Nguồn Why Asian philosophy?
Các triết gia phương Tây cho rằng mọi suy nghĩ theo truyền thống của phương Đông không thực sự là triết học. Loạt bài này thảo luận về những gì triết học phương Tây có thể đã bỏ lỡ cơ hội do không tìm hiểu thấu đáo lối suy nghĩ Đông phương.
Trong một thời gian dài, triết học phương Tây hầu như không có ảnh hưởng tới truyền thống triết học của Ấn Độ và Trung Quốc. Các triết gia phương Tây đều có chung quan điểm cho rằng mọi suy nghĩ theo truyền thống Châu Á không phải là triết học mà là tôn giáo và chủ nghĩa thần bí. Tuy nhiên, các triết gia phương Tây ngày càng quan tâm hơn tới lối suy nghĩ của phương Đông. Graham Priest, Giáo sư Triết học tại Đại học Melbourne, đã có bài thuyết trình về lịch sử triết học tại ngày hội dành cho các nhà văn Melbourne (Melbourne Writers’ Festival) trong dự án Australasia của Đại học Monash. Sau đây là phần trao đổi của Giáo sư Graham Priest về những phát hiện của các triết gia phương Tây đối với triết học phương Đông và nguyên nhân tại sao những người chỉ nghiên cứu triết học phương Tây cho rằng triết học phương Đông là một thách thức lớn.
Tuy nhiên, mặc dù rất kính trọng các đồng nghiệp của mình, tôi cho rằng quan điểm này có lẽ là do các triết gia phương Tây chưa hiểu rõ triết học phương Đông. Họ chưa dành thời gian nghiên cứu, suy nghĩ và đọc tài liệu về triết học phương Đông. Đúng là một số nội dung của triết học phương Đông liên quan tới tôn giáo. Tuy nhiên, rất nhiều nội dung của triết học phương Tây cũng mang màu sắc tôn giáo. Ví dụ, toàn bộ triết học phương Tây từ khoảng năm 1100 đến năm 1400 có mối quan hệ chặt chẽ với Thiên Chúa giáo. Tất cả các triết gia đều là những con chiên của Chúa và Thiên Chúa giáo gần gũi với những gì người theo đạo thực hiện giống như triết lý Phật giáo kết nối với Đạo Phật. Như vậy, nếu triết học có mối liên hệ với tôn giáo thì không có nghĩa đó không phải là triết học.
Chủ nghĩa thần bí có nghĩa là gì? Có người cho rằng chủ nghĩa thần bí là những trải nghiệm đặc biệt khó có thể diễn tả và không thể coi là triết học. Tuy nhiên có những khía cạnh của chủ nghĩa thần bí tồn tại trong một vài triết lý phương Đông này nhưng không tồn tại trong những triết lý phương Đông khác. Ví dụ như chủ nghĩa thần bí không đóng vai trò quan trọng trong triết lý của Đạo Khổng. Trong một số phần của triết học phương Tây cũng có những yếu tố huyền bí. Rất nhiều nhà thần bí vĩ đại theo Đạo Thiên Chúa đã viết ra triết lý Thiên Chúa giáo. Platinus tuy không phải là người theo đạo Thiên Chúa giáo nhưng rõ ràng là một người thần bí. Eriugena cũng là một người thần bí. Và không chỉ có những người từ thời xa xưa này ấp ủ những ý tưởng thần bí.
Một trong những triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đã ám chỉ tính thần bí rất rõ ràng trong cuốn sách của mình. Có lẽ bạn đã nghe nói đến Wittgenstein, một trong những triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Nếu bạn đọc cuốn sách duy nhất ông đã xuất bản trong suốt cuộc đời mình có tựa đề ‘Tractatus’ bạn sẽ thấy cuốn sách kết thúc bằng câu: “Tôi đã thể hiện trong cuốn sách tất cả những gì tôi có thể lý giải; có rất nhiều điều khác người ta không thể nào lý giải được”. Đó là cách giải thích trực tiếp đối với những điều khó diễn tả. Hiện tượng khó diễn tả và kinh nghiệm trực tiếp không có gì xa lạ đối với truyền thống triết học phương Tây. Như vậy, nếu cho rằng những triết lý hàm chứa khía cạnh tôn giáo hoặc thần bí không phải là triết học sẽ là một lý lẽ không thống nhất.
Triết học không chỉ là sự tập hợp những quan điểm như vậy mà còn liên quan đến vấn đề nhận xét quan điểm đó đúng hay sai, những lựa chọn khác và nguyên nhân người ta thích quan điểm này hơn những quan điểm khác.
Những cuộc thảo luận mang tính phê phán không thể thiếu trong triết học. Triết học phương Đông có đạt được tiêu chí này không? Trên thực tế, việc đặt ra câu hỏi này là không chính xác bởi vì không thể đem triết học phương Đông so sánh với bất kỳ thứ gì khác và triết học phương Tây cũng vậy. Triết học phương Đông và triết học phương Tây đều có nhiều khía cạnh đa dạng. Ở Đông Á có hai nước lớn với hai nền văn minh cổ xưa là Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước này có những truyền thống triết lý rất khác nhau. Triết lý của phương Đông không phải là duy nhất mà có nhiều loại. Câu hỏi đặt ra là liệu các triết lý của Châu Á có kết hợp được với nhau không? Liệu các loại hình triết học này có phải là sự kết nối quan trọng giữa các quan điểm đạo đức và quan điểm siêu hình hay không? Và câu trả lời rõ ràng là ‘có’. Chúng ta có thể đọc các tài liệu để nhận thấy điều này.
Bạn không thể đọc những tài liệu của Ấn Độ viết về truyền thống của Phật giáo, Đạo Hindu và Đạo Khổng Tử mà không thể tìm thấy sự trùng hợp các quan điểm về thế giới. Bạn sẽ thấy vấn đề đạo đức, những hình ảnh của thuyết siêu hình, đó không phải là vấn đề lớn. Khi bạn cho rằng triết học phương Đông có vấn đề và khi một số triết gia Phương Tây nói rằng đây không phải là triết học là lúc bạn không phát hiện thấy những đánh giá quan trọng trong truyền thống triết học phương Đông. Tuy nhiên, một lần nữa nhận định này sai. Khi đọc những cuốn sách hay về triết học của Ấn Độ, bạn có thể dễ dàng nhận thấy có khá nhiều tranh luận mang đầy tính phê bình.
Ấn Độ có khá nhiều trường phái triết học. Trong vài thế kỷ qua, nếu không phải là vài thiên niên kỷ, các triết gia tranh luận với nhau bằng những luận điểm triết học rất phức tạp. Bạn có thể đọc tài liệu để tìm hiểu vấn đề này.
Triết học Trung Quốc khó tiếp cận hơn bởi triết học Trung Quốc điển hình thường được viết theo phong cách hơi khác biệt. Trong thực tế, nếu có sự phân chia các trường phái triết học trên thế giới, sự phân chia đó không phải ở Euphrates mà ở vùng Himalayas. Một khi đã vượt qua được sự khác biệt về phong cách, bạn sẽ nhận thấy triết học Ấn Độ khá giống triết học phương Tây trong khi triết học Trung Quốc lại có điểm khác biệt trong các luận điểm. Thông thường, các luận điểm được đưa ra theo phép loại suy. Như vậy, khi một người tranh luận về một quan điểm trong triết học Trung Quốc, họ đưa ra những ví dụ, những phép so sánh, tương đồng, ẩn dụ. Trong triết học phương Tây cũng sử dụng những phương pháp tương tự. Những luận điểm như thế này dễ dàng được công nhận. Tuy nhiên, triết học Trung Quốc chứa nhiều luận điểm như vậy hơn triết học phương Tây.
Chẳng hạn, rào cản đầu tiên các triết gia vấp phải là vấn đề ngôn ngữ. Nếu bạn muốn nghiên cứu vấn đề này một cách nghiêm túc, bạn phải đọc được ngôn ngữ của văn bản gốc. Như vậy, bạn phải đọc tiếng Phạn nếu muốn tìm hiểu về một triết lý mới hoặc đọc tiếng Trung Quốc cổ nếu quan tâm tới triết học cổ Trung Hoa. Đây là vấn đề đầu tư thời gian. Bạn có thể nghiên cứu những chủ đề này mà không cần biết các ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, khi đó bạn phải phụ thuộc rất nhiều vào các bản dịch và dịch giả. Nhờ các bản dịch, tôi có thể đọc tài liệu triết học được viết bằng hàng chục thứ tiếng mặc dù tôi không biết những ngôn ngữ này. Như vậy, tôi có thể nghiên cứu nhiều triết lý thông qua tài liệu dịch. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng tôi vẫn có thể thực hiện được.
Tiếp theo là vấn đề phong cách viết. Nếu mở các tài liệu tranh luận về triết học Ấn Độ hoặc Trung Quốc, các tài liệu này không được viết theo phong cách quen thuộc với các triết gia phương Tây. Trong khi đó, triết học phương Tây được viết theo nhiều phong cách khác nhau. Ví dụ, Aristotle, Plato, Kant, Hume, Derrida, Heidegger, Wittgenstein, Quine, Kripke viết các tài liệu theo những phong cách hoàn toàn khác biệt. Tất nhiên, vấn đề văn hóa cũng liên quan đến phong cách viết bởi vì nếu bạn muốn hiểu quan điểm của người viết, bạn cần hiểu nền tảng văn hóa tại thời điểm các tài liệu được viết ra bởi các tài liệu đều mang dấu ấn nền văn hóa sản sinh ra triết lý đó. Triết học phương Tây cũng giống như vậy. Trong triết học có những tác động của yếu tố văn hóa. Nếu bạn không hiểu được những yếu tố liên quan tới văn hóa, bạn có thể hiểu sai ý nghĩa vấn đề.
Như vậy, có những rào cản mà các triết gia phải vượt qua và những rào cản này đáng để họ nỗ lực. Tôi muốn chỉ ra những điều mà các bạn sẽ phát hiện thấy khi vượt qua được rào cản. Nhìn chung, bạn sẽ nhận thấy hai điều. Thứ nhất là một tình huống rất quen thuộc, đó là những quy tắc đạo đức, bản chất của thực tế, sự tồn tại của Thượng đế, bản chất của trí tuệ. Tất cả những yếu tố này là tiêu chuẩn trong triết học phương Tây. Mặt khác, bạn sẽ phát hiện thấy một điều hoàn toàn khác biệt bởi mặc dù các vấn đề triết học khá phổ biến ở phương Tây, cách thức mà triết học phương Đông tiếp cận những vấn đề này hoàn toàn khác với cách thức mọi người thường hay tiếp cận ở phương Tây.”
Chủ nghĩa thần bí
"Nhiều năm trước đây, khi tôi còn trẻ, nếu nói chuyện với các triết gia chuyên nghiệp về triết học phương Đông, họ sẽ nói: “Đó không phải là triết học, đó là tôn giáo hoặc chủ nghĩa thần bí. Đúng, đó không phải là triết học thực sự”. Đó là thái độ đối với triết học phương Đông. Người ta có thể tìm thấy những lời trích dẫn của các triết gia phương Tây trên những ấn bản có căn cứ đích xác chẳng hạn như từ điển bách khoa toàn thư.Tuy nhiên, mặc dù rất kính trọng các đồng nghiệp của mình, tôi cho rằng quan điểm này có lẽ là do các triết gia phương Tây chưa hiểu rõ triết học phương Đông. Họ chưa dành thời gian nghiên cứu, suy nghĩ và đọc tài liệu về triết học phương Đông. Đúng là một số nội dung của triết học phương Đông liên quan tới tôn giáo. Tuy nhiên, rất nhiều nội dung của triết học phương Tây cũng mang màu sắc tôn giáo. Ví dụ, toàn bộ triết học phương Tây từ khoảng năm 1100 đến năm 1400 có mối quan hệ chặt chẽ với Thiên Chúa giáo. Tất cả các triết gia đều là những con chiên của Chúa và Thiên Chúa giáo gần gũi với những gì người theo đạo thực hiện giống như triết lý Phật giáo kết nối với Đạo Phật. Như vậy, nếu triết học có mối liên hệ với tôn giáo thì không có nghĩa đó không phải là triết học.
Chủ nghĩa thần bí có nghĩa là gì? Có người cho rằng chủ nghĩa thần bí là những trải nghiệm đặc biệt khó có thể diễn tả và không thể coi là triết học. Tuy nhiên có những khía cạnh của chủ nghĩa thần bí tồn tại trong một vài triết lý phương Đông này nhưng không tồn tại trong những triết lý phương Đông khác. Ví dụ như chủ nghĩa thần bí không đóng vai trò quan trọng trong triết lý của Đạo Khổng. Trong một số phần của triết học phương Tây cũng có những yếu tố huyền bí. Rất nhiều nhà thần bí vĩ đại theo Đạo Thiên Chúa đã viết ra triết lý Thiên Chúa giáo. Platinus tuy không phải là người theo đạo Thiên Chúa giáo nhưng rõ ràng là một người thần bí. Eriugena cũng là một người thần bí. Và không chỉ có những người từ thời xa xưa này ấp ủ những ý tưởng thần bí.
Một trong những triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đã ám chỉ tính thần bí rất rõ ràng trong cuốn sách của mình. Có lẽ bạn đã nghe nói đến Wittgenstein, một trong những triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Nếu bạn đọc cuốn sách duy nhất ông đã xuất bản trong suốt cuộc đời mình có tựa đề ‘Tractatus’ bạn sẽ thấy cuốn sách kết thúc bằng câu: “Tôi đã thể hiện trong cuốn sách tất cả những gì tôi có thể lý giải; có rất nhiều điều khác người ta không thể nào lý giải được”. Đó là cách giải thích trực tiếp đối với những điều khó diễn tả. Hiện tượng khó diễn tả và kinh nghiệm trực tiếp không có gì xa lạ đối với truyền thống triết học phương Tây. Như vậy, nếu cho rằng những triết lý hàm chứa khía cạnh tôn giáo hoặc thần bí không phải là triết học sẽ là một lý lẽ không thống nhất.
Triết học Ấn Độ và Trung Quốc
Vậy triết học là gì? Nói một cách đại khái, triết học là sự kết nối tư duy giữa quan điểm đạo đức và tính trừu tượng, nghĩa là có hai nội dung chính trong triết học: đạo đức học (nguyên tắc xử thế) và siêu hình học, một nội dung giải thích bản chất của thực tế và một nội dung hướng dẫn con người cách sống. Triết học liên quan đến việc tập hợp các quan điểm về những câu hỏi cụ thể này và về nhiều vấn đề khác.Triết học không chỉ là sự tập hợp những quan điểm như vậy mà còn liên quan đến vấn đề nhận xét quan điểm đó đúng hay sai, những lựa chọn khác và nguyên nhân người ta thích quan điểm này hơn những quan điểm khác.
Những cuộc thảo luận mang tính phê phán không thể thiếu trong triết học. Triết học phương Đông có đạt được tiêu chí này không? Trên thực tế, việc đặt ra câu hỏi này là không chính xác bởi vì không thể đem triết học phương Đông so sánh với bất kỳ thứ gì khác và triết học phương Tây cũng vậy. Triết học phương Đông và triết học phương Tây đều có nhiều khía cạnh đa dạng. Ở Đông Á có hai nước lớn với hai nền văn minh cổ xưa là Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước này có những truyền thống triết lý rất khác nhau. Triết lý của phương Đông không phải là duy nhất mà có nhiều loại. Câu hỏi đặt ra là liệu các triết lý của Châu Á có kết hợp được với nhau không? Liệu các loại hình triết học này có phải là sự kết nối quan trọng giữa các quan điểm đạo đức và quan điểm siêu hình hay không? Và câu trả lời rõ ràng là ‘có’. Chúng ta có thể đọc các tài liệu để nhận thấy điều này.
Bạn không thể đọc những tài liệu của Ấn Độ viết về truyền thống của Phật giáo, Đạo Hindu và Đạo Khổng Tử mà không thể tìm thấy sự trùng hợp các quan điểm về thế giới. Bạn sẽ thấy vấn đề đạo đức, những hình ảnh của thuyết siêu hình, đó không phải là vấn đề lớn. Khi bạn cho rằng triết học phương Đông có vấn đề và khi một số triết gia Phương Tây nói rằng đây không phải là triết học là lúc bạn không phát hiện thấy những đánh giá quan trọng trong truyền thống triết học phương Đông. Tuy nhiên, một lần nữa nhận định này sai. Khi đọc những cuốn sách hay về triết học của Ấn Độ, bạn có thể dễ dàng nhận thấy có khá nhiều tranh luận mang đầy tính phê bình.
Ấn Độ có khá nhiều trường phái triết học. Trong vài thế kỷ qua, nếu không phải là vài thiên niên kỷ, các triết gia tranh luận với nhau bằng những luận điểm triết học rất phức tạp. Bạn có thể đọc tài liệu để tìm hiểu vấn đề này.
Triết học Trung Quốc khó tiếp cận hơn bởi triết học Trung Quốc điển hình thường được viết theo phong cách hơi khác biệt. Trong thực tế, nếu có sự phân chia các trường phái triết học trên thế giới, sự phân chia đó không phải ở Euphrates mà ở vùng Himalayas. Một khi đã vượt qua được sự khác biệt về phong cách, bạn sẽ nhận thấy triết học Ấn Độ khá giống triết học phương Tây trong khi triết học Trung Quốc lại có điểm khác biệt trong các luận điểm. Thông thường, các luận điểm được đưa ra theo phép loại suy. Như vậy, khi một người tranh luận về một quan điểm trong triết học Trung Quốc, họ đưa ra những ví dụ, những phép so sánh, tương đồng, ẩn dụ. Trong triết học phương Tây cũng sử dụng những phương pháp tương tự. Những luận điểm như thế này dễ dàng được công nhận. Tuy nhiên, triết học Trung Quốc chứa nhiều luận điểm như vậy hơn triết học phương Tây.
Những rào cản
Các triết gia thường tranh luận với nhau và có nhiều cuộc tranh luận nổi tiếng giữa các trường phái của đạo Khổng mới, giữa những người theo Đạo Lão và Đạo Khổng… Quan điểm cho rằng những nội dung này không phải là triết học thực sự không có tính thuyết phục. Đó là quan điểm đưa ra do các triết gia không hiểu rõ vấn đề. Bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu vấn đề mới có thể công nhận rằng đó là triết học. Tôi chưa biết nhiều về triết học phương Đông và tôi đang nghiên cứu. Tôi đã nghiên cứu chủ đề này trong vòng 10 đến 12 năm và không phải là người duy nhất nghiên cứu chủ đề này. Dần dần, tôi nhận thấy rằng đây là một trong những chủ đề rất tốt đối với tiếng Anh hiện đại và triết học phương Tây. Các triết gia phương Tây, phần lớn được đào tạo theo triết lý phương Tây, đang nghiên cứu các truyền thống Châu Á và đang cố gắng tìm hiểu những vấn đề này. Việc này không dễ và các triết gia phải vượt qua nhiều rào cản.Chẳng hạn, rào cản đầu tiên các triết gia vấp phải là vấn đề ngôn ngữ. Nếu bạn muốn nghiên cứu vấn đề này một cách nghiêm túc, bạn phải đọc được ngôn ngữ của văn bản gốc. Như vậy, bạn phải đọc tiếng Phạn nếu muốn tìm hiểu về một triết lý mới hoặc đọc tiếng Trung Quốc cổ nếu quan tâm tới triết học cổ Trung Hoa. Đây là vấn đề đầu tư thời gian. Bạn có thể nghiên cứu những chủ đề này mà không cần biết các ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, khi đó bạn phải phụ thuộc rất nhiều vào các bản dịch và dịch giả. Nhờ các bản dịch, tôi có thể đọc tài liệu triết học được viết bằng hàng chục thứ tiếng mặc dù tôi không biết những ngôn ngữ này. Như vậy, tôi có thể nghiên cứu nhiều triết lý thông qua tài liệu dịch. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng tôi vẫn có thể thực hiện được.
Tiếp theo là vấn đề phong cách viết. Nếu mở các tài liệu tranh luận về triết học Ấn Độ hoặc Trung Quốc, các tài liệu này không được viết theo phong cách quen thuộc với các triết gia phương Tây. Trong khi đó, triết học phương Tây được viết theo nhiều phong cách khác nhau. Ví dụ, Aristotle, Plato, Kant, Hume, Derrida, Heidegger, Wittgenstein, Quine, Kripke viết các tài liệu theo những phong cách hoàn toàn khác biệt. Tất nhiên, vấn đề văn hóa cũng liên quan đến phong cách viết bởi vì nếu bạn muốn hiểu quan điểm của người viết, bạn cần hiểu nền tảng văn hóa tại thời điểm các tài liệu được viết ra bởi các tài liệu đều mang dấu ấn nền văn hóa sản sinh ra triết lý đó. Triết học phương Tây cũng giống như vậy. Trong triết học có những tác động của yếu tố văn hóa. Nếu bạn không hiểu được những yếu tố liên quan tới văn hóa, bạn có thể hiểu sai ý nghĩa vấn đề.
Như vậy, có những rào cản mà các triết gia phải vượt qua và những rào cản này đáng để họ nỗ lực. Tôi muốn chỉ ra những điều mà các bạn sẽ phát hiện thấy khi vượt qua được rào cản. Nhìn chung, bạn sẽ nhận thấy hai điều. Thứ nhất là một tình huống rất quen thuộc, đó là những quy tắc đạo đức, bản chất của thực tế, sự tồn tại của Thượng đế, bản chất của trí tuệ. Tất cả những yếu tố này là tiêu chuẩn trong triết học phương Tây. Mặt khác, bạn sẽ phát hiện thấy một điều hoàn toàn khác biệt bởi mặc dù các vấn đề triết học khá phổ biến ở phương Tây, cách thức mà triết học phương Đông tiếp cận những vấn đề này hoàn toàn khác với cách thức mọi người thường hay tiếp cận ở phương Tây.”
***
“Vào khoảng cùng một thời điểm, những triết lý quan trọng trong cả ba nền văn hóa đều thăng hoa. Giai đoạn quyết định này là vào khoảng thế kỷ V. Ở phương Tây có bộ ba của Hy Lạp: Socrates, Plato và Aristotle. Ở Ấn Độ có Phật tổ và Mahvira, người sáng lập đạo Gai-na. Ở Trung Quốc có Lão Tử, người được cho là sáng lập ra Đạo Lão và Khổng Tử, tổ sư của Đạo Khổng. Đây là thời kỳ triết học phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới. Tại sao vậy? Đây là câu hỏi hay nhưng chưa có lời giải đáp.
Tiếp theo đó là quá trình phát triển của những quan điểm này. Chúng ta không điểm lại tất cả những tên tuổi vì sẽ mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, tôi sẽ nêu một số chi tiết chính trong triết học phương Tây. Trong khoảng thời gian từ năm 800 tới năm 1600, tôn giáo thống trị tại đây là Thiên Chúa giáo. Do vậy, các triết gia vĩ đại là các giáo sĩ và dù họ nói về nhiều nội dung khác ngoài triết học của tôn giáo nhưng tôn giáo luôn ăn sâu trong suy nghĩ của họ.
Trong truyền thống của Ấn Độ, người ta thấy nền móng của các trường phái đạo Hindu chính thống xuất hiện vào khoảng thế kỷ đầu sau Công Nguyên và Đạo Phật nguyên thủy là một trong những môn phái không chính thống được truyền bá trong vòng 500 năm, sau đó phát triển thành Phật giáo Đại thừa. Nagarjuna và Vasubandhu là những nhân vật quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.
Đạo Phật bị đẩy khỏi Ấn Độ do sự lấn át của Đạo Moghul và do xung đột giữa những người theo đạo Hindu và Đạo Hồi. Tuy nhiên, Đạo Phật tiếp tục được du nhập sang Trung Quốc. Chính vì vậy, triết học cổ điển của Trung Quốc là Đạo Lão và Đạo Khổng nhưng chúng ta thấy có sự ảnh hưởng của Đạo Phật tại đây trong giai đoạn chuyển giao của thời kỳ sau công nguyên. Sau đó, các trường phái Phật giáo đặc trưng của Trung Quốc được phát triển trong vòng 600 năm sau. Mọi người có lẽ đã nghe nói đến trường phái Thiền Tông (Chan), hay Zen trong tiếng Nhật.
Những thông tin trên có thể giúp khán giả hiểu về bối cảnh lịch sử, mặc dù tôi nêu rất tóm tắt về triết học phương Đông. Nếu có sự khác biệt giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thì đó chính là cuộc cách mạng khoa học ởphương Tây. Cuộc cách mạng này có ảnh hưởng lớn tới triết học. Cuộc cách mạng đã đẩy tôn giáo và đưa khoa học vào trung tâm của triết học. Ấn Độ và Trung Quốc chưa trải qua một cuộc cách mạng tương tự. Do vậy, triết học phương Đông không có những điểm tương đồng với sự phát triển của triết học phương Tây sau cuộc cách mạng khoa học. Đây là điểm khác biệt quan trọng nhưng nó không có nghĩa là triết học của phía bên kia (phương Đông) tệ hơn.
Thuyết siêu hình, ở một mặt nào đó, là khoa học nghiên cứu bản chất của thực tế cuộc sống. Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại Thừa, có vai trò đặc biệt trong đó. Phật giáo Đại Thừa cho rằng mọi vật đều rỗng không, nghe có vẻ thú vị nhưng điều đó có nghĩa là gì? Đó là một vấn đề khó. Điều đó có nghĩa phủ nhận mọi tình trạng tự tồn tại. Vấn đề này nghĩa là gì? Tôi sẽ tiếp tục giải thích bằng một ví dụ trong triết học phương Tây.
Vào thế kỷ thứ 17 đã xảy ra cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Newton và Leibniz về bản chất của không gian và thời gian. Câu hỏi tập trung là: Có thể nhấc cả vũ trụ và di chuyển 5 dặm về phía đông và thả xuống không? Liệu mọi thứ có xảy ra giống như hiện nay không, không kể là thời gian đã là nửa giờ sau? Newton trả lời ‘có’ với cả hai câu hỏi trong khi Leibniz trả lời ‘không’. Newton lý giải rằng không gian và thời gian giống như những chiếc thùng và có thể cho rằng mỗi chiếc thùng chứa những thực thể của thực tại và những thứ chứa bên trong luôn tồn tại trong đó. Không gian là một cái gì đó vẫn cứ tồn tại nếu không có sự việc nào xảy ra trong không gian và thời gian. Thời gian cũng giống như vậy. Như vậy không gian và thời gian tự tồn tại và không phụ thuộc vào những thứ khác.
Leibniz trả lời ‘không’ và lý giải rằng không thể nâng mọi thứ lên, chuyển sang phía đông 5 dặm hay mọi thứ có thể bắt đầu y như cũ 5 phút sau. Bởi vì mọi vật không thực sự thay đổi. Thời gian và không gian không phải là những chiếc thùng lớn để bạn cho mọi thứ vào. Thời gian và không gian chỉ là mối quan hệ bên trong giữa các sự kiện xảy ra trong không gian và thời gian. Vì vậy, nếu các mối quan hệ, giữa cái trước và cái sau, giữa cái phải và trái và mọi thứ đều giống nhau thì sẽ không thứ gì thay đổi. Như vậy, nếu có thể dịch chuyển mọi vật 5 dặm về phía đông, tất cả những mối quan hệ trong không gian sẽ duy trì ở trạng thái cũ, không thay đổi. Nếu bạn có quan điểm như trên về không gian và thời gian thì như vậy không gian và thời gian không có trạng thái tự tồn tại giống nhau, trạng thái tồn tại bản thể học như Newton đã đưa ra.
Theo cách nói của triết học Phật giáo, Newton cho rằng không gian và thời gian tự tồn tại và không phụ thuộc vào các sự vật khác. Tuy nhiên, theo Leibniz, không gian và thời gian không tự tồn tại, nó chỉ nằm trong hệ thống mối quan hệ tương hỗvới nhau. Nói cách khác, theo cách nói của Phật giáo, không gian và thời gian không tự tồn tại mà tồn tại trong mối quan hệ với các sự vật khác.
Triết lý Phật giáo - Phật giáo Đại thừa, cho rằng không chỉ không gian và thời gian trống rỗng mà mọi thứ đều trống rỗng. Nghĩa là mọi thứ đều tồn tại nhưng tồn tại trong mối quan hệ với các sự vật khác. Lấy ví dụ là tôi và các bạn, chúng ta tồn tại trong mối quan hệ với các vật chất khác, những vật chất này lại tồn tại trong mối quan hệ với những sự vật khác nữa…v.v. Như vậy, không có gì có thể tự tồn tại.
Triết lý phương Tây bị chiếm lĩnh bởi tư tưởng cho rằng có những chất, những sự vật có thể tồn tại thậm chí khi mọi vật đã biến mất. Triết lý Phật giáo cho rằng không có sự vật nào như vậy, không có những sự vật tự tồn tại, mọi thứ đều không thể tự tồn tại. Và như tôi đã trình bày, quan điểm cho rằng một số sự vật trống rỗng được biết đến trong triết học phương Tây. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng mọi vật đều trống rỗng chưa được người phương Tây biết đến.
Điều này có hệ quả của nó. Một điều những tín đồ đạo Phật luôn bị đặt nghi vấn là: nếu mọi thứ liên quan đến những thứ khác và tồn tại trong mối quan hệ với sự vật khác sẽ không có gì thực sự tồn tại. Phải có nền tảng nào đó, nếu không sẽ không có gì có thể tạo nên mối quan hệ đó.
Có một câu chuyện kể về Bertrand Russell, người đã thuyết trình tại London vào năm 1910. Bertrand Russell giảng dạy môn vũ trụ học phương Tây. Russell cho biết: “Người Hy Lạp cổ cho rằng Trái Đất phẳng: điều gì làm cho Trái Đất không rơi? Trái Đất phải dựa vào một sự vật nào đó. Trái Đất có thể dựa vào cái gì? Một con rùa.” Suy nghĩ về vấn đề này một thời gian và họ nhận ra rằng họ không thể tiến xa hơn. Và Russell tiếp tục bài giảng. Đột nhiên, ông chuyển sang các học thuyết khác về vũ trụ. Vào cuối buổi học, một bà cụ nhỏ bé trong đám khán giả chạy vội về phía Russell và nói: “Ngài Russell, tôi có câu trả lời. Chính là là những chú rùa chống đỡ cả Trái Đất.”
Trích dẫn này khá kỳ lạ bởi vì nếu một con rùa không thể chống đỡ được Trái Đất, vô cực những chú rùa cũng không thể đỡ được. Đây là trực giác mà những người phê phán đạo Phật vin vào. Tuy nhiên, nếu bạn theo Đạo Phật, đúng là những con rùa đỡ bên dưới Trái Đất. Điều này phụ thuộc vào điều kia, lần lượt như vậy và sẽ không có vấn đề gì với điều này cả nếu bạn cho rằng mọi thứ tồn tại trong trạng thái rơi tự do - chính là quan điểm mà những người theo đạo Phật nhìn nhận thực tiễn.
Như vậy quan điểm đạo đức của nhà Phật là từ bỏ sự không thỏa mãn. Đức Phật cho rằng có cách để làm điều này. Đó là một tin tức tốt lành. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đề cập tiếp tới vấn đề này…
Đạo đức nhà Phật dựa trên ý tưởng cho rằng con người muốn chấm dứt sự khổ đau, trước tiên là nỗi khổ của chính mình. Trong Phật giáo, con người mong muốn chấm dứt nỗi thống khổ của chúng sinh. Về lý thuyết, đạo đức trung tâm của Phật giáo Đại thừa là lòng trắc ẩn. Nếu đọc tài liệu của Kant hay Aristotle về đức hạnh, họ sẽ lý giải tại sao một số điều được coi là đức hạnh. Phật giáo có quan niệm khác như sau:
Bạn không cần có sức mạnh cao siêu để hiểu mong muốn từ bỏ nỗi thống khổ của bản thân có gì sai trái. Câu hỏi này đã tự trả lời cho chính nó. Không ai thích sự đau khổ. Tuy nhiên tại sao cần phải quan tâm tới nỗi đau khổ của người khác? Tại sao cần có lòng trắc ẩn đối với mọi người? Câu trả lời là: hãy quay trở lại một phép ẩn dụ khác về sự trống rỗng.
Đây là phép ẩn dụ hay nhất trong các triết lý tôi từng biết, được gọi là ‘Lưới của Indra’ (The Net of Indra). Phép ẩn dụ này không có nguồn gốc từ Ấn Độ mặc dù Indra là vị thần Ấn Độ trong truyền thuyết. Phép ẩn dụ này bắt nguồn trong Phật giáo Trung Hoa. Truyền thuyết kể rằng Vị thần Ấn Độ Indra có một chiếc lưới vô tận ở mọi hướng và ở mỗi mắt lưới có một viên ngọc được mài sáng, vì vậy, mỗi viên ngọc phản chiếu những viên ngọc khác. Khi những viên ngọc phản chiếu lẫn nhau, giống như khi có vô số chiếc gương đặt đối diện nhau, khi nhìn vào một trong những chiếc gương, bạn có thể cảm nhận hình ảnh phản chiếu dường như vô tận. Đó chính là hình ảnh phản chiếu trong chiếc lưới ngọc của thần Indra. Đó cũng chính là phép ẩn dụ về sự trống rỗng bởi mỗi yếu tố trong cuộc sống giống như một viên ngọc trên chiếc lưới. Nó phản chiếu tất cả những viên ngọc khác và được phản chiếu trong tất cả các viên ngọc. Như vậy, mỗi sự vật, mỗi con người hòa nhập vào nhau như những viên ngọc không có đặc điểm riêng và chỉ đơn thuần là hình ảnh phản chiếu của tất cả những viên ngọc khác.
Nếu bạn hiểu được hình ảnh siêu hình này, bạn sẽ hiểu tại sao lòng trắc ẩn được coi là đức hạnh, bởi vì ai cũng muốn chấm dứt nỗi đau khổ của bản thân, đúng vậy không? Bạn không cần phải là Einstein để có thể đưa ra kết luận. Tuy nhiên, tôi không từ bỏ hết nỗi đau khổ của mình khi nỗi thống khổ vẫn tồn tại trên những viên ngọc khác trong chiếc lưới. Bởi tất cả những viên ngọc đó, xét về mặt nào đó, là một phần trong tôi. Lời nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát, vị cứu tinh của Phật giáo Đại thừa, là mọi chúng sinh phải sát cánh bên nhau. Bởi vì trên thực tế, con người không thểhành động khác được.
Tôi sẽ dừng ở đây. Tôi hi vọng tôi đã chuyển tải được thông điệp rằng việc tìm hiểu trường phái triết học khác là điều đáng làm, nó sẽ giúp bạn bởi bạn có thể đánh giá sự vật liên quan tới những vấn đề các triết gia Phương Tây quan tâm trên những quan điểm triết học khác nhau và bạn có thể có những quan điểm thú vị hoàn toàn mới và khác biệt.”
Tiếp theo đó là quá trình phát triển của những quan điểm này. Chúng ta không điểm lại tất cả những tên tuổi vì sẽ mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, tôi sẽ nêu một số chi tiết chính trong triết học phương Tây. Trong khoảng thời gian từ năm 800 tới năm 1600, tôn giáo thống trị tại đây là Thiên Chúa giáo. Do vậy, các triết gia vĩ đại là các giáo sĩ và dù họ nói về nhiều nội dung khác ngoài triết học của tôn giáo nhưng tôn giáo luôn ăn sâu trong suy nghĩ của họ.
Trong truyền thống của Ấn Độ, người ta thấy nền móng của các trường phái đạo Hindu chính thống xuất hiện vào khoảng thế kỷ đầu sau Công Nguyên và Đạo Phật nguyên thủy là một trong những môn phái không chính thống được truyền bá trong vòng 500 năm, sau đó phát triển thành Phật giáo Đại thừa. Nagarjuna và Vasubandhu là những nhân vật quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.
Đạo Phật bị đẩy khỏi Ấn Độ do sự lấn át của Đạo Moghul và do xung đột giữa những người theo đạo Hindu và Đạo Hồi. Tuy nhiên, Đạo Phật tiếp tục được du nhập sang Trung Quốc. Chính vì vậy, triết học cổ điển của Trung Quốc là Đạo Lão và Đạo Khổng nhưng chúng ta thấy có sự ảnh hưởng của Đạo Phật tại đây trong giai đoạn chuyển giao của thời kỳ sau công nguyên. Sau đó, các trường phái Phật giáo đặc trưng của Trung Quốc được phát triển trong vòng 600 năm sau. Mọi người có lẽ đã nghe nói đến trường phái Thiền Tông (Chan), hay Zen trong tiếng Nhật.
Những thông tin trên có thể giúp khán giả hiểu về bối cảnh lịch sử, mặc dù tôi nêu rất tóm tắt về triết học phương Đông. Nếu có sự khác biệt giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thì đó chính là cuộc cách mạng khoa học ởphương Tây. Cuộc cách mạng này có ảnh hưởng lớn tới triết học. Cuộc cách mạng đã đẩy tôn giáo và đưa khoa học vào trung tâm của triết học. Ấn Độ và Trung Quốc chưa trải qua một cuộc cách mạng tương tự. Do vậy, triết học phương Đông không có những điểm tương đồng với sự phát triển của triết học phương Tây sau cuộc cách mạng khoa học. Đây là điểm khác biệt quan trọng nhưng nó không có nghĩa là triết học của phía bên kia (phương Đông) tệ hơn.
Thuyết siêu hình
Giờ đây, tôi muốn tiếp tục minh họa ý tưởng cho rằng triết học của nửa bên kia vừa tương đồng vừa khác biệt. Tôi chỉ nêu vài vấn đề triết học và phác họa ngắn gọn để minh họa cho ý tưởng này. Tôi sẽ dẫn chứng một số quan điểm từ triết lý Phật giáo, một trong những triết lý tôi hiểu sâu sắc nhất. Bắt đầu là siêu hình học.Thuyết siêu hình, ở một mặt nào đó, là khoa học nghiên cứu bản chất của thực tế cuộc sống. Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại Thừa, có vai trò đặc biệt trong đó. Phật giáo Đại Thừa cho rằng mọi vật đều rỗng không, nghe có vẻ thú vị nhưng điều đó có nghĩa là gì? Đó là một vấn đề khó. Điều đó có nghĩa phủ nhận mọi tình trạng tự tồn tại. Vấn đề này nghĩa là gì? Tôi sẽ tiếp tục giải thích bằng một ví dụ trong triết học phương Tây.
Vào thế kỷ thứ 17 đã xảy ra cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Newton và Leibniz về bản chất của không gian và thời gian. Câu hỏi tập trung là: Có thể nhấc cả vũ trụ và di chuyển 5 dặm về phía đông và thả xuống không? Liệu mọi thứ có xảy ra giống như hiện nay không, không kể là thời gian đã là nửa giờ sau? Newton trả lời ‘có’ với cả hai câu hỏi trong khi Leibniz trả lời ‘không’. Newton lý giải rằng không gian và thời gian giống như những chiếc thùng và có thể cho rằng mỗi chiếc thùng chứa những thực thể của thực tại và những thứ chứa bên trong luôn tồn tại trong đó. Không gian là một cái gì đó vẫn cứ tồn tại nếu không có sự việc nào xảy ra trong không gian và thời gian. Thời gian cũng giống như vậy. Như vậy không gian và thời gian tự tồn tại và không phụ thuộc vào những thứ khác.
Leibniz trả lời ‘không’ và lý giải rằng không thể nâng mọi thứ lên, chuyển sang phía đông 5 dặm hay mọi thứ có thể bắt đầu y như cũ 5 phút sau. Bởi vì mọi vật không thực sự thay đổi. Thời gian và không gian không phải là những chiếc thùng lớn để bạn cho mọi thứ vào. Thời gian và không gian chỉ là mối quan hệ bên trong giữa các sự kiện xảy ra trong không gian và thời gian. Vì vậy, nếu các mối quan hệ, giữa cái trước và cái sau, giữa cái phải và trái và mọi thứ đều giống nhau thì sẽ không thứ gì thay đổi. Như vậy, nếu có thể dịch chuyển mọi vật 5 dặm về phía đông, tất cả những mối quan hệ trong không gian sẽ duy trì ở trạng thái cũ, không thay đổi. Nếu bạn có quan điểm như trên về không gian và thời gian thì như vậy không gian và thời gian không có trạng thái tự tồn tại giống nhau, trạng thái tồn tại bản thể học như Newton đã đưa ra.
Theo cách nói của triết học Phật giáo, Newton cho rằng không gian và thời gian tự tồn tại và không phụ thuộc vào các sự vật khác. Tuy nhiên, theo Leibniz, không gian và thời gian không tự tồn tại, nó chỉ nằm trong hệ thống mối quan hệ tương hỗvới nhau. Nói cách khác, theo cách nói của Phật giáo, không gian và thời gian không tự tồn tại mà tồn tại trong mối quan hệ với các sự vật khác.
Triết lý Phật giáo - Phật giáo Đại thừa, cho rằng không chỉ không gian và thời gian trống rỗng mà mọi thứ đều trống rỗng. Nghĩa là mọi thứ đều tồn tại nhưng tồn tại trong mối quan hệ với các sự vật khác. Lấy ví dụ là tôi và các bạn, chúng ta tồn tại trong mối quan hệ với các vật chất khác, những vật chất này lại tồn tại trong mối quan hệ với những sự vật khác nữa…v.v. Như vậy, không có gì có thể tự tồn tại.
Triết lý phương Tây bị chiếm lĩnh bởi tư tưởng cho rằng có những chất, những sự vật có thể tồn tại thậm chí khi mọi vật đã biến mất. Triết lý Phật giáo cho rằng không có sự vật nào như vậy, không có những sự vật tự tồn tại, mọi thứ đều không thể tự tồn tại. Và như tôi đã trình bày, quan điểm cho rằng một số sự vật trống rỗng được biết đến trong triết học phương Tây. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng mọi vật đều trống rỗng chưa được người phương Tây biết đến.
Điều này có hệ quả của nó. Một điều những tín đồ đạo Phật luôn bị đặt nghi vấn là: nếu mọi thứ liên quan đến những thứ khác và tồn tại trong mối quan hệ với sự vật khác sẽ không có gì thực sự tồn tại. Phải có nền tảng nào đó, nếu không sẽ không có gì có thể tạo nên mối quan hệ đó.
Có một câu chuyện kể về Bertrand Russell, người đã thuyết trình tại London vào năm 1910. Bertrand Russell giảng dạy môn vũ trụ học phương Tây. Russell cho biết: “Người Hy Lạp cổ cho rằng Trái Đất phẳng: điều gì làm cho Trái Đất không rơi? Trái Đất phải dựa vào một sự vật nào đó. Trái Đất có thể dựa vào cái gì? Một con rùa.” Suy nghĩ về vấn đề này một thời gian và họ nhận ra rằng họ không thể tiến xa hơn. Và Russell tiếp tục bài giảng. Đột nhiên, ông chuyển sang các học thuyết khác về vũ trụ. Vào cuối buổi học, một bà cụ nhỏ bé trong đám khán giả chạy vội về phía Russell và nói: “Ngài Russell, tôi có câu trả lời. Chính là là những chú rùa chống đỡ cả Trái Đất.”
Trích dẫn này khá kỳ lạ bởi vì nếu một con rùa không thể chống đỡ được Trái Đất, vô cực những chú rùa cũng không thể đỡ được. Đây là trực giác mà những người phê phán đạo Phật vin vào. Tuy nhiên, nếu bạn theo Đạo Phật, đúng là những con rùa đỡ bên dưới Trái Đất. Điều này phụ thuộc vào điều kia, lần lượt như vậy và sẽ không có vấn đề gì với điều này cả nếu bạn cho rằng mọi thứ tồn tại trong trạng thái rơi tự do - chính là quan điểm mà những người theo đạo Phật nhìn nhận thực tiễn.
Đạo đức
Đó là tất cả những gì tôi muốn trình bày về thuyết siêu hình. Sau đây tôi muốn nói đôi chút về đạo đức. Đạo Phật cũng có quan điểm về đạo đức khá đặc biệt. Quan điểm này xoay quanh ý tưởng cho rằng cuộc đời là bể khổ (all life is suffering - đó là cách nó vẫn thường được dịch). Trong học thuyết chính của đạo Phật - Tứ Diệu Đế do Phật đề ra - lời răn thứ nhất là ‘Đời là bể khổ’. Điều này không có nghĩa là con người không được hưởng lạc thú. Từ ‘khổ’ được dịch từ 'dukkha' trong tiếng Phạn và nên được dịch là ‘sự không thỏa mãn’. Điều này nghĩa là không có gì trong cuộc đời có thể hoàn hảo. Có những điều khiến ta không thể thỏa mãn với mọi thứ và cuối cùng con người sẽ chết đi nếu bạn may mắn. Bởi vì một lựa chọn khác là sống lâu với bệnh Alzheimer hay bệnh ung thư giai đoạn cuối. Điều này có thể xảy ra với tất cả mọi người và đức Phật hiểu được điều đó.Như vậy quan điểm đạo đức của nhà Phật là từ bỏ sự không thỏa mãn. Đức Phật cho rằng có cách để làm điều này. Đó là một tin tức tốt lành. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đề cập tiếp tới vấn đề này…
Đạo đức nhà Phật dựa trên ý tưởng cho rằng con người muốn chấm dứt sự khổ đau, trước tiên là nỗi khổ của chính mình. Trong Phật giáo, con người mong muốn chấm dứt nỗi thống khổ của chúng sinh. Về lý thuyết, đạo đức trung tâm của Phật giáo Đại thừa là lòng trắc ẩn. Nếu đọc tài liệu của Kant hay Aristotle về đức hạnh, họ sẽ lý giải tại sao một số điều được coi là đức hạnh. Phật giáo có quan niệm khác như sau:
Bạn không cần có sức mạnh cao siêu để hiểu mong muốn từ bỏ nỗi thống khổ của bản thân có gì sai trái. Câu hỏi này đã tự trả lời cho chính nó. Không ai thích sự đau khổ. Tuy nhiên tại sao cần phải quan tâm tới nỗi đau khổ của người khác? Tại sao cần có lòng trắc ẩn đối với mọi người? Câu trả lời là: hãy quay trở lại một phép ẩn dụ khác về sự trống rỗng.
Đây là phép ẩn dụ hay nhất trong các triết lý tôi từng biết, được gọi là ‘Lưới của Indra’ (The Net of Indra). Phép ẩn dụ này không có nguồn gốc từ Ấn Độ mặc dù Indra là vị thần Ấn Độ trong truyền thuyết. Phép ẩn dụ này bắt nguồn trong Phật giáo Trung Hoa. Truyền thuyết kể rằng Vị thần Ấn Độ Indra có một chiếc lưới vô tận ở mọi hướng và ở mỗi mắt lưới có một viên ngọc được mài sáng, vì vậy, mỗi viên ngọc phản chiếu những viên ngọc khác. Khi những viên ngọc phản chiếu lẫn nhau, giống như khi có vô số chiếc gương đặt đối diện nhau, khi nhìn vào một trong những chiếc gương, bạn có thể cảm nhận hình ảnh phản chiếu dường như vô tận. Đó chính là hình ảnh phản chiếu trong chiếc lưới ngọc của thần Indra. Đó cũng chính là phép ẩn dụ về sự trống rỗng bởi mỗi yếu tố trong cuộc sống giống như một viên ngọc trên chiếc lưới. Nó phản chiếu tất cả những viên ngọc khác và được phản chiếu trong tất cả các viên ngọc. Như vậy, mỗi sự vật, mỗi con người hòa nhập vào nhau như những viên ngọc không có đặc điểm riêng và chỉ đơn thuần là hình ảnh phản chiếu của tất cả những viên ngọc khác.
Nếu bạn hiểu được hình ảnh siêu hình này, bạn sẽ hiểu tại sao lòng trắc ẩn được coi là đức hạnh, bởi vì ai cũng muốn chấm dứt nỗi đau khổ của bản thân, đúng vậy không? Bạn không cần phải là Einstein để có thể đưa ra kết luận. Tuy nhiên, tôi không từ bỏ hết nỗi đau khổ của mình khi nỗi thống khổ vẫn tồn tại trên những viên ngọc khác trong chiếc lưới. Bởi tất cả những viên ngọc đó, xét về mặt nào đó, là một phần trong tôi. Lời nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát, vị cứu tinh của Phật giáo Đại thừa, là mọi chúng sinh phải sát cánh bên nhau. Bởi vì trên thực tế, con người không thểhành động khác được.
Tôi sẽ dừng ở đây. Tôi hi vọng tôi đã chuyển tải được thông điệp rằng việc tìm hiểu trường phái triết học khác là điều đáng làm, nó sẽ giúp bạn bởi bạn có thể đánh giá sự vật liên quan tới những vấn đề các triết gia Phương Tây quan tâm trên những quan điểm triết học khác nhau và bạn có thể có những quan điểm thú vị hoàn toàn mới và khác biệt.”
Source http://www.bayvut.com.au
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.