Trong
cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đối diện với những điều
tốt và xấu, những yếu tố đem lại thành công cùng với những
khả năng gây ra sự thất bại cho bất cứ một hoạt động nào,
một vị trí nào. Nói cách khác, các yếu tố Tốt/Xấu – Thành/
Bại luôn luôn đan xen nhau.
Trong
cái xấu cũng có phần tốt, trong cái rủi cũng có cái may,
trong điều hay cũng có việc dở. Vì thế, khi đứng trước những
hoạt động của các em, chúng ta không thể quá cầu toàn, đòi
hỏi một sự thành công tuyệt đối.
Chấp nhận bản thân của trẻ
Có
những bậc cha mẹ, luôn đòi hỏi các em phải có khả năng “vượt
lên chính mình” đó không phải là một ước vọng xấu. Nhưng hầu
như rất ít trẻ đạt được những mong muốn của cha mẹ, và điều
này sẽ gây ra sự thất vọng cho cả hai phía và rất dễ dẫn
đến sự suy sụp tinh thần nếu không thành công.
Ngay
cả khi chúng ta có được những đứa con thông minh, chúng ta cũng
vẫn không hài lòng và thay vì chúng ta giúp cho trẻ có được
niềm vui trong các kết quả học tập đạt được, thì chúng ta
lại đặt ra cho trẻ những “chỉ tiêu” ngày một cao hơn – tại sao
con chỉ được có 8 điểm Văn, 9 điểm Toán mà không phải điểm 10
? – Chính chúng ta cũng tự đặt ra cho mình những đòi hỏi là
tại sao lại phải cho con theo học những ngôi trường bình
thường, dù đó là một ngôi trường dạy tốt mà không cho con theo
học trường chất lượng cao, nhưng trong đó sự ganh đua giữa các
học sinh có khi lại biến thành sự ganh tỵ hoặc điều đó có
thể tạo cho các em những gắng sức đưa đến những căng thẳng,
mệt mỏi không đáng có!
Trong
lứa tuổi này, các em thường rất chú ý đến các điểm số trong
việc học, và cũng chú ý cả đến việc có được thày cô quan
tâm đến mình hay không! Nếu cha mẹ cũng vì lòng hiếu danh, hay
muốn con mình luôn là kẻ dẫn đầu, thì sẽ khiến các em dễ rơi
vào sự kiêu ngạo, khi cho mình là người luôn đạt được điểm cao
và được thày cô khen tặng – theo các em, đó là sự thành công
và ngược lại, đó là sự thất bại.
Nếu
như các em không đạt được điểm số cao thì lại chê bai, phê bình
khiến cho trẻ đã buồn lại càng buồn thêm, và có thể đưa đến
phản ứng tiêu cực là không còn muốn cố gắng nữa trong việc
vượt qua những trở ngại trong việc học không chỉ trong lứa tuổi
này mà thái độ này còn ảnh hưởng, di hại đến cả khi các em lớn hơn,
trong các độ tuổi cần nhiều sự nỗ lực hơn .
Vì
thế, chúng ta không nên chê bai những điều sai lầm của các em,
nhưng cũng không nên quá đề cao những thành công nhất thời của
trẻ trong việc học. Tất cả chỉ mang tính tương đối theo tinh
thần: “Thắng không kiêu – Bại không nản” . Điều quan
trọng mà chúng ta cần giúp trẻ, không phải là cần đạt đến
thành công bằng bất cứ giá nào, mà điều quan trọng là phải
biết giúp trẻ đứng lên được sau thất bại.
Thực
ra, trong lứa tuổi này, các em thường quan niệm về thành công
và thất bại khá đơn giản. Vì thế, chúng ta cũng không nên rắc
rối hóa những khái niệm này mà ngược lại, nên giản dị hóa
nó bằng những điều hết sức cụ thể.
Nguyên tắc ứng xử với thành công và thất bại :
1/ Không vui mừng thái quá trước những thành công của con :
Đối
với nhiều bậc cha mẹ, đứa con của mình luôn là số một, luôn là người
đẹp nhất, giỏi nhất hoặc luôn mong muốn là như thế. Vì thế, khi con đạt
được những thành công không lấy gì làm to tát lắm như đứng hạnh nhất
trong lớp, đạt huy chương trong một cuộc thi thể dục thể thao tại
trường hay tại địa phương, nhận được bằng khen vì một thành tích nào
đó..v.v. thì lập tức biến trẻ thành một “ông hoàng” bằng những phần
thưởng, những buổi tiệc mừng…nhất là khi gia đình có điều kiện về tài
chính hay có một vị thế trong xã hội.
Việc
vui mừng và tưởng thưởng trước những thành công cho con, không phải là
điều sai nhưng chỉ nên ở trong một chừng mực phù hợp với mức độ thành
công mà trẻ đạt được. Điều này cũng đủ để giúp cho trẻ hài lòng về giá
trị của bản thân, mà không rơi vào tình trạng kiêu ngạo về những khả
năng của mình, để từ đó dẫn đến những đòi hỏi quá đáng.
2/ Không buồn bực trước những thất bại của trẻ:
Ngược
lại, khi trẻ gặp thất bại hay thua sút trong kết quả học tập, thì cũng
đừng xem đó là điều ô nhục, hay sự đau khổ cùng cực khiến trẻ mất đi sự
tự tin cần thiết. Vì đó chỉ là những thất bại nhất thời, do nhiều yếu
tố tác động, đôi khi nằm ngoài ý muốn của đứa trẻ. Hoặc chúng ta cũng
cần xem xét nó dưới góc độ như là một thái độ phản kháng của trẻ về một
cách ứng xử nào đó của gia đình hay của người thày / cô mà nó không
“thích” !
Vì
vậy, khi trẻ gặp thất bại chúng ta cần xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ
khác nhau để có thể tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu, chỉ cho thấy
các yếu tố dẫn đến sự thất bại để từ đó có thể giúp trẻ khắc phục trong
tương lai.
3/ Đừng quan trọng hóa những kết quả mà trẻ đạt được:
Cũng
như nguyên tắc thứ nhất, có nhiều ông bố bà mẹ xem những thành tựu của
con mình là điều hết sức quan trọng, có khi còn lớn hơn cả việc con
người đặt chân lên mặt trăng. Điều này không sai, nhưng chỉ nên tỏ ra
ngay khi trẻ đạt được điều đó bằng sự vui mừng, khen ngơi, có thể bằng
những lời có cánh đẹp đẽ, những cái ôm hôn, những nụ cười… Nhưng có thể
như vậy là đủ rồi và sau đó có khi chúng ta lại phải làm công việc kéo
đứa trẻ “trở lại mặt đất” sau những giây phút bay bổng vì các thành quả
đạt được.
Đây
mới là điều cần thiết, chúng ta thực tình khen ngợi thành tích của trẻ,
nhưng đừng tô hồng, đánh bóng, long trọng hóa điều đó bằng những việc
thái quá như một buổi tiệc mừng hoành tráng, hay những lời ca tụng thái
quá vì khi đứa trẻ được tung lên quá cao, sẽ rất khó chịu thậm chí gặp
phải những vấn đề tâm lý khi phải trở lại con người bình thường của
mình.
4/ Đừng lo lắng quá trước những thất bại của trẻ:
Khi
trẻ gặp thất bại, chúng ta cần bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân. Có thể
điều đó nằm ở tính cách của trẻ, có thể do những yếu tố bên ngoài. Nếu
như, đó là tính cách của trẻ thì chúng ta cũng không nên quá lo lắng,
vì đó không phải là việc không thể sửa chữa được vì bất cứ tính cách
nào cũng có những ưu/khuyết điểm. Chỉ cần chúng ta biết tìm ra được ưu
điểm dù có khi rất ít, để phát triển lên thì trẻ sẽ dần dần đạt được
những kết quả tốt hơn mà chính khi việc thất bại lại là một động lực để
thúc đẩy trẻ biết cố gắng hơn.
Nếu
như đó là những yếu tố bên ngoài thì có khi sự thất bại lại là một điều
may mắn, vì qua đó chúng ta co dịp để nhìn lại những yếu tố bất lợi
trong môi trường của trẻ, để có được những biện pháp khắc phục hay
thích nghi phù hợp, tránh được những thất bại nặng nề hơn trong tương
lai.
5/ Hãy đánh giá sự cố gắng của trẻ chứ không đánh giá kết quả cuối cùng:
Thông
thường, thì chúng ta hay đánh giá các hoạt động nhất là trong lĩnh vực
học tập qua thành tích sau cùng là điểm số hay thứ hạng. Đây là điều
đơn giản và dễ dàng và hợp lý. Thế nhưng, điều này dễ khiến chúng ta
đặt ra những chỉ tiêu, những kỳ vọng cao hơn khả năng thực sự của trẻ,
điều này khiến cho việc không đạt được những kết quả tốt nhất có khi
trở thành một thảm họa cho trẻ.
Vì
thế, chúng ta hãy đánh giá những cố gắng trong quá trình học tập để đạt
đến những thành tích tốt nhất trong khả năng của trẻ chứ không nên xem
vào kết quả cuối cùng, mà không chú ý đến những cách thức mà trẻ đã
thực hiện để đạt được điều đó, vì có thể tre đã dùng những mánh khóe
hay thủ đoạn hơn là những nỗ lực chân chính, và kết quả đạt được không
phản ánh một cách trung thực những khả năng thực sự của trẻ. Đây có thể
xem như một sự tồi tệ hơn là điều đáng tự hào.
6/ Hãy để trẻ tự lực trước những điều mà trẻ có thể tự xoay sở được:
Thông
thường, khi hỗ trợ trẻ làm một điều gì thì nhiều bậc cha mẹ thường có
suy nghĩ là trẻ không làm được thì mình phải làm thay thôi, ngay cả khi
thấy trẻ có khả năng làm được, nhưng có thể kết quả sẽ không được tốt
lắm, vì thế mình làm giúp trẻ để có kết quả tốt hơn. Điều này có giá
trị là sẽ đạt được kết quả tốt nhất cho hoạt động đó, nhưng lại không
có giá trị trong việc giúp trẻ nâng cao khả năng, mà đây mới là mục
đích cần đạt đến. Vì vậy, nếu chúng ta thấy trẻ có thể tự làm được điều
gì, thì cứ để cho trẻ làm. Cùng lắm thì chỉ cần cung cấp cho trẻ một số
phương tiện và điều kiện làm việc tốt hơn rồi để cho trẻ tự xoay sở,
cho dù kết quả có thể không hoàn toàn lắm nhưng đó sẽ là kết quả tốt
nhất mà chúng ta cần có, đồng thời điều đó sẽ giúp cho trẻ thêm tự tin
vào bản thân. Đây mới là điều quan trọng nhất.
Lê KhanhSource http://www.tamlytreem.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.