Ở đâu đó trong các làng quê, ngỏ hẻm hay phố thị Việt Nam ngày xưa – tiếng gà gáy trưa vẫn thình thoảng vang lên – rời rạc. đơn độc –giữa trưa hè oi nồng im vắng, nhưng âm thanh ấy lại có sức cuốn hút thật lâu dài trong lòng người như điệp khúc quen thuộc mà thật da diết của Quê Nhà…
Tiếng gà vang lên trong nắng trưa hanh vàng. trong nỗi lặng lẽ của đời sống tạm ngưng nghỉ sau một buổi quần quật bương chải vì cơm áo.
Âm thanh ấy – có lắm người nghe quen đến nỗi chằng hề để ý. thậm chí không lưu lại chút cảm xúc? Cứ mặc cho tiếng gà eo óc cô đơn…Cho đến một ngày nào – chợt nghe tiếng gà trưa vọng lại –và lòng bỗng rộn lên một niềm hoải cảm mênh mông…
Tiếng gà gáy trưa khác hơn tiếng gà gáy buổi sang: Âm thanh khô khốc bất chợt vang lên, lẻ loi, rồi lặng im ngay sau đó! Lặng im cùng cái nắng oi bức nặng trĩu. Âm thầm cùng cõi vô cùng của đất tròi hiu quạnh chung quanh! Nếu là người đang xa quê – tha hương, thì âm thanh đơn điệu cũ càng ấy sẽ trổi dậy - ray rức, thôi thúc - mảnh liệt hơn - một nỗi niềm dịu vợi xa xôi chẳng bao giờ dứt. Tiếng gà trưa âm vang mãi mãi trong nỗi nhớ thương hoài niệm một đời biển dâu. chìm nổi!
Nhà thơ Hoàng Lộc đã bắt gặp “ tiếng gà trưa” nơi phố người hoa lệ từ bên kia đại tây dương – và đã thao thức. đã dằng vặt với bao nỗi nhớ Quê tha thiết không cùng trong một trưa khó ngủ nơi xứ người theo tiếng gà xao xác vọng lại từ nhà một hàng xóm:
“ông bạn Mễ xứ người kiếm sống
còn mang theo trưa những tiếng gà
ta nhiều năm nỗi đời nỗi mộng
ơn láng giềng thêm nỗi quê xa...”
còn mang theo trưa những tiếng gà
ta nhiều năm nỗi đời nỗi mộng
ơn láng giềng thêm nỗi quê xa...”
(Qua Vườn Nhà Một Hàng Xóm Mễ Tây Cơ,
Nghe Tiếng Gà Trưa)
Sự nhạy cảm quá đổi tinh tế của nhà thơ làm sống dậy nổi xúc dộng dịu dàng mà sâu thẳm vì “tiềng gà trưa” lạ lẫm trong thinh vằng của cõi người đã khiến nhà thơ chợt nhận ra cái tầm thường- rất tầm thường của đời sống quanh anh, mà bấy lâu chưa nhận thấy:
“ ông bạn Mễ xứ người kiếm sống
còn mang theo trưa những tiếng gà”
Dù đã lưu lạc xứ người vì cơm áo – nhưng ông bạn làng giềng không hề quên quê hương, kỷ niệm. người thân yêu của mình nơi một làng quê xa xôi cách biệt nào đó tận xứ Mễ Tây Cơ! Vẫn còn “ mang theo trưa những tiếng gà” bên đời sống lận đận viễn xứ bao năm! Biết người – nghĩ lại mình :
“ ta nhiều năm nỗi đời nỗi mộng
ơn láng giềng thêm nỗi quê xa…”
Nhiêu năm tháng thăng trầm vì “nỗi đời/ nỗi mộng”. Nhiều năm tháng biền biệt quê xa. Bao lần khắc khoải nhớ thương “thực/mộng”. Và ngay lúc nầy đây- “qua vườn nhà một hàng xóm Mễ Tây Cơ”- nhà thơ đã thêm vào “cõi đời/ cõi mộng” nỗi nhớ “quê xa” – ngày càng quặn thắt, tràn đầy. Nếu không đáu đáu bên lòng một nỗi nhớ quê son sắc. nếu không tìm ẩn một tình thương yêu quê nhà thường trực thôi thúc réo gọi bên dời – thì làm sao một “tiềng gà trưa” đã khơi dậy một trời đau xót nhớ nhung?
Tôi bổng nhớ đến nhạc sĩ – nhà thơ Văn Cao trong “ Mùa Xuân Đầu Tiên” đã không “vô tình” khi đưa “tiếng gà trưa” vào đoạn cuối của ca khúc để bật lên tiếng lòng chân thật nhất. thiết tha nhât, bi thương nhất, và cũng dào dạt cảm xúc nhất dành cho “mùa xuân đầu tiên” sau 75 còn bỏ ngỏ:
“…Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thu hôm nay mênh mông.”
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thu hôm nay mênh mông.”
Vậy mà - một thời ca khúc tâm huyết tuyệt vời nầy của Văn Cao đã “bị cấm phổ biến” vì sự trung thực. vì lòng bi thương hoài niệm. vì “những mùa xuân không là mùa xuân” đã được nhắc nhở như một nỗi đau chung của dân tộc (?) – nhưng rồi, hôm nay- nó đã được vang lên trong mọi nhà. trong mỗi dịp Xuân về; bởi một diều giản dị - đó là tình cảm, là tiếng lòng của tất cả mọi trái tim Việt Nam yêu Quê Hương chân chính! Khúc ca là tiếng thổn thức của niềm vui và nỗi buồn…
Chỉ một tiếng gà trưa bình thường thôi. Nhưng âm vang quê mùa chơn chất ấy đã lôi cuốn. đã lay động bao trái tim nhớ thương Quê Nhà đến vô cùng… Thật tuyệt vời – tiếng gà trưa vẫn còn vang mãi cho đến hôm nay và cả mai sau…
Quê nhà, tháng 6 năm 2012
Mang Viên Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.