Đỗ Quyên
Lời mở đầu
Lời mở đầu
Như đã trình bày ở một bài trước, trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam ta bị ngoại bang xâm lấn, thuở trước, vua tôi đã dốc một lòng, ra tay cứu nước. Và lich sử cũng đã hơn một lần chứng minh, tinh thần đề kháng của dân tộc ta rất cao. Mặc dù trong thời kỳ đô hộ đó ấy, nước ta bị ảnh hưởng Tàu về nhiều phương diện, nhưng dân ta đã biết "khôn khéo" sàng lọc lấy cái hay, giữ làm vốn liếng, để biến nó thành hữu dụng. Ngay cả trong lãnh vực tiếng nói và chữ viết cũng vậy, người Việt ta đã biết cách chuẩn bị để đối phó với Tàu, để chứng tỏ tinh thần tự trọng, và thái độ hiên ngang của mình, trong trường hợp cần thiết, khiến đối phương phải kiêng nể.
ẢNH HƯỞNG CHỮ HÁN: MỘT THỰC TẾ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN
Hẳn quý độc giả vẫn còn nhớ một sự kiện khó quên là chữ Hán đã "xâm nhập" từ lâu vào văn hoá Việt, chữ viết cũng như tiếng nói, từ thời Bắc thuộc, dù muốn dù không. Ảnh hưởng sâu đậm đến độ nhiều khi ta không phân biệt được, đâu là tiếng Việt, đâu là tiếng Hán. Chỉ nguyên những ngôn ngữ hàng ngày thôi, (chứ chưa nói đến những tài liệu về hành chánh hay thư từ ngoại giao, là một thể loại văn chương cần những lời lẽ trịnh trọng ("formal"). Một ví dụ, trong câu nói bình thường như "Xã hội Việt Nam hiện đaị có rất nhiều nhu cầu và vấn nạn cần được giải quyết" (có cả thảy16 chữ thì đã có đến 12 chữ là chữ Hán - những chữ này đã được dùng làm tiếng Việt của ngưòi Việt (Việt hoá) và khi nóí lên ai cũng hiểu.Và, nếu truy nguyên thêm, thì chữ Hán đầy dẫy trong "lịch sử" ngôn ngữ văn tự của ta, khiến người viết không khỏi ... giật mình.
Thật là không ngờ chữ Hán đã "nghiễm nhiên" chiêm một điạ vị đáng kể trong ngôn ngữ và văn tự nước ta đã từ lâu lắm
Thật là không ngờ chữ Hán đã “nghiễm nhiên” chiếm một điạ vị đáng kể trong ngôn ngữ và văn tự nước ta đã từ lâu lắm. Từ những chữ dùng phổ biến hàng ngày như "gia đình", "học đường", "xã hội", "quốc gia", "chính trị", "tâm lý", văn hoá, "dân tộc", "quần chúng", "giáo sư" ,"đại học", "trung học", "tiểu học" .v.v...cho đến những danh từ chỉ những khái niệm về đạo đức như: công bằng, bác ái, nhân từ, Công, Dung, Ngôn, Hạnh, nhân nghĩa, từ bi, mà người Việt dùng, lại cũng chính là chữ Hán. Những danh từ chỉ mùa màng như: Xuân, Hạ, Thu, Đông, đồng thời cũng được dùng để chỉ tên người. Những địa danh như :"Thăng Long" (rồng bay), Hà Đông (phía đông của con sông). Những tên sông như "Hồng Hà" (sông có nước màu đỏ), "Cửu Long" (9 con rồng"), Đặc biệt, những danh từ riêng như "Thu Tâm", Xuân Hương", Ngọc Dung, Ngọc Diệp, Mai, Lan, Cúc,Trúc , Đào, Hoa, Sương, Tuyết, Nhật, Nguyệt .v.v..thì lại cũng là chữ Hán, và mỗi tên gọi đều có ý nghĩa riêng.
Quả thực, ít ai để ý rằng những chữ đó vốn là những chữ Hán mà ra. Cho nên, cũng không hẳn đúng khi nghĩ rằng chỉ có chữ Nôm thuần túy mới là tiếng Việt. Ngay cả hai chữ "Việt Nam" yêu dấu của ta lại cũng xuất xứ từ chữ Hán (Và chính hai chữ "xuất xứ" lại cũng là ... chữ Hán thì mới thật "phiền"!. (Tuy nhiên, "phiền" mà không phiền, vì ta đã “lợi dụng” những danh từ này từ lâu đời để làm chữ dùng của mình).
Ai cũng biết là "ở đời" hễ có vay mượn thì có trả. Nhưng có những cái "mượn" mà không cần phải trả, mà cũng không sợ bị ... đòi. Đó là trưòng hợp tiếng Việt Nam ta. Ngôn ngữ, văn tự một khi đã mượn, đã dùng làm phương tiện, nhất là lại đã được Việt Nam hoá thì chả tội gì ta phải trả lại. Người Trung Hoa cũng không "đòi" lại, thì tại sao ta phải "trả" ? (Đối với hai chữ "Việt Nam" thì "Việt nghĩa là "vượt". "Nam" là phương Nam. Như vậy hai tiếng "Việt Nam" đã mang ý nghĩa lịch sử của nó. Ý của cả hai chữ có nghĩa là (những người (tiến) vượt về phương Nam (để định cư) chính là người Việt ta ngày nay. Như thế thì dù bị “thiệt thòi” vì bị đồng hoá lúc đầu, dân ta vẫn "vùng lên", quyết không chịu thua "ai". Dân ta vẫn là dân Việt, và danh từ "Việt Nam" vẫn là tên gọi của nước ta. Không phải là củaTàu, dù rằng trong hoàn cảnh ấy, ta phải tạm dùng thứ chữ của họ. Nay xét cho cùng, cũng chẳng "thiệt thòi" cho lắm.
Phải công nhận là các cụ ta xưa kia khá “khôn ngoan” và sáng tạo . Dùng nguyên cả chữ lẫn nghĩa của Hán tự cho tiện, vì những chữ này nếu đem dịch ra tiếng Việt thuần tuý thì sẽ dài ... lê thê, các cụ "chả phải vạ". Những ví dụ thì nhiều không kể "xiết". Hơn thế nữa, tình trạng chịu ảnh hưởng về ngôn ngữ này là tình trạng chung cho nhiều nước, không riêng gì nước Việt Nam ta. Nhật Bản, Đại Hàn chẳng hạn, trong chữ viết của họ không thiếu gì chữ Hán. Nước ta cũng không tránh khỏi việc "chung đụng" với Hán tự. Điều này dễ hiểu. Nước Việt Nam ta đã mấy ngàn năm bị đô hộ bởi Tàu, bị "nhiễm" khá nhiều ảnh hưỏng của họ, cả về văn hoá, phong tục cho đến ngôn ngữ. Nhưng nói thế không phải “nhất nhất” cái gì cũng đều chịu ảnh hưỏng Tàu. Hơn nữa, văn hoá nào cũng có cái "trùng hợp" giống nhau, mà các nưóc lân cận ở châu nào cũng không tránh khỏi ảnh hưỏng của “nưóc láng giềng”. Và điều này không đáng để ta phải bận tâm bây giờ. Vì trong lịch sử, dân ta đã nhiều lần nổi lên chống lại sự đô hộ của Tàu. Dưới ách thống trị ấy, dân ta chắc chắn phải chịu ảnh huởng ít nhiều bởi chính sách đồng hoá của họ, Nhưng không vì thế mà ta bị mất gốc. Trái lại, chính vì biết chữ Tàu mà ông cha ta có thể xử dụng nó làm vũ khí cho mình, để, khi cần, có thể đối đáp với "chúng", khiến chúng phải... gờm : Một hình thức phản kháng hữu hiệu, đem "gậy ông đập lưng ông", khi ông cha ta "không còn gì để mất". Và quả thật, nhiều phen người mình đã khiến quân Tàu phải nể phục.
ẢNH HƯỞNG CHỮ HÁN: MỘT THỰC TẾ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN
Hẳn quý độc giả vẫn còn nhớ một sự kiện khó quên là chữ Hán đã "xâm nhập" từ lâu vào văn hoá Việt, chữ viết cũng như tiếng nói, từ thời Bắc thuộc, dù muốn dù không. Ảnh hưởng sâu đậm đến độ nhiều khi ta không phân biệt được, đâu là tiếng Việt, đâu là tiếng Hán. Chỉ nguyên những ngôn ngữ hàng ngày thôi, (chứ chưa nói đến những tài liệu về hành chánh hay thư từ ngoại giao, là một thể loại văn chương cần những lời lẽ trịnh trọng ("formal"). Một ví dụ, trong câu nói bình thường như "Xã hội Việt Nam hiện đaị có rất nhiều nhu cầu và vấn nạn cần được giải quyết" (có cả thảy16 chữ thì đã có đến 12 chữ là chữ Hán - những chữ này đã được dùng làm tiếng Việt của ngưòi Việt (Việt hoá) và khi nóí lên ai cũng hiểu.Và, nếu truy nguyên thêm, thì chữ Hán đầy dẫy trong "lịch sử" ngôn ngữ văn tự của ta, khiến người viết không khỏi ... giật mình.
Thật là không ngờ chữ Hán đã "nghiễm nhiên" chiêm một điạ vị đáng kể trong ngôn ngữ và văn tự nước ta đã từ lâu lắm
Thật là không ngờ chữ Hán đã “nghiễm nhiên” chiếm một điạ vị đáng kể trong ngôn ngữ và văn tự nước ta đã từ lâu lắm. Từ những chữ dùng phổ biến hàng ngày như "gia đình", "học đường", "xã hội", "quốc gia", "chính trị", "tâm lý", văn hoá, "dân tộc", "quần chúng", "giáo sư" ,"đại học", "trung học", "tiểu học" .v.v...cho đến những danh từ chỉ những khái niệm về đạo đức như: công bằng, bác ái, nhân từ, Công, Dung, Ngôn, Hạnh, nhân nghĩa, từ bi, mà người Việt dùng, lại cũng chính là chữ Hán. Những danh từ chỉ mùa màng như: Xuân, Hạ, Thu, Đông, đồng thời cũng được dùng để chỉ tên người. Những địa danh như :"Thăng Long" (rồng bay), Hà Đông (phía đông của con sông). Những tên sông như "Hồng Hà" (sông có nước màu đỏ), "Cửu Long" (9 con rồng"), Đặc biệt, những danh từ riêng như "Thu Tâm", Xuân Hương", Ngọc Dung, Ngọc Diệp, Mai, Lan, Cúc,Trúc , Đào, Hoa, Sương, Tuyết, Nhật, Nguyệt .v.v..thì lại cũng là chữ Hán, và mỗi tên gọi đều có ý nghĩa riêng.
Quả thực, ít ai để ý rằng những chữ đó vốn là những chữ Hán mà ra. Cho nên, cũng không hẳn đúng khi nghĩ rằng chỉ có chữ Nôm thuần túy mới là tiếng Việt. Ngay cả hai chữ "Việt Nam" yêu dấu của ta lại cũng xuất xứ từ chữ Hán (Và chính hai chữ "xuất xứ" lại cũng là ... chữ Hán thì mới thật "phiền"!. (Tuy nhiên, "phiền" mà không phiền, vì ta đã “lợi dụng” những danh từ này từ lâu đời để làm chữ dùng của mình).
Ai cũng biết là "ở đời" hễ có vay mượn thì có trả. Nhưng có những cái "mượn" mà không cần phải trả, mà cũng không sợ bị ... đòi. Đó là trưòng hợp tiếng Việt Nam ta. Ngôn ngữ, văn tự một khi đã mượn, đã dùng làm phương tiện, nhất là lại đã được Việt Nam hoá thì chả tội gì ta phải trả lại. Người Trung Hoa cũng không "đòi" lại, thì tại sao ta phải "trả" ? (Đối với hai chữ "Việt Nam" thì "Việt nghĩa là "vượt". "Nam" là phương Nam. Như vậy hai tiếng "Việt Nam" đã mang ý nghĩa lịch sử của nó. Ý của cả hai chữ có nghĩa là (những người (tiến) vượt về phương Nam (để định cư) chính là người Việt ta ngày nay. Như thế thì dù bị “thiệt thòi” vì bị đồng hoá lúc đầu, dân ta vẫn "vùng lên", quyết không chịu thua "ai". Dân ta vẫn là dân Việt, và danh từ "Việt Nam" vẫn là tên gọi của nước ta. Không phải là củaTàu, dù rằng trong hoàn cảnh ấy, ta phải tạm dùng thứ chữ của họ. Nay xét cho cùng, cũng chẳng "thiệt thòi" cho lắm.
Phải công nhận là các cụ ta xưa kia khá “khôn ngoan” và sáng tạo . Dùng nguyên cả chữ lẫn nghĩa của Hán tự cho tiện, vì những chữ này nếu đem dịch ra tiếng Việt thuần tuý thì sẽ dài ... lê thê, các cụ "chả phải vạ". Những ví dụ thì nhiều không kể "xiết". Hơn thế nữa, tình trạng chịu ảnh hưởng về ngôn ngữ này là tình trạng chung cho nhiều nước, không riêng gì nước Việt Nam ta. Nhật Bản, Đại Hàn chẳng hạn, trong chữ viết của họ không thiếu gì chữ Hán. Nước ta cũng không tránh khỏi việc "chung đụng" với Hán tự. Điều này dễ hiểu. Nước Việt Nam ta đã mấy ngàn năm bị đô hộ bởi Tàu, bị "nhiễm" khá nhiều ảnh hưỏng của họ, cả về văn hoá, phong tục cho đến ngôn ngữ. Nhưng nói thế không phải “nhất nhất” cái gì cũng đều chịu ảnh hưỏng Tàu. Hơn nữa, văn hoá nào cũng có cái "trùng hợp" giống nhau, mà các nưóc lân cận ở châu nào cũng không tránh khỏi ảnh hưỏng của “nưóc láng giềng”. Và điều này không đáng để ta phải bận tâm bây giờ. Vì trong lịch sử, dân ta đã nhiều lần nổi lên chống lại sự đô hộ của Tàu. Dưới ách thống trị ấy, dân ta chắc chắn phải chịu ảnh huởng ít nhiều bởi chính sách đồng hoá của họ, Nhưng không vì thế mà ta bị mất gốc. Trái lại, chính vì biết chữ Tàu mà ông cha ta có thể xử dụng nó làm vũ khí cho mình, để, khi cần, có thể đối đáp với "chúng", khiến chúng phải... gờm : Một hình thức phản kháng hữu hiệu, đem "gậy ông đập lưng ông", khi ông cha ta "không còn gì để mất". Và quả thật, nhiều phen người mình đã khiến quân Tàu phải nể phục.
VĂN THƠ CHỮ HÁN , PHUƠNG TIỆN "CHIẾN ĐẤU"
Chúng ta hẳn vẫn chưa quên sự kiện lịch sử Việt Nam về một danh tuớng nhà Lý: LýThuờng Kiệt, khi vừa đánh bại quân Chiêm và phá tan quân nhà Tống, thế kỷ 12, 13 đã dùng những lời lẽ dõng dạc, đanh thép vừa để đuổi quân xâm luợc, vừa xác định chủ quyền của đất nước ta:
`` "Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư "(Đất nước Việt Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời)
Hai câu tiếp theo, vỏn vẹn cũng chi có 7 chữ đã gói ghém trọn cái ý muốn nhắn nhủ cho quân giặc biết rằng
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
(Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)
Bài thơ ngắn, gọn, nhưng đủ mạnh để làm quân sĩ lên tinh thần và làm quân giặc nể sợ.
Bài này hầu như người dân Việt ta ai cũng đều đã biết cả, có nhắc lại cũng dễ trở thành "nhàm" Nhưng người viết vẫn thấy cần thiết phải nhắc đến, với tất cả niềm thán phục và tự hào. Nhất là trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay: Một tinh thần bất khuất, vô uý trước ngoại xâm là rất cần thiết .
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
(Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)
Bài thơ ngắn, gọn, nhưng đủ mạnh để làm quân sĩ lên tinh thần và làm quân giặc nể sợ.
Bài này hầu như người dân Việt ta ai cũng đều đã biết cả, có nhắc lại cũng dễ trở thành "nhàm" Nhưng người viết vẫn thấy cần thiết phải nhắc đến, với tất cả niềm thán phục và tự hào. Nhất là trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay: Một tinh thần bất khuất, vô uý trước ngoại xâm là rất cần thiết .
Lại nữa, không thiếu gì trong văn chương cũng như lịch sử, những bậc tài hoa nổi tiếng uyên bác về văn chương chữ Hán đã luôn chứng tỏ cho ngoại bang biết cái "dũng" của một ngưòi VN yêu nước, là cương quyết không chịu sống hèn. Dùng văn chuơng chữ Hán đễ đối phó với quân Tàu rõ ràng đã có một hiệu quả cao. Một Trần Hưng Đạo thủa trước với "Hịch Tướng Sĩ Văn", khích động lòng quật khởi, làm phấn chấn tinh thần quân sĩ; một Nguyễn Trãi với "Bình Ngô Đại Cáo" nói lên hùng khí của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước và có tác dụng đấu tranh...
Tất cả những sự kiện đó cho thấy dân tộc ta, cha ông ta đã không chỉ đánh giặc bằng súng ống, mà còn bằng ngôn ngữ, văn tự. Người xưa đã lấy ngôn ngữ- dù có bị ảnh hưởng Tàu đi nữa, làm phương tiện để bày tỏ tư tưởng của mình - làm vũ khí để đối lại với địch . Đó chính là bản sắc của dân tộc Việt; và chính vì thế mà chúng ta không mất gốc... Phải chăng đó chính là niềm tự hào cho dân tộc ?
Trong lịch sử văn học VN, chúng ta hẳn cũng chưa quên một nữ lưu tài sắc vẹn toàn, từ cuộc đời, lối hành xử, cho đến đức độ đã để lại tiếng khen cho người đời. Người viết cũng từng được nghe những giai thoại văn chương rất lý thú về bà. Đó là Bà Đoàn thị Điểm. Qua tài đối đáp bằng chữ Hán, nữ sĩ họ Đoàn- với danh hiệu là "Hồng Hà Nữ Sĩ" đã chứng tỏ một phẩm chất thông minh, một tư cách cao quý và thái độ đưòng hoàng, thẳng thắn. Tuy chân yếu tay mềm nhưng không hề tỏ ra run sợ, khiếp nhược trước kẻ ngoại bang. Giai thoại văn chương về nữ sĩ họ Đoàn không phải chỉ có một, nhưng ở đây ngưòi viết chỉ xin giới hạn ở một khía cạnh là văn chương chữ Hán và tác dụng tranh đấu của nó.
Tương truyền rằng vào thời vua Lê, nhân một dịp có sứ giả Trung Hoa sang nước ta, bà Đoàn Thị Điểm có dựng một quán nước bên đường, với dụng ý thử tài văn chương của các sứ giả Tàu. Một hôm, có sứ giả Tàu vào quán uống nưóc, biết bà chủ quán cũng là một bậc nữ nhi có nhan sắc, nên đã ra một câu đối có ý trêu chọc bà như sau: “An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” nghĩa là “Nước Nam nhỏ bé một tấc đất, chẳng biết có mấy người cày” (Xin hiểu theo nghĩa bóng). Bà Đoàn Thị Điểm liền ứng khẩu ngay “Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất”, nghĩa là “các vị đại trượng phu Nước Bắc (Trung Hoa) đều từ con đường đó mà ra cả”. Chữ "đồ" của bà Đoàn thị Điểm dùng cho cả hai nghĩa, đen và bóng. Với nghĩa đen, chữ "đồ" là "con đường". Nhưng chính nghĩa bóng của câu này mới là quan trọng. Nghĩa là: Các đại trượng phu Bắc quốc đều do đó mà (sinh ra) Xin hiểu chữ "đồ" ở đây theo nghĩa bóng của miền bắc (*)
Nhắc lại "giai thoại làng Nho" này, người viết muốn chứng tỏ một điều: Văn chương của tiền nhân ta ngày xưa quà là một phương tiện đấu tranh vô cùng sắc bén, ngay trong thời kỳ chiến tranh ở nước ta. Đặc biệt, lại được viết bằng chữ Hán, một thứ chữ tuy được du nhập từ Trung Hoa, nhưng nhờ tài xử dụng khéo léo của các trí thức Việt Nam yêu nước, đã trở nên một vũ khí lợi hại khiến quân Tàu phải nể sợ.
Điều đáng kể là chính những chữ Hán từ khi "du nhập" từ Trung Hoa đã làm phong phú hoá tiếng Việt của ta. Ngôn ngữ ta có thêm những chữ mới mang một ý nghĩa hơi khác hơn nguyên gốc và được hiểu theo cách hiểu của người Việt. Chẳng hạn, ta thuờng hay dùng tiếng "nhân viên", hay "viên chức" để chỉ những ngưòi làm việc ở văn phòng, nhưng chữ Tàu thì dùng chữ "chức viên". Một ví dụ khác, chữ “đáo để” của Tàu nghĩa đen là "đến đáy" ("đáo":đến; "để" là đáy) khi dùng theo lối nói của người Việt thi "đáo để” lai có nghĩa là một người khó bị bắt nạt, có nghĩa là một người không được hiền lành cho lắm.
Trong lịch sử văn học VN, chúng ta hẳn cũng chưa quên một nữ lưu tài sắc vẹn toàn, từ cuộc đời, lối hành xử, cho đến đức độ đã để lại tiếng khen cho người đời. Người viết cũng từng được nghe những giai thoại văn chương rất lý thú về bà. Đó là Bà Đoàn thị Điểm. Qua tài đối đáp bằng chữ Hán, nữ sĩ họ Đoàn- với danh hiệu là "Hồng Hà Nữ Sĩ" đã chứng tỏ một phẩm chất thông minh, một tư cách cao quý và thái độ đưòng hoàng, thẳng thắn. Tuy chân yếu tay mềm nhưng không hề tỏ ra run sợ, khiếp nhược trước kẻ ngoại bang. Giai thoại văn chương về nữ sĩ họ Đoàn không phải chỉ có một, nhưng ở đây ngưòi viết chỉ xin giới hạn ở một khía cạnh là văn chương chữ Hán và tác dụng tranh đấu của nó.
Tương truyền rằng vào thời vua Lê, nhân một dịp có sứ giả Trung Hoa sang nước ta, bà Đoàn Thị Điểm có dựng một quán nước bên đường, với dụng ý thử tài văn chương của các sứ giả Tàu. Một hôm, có sứ giả Tàu vào quán uống nưóc, biết bà chủ quán cũng là một bậc nữ nhi có nhan sắc, nên đã ra một câu đối có ý trêu chọc bà như sau: “An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” nghĩa là “Nước Nam nhỏ bé một tấc đất, chẳng biết có mấy người cày” (Xin hiểu theo nghĩa bóng). Bà Đoàn Thị Điểm liền ứng khẩu ngay “Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất”, nghĩa là “các vị đại trượng phu Nước Bắc (Trung Hoa) đều từ con đường đó mà ra cả”. Chữ "đồ" của bà Đoàn thị Điểm dùng cho cả hai nghĩa, đen và bóng. Với nghĩa đen, chữ "đồ" là "con đường". Nhưng chính nghĩa bóng của câu này mới là quan trọng. Nghĩa là: Các đại trượng phu Bắc quốc đều do đó mà (sinh ra) Xin hiểu chữ "đồ" ở đây theo nghĩa bóng của miền bắc (*)
Nhắc lại "giai thoại làng Nho" này, người viết muốn chứng tỏ một điều: Văn chương của tiền nhân ta ngày xưa quà là một phương tiện đấu tranh vô cùng sắc bén, ngay trong thời kỳ chiến tranh ở nước ta. Đặc biệt, lại được viết bằng chữ Hán, một thứ chữ tuy được du nhập từ Trung Hoa, nhưng nhờ tài xử dụng khéo léo của các trí thức Việt Nam yêu nước, đã trở nên một vũ khí lợi hại khiến quân Tàu phải nể sợ.
Điều đáng kể là chính những chữ Hán từ khi "du nhập" từ Trung Hoa đã làm phong phú hoá tiếng Việt của ta. Ngôn ngữ ta có thêm những chữ mới mang một ý nghĩa hơi khác hơn nguyên gốc và được hiểu theo cách hiểu của người Việt. Chẳng hạn, ta thuờng hay dùng tiếng "nhân viên", hay "viên chức" để chỉ những ngưòi làm việc ở văn phòng, nhưng chữ Tàu thì dùng chữ "chức viên". Một ví dụ khác, chữ “đáo để” của Tàu nghĩa đen là "đến đáy" ("đáo":đến; "để" là đáy) khi dùng theo lối nói của người Việt thi "đáo để” lai có nghĩa là một người khó bị bắt nạt, có nghĩa là một người không được hiền lành cho lắm.
TÁC DỤNG YÊU NƯỚC
Những ví dụ vừa nêu về ảnh hưởng chữ Hán đến ngôn ngữ của ta kế không sao hết. Văn chương chữ Hán được người xưa xử dụng trong trường hợp đối đáp - ngay cả phó - với quân Tàu chẳng khác nào ta xử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp ngày nay trong chủ trương "quốc tế vận". Hơn nữa, Môt áng văn thơ hay, thường có tác dụng vô cùng lợi hại. Văn chương yêu nước như thế mới là "văn chương" có giá trị. Giá trị đó là giá trị cải tạo. Cũng có thể gọi là "Văn dĩ tải đạo".
Điều quan trọng là, trước khi có chữ quốc ngữ như ngày nay, cha ông ta đã phải học mượn viết nhờ chữ Hán. Thành ra những cảm nghĩ, tư tưởng của người xưa đều được diễn đạt bằng thứ chữ này. Nội dung tư tưởng, tình cảm ấy chính lả của người Việt và do người Việt sáng tác mặc dù dùng chữ Tàu (tức "chữ Nho", hay còn gọi là chữ "Hán"), Chắc chắn văn học đó không phải là của người Tàu. Thành thử, nếu khi khảo sát văn chương của người Việt thời xưa, chúng ta không thể không kể bộ phận văn học chữ Hán (bài thơ của Lý Thường Kiệt nêu trên là một ví dụ). Vì thế, nếu chỉ xét hình thức văn tự, mà ta muốn "tẩy chay" hết cả những gì của cha ông thuở trước thì thật là "oan', vì vô hình chung ta đã loại bỏ phần giá trị thơ văn và tinh thần của dân tộc.
Vả lại, như đã trình bày ở trên, ngưòi viết cũng xin nhắc lại, chữ Hán vì hoàn cảnh mà ta phải xử dụng nó, rồi cũng nhờ tinh thần sáng tạo và độc lập của dân tộc, chữ Hán đã bị ta "lợi dụng" để diễn đạt làm phương tiện đã dần dần trở thành tiếng Việt một cách tự nhiên, đã từ bao nhiêu năm rồi. Chúng ta không thể quay ngược bánh xe lịch sử để đòi trả lại tiếng Hán cho Tàu khi nó đã được dùng bởi người Việt, theo văn cảnh Việt và ý nghĩa Việt. Nhất là cũng nhờ đó mà văn chưong ta đuợc phong phú hoá, để khỏi thành quá nôm na, nhất là trong nhũng văn kiện hành chánh, hay trong những lãnh vực chuyên môn.
Những chữ như "phi cơ trực thăng" ta đã nghe quen mà lại dịch thành "máy bay lên thẳng" thì cũng … khó nghe. Những chữ như "Thủy quân lục chiến"mà biên cho thuần tiếng Việt "lính thủy đánh bộ" thì nghe cũng "dễ hiểu" và có vẻ thật thà; nhưng chưa chắc đã trang trọng. Bởi ngôn ngữ nước nào cũng có hai bộ phận: văn học NÓI và VIẾT, để tùy trường hợp mà xử dụng.
Ấy là chưa kể tinh thần độc lập, tự chủ ấy càng được chứng tỏ rõ rệt qua việc sáng tác chữ Nôm (một thứ chữ nhìn sơ qua thì giống chữ Hán (tức chữ Nho) nhưng nhìn kỹ lại thì người Tàu phải lấy làm lạ và có thể nói là "không giống ai". Ấy thế mà chính chữ Nôm mới thực sự chứng tỏ rõ nhất tất cả lòng tự trọng, nỗi uất ức và tâm trạng bất mãn của người xưa khi phải học mượn, viết nhờ. Cho nên, chúng ta cũng không vội tưởng rằng ông cha ta chỉ biết "nhai văn nhá chữ" mà không "lý" gì đến việc nước thì tội nghiệp cho nỗ lực chống ngoại xâm của cha ông ta. Câu "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm" chỉ là một lối nói.
Khi có dịp, ngườì viết sẽ xin trở lại vấn đề liên quan đến Chữ Nôm. Ở đây, trong hoàn cảnh đất nước bị Tàu đe doạ, cưỡng chiếm, "êm thắm" từ trong đất liền đền ngoài lãnh hải như hiện nay, lòng dân ai mà không bất mãn ? Đã là dân Việt, chúng ta làm sao quên được bài học ngoại xâm bốn ngàn năm lịch sử?
Ấy là chưa kể tinh thần độc lập, tự chủ ấy càng được chứng tỏ rõ rệt qua việc sáng tác chữ Nôm (một thứ chữ nhìn sơ qua thì giống chữ Hán (tức chữ Nho) nhưng nhìn kỹ lại thì người Tàu phải lấy làm lạ và có thể nói là "không giống ai". Ấy thế mà chính chữ Nôm mới thực sự chứng tỏ rõ nhất tất cả lòng tự trọng, nỗi uất ức và tâm trạng bất mãn của người xưa khi phải học mượn, viết nhờ. Cho nên, chúng ta cũng không vội tưởng rằng ông cha ta chỉ biết "nhai văn nhá chữ" mà không "lý" gì đến việc nước thì tội nghiệp cho nỗ lực chống ngoại xâm của cha ông ta. Câu "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm" chỉ là một lối nói.
Khi có dịp, ngườì viết sẽ xin trở lại vấn đề liên quan đến Chữ Nôm. Ở đây, trong hoàn cảnh đất nước bị Tàu đe doạ, cưỡng chiếm, "êm thắm" từ trong đất liền đền ngoài lãnh hải như hiện nay, lòng dân ai mà không bất mãn ? Đã là dân Việt, chúng ta làm sao quên được bài học ngoại xâm bốn ngàn năm lịch sử?
Những điều phân tích trên là để chứng tỏ ý thức độc lập tự chủ được thể hiện rõ ràng trong văn học viết ngày xưa của cha ông ta. Văn tự, noí cho cùng, chẳng qua chỉ là phương tiện để diễn đạt cảm xúc, bày tỏ quan điểm lập trường của con người. Ở vào thời buổi dân ta chưa có văn tự (chữ viết) riêng, và tiếng nói (ngôn ngữ) cũng còn thô sơ, lại bị chính sách đồng hoá của ngoại bang thì tránh sao cho khỏi phải xử dụng tiếng của nước người. Nhưng điều quan trọng chính là Tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, óc sáng tạo, v.v...thì dân ta có sẵn. Còn bảo rằng dân ta "xấu xí", "hèn hạ", một cách vô thưởng, vô phạt thì cũng dễ. Nhưng làm thế nào để dân ta khỏi "hèn hạ", khỏi "xấu xí" mới là điều quan trọng (Nhưng kể từ năm 1975 thì tất cả đều là chữ "VÔ" to tướng: Từ văn hoá, giáo dục, đến đạo đức và cuộc sống xã hội.
MỘT THÁI ĐỘ SỐNG
Đến đây, xin hãy tạm dừng một phút để suy nghĩ. Trách nhiệm chống ngoại xâm là trách nhiệm chung của cả một dân tộc, tuỳ theo khả năng mỗi người, không phải của riêng ai. Với kiến thức hẹp hòi của mình, ngưòi viết tự bảo ta không thể thờ ơ, như một kẻ bàng quang mà tự nhủ lòng rằng mình chỉ là một trong những người được may mắn sống trong một xã hội văn minh, có chút ý thức về thời cuộc, nhưng không vì thế mà vội quên mất văn hoá và những giá trị muôn đời của tổ tiên. Lại càng không thể quên rằng đất nước ta hiện đang bị dày xéo dưới nhiều hình thức.
Nếu không làm được gì thì trước hết cũng xin tôn trọng những gì người đi trước, hoặc người sống đồng thời với mình đã và đang làm, với tất cả tâm huyết của mình. Một bản nhạc, một bức hoạ, một tấm hình, một áng thơ văn, một cuộc biểu tình, một buổi hội thảo, một lời phát biểu nói lên thái độ thẳng thắn và một lập trường vững vàng v.v...đều nói lên một thái độ chính trị đứng đắn. Và nếu việc làm chính đáng được biểu lộ bằng tất cả tâm huyết của mình thì giá trị đấu tranh cũng không khác gì người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ chính nghĩa và quê huơng.
Nếu không làm được gì thì trước hết cũng xin tôn trọng những gì người đi trước, hoặc người sống đồng thời với mình đã và đang làm, với tất cả tâm huyết của mình. Một bản nhạc, một bức hoạ, một tấm hình, một áng thơ văn, một cuộc biểu tình, một buổi hội thảo, một lời phát biểu nói lên thái độ thẳng thắn và một lập trường vững vàng v.v...đều nói lên một thái độ chính trị đứng đắn. Và nếu việc làm chính đáng được biểu lộ bằng tất cả tâm huyết của mình thì giá trị đấu tranh cũng không khác gì người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ chính nghĩa và quê huơng.
Điều đáng trách là những ai đã và đang tâm làm tay sai cho đối phương, không đếm xỉa gì đến những người đã chiến đấu, đã hi sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc, từ truớc đến sau. Làm như thế là đồng loã với tội ác. Làm như thế là không đếm xỉa gì đến hai chữ "liêm sỉ". Và làm như thế là chỉ cốt được "vinh thân, phì gia". Và đó chính là cả một nỗi buồn lớn cho dân tộc.
Chúng ta đang sống trong một chế độ dân chủ, tự do. Mỗi người đều có quyền chọn lựa theo ý thích của mình. Nhưng nếu có được hỏi muốn chọn lựa gì, thì người viết chỉ xin chọn làm một người ... chân chính, làm "điều chân chính", làm điều gì không trái với lương tâm, và không phản lại nguyện vọng của những ngưòi hiện đang còn bị bắt cầm tù, thì cũng đã là quý. Thiết nghĩ nếu không làm đưọc “chuyện lớn” thì xin chỉ cần làm một ngưòi có ý thức sáng suốt, để không tham gia vào những hoạt động bất lợi cho cuộc đấu tranh của dân tộc.
Chúng ta cũng không muốn mang tâm trạng của một Nguyễn Khuyến - một nhà Nho khí khái và yêu nước ở hậu bàn thế kỷ 19 - khi nhìn người dân “vô tư” tham gia vào ngày “Hội Tây” do Pháp tỗ chức làm nhục quốc thể, khi phải thốt lên những lời lẽ mỉa mai chua xót:
Chúng ta đang sống trong một chế độ dân chủ, tự do. Mỗi người đều có quyền chọn lựa theo ý thích của mình. Nhưng nếu có được hỏi muốn chọn lựa gì, thì người viết chỉ xin chọn làm một người ... chân chính, làm "điều chân chính", làm điều gì không trái với lương tâm, và không phản lại nguyện vọng của những ngưòi hiện đang còn bị bắt cầm tù, thì cũng đã là quý. Thiết nghĩ nếu không làm đưọc “chuyện lớn” thì xin chỉ cần làm một ngưòi có ý thức sáng suốt, để không tham gia vào những hoạt động bất lợi cho cuộc đấu tranh của dân tộc.
Chúng ta cũng không muốn mang tâm trạng của một Nguyễn Khuyến - một nhà Nho khí khái và yêu nước ở hậu bàn thế kỷ 19 - khi nhìn người dân “vô tư” tham gia vào ngày “Hội Tây” do Pháp tỗ chức làm nhục quốc thể, khi phải thốt lên những lời lẽ mỉa mai chua xót:
"Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!"
(Nguyễn Khuyến)
Điều này cũng tương tự như trường hợp của ngưòi Việt yêu nước hải ngoại, khi chứng kiến cảnh những người Việt “vô tư“ khác, hớn hở đI dự một buổI văn nghê giao lưu, hoặc nhởn nhơ về VN du hí, hãnh diện khi được nhà nước chiếu cố, mời gọi. Ngươi có lòng khó tránh khỏi bất mãn và lấy làm buồn cho sự hời hợt, và tính mau quên của thiên hạ. ..
Do đó, người quan tâm đến thời cuộc không thể để cho mình bị che lấp bởi những hình thức mơ mơ, hồ hồ để đến nỗi bị cám dỗ, không có lối thoát. Thậm chí e rằng có ngày, nhìn lại mình, không khỏi cảm thấy xấu hổ nhận ra rằng:
Trăm năm bia đá thì mòn...
Thế mà tiếc thay, trên đời vẫn có những ngưòi "vô tình' hay cố ý, trực tiép hay gián tiếp hơp tác với những thế lực ("vô hình" hay "hưũ hình"), khiến người "thức tỉnh" phải bất mãn. Phải chăng đó là những người thât thà, nhẹ dạ, sẵn sàng đi theo tiếng gọi của lợi danh? Chúng ta không ngạc nhiên khi ngày nay trong xã hội vẫn còn cái cảnh:
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!"
(Nguyễn Khuyến)
Điều này cũng tương tự như trường hợp của ngưòi Việt yêu nước hải ngoại, khi chứng kiến cảnh những người Việt “vô tư“ khác, hớn hở đI dự một buổI văn nghê giao lưu, hoặc nhởn nhơ về VN du hí, hãnh diện khi được nhà nước chiếu cố, mời gọi. Ngươi có lòng khó tránh khỏi bất mãn và lấy làm buồn cho sự hời hợt, và tính mau quên của thiên hạ. ..
Do đó, người quan tâm đến thời cuộc không thể để cho mình bị che lấp bởi những hình thức mơ mơ, hồ hồ để đến nỗi bị cám dỗ, không có lối thoát. Thậm chí e rằng có ngày, nhìn lại mình, không khỏi cảm thấy xấu hổ nhận ra rằng:
Trăm năm bia đá thì mòn...
Thế mà tiếc thay, trên đời vẫn có những ngưòi "vô tình' hay cố ý, trực tiép hay gián tiếp hơp tác với những thế lực ("vô hình" hay "hưũ hình"), khiến người "thức tỉnh" phải bất mãn. Phải chăng đó là những người thât thà, nhẹ dạ, sẵn sàng đi theo tiếng gọi của lợi danh? Chúng ta không ngạc nhiên khi ngày nay trong xã hội vẫn còn cái cảnh:
"Mồi phú quý nhử làng xa mã,
Bả vinh hoa lừa gã công khanh"
Nhưng, có một điều lạ, là ngay cả những người có địa vị cao hẳn hoi; lại đã từng biết thế nào là "di cư", "di tản", đã hơn một lần "tỵ nạn CS".... Vậy mà bỗng dưng cảm thấy có nhu cầu "cần phải" (?) ra hợp tác với những người mà trước đây họ đã trốn chạy. Phải chăng là bởi “tiếng gọi quê hương” thôi thúc, nay muốn trở về? Hay chỉ cốt trở về để mưu cầu chút đỉnh danh lợi … Điều này thì chỉ có người trong cuộc biết thôi.
Nhiều lúc người viết cũng cảm thấy ái ngại. Hình như con người có khi như ngủ mê, thiếu sáng suốt nên đã không hiểu được thế nào là đúng, là sai, cũng như không phân biệt được đâu là phải, đâu là trái. Và càng không biết được rằng tất cả chỉ là phù du. Người ta chỉ biết "lao" vào chốn lợi lôc bất kể Thiện, Ác.Thật chẳng khác gì con thiêu thân. Nhưng, đến khi tỉnh ngộ thì đã muộn, vì tất cả chì lầ KHÔNG. Và, cuộc đời, nói cho cùng, chẳng qua chỉ là giấc mộng:
"Giấc Nam Kha khéo bất bình (**),
Bừng con mắt dây thấy mình tay không"
(Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều)
"Ôi, nhân sinh là thế ấy..." Biết là cuộc đời vô thường, nhưng sao vẫn mãi "quay cuổng" trong cáí vòng luẩn quẩn của lợi danh?
"Giấc Nam Kha khéo bất bình (**),
Bừng con mắt dây thấy mình tay không"
(Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều)
"Ôi, nhân sinh là thế ấy..." Biết là cuộc đời vô thường, nhưng sao vẫn mãi "quay cuổng" trong cáí vòng luẩn quẩn của lợi danh?
Đỗ Quyên, Canada
(2012)
(*) Câu đố của sứ giả Tàu hàm ý vửa thanh, lại vừa tục thì câu đối đáp của bà Đoàn Thị Điểm cũng vừa "tục", lại vừa "thanh". Đó là về ý. Còn về lời, thì cũng đối rất chỉnh. Chẳng hạn, trong câu trả lời đối lại, bà Điểm đã dùng chữ "Bắc quốc": để đối với "An Nam". Nhóm chữ "chư đại phu"(các đấng đại trượng phu) để đối với nhóm "nhất thốn thổ"(một tấc đất) của An Nam thật là tuyệt.
Câu đáp lại của bà Đoàn Thị Điểm đã khiến cho sứ giả Tàu vừa thẹn vì nghĩa bóng của câu đối, vừa phục tài của một phụ nữ Việt Nam. Nhờ các cuộc đối đáp và thử tài văn chương nầy mà triều đình ta được các sứ giả Trung Hoa hết sức kính nể. Tài văn chương đối đáp thông minh của Hồng Hà Nữ Sĩ cũng ngày càng lừng danh khắp nước.
(**) có bản ghi là “Giấc Nam Kha kheó bất tình”
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.