặc đứt quãng:
- Mình... mình... anh đã về...
Đôi mắt vô hồn của bà Thùy Trinh đăm đăm nhìn về một cõi vô hình nào mà chỉ nàng biết rõ. Bà không nhìn thấy ông Kiến, hay bất cứ người xa lạ nào khác. Nhưng tình mẫu tử kỳ lạ đã luôn khiến bà nhìn thấy mối nguy của những đứa con, Thùy Trinh nhảy đến giằng lấy hai đứa nhỏ từ trong tay ông Kiến:
- Con tôi... con tôi...
Ông Kiến nắm lấy bàn tay gầy guộc nổi đầy gân xanh của vợ khóc nức nở:
- Em... mình... mình... ra đến nông nỗi này sao, anh là Kiến của em đây!
Thùy Trinh ôm hai đứa bé vào lòng lùi dần, nàng sợ hãi muốn bỏ chạy, miệng lắp bắp:
- Con tôi... con tôi...
Thùy Trang lắc mạnh tay mẹ khóc lóc:
- Mẹ ơi... ba đã về...
Nhưng Thùy Trinh vẫn ngơ ngác như một cái cây vô tri, nàng buông hai đứa con ra rồi lại ngồi phệt xuống. Chứng kiến tấn bi kịch tương phùng, chị Hai cũng khóc. Vừa thấm nước mắt chị kể cho ông Kiến nghe chuyện gia đình ông, rằng vợ ông nổi điên là vì không muốn thân thể bị hoen ố, và vì bị đuổi ra khỏi nhà, nhưng trên hết là bởi nghe tin ông đã chết. Mặc cho người qua lại trên hè phố đứng nhìn, ông Kiến khụyu người xuống bên vợ khóc nấc từng lúc:
- Mình ơi, trời ơi... tội nghiệp mình biết dường nào.
Thạnh bước đến tìm lời an ủi:
- Ông thầy nên đưa bà về nhà trước rồi tính sau.
Khi mọi người đã ngồi trên chiếc giường ọp ẹp trong cái chòi lá tồi tàn, ông Kiến phục xuống lạy Thạnh:
- Anh Thạnh, Trung Úy Thạnh... xin anh nhận tôi mấy lạy này...
Thạnh kinh hoảng nhào xuống đỡ ông Kiến dậy:
- Thiếu Tá làm gì vậy?
Kiến ngã vào lòng Thạnh khóc lớn:
- Trung Úy Thạnh, suốt đời gia đình chúng tôi đội ơn Trung Úy.
Không dằn được cơn não lòng, Thạnh cũng khóc, hai người đàn ông ôm nhau nức nở như hai đứa trẻ bị mẹ đánh đòn oan.
- Ông thầy đừng nói vậy, mình là chiến hữu với nhau, tôi có bổn phận...
Độc giả không thích một cái kết cuộc quá bi thương vẫn có thể tin rằng thượng đế đã đang nhìn thấy hết những nỗi khổ đau của người trần gian và ngài sẽ cứu.
oOo
Năm năm sau. Cũng trong một ngày cuối đông sắp sang xuân, Thạnh cùng vợ và mấy người bạn trong cái xóm nhỏ bên bờ con kinh nước đen đang ngồi quanh bàn tiệc đón giao thừa, thì có một người khách lạ ăn vận tươm tất bước vào:
- Xin lỗi, đây có phải là nhà của ông Lê Văn Thạnh?
Thạnh đứng lên:
- Tôi là Thạnh đây, xin lỗi ông có gì cần?
Ông khách vui vẻ xoa tay:
- Tốt quá, xin mời ông ra ngoài nhận quà Tết.
Thạnh nhìn sang vợ ngơ ngác, trong lòng dậy lên một dấu hỏi to tướng. Thạnh có quen biết ai đâu mà nhận quà, hay là người ta lầm.
- Ông có chắc là tôi không?
Ông khách cười tươi:
- Ông là Trung Úy Lê Văn Thạnh, Tiểu Đoàn Địa Phương Quân ở Kontum? Nếu đúng thì xin ông ra nhận quà.
Thạnh nắm tay vợ cùng bước ra ngoài, ông khách bước theo chỉ vào… Trời ơi! Thạnh có nhìn lầm không? Một chiếc xe gắn máy bóng loáng, mới toanh.
- Đây là quà của gia đình ông Trần Quốc Kiến ở Hoa Kỳ gởi về, họ ân cần dặn dò tôi phải tìm đúng nhà ông Trung Úy Lê Văn Thạnh.
Ông khách vẫy một người đàn ông đang ngồi chờ trên một chiếc gắn máy khác ôm một gói to tướng đến:
- Còn đây là quà đón Tết của công ty bán xe Đại Phát chúng tôi. Hà hà, kính chúc gia đình Trung Úy sang năm mới tấn tài, tấn phát, vạn sự may mắn và an lành.
Vợ Thạnh gục vào vai chàng khóc thút thít:
- Anh ơi... em không thể tưởng tượng được.
Thạnh hiểu ngay rằng gia đình ông Kiến gởi về cho chàng một cái cần câu cơm. Từ nay gia đình nhỏ bé của chàng sẽ sống nhờ vào chiếc xe này. Mấy người bạn vây quanh nói lời chia mừng, Thạnh mở bức thư của ông Kiến ra. Một xấp tiền dầy cộm hiện ra trước mắt. Mắt nhòa lệ, những giòng chữ rắn rỏi của ông Kiến nhảy múa trên bàn tay run rẩy của Thạnh.
“Anh Thạnh rất thân mến của gia đình chúng tôi,
Đầu thư kính thăm anh chị luôn được mạnh khỏe và nhiều điều an lành. Đây là món quà nhỏ không phải của tôi hay của Thùy Trinh mà là của Thùy Trang với Quốc Trân gởi về cho chú thím của chúng nó. Các cháu vẫn luôn nhắc nhở những ngày ngồi bán vé số và cùng vá xe với chú Thạnh, mà chúng nó cho là những ngày đẹp đẽ nhất trong đời. Cháu Thùy Trang và cháu Quốc Trân nhắn lời là thế nào các cháu cũng về thăm chú thím Thạnh. Còn số tiền nhỏ mọn này, gia đình chúng tôi nhờ anh phân chia lại cho anh em chiến hữu trong xóm, gọi là chút quà mừng Xuân. Kèm theo đây là mấy hàng của vợ tôi gởi cho anh”.
Con tim như muốn vỡ ra trăm mảnh vì quá cảm xúc, Thạnh trao bức thư cho vợ đọc tiếp.
“Kính ân nhân,
Nhờ sự giúp đỡ của ân nhân mà tôi đã được trở về với thế giới của những người bình thường. Nhưng xin phép được gọi ân nhân là anh Thạnh. Anh Thạnh! Con bé Thùy Trang mà anh cứu sống đang rất bận rộn trong năm đầu tiên ở Trường Y, cháu sẽ theo đuổi ngành giải phẫu chuyên khoa. Thùy Trang nói vì đó là ước vọng, là lời anh nói với bé ngày xưa. Điều mà tôi luôn ghi khắc trong lòng cho đến trọn đời là xin anh cho gia đình chúng tôi được giữ mãi chiếc lon guigoz ân tình như là một báu vật của gia đình. Xin được kính lời thăm chị, kính chúc anh chị một năm mới vạn sự như ý và tốt lành. Thùy Trinh và gia đình”.
Phạm Phong Dinh
Chỉ mới có mấy năm đón nhận hòa bình mà những tòa nhà cao ốc đẹp đẽ của ngày nào đã trở thành dột nát, loang lổ và xấu xí đến mủi lòng. Thầy thợ, công nhân, giáo chức, cán bộ, viên chức nhồi nhét nhau, chen chúc ngụ cư trong những tòa cao ốc này. Cha chung không ai chăm sóc, nên cầu tiêu cầu tiểu nghẹt cứng hôi thối. Tường vôi ẩm thấp vì nước thải và phân heo chảy tràn lan đóng rêu xanh biếc. Những cánh cửa kêu than kẽo kẹt vì bản lề rỉ sét. Hàng đống rác bốc mùi thối rữa nằm dồn đống trên lề đường mỏi mòn chờ những người phu dọn rác è ạch kéo những chiếc xe cút kít đến.
Thành phố Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông giờ đây, trong một ngày cuối đông sắp sửa sang xuân ngơ ngác, cằn cỗi như một mệnh phụ nhan sắc đã phai tàn. Ngoài chợ Bến Thành hàng quán bán hàng xuân trong một khung cảnh nhộn nhịp nhưng gượng gạo và giả tạo. Lấy cái gì, có cái gì mà mua sắm để đón xuân sau những cú đổi tiền tàn bạo. Người dân sạch trắng túi, mỗi người chỉ còn vài tờ giấy lộn trong túi, mà chỉ sau vài tuần chúng đã nhàu nát thảm hại. Hình lão già cười toe toét trên những tờ giấy súc ấy trong cơn nhăn nhúm đã trở nên méo móm kỳ quặc.
Thạnh ngồi bên chân một cây cột đèn đường giở lon guigoz cơm ra ăn. Bữa cơm trưa thật đạm bạc. Có gì đâu, chỉ là một nhúm cơm ăn với xả trộn với mắm ruốc. Nhưng Thạnh hài lòng với thực đơn của chàng. Mua một miếng mỡ bầy nhầy loại rẻ tiền nhất, cho vào cái chảo gang cũ đã bể mất hết một cái quay hun lửa cho nó phọt nước mỡ ra, rồi đổ hổ lốn xả bằm với mắm ruốc vào. Vậy là Thạnh đã có được một tuần hay hơn thức ăn mặn để đưa những hạt cơm xam xám đầy những hạt bông cỏ vào chiếc bao tử lép kẹp của chàng. Người dân thành phố còng lưng đua nhau lượm những hạt sạn và hạt cỏ hằng hà sa số nằm chen lẫn với những hạt gạo vàng ngoách và đục ngầu. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, Thạnh chỉ muốn chui vào tấm mền nhà binh rách ngủ vùi, nên chàng chẳng buồn lượm sạn đá và hột cỏ, mà chúng có thể làm cho chiếc bao tử bị lủng và sưng phồng. Nhưng Thạnh cóc cần. Chàng chẳng phải đã là một con người chết rồi hay sao, chỉ là một cái xác chết tạm thời còn thở và đi đứng vậy thôi.
Vừa vá chiếc ruột xe đạp của khách hàng xong, mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, chiếc dạ dày của Thạnh nhốn nháo đòi hỏi, nên Thạnh giở cơm ra ăn. Thạnh ngồi trên cái hộp gỗ đựng đồ nghề, duỗi cái đầu gối cụt được tháp vào bằng một cái chân gỗ, thoải mái tựa lưng vào cột đèn đường vừa ăn vừa ngước trông những chú heo trên tòa cao ốc bên kia đường. Thạnh nhìn cái bánh xe đạp, trời ơi cái ta-lông của nó chắc người chủ nghèo rớt mồng tơi, đã chằng không biết bao nhiêu là sợi nylon. Cái ta-lông của chiếc bánh xe làm Thạnh liên tưởng đến cuộc đời tan nát của chàng, mà ngày xưa ở lính người ta gọi là banh ta-lông mỗi khi đơn vị bị tổn thất tả tơi.
Nghề ngỗng hạ bạc, hôm đắt hôm ế, nhưng Thạnh vẫn thấy chàng còn may mắn lắm, bởi vẫn có thể kiếm được vài đồng tiền hình lão già râu để sống còn. Chàng có một mái nhà, không, một cái chòi lụp xụp bên con kinh nước đen mà khi ở tù về chàng đã theo các bạn tù thuộc dạng con bà phước đến lấn chiếm dựng lên. Bọn chàng thường cụng ly cười buồn với nhau, nhớ tiếc những ngày thương phế binh xuống đường cắm dùi giành đất.
Bỗng nhiên Thạnh có một cái cảm giác, rằng có một ai đang nhìn trộm chàng. Thạnh giật mình quay sang, thì chàng trông thấy một người đàn bà rách rưới đang ngồi xổm bên cạnh từ bao giờ. Thạnh đặt chiếc lon guigoz xuống lạ lùng hỏi:
- Chị cần gì, chị muốn sửa xe phải không?
Người đàn bà không trả lời, đôi mắt đục ngầu không ánh lên một vẻ cảm xúc nào, nàng nhìn chằm chằm vào chiếc lon cơm của chàng, miệng lẩm bẩm:
- Cơm, cơm, con tôi... con... con...
Thạnh quan sát kỹ hơn người đối diện, con tim chùng xuống trong một nỗi buồn. Trời ơi, chàng đã rách rưới lắm rồi mà nàng còn tả tơi gấp nhiều lần hơn. Chiếc áo bà ba đã sờn rách nhiều chỗ để hở cả da thịt, chiếc quần không biết phải gọi là màu gì, vì nó đã biến thành màu nâu đỏ, cái ống quần bị xẻ rách để thò ra một mảnh da trắng ngà. Thạnh ái ngại nhìn khuôn mặt lem luốc của người đàn bà dưới một mái tóc rối bời, cứng ngắt như những cọng rễ tre. Điều mà Thạnh còn có thể nhận ra với chút ngạc nhiên, sau chiếc mặt nạ xấu xí ấy vẫn còn vướng vất vài đường nét kiêu sa của một cô gái đẹp. Người đàn bà chợt thò tay chộp lấy chiếc lon cơm của Thạnh, nhưng đã nhanh hơn, Thạnh chặn lấy bàn tay của nàng:
- Chị làm gì vậy?
Người đàn bà thều thào:
- Cơm... cơm... con... con...
Thạnh buông tay người thiếu phụ ra thở dài ngao ngán, trong lòng rên lên. Một người đàn bà đã mất trí. Chàng đã nghèo kiết xác đến tận cùng, mà người đàn bà này vừa điên khùng vừa đói khổ hơn nhiều. Thạnh bần thần không biết phải phản ứng như thế nào, bởi chàng mới vừa ăn được một ít, cái thân thể trong độ tuổi tráng niên của chàng hãy còn cái cảm giác thèm thuồng cơm lắm, chàng khó thể nhịn đói đến chiều được. Nhưng nhìn người đàn bà thảm hại thế kia, Thạnh thấy không đành, có lẽ chàng phải uống nước lã trừ cơm vậy. Chị Hai bán thuốc lá ngồi cách chàng chừng năm, bảy thước nói với sang:
- Anh ơi, bà điên đó, đừng để ý làm gì!
Thạnh hỏi lại:
- Chị biết bà này không?
- Ừ biết, tui là người hàng xóm của bà ấy. Anh không biết đâu, ngày xưa bà ta là bà Thiếu Tá đi xe Jeep không hà. Chặc, giờ đây nghe nói chồng đi tù ngoài Bắc đã chết mất xác, bà Thiếu Tá nghèo đói thảm hại như vậy.
Thạnh giật mình động lòng. Thì ra là người vợ lính. Không cần biết ông ta là thiếu tá hay binh nhì, trước mặt chàng đơn thuần là người vợ của một chiến hữu trong cơn thất thế. Thạnh trao chiếc lon guigoz vào tay bà Thiếu Tá:
- Chị lấy đi, nhưng buổi chiều chị trở lại trả cho tôi cái lon nghe.
Ánh mắt người thiếu phụ sáng lên một nỗi vui mừng, nàng ôm chặt cái hộp nhôm trong lòng như một báu vật. Thạnh ngậm ngùi hỏi:
- Chị ăn gì chưa?
Im lặng. Người điên làm sao hiểu được, nghe được âm thanh của thế giới người tỉnh. Thạnh bảo:
- Chị ngồi đây chờ tôi, tôi mua bánh mì cho chị ăn.
Người điên chỉ nghe được hai tiếng bánh mì và ăn, nên nàng nhìn Thạnh có vẻ như hiểu chút. Thạnh khập khểnh đến cái xe bánh mì ở gần đấy mua một ổ bánh mì chan nước sốt thịt, điều mà cái túi tiền còm chàng có thể cáng đáng. Thạnh trở lại trao ổ bánh mì cho bà Thiếu Tá:
- Chị ăn đi.
Không khách sáo gì, người đàn bà chộp lấy ổ bánh mình đưa lên miệng nhai ngấu nghiến, hẳn nàng đã nhịn đói nhiều ngày lắm rồi. Thật tội nghiệp, người điên làm sao có thể sinh tồn trong cái xã hội mà tất cả mọi con người bình thường đều bị đày đọa đến tận cùng này. Đột nhiên, người đàn bà ngừng nhai, nàng cột sợi giây thun vòng quanh tờ giấy bọc bánh mì lập lại điệp khúc cũ:
- Bánh mì... con... con...
Thạnh hiểu ngay rằng người mẹ này muốn dành hết phần ăn cho những đứa con ở nhà. Ôi, cao cả làm sao tình mẫu tử thiêng liêng. Đã là người mất trí, mà trong tận đáy tiềm thức của nàng, thiên chức làm mẹ vẫn bừng sống mãnh liệt. Thạnh hỏi chị bán thuốc lá:
- Chị ơi, gia đình bà này bây giờ ra sao rồi?
- Còn sao với trăng gì nữa. Chồng đi tù chết, bà hóa điên, hai đứa con bệnh hoạn vì đói. Hàng xóm tụi tui cũng có giúp đỡ ít nhiều nhưng chính chúng tôi còn không biết ngày mai ra sao nữa, bữa đói bữa no.
Người đàn bà chợt đứng lên, nàng ôm chiếc hộp và khúc bánh mì bỏ chạy. Thạnh chống tay trỗi dậy muốn đuổi theo, nhưng chàng phải dừng, vì ngại khi chàng vắng mặt thì cái thùng đồ nghề, cái cần câu cơm của chàng sẽ mọc cánh bay mất. Thôi đành gắng chờ bà ta trở lại vậy. Chàng có linh tính rằng nàng sẽ trở lại. Nhưng Thạnh đã lầm. Thành phố đã lên đèn, bà bán thuốc lá đang dọn thùng chuẩn bị về mà bà Thiếu Tá vẫn biệt tăm. Thạnh hỏi chị:
- Chị Hai ơi, chị có thể cho tôi biết chỗ ở của bà Thiếu Tá không?
- Ừ, anh biết cái xóm nhỏ trong con đường hẻm dẫn xuống con rạch nước đen có đám rau muống không? Anh đến đó hỏi bà Thiếu Tá, chặc, hay hỏi bọn con nít nhà bà điên, thì ai cũng biết.
- Bà Thiếu Tá mà ở nơi tăm tối vậy sao?
- Cái anh này ngớ ngẩn, nhà cửa bị tịch thu, bà ta đem con chạy vào xóm tụi tôi cất chòi ở, còn có cái mái che mưa nắng là may lắm rồi.
- Nhưng tại sao bà ta điên, thiếu gì bà tá tướng có chồng đi tù và chết?
Chị Hai nhìn Thạnh bằng ánh mắt hờn trách:
- Anh ơi, mỗi người trong bốn triệu dân Sài Gòn này đều có một câu chuyện bi thảm riêng, chuyện nào cũng có thể khiến cho người ta hóa điên hay tự tử chết được.
- Nhưng ít ra câu chuyện của bà Thiếu Tá phải bi thương đến độ bà phải dở điên dở khùng như thế chứ?
Người đàn ba bán thuốc lá cắn môi, đôi mắt rơm rớm nước mắt:
- Là đàn ông, anh không thấu hiểu nỗi đau đớn của đàn bà chúng tôi đâu. Đói khổ chúng tôi còn chịu được chứ... chứ... Mà thôi anh cứ hỏi bà ta thì hiểu.
Cái tính tò mò thiên bẩm của loài người thúc giục Thạnh hỏi dồn:
- Thì chị cứ nói đi, tôi hiểu rồi thì biết đâu tôi chẳng hăng hái cùng hàng xóm của chị giúp đỡ cho bà ta.
Chị Hai bĩu môi:
- Nhìn anh rách rưới thảm hại thế kia mà đòi giúp đỡ ai.
- Ông bà mình dạy lá rách rùm lá nát mà chị.
Chị Hai thở dài sầu não:
- Chẳng lẽ tôi phải nói trắng ra với anh là người đàn bà đáng thương ấy đã bị bọn chó đẻ muốn làm nhục trong lúc chồng đi tù. Không thỏa mãn thì chúng đuổi bà ta đi, ăn cướp nhà người ta. Nhục nhã, chồng chết, con bệnh đói, anh không hóa điên thì anh hóa thành cái gì?
Thạnh rụng rời vịn tay vào cây cột đèn, chàng lảo đảo muốn ngã, đầu óc dao động, trước mắt chàng hàng vạn đốm sáng đủ màu sắc nhảy múa trong một điệu luân vũ điên cuồng như muốn trêu cợt chàng. Dẫu biết rằng chúng nó là một lũ quỷ không tim có thể làm bất cứ chuyện ác độc nào, nhưng mỗi lần nghe kể một câu chuyện thương tâm, chàng không thể không đau lòng. Ôi ở thành phố Sài Gòn này, mỗi một người dân đều mang mển trong lòng một câu chuyện bi thảm riêng. Nếu người ta có thể hứng được nước mắt của mỗi con người ấy thì có lẽ nó đủ góp nên thành một đại dương mặn đắng.
Theo lời chỉ dẫn của chị Hai bán thuốc lá, Thạnh dễ dàng tìm được cái chòi lá của bà Thiếu Tá. Cái chòi của chàng bên bờ con kinh nước đen đã tồi tàn lắm rồi, mà cái chòi của bà càng thảm hại hơn, không biết phải gọi là cái gì. Khi Thạnh đến thì con hẻm đã chìm trong một vùng ánh sáng mờ nhạt từ chiếc bóng đèn trên cao. Đã là mùa đông chớm sang xuân rồi, đâu có còn là mùa mưa nữa, mà con hẻm thật lầy lội, Thạnh bước lõm bõm trong bùn sình đặc quánh. Khi chàng gõ vào cánh cửa gỗ tạp khép lỏng lẻo trên một cái khung méo mó, thì chẳng có ai trả lời hết. Đứng đợi mãi sốt ruột, Thạnh buộc phải đẩy nhẹ cánh cửa thò đầu nhìn vào:
- Xin lỗi, có ai trong nhà không?
Bên trong tối đen như mực, nhưng có tiếng rên rỉ đáp lời chàng. Thạnh mở toang cánh cửa tìm chút ánh sáng, chợt chàng buột miệng kêu lên:
- Ồ, trời ơi!
Thạnh đã trông thấy gì? Người đàn bà đang nằm còng queo trên một chiếc giường ọp ẹp ôm trong lòng hai đứa con nhỏ, mà tiếng rên rỉ xuất phát từ đấy. Thạnh bước đến ngồi xuống nhìn cho rõ. Giữa vùng ánh sáng xám mờ, chàng trông thấy hai đốm sáng mệt mỏi từ một đứa bé gái, nó rên ư ử. Thạnh hỏi:
- Chị ơi, chị cho tôi hỏi?
Người đàn bà nằm bất động, Thạnh không rõ nàng ra sao rồi, nhưng đứa bé gái thều thào trả lời:
- Chú ơi, con khát... con nóng...
Thạnh ngồi phệt xuống đưa tay lên sờ trán con bé, chàng hoảng hốt kêu:
- Trời, nóng thế này, cháu làm sao vậy?
Con bé khóc:
- Con không biết, con mệt, con... con... đói, con khát.
Thạnh đành phải lay người đàn bà dậy:
- Chị ơi, chị dậy đi, con của chị...
Người đàn bà mở mắt ngơ ngác nhìn, trông thấy một cái bóng đen lù lù nàng kêu rú kinh hãi, ôm hai đứa bé rúc vào góc nhà. Thạnh trấn an người thiếu phụ:
- Đừng sợ, tôi đây mà, tôi là người vá xe đạp hồi chiều…
Đứa bé gái chợt ngã ra nằm dài trên sàn đất ngất xỉu. Thạnh bò đến kéo nó dậy ôm vào lòng:
- Cháu... tỉnh dậy đi!
Con bé mở mắt nhìn, Thạnh rùng mình nhìn thấy sự chết trong ánh mắt của nó.
- Cháu mệt lắm rồi, cháu thở không được...
Thạnh vỗ về con bé:
- Đừng lo, chú đưa con đi nhà thương.
Thạnh quay sang nói với người mẹ:
- Tôi đưa cháu nó đi bệnh viện, chị ở nhà chờ tôi đừng đi đâu nghe.
Thạnh đưa tay muốn sờ trán thằng bé trai trong lòng bà Thiếu Tá, nhưng bà ta đã co rúm người ôm chặt nó hơn. Thạnh đoán rằng nàng sợ chàng bắt nó đi. Thạnh nhẹ nhàng đặt mấy khúc bánh mì và chai nước xuống:
- Chị cho cháu ăn và chị cũng ăn cho lại sức.
Thạnh kêu xích lô đưa con bé đến phòng mạch chui của một người bạn trước kia là một sĩ quan trợ y trong quân đội. Trên đường đi thì Thạnh được biết con bé có cái tên rất đẹp là Trần Nguyễn Thùy Trang, mẹ nó là Nguyễn Thùy Trinh, còn chú bé út là Trần Nguyễn Quốc Trân. Người chủ gia đình là ông Trần Quốc Kiến. Ông Thiếu Tá thật khéo đặt tên cho con. Thạnh ngại không muốn đưa bé Trang vào bệnh viện, bởi ai người ta tiếp nhận những con người cùng khổ không có sổ hộ khẩu như chàng và Thùy Trang. Ông bạn vàng của Thạnh thật là một con người có tấm lòng, anh đưa cho Thạnh mấy viên Ampicyline:
- Con nhỏ này nó bị cảm lạnh, phổi có thể sưng, tôi cho nó mấy viên trụ sinh uống tạm, anh lấy cái toa này mua thêm thuốc cho nó.
Người trợ y thở dài sườn sượt:
- Tôi chỉ còn có ngần ấy, tôi đã cho ra quá nhiều đến nỗi bây giờ tôi không còn gì. Tương lai đen như cái mõm chó mực, chắc tụi mình đi móc bọc sớm!
Thạnh ấn vào tay bạn mấy đồng tiền, nhưng anh ta đã giãy nãy đẩy ra:
- Thôi ông ơi, ông rách nát tả tơi quá rồi, dẫu sao tôi làm chui cũng còn khá hơn ông nhiều. Ông giữ lấy mà mua thuốc cho nó.
Thuốc men đắt kinh khủng, và hiếm nữa, không loại trừ mua lầm thuốc giả. Nhưng Thạnh không còn sự chọn lựa nào khác, chàng đành dốc túi đến chỗ bán thuốc mà bạn chàng giới thiệu. Số tiền còm cõi của Thạnh mua chẳng được mấy viên thuốc, nhưng thượng đế lòng lành thương người hoạn nạn, hay có lẽ con bé đang trong độ tuổi trẻ còn chống cự được với bệnh tật nên nó đã vượt qua được cơn hiểm nghèo. Sau chuyện này, số tiền để dành ít ỏi của Thạnh cạn sạch, nhưng chàng thấy có bổn phận vẫn phải giúp đỡ cái gia đình của người chiến hữu không chân dung này. Nhờ sự giới thiệu của chị Hai, Thạnh nhận được một mối bán vé số cho con bé Thùy Trang. Thùy Trang đòi đi bán khắp thành phố, nhưng Thạnh đã bảo:
- Không, con cứ ngồi bên chú không đi đâu hết, bán được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
- Nhưng như vậy thì ế chết, lấy gì trả tiền cho người ta.
- Kệ nó, vé số ế biết đâu con sẽ trúng được... độc đắc không chừng.
Con bé miễn cưỡng ngồi bên Thạnh trên một cái ghế nhỏ, trước mặt là một kệ gỗ bày bán mấy tập vé số ít ỏi đến não lòng. Công cuộc bán vé số không mấy khá, con bé cứ đòi đi bán dạo, Thạnh đành miễn cưỡng ưng thuận:
- Được, nhưng con chỉ được đi từ đầu đường này đến đầu đường dưới kia rồi trở lại và không bao giờ biến mất trước mắt chú.
Con bé kéo thêm thằng Quốc Trân ra ngồi gần bên Thạnh, còn nó bắt đầu cuộc bán dạo. Công cuộc làm ăn xem chừng khấm khá hơn. Những khi trở về ngồi nghỉ, con bé tẩn mẩn nhặt mấy cái ruột xe lên xem rồi trề môi phê bình:
- Nói xin lỗi chú, chứ chú đánh giấy nhám không được tròn trịa, để con làm cho chú coi nè.
Con nhỏ khéo tay thật. Hai bàn tay nó vờn cái ruột xe cũ thoăn thoắt như một nhạc sĩ lướt trên phím đàn. Chẳng mấy chốc mà một cái vệt tròn trịa nham nhám đã sẵn sàng để Thạnh trét keo lên. Thạnh phục con nhỏ sát đất:
- Thùy Trang siêu thật, chú phải làm đệ tử của con thì đúng hơn.
Con bé mỉm cười hiền hậu:
- Từ nay khi có dịp con sẽ giúp chú vá xe.
- Ừ, mai sau này chú chắc là con nếu không làm kỹ sư thì cũng là bác sĩ giải phẫu tài ba.
Con bé cúi đầu cười buồn:
- Có ai người ta cho tụi con đi học đâu mà mơ chú ơi!
Thỉnh thoảng bà Thùy Trinh đến ngồi xổm bên chân cột đèn nhìn chú cháu Thạnh làm ăn. Thạnh không biết được liệu trong cái thế giới mờ mịt của những người mất trí, nàng có cảm nhận được những gì đang xảy ra trước mắt không. Thạnh nghĩ là có, bởi ánh mắt của bà luôn dành sự trìu mến cho những đứa con bé bỏng của bà. Thạnh ra chợ cũ mua mấy bộ quần áo rẻ tiền nhưng còn khá lành lặn đưa cho Thùy Trang:
- Mấy cháu mặc thay đổi, còn cái này tối về con thay cho mẹ.
Thùy Trang rưng rưng nước mắt:
- Chú là người dưng mà sao chú tốt với mẹ và tụi cháu quá vậy?
- Với mẹ và mấy con hay với ai thì chú cũng có bổn phận phải làm như vậy thôi.
Thạnh chạnh lòng nhìn sang bà Thùy Trinh. Chàng bảo con bé hàng ngày lau rửa thân thể và chải gỡ cho mẹ, nên giờ đây trước mắt Thạnh không còn là một người đàn bà dơ dáy lem luốc của mấy ngày trước, mà là một người thiếu phụ xinh đẹp hiền lành ngồi lặng thinh, co ro trong mảnh áo mỏng dưới những cơn gió bấc của mùa đông thổi về. Thạnh băn khoăn không biết cuộc sống vô nghĩa của gia đình ông Thiếu Tá Kiến và chính bản thân chàng sẽ kéo dài được bao lâu. Chàng còn lê lết tấm thân tàn tật này trên lề đường đến bao giờ… Thạnh không nhìn thấy được tương lai, bởi ngay cả hiện tại mà chàng cũng đã thấy nó đen tối như cái đêm ba mươi mà chàng sắp sửa đón nhận hôm nay. Thoắt cái đã là ngày Ba Mươi Tết rồi.
Con bé Thùy Trang bán xong một xấp vé số, nó quày trở lại vui vẻ nói với ông chú hờ:
- Tối nay mẹ và tụi con mời chú đến mừng giao thừa với gia đình.
Thạnh cười phì:
- Những người nghèo rách mồng tơi như chú cháu mình mà vẫn đón giao thừa sao?
- Phải đón chứ, nghèo đón theo nghèo.
- Ừ, chú sẽ đến, nhưng mà mẹ với mấy con định đãi chú món những gì đó?
Đôi mắt trong trẻo của Thùy Trang ánh lên vẻ bí mật:
- Chú đến thì sẽ rõ.
Thạnh cốc nhẹ lên đầu con bé:
- Ừ được, nhưng đừng bày vẽ tốn kém.
Chàng nói hơi thừa, bởi gia đình bà Thùy Trinh cái chòi lá trống trước trống sau, lấy gì mà bày vẽ. Con bé nhổm dậy định đi tiếp, thì chị Hai bán thuốc lá bỗng chạy sang mặt mũi tái xanh, chỉ có mấy bước mà chị thở hổn hển nói không ra lời:
- Anh Thạnh, Trang, Trân, ba mấy con đã... đã... về kìa...
Thạnh sửng sốt không tin những gì chị Hai vừa nói, chàng nhìn về hướng cái thùng thuốc lá của chị thì thấy một người đàn ông mặc một bộ y phục kaki cũ bạc màu, trên vai quảy một cái túi vải nhỏ chắp vá bằng những mảnh vụn ba lô cũ. Đúng là cung cách của một anh tù giống như bọn chàng mấy năm trước không lầm vào đâu được. Thạnh bàng hoàng đứng lên nhìn cho rõ hơn khuôn mặt khắc khổ của người tù, dù đã tàn tạ mà khuôn mặt chữ điền của ông vẫn còn vướng vất rất nhiều nét kiên nghị của một người lính. Người đàn ông nửa như chạy, nửa như ngập ngừng bước tới hỏi:
- Xin lỗi, anh là anh Thạnh, Trung Úy Thạnh?
Thạnh ngẩn ngơ cứ mãi nhìn người khách, trong ý nghĩ quay cuồng bao câu hỏi, chàng không nghe thấy ông nói gì. Ông khách ngồi xuống, gần như là quỳ trước mặt hai đứa bé, khóe mắt ông tràn đầy nước, ông run run nắm tay chúng giọng nghẹn đặc:
- Có phải mấy con là Thùy Trang và Quốc Trân, ba... ba... là ba... của các con...
Cuộc tương phùng trên hè phố trong ngày giao thừa, sự xúc động đã làm cho ông khách gục đầu xuống khóc òa, ông không nói thêm được gì nữa. Hai đứa bé ngơ ngác nhìn Thạnh cầu cứu. Thạnh ngồi xuống bên ông khách hỏi:
- Ông là... Thiếu Tá Kiến, Trần Quốc Kiến?
Người đàn ông ngước lên, đôi má sạm đen của ông đầm đìa nước mắt:
- Phải tôi là Kiến, còn Trung Úy...
Thạnh nắm tay ông Kiến vui mừng nói:
- Giờ này mà còn Trung Úy gì nữa ông thầy. Trời ơi, ông còn sống mà người ta nói ông chết rồi.
Kiến cười buồn:
- Đúng là tôi đã chết, bạn bè khiêng ra ngoài rừng chôn, nhưng thượng đế lại cho tôi sống, bạn bè lại khiêng vào. Có lẽ lời đồn đại tam sao thất bản về thành phố, người ta tưởng tôi đã chết.
Thạnh quay sang hai đứa nhỏ:
- Vui quá mấy con ơi, đây là ba con đã trở về. Thùy Trang có nhận ra ba con không?
Thùy Trang lạ lùng nhìn người đàn ông, trong cái ký ức bé thơ của nó những hình ảnh cũ ngày xưa lũ lượt hiện về. Ông Kiến đi tù lúc hai chị em Thùy Trang chỉ có mấy tuổi, mười năm sau ông trở về, những gì còn đọng lại trong tiềm thức của Thùy Trang dường như đã phai nhạt hết. Nhưng cái tình cha con thiêng liêng dường như có một mãnh lực siêu hình khiến cho Thùy Trang nhận ra ngay người cha đã chết của nó. Thùy Trang ngã vào lòng ông Kiến khóc lớn:
- Ba... ba...
Ông Kiến ôm hai đứa nhỏ vào lòng, cái thân hình gầy mòn nhưng mà cao to của ông ấp ủ hai con chim nhỏ dưới đôi cánh của một con đại bàng lớn bằng một tình yêu thương dạt dào. Chị Hai bỗng ú ớ kêu:
- Ông Thiếu Tá ơi, bà nhà ông đã đến kìa.
Kiến giật mình nhìn lên. Đây mới chính là điều mà ông trông chờ nhất. Ba cha con đứng nhìn người đàn bà từ xa đi đến, rồi nàng ngồi xổm xuống bên chân cái cột đèn quen thuộc. Ông Kiến nấc nghẹn gọi, giọng khàn đặc đứt quãng:
- Mình... mình... anh đã về...
Đôi mắt vô hồn của bà Thùy Trinh đăm đăm nhìn về một cõi vô hình nào mà chỉ nàng biết rõ. Bà không nhìn thấy ông Kiến, hay bất cứ người xa lạ nào khác. Nhưng tình mẫu tử kỳ lạ đã luôn khiến bà nhìn thấy mối nguy của những đứa con, Thùy Trinh nhảy đến giằng lấy hai đứa nhỏ từ trong tay ông Kiến:
- Con tôi... con tôi...
Ông Kiến nắm lấy bàn tay gầy guộc nổi đầy gân xanh của vợ khóc nức nở:
- Em... mình... mình... ra đến nông nỗi này sao, anh là Kiến của em đây!
Thùy Trinh ôm hai đứa bé vào lòng lùi dần, nàng sợ hãi muốn bỏ chạy, miệng lắp bắp:
- Con tôi... con tôi...
Thùy Trang lắc mạnh tay mẹ khóc lóc:
- Mẹ ơi... ba đã về...
Nhưng Thùy Trinh vẫn ngơ ngác như một cái cây vô tri, nàng buông hai đứa con ra rồi lại ngồi phệt xuống. Chứng kiến tấn bi kịch tương phùng, chị Hai cũng khóc. Vừa thấm nước mắt chị kể cho ông Kiến nghe chuyện gia đình ông, rằng vợ ông nổi điên là vì không muốn thân thể bị hoen ố, và vì bị đuổi ra khỏi nhà, nhưng trên hết là bởi nghe tin ông đã chết. Mặc cho người qua lại trên hè phố đứng nhìn, ông Kiến khụyu người xuống bên vợ khóc nấc từng lúc:
- Mình ơi, trời ơi... tội nghiệp mình biết dường nào.
Thạnh bước đến tìm lời an ủi:
- Ông thầy nên đưa bà về nhà trước rồi tính sau.
Khi mọi người đã ngồi trên chiếc giường ọp ẹp trong cái chòi lá tồi tàn, ông Kiến phục xuống lạy Thạnh:
- Anh Thạnh, Trung Úy Thạnh... xin anh nhận tôi mấy lạy này...
Thạnh kinh hoảng nhào xuống đỡ ông Kiến dậy:
- Thiếu Tá làm gì vậy?
Kiến ngã vào lòng Thạnh khóc lớn:
- Trung Úy Thạnh, suốt đời gia đình chúng tôi đội ơn Trung Úy.
Không dằn được cơn não lòng, Thạnh cũng khóc, hai người đàn ông ôm nhau nức nở như hai đứa trẻ bị mẹ đánh đòn oan.
- Ông thầy đừng nói vậy, mình là chiến hữu với nhau, tôi có bổn phận...
Độc giả không thích một cái kết cuộc quá bi thương vẫn có thể tin rằng thượng đế đã đang nhìn thấy hết những nỗi khổ đau của người trần gian và ngài sẽ cứu.
oOo
Năm năm sau. Cũng trong một ngày cuối đông sắp sang xuân, Thạnh cùng vợ và mấy người bạn trong cái xóm nhỏ bên bờ con kinh nước đen đang ngồi quanh bàn tiệc đón giao thừa, thì có một người khách lạ ăn vận tươm tất bước vào:
- Xin lỗi, đây có phải là nhà của ông Lê Văn Thạnh?
Thạnh đứng lên:
- Tôi là Thạnh đây, xin lỗi ông có gì cần?
Ông khách vui vẻ xoa tay:
- Tốt quá, xin mời ông ra ngoài nhận quà Tết.
Thạnh nhìn sang vợ ngơ ngác, trong lòng dậy lên một dấu hỏi to tướng. Thạnh có quen biết ai đâu mà nhận quà, hay là người ta lầm.
- Ông có chắc là tôi không?
Ông khách cười tươi:
- Ông là Trung Úy Lê Văn Thạnh, Tiểu Đoàn Địa Phương Quân ở Kontum? Nếu đúng thì xin ông ra nhận quà.
Thạnh nắm tay vợ cùng bước ra ngoài, ông khách bước theo chỉ vào… Trời ơi! Thạnh có nhìn lầm không? Một chiếc xe gắn máy bóng loáng, mới toanh.
- Đây là quà của gia đình ông Trần Quốc Kiến ở Hoa Kỳ gởi về, họ ân cần dặn dò tôi phải tìm đúng nhà ông Trung Úy Lê Văn Thạnh.
Ông khách vẫy một người đàn ông đang ngồi chờ trên một chiếc gắn máy khác ôm một gói to tướng đến:
- Còn đây là quà đón Tết của công ty bán xe Đại Phát chúng tôi. Hà hà, kính chúc gia đình Trung Úy sang năm mới tấn tài, tấn phát, vạn sự may mắn và an lành.
Vợ Thạnh gục vào vai chàng khóc thút thít:
- Anh ơi... em không thể tưởng tượng được.
Thạnh hiểu ngay rằng gia đình ông Kiến gởi về cho chàng một cái cần câu cơm. Từ nay gia đình nhỏ bé của chàng sẽ sống nhờ vào chiếc xe này. Mấy người bạn vây quanh nói lời chia mừng, Thạnh mở bức thư của ông Kiến ra. Một xấp tiền dầy cộm hiện ra trước mắt. Mắt nhòa lệ, những giòng chữ rắn rỏi của ông Kiến nhảy múa trên bàn tay run rẩy của Thạnh.
“Anh Thạnh rất thân mến của gia đình chúng tôi,
Đầu thư kính thăm anh chị luôn được mạnh khỏe và nhiều điều an lành. Đây là món quà nhỏ không phải của tôi hay của Thùy Trinh mà là của Thùy Trang với Quốc Trân gởi về cho chú thím của chúng nó. Các cháu vẫn luôn nhắc nhở những ngày ngồi bán vé số và cùng vá xe với chú Thạnh, mà chúng nó cho là những ngày đẹp đẽ nhất trong đời. Cháu Thùy Trang và cháu Quốc Trân nhắn lời là thế nào các cháu cũng về thăm chú thím Thạnh. Còn số tiền nhỏ mọn này, gia đình chúng tôi nhờ anh phân chia lại cho anh em chiến hữu trong xóm, gọi là chút quà mừng Xuân. Kèm theo đây là mấy hàng của vợ tôi gởi cho anh”.
Con tim như muốn vỡ ra trăm mảnh vì quá cảm xúc, Thạnh trao bức thư cho vợ đọc tiếp.
“Kính ân nhân,
Nhờ sự giúp đỡ của ân nhân mà tôi đã được trở về với thế giới của những người bình thường. Nhưng xin phép được gọi ân nhân là anh Thạnh. Anh Thạnh! Con bé Thùy Trang mà anh cứu sống đang rất bận rộn trong năm đầu tiên ở Trường Y, cháu sẽ theo đuổi ngành giải phẫu chuyên khoa. Thùy Trang nói vì đó là ước vọng, là lời anh nói với bé ngày xưa. Điều mà tôi luôn ghi khắc trong lòng cho đến trọn đời là xin anh cho gia đình chúng tôi được giữ mãi chiếc lon guigoz ân tình như là một báu vật của gia đình. Xin được kính lời thăm chị, kính chúc anh chị một năm mới vạn sự như ý và tốt lành. Thùy Trinh và gia đình”.
Phạm Phong Dinh
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.