Khoảng
1.200 năm trước, thành phố hai cảng Heraklion là một trong những trung
tâm thương mại quan trọng nhất vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, một tai
họa ập đến nhấn chìm toàn bộ thành phố xuống đáy biển, nơi mà nó mãi
mãi bị lãng quên.
Heraklion
là cái tên người Hy Lạp đặt cho thành phố cổ đại này. Người Ai Cập gọi
nó là Thonis nên đôi khi nó được gọi kép thành Thonis-Heraklion. Thành
phố này được cho là hình thành vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên và
đến thứ kỷ thứ 8 sau Công Nguyên nó bỗng nhiên bị mất tích, không một
ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra. Các nhà khoa học đưa ra giả
thiết rằng mực nước biển tăng đột ngột, kết hợp với các lớp địa chất
sụp đổ đã chôn vùi thành phố cổ đại này.
Tàn
tích của thành phố nằm sâu 46 m dưới đáy biển ở phía tây cảng Aboukir,
cách bờ biển Ai Cập khoảng 6,5 km, được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà
khảo cổ học, tiến sĩ Franck Goddio, vào năm 2000 khi ông đang tìm kiếm
tàu chiến của Pháp bị chìm trong cuộc chiến sông Nile từ thế kỷ 18. Khi
tiến sĩ Goddio cùng đồng đội tìm thấy tàn dư của Heraklion, họ đều rất
choáng váng trước những kiến tạo còn nguyên vẹn đang bị chôn vùi dưới
lớp cát biển.
Sau
đó, đội khảo cổ bắt đầu hợp tác với hội đồng cổ vật tối cao của Ai Cập
và Đại học Oxford để tiến hành khai quật. Tính đến thời điểm hiện tại,
rất nhiều tượng đá, đồng xu, đồ trang sức và tàn tích của các cổ vật
khác đã được tìm thấy. Tuy nhiên, phần thú vị nhất có lẽ là một dãy dài
gồm 64 tàu thuyền có từ khoảng giữa thế kỷ thứ 8 đến thứ kỷ thứ 2 trước
Công Nguyên, nằm bên dưới lớp bùn và cát của đáy biển. Rất nhiều tàu
thuyền và 700 mỏ neo được tìm thấy vẫn còn trong tình trạng khá tốt.
Theo
tiến sĩ Damian Robinson thuộc trung tâm khảo cổ Oxford, các tàu thuyền
này không đơn thuần chỉ bị bỏ rơi. Chúng có khả năng là phương tiện để
ngăn chặn sự tiếp cận của kẻ thù thông qua đường biển.
Tại
khu khảo cổ, hơn 300 cổ vật liên quan đến tôn giáo gồm các bức tượng
lớn nhỏ khác nhau, bùa chú tượng trưng cho các vị thần Ai Cập và Hy
Lạp. Các vật thể được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn và rất hữu ích cho
các nhà khảo cổ nghiên cứu về niềm tin tôn giáo vào khoảng thời gian
đó.
Thợ lặn cũng tìm một số lượng rất lớn các quách làm bằng đá vôi, được dùng để chứa xác ướp động vật dâng lên chúa thần.
Nhiều tấm bia đá có khắc chữ Hy Lạp và Ai Cập
cũng đã được tìm thấy, thông qua đó giới khảo cổ đã tìm được tên gọi
chính xác của thành phố này, Thonis-Heracleion (trước đây từng được cho
là tên của 2 thành phố tách biệt).
Hiện
các nhà khảo cổ vẫn đang trong quá trình khai quật và nghiên cứu các cổ
vật. Và câu trả lời chính xác hơn để giải thích tại sao thành phố thịnh
vượng và giàu văn hóa này lại vị vùi dập xuống đáy biển hơn một nghìn
năm trước sẽ được hé lộ…
**********
|
1. Nhà khoa học Franck Goddio và nhóm thợ lặn đang kiểm tra một bức tượng Pharaoh. Bức tượng làm bằng đá hoa cương màu đỏ có chiều cao hơn 5 mét, được tìm thấy gần ngôi đền lớn của Herakliion dưới đáy biển.
2.
Phần đầu của một bức tượng khổng lồ bằng đá hoa cương đỏ trong đền thờ
Heraklion. Đây là hình ảnh thần Hapi, vị thần lũ lụt của sông Nil, biểu
tượng của đất đai màu mỡ trù phú.
3.
Các nhà khoa học đang trục vớt bức tượng thần Hapi cao 5,4m bằng đá
grani đỏ. Đây là bức tượng lớn nhất từng được tìm thấy của vị thần này.
4. Nhiều bức tượng lớn và mảnh vỡ của một bia đá khổng lồ được trục vớt lên xà lan. Các bức tượng của Pharaoh, hoàng hậu và thần Hapi có niên đại thế kỷ 4 TCN còn bia đá vào khoảng thế kỷ 2 TCN.
5. Mẫu vật bằng vàng (11 x 5cm) được tìm thấy ở phía Nam Heraklion, trên đó là đoạn văn bản chữ Hy Lạp có nội dung như là một tầm ngân phiếu vào thời đại của vua Ptolemy III (246-222TCN) về việc xây dựng.
6. Bức tượng đồng của Osiris, một vị vua bị ám sát nhưng sau đó đã hồi sinh. Nó được trang trí với vương miện Atef cùng đôi mắt được làm nổi bật bằng vàng ròng.
7. Một nhà khảo cổ đang đo bàn chân của bức tượng đá khổng lồ được phát hiện tại khu vực Heraklion trong vịnh Aboukir.
8. Chiếc đèn dầu bằng đồng có niên đại khoảng thế kỷ 2 TCN, được phát hiện trong đền thờ Amun.
9. Franck Goddio bên tấm bia đá khắc chữ cao 1.9m được xây dựng bởi Nectanebo (378-362 TCN). Tấm bia này trông tương tự như tấm bia Naukratis nổi tiếng trong bảo tàng Ai Cập tại Cairo.
10. Tấm bia này được coi là bằng chứng rõ ràng về việc đây chính là thành phố Heraklion được nhắc đến trong huyền thoại và các thư tịch cổ.
11. Các nhà khoa học đang kiểm tra một phiến đá được khảm những miếng vàng có niên đại vào khoảng thế kỷ 6 – thế kỷ 2 TCN.
12. Một đồ dùng bằng vàng có tên gọi là Phiale được phát hiện tại di chỉ Heraklion. Phiale là những chiếc đĩa nông thường được dùng để chứa đồ uống hay lễ vật trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại.
13. Một trong những bức tượng còn nguyên vẹn nhất tại đây là bức tượng bằng đá đen của nữ hoàng Ptolemy trong trang phục giống như hình ảnh của nữ thần Isis.
14. Còn đây là một bức tượng của hoàng hậu Ptolemaic bằng đá granit đỏ. Bức tượng có kích thước 490cm và nặng chừng 4 tấn.
15. Các nhà khảo cổ đang tiến hành trục vớt bức tượng của thần Hapi cao 5.4m và cũng được làm bằng đá granit đỏ.
16. Trải qua hơn 2 ngàn năm chìm dưới đáy sâu của Địa Trung Hải, những bức tượng tuyệt vời này mặc dù đã phị hư hỏng phần nào nhưng vẫn còn cho thấy được vẻ uy nghi của chúng.
17.
Bức tượng cao 5 mét này đã bị bùn đất dưới đáy biển vùi lấp hoàn toàn,
chỉ còn trồi lên phần đầu tượng bị rêu mốc và san hô phủ kín.
18. Hình ảnh thần Hapi vẫn đứng sừng sững dưới đáy biển suốt hàng ngàn năm qua như minh chứng cho sự bất diệt của lịch sử và văn hóa.
19. Sau hàng ngàn năm ngủ yên dưới đáy biển tối tăm, phần đầu đã bị rời ra của một bức tượng Pharaoh khổng lồ lại được đón ánh nắng mặt trời.
20. Một bức tượng bằng đồng của vi Pharaoh triều đại thứ 26 được tìm thấy tại đền thờ Amon ở Heracleion. Hình ảnh nhà vua cởi trần và mặc váy là trang phục truyền thống rất đặc trưng của các Pharaoh.
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.