Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Sự tinh diệu trong nghệ thuật thơ Đường

Sự tinh diệu trong nghệ thuật thơ Đường


Đào Thái Sơn

Trong bậc thang tiến hóa của nền văn minh thế giới đã để lại nhiều dấu ấn khó phai. Trên bình diện văn hóa tinh thần, Đường thi của một thời rực rỡ, biểu tượng hết sức huy hoàng của nhân loại đã đạt đến đỉnh điểm của sự thăng hoa, rất nhiều bài thơ cho đến nay vẫn còn làm say mê, xúc động lòng người. Có thể nói một điều là trong văn chương nói chung và thơ ca nói riêng có lẽ thể loài thơ Đường là có sức sống mãnh liệt nhất. Lịch sử đã trãi qua bao sự hưng vong, quốc gia đã bao lần đổi chủ nhưng không vì lẽ đó mà làm mờ đi hồn tính của thơ Đường. Sự tồn tại bao giờ cũng lý do nhất định của nó, với thơ Đường và thơ Đường luật đó chính là sự tinh diệu trong nghệ thuật được nhào nặn, chắt lọc của những ngòi bút tài hoa qua nhiều thế hệ. Trong bài viết ngắn này chúng tôi không thể trình bày đầy đủ các vấn đề của hơn 1000 năm lịch sử mà chỉ xin trình bày một vài đặc điểm nghệ thuật có thể gọi là cơ bản của thơ Đường

Các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ chính là Cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ) và Kim thể (hay cận thể ,gồm luật thơ và tuyệt cú). Thơ cổ thể không bị hạn chế về số câu, số chữ, không bị hạn chế về niêm luật, cách gieo vần, do đó có khả năng biểu hiện được nhiều sắc thái tiønh cảm cũng như phản ánh những vấn đề xã hội rộng lớn. Thơ kim thể còn gọi là thơ Đường luật, thể thơ này tuy bị gò bó về niêm luật, song nó cũng có ưu điểm cấu trúc chặt chẽ, cân đối , hài hòa, "bát cú" là dạng chính của thơ Đường luật, từ nó có thể suy ra các dạng khác như "tuyệt cú" và "bài luật", ở Việt Nam ta chủ yếu sử dụng thể này.

Thơ Đường là thể loại thơ mà có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ " trữ tình". Tình cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vô hình để hàn kết các hình ảnh, ý tưởng, nhạc điệu tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo nên cấu tứ. Ta hãy thử cảm nhận cái không khí mênh mang, u tịch trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư Hoàng hạc lâu

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

Bạch vân thiên tải không du du

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Tạm dịch :Người xưa đã cỡi hạc vàng bay đi mất, chỉ còn trơ lại Lầu Hoàng hạc tại mảnh đất này. Hạc vàng một đi không trở lại, ngàn năm mây trắng vẫn bay dằng dặc, hàng cây đất Hán Dương rực rỡ bên dòng sông tạnh, cỏ thơm bãi Anh Vũ vẫn tốt tươi. Lúc trời chiều đứng trông về làng cũ tự hỏi : Quê hương ở chốn nào ? Khói sóng mịt mờ trên sông nước Khiến cho người nổi mối ưu sầu .

Tác giả đặt tâm hồn miønh vào khoảng thời gian và không gian vô tận. Nỗi sầu từ sự ý thức giữa cái hữu hạn của kiếp người và cái vô cùng của tạo vật đã thành mạch chảy suốt bài thơ. Người xưa đi mất, quanh đây chỉ còn mây trắng bay. Cái buổi chiều là ảo tưởng xa xôi nhưng cũng hết sức cận kề. YÙ thức về sinh ký tử quy của tác giả như hòa vào khói sóng đìu hiu và rồi tất cả chỉ còn đọng lại trong một chữ " sầu" trĩu nặng ở cuối bài thơ.

Những tác giả của thơ Đường thường lựa chọn và miêu tả những khoảnh khắc dồn nén trong tâm hồn, đó cũng chính là bản chất của quá trình đời sốngcon người. Đó là những khỏanh khắc đặc biệt của hiện thực được nhiøn qua lăng kính của tâm trạng, những khỏanh khắc thăng hoa, bột phát trong thế giới của tâm linh. Có khi đó là khỏanh khắc lúc chia li, là khi lên cao, là màn đêm yên tĩnh nhìn trăng mà da diếc nhớ về quê hương, là khỏanh khắc khi đối mặt với cái chết, hay chỉ là một thoáng mờ của giấc chiêm bao...

Thệ tảo Hung nô bất cố thân

Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần

Khả liên Vô Định hà biên cốt

Do thị xuân khê mộng lý nhân !

Lũng tây hành -Trần Đào

Tạm dịch : ra đi thề quét sạch rợ Hung nô không tiếc thân miønh, năm ngàn binh sỹ vùi thây nơi cát bụi đất Hồ, nắm xương bên sông Vô Định đã tàn lâu lắm rồi, nhưng vẫn còn là người trong mộng của những thiếu phụ chốn khuê phòng

Đây tuy là một kiệt tác phản chiến nhưng cái hay không nằm ở tinh thần phản chiến mà là ở chỗ cái giấc mộng đoàn viên giữa những người thiếu phụ chốn khuê phòng và những nắm xương trắng vùi nông bên dòng Vô Định, một giấc chiêm bao không bao giờ có thực nhưng nó vẫn là niềm hi vọng dù rất xót xa

Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường thường gợi chứ không tả.Từ những khoảng trống, khoảng trắng, nốt lặng vô hiønh trong kết cấu, trong các tương quan, trong các " nhãn tự", người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ được dồn nén vào trong đó.

Tự quân chi xuất hỷ

Bất phục lý tàn ky

Tư quân như nguyệt mãn

Dạ dạ giảm quang huy

Tự quân chi xuất hỷ - Trương cửu Linh

Tạm dịch : từ ngày chàng bước chân ra đi, cái khung cửi tàn thiếp không sửa lại, nhớ chàng như mảnh trăng tròn trên trời, đêm đêm ánh sáng bị giảm đi

Con người Trung Quốc nói riêng và con người phương Đông nói chung đặc biệt mẫn cảm với triết lí về thế giới về cuộc đời con người. Viø vậy các nhà thơ Đường gửi gắm vào thơ những quan điểm triết lí nhân sinh. Những quan điển này thường được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình- cảnh, sống- chết, thực - mộng, động-tĩnh...Các cặp phạm trù đã gợi cho người đọc nét bản chất, một quy luật chân lí của đời sống. Chính viø vậy thơ Đường đã đạt tới cái "thần lí","diệu lí" như các nhà nghiên cứu đã nhận xét.

Nhân nhàn quế hoa lạc

Dạ tĩnh không sơn khâu

Nguyệt xuất kinh sơn điểu

Thời minh xuân giản trung

Điểu minh giản- Vương Duy

Tạm dịch : người nhàn hoa quế rụng, đêm yên tĩnh trong núi vắng, trăng lên làm cho chim ngủ giật mình, cất tiếng kêu trong khe xuân

Bài thơ gợi lên một không gian tĩnh mịch, cảnh vật dường như bất động. Mặt trăng ló ra làm chim phải giật mình cất tiếng kêu nhỏ trong khe núi. Trong cái tĩnh có cái động, cái động làm tăng thêm cái tĩnh và từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn hồn nhiên cao khiết, thanh nhàn.

Thơ Đường đặc biệt là luật thơ, có cấu trúc hòan thiện. Nó là sự hài hòa giữa bằng trắc, âm dương,đối xứng và phi đối xứng. Nó lại nhất quán từ đề tài, mở đề tới kết luận. Nó là sự kết hợp giữa thực từ và hư từ, giữa lời nói và không phải lời nói. Ta thử nghe bài Thu hứng của Đỗ Phủ một bài thơ tiêu biểu thắm đượm tình quê, sầu thương da diếc, kín đáo

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hàn y xứ xứ thôi đao xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm

Tạm dịch : sương móc làm tiêu điều rừng cây phong, Vu Sơn, Vu Giáp hơi thu hiu hắt, giữa dòng sông sóng tung lên tận trời, trên cửa ải gió mây như sà sát mặt đất, khóm cúc hai lần nở làm tuông rơi dòng lệ những ngày qua, con thuyền lẻ loi buộc chặt với với nỗi lòng nhớ vườn cũ, nơi nơi rộn ràng kéo thước may áo rét, chiều tà tiếng chày đập áo trên thành Bạch Đế càng nghe vội vã.

Thơ Đường tập trung nghệ thụât tinh tế, diệu xảo.Thơ Đường lựa chọn những chi tiết đặc sắc,điển hiønh đạt đến độ tinh xảo giàu sức gợi, giàu sức khái quát, mọi ý tứ thăng trầm, sâu sắc được tóat lên từ những gợi ý này. Thơ Đường thường dồn nén những ẩn dụ tượng trưng. Những ẩn dụ tượng trưng này có sức bùng nổ lượng thông tin lớn. Cái ưu thế của nghệ thuật tinh tế, diệu xảo được tạo ra bởi "ngôn hữu hạn, ý vô cùng", nhờ sự lựa chọn và tổ chức hình ảnh mang tính ẩn dụ cao.

Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất kiến lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Độc thương nhiên nhi lệ hạ

Đăng U châu đài ca - Trần Tử Ngang

Tạm dịch : Trông lại trước không thấy người xưa, trông lại sau không thấy ai đến, nghĩ trời đất lâu dài vô cùng, một mình lệ rơi đau xót

Bài thơ là sự tương phản giữa cái vũ trụ vô cùng và đời người hữu hạn. Đó là nỗi lòng của kẻ sỹ cô đơn giữa cõi đời tầm thường ô trọc.

Thơ Đường hết sức coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ Đường và ngôn ngữ khái quát so với ngôn ngữ thơ ca đời trước. Mặt khác ngôn ngữ thơ đường còn là ngôn ngữ tinh luyện và chính xác, cô động và hàm súc.Cũng như thơ nói chung, thơ Đường sử dụng rộng rãi phép tĩnh lược và đảo trang.Tất cả những yếu tố trên đã hợp thành chỉnh thể nghệ thuật, tạo nên cái tinh tế, diệu xảo để chuyển tải nội dung một cách tốt nhất.

Thiên sơn điểu phi tuyệt

Vạn kính nhân tông diệt

Cô thuyền thôi lạp ông

Độc điếu hàn giang tuyết

Giang tuyết - Liễu Tông Nguyên

Tam dịch : Ngàn núi chim bay mất, muôn nẻo đường không dấu chân người, ông già đội nón lá, mặc áo tơi ngồi trên chiếc thuyền lẻ loi ,câu cá một mình trên sông tuyết lạnh lẽo

Thơ Đường nói chung và thơ đường luật nói riêng không chỉ la thành tựu riệng của thơ Trung Quốc mà còn là một thành tựu nổi bật trong thơ ca nhân lọai. Nói đến những đặc trưng cơ bản của thơ không thể không nói đến tính chất cổ điển trong thơ Đường. Và cũng chính vì lẽ đó mà thơ Đường nói chung và thơ Đường luật nói riêng có một sức sống mãnh liệt cho tới ngày nay. Và ai dám bảo thơ Đường luật ngày nay không còn có mật ! Xin hãy lắng lòng cùng Đinh Vũ Ngọc , một thi sỹ tài hoa của đất Quảng Nam

Cách trở mười năm em với ta

Mười năm mà ngỡ mới hôm qua

Em chưa chải hết sầu trên tóc

Ta đã chôn rồi mộng dưới hoa

Vẫn nhớ vẫn thương mà cách trở

Dẫu cười dẫu khóc cũng chia xa

Con tim vô tội chưa ngừng đập

Thì chút tình xưa mãi thiết tha

Mùa xuân năm Tân Mão

ĐÀO THÁI SƠN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.