Bác Sĩ Ngô Bá Định
Trong suốt cuộc đời, cơ thể con người trải qua một
quá trình tạo xương liên tục, trong đó những xương già bị hủy đi và
những xương mới được tạo ra. Loãng xương xuất hiện là do sự mất thăng
bằng trong chu trình tạo xương đó, khi lượng xương bị hủy nhiều hơn
lượng thay thế. Từ đó làm cho xương trở nên xốp hơn , và dần trở nên yếu
và dễ gãy hơn.
Ngày nay, có khoảng 28 triệu người Mỹ bị mắc chứng
loãng xương - 80% trong số này là phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ một lượng tương
đối nhỏ những phụ nữ này được chẩn đoán và điều trị.
Bởi vì, ở giai đoạn sớm, loãng xương diễn ra rất
thầm lặng, nghĩa là bạn không có một triệu chứng nào. Hơn nữa, nhiều phụ
nữ tin rằng nếu họ duy trì một chế độ ăn tốt và tập thể dục đều đặn, họ
sẽ không bị ảnh hưởng.
Hiểu biết chính là mấu chốt. Bạn càng hiểu biết
nhiều về chứng mất xương và cách lựa chọn của bạn trong sự phòng tránh
và điều trị loãng xương, bạn càng có nhiều cơhội để sống chủ động và
không phụ thuộc. Chỉ dẫn này được cung cấp để đem lại cho bạn những kiến
thức cơ bản về loãng xương, cũng như những thông tin về những xét
nghiệm cần thiết.
Cơthể mỗi người đều khác nhau, bạn có thể trao đổi
với bác sĩ về tình trạng của cá nhân. Cách tốt nhất để giúp bác sĩ quyết
định xem bạn có mật độ xương thấp hay loãng xương, và có nguy cơ gãy
xương do những chấn thương nhỏ hay không dựa vào xét nghiệm đo mật độ
xương.
Xương bình thường có mật độ dày và khoẻ mạnh.
Trong bệnh loãng xương, xương bị làm cho mảnh và yếu đi.
Hãy hỏi bác sĩ về xét nghiệm đo mật độ xương.
Bởi vì, trong giai đoạn đầu, loãng xương không có
triệu chứng, bạn có thể không biết rằng xương bạn đang trở nên yếu đi.
Xét nghiệm đo mật độ xương là một cánh giúp bác sĩ chẩn đoán được bạn có
loãng xương hay không. Xét nghiệm này cũng được dùng để đánh giá tỷ lệ
mất xương và đáp ứng với điều trị của bạn.
Có nhiều cách đo mật độ xương như sử dụng sóng âm
thanh, hay dùng một lương nhỏphóng xạ để xác định độ dày hay mật độ của
xương. Xét nghiệm đo mật độ xương đơn giản, an toàn, và không đau và hầu
hết các xét nghiệm chỉ tốn chừng vài phút.
Xét nghiệm chấm điểm (T-score) so sánh mật độ xương
của bạn với xương của phụ nữ trẻbình thường. T-score bình thương là -1
hay cao hơn. Xương bị yếu đi do loãng xương trở nên mỏng, dễ gãy. Nếu
T-score của bạn dưới mức bình thường, bạn nên điều trị.
Các xét nghiệm là một phương cách tốt để giúp xác
định bạn có nguy cơ loãng xương hay không. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên
thực hiện xét nghiệm đo mật độ xương không và dùng thuốc hay phương
pháp điều trị loãng xương nào là thích hợp cho bạn.
Phụnữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao. Mãn kinh
thường bắt đầu ở độ tuổi 50. Cho dù có thể xuất hiện sớm hơn, ví dụ
trong trường hợp người phụ nữ bị phẫu thuật lấy đi buồng trứng.
Các yếu tố khác có thể đóng góp vào các yếu tố nguy cơ gồm:
-Di truyền: Gia đình có tiền căn loãng xương, Thân hình nhỏ con hay ốm.
Chủng tộc người da trắng hay Châu Á ( Nhóm người này
có nguy cơ cao nhất cho dù loãng xương có thể ảnh hưởng đến mọi phụ nữ
mọi dân tộc).
-Giảm mức estrogen:Trong hay sau khi mãn kinh
-Thuốc: Steroide, Tăng nội tiết tố tuyến giáp
-Cách sống :Hút thốc lá, Dùng quá nhiều caffeine, Dùng quá nhiều rượu, Thiếu các hoạt động thể lực…
-Lượng vitamine D và calci không tương xứng. Ví dụ: không uống hoặc uống ít sữa hoặc ăn kiêng mỗi ngày.
Qua thời gian, khi xương bạn mỏng và yếu hơn, bạn có
thể gặp phải các triệu chứng: Giảm cân, Đau lưng,Còng lưng, Gãy xương
hông, cổ tay, xương sống
Mãn kinh là yếu tố mấu chốt góp phần phát triển
loãng xương. Ngay cả khi không có yếu tố nguy cơ nào tác động vào bạn,
bạn vẫn có thể có loãng xương nếu bạn đã sau mãn kinh.
Trong giai đoạn sớm của loãng xuơng, bạn có thể
không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, bạn có thể bị
gãy xương chỉ do một chấn thương nhỏ, đặc biệtở xương hông, cổ tay,
xương sống.
Các xương bị yếu do loãng xương dễ bị gãy hơn. Một
sự té ngã hay căng cơ lưng quá nhiều có thể tăng nguy cơ gãy xương. Việc
này có thể dẫn đến đau, giảm chiều cao, giới hạn hoạt động, gù lưng. Đi
kèm với tác động về mặt thể chất, loãng xương có thể dẫn đến cảm giác
gây bơ vơ, thiếu tự tin, hay mất độc lập.
Ngòai việc thực hiện một xét nghiệm đo mật độ xương
và biết đuợc thang điểm T- score, bạn có thể tự bảo vệ mình thoát khỏi
sự nguy hiểm của loãng xương bằng cách làm theo các bước sau:
-Tập thể dục nhiều và đều đặn :
Bạn có thể bảo vệ xương của bạn chống lại gãy bằng
tập thể dục và làm các hoạt động thể lực khác. Các bài tập thể dục nhằm
tăng độ khỏe mạnh của cơ và nâng cao tính mềm dẻo giúp phòng tránh té
ngã.
-Bảo đảm chế độ ăn có đầy đủ calci và vitamine D :
Cơthể của bạn cần calci và vitamine D để giữ cho
xương khoẻ mạnh. Nguồn tốt nhất đểcung cấp calci là thức ăn. nếu bạn
không thể lấy đủ calci từ thức ăn, bạn có thểlấy thêm từ các nguồn phụ
khác.
-Phòng tránh tai nạn bằng cách sống an toàn :
Với loãng xương, bạn cần phải học cách sống an toàn
phòng tránh té ngã và chấn thương xương. Tạo một căn nhà an toàn bằng
cách loại bỏ các mối nguy hiểm. Cẩn trọng khi mang vác, cúi xuống hay
với tay ra.
-Làm xét nghiệm đo mật độ xương :
Bạn có thể không biết rằng xương của bạn đang yếu
đi. Cách tốt nhất để bác sĩ của bạn quyết định bạn có mật độ xương thấp
hay loãng xương và bạn có nguy cơ cao bịgãy xương hay không là dựa vào
xét nghiệm đo mật độ xương.
-Trò chuyện cùng bác sĩ của bạn :
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về thuốc phòng hay phương pháp điều trị nào là thích hợp với bạn.
-Hoạt động hàng ngày :
Tất cả phụ nữ nên biết về chứng mất xương và loãng
xương. Gần như một phần hai phụnữ trên 50 tuổi bị loãng xương bị gãy
xương. Một cú té ngã nặng nề hay căng cơlưng quá mức có thể làm gia tăng
nguy cơ gãy xương. Điều này có thể dẫn đến đau, mất chiều cao, giới hạn
hoạt động, và còng lưng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.