“Thà làm BÉ của ông LỚN, còn hơn làm LỚN của ông BÉ ! ”
“Vợ cả, vợ hai, vợ ba
Cả hai ba vợ đều là vợ cả.”
(vè dân gian)
Đa thê không phải là chuyện mới mẻ. “Tệ trạng xã hội” này đã có mặt trên quả đất cỡ vài ngàn năm rồi. Cho đến ngày hôm nay, ở thế kỷ 21, người ta còn đếm được trên 100 quốc gia vẫn còn chính thức hoặc bán chính thức cho phép (công nhận) việc đa thê.
Xưa nay, theo quan niệm chung của xã hội Việt Nam, chế độ đa thê được cho là bi kịch của người phụ nữ và con cái của họ. Nói cách khác, chúng ta thấy phụ nữ Việt Nam có nhiều chuyện buồn hơn chuyện vui.
Vợ cả than đã đành:
“Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”
(ca dao)
Mà vợ lẽ cũng than:
“Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùi”
(ca dao)
Trong cuộc sống cộng đồng, vấn đề chúng ta cần phải chia sẻ với mọi người chung quanh, cùng dùng chung với nhau các tiện nghi xã hội là việc tốt nên làm; nhưng nếu phải dùng chung chồng thì nghe không thấy vui chút nào:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng...”
(Hồ Xuân Hương)
Nhưng riêng đối với bản thân người đàn ông có nhiều vợ, chúng ta thấy cũng một khía cạnh khác của vấn đề: Họ đôi khi cũng là nạn nhân của cái “bi kịch” trong chế độ hôn nhân mà chính họ viết, sáng tác ra mới là ly kỳ...
Bây giờ chúng ta thử nhìn lại từ góc cạnh của từng nhân vật trong vở “bi kịch” này xem có thể học hỏi được gì từ những kinh nghiệm của họ.
1- Chồng
Hiển nhiên anh ta phải có sẵn tính tham lam (mà có anh nào hổng ham?) Nhất là khi anh ta có dư rủng rỉnh chút tiền (do thu nhập cao hơn người lao động bình thường) là anh nghĩ ngay đến việc lấy vợ bé.Tôi còn nhớ lại lúc còn đi học ở trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Sài Gòn, trong giờ “Kinh tế Nông Thôn” ông thầy môn kinh tế giảng là:
“.. mục đích của môn học là trình bày một số phương cách giúp nông dân biết cách quản trị tài sản và vật dụng sẵn có qua các giai đoạn sản xuất nông nghiệp để họ có thể gia tăng lợi tức thu nhập,”
Một anh bạn tôi đưa tay lên xin có ý kiến:
“Dạ không được đâu thầy. Nông dân mà có thêm lợi tức là họ lấy vợ bé liền hà !”
Ý kiến có vẻ khôi hài và đầy ác ý (?); nhưng không phải là hoàn toàn xa với thực tế.
Đó là nói về các bác nông dân cày sâu cuốc bẫm vừa đủ ăn đủ mặc mà còn có tính xấu như vậy. Các anh chàng phố thị đẹp giai, đa tài, giầu có, quyền chức như loại ca sĩ, đại gia, cán bộ cao cấp, quan cách mạng, vua chúa… dù có sẵn vợ nhà rồi mà vẫn còn ham. Sách vở nào, thống kê nào mà kê khai ra cho hết các lý do cũng như số vợ họ lấy thêm. Tôi chỉ đưa ra vài mẩu thí dụ làm quà:
a-
Hỏi :
- Anh là người công giáo mà sao lại đa thê ?
Trả lời :
- Vì tui thấy trong thánh kinh đâu có chỗ nào ghi chép là cấm lấy thêm vợ đâu ?!
(Thằng em trả lời câu hỏi này kể ra hơi láo lếu. Tôi đọc kỹ lại, thánh kinh có nói rõ là :
“Không được phụng thờ hai chúa”
(No man can serve two masters – Matthew 6:24)
b-
Những ngày gần đây, có một bức ảnh (xem ở phần dưới cho biết) ghi lại một tấm biển cổ động rất “lạ” ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Việt Nam đã được phổ biến nhanh chóng trên các trang mạng Việt ngữ. Đây là một tấm biển cổ động kế hoạch hóa gia đình với khẩu hiệu :
“Mỗi gia đình có hai con vợ chồng hạnh phúc.”
Tuy nhiên, do thiếu dấu phẩy cùng, cách ngắt dòng bất hợp lý (không biết vô tình hay cố ý), tấm biển đã bị nhiều người hiểu lầm thành:
“Mỗi gia đình có hai con vợ. Chồng hạnh phúc.”
Trở lại vấn đề anh chồng có nhiều vợ. Anh chồng có vợ bé hình như luôn luôn ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan…” vì phải lúng túng tìm mọi cách làm vừa lòng thỏa mãn hai (hay nhiều hơn) “chủ” cùng một lúc. Đó là chưa nói đến chuyện anh ta có thêm nhiệm vụ khác là làm vừa lòng hai, ba bà mẹ vợ cùng một lúc. Thiệt tình! Thằng bé làm thằng lớn khổ - mà thằng bé cũng khổ thấy má! Bấy giờ anh ta mới thấy ông Adam là người may mắn nhất thế giới: Ông Adam không có bà mẹ vợ nào cả!
Với thời gian trôi qua, nếu chàng vẫn tiếp tục nắm giữ được quyền thế, hay là vẫn tiếp tục ăn nên làm ra có nhiều tiền nhiều của, thì tình thế phục vụ nhiều chủ khó có thể tệ hơn; Còn ngược lại, nếu anh không may mắn hoặc không khéo léo thì cuộc đời anh sẽ đi từ “bi kịch” đến “bi thảm” cũng không xa cho lắm: Một cổ hai ba tròng; Từ chết đến bị thương; Gia đình đổ vỡ; Tương lai con cái mù mịt…
2- Vợ lớn (vợ cả)
Thật cay đắng ! Trong cái bi kịch đa thê này, chị vợ cả có lẽ là người thiệt thòi nhiều nhất, mất mát nhiều nhất. Hoàn cảnh chị vợ cả sẽ ở trong hai trường hợp. Thứ nhất nếu chị đã là người đang chịu đựng cảnh “chồng chúa vợ tôi” thì có thể chị ta sẽ tiếp tục âm thầm chịu đựng thêm một chút nữa cho hết kiếp.Trường hợp thứ hai, chị cả thuộc loại vợ đẹp, hiền, đảm đang, môn đăng hộ đối; và nhất chị vẫn luôn luôn tưởng mình là người yêu (duy nhất) trong mộng của anh chồng. Bao lâu nay chị vẫn trọn nghĩa trọn tình, đồng cam cộng khổ, xây dựng với chồng một gia đình êm ấm hạnh phúc; cho đến khi nghe cái “tin không vui trong giờ tuyệt vọng” thì chị ngỡ ngàng “sao lại có thể như thế được?” hoặc “Tại sao sự bất hạnh lại đến với mình? Mình có làm gì lầm lỗi hay không?” Thế là cuộc chiến ghen tuông dưới mọi hình thức (từ bình thường điện lạnh đến xung đột nóng đẫm máu) sẽ lần lượt xảy ra… Đôi khi chị vợ cả lâm cảnh lao tù vì bạo hành (thuê người đánh ghen, tạt a-xít… chẳng hạn). Sau khi quậy một hồi thấy không thay đổi được thực tế thì tới “lúc trời quang mây tạnh” chị cả đành, vì tương lai con cái, nuốt hận chấp nhận cuộc tình tam giác, tứ giác vô duyên vô nợ…
3- Vợ bé
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai? ”
(ca dao)
Em cứ ví mình như “tấm lụa đào” mà vào tay anh chàng đã có vợ thì kể cũng như em đi vào con đường mòn hồ chí minh... vì máy bay của “Mĩ Ngụy” mà thấy em thì em te tua có cơ hội thành liệt sĩ ngay!
Tuy vậy, cô em vợ bé này, vào giai đoạn còn tranh tối tranh sáng, hiển nhiên có nhiều ưu điểm hơn chị vợ cả kể cả “chì lẫn chài (trẻ hơn, đẹp hơn và năng động hơn...)”; Nhưng hoàn cảnh của cô em không thể đẹp như cô vẫn thường mơ và viết thành thơ. Cô sẽ phải mang tiếng đã phá vỡ hạnh phúc gia đình của người khác (nếu cô vẫn sống sót thoải mái toàn thây sau vài vụ “giải phóng mặt bằng” của vợ cả và con cái đã trưởng thành của chị cả!). Nhìn cho kỹ thực tế, cô em được anh chồng “sái nhì” xem như một món “đồ vật” quý hơn là một người phối ngẫu theo đúng cái nghĩa của nó. Giá trị của em còn tùy vào sự sử dụng và sở thích của cái củ “sái nhì” này!
Ngoài ra, cái chuyện “xuất giá tòng phu” của em kể cũng hơi ốt dột! Trước em, đã có một mợ (cả) chính thức có “đăng ký” hẳn hòi để làm cái vai trò “tòng phu” rồi. Muốn “tòng phu” thì cô em phải lấy số “Number 2!” Cô vợ bé còn thấy mình lạc lõng hơn một khi anh chàng “sái nhì” thừa thắng xông lêm tậu thêm cô vợ thứ ba (!)
Vợ cả thì đã có vị trí rõ ràng vẽ trên văn kiện pháp lý (giấy hôn thú). Nếu lỡ “Sái nhì” có đột ngột đi bán muối (vì thượng mã phong chẳng hạn), con trai lớn của chị cả (là con đích tử) có cơ hội nối ngôi nếu “sái nhì” làm vua; hoặc “hợp lệ tình trạng quân dịch” để hưởng gia tài nếu “Sái nhì” là đại gia... Còn con của cô em vợ bé cũng có cùng số phận “Number 2” như cô không hơn không kém. Với cái vị trí khiêm nhường “Number 2,” cô em cần phải làm một cuộc cách mạng hay ít ra một vụ đảo chánh chỉnh lý gì đó (?) để phản kháng hoặc tranh quyền lợi với vợ cả; nhưng đây không phải là chuyện nhỏ, không dễ làm; vả lại cô em thấy cũng đã lạnh cẳng khi phải đụung độ chị vợ cả rất chằng ăn, mưu mô hơn cô em; và lũ con vợ cả đã trưởng thành, lớn xác to con hơn con riêng của cô em... Nếu cô em khôn ngoan một chút, thì có lẽ em đã khiến được khứa lão cho tên mẹ con cô vào di chúc lúc khứa lão vẫn còn mạnh giỏi cưỡi ngựa xem hoa. Việc này (theo ý kiến riêng của người viết) thì cũng không khó lắm nếu chị đang là “món đồ quý”: Chị chỉ cần biết cách “cấm vận có điều kiện” với khứa lão một thời gian là tên chị sẽ vào di chúc ngay hà!?
4- Con cái
Nếu bố Yamaha (đọc là “Già Mà Ham”) thuộc loại “trâu già thích gặm cỏ non” thì nhiều khi tuổi tác của các con vợ cả còn lớn tuổi hơn cô em vợ bé. Vấn đề xưng hô (giữa con vợ cả và mẹ kế) trở nên ngượng ngạo muốn trẹo mỏ...
Vì vấn đề “một chốn hai ba quê,” bố yamaha không có đủ thời giờ quan tâm đến việc săn sóc, giáo dục con cái chu đáo, nhất là con cái đang ở trong tuổi vị thành niên rất cần người hướng dẫn, cho nên các vấn đề gia trọng khác của gia đình như bỏ học, nghiện ngập, băng đảng, mang bầu... sẵn sàng xẩy ra làm phí hoại cả cuộc đời con trẻ.Ngoài ra, cái tai hại đa thê không dừng lại ở ông bố yamaha. Thống kê cho thấy con trai có bố lấy nhiều vợ cũng sẽ có khuynh hướng lấy nhiều vợ - Cha nào con nấy.Cái ”phản ứng dây chuyền” (chain reaction) này khó mà dừng lại!
5- Mặt thứ hai của đồng tiền
Rất kỳ lạ. Có nhiều tôn giáo (Hồi giáo nói chung, và nhiều Mormon Sect ở Utah và Texas) vẫn chấp nhận chế độ đa thê mặc dù nhiều quốc gia (kể cả Hoa kỳ) đã đặt đa thê ra ngoài vòng pháp luật. Những anh chàng theo đạo Hồi hay Mormon “cải tiến” lý luận là họ lấy vợ bé là vì họ theo tôn chỉ đã được dạy trong kinh thánh (của tôn giáo họ) và noi gương theo bước chân của tổ tiên của họ. Thiệt tình! Vừa được lấy thêm vợ vừa được lên thiên đàng… Được sống sung sướng cả trong hai thế giới cùng một lúc (win-win situation)? Đạo Hồi có nhiều người chết vì khủng bố (xe cài bom nổ giữa chợ chẳng hạn) mà vẫn đông tín hữu có lẽ vì truyền thống đa thê này chăng???
Trong thực tế, hơi khôi hài, có nhiều hoàn cảnh, đa thê không hoàn toàn là điều bất lợi. Trong gia đình đa thê mà nếu (các bà vợ) sống hòa thuận thì sẽ có nhiều người lớn có thể làm việc, đem thêm lợi tức về cho gia đình. Gia đình có hai (hay 3, 4, 5…) bà mẹ thì con cái có nhiều cơ hội gần mẹ (bên phải hay bên trái đều có mẹ); nhiều người xúm lại làm mọi công việc thì tất nhiên sẽ hoàn tất nhanh chóng hơn. Riêng ở đất Mỹ văn minh này, vào cuối tuần hay các dịp lễ thường hay có “Sale” loại “Mua một tặng một (Buy one get one free!)” hay “Mua hai tặng một…” Gia đình đa thê tha hồ mà đi “shopping” mệt nghỉ; có tốn kém thêm là bao nhiêu?
6- Lời cuối
Trên bình diện giới tính, tỉ số nam và nữ trong dân số Việt Nam (cũng như toàn cầu) khá quân bình: 50.5% nữ và 49.5% nam. Nếu các bố Yamaha gom một lượt 2-3 mợ thì các anh chàng độc thân tất nhiên mất bớt các cơ hội lấy vợ. Thành ra nạn “lệch lạc đối tượng tình dục” (pê đê, gay, đồng tính luyến ái) của “thế giới thứ 3” phát triển một phần cũng từ chế độ đa thê (?) Như vậy chế độ đa thê đã dự phần vào việc làm xáo trộn cái trật tự tư nhiên về tình dục của xã hội.
Dầu gì, người phụ nữ nói chung cũng là nạn nhân đầu tiên của chế độ đa thê. Tuy nhiên, cũng thấy rất quý trọng người phụ nữ Việt Nam. Trong hoàn cảnh nào, vợ cả hay vợ lẽ, phụ nữ Việt Nam cũng nhẫn nại, thủy chung, son sắt; cũng có những khao khát cho cuộc sống hạnh phúc, xứng đáng cho mình và cho con cái mình.
Cái quan niệm (phong kiến) tai hại “Trai năm thê bảy thiếp; Gái chuyên chính một chồng” đã gây nên biết bao nhiêu chuyện đau lòng, oan trái… cần phải được thay đổi.
“No man can serve two masters.”
– Matthew 6:24
Trần Văn Giang
Tháng 6 năm 2012
“Vợ cả, vợ hai, vợ ba
Cả hai ba vợ đều là vợ cả.”
(vè dân gian)
Đa thê không phải là chuyện mới mẻ. “Tệ trạng xã hội” này đã có mặt trên quả đất cỡ vài ngàn năm rồi. Cho đến ngày hôm nay, ở thế kỷ 21, người ta còn đếm được trên 100 quốc gia vẫn còn chính thức hoặc bán chính thức cho phép (công nhận) việc đa thê.
Xưa nay, theo quan niệm chung của xã hội Việt Nam, chế độ đa thê được cho là bi kịch của người phụ nữ và con cái của họ. Nói cách khác, chúng ta thấy phụ nữ Việt Nam có nhiều chuyện buồn hơn chuyện vui.
Vợ cả than đã đành:
“Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”
(ca dao)
Mà vợ lẽ cũng than:
“Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùi”
(ca dao)
Trong cuộc sống cộng đồng, vấn đề chúng ta cần phải chia sẻ với mọi người chung quanh, cùng dùng chung với nhau các tiện nghi xã hội là việc tốt nên làm; nhưng nếu phải dùng chung chồng thì nghe không thấy vui chút nào:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng...”
(Hồ Xuân Hương)
Nhưng riêng đối với bản thân người đàn ông có nhiều vợ, chúng ta thấy cũng một khía cạnh khác của vấn đề: Họ đôi khi cũng là nạn nhân của cái “bi kịch” trong chế độ hôn nhân mà chính họ viết, sáng tác ra mới là ly kỳ...
Bây giờ chúng ta thử nhìn lại từ góc cạnh của từng nhân vật trong vở “bi kịch” này xem có thể học hỏi được gì từ những kinh nghiệm của họ.
1- Chồng
Hiển nhiên anh ta phải có sẵn tính tham lam (mà có anh nào hổng ham?) Nhất là khi anh ta có dư rủng rỉnh chút tiền (do thu nhập cao hơn người lao động bình thường) là anh nghĩ ngay đến việc lấy vợ bé.Tôi còn nhớ lại lúc còn đi học ở trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Sài Gòn, trong giờ “Kinh tế Nông Thôn” ông thầy môn kinh tế giảng là:
“.. mục đích của môn học là trình bày một số phương cách giúp nông dân biết cách quản trị tài sản và vật dụng sẵn có qua các giai đoạn sản xuất nông nghiệp để họ có thể gia tăng lợi tức thu nhập,”
Một anh bạn tôi đưa tay lên xin có ý kiến:
“Dạ không được đâu thầy. Nông dân mà có thêm lợi tức là họ lấy vợ bé liền hà !”
Ý kiến có vẻ khôi hài và đầy ác ý (?); nhưng không phải là hoàn toàn xa với thực tế.
Đó là nói về các bác nông dân cày sâu cuốc bẫm vừa đủ ăn đủ mặc mà còn có tính xấu như vậy. Các anh chàng phố thị đẹp giai, đa tài, giầu có, quyền chức như loại ca sĩ, đại gia, cán bộ cao cấp, quan cách mạng, vua chúa… dù có sẵn vợ nhà rồi mà vẫn còn ham. Sách vở nào, thống kê nào mà kê khai ra cho hết các lý do cũng như số vợ họ lấy thêm. Tôi chỉ đưa ra vài mẩu thí dụ làm quà:
a-
Hỏi :
- Anh là người công giáo mà sao lại đa thê ?
Trả lời :
- Vì tui thấy trong thánh kinh đâu có chỗ nào ghi chép là cấm lấy thêm vợ đâu ?!
(Thằng em trả lời câu hỏi này kể ra hơi láo lếu. Tôi đọc kỹ lại, thánh kinh có nói rõ là :
“Không được phụng thờ hai chúa”
(No man can serve two masters – Matthew 6:24)
b-
Những ngày gần đây, có một bức ảnh (xem ở phần dưới cho biết) ghi lại một tấm biển cổ động rất “lạ” ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Việt Nam đã được phổ biến nhanh chóng trên các trang mạng Việt ngữ. Đây là một tấm biển cổ động kế hoạch hóa gia đình với khẩu hiệu :
“Mỗi gia đình có hai con vợ chồng hạnh phúc.”
Tuy nhiên, do thiếu dấu phẩy cùng, cách ngắt dòng bất hợp lý (không biết vô tình hay cố ý), tấm biển đã bị nhiều người hiểu lầm thành:
“Mỗi gia đình có hai con vợ. Chồng hạnh phúc.”
Trở lại vấn đề anh chồng có nhiều vợ. Anh chồng có vợ bé hình như luôn luôn ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan…” vì phải lúng túng tìm mọi cách làm vừa lòng thỏa mãn hai (hay nhiều hơn) “chủ” cùng một lúc. Đó là chưa nói đến chuyện anh ta có thêm nhiệm vụ khác là làm vừa lòng hai, ba bà mẹ vợ cùng một lúc. Thiệt tình! Thằng bé làm thằng lớn khổ - mà thằng bé cũng khổ thấy má! Bấy giờ anh ta mới thấy ông Adam là người may mắn nhất thế giới: Ông Adam không có bà mẹ vợ nào cả!
Với thời gian trôi qua, nếu chàng vẫn tiếp tục nắm giữ được quyền thế, hay là vẫn tiếp tục ăn nên làm ra có nhiều tiền nhiều của, thì tình thế phục vụ nhiều chủ khó có thể tệ hơn; Còn ngược lại, nếu anh không may mắn hoặc không khéo léo thì cuộc đời anh sẽ đi từ “bi kịch” đến “bi thảm” cũng không xa cho lắm: Một cổ hai ba tròng; Từ chết đến bị thương; Gia đình đổ vỡ; Tương lai con cái mù mịt…
2- Vợ lớn (vợ cả)
Thật cay đắng ! Trong cái bi kịch đa thê này, chị vợ cả có lẽ là người thiệt thòi nhiều nhất, mất mát nhiều nhất. Hoàn cảnh chị vợ cả sẽ ở trong hai trường hợp. Thứ nhất nếu chị đã là người đang chịu đựng cảnh “chồng chúa vợ tôi” thì có thể chị ta sẽ tiếp tục âm thầm chịu đựng thêm một chút nữa cho hết kiếp.Trường hợp thứ hai, chị cả thuộc loại vợ đẹp, hiền, đảm đang, môn đăng hộ đối; và nhất chị vẫn luôn luôn tưởng mình là người yêu (duy nhất) trong mộng của anh chồng. Bao lâu nay chị vẫn trọn nghĩa trọn tình, đồng cam cộng khổ, xây dựng với chồng một gia đình êm ấm hạnh phúc; cho đến khi nghe cái “tin không vui trong giờ tuyệt vọng” thì chị ngỡ ngàng “sao lại có thể như thế được?” hoặc “Tại sao sự bất hạnh lại đến với mình? Mình có làm gì lầm lỗi hay không?” Thế là cuộc chiến ghen tuông dưới mọi hình thức (từ bình thường điện lạnh đến xung đột nóng đẫm máu) sẽ lần lượt xảy ra… Đôi khi chị vợ cả lâm cảnh lao tù vì bạo hành (thuê người đánh ghen, tạt a-xít… chẳng hạn). Sau khi quậy một hồi thấy không thay đổi được thực tế thì tới “lúc trời quang mây tạnh” chị cả đành, vì tương lai con cái, nuốt hận chấp nhận cuộc tình tam giác, tứ giác vô duyên vô nợ…
3- Vợ bé
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai? ”
(ca dao)
Em cứ ví mình như “tấm lụa đào” mà vào tay anh chàng đã có vợ thì kể cũng như em đi vào con đường mòn hồ chí minh... vì máy bay của “Mĩ Ngụy” mà thấy em thì em te tua có cơ hội thành liệt sĩ ngay!
Tuy vậy, cô em vợ bé này, vào giai đoạn còn tranh tối tranh sáng, hiển nhiên có nhiều ưu điểm hơn chị vợ cả kể cả “chì lẫn chài (trẻ hơn, đẹp hơn và năng động hơn...)”; Nhưng hoàn cảnh của cô em không thể đẹp như cô vẫn thường mơ và viết thành thơ. Cô sẽ phải mang tiếng đã phá vỡ hạnh phúc gia đình của người khác (nếu cô vẫn sống sót thoải mái toàn thây sau vài vụ “giải phóng mặt bằng” của vợ cả và con cái đã trưởng thành của chị cả!). Nhìn cho kỹ thực tế, cô em được anh chồng “sái nhì” xem như một món “đồ vật” quý hơn là một người phối ngẫu theo đúng cái nghĩa của nó. Giá trị của em còn tùy vào sự sử dụng và sở thích của cái củ “sái nhì” này!
Ngoài ra, cái chuyện “xuất giá tòng phu” của em kể cũng hơi ốt dột! Trước em, đã có một mợ (cả) chính thức có “đăng ký” hẳn hòi để làm cái vai trò “tòng phu” rồi. Muốn “tòng phu” thì cô em phải lấy số “Number 2!” Cô vợ bé còn thấy mình lạc lõng hơn một khi anh chàng “sái nhì” thừa thắng xông lêm tậu thêm cô vợ thứ ba (!)
Vợ cả thì đã có vị trí rõ ràng vẽ trên văn kiện pháp lý (giấy hôn thú). Nếu lỡ “Sái nhì” có đột ngột đi bán muối (vì thượng mã phong chẳng hạn), con trai lớn của chị cả (là con đích tử) có cơ hội nối ngôi nếu “sái nhì” làm vua; hoặc “hợp lệ tình trạng quân dịch” để hưởng gia tài nếu “Sái nhì” là đại gia... Còn con của cô em vợ bé cũng có cùng số phận “Number 2” như cô không hơn không kém. Với cái vị trí khiêm nhường “Number 2,” cô em cần phải làm một cuộc cách mạng hay ít ra một vụ đảo chánh chỉnh lý gì đó (?) để phản kháng hoặc tranh quyền lợi với vợ cả; nhưng đây không phải là chuyện nhỏ, không dễ làm; vả lại cô em thấy cũng đã lạnh cẳng khi phải đụung độ chị vợ cả rất chằng ăn, mưu mô hơn cô em; và lũ con vợ cả đã trưởng thành, lớn xác to con hơn con riêng của cô em... Nếu cô em khôn ngoan một chút, thì có lẽ em đã khiến được khứa lão cho tên mẹ con cô vào di chúc lúc khứa lão vẫn còn mạnh giỏi cưỡi ngựa xem hoa. Việc này (theo ý kiến riêng của người viết) thì cũng không khó lắm nếu chị đang là “món đồ quý”: Chị chỉ cần biết cách “cấm vận có điều kiện” với khứa lão một thời gian là tên chị sẽ vào di chúc ngay hà!?
4- Con cái
Nếu bố Yamaha (đọc là “Già Mà Ham”) thuộc loại “trâu già thích gặm cỏ non” thì nhiều khi tuổi tác của các con vợ cả còn lớn tuổi hơn cô em vợ bé. Vấn đề xưng hô (giữa con vợ cả và mẹ kế) trở nên ngượng ngạo muốn trẹo mỏ...
Vì vấn đề “một chốn hai ba quê,” bố yamaha không có đủ thời giờ quan tâm đến việc săn sóc, giáo dục con cái chu đáo, nhất là con cái đang ở trong tuổi vị thành niên rất cần người hướng dẫn, cho nên các vấn đề gia trọng khác của gia đình như bỏ học, nghiện ngập, băng đảng, mang bầu... sẵn sàng xẩy ra làm phí hoại cả cuộc đời con trẻ.Ngoài ra, cái tai hại đa thê không dừng lại ở ông bố yamaha. Thống kê cho thấy con trai có bố lấy nhiều vợ cũng sẽ có khuynh hướng lấy nhiều vợ - Cha nào con nấy.Cái ”phản ứng dây chuyền” (chain reaction) này khó mà dừng lại!
5- Mặt thứ hai của đồng tiền
Rất kỳ lạ. Có nhiều tôn giáo (Hồi giáo nói chung, và nhiều Mormon Sect ở Utah và Texas) vẫn chấp nhận chế độ đa thê mặc dù nhiều quốc gia (kể cả Hoa kỳ) đã đặt đa thê ra ngoài vòng pháp luật. Những anh chàng theo đạo Hồi hay Mormon “cải tiến” lý luận là họ lấy vợ bé là vì họ theo tôn chỉ đã được dạy trong kinh thánh (của tôn giáo họ) và noi gương theo bước chân của tổ tiên của họ. Thiệt tình! Vừa được lấy thêm vợ vừa được lên thiên đàng… Được sống sung sướng cả trong hai thế giới cùng một lúc (win-win situation)? Đạo Hồi có nhiều người chết vì khủng bố (xe cài bom nổ giữa chợ chẳng hạn) mà vẫn đông tín hữu có lẽ vì truyền thống đa thê này chăng???
Trong thực tế, hơi khôi hài, có nhiều hoàn cảnh, đa thê không hoàn toàn là điều bất lợi. Trong gia đình đa thê mà nếu (các bà vợ) sống hòa thuận thì sẽ có nhiều người lớn có thể làm việc, đem thêm lợi tức về cho gia đình. Gia đình có hai (hay 3, 4, 5…) bà mẹ thì con cái có nhiều cơ hội gần mẹ (bên phải hay bên trái đều có mẹ); nhiều người xúm lại làm mọi công việc thì tất nhiên sẽ hoàn tất nhanh chóng hơn. Riêng ở đất Mỹ văn minh này, vào cuối tuần hay các dịp lễ thường hay có “Sale” loại “Mua một tặng một (Buy one get one free!)” hay “Mua hai tặng một…” Gia đình đa thê tha hồ mà đi “shopping” mệt nghỉ; có tốn kém thêm là bao nhiêu?
6- Lời cuối
Trên bình diện giới tính, tỉ số nam và nữ trong dân số Việt Nam (cũng như toàn cầu) khá quân bình: 50.5% nữ và 49.5% nam. Nếu các bố Yamaha gom một lượt 2-3 mợ thì các anh chàng độc thân tất nhiên mất bớt các cơ hội lấy vợ. Thành ra nạn “lệch lạc đối tượng tình dục” (pê đê, gay, đồng tính luyến ái) của “thế giới thứ 3” phát triển một phần cũng từ chế độ đa thê (?) Như vậy chế độ đa thê đã dự phần vào việc làm xáo trộn cái trật tự tư nhiên về tình dục của xã hội.
Dầu gì, người phụ nữ nói chung cũng là nạn nhân đầu tiên của chế độ đa thê. Tuy nhiên, cũng thấy rất quý trọng người phụ nữ Việt Nam. Trong hoàn cảnh nào, vợ cả hay vợ lẽ, phụ nữ Việt Nam cũng nhẫn nại, thủy chung, son sắt; cũng có những khao khát cho cuộc sống hạnh phúc, xứng đáng cho mình và cho con cái mình.
Cái quan niệm (phong kiến) tai hại “Trai năm thê bảy thiếp; Gái chuyên chính một chồng” đã gây nên biết bao nhiêu chuyện đau lòng, oan trái… cần phải được thay đổi.
“No man can serve two masters.”
– Matthew 6:24
Trần Văn Giang
Tháng 6 năm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.